Vì vậy tôi nghiên cứu phương pháp dạy học phần "Cơ học" của môn Vật lý 6 để tìm ra những giải pháp để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức Vật lý phần "Cơ học" khi học sinh mới làm que
Trang 1SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên : Nguyễn Minh Đức
2 Ngày tháng năm sinh : 25/02/1979
3 Nam
4 Địa chỉ: Thống nhất – Vĩnh thanh – Nhơn trạch - Đồng nai
5 Điện thoại : Cơ quan : 0613.576.419
: Nhà riêng : 0613.577.582 : Di động : 0909.467.347
6 Fax: - Email:
7 Chức vụ : Phó Hiệu trưởng
8 Đơn vị công tác: Trường THCS Vĩnh Thanh – Nhơn Trạch - Đồng Nai
II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất : Đại học
- Năm nhận bằng : 2007
- Chuyên ngành đào tạo : Hoá học
III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hoá học – Vật lý
- Số năm có kinh nghiệm : 10 năm
- Các sáng kiến đã có trong những năm gần đây:
Năm 2003: Phương pháp giải bài tập hoá học ở bậc THCS
Năm 2004: Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học bậc THCS bằng CNTT
Năm 2005: Phương pháp nâng cao chất lượng bộ môn hoá học bậc THCS bằng CNTT
Năm 2006: Phát huy tính tích cực từ các trò chơi trong môn hoá bằng CNTT
Năm 2007: Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn hoá học bậc THCS bằng CNTT
Năm 2008: Sử dụng “Bài giảng Điện tử” hợp lý, góp phần tăng thêm tính tích cực trong tiết dạy Hoá học bậc THCS
Năm 2010: Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy Vật lý 6
Trang 2Tên sáng kiến kinh nghiệm:
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG TIẾT DẠY VẬT LÝ 6
I LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Tính cấp thiết:
Để cho việc giảng dạy Vật lý ở trường THCS có hiệu quả, người giáo viên Vật lý không những cần nắm vững kiến thức mà cả phương pháp và lịch sử phát triển của môn Vật lý
Như vậy vẫn chưa đủ, người giáo viên Vật lý còn cần phải nắm vững lý thuyết và việc thực hành giảng dạy Vật lý ở trường THCS
Do chương trình mới học sinh khối 6 đã được tiếp cận với Vật lý còn nhiều bỡ ngỡ với những khái niệm Vật lý lạ lẫm như Lực, Trọng lực, Lực đàn hồi, Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng trong khi đó kiến thức toán học của các em vẫn còn hạn chế gây ảnh hưởng không ít đến việc dạy học Vật lý
Phần “Cơ học” là chương đầu tiên của môn Vật lý khối 6, phần này chỉ gồm những kiến thức liên quan đến những hiện tượng Vật lý đơn giản nhất, nó cũng cần sự
tư duy, phân tích hiện tượng một cách nhanh nhạy và tính toán chính xác trong một số trường hợp cụ thể Ví dụ như: cần xác định chính xác khối lượng riêng của sỏi, sao cho kết quả nó phải phù hợp (có phần tương đối) như trong bảng khối lượng riêng của một số chất (cụ thể ở đây là đá)
Vì vậy tôi nghiên cứu phương pháp dạy học phần "Cơ học" của môn Vật lý 6
để tìm ra những giải pháp để học sinh có thể tiếp thu tốt kiến thức Vật lý phần "Cơ học" khi học sinh mới làm quen với môn Vật lý ngay từ lớp 6 mà trước đây học sinh khối 7 mới được học
2/ Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trang 3- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy phần "Cơ học" của môn Vật lý 6 Nhằm đưa ra những giải pháp tốt để học sinh khối 6 có khả năng tiếp thi môn Vật lý nói chung và phần "Cơ học" của môn Vật lý 6 nói riêng một cách tốt hơn
Đối với bộ môn Vật lý khi đã xác định được nội dụng kiến thức tốt, cần phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp để giảng dạy nó cho học sinh Làm được như vậy không những sẽ giúp học sinh dễ nắm kiến thức mà còn có tác dụng trau dồi cho học sinh phương pháp học tập, nghiên cứu và làm việc một cách khoa học Đó là cơ sở để học sinh khi ra ngoài sống có thể tự học tập, bồi bổ phát triển kiến thức, nâng cao trình độ và lao động một cách sáng tạo, ứng với mỗi kiến thức có thể có nhiều biện pháp và phương pháp giảng dạy khác nhau, người giáo viên phải biết tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ điều kiện thiết bị của phòng thí nghiệm và đặc biệt là tuỳ đặc điểm lứa tuổi và trình độ học sinh mà chọn phương pháp giảng dạy thích hợp nhất để quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao nhất
