1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào mọi đói tượng học sinh trong tiết vật lý 8

12 1,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy nếu giáo viên không sáng tạo trong việc dạy học tìm ra những tình huống hấp dẫn học sinh thì gây ra sự nhàm chán cho học sinh đôi khi giáo viên đem đ

Trang 1

I - Lý do chọn đề tài

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học của sự nghiệp giáo dục

có rất nhiều phương pháp mà giáo viên đã áp dụng một trong những phương pháp đó là phương pháp dạy học nêu cao vấn đề

Quá trình giảng dạy tôi đã nhận thấy nếu giáo viên không sáng tạo trong việc dạy học tìm ra những tình huống hấp dẫn học sinh thì gây ra sự nhàm chán cho học sinh đôi khi giáo viên đem đến cho học sinh cảm thấy xa

lạ, học sinh không muốn vượt khó khăn suy nghĩ, kết quả dạy học sẽ không cao số học sinh yêu thích bộ môn sẽ rất ít, vì vậy tôi thấy dùng phương pháp nêu tình huống trong các giờ dạy thì kích thích mạnh mẽ tính tìm tòi, tò mò của học sinh, học sinh nhớ rất lâu khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên, giờ học vui vẻ sôi nổi hơn so với phương pháp cũ Vì như vậy nên tôi đã mạnh dạn dùng phương pháp dạy học nêu tình huống này vào một số giờ dạy học hơn nữa phương pháp dạy học tập là do mục đích giáo dục lại được quyết định bởi nhu cầu của hoạt động thực tiễn của đời sống xã hội, Đương nhiên đời sống xã hội cần những con người sáng tạo có khả năng khám phá nhưng vẫn có những công việc, những hoạt động chỉ đòi hỏi con người biết vận dụng những tri thức trong kho tàng văn hoá nhân loại và không phải do bản thân mình tìm ra Bởi vậy trong nhà trường trong khi nhấn mạnh sự cần thiết

áp dụng những phương pháp dạy học mang tính tìm tòi, nghiên cứu, khám phá, chúng ta không loại trừ phương pháp dạy học ứng dụng những tri thức

có sẵn rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vậy thì việc dạy học giải quyết vấn đề là rất quan trọng, vì mục đích dạy học là tăng cường dạy học sinh chiếm lĩnh tri thức trong quá trình hình thành và phát triển Vì lí do và cơ sở trên nên tôi đã

áp dụng phương pháp này vào một số bài giảng ở những cấp độ khác nhau được phân biệt tuỳ theo mức độ độc lập của học sinh trong hoạt động học tập để áp dụng Vẫn còn quan niệm cho rằng dạy học giải quyết vấn đề chỉ thích hợp với học sinh khá giỏi, nên tôi đã mạnh dạn áp dụng với cả các học sinh bình thường và rất có hiệu lực, ngoài ra còn một số lý do song nó chỉ là riêng với bản thân chưa phải là chung nên trong bản sáng kiến này Tôi không trình bày còn nghiên cứu tiếp

Trang 2

II Triển khai

Vấn đề nêu tình huống có rất nhiều cách với mỗi bài ta có thể nêu một tình huống tuỳ theo nội dung kiến thức của bài để đưa ra tình huống cho hợp

lý và mục đích cuối cùng là học sinh giải quyết và sẽ hiểu bài

Ví dụ : Tình huống bế tắc.

* Trong khi dạy bài: Các chất được cấu tạo như thế nào ( vật lí 8)

- Giáo viên nêu vấn đề: Các chất có vẻ như liền một khối nhưng có thực chúng liền một khối hay không

- Học sinh trả lời: Các chất liền một khối

- Giáo viên: Vậy thì tại sao đường lại lọt vào cốc nước được?

- Giáo viên hỏi tiếp: Tôi có 30Cm3 rượu và 20Cm3 nước tổng thể tích là bao nhiêu

- Học sinh: V = 30 + 20 = 50 (Cm3)

Vậy nếu đổ vào chai 50Cm3 thì vừa vặn

- Giáo viên: Khi đổ vào chai 50 Cm3 thì tổng hỗn hợp nhỏ hơn 50Cm3

So sánh thể tích hỗn hợp < tổng thể tích V1 + V2 tại sao?

