Trách nhiệm kỷ luật

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

5. Bố cục của đề tài

2.4.4. Trách nhiệm kỷ luật

Chế độ kỉ luật cán bộ công chức được hiểu là một chế định pháp luật, là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo trật tự, nề nếp hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức. Thuật ngữ kỉ luật còn được hiểu là sự chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của chế độ kỉ luật. Hình thức kỷ luật được áp dụng với các bộ ,công chức có trách nhiệm trong việc quản lý môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng mà có hành vi vi phạm. Theo Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, biện pháp xử lý kỷ luật công chức vi phạm quy định của Luật Cán bộ, Công chức và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:35

Khiển trách: Áp dụng với cán bộ, công chức khi có hành vi vi phạm kỉ luật lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

Cảnh cáo: Áp dụng đối với công chức đã bị khiển trách nhiều lần mà tái phạm hoặc vi hạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuy mới vi phạm lần đầu nhưng tương đối nghiêm trọng.

Hạ bậc lương: Áp dụng với công chức có hành vi vi phạm nghiêm trọng thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Giáng chức: Là việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị hạ xuống chức vụ thấp hơn.

Cách chức: Áp dụng đối với cán bộ, công chức có chức vụ mà hành vi vi phạm nghiêm trọng xét thấy không thể đảm nhiệm vụ được giao.

Buộc thôi việc: Áp dụng đối với công chức phạm tội bị tòa án phạt tù mà không hưởng án treo.

Chúng ta phải chấp hành tốt nhữnh quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung cũng như bảo vệ môi trường không khí nói riêng thì mới giữ được một môi trường sống trong lành để phát triển.

35

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Thực trạng môi trường không khí và việc áp dụng pháp luật ở Thành phố Hồ Chí Minh

Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta và của toàn xã hội. Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn đặt biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)