1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN tác động tích cực tới từng đối tượng học sinh trong giờ dạy hóa ở THPT

35 547 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Nội dung Trang Mục lục Phần 1: MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến 2. Những đóng góp của sáng kiến Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn Chương 2: Thực trạng vấn đề mà đề tài nghiên cứu 1. Thực trạng dạy học hóa học ở một số trường THPT 2. Thực trạng thái độ học tập của học sinh THPT Chương 3: Những giải pháp cụ thể 1. Chuẩn bị về kiến thức. 2. Chuẩn bị về kĩ năng 3. Chuẩn bị về thiết bị 4. Phân loại đối tượng Chương 4 : Kết quả kiểm chứng sáng kiến Phần 3: KẾT LUẬN 1.Những vấn đề quan trọng mà sáng kiến đã đạt được 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến: 3. Kiến nghị Phần 4. PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Mục đích của sáng kiến: Theo nghị quyết 4 của BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1 – 1993) đã khẳng định rằng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ VIII một lần nữa khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Điều đó thể hiện được tầm quan trọng của việc đào tạo thế 1 hệ trẻ cho đất nước. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Chính vì thế trong những năm gần đây đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục. Biên soạn lại sách giáo khoa cho các bậc học theo phương pháp tích cực. Hoạt động của học sinh được yêu cầu cao hơn để giúp người học tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và vận dựng linh hoạt vào thực tiễn. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực, đồng thời phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo trong quá trình dạy học. Môn Hoá học được đưa vào trường học từ chương trình lớp 8 tuy nhiên các em học sinh đã được tiếp xúc với kiến thức hoá học từ sớm hơn thông qua những môn khoa học thường thức ở các lớp dưới và đặc biệt các hiện tượng hoá học đã được các em tiếp xúc rất nhiều thông qua cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên để các em học sinh tiếp cận với khối lượng kiến thức của môn Hoá học thì không phải là đơn giản đối với một vùng mà phần đa là học sinh nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn. Qua quá trình dạy học tôi thấy người giáo viên Hoá có vai trò rất quan trọng trọng việc giúp học sinh làm chủ và lĩnh hội kiến thức, và cần có cần có trách nhiệm để mỗi học sinh đều tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng mà chương trình qui định.Người giáo viên phải phát hiện được những em học khá để đầu tư cho các em kiến thức mở rộng , nâng cao để các em có kiễn thức bước qua các kì thi tốt nghiệp và Đại học một cách chắc chắn. Đồng thời người giáo viên cũng phát hiện ra những em học sinh yếu kém để từ đó tìm ra được biện pháp giáo dục thích hợp tạo điều kiện cho các em có thể nắm được kiến thức cơ bản của chương trình môn học, tránh gây áp lực ảnh hưởng đến tâm lí các em. Giáo viên phải luôn có cái nhìn thiện cảm với tất cả các đối tượng học sinh không nên phân biệt đối xử không công bằng với các em. Chính vì vậy bản thân tôi là một giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều xong qua quá trình mà tôi được trực tiếp giảng dạy ở trên lớp ,tôi nhận thấy việc thường xuyên theo dõi ,điều tra, kiểm tra để phân loại học sinh trong lớp ra ba 2 đối tượng (Khá ,trung bình ,yếu kém) là việc làm hết sức cần thiết , tứ đó giáo viên sẽ có những yêu cầu khác nhau và vận dụng phương pháp giảng dạy khác nhau đối với từng đối tượng học sinh đã được phân loại. Đây cũng là lí do giúp tôi chọn nội dung“ Tác động tích cực tới từng đối tượng học sinh trong giờ dạy Hóa” để nghiên cứu. 2. Những đóng góp của sáng kiến Với việc sử dụng đề tài “ Tác động tích cực tới từng đối tượng học sinh trong giờ dạy Hóa” tôi muốn các em học sinh + Làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. + Phát triển ở các em lòng ham thích hứng thú say sưa hoc hoá. + Thường xuyên giáo dục các em đức tính kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận chu đáo , khiêm tốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn. + Từ không khí hứng thú học hóa sẽ lôi cuốn học sinh tham gia giải các bài tập Hóa học, có thể trong là các bài toán trong SGK, sách bài tập hay trong các đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi tuyển sinh Đại học- Cao Đẳng. Đồng thời phù hợp với chủ trương dạy học tích hợp hiện nay. Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận Quy luật của quá trình nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Song quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao hay không, có bền vững hay không còn phụ thuộc vào tính tích cực, chủ động sáng tạo của chủ thể. 3 - Đặc điểm của lứa tuổi thiếu niên là đang có xu hướng vươn lên làm người lớn, muốn tự mình tìm hiểu, khám phá trong quá trình nhận thức. Ở lứa tuổi học sinh THPT có điều kiện thuận lợi cho khả năng tự điều chỉnh hoạt động học tập và tự sẵn sàng tham gia vào các hoạt động khác nhau. Các em có nguyện vọng muốn có các hình thức học tập mang tính chất “Người lớn”. Tuy nhiên nhược điểm của các em là chưa biết cách thực hiện nguyện vọng của mình, chưa nắm được cách thức học tập mới cho bộ môn mà mình được tiếp cận từ năm học lớp 8. Vì vậy, cần có sự hướng dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật sư phạm của thầy cô. Trong lí luận về phương pháp dạy học cho thấy, sự thống nhất giữa sự hướng dẫn của thầy và hoạt động học tập của trò có thể thực hiện được bằng cách quán triệt quan điểm hoạt động. Dạy học theo phương pháp mới phải làm cho học sinh chủ động suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức hóa học. Quan điểm dạy hóa học là phải dạy suy nghĩ, dạy khả năng quan sát thí nghiệm và các hiện tượng trong tự nhiên... để từ đó phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... Tuy nhiên với mỗi đối tượng học sinh khác nhau cần có sự tiếp cận khác nhau để từ đó hình thành cho học sinh đạt được những qui luật, kĩ năng cần có của bộ môn. 2. Cơ sở thực tiễn - Hiện nay trong nhà trường phổ thông nói chung còn nhiều học sinh lười học, lười tư duy trong quá trình học tập. - Học sinh chưa hứng thú khi học tập đối với bộ môn được tiếp cận muộn và kiến thức khá trừu tượng. Do đó, chưa định hướng phương pháp học tập hợp lí để chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Trong những năm gần đây các trường đã có những chuyển đổi tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Học sinh cũng đã chủ động nghiên cứu tìm tòi khám phá kiến thức xong chỉ dừng lại ở việc nhận biết đơn giản. 4 - Vấn đề vận dụng Hóa học vào thực tiễn nhằm tăng khả năng tư duy của học sinh sau khi học xong lí thuyết là hết sức khó khăn. Chương 2: Thực trạng vấn đề mà đề tài nghiên cứu 1. Thực trạng dạy học hóa học ở một số trường THPT Môn hoá học trong trường phổ thông là một trong những môn học khó. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Một số lý do chính dẫn tới tình trạng này là: vẫn còn tới 86% giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, trong các giờ giảng vẫn chưa lấy học sinh làm trung tâm. 74% giáo viên dạy học vẫn mang tính chất thông báo kiến thức, truyền tải một chiều, 16% giáo viên tóm tắt, khái quát ý chính hay nói y như SGK. Là một môn khoa học thực nghiệm nhưng chỉ có 40% số thí nghiệm được thực hiện so với nhu cầu của các em. Trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và hoá chất còn chưa đầy đủ, chỉ đáp ứng được 34%. Do vậy, các em chưa được tự làm thí nghiệm mà chủ yếu là quan sát giáo viên thực hành, sau đó, ghi chép kết quả và giải thích. Điều này dẫn tới giờ thực hành chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh. 2. Thực trạng thái độ học tập của học sinh THPT Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại lớp 11A2,11A6, 11A7 trường THPT Yên Phong số 2 năm học 2013- 2014 thông qua bài kiểm tra 1 tiết đầu năm kết quả đạt được như sau Lớp \ Đối tưọng Giỏi, Khá TB 11A2 4% 91% 11A6 0% 65% 5 Yếu, kém 5% 35% 11A7 0% 62% 38% Tiếp tục tôi triển khai phiếu điều tra việc học bộ môn Hóa học của học sinh ở 3 lớp trên. Kết quả điều tra như sau: Ở nhà: 61% học lướt qua, tóm tắt ý chính, 23,3% học chi tiết, tỉ mỉ và hiểu bài sâu sắc vấn đề, 15,7% đọc sách giáo khoa và trả lời hỏi của giáo viên trước khi đến lớp. Ngoài ra chỉ có 21% học sinh làm bài tập về nhà ngay sau khi học xong hay làm trước hôm học vài ngày, số còn lại không chú ý nhiều tới bài tập về nhà. Điều này thể hiện là các em chưa thực sự hứng thú khi học hoá học. Trên lớp: Phương pháp học ở nhà hợp lý, khoa học là rất quan trọng. Song, phương pháp học trên lớp cũng đóng góp một phần rất lớn vào việc tiếp thu kiến thức của học sinh. 64% học sinh khi lên lớp có cách học thụ động giáo viên nói gì thì biết đấy và ghi chép bài đầy đủ. Có tới 62% học sinh không đóng góp ý kiến xây dựng bài trong giờ học. Điều này dẫn đến kết quả là: hiểu bài lơ mơ, cái gì cũng không chắc chắn, hay khi đọc lại rất khó hiểu và khó nhớ. Qua khảo sát tôi nhận thấy rằng việc truyền hứng thú cho học sinh để học sinh phát huy tính tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức rất quan trọng. Tuy nhiên, với mỗi đối tượng khác nhau cần có một phương pháp tác động khác nhau. Chương 3: Những giải pháp cụ thể Bản thân tôi là một giáo viên mới ra trường chưa được bao lâu, xong qua thời gian giảng dạy nhiều đối tượng học sinh tôi nhận thấy để thuận lợi cho việc giảng dạy mỗi người giáo viên cần phải phân loại chính xác các đối tượng học sinh, sau đó điều không thể thiếu được của một người giáo viên đó là khâu chuẩn bị bài cho các đối tượng học sinh do mình đã phân loại trước khi lên lớp. Với tôi , tôi cho khâu chuẩn bị là khâu quan trọng nhất vì trong mỗi một lớp với số lượng học sinh 6 tương đối đông , nhận thức của các em lại không đồng đều do đó muốn dạy tốt thì phải chuẩn bị nội dung bài giảng thật kĩ lưỡng , quan tâm đến nhận thức của từng đối tượng học sinh , bình tĩnh tìm hướng giải quyết những bế tắc về phương pháp học cho các em để các em có thể tìm được phương pháp học có hiệu quả .Giáo viên cần phải tạo ra được không khí học tập vui vẻ , gây hứng thú học tập cho các em, dù là đói tượng học sinh nào thì cũng cần phải đảm bảo cho các em tiếp thu bài học có hiệu quả. Trước khi lên lớp trực tiếp giảng dạy tôi thường chuẩn bị những vấn đề sau: 1. Chuẩn bị về kiến thức. Nội dung kiến thức phải đáp ứng được chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, giáo viên phải biết cách thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ của học sinh ,không rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn và dựa vào đó tôi chẻ nhỏ chế biến phù hợp với học sinh của từng lớp . Nội dung câu hỏi dùng để phát vấn học sinh phải được chuẩn bị kĩ cho từng đối tượng học sinh không nên chọn nôi dung câu hỏi khó hiểu cho học sinh đặc biệt chú ý câu hỏi phát vấn học sinh yếu kém phải chọn câu hỏi đơn giản và dễ hiểu để các em có thể trả lời được, tạo cho các em tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng hơn. 2. Chuẩn bị về kĩ năng Trong nội dung mỗi bài giảng cần phải xác định rõ yêu cầu về kĩ năng cần đạt được là gì để từ đó chuẩn bị cho thích hợp.Đối với học sinh khá giỏi rèn cho các em tính làm việc độc lập , rèn kĩ năng so sánh giữa các nội dung kiến thức , kĩ năng giải các bài tập nâng cao, kĩ năng thực hành thí nghiệm... còn với học sinh yếu kém muốn rèn kĩ năng giải bài tập cần lựa chọn những bài đơn giản và quen thuộc để các em có thể làm được, đồng thời rèn cho các em biết cách hoạt động nhóm có hiệu quả, biết làm những thí nghiệm đơn giản dễ thành công.... 3. Chuẩn bị về thiết bị Với đặc thù của bộ môn là môn khoa học thực nghiệm do đó một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là chuẩn bị thiết bị thí nghiệm .Thí nghiệm có đảm 7 bảo thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố .Chính vì vậy mà đòi hỏi người giáo viên cũng cần phải chuẩn bị thí nghiệm liên quan đến bài giảng thất chu đáo , đảm bảo tính chính xác và khoa học tránh tình trạng sai sót dẫn đến những hiểu lầm cho học sinh . giáo viên phải lường sẵn những tình huống có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm để từ đó có biện pháp giải quyết thích hợp . Cũng cần phải chuẩn bị sẵn thí nghiệm nào do học sinh làm , thí nghiệm nào để giáo viên làm để việc tiếp thu bài của học sinh có hiệu quả. Từ những sự chuẩn bị kĩ ở trên khi bắt đầu bước vào lớp tôi đã nhận thấy các em học sinh lớp tôi trực tiếp giảng dạy rất hứng thú say sưa học tập, không còn cảm giác thấy sợ môn hoá học nữa .