- Học sinh không giải thích được

Đó là một tình huống rất bế tắc học sinh bằng tri thức bình thường không thể giải thích được Muốn giải thích được phải dùng tri thức của tiết tới là học: Cấu tạo phân tử

Sau khi học song 4 nội dung của thuyết giáo viên quay lại vấn đề đặt ra lúc đầu, vậy các chất có liền một khối hay không thì học sinh hoàn toàn giải quyết tình huống vừa xảy ra một cách dễ dàng: Các chất không liền một khối

* Hay khi dạy bài: Mặt phẳng nghiêng ( Vật lí 6)

Giáo viên đưa ra tình huống phán xét

- Giáo viên: Tại sao khi lên dốc người ta phải làm đường ngoằn ngèo, tại sao ta không làm đường thẳng từ dưới chân dốc lên đỉnh núi? Tại sao khi

Trang 3

làm cầu thang lên gác lại làm hình chữ chi nhiều bậc mà không làm dốc đứng lên?

- Học sinh trả lời: Làm thế cho đẹp - vì thừa vật liệu

Để trả lời câu hỏi trên ta phải dùng tri thức mới, đó là quy luật của mặt phẳng nghiêng sau khi đọc xong bài mặt phẳng nghiêng học sinh sẽ giải quyết cho đỡ mệt và đó là sự lựa chọn đúng

Trong khi giảng dạy vật lý vì nó có đặc trưng bộ môn đôi khi một vấn

đề chỉ đúng đối với toán học, về vật lý thì nó không đúng vì thế giáo viên nên đưa ra những tình huống không phù hợp khi dạy bài: Bức xạ nhiệt ( lý 8)

Trước khi vào bài giáo viên đưa ra tình huống chất khí dẫn nhiệt kém, vậy ngồi gần bếp lửa ta thấy rất ấm vậy ở đây có phải nhiệt truyền từ bếp đến ta bằng cách dẫn nhiệt của chất khí không?

- Học sinh trả lời: Do chất khí dẫn nhiệt

- Giáo viên: Ta học bài hôm nay bức xạ nhiệt các em sẽ trả lời được vấn

đề trên Giáo viên có thể đưa ra tình thế đối lập trong khi dạy bài: Sự đối lưu (Lý 8)

- Giáo viên: Trong chất rắn có xảy ra hiện tượng đối lưu hay không? tại sao?

- Học sinh: Có xảy ra sự đối lưu theo thuyết cấu tạo phân tử

- Giáo viên: Các phân tử của chất rắn chuyển động như thế nào? chỉ giao đông xung quanh vị trí cân bằng vậy trong chất rắn có xảy ra dòng đảo ngược được không?

- Học sinh: Vậy thì chắc chắn sự đối lưu chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí

Sau đây tôi xin trình bày bài soạn giảng cụ thể về phương pháp dạy học nêu tình huống để áp dụng vào vật lý lớp 8

Tôi nêu tình huống có vấn đề khi dạy tiết 19 " Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng"

tiết 19: sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng

I - Mục tiêu:

Trang 4

Kiến thức: - Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức biểu đạt

như Sách giáo khoa

- Biết nhận ra và lấy ví dụ về chuyển hoá lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế

Kỹ năng: - Phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

- Sử dụng chính xác các thuật ngữ

Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.

II - Chuẩn bị:

Tranh phóng to - hình 17.1

1 quả bóng cao su

Con lắc đơn và giá treo

III - Các bước lên lớp:

1 ổn định tổ chức.

2 Kiểm tra bài cũ.

HS 1: - Khi nào nói vật có cơ năng ?.

- Trong trường hợp nào thì cơ năng của vật là thế năng ?

Trường hợp nào thì cơ năng là động năng ? lấy ví dụ một

vật có cả động năng và thế năng

HS 2: - Động năng, thế năng của vật phụ thuộc vào yếu tố

nào ?