II/ THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Thuận lợi
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Bộ phận chuyên môn phòng Giáo dục – Đào tạo cũng như của Ban giám hiệu nhà trường
- Với chương trình đổi mới SGK của khối 6, 7, 8, 9 Nên đồ dùng dạy học cũng được cung cấp về tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy học các môn học được tốt hơn, trong đó có môn Vật lí
2/ Khó khăn
Đa phần học sinh là con em lao động còn gặp nhiều khó khăn về hoàn cảnh sống và điều kiện học tập, một số gia đình chưa thật sự quan tâm đến vấn đề giáo dục
co em mình, một số em nhà xa, cách xa trường đến 5 đến 6 cây số Mặt khác do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn các phòng bộ môn, phòng thí nghiệm nên điều kiện học tập của hoạ sinh còn hạn chế
3/ Số liệu thống kê
Trang 4Trước khi sử dụng Số học sinh Số hiểu bài Phần trăm Ghi chú
III/ NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1/ Cơ sở lý luận
Vật lí học là cơ sở của lý luận phương pháp giảng dạy vật lí, bởi vì trong giảng dạy người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của tri thức và phương pháp vật lí Dựa trên cơ sở bền vững các tư tưởng triết học Duy vật biện chứng trong vật lí học và nắm vững nhận thức luận Mác - Lê Nin thì mới có thể giải quyết tốt nhiệm vụ dạy học vật
lí ở THCS, giáo viên cần tìm ra con đường ngắn nhất, hợp lí nhất để trang bị cho học sinh phổ thông kiến thức về những cơ sở khoa học và phương pháp vật lí, đồng thời rèn luyện các em kĩ năng, kỹ xảo ứng dụng sáng tạo những kiến thức ấy vào thực tiễn Như vậy là góp phần trau dồi cho học sinh phương pháp và năng lực nhận thức thế giới và cải tạo thế giới theo hướng có lợi cho loài người Nhằm mục đích lấy, không chỉ nội dung mà cả phương pháp giảng dạy vật lí ở trường THCS cũng phải có tác dụng giúp học sinh hiểu rõ: Tính chất biện chứng của hiện tượng vật lí, khái niệm vật chất và tính chất bất diệt của thế giới vật chất vận động
2/ Nội dung, biện pháp thực hiện và các giải pháp cụ thể:
a/ Thực trạng vấn đề nghiên cứu, thu thập xử lý các tài liệu thực tiễn và đề
ra biện pháp giáo dục.
Chương trình Vật lý THCS được cấu tạo thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Lớp 6 và lớp 7
Giai đoạn 2: Lớp 8 và lớp 9
+ ở giai đoạn 1: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh còn hạn chế, vốn kiến thức
toán học chưa nhiều, nên chương trình chỉ đề cập đến những hiện tượng vật lý quen thuộc, thường gặp hàng ngày thuộc các lĩnh vực cơ, nhiệt, điện, quang, âm học Việc
Trang 5trình bày những hiện tượng này chủ yếu theo quan điểm hiện tượng thiên về mặt định tính hơn là định lượng
+ ở giai đoạn 2: Tuỳ khả năng tư duy của học sinh đã phát triển, học sinh đã có
một số hiểu biết ban đầu về các hiện tượng vật lý ở xung quanh, ít nhiều có thói quen hoạt động theo những yêu cầu chặt chẽ của việc học tập vật lý, vốn kiến thức toán học cũng đã được nâng cao thêm một bước, do đó việc học tập môn vật lý ở giai đoạn này phải có những mục tiêu cao hơn ở giai đoạn 1
- Chương trình vật lý 6 là phần mở đầu của giai đoạn 1, nên những yêu cầu về khả năng tư duy trừu tượng, khái quát cũng như những yêu cầu về mặt định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật Vật lý đều ở mức thấp Học sinh lớp
6 được làm quen với phần đầu tiên của môn vật lý là phần "Cơ hoc" ở đây tôi chỉ đề cập tới phương pháp dạy học phần "Cơ học" (mục tiêu của chương I) " Cơ học" ở lớp
6 là:
1 Biết đo chiều dài (l) trong một số tình huống thường gặp.
- Biết đo thể tích (V) theo phương pháp hình tròn
2 Nhận dạng tác dụng lực (F) như là đẩy hoặc kéo của vật.
- Mô tả kết quả tac dụng của lực như làm vật biến dạng hoặc làm biến đổi chuyển động của vật
- Chỉ ra được 2 lực cân bằng khi chúng cùng tác dụng cùng 1 vật đang đứng yên
3 Nhận biết của lực đàn hồi như là lực do lực bị biến dạng đàn hồi tác dụng lên vật gây ra biến dạng.
- So sánh lực mạnh, lực yếu dưa vào tác dụng của lực làm biến dạng nhiều hay ít
- Biết sử dụng lực kế để đo lực trong một số trường hợp thông thường và biết đơn vị lực là Niu tơn (N)
4 Phân biệt khối lượng (m) và trọng lượng (P).
Trang 6- Khối lượng là lượng vật chất chứa trong vật, còn trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên vật Trọng lượng là độ lớn của trọng lực
- Khối lượng đo bằng cân đơn vị là kg Còn trọng lượng đo bằng lực kế, đơn vị là Niu tơn (N)
- Trong điều kiện thông thường khối lượng của vật không thay đổi nhưng trọng lượng thì có thể thay đổi chút ít tùy theo vị trí của vật đối với trái đất
- ở trái đất một vật có khối lượng là 1Kg thì có trọng lượng được tính tròn là 10 N
- Biết đo khối lựng của vật bằng cân đòn
- Biết cách xác định khối lượng riêng (D) của vật, đơn vị là Kg /m3 và trọng lượng riêng (d) của vật, đơn vị là N/m3
5 Biết sử dụng ròng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng để đổi hướng của lực hoặc để dùng lục nhỏ thắng được lực lớn.
b/ Phương pháp giảng dạy từng bài.
Bài 1, 2: Đo độ dài.
Cần cho học sinh phân biệt được thế nào là giới hạn đo và đọ chia nhỏ nhất, giáo viên lấy một số loại thức như thước kẻ, thước mét để học sinh phân biệt (Học sinh hoạt động cá nhân hay theo nhóm)
ở bài 1, 2 này cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng: "Biết ước lượng gần đúng một
số đọ dài cần đo và đo độ dài trong một số tình huống thông thường, biết tính giá trị trung bình các kết quả đó"
Một số học sinh kiến thức bị rỗng ở Tiểu học nên giáo viên phải dạy lại kiến thức cũ
+ Dạy lại cách đổi đơn vị đo độ dài, học thuộc dãy sau:
Km; hm; dam; m; dm; cm; mm
1 Km = 1000 m 1 Km = 10000 dm 1 m = 10 dm
1 Km =10 hm 1 Km = 100.000 cm 1 m = 100 cm
Trang 71 Km = 10 dam 1 Km = 1000.000 mm 1 m = 1000 mm.
+ Hướng dẫn học sinh các tính giá trị trung bình
Ví dụ: Đo lần 1: l1 = 9 cm
Đo lần 2: l2 = 7 cm
Đo lần 3 l3 = 8 cm
Độ dài trung bình của 3 lần đo là:
l1 + l2 + l3 9 + 7 + 8 24
ltb = ––––––––– = –––––––––– = –––––– = 8 (cm)
3 3 3
Bài 3: Đo thể tích chất lỏng.
Cho học sinh thấy được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng Hướng dẫn học sinh biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp, bình chia độ (chai, bình, ca đã biết sẵn dung tích), giáo viên ôn lại cho học sinh
về đơn vị đo thể tích Yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau
m3 dm3 cm3 mm3 và cách đổi đơn vị:
1m3 = 1.000 dm3 1 l = 1 dm3
1m3 = 1.000.000 cm3 1 ml = 1 cm3 (1cc)
1m3 = 1.000.000.000 mm3
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo thể tích tính chính xác, cách đọc kết qủa khi đo
Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước.
