Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức ,cá nhân trong bảo vệ

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 58)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức ,cá nhân trong bảo vệ

nhà nước về môi trường không khí, xác định rõ chức năng, quyền hạn và quan hệ phối hợp giữa “cơ quan quản lý Nhà nước thống nhất” về môi trường và” cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành” để tạo thuận lợi cho việc quản lý mà không gây phức tạp cho cơ sở. Bên cạnh đó, cần thể hiện rõ sự phân công trách nhiệm cho từng Bộ có liên quan trong lĩnh vực môi trường không khí theo sự hướng dẫn hỗ trợ và phối hợp khi Bộ tài nguyên và Môi trường cần có sự hỗ trợ. Có như vậy thì các bộ mới thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động bảo vệ môi trường-đây chính là cơ chế hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ về vấn đề liên nghành như vấn đề môi trường và góp phần đưa công tác bảo vệ môi trường không khí được nhìn nhận nghiêm túc hơn.

Thứ hai, nên quy định rõ sự phân cấp trách nhiệm cho chính quyền các cấp trong lĩnh vục bảo vệ môi trường đây là vấn đề liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường nói chung và môi trường không khí theo định hướng từ trung ương đến địa phương hay tầm vĩ mô đến tầm vi mô. Theo đó luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành nên ban hành các quy định cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm cao nhất là Chính phủ với tầm quản lý ở mức vĩ mô qua việc ban hành các chính sách, định huớng cụ thể về các chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và mô trường không khí nói riêng. Với chức năng của mình, Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đề ra các chương trình hành động vì môi trường bên cạnh những công tác cần thiết khác và là cơ quan chủ trì cho các hoạt động tổng kết vấn đề môi trường định kì trong năm. Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh và cấp huyện cần thiết chịu trách nhiệm quản lý ở tầm khu vực, trong đó, nổi bật là Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc điều hành các vấn đề môi trường ở từng tỉnh, từng địa phương nhất định. Mặc dù hiện nay vấn đề này ít nhiều đã được thực hiện, tuy nhiên có thể nhận thấy khi có một sự cố môi trường nào xảy ra trong đó có liên quan đến môi trường không khí thì phải mất nhiều thời gian để cơ quan chuyên môn mới xử lí và khắc phục. Do đó, thực hiện phân cấp chức năng cho các cơ quan như trên cần phải tiến hành nhanh chống để tránh chồng chéo trách nhiệm và thúc đẩy việc xử lý các vấn đề môi trường nhanh chống hơn.

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường không khí bảo vệ môi trường không khí

Các tổ chức, cá nhân có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường không khí. Bảo vệ môi trường không khí không phải chỉ là trách nhiệm riêng của nhà nước,

để bảo vệ môi trường không khí được tốt hơn cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của các chủ thể đó để tạo hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường không khí bằng pháp luật, bảo vệ môi trường không khí. Như đã đề cập thì hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều thiếu sót, tản mạn và chồng chéo, phần lớn là các quy định chung cho bảo vệ môi trường; và các quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường không khí cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Vì vậy, để có thể đảm bảo cho yêu cầu bảo vệ môi trường không khí được thuận lợi và đạt hiệu quả cao thì cần phải có các quy định cụ thể về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng môi trường không khí sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định, ví dụ như: phải lập kế hoạch, phương án phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường không khí trong từng giai đoạn cũng như trong suốt quá trình hoạt động của mình; phải xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường không khí và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về Tiêu chuẩn môi trường không khí của Việt Nam; đối với các chủ dự án, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc và theo đúng các quy định về trình tự, yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình đánh giá tác động môi trường của dự án.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản đưa ra nhằm định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam. Ngoài những giải pháp trên còn có thể xem xét một số giải pháp khác như: khuyến khích việc xây dựng mô hình quản lý môi trường trong doanh nghiệp tiến tới đáp ứng tiêu chuẩn ISO 14000; nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cho người dân.

KẾT LUẬN

Qua sự phân tích, trình bày trên, có thể nhận thấy rằng bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng là yêu cầu thật sự cấp bách, không chỉ đối với Việt Nam mà nó mang tính chất toần cầu bảo vệ môi trường không khí đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng lớn, chiếm tỷ lệ trong tổng dân số ngày càng cao. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các đô thị. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4 % thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Do đó bảo vệ môi trường không khí tại thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm không khí cũng gây nên những thiệt hại về kinh tế, với những khoản chi phí về khám, chữa bệnh do ô nhiễm không khí. Theo kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng, tính đến tháng 12/2010, tổng chi phí khám, chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm… đối với dân cư ở TP Hồ Chí Minh là 729 đồng/người/ngày. Từ số liệu trên có thể quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh TP Hồ Chí Minh (tính với 5,6 triệu dân nội thành) là 70,96 triệu USD/năm36.