- Chữa bài tập 16.1

* Tổ chức tình huống học tập: như phần mở bài SGK

3 N i dung b i m i.ội dung bài mới ài mới ới

phương pháp

nội dung

Hoạt động 2:

GV: Cho HS làm thí nghiệm

hình 17.1; kết hợp với quan sát

tranh phóng to hình 17.1 Lần

lượt nêu các câu hỏi C1 đến C4.

GV: Yêu cầu HS hoạt động

nhóm trả lời các câu hỏi này.

HS: làm TN thả quả bóng rơi như đã hướng dẫn hình 17.1, quan sát quả bóng rơi kết hợp hình 17.1 thảo luận trả lời câu hỏi từ C1 đến C4

I - Sự chuyển hoá của các dạng

cơ năng.

*Thí nghiệm 1:

C1: (1) giảm; (2) tăng C2: (1) giảm; (2) tăng C3: (1) Tăng; (2) Giảm

Trang 5

- Qua thí nghiệm 1:

? Khi quả bóng rơi: năng lượng

đã được chuyển hoá từ dạng nào

sang dạng nào ?.

? Khi quả bóng nảy lên: Năng

lượng đã được chuyển hoá từ

dạng nào sang dạng nào ?.

GV: Tóm tắt ghi kết quả lên

bảng.

GV: Hướng dẫn học sinh làm thí

nghiệm 2 theo nhóm, quan sát

hiện tượng sảy ra thảo luận hoàn

thành câu hỏi từ C5 đến C8.

GV: Qua thí nghiệm 2, các em

rút ra nhận xét gì về sự chuyển

hoá năng lượng của con lắc dao

động xung quanh vị trí cân bằng

B

HS: Thế năng chuyển hoá thành động năng.

HS: Khi quả bóng nảy lên:

động năng chuyển hoá thành thế năng.

HS: Làm thí dụ theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV Thảo luận nhóm C5 đến C8 HS: Nêu đượ nhận xét như kết luận SGK.

(3) Tăng; (4) Giảm C4: (1).A; (2).B; (3).B; (4).A

*Nhận xét: - Khi quả bóng rơi: thế năng chuyển hoá thành động năng.

- Khi quả bóng nảy lên: động năng chuyển hoá thành thế năng.

* Thí nghiệm 2:

C5: a, Vận tốc của con lắc tăng dần.

b, Vận tốc của con lắc giảm dần.

C6: a, Con lắc đi từ A về B: thế năng chuyển hoá thành động năng.

b, Con lắc đi từ B lên C C7: ở vị trí A và C thế năng của con lắc lớn nhất ở vị trí B động năng của con lắc lớn nhất.

C8: ở vị trí A và C động năng của con lắc nhỏ nhất (bằng 0) ở vị trí B thế năng nhỏ nhất.

* Kết luận: SGK.

II - Hoạt động 3;

GV: Thông báo định luật bảo

toàn cơ năng như chữ in đậm

SGK.

GV: Thông báo chú ý SGK

HS: Ghi định luật bảo toàn

cơ năng của vật.

HS: Chú ý lắng nghe

II - Bảo toàn cơ năng.

* Định luật: SGK

* Chú ý: SGK.

III - Hoạt động 4:

GV: Yêu cầu học sinh phát biểu

định luật bảo toàn chuyển hoá cơ

năng.

- Nêu ví dụ thực tế về sự chuyển

hoá cơ năng.

GV: Yêu cầu học sinh làm câu 9

Chú ý: Phần C, yêu cầu HS phân

HS: Học sinh ghi nhớ định luật bảo toàn cơ năng tạ lớp.

HS: Lấy ví dụ thực tế về sự chuyển hoá cơ năng.

HS: Cá nhân làm câu hỏi C9

III - Vận dụng.

C9: a, Thế năng của cánh cung chuyển hoá thành động năng của mũi tên.

b, Thế năng chuyển hoá thành động năng.

c, Khi vật đi lên động năng

Trang 6

tích rõ 2 quá trình vật chuyển

động đi lên cao và quá trình vật

rơi xuống.

chuyển hoá thành thế năng Khi vật đi xuống thì thế năng chuyển hoá thành động năng.