Đến nay tôi nhận thấy các em đã có sự khác biệt rõ hơn so với ban đầu. 4. Phân loại đối tượng Đầu năm khi nhận giảng dạy tôi đều khảo sát chất lượng thực sự của học sinh thông qua kết quả năm học trước và bài kiểm tra đầu năm. Từ đó phân loại đối tượng có biện pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. * BiÖn ph¸p thùc hiÖn 4.1 Đối với học sinh kém không nắm được kĩ năng cơ bản . Từng bước ta làm như sau: Trước hết tìm ra nguyên nhân học hoá kém ở các em và phân biệt: +Những em học kém hoá vì có ít năng lực +Vì gia đình khó khăn không có điều kiện đi học +Vì có vướng mắc bởi tư tưởng +Hoặc quá ham thích một hoạt động khác không học bài ở nhà và đến lớp cũng không chú ý đến môn Hoá. Thông qua tìm hiểu nguyên nhân tôi đã đưa ra những biện pháp giáo dục các em cụ thể như sau: Tìm ra mọi cách để xây dựng cho các em lòng tự tin ở khả năng của mình từ đó cố gắng học tập tiến tới hứng thú học tập. 8 +Kiểm tra bằng nhiều hình thức hình thức với những nội dung đơn giản và dễ trả lời để kịp thời biểu dương sự tiến bộ nhỏ của các em để có những biểu dương khích kệ kịp thời , từ đó tạo ra một tâm lí thoải mái cho các em học tiếp thu kiến thức mới. + Làm nhiều bài tập dạng áp dụng để luyện tập kĩ năng giải bài tập cho các em. +Trong giờ giảng chọn thí nghiệm minh hoạ đơn giản để hướng dẫn các em học sinh yếu kém tiến hành thí nghiệm , qua thí nghiệm có thể giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Biện pháp cơ bản là giúp các em suy nghĩ , phương pháp học tập, tạo cho các em tốc độ học chậm học kĩ. +Thường xuyên ôn tập để củng cố kiến thức đã học và cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức mới. + Nội dung câu hỏi dành cho các em học sinh yếu kém thật sự đơn giản không quá sức đối với các em, nội dung bài tập của các em cũng không quá khó. +Hạn chế cho học sinh yếu , kém làm thêm các bài tập ngoài cùng cả lớp vì như vậy các em làm việc quá nhiều. +Đồng thời cũng cần phải quan tâm đến thái độ của các em khi tiếp cận với các nội dung câu hỏi và bài tập. 4.2 .Cùng với việc quan tâm giúp đỡ học sinh yếu kém cần phát hiện những em có năng lực về môn hoá là vô cùng quan trọng. +Phát triển ở các em lòng ham thích hứng thú say sưa hoc hoá. +Thường xuyên giáo dục các em đức tính kiên trì , tỉ mỉ , cẩn thận chu đáo , khiêm tốn và sẵn sàng giúp đỡ bạn. +Các em này đặc biệt thích giải những bài hoá khó , các bài hoá đòi hỏi có sáng tạo , nhưng lại hay coi nhẹ việc học lí thuyết , coi nhẹ những bài hoá 9 cơ bản,thông thường trong sách giáo khoa . Chính vì vậy một số em không nắm chắc kiến thức cơ bản hoặc không có kĩ năng thành thạo về tính toán. + Điều đó trong giáo dục tôi luôn suy nghĩ tìm tòi để học sinh khai thác được những khía cạnh khác nhau của bài toán đơn giản . Học thật chắc kiến thức sách giáo khoa , làm đầy đủ những bài tập sách giáo khoa trước khi làm bài tập hoá khó. + Khuyến khích các em thực hành hoá học để có thể nẵm vững kiến thức hơn. +Tôi thường sưu tầm các dạng bài tập, phân loại từ dễ đến khó sau đó yêu cầu các em về nhà làm , phần nào quá khó thì đánh dấu lại để hỏi bạn hoặc đưa đến trường gặp trực tiếp tôi để trao đổi.Tôi đặc biệt chú ý đến những bài tập có liện quan đến những nội dung các đề thi không quá khó mà vừa sức các em. 4. 3 Khi dạy tôi thường chú ý các điểm sau: + Phát huy cao độ tính tư duy tích cực , độc lập của học sinh. + Đây là vấn đề quan trọng một mặt vì nó thực hiện mục tiêu của nhà trường là đào tạo người lao động sáng tạo làm chủ đất nước . Mặt khác vì thời đại hiện nay đòi hỏi con người phải luôn học , tự bồi dưỡng kiến thức của mình để khỏi lạc hậu với cuộc sống .Vì vậy phải: “Dạy thế nào cho người học trò có khả năng độc lập suy nghĩ giúp cho trí thông minh của họ phát triển chứ không phải giúp cho họ có trí nhớ . Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là giúp họ phát triển trí thông minh sáng tạo” Lời trích Phạm Văn Đồng - XBGD Hà Nội. +Dạy và học là hai mặt của một quá trình thống nhất , mà cái quan trọng là cái đích của học sinh .Việc dạy của thầy nhằm hướng dẫn , điều khiển thúc đẩy việc học của trò đạt kết quả tốt .Và đó là :Tiêu chuẩn đánh giá phương pháp dạy của thầy. Tôi nghĩ rằng quá trình dạy rất phong phú , rất phức tạp đòi hỏi người thầy phải vận dụng linh hoạt rất nhiều phương pháp dạy khác nhau sao cho phù hợp với 10 đối tượng học sinh mà mình trực tiếp giảng dạy, không nhất thiết phải gò bó vào một sự phân loại nào, một phương pháp cụ thể nào . Trong các giờ lên lớp tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp : + Phương pháp đàm thoại + Phương pháp tập dượt nghiên cứu + Phương pháp làm việc với sách + Kiểm tra kết quả học tập của học sinh + Phương pháp dạy học chương trình hoá +Phương pháp thí nghiệm trực quan nghiên cứu hoặc chứng minh. +Phương pháp dạy học nêu vấn đề. và một số phương pháp dạy học khác.Ngoài ra sự khôi hài trong cách sử dụng các phương pháp dạy học đôi khi cũng cần thiết và hiệu quả. Qua quá trình dạy tôi thấy rằng môn hoá có khả năng to lớn nhằm phát triển trí tuệ của các học sinh qua việc rèn luyện các thao tác tư duy , các phẩm chất trí tuệ +Tôi luôn rèn cho học sinh tư duy độc lập sáng tạo , thường xuyên hướng dẫn học sinh tập dượt nghiên cứu. Trong khi tập luyện học sinh áp dụng thành thạo một qui tắc nào đó tôi luôn chú ý lựa chọn một số thí dụ , bài tập có cách giải riêng đơn giản hơn là áp dụng qui tắc tổng quát đã học. 4. 5 Ví dụ: Ví dụ 1: Khi dạy bài : Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li Giáo viên cần chuẩn bị như sau: a- Nội dung kiến thức -Ôn lại kiến thức về sự điện li bằng cáhc cho học sinh viết một số phương trình điện li của một số chất có liên quan đến bài học. -Bản chất của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li thông qua các phương trình cụ thể. 11 -Từ đó học sinh có thể hiểu điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. b-Rèn kĩ năng - Tiếp tục rèn kĩ năng viết phương trình điện li. - Rèn kĩ năng viết phương trình ion thu gon của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. - Vận dụng kiến thức về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để giải bài tập về dung dịch điện li. - Kĩ năng sử dụng bảng tính tan. c-Thiết bị thí nghiệm chuẩn bị dụng cụ và hoá chất đầy đủ cho 4 nhóm học sinh : giá thí nghiệm Khi đã chuẩn bị đày đủ giáo viên mới thiết kế thành một bài dạy hoàn chỉnh để đảm bảo cho tiết lên lớp được logic thu hút được sự chú ý của các đối tượng học sinh. Cụ thể tôi tiến hành hướng dẫn học sinh học bài đó như sau *Tiến hành hướng dẫn học sinh Hoạt động 1: giáo viên tiến hành ôn tập củng cố kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học Viết phương trình điện li của các chất sau đây a-- Na 2SO4, HCl, NaOH, Na2CO3, b- CH3COONa, FeCl3, BaCl2, Ba(OH)2, H2SO4, H2O, H2S., CH3COOH Yêu cầu tất cả học sinh đều làm vào giấy nháp sau đó yêu cầu 2học sinh theo như đã chọn sẵn lên trình bày trên bảng Học sinh yếu Viết phương trình điện li Học sinh khá Viết phương trình điện li Na2SO4--> 2Na+ +SO42- CH3COONa--> CH3COO- + Na+ HCl--> H+ +Cl- FeCl3--> Fe3+ + 3Cl- NaOH --> Na+ +OH- BaCl2 --> Ba2+ + 2Cl12 Na2CO3 --> 2Na+ + CO32- Ba(OH)2--> Ba2+ + 2OHH2SO4 --> 2H+ + SO42H2O H+ +OH- H2S 2 H+ + S2- CH3COOH CH3COO- + H+ GV: thu giấy nháp của một số em học sinh theo như sự lựa chon trước của giáo viên để chấm, yêu cầu học sinh nhận xét phần trình bày trên bảng Hoạt động 2: dẫn dắt vào bài -khi trôn các dung dịch : Na2SO4 với dung dịch BaCl2 -trộn dung dịch HCl với CH3COONa -trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch HCl sẽ có nhựng hiện tượng gì xảy ra? bản chất của những hiện tượng đó là gì? hãy cùng nghiện cứu nội dung bài “Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li” gv: hướng dẫn học sinh nghiên cứu nội dung I-Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. Hoạt động 3:Phản ứng tạo thành chất kết tủa Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh GV: hướng dẫn các nhóm học sinh làm hs: làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn thí nghiệm1: trộn dung dịch Na2SO4 với của giáo viên dung dịch BaCl2 -nhỏ từ từ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch BaCl2 gv: -hướng dẫn học sinh nhận xét hiện hs: có kết tủa trắng xuất hiện. tượng(cho đối tượng học sinh yếu nhận xét) -yêu cầu học sinh khá giải thích bản hs: giải thích chất của phản ứng và viết phương trình Na2SO4 + BaCl2 --> 2NaCl +BaSO4(1) 13 2Na+ + SO42- + Ba2+ phản ứng +2Cl- -->2Na+ +2Cl- + BaSO4(2) Ba2+ +SO42- --> BaSO4(3) GV: Bổsung (1) là phương trình phân tử (2) là phương trình ion (3) là phương trình ion thu gọn Gv: từ (3) muốn thu được kết tủa BaSO4 Hs: thảo luận và suy luận chúng ta có thể trộn những dung dịch để tạo ra kết tủa BaSO4 có thể trộn các nào với nhau?cho các ví dụ ?(gv: hướng dung dịch chứa ion Ba2+ với dung dịch chứa ion SO42-. dẫn học sinh sử dụng bảng tính tan) GV: yêu cầu học sinh trunh bình và yếu Ví Dụ: tìm ví dụ trước, hs khá bổ sung thêm a-BaCl2 + H2SO4--> BaSO4 + 2HCl b-Ba(NO3)2 +K2SO4 --> BaSO4 + 2KNO3 c-BaBr2 + MgSO4 --> BaSO4 + MgBr2 Gv: hướng dẫn học sinh kết luận về hs: kết luậnbản chất của (3) là sự trao bản chất của phản ứng(3) đổi các ion để tạo ra kết tủa nhằm là giảm số ion trong dung dịch Gv: ngoài ví dụ tạo ra BaSO4 dựa vào Hs: sử dụng bảng tính tan đế lấy ví dụ bảng tính tan hãy cho biết một số phản Ag+ + Cl- --> AgCl(d) ứng trao đổi ion tạo ra chất kết tủa?(có Ba2+ + CO32_ --> BaCO3(e) thể cho cả 3 đối tượng học sinh trả lời) Mg2+ +2OH- --> Mg(OH)2(g) gv: yêu cầu học sinh về nhà viết phương trình ion và phương trình ion thu gọn của phản ứng a, b,c viết phương trình phân tử của (d),( e),(g) 14 gv: hướng dẫn học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng tạo thành chất điện li yếu Hoạt động của thầy a-Phản ứng tạo thành nước Hoạt động của học sinh a- Phản ứng tạo thành nước gv: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm hs; tiến hành thí nghiệm theo ví dụ sau; -Nhỏ từ từ dung dịch phenolphtalein vào -cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch dung dịch NaOH O,1MNaOH có chứa vài giọt dụng dịch phenolphtalein Gv: yêu cầu học sinh quan sát hiện -> dung dịch có màu hồng tượng , giải thích và viết phương trình -Rót từ từ dung dịch HCl 0,1M vào dung phản ứng dịch trên cho đến khi dung dịch bị mất màu phương trình: HCl + NaOH --> NaCl + H2O (1) Na + +OH- +H+ + Cl- --> Na+ + Cl- + H2O (2) H+ + OH- --> H2O (3) HS: giải thích Gv: gợi ý học sinh giải thích dựa vào -các phương trình ion ion OH- làm đổi màu phenolphtalein thành màu hông. -khi cho dung dịch HCl vào , các ion H + trong dung dịch HCl sẽ phản ứng với các ion OH- trong dung dịch NaOH tạo thành H2O 15 -Phương trình ion: H+ +OH- --> H2O Khi màu của dung dịch trong suốt có nghĩa là lượng ion OH- đã phản ứng hết với ion H+ gv: bổ sung Phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ rất dễ xảy ra vì tạo thành chất điện li yếu là H2O. GV: yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng của KOH+ H2SO4--> Mg(OH)2 + HNO3--> GV: yêu cầu một hs yếu và một hs khá lên viết sau đó yêu cầu nhận xét và kết luận về bản chất của phản ứng. b-Phản ứng tạo thành axit yếu b-Phản ứng tạo thành axit yếu gv: hướng dẫn học làm thí nghiệm theo hs: làm thí nghiệm sgk và viết phương trình phản ứng, giải Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm thích. đựng dung dịch CH3COONa -> phản ứng tạo thành CH3COOH Phương trình cụ thể như sau: HCl + CH3COONa --> CH3COOH + NaCl(1) H+ + CH3COO- --> CH3COOH(2) *Nhận xét: trong dung dịch các ion CH3COO- và ion H+ đã kết hợp với nhau tạo thành chất điện li yếu 16 CH3COOH làm giảm nồng độ các ion trong dung dịch gv: dẫn học sinh chuyển sang nghiên cứu nội dung tiếp theo Hoạt động 5: Phản ứng tạo thành chất khí Gv: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch HCl và dung dich Na2CO3? HS:phản ứng xảy ra và có bọt khí thoát ra ngoài Gv : yêu cầu hs (yếu) lên viết phương trình phân tử hs: Na2CO3 + 2HCl --> 2NaCl + CO2 + H2O Gv : yêu cầu hs (tb) lên viết phương trình ion và ion thu gọn của phản ứng 2 Na+ + CO32- + 2H+ +2Cl- --> 2Na+ + 2Cl- + CO2 + H2O CO32- + 2H+ --> CO2 +H2O GV: qua phản ứng trên em có nhận xét gì về bản chất của phản ứng? Hs: bản chất của phản ứng là sự két hợp của cation H + và anion CO32_ tạo thành sản phẩm là khí CO2 và H2O Gv: theo em ngoài ví dụ trên còn có trường hợp nào phản ứng tạo chất khí? hs: lấy ví dụ CaCO3 + 2HNO3 --> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O (1) K2CO3 + H2SO4 --> K2SO4 + CO2 + H2O (2) Gv: ngoài ra còn có phản ứng NH4Cl + NaOH --> NH3 + NaCl + H2 O (3) Gv: yêu cầu học sinh về nhà viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng (1), (2), (3) : dẫn dắt học sinh đến phần kết luận nội dung bài học Gv: Nêu thí nghiệm yeu cầu học sinh tiến hành Cho từ từ dung dịch KCl vào dung dịch HCl yêu cầu học sinh dự đoán hiện tượng viết phơng trình phản ứng (nếu có) và kết luận 17 Hs: tiến hành thí nghiêm sau đó nhận xét -không có hiện tượng gì--> chứng tỏ phản ứng không xảy ra. Gv: vậy những trường hợp nào có phản ứng xảy ra/ HS (yếu) phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điên li xảy ra khi có các ion trong dung dịch kết hợp với nhau và tách ra dưới dạng chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu. Hoạt động 6: củng cố và dặn dò. : hãy cho biết cặp chất nào sau đây có phản ứng xảy ra FeCl3, HCl, NaOH, BaCl2, Na2CO3. HS: thảo luận và kết luận FeCl3 phản ứng với NaOH, Na2CO3. HCl phản ứng được với NaOH, Na2CO3 BaCl2 phản ứng được với Na2CO3. GV: yêu cầu học sinh về nhà viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gọn của các phản ứng trên và làm toàn bộ các bài tập trong sách giáo khoa. Ví dụ 2: Khi dạy bài về chất cụ thể thì công việc chuẩn bị có phần đơn giản hơn. Tuy nhiên việc chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức cần truyền đạt cho các đối tượng học sinh đều hiểu bài đòi hỏi người giáo viên cũng phải biết phối hợp hài hoà giữa các hoạt động với nội dung lượng kiến thức. ví dụ cụ thể khi dạy bài :Nitơ tôi chuẩn bị nội dung của bài giảng như sau A- Chuẩn bị 1-Kiến thức -các kiến thức có liên quan đến bài học tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà như kiến thức về viết cấu hình e và xác địng vị trí trong bảng tuần hoàn, phản ứng oxihoá khử, kiến thức về tính chất của phi kim(lí học và hoá học) và kiến thức về phản ứng thuận nghịch . -yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài nitơ trong sách giáo khoa. 18 2- Kỹ năng rèn luyện kĩ năng viết phương trình và cân bằng phương trình phản ứng oxihoa khử bằng phương pháp thăng bằng e 3-Đồ dùng -chuẩn bị bảng tuần hoàn -nội dung bài thơ hoá học về nitơ. -hệ thống các bài tập . Khi đã chuẩn bị đầy đủ theo yêu cầu của mình đặt ra mới tiến hành thiết kế một bài lên lớp hoàn chỉnh, dựa vào cách thiết kế của mình để áp dụng giảng dạy phù hợp với từng lớp và từng đối tượng học sinh. cụ thể: B-Tiến trình bài giảng Gv: trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên tiếp xúc với nguyên tố Nitơ có trong thành phần của không khí và các chất. Vậy các em cvó những hiểu biết gì về nguyên tố Nitơ? Tôi sẽ giới thiệu cho các em một đoạn thơ nói về Nitơ để chúng ta cùng tìm hiểu nội dung cụ thể của bài học hôm nay Em là cô gái Nitơ Tên thất AZOT anh ngờ làm chi Không màu cũng chẳng vị gì Sự sống ,cháy chẳng duy trì trong em Cho dù không giống OXIGEN Thế nhưng em vẫn dịu hiền như ai Nhà em ở chu kì 2 Có 5 e lec ngoài cùng bao che Mùa đông cho tới mùa hè Nhớ ô thứ 7 nhớ về thăm em ..... gv: cụ thể Nitơ có những điểm gì về trạng thái vật lí , màu sắc, và tính chất hoá học gì ? hãy cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay 19 Hoạt động của thầy Hoạt động 1: Hoạt động của học sinh: GV: Khái quát về phân nhóm chính nhóm I. VỊ TRÍ VÀ CẤU HÌNH VA. Cho HS quan sát bảng tuần hoàn. ELECTRON NGUYÊN TỬ: GV: Nitơ chiếm vị trí thử mấy trong bảng HS: Nitơ ở ô thử 7, nhóm VA, chu tuần hoàn? kì 2 trong bảng tuần hoàn. GV: HS hãy viết cấu hình electron của HS: 1s22s22p3 nitơ ? Nhận xét về lớp electron ngoài Nitơ có 5 electron lớp ngoài cùng. cùng của nitơ? GV: Từ đặc điểm trên HS hãy cho biết HS: CTPT: công thức phân tử và công thức cấu tạo CTCT: N2 N≡N của phân tử nitơ ? Là liên kết công hóa trị không có Hoạt động 2: cực. GV: HS dựa vào SGK và những kiến thức cũ ở lớp 8, 9 , dùa hãy cho biết: II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Trạng thái tồn tại của nitơ trong tự HS: SGK. nhiên? - Màu sắc? mùi vị? - Tỉ khối so với không khí? - Nhiệt độ hóa lỏng, nhiệt độ hóa rắn.? - Khả năng duy trì sự cháy, sự sống.? Hoạt đông 3: GV: Nitơ là phi kim hoạt động (độ âm III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC: điện 3,04), nhưng ở nhiệt độ thường khá HS: Liên kết N ≡ N là liên kết bền trơ về mặt hóa học. Dựa vào cấu tạo của vững, cần năng lượng lớn mới có nitơ hãy giãi thích vì sao? thể phá vở liên kết đó. Nên ở nhiệt GV: Bổ sung ở nhiệt độ cao nitơ hoạt độ thường nitơ trơ về mặt hóa học. động mạnh hơn. 20 Hoạt động 4: GV: Thông báo tính oxi hóa của nitơ 1.Tính oxi hóa: được thể hiện khi phản ứng với chất có độ âm điện nhỏ hơn nitơ và có tính chất hoạt động mạnh, thường là kim loại hoạt động mạnh như Ca, Mg, Al và khí H2. GV: HS hãy viết phương trình phản ứng a. Phản ứng với kim loại: của một kim loại mạnh bất kì với nitơ? HS: Al0 + N2 0 t0 +3 -3 AlN GV: HS hãy xác định số oxi hóa của phản HS: Nitơ nhân electron nên nitơ là ứng trên? Nhận xét? chất oxi hóa. GV: Tính oxi hóa còn thể hiện khi phản b.Phản ứng với hiđro: Xt, t0 ứng với hiđro và đây là phản ứng thuận HS: N20 + H20 nghịch. HS hãy viết phương trình phản HS: Nitơ nhân electron nên nitơ có ứng đó? Xác định số oxi hóa của nitơ tính oxi hóa. -3 +1 NH3 trong phản ứng? Hoạt động 5: 2. Tính khử: GV: Thông báo tính khử của nitơ được thể hiện khi phản ứng với chất có độ âm điện lớn hơn như oxi. GV: Thông báo phản ứng của N2 và O2 là phản ứng khó khăn cần nhiệt độ cao khoảng 30000C hoặc tia lưa điện và là 30000C HS: N20 + phản ứng thuận nghịch tạo NO. O20 +2 -2 2NO GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa N2 và O2 ? HS: Nitơ nhường nhường electron GV: HS hãy xác định số oxi hóa của nitơ nên nitơ có tính khử. trong phản ứng trên và rút ra nhận xét gì? GV: Thông báo NO là chất khí không 21 màu, kém bền dễ bị oxi hóa thành NO2 có màu nâu đỏ. HS: 2NO + O2 2NO2 GV: HS hãy viết phương trình phản ứng oxi hóa NO? HS: Kết luận N2 vừa là chất oxi hóa, GV: Từ tính oxi hóa và tính khử của nitơ. vừa là chất khử. HS rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của nitơ. Hoạt động 6: IV. Ứng dụng: GV: Bằng những kiến thức đã học và dựa HS: SGK vào SGK, HS hãy cho biết những ứng dụng của nitơ.? Hoạt động 7: V. Trạng thái tự nhiên: GV: Trong tự nhiên Nitơ được tồn tại ở HS: SGK dạng nào? Hoạt động 8: VI. Điều chế: GV: HS hãy cho biết hiện nay nitơ được HS: Trong công nghiệp và trong điều chế ở đâu? phòng thí nghiệm. a. Trong công nghiệp: GV: Dựa vào nhiệt độ hóa lỏng, HS hãy HS: Hóa lỏng không khí. cho biết trong công nghiệp người ta điều chế nitơ bằng cách nào? HS: không khí (đã loai CO2 và GV: Hóa lỏng không khí như thế nào? nước) hóa lỏng đến – 1830C > t0 >1960C tức O2 thành lỏng, N2 chư hóa lỏng, loại bỏ oxi lỏng thu được N2. b. Trong công nghiệp: GV: Trong phòng thí nghiệm người ta HS: Nhiệt phân tNH4NO2. dùng chất nào để điều chế khí nitơ? HS: NH4NO2 GV: HS hãy viết phương trình điều chế 2H2O 0 22 N2 + nitơ từ NH4NO2? GV: Bổ xung muối NH4NO2 có thể thay thế bằng hỗn hợp NH4Cl và NaNO2. t0 GV: HS hãy viết phương trình điều chế NH4Cl + NaNO2 N2 từ hỗn hợp trên? Củng cố và bài tập về nhà: NaCl + N2 + 2H2O - GV: cũng cố tính chất hóa học của nitơ là tính oxi hóa và tính khử - GV: Yêu cầu HS nắm công thức cấu tạo, tính chất hóa học và phương pháp điều chế. Bài tập về nhà : 4,5/31 SGK Ví dụ 3: Khi dạy bài luyện tập Gv: chuẩn bị hệ thống các bài tập để củng cố kiến thức về tính chất hoá học , phương pháp điều chế , mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất đặc trựng của các hợp chất trên, học sinh có thể so sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa tính chất của phenol và an col ( nội dung bài tập phải hợp lí và phụ hợp với cả 3 đối tượng học sinh) -Hệ thống bài tập đưa ra phải đảm bảo rèn kĩ năng so sánh, kĩ năng tìm mối liên quan giữa kiến thức cơ bản để lập bảng tổng kết, từ đó học sinh có thể nhớ được hệ thống kiến thức đã học. Đồng thời cũng rèn được kĩ năng vận dụng kiếnthức của học sinh. cụ thể khi dạy bài Ví dụ khi dạy bài: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol và phenol gv: chuẩn bị các bài tập sau đây -Gv: yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn bảng tổng kết sau đây ở nhà Nội dung công thức chung Dẫn xuất halogen Ancol và đặc điểm cấu tạo 23 Phenol Bậc của nhóm chức Tính chất vật lí Tính chất hoá học Phương pháp điều chế ứng dụng gv: chuẩn bị bài vào phiếu học tập yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước Bài tập 1: số đồng phân có thể có của ancol có công thức phân tử C4H100 là A. 2. B. 3. C.4. D.5. Bài tập 2: khi cho CH3CH2OH tác dụng với CuO đun nóng sẽ thu được sản phẩm nào sau đây: A. CH3OCH3. B. CH3CHO. C. CH2=CH2. D. CH3-CO-CH3. Bài 3:ancol và phenol đều phản ứng với A. Na. B. dung dịch Br2. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch HCl. Bài 4: Để phân biệt ancol etylic và phenol thuốc thử cần dùng là A. Quỳ tím. B. Nước brom. C. KMnO4 D. Na. Bài 5;Benzen không phản ứng với dung dịch Brom nhưng phenol phản ứng với nước Brom vì; A. Phenol có tính axit. B. Tính axit của phenol yếuc hơn cả axit cacbonic. C. Phenol là một dung môihữu cơ phân cực hơn benzen. D.Do ảnh hưởng của nhóm OH tới vòng bezen làm cho vị trí ortho và para trong phenol giầu điện tích âm. 24 Bài 6: a-viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol có công thức phân tử là C4H10O. Xác định bậc của các an col trên. b-viết công thức cấu tạo và gọi tên dẫn xuất halogen sau C4H9Cl. Bài 7:Khi cho ancol etylic và phenol lần lượt vào các chất sau: Na, NaOH, nước Brom. Trường hợp nào có phản ứng xảy ra? viết các phương trình phản ứng nếu có. Bài 8: Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau(ghi rõ điều kiện nếu có) a- CH4--> C2H2--> C2H4 -->CH3CH2OH --> CH3CHO -->CH3CH2OH --> CH3COOH b-benzen--> brombenzen --> phenol --> natriphenolat. Bài 9:Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với Na (dư) thu được 3,36 khí H2 (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với nước Brom vừa đủ thu được 19,86 g kết tủa trắng 2,4,6 -tribromphenol. Xác định thành phần phần trăm của từng chất trong hỗn hợp. Bài 10: cho 16,6 g hỗn hợp 2 ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na thu được 3,36 lit khí H2 (đktc) . xác địng công thức của 2 ancol và tỉ lệ số mol của chúng trong hỗn hợp. Bài 11:Cho 21,6 g hỗn hợp gồm etylenglicol và glixerol tác dụng với Na dư thu được 37 g sản phẩm. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của etylenglicol trong hỗn hợp. Sau khi đã cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà thì đến giờ luyện tập giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. Kiểm tra bài cũ: Đàm thoại với học sinh những kiến thức cơ bản của chương, sau đó treo bảng phụ (như đã yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà)lên để tổng kết lại. Hoạt động 1; từ bài 1-->5 yêu cầu học sinh yếu kếm và trung bình trả lời. bài 1: C. Bài 2:B. Bài 3:. C. Bài 4:. B. 25 Bài 5;:D. Hoạt động 2 yêu cầu học sinh trung bình lên chữa bài tập 6 a- CH3CH2CH2CH2OH. CH3CH(CH3)CH2OH, CH3CHOHCH2CH3, CH3C(CH3)2OH. butan-1-ol. 2-metylbutan-1-ol Butan-2-ol. 2-metylbutan- 2-ol ancol bậc 1 ancol bậc 1. b- CH3CH2CH2CH2Cl. Butylclorua ancol bậc 2. CH3CH(CH3)CH2Cl, isobutyclorua. CH3CHClCH2CH3, sec-butyclorua. ancol bậc2. CH3C(CH3)2Cl tert-butylclorua. Hoạt động3: yêu cầu học sinh khá lên chữa bài 8-a và bài 9 bài 8-a sơ đồ chuyển hoá 2CH4 --> C2H2 + 3H2 C2H2 + H2 --> C2H4 C2H4 +H2O --> CH3CH2OH CH3CH2OH +CuO --> CH3CHO + Cu +H2O CH3CHO + H2 --> CH3CH2OH CH3CH2OH +O2--> CH3 COOH + H2O Bài 9: gọi x,y lần lượt là số mol của phenol và ancoletylic theo bài ra ta có phương trình phản ứng 2 C6H5OH +2Na-->2 C6H5ONa +H2 2C2H5OH +2Na --> 2C2H5ONa +H2 nH2 =3,36/22,4=0,15 mol ->x+y =2x0,15=0,3 mặt khác ta có C6H5OH +3Br2 --> C6H2Br3OH + 3HBr 26 theo đề bài n C6H2Br3OH= 19,86/331=0,06 mol-->x= 0,06-->y=0,24 ==>m C6H5OH=0,06. 94=5,64g =>% C6H5OH=33,8% % C2H5OH=100%-33,8%=66,2% Bài 7, 10, 11 gv hướng dẫn cách làm yêu cầu học sinh về nhà tự hoàn chỉnh. riêng bài toán hỗn hợp giáo viên hướng dẫn học sinh giải theo phương pháp lập công thức trung bình sau đó tiến hành giải , đàm thoại với học sinh khá để các em có thể tìm thêm hướng giải khác. sau mỗi bài tập giáo viên cần củng cố lại cho học sinh những gì cần nắm trong nội dung đx trình bày . Qua nội dung các bài tập học sinh có thể củng cố toàn bộ kiến thức về dẫn xuất halogen , ancol và phenol đã được nghiên cứu. Đồng thời học sinh có thể tìm thêm được cách làm bài toán hoá học sao cho nhanh và hiệu quả.Tạo cho học sinh niềm say mê và hứng thú trong học tập. * Những bài tập như vậy có tác dụng rất lớn khắc phục được hành dộng máy móc của học sinh. Vấn đề là phải khuyến khích học sinh tim tòi nhiều lời giải khác nhau của một bài toán .Đòi hỏi các em phải chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác , từ thao tác trí tuệ này sang thao tác trí tuệ khác. ngươi giáo viên cũng phải khéo léo đàm thoại gợi mở để các em có thể tìm ra nhiều hướng giải quyết nội dung các bài tập Việc phát triển trí tuệ cho học sinh qua bộ môn hoá là vấn đề rất quan trọng cần được thấu triệt trong mọi khâu của việc dạy hoá. Cách đặt vấn đề nội dung các câu hỏi gợi mở trong khi giảng, phê phán các câu trả lời có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục tư duy độc lập sáng tạo , giúp các em biết thắc mắc , biết lật đi lật lại vấn đề ,dám tìm tòi suy nghĩ. Ví dụ 4: Khi dạy bài thực hành 27 Với đặc thù môn học là môn có liên quan đến thực nghiệm vì vậy trong mỗi giờ thực hành khi phải cho học sinh làm thực hành trên phòng thí nghiệm chứa rật nhiều đồ dùng và hoá chất độc hại và không độc hại, giáo viên phải giáo dục ý thức tự giác của các em học sinh có như vậy thì giờ thực hành mới có thể diễn ra thành công được . Một vấn đề không thể thiếu được đó là sự chuẩn bị dụng cụ và hoá chất đầy đủ cho 4 tổ học sinh để các em tự tiến hành thí nghiệm thí nghiệm , giáo viện cũng phải làm thử lại thí nghiệm để đảm bảo thí nghiệm của tiết thực hành không bị sai sót, tránh sự hiểu lầm không đáng có cho học sinh. Đồng thời giáo viên cũng hưỡng dẫn học sinh chuẩn bị kĩ nội dung thực hành ở nhà và chuẩn bị hướng viết báo cáo thí nghiệm để sau buổi thực hành có thể viết được báo cáo thí nghiệm hoàn chỉnh. sau khi đã chuẩn bị kĩ giáo viên có thể tiến hành cho học sinh vào phòng thí nghiệm để thực hành. Giáo viên nên chọn các đối tượng học sinh chia đều cho các nhóm đủ cả 3 đối tượng học sinh ngay từ tiết thực hành đầu tiên. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng và một thư kí, phân công sẵn thành viên thu dọn dụng cụ và hoá chất , phòng thí nghiệm sau khi học xong tiết thực hành. cụ thể tôi có ví dụ sau BÀI THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ - PHOTPHO Mục tiêu: HS hiểu: Tính chất oxi hoá mạnh của axit nitric, muối nitrat, axit photphoric và muối photphat Nhận biết các ion amoni, ion nitrat, ion photphat. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng thao tác thực hành Cách nhận biết một số loại phân bón. Chuẩn bị: 28 GV: Dụng cụ: Ống nghiệm. - Nút cao su. Kẹp gỗ. - Đèn cồn. Giá thí nghiệm. - Bông gòn. Kẹp sắt. - Chậu cát. Hoá chất: Dung dịch HNO3 68% và 15%. - Than. Đồng lá. - (NH4)2SO4. Dung dịch NaOH. - KCl KNO3 tinh thể. - Ca(HPO4)2. Dung dịch AgNO3. - Quỳ tím. HS: Cần chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. Tiến trình dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động 1: Hoạt động của học sinh Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành GV: giới thiệu mục đích yêu cầu thí nghiệm hương dẫn cách tiến hành thí nghiệm. Chú ý yêu cầu an toàn, chính xác. Hoá chất lấy với lượng nhỏ, đủ dùng. Thận trọng trong các thí nghiệm với HNO3 đặc. 1.Thí nghiệm 1: Tính oxi hoá của axit Hoạt động 2: nitric đặc và loãng GV: Yêu cầu học sinh tiến hành thí HS: Cho 1ml dung dịch HNO3 68% nghiệm như hướng dẫn SGK. Sau khi vào ống nghiệm 1. tiến hành xong thí nghiệm thì ngâm Cho 1ml dung dịch HNO3 15% vào 29 ống nghiệm ngay vào cốc xút đặc để ống nghiệm 2. hấp thụ hết NO2. Cho là đồng vào 2 ống nghiệm và đậy bằng bông tẩm xút. Đun nhẹ ống nghiệm thứ 2. Quan sát và giải thích hiện tượng. 2. Thí nghiệm 2 Tính oxi hoá của muối Hoạt động 3: kali nitrat nóng chảy GV: Chú ý cẩn thận không lấy lượng HS:Lấy một ống nghiệm sạch, khô cặp hoá chất nhiều sẽ gây nổ vào giá. Đặt giá sắt vào chậu cát rồi cho một lượng nhỏ KNO3 vào ống nghiệm và đun. Đun đến khi có bọt khí bắt đầu xuất hiện thì dùng kẹp sắt cho một mẩu than nóng đỏ vào ống nghiệm chứa KNO3 nóng chảy. Quan sát hiện tượng và giải thích Hoạt động 4: 3. Thí nghiệm 3: Phân biệt một số loại GV: HS hòa tan các mẫu phân bón phân bón hóa học trong các ống nghiệm. HS: Hoà tan các mẩu phân bón trong các ống nghiệm chứa 4-5ml nước. GV:HS nhận biết phân đạm amoni. Phân đạm amoni sunfat HS: Lấy 1ml dung dịch của mỗi loại phân bón cho vào ống nghiệm riêng. Cho vào mỗi ống 0,5ml dung dịch NaOH và đun nóng nhẹ mỗi ống. Ống nghiệm nào có khí thoát ra làm xanh quỳ tím ẩm là amoni sunfat. Quan sát GV: HS nhận biết phân kali clorua và và giải thích. supe photphat kép. Phân kali clorua và phân supephotphat 30 kép HS: Lấy 1ml dung dịch pha chế của kali clorua vào một ống nghiệm và của supephotphat vào ống nghiệm khác. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào từng ống. Phân biệt hai loại phân bón Hoạt động 5: trên bằng cách quan sát hiện tượng ở GV: Hướng dẫn HS vệ sinh phòng thí mỗi ống. Giải thích. nghiệm. Hoạt động 6 GV: Hướng dẫn HS Viết tường trình. Hoạt động 7: Viết tường trình GV: nhận xét buổi thực hành. Báo cáo kết quả thực hành: Qua các dạng bài ví dụ trên tôi tiến hành dạy dạy trên tất cả đối tượng học sinh đều phát huy tính tích cực của mình hơn 90% các em hiểu bài . Qua các bài dạy tôi thấy.Mỗi một dạng bài đều có đặc thù riêng tuy nhiên dạng bài nào người giáo viên cũng cần chuẩn bị chu đáo cho phù hợp với các đối tượng học sinh thì bài dạy sẽ có hiệu quả. Ngoài ra mỗi kiểu bài lên lớp đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị chu đáo rất nhiều mặt , đối với hệ thống câu hỏi của mình câu trả lời của học sinh cũng như tổ chức đàm thoại trong giờ học. Hệ thống câu hỏi phải đạt yêu cầu sau: - Có hệ thống nhằm nêu bật vấn đề giải quyết. - Gợi cho học sinh cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề đó. - Nhớ lại một vấn đề tương tự để vận dụng trong - Câu hỏi phải chính xác , rõ ràng , ngắn gọn. - Tránh câu hỏi quá vụn vặt làm mất thì giờ của học sinh. 31 Ngoài ra với điều kiện hiện nay tôi thường dạy các kiểu bài trên kết hợp với trình chiếu PowerPoint với những hình ảnh thích hợp tăng thêm sự chú ý của học sinh. Chương 4 : Kết quả kiểm chứng sáng kiến Trong việc nâng cao chất lượng dạy và học hoá việc cải tiến phương pháp dạy rất quan trọng ,giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam và sự phát triển nhanh như vũ bão của KHKT đang đặt ra cho người thầy giáo yêu cầu cao về việc cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương..Với phương pháp giảng dạy chia học sinh trong lớp thành nhiều đối tượng, áp dụng phương pháp dạy với từng đối tượng tôi đã gây được hứng thú và lòng ham thích học hoá ở các em .Các em đã có tiến bộ rõ rệt . Kết quả cụ thể qua việc tổng kết cuối năm như sau: Lớp tượng 9 11A2 11A6 11A7 -Đối Giỏi,Khá Trung bình 90% 5% 8% Yếu ,Kém 10% 92% 89% 0% 3% 9% Phần 3: KẾT LUẬN 1.Những vấn đề quan trọng mà sáng kiến đã đạt được: Từ kết quả thực nghiệm chứng tỏ đây là một sáng kiến có tính thực tiễn và cần thiết, giáo viên cần phải phân loại từng đối tượng học sinh để xây dựng những tác động tích cực sử dụng phương pháp phù hợp tới từng đối tượng làm sao có tính khả thi và hiệu quả; làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến: Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt 32 thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh. Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học giáo viên nên kết hợp việc dạy, mở rộng và giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học với mục đích góp phần sao cho kiến thức hóa học trở nên dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học… Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học”. Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức, không ngừng trau dồi kiến thức, tìm hiểu các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh. Trong mỗi giờ học, giáo viên nên giữ được nhịp độ tương tác thích hợp với học sinh. Để đạt được điều này, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, hoặc tạo ra các tình huống để cả lớp thảo luận. Ngoài ra, các thầy cô nên thiết kế các mô hình như mô hình cấu tạo nguyên tử (mẫu nguyên tử Bohr, Rutherford), mô hình obitan nguyên tử, mô hình cấu tạo phân tử một số chất hữu cơ như metan, etilen, axetilen, ancol etylic, benzen…đây là những phương tiện trực quan, sinh động giúp học sinh liên tưởng, tưởng tượng kiến thức một cách dễ dàng. 3. Kiến nghị: Đối với nhà trường: cần tạo một môi trường tốt, lành mạnh cho việc giảng dạy và học tập. Tạo sự thi đua cùng nhau tiến bộ của cả thầy và trò. Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với những sáng kiến kinh nghiệm hay nên phổ biến để cho các giáo viên được học tập và vận dụng. Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại để việc giảng dạy và học tập của thầy và trò đạt chất lượng cao nhất. Đặc biệt là nên đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và các trang thiết bị cần thiết để mỗi học sinh đều có thể tự thực hành. 33 Với thời gian thực hiện đề tài chưa nhiều và còn mang nặng tính chủ quan, lại chưa có kết quả thực nghiệm đối chứng cho nhiều đối tượng, đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến, bổ sung thêm của các bạn đồng nghiệp để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Ngày 30 tháng 12 năm 2014 Người viết Trương Thị Hải Nam Phần 4. PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu 01. Phương pháp dạy học hóa học 02. 03. 04. Tác giả - Nguyễn Cương Nhà xuất bản NXB Giáo - Nguyễn Mạnh Dung dục Hóa học vui - Nguyễn Thị Sửu PGS – TS. Nguyễn NXB KH & Bài tập nâng cao hóa học 11 Xuân Trường PGS – TS. Nguyễn KT Hà Nội NXB Giáo Đổi mới phương pháp dạy học ở Xuân Trường PGS – TS. Trần Kiều dục NXB Giáo 34 05. trường THPT Hình thành kĩ năng giải bài tập Cao Thị Thặng dục NXB Hà Nội 06. hóa học THPT Chuyên đề bồi dưỡng hóa học 11 Nguyễn Đình Độ NXB Đà Nẵng 07. Phương pháp giảng dạy hóa học - Lê Văn Dũng NXB Huế trong trường phổ thông - Nguyễn Thị Kim Cúc 35 [...]... loại từng đối tượng học sinh để xây dựng những tác động tích cực sử dụng phương pháp phù hợp tới từng đối tượng làm sao có tính khả thi và hiệu quả; làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở trường THPT 2 Hiệu quả thiết thực của sáng kiến: Để đạt được mục đích của học hoá học trong trường phổ thông thì giáo viên dạy. .. sao cho kiến thức hóa học trở nên dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học Để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một “thuật ngữ khoa học Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức, không ngừng trau dồi kiến thức, tìm hiểu các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh Trong mỗi giờ học, giáo viên nên... pháp dạy học nêu vấn đề và một số phương pháp dạy học khác.Ngoài ra sự khôi hài trong cách sử dụng các phương pháp dạy học đôi khi cũng cần thiết và hiệu quả Qua quá trình dạy tôi thấy rằng môn hoá có khả năng to lớn nhằm phát triển trí tuệ của các học sinh qua việc rèn luyện các thao tác tư duy , các phẩm chất trí tuệ +Tôi luôn rèn cho học sinh tư duy độc lập sáng tạo , thường xuyên hướng dẫn học sinh. .. AgNO3 vào từng ống Phân biệt hai loại phân bón Hoạt động 5: trên bằng cách quan sát hiện tượng ở GV: Hướng dẫn HS vệ sinh phòng thí mỗi ống Giải thích nghiệm Hoạt động 6 GV: Hướng dẫn HS Viết tường trình Hoạt động 7: Viết tường trình GV: nhận xét buổi thực hành Báo cáo kết quả thực hành: Qua các dạng bài ví dụ trên tôi tiến hành dạy dạy trên tất cả đối tượng học sinh đều phát huy tính tích cực của mình... pháp dạy học hóa học 02 03 04 Tác giả - Nguyễn Cương Nhà xuất bản NXB Giáo - Nguyễn Mạnh Dung dục Hóa học vui - Nguyễn Thị Sửu PGS – TS Nguyễn NXB KH & Bài tập nâng cao hóa học 11 Xuân Trường PGS – TS Nguyễn KT Hà Nội NXB Giáo Đổi mới phương pháp dạy học ở Xuân Trường PGS – TS Trần Kiều dục NXB Giáo 34 05 trường THPT Hình thành kĩ năng giải bài tập Cao Thị Thặng dục NXB Hà Nội 06 hóa học THPT Chuyên... thì giáo viên dạy hoá học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng Do vậy, ngoài những hiểu biết về hoá học, người giáo viên dạy hoá học còn phải có phương pháp truyền đạt 32 thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học giáo viên nên kết hợp việc dạy, mở rộng và giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học với mục đích góp... điện li Hoạt động 3:Phản ứng tạo thành chất kết tủa Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh GV: hướng dẫn các nhóm học sinh làm hs: làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn thí nghiệm1: trộn dung dịch Na2SO4 với của giáo viên dung dịch BaCl2 -nhỏ từ từ dung dịch Na2SO4 vào ống nghiệm đựng dung dịch BaCl2 gv: -hướng dẫn học sinh nhận xét hiện hs: có kết tủa trắng xuất hiện tượng( cho đối tượng học sinh yếu nhận... trực quan, sinh động giúp học sinh liên tưởng, tưởng tượng kiến thức một cách dễ dàng 3 Kiến nghị: Đối với nhà trường: cần tạo một môi trường tốt, lành mạnh cho việc giảng dạy và học tập Tạo sự thi đua cùng nhau tiến bộ của cả thầy và trò Đối với Sở giáo dục và đào tạo: Cần trang bị cho giáo viên thêm những tài liệu tham khảo cần thiết để bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy Với những... BaCO3(e) thể cho cả 3 đối tượng học sinh trả lời) Mg2+ +2OH- > Mg(OH)2(g) gv: yêu cầu học sinh về nhà viết phương trình ion và phương trình ion thu gọn của phản ứng a, b,c viết phương trình phân tử của (d),( e),(g) 14 gv: hướng dẫn học sinh chuyển sang hoạt động tiếp theo Hoạt động 4: Tìm hiểu phản ứng tạo thành chất điện li yếu Hoạt động của thầy a-Phản ứng tạo thành nước Hoạt động của học sinh a- Phản ứng... kiến Trong việc nâng cao chất lượng dạy và học hoá việc cải tiến phương pháp dạy rất quan trọng ,giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam và sự phát triển nhanh như vũ bão của KHKT đang đặt ra cho người thầy giáo yêu cầu cao về việc cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương Với phương pháp giảng dạy chia học sinh trong lớp thành nhiều đối tượng, áp dụng phương pháp dạy ... nội dung“ Tác động tích cực tới đối tượng học sinh dạy Hóa để nghiên cứu Những đóng góp sáng kiến Với việc sử dụng đề tài “ Tác động tích cực tới đối tượng học sinh dạy Hóa muốn em học sinh +... phân loại đối tượng học sinh để xây dựng tác động tích cực sử dụng phương pháp phù hợp tới đối tượng có tính khả thi hiệu quả; làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, tích cực, chủ động sáng tạo... hành dạy dạy tất đối tượng học sinh phát huy tính tích cực 90% em hiểu Qua dạy thấy.Mỗi dạng có đặc thù riêng nhiên dạng người giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho phù hợp với đối tượng học sinh dạy

Ngày đăng: 03/10/2015, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w