Nhìn chung, pháp luật về bảo vệ môi trường không khí hiện nay đã có những bước đi nhất định trong việc góp phần cải thiện và gìn giữ cuộc sống của con người. Tuy nhiên để các quy định này trở nên hoàn thiện và đóng góp tích cực hơn trong việc tạo sở pháp lý vững chắc nhằm từng bước khắc phục các vấn đề về môi trường không khí thì cáccơ quan có thẩm quyền nên nhanh chóng cải thiện nôi dung của những quy định pháp luật có liên quan.

Đề tài chỉ góp phần nhỏ để phân tích pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, thực trạng ở thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình tìm hiểu người viết cũng đưa ra một số kiến nghị để khắc phục những hạn chế, khó khăn. Mong rằng với một số ý kiến của mình sẽ giúp ích cho việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí như hiên nay. Để chúng ta có thể sống trong một môi trường trong lành để

phát triển.

36

Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, Văn phòng ủy ban thành phố Hồ Chí Minh,

http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Pages/2014-7-23/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh--Trung-tam-kinh-te-cua-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013

2. Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Luật Bảo vệ môi trường 2005.

4. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006. 5. Luật Cán bộ công chức 2008.

6. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

7. Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi pham hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

8. Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2011/NĐ-CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

9. Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành.

10.Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 16 tháng 11 năm 2009 quy định về nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp phát thải vào môi trường không khí .

11.Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Danh mục sách, báo, tạp chí và giáo trình

1. Giáo Trình Luật Môi Trường – NXB Công An Nhân - Hà Nội-2003.

2. Kim Oanh Na, Võ Hoàng Yến, Giáo Trình Luật Môi Trường – Đại Học Cần Thơ - 2007.

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Bách khoa toàn thư tự do, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_h%E1%BB%8Da_Bhopal [truy cập ngày 18/8/2014].

2. Nguyễn Lý, Báo điện tử Thanh niên online: Tầng ozone áo giáp mỏng manh của loài

người,http://www.thanhnien.com.vn/news1/pages/200934/20090820102427.aspx, [truy cập ngày 18/8/2014].

3. Đặng Thiên Yến Nhi, Ô nhiễm không khí: Sát nhân thầm lặng, Đời sống & Pháp luật online, http://www.doisongphapluat.com/can-biet/y-te-suc-khoe/o-nhiem- khong-khi-sat-nhan-tham-lang-a36855.html[ngayf truy cập 15/9/2014].

4. Sưong mù ở Luân Đôn, Thư viện điện tư khoa học Quảng Trị, Hệ thống thông tin

khoa học,

http://elib.dostquangtri.gov.vn/thuvien/Include/TVDT.asp?option=4&CSDL=6&I D=9189&IDlinhvuc=1933[truy cập ngày 16/9/2014].

5. Trang thông tin điện tử Sở tài nguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh ,báo cáo tóm tắt chất lượng môi trừong 6 tháng đầu năm 2013 ,2014 , http://hepa.gov.vn/content/tintuc_chitiet.php?catid=355&subcatid=0&newsid=58 6&langid=0,[truy cập ngày 10/8/2014].

6. Thùy Linh, Bắc Kinh báo động về ô nhiễm không khí,http://vnexpress.net/tin- tuc/khoa-hoc/bac-kinh-bao-dong-ve-o-nhiem-khong-khi-2954746.html [truy cập ngày 18/8/2014].

7. Trang Nguyên, Trang thông tin điện tử về VnExpress, Tầng ozone chỉ phục hồi sau 40 năm nữa,http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/tang-ozone-chi-phuc-hoi- sau-40-nam-nua-2243203.html[truy cập ngày 18/9/2014].

8. Trang cổng thông tin thành phố Đà Nẵng, Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới

và những tác hại,

http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dn_tpmt/ktmt?p _pers_id=&p_folder_id=14197682&p_main_news_id=29776798&p_year_sel=,[t ruy cập ngày 19/9/2014].

9. Tổng cục môi trường, Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới thách thức đối với

ASEAN và giải pháp ngăn chặn,

http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nrtg/Pages/%C3%94-

nhi%E1%BB%85m-kh%C3%B3i-m%C3%B9-xuy%C3%AAn-bi%C3%AAn- gi%E1%BB%9Bi-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%91i- v%E1%BB%9Bi-ASEAN-v%C3%A0-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p- ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n.aspx[truy cập ngày 24/8/2014].

10.Tổng cục môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam, Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về môi trường, http://vea.gov.vn/vn/vanbanphapquy/QCVN-TCVN-HDKT/Pages/C%C3%A1c- quy-chu%E1%BA%A9n-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-

qu%E1%BB%91c-gia-Vi%E1%BB%87t-Nam-v%E1%BB%81-m%C3%B4i- tr%C6%B0%E1%BB%9Dng.aspx.[ truy cập ngày9/7/2014].

11.Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, Văn phòng ủy ban thành phố Hồ Chí Minh, http://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/Pages/2014-7- 23/Thanh-pho-Ho-Chi-Minh--Trung-tam-kinh-te-cua-ca-

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo vệ môi trường không khí thực trạng tại thành phố hồ chí minh (Trang 53 - 58)