4 Củng cố.

- Nêu định luật bảo toàn chuyển hoá cơ năng

- Làm bài tập 17.1; 17.2

- Đọc mục "Có thể em chưa biết"

5 Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc phần ghi nhớ

- Làm các bài tập của bài 17

- Trả lời câu hỏi phần A - ôn tập chương 1 vào vở

Hướng dẫn bài tập 17.3.

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài

- Phân tích quá trình viên bi chuyển động

Lưu ý: Vừa ném lên ở độ cao H, viên bi vừa có động năng vừa có thế năng

6 Rút kinh nghiệm.

Trước khi dạy bài giáo viên nêu được tình huống có vấn đề để học sinh

và giáo viên giải vấn đề, bài giảng dễ hiểu kích thích được tính tò mò sáng

tạo của học sinh, học sinh hiểu bài sâu sắc

* Ví dụ tiếp theo: Khi dạy bài "Nhiệt năng " Tôi cũng nêu ra các tình huống có vấn đề

Bài 21: nhiệt năng

I - Mục tiêu.

1 Kiến thức:

- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật

- Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt

- Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng

Trang 7

2 Kỹ năng: Sử dụng đúng thuật ngữ như: Nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt

3 Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập

II - Chuẩn bị:

* GV: - 1 quả bóng cao su - 2 miếng kim loại (hoặc 2 đồng xu)

- 1 phích nước nóng - 2 thìa nhôm

- 1 cốc thuỷ tinh - 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm

* Mỗi nhóm học sinh:

- 1 miếng kim loại hoặc 1 đồng tiền bằng kim loại

- 1 cốc nhựa + 2 thìa nhôm

III - Các bước lên lớp.

1 - ổn định tổ chức

2 - Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1.

HS 1: - Các chất được cấu tạo như thế nào ?

- Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân

tử

cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào ?

- Trong quá trình cơ học, cơ năng được bảo toàn như thế nào ?

HS 2: Chữa bài tập 20.5

* Tổ chức tình huống học tập.

Giáo viên: làm thí nghiệm thả quả bóng rơi, yêu cầu học sinh quan sát

mô tả hiện tượng (học sinh quan sát mô tả )

Giáo viên: Trong hiện tượng này cơ năng của quả bóng giảm dần Cơ năng của quả bóng đã biến mất hay chuyển hoá thành dạng năng lượng khác ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta đi tìm câu trả lời

3 Bài mới.

phương pháp

nội dung

Hoạt động 2:

GV: - Yêu cầu học sinh nhắc lại

khái niệm động năng của một vật.

HS: Cá nhân nghiên cứu mục I - Nhiệt năng, trả lời

I - Nhiệt năng

Trang 8

- Yêu cầu học sinh đọc phần

thông báo mục I - Nhiệt năng.

Gọi 2 học sinh trả lời câu hỏi:

+ Định nghĩa nhiệt năng ?

+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và

nhiệt độ ? Giải thích ?.

GV: Chốt lại kiến thức đúng.

GV: Như vậy để biết nhiệt năng

của một vật có thay đổi hay

không ta căn cứ vào nhiệt độ của

vật có thay đổi hay không ta căn

cứ vào nhiệt độ của vật có thay

đổi hay không  có cách nào làm

thay đổi nhiệt năng của vật ?.

câu hỏi.

HS: - Nêu định nghĩa nhiệt năng.

- Nêu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ.

+ Nhiệt năng của vật bằng tổng động năng các phân tử cấu tạo nên vật.

+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng

và nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

và nhiệt năng của vật càng lớn.

Hoạt động 3:

GV: Nêu vấn đề để học sinh thảo

luận:

+ Nếu ta có một đồng xu bằng

đồng, muốn cho nhiệt năng của

nó thay đổi (tăng) ta có thể làm

thế nào ?

Gọi một số học sinh nêu phương

án làm tăng nhiệt năng của đồng

xu Giáo viên ghi bảng phân 2 cột

ứng với 2 cách làm thay đổi nhiệt

năng.

GV: Yêu cầu HS làm C1

? Hãy nêu kết quả làm thí

nghiệm của nhóm em.

? Tại sao em biết nhiệt năng của

đồng xu thay đổi (tăng) ?.

HS: Thảo luận theo nhóm

đề xuất phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu.

HS: Đại diện 2, 3 học sinh nêu phương án.

HS: Trả lời câu hỏi C1

HS: Khi thực hiện công lên miếng đồng, nhiệt độ của

II - Các cách làm thay đổi nhiệt năng.

1 Thực hiện công

C1: + Cọ sát đồng xu vào lòng bàn tay

+ Cọ sát đồng xu vào quần áo

+ Cọ sát đồng xu vào mặt bàn

Trang 9

Nguyên nhân nào làm tăng nhiệt

năng ?.

2 Giáo viên: Yêu cầu học sinh

làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa

nhôm không bằng cách thực hiện

công.

GV: cho học sinh làm thí

nghiệm:

- Sau thí nghiệm GV hỏi: Do đâu

mà nhiệt năng của chiếc thìa

nhôm tăng ?

- Thông báo: nhiệt năng của nước

nóng giảm Có thể làm thay đổi

nhiệt năng của vật không cần thực

hiện công gọi là truyền nhiệt

GV: yêu cầu HS nêu phương án

làm giảm nhiệt năng của đồng xu,

nêu rõ đó là cách thực hiện công

hay truyền nhiệt ?

GV: Chốt lại 2 cách làm thay đổi

nhiệt năng của một vật.

miếng đồng tăng nên nhiệt năng của miếng đồng tăng.

HS: Nêu các phương án làm tăng nhiệt năng của chiếc thìa nhôm.

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

HS: Nêu cách làm giảm nhiệt năng của đồng xu thực hiện bằng cách truyền nhiệt cho vật khác có nhiệt

độ thấp hơn so với nhiệt độ của đồng xu.

HS: Ghi kết luận vào vở

2 Truyền nhiệt:

C2: Hơ trên ngọn lửa Nhúng vào nước nóng

- Thả đồng xu vào nước đá.

* Kết luận: 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của vật đó là: thực hiện công và truyền nhiệt.

Hoạt động 4:

GV: Thông báo định nghĩa nhiệt

lượng, đơn vị đo nhiệt lượng.

- Cho học sinh phát biểu lại nhiều

lần.

? Qua các thí nghiệm khi cho 2

vật có nhiệt độ khac snhau tiếp

xúc:

+ Nhiệt lượng truyền đi từ vật nào

sang vật nào ?.

+ Nhiệt độ các vật thay đổi như

HS: Ghi vở và phát biểu lại nhiều lần định nghĩa nhiệt lượng.

HS: Suy nghĩ trả lời.

III - Nhiệt lượng:

* Định nghĩa: Phần nhiệt năng

mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

Đơn vị là Jun (kí hiệu J)

Trang 10

thế nào ?.

GV: Thông báo: muốn cho 1g

nước nóng lên 1 0 thì cần nhiệt độ

khoảng 4J

Hoạt động 5

GV: Qua bài học hôm nay chúng

ta cần ghi nhớ những vấn đề gì ?

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời

câu hỏi C3, C4, C5.

HS: Nêu phần ghi nhớ cuối bài.

HS: Trả lời các câu hỏi C3, C4, C5.

IV - Vận dụng:

C3: Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng Đồng đã truyền nhiệt cho nước C4: Cơ năng chuyển hoá thành nhiệt năng Đây là sự thực hiện công.

C5: Cơ năng của quả bóng đã chuyển hoá thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn.

4 Củng cố:

- Nhiệt năng của vật là gì ? có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng, đó là cách nào ?

- Nhiệt năng và nhiệt độ có mối quan hệ như thế nào ?

- Nhiệt lượng là gì ?

- Làm bài tập 21.1; 21.2

5 Hướng dẫn về nhà:

- Học kỹ phần ghi nhớ

- Làm bài tập 21.3 đến 21.6 (Sách bài tập)

- Đọc mục "Có thể em chưa biết"

- Nghiên cứu trước bài 22, chuẩn bị thí nghiệm trong bài

VI - Rút kinh nghiệm:

Tình huống nêu ra khắc sâu cho học sinh, vấn đề được giải quyết, học sinh hiểu bài vận dụng được

Ngày đăng: 21/03/2015, 13:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w