Cho học sinh biết sử dụng các dụng cụ đo (bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích của vật rắn có hình dạng bút chì không thấm nước
Giáo viên cho học sinh thực hành theo các nhóm và uốn nắn cách đo thể tích và cách đọc kết quả trong khi thực hành
Trang 8Bài 5: Khối lượng, đo khối lượng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách đo khối lượng, nắm được đơn vị khối lượng là Kilôgam: kg
Biết sử dụng cân Rôbéc van, nắm được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân Rôbét van
Giáo viên hướng dẫn lại cách đổi đơn vị đo khối lượng, yêu cầu học sinh học thuộc dãy sau:
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1.000 kg = 10.000 hg = 100.000 dag = 1.000.000 g
1 kg = 10 hg = 100 dag = 1.000 g v.v
1
1 mg = –––––– g ; 1 g = 1.000 mg
1.000
Lưu ý học sinh 1 héc tô gam còn gọi là 1 lạng: 1 hg (1lạng) = 100g
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích được ý nghĩa của biển báo giao thông (5 t - trên thực tế biển báo giao thông ký hiệu là 5 T)
Bài 6: Lực - Hai lực cân bằng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các ví dụ về lực đẩy, lực kéo, lực hút và chỉ ra được ra phương và chiều của các lực đó Giáo viên cho học sinh hiểu về hai lực cân bằng Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ: Lực đẩy, lực kéo, phương, chiều, lực cân bằng
ở bài này giáo viên nên lấy nhiều ví dụ thực tế gần gũi với học sinh
Ví dụ 1: Em bé kéo con trâu, nhưng con trâu không đi Vậy là em bé đã tác dụng một lực vào con trâu thông qua sợi dây và con trâu cũng tác dụng một lực kéo vào em
bé thông qua sợi dây Khi em bé không kéo được con trâu đi, em bé và con trâu vẫn đứng ở hai vị trí ban đầu Vậy hai lực kéo đó có cường độ bằng nhau gọi là hai lực cân bằng, hai lực kéo có phương ngang, có chiều ngược nhau
Ví dụ 2: Thuyền buồm chạy trên biển, gió đã tác dụng vào buồm một lực kéo
Trang 9Ví dụ 3: Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một lực kéo.
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác đụng của lực.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó
Hướng dẫn học sinh nêu được một số thí dụ về lực tác dụng lên một vật làm biến dạng vật đó Nêu được thí dụ về vật vừa biến đổi chuyển động và vừa biến dạng, yêu cầu học sinh phân tích câu: "Vật chuyển động nhanh lên", "Vật chuyển động chậm lại" Học sinh nêu được thí dụ khi tăng ga cho xe máy chạy nhanh lên, giảm ga thì xe máy chạy chậm lại hay hãm phanh, thì xe máy chạy chậm lại hoạc dừng lại hẳn là được, giáo viên nêu nhiều ví dụ thực tế gần gũi với học sinh như nén lò so thì lò so ngắn lại, chứng tỏ lò so bị biến dạng, ô tô bắt đầu khởi hành (từ đúng yên đến chuyển động) đây là biến đổi chuyển động
Thí dụ: học sinh đá quả bóng cao su lăn trên sân cỏ, thì quả bóng vừ a biến đổi chuyển động (từ đứng yên đến chuyển động) và vừa biến dạng (biến dạng khi chân chạm vào quả bóng) đó là vị trí tiếp xúc giữa chân và quả bóng cao su
Bài 8: Trọng lực, đơn vị lực.
- Giáo viên cho học sinh hiểu thế nào là là trọng lực hay trọng lượng của vật
- Hướng dẫn học sinh nêu được phương, chiều của trọng lực
- Học sinh biết được đo cường độ lực là gì ?
- Sử dụng dây dọi để xác định phương thẳng đứng
Ví dụ: Người thợ xây dùng dây dọi để xác định phương đúng của bức tường đang xây
- Giáo viên liên hệ thực tế, phân tích từng hiện tượng để học sinh hiểu rõ hơn về trọng lực hay trọng lượng, ví dụ: khi thả viên phấn rơi từ trên cao xuống thì đây là biến đổi chuyển động [Từ đứng yên ( trên tay) đến chuyển động (rơi xuống đất)], viên phấn rơi xuống đất chứng tỏ có một lực hút đã hút viên phấn xuốngđất, lực này do trái
Trang 10đất tác dụng lên viên phấn, lực hút tác dụng lên vật gọi là trọng lực hay trọng lực của vật
- Lực hút tác dụng lên viên phấn có những phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống dưới Đơn vị đo lực là Niu tơn (N)
Bài 9: Lực đàn hồi.
- Ở bài này giáo viên cho học sinh nhận biết thế nào là biến dạng đàn hồi của một
lò xo Nêu được đặc điểm của lực đàn hồi, nêu được sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào
độ biến dạng của lò xo Giáo viên dùng mô hình trực quan: lò xo thật, cho học sinh quan sát và làm thí nghiệm với lò xo theo SGK, phân tích rõ về lực đàn hồi, trong lực của vật thì hướng về trái đất còn lực đàn hồi lò xo có xu hướng kéo lò xo về trạng thái ban đầu, hai lực này cùng phương nhưng ngược chiều
Theo hình vẽ : (hình a SGK) thì lực đàn hồi (F), trọng lực (P)
+ Cùng phương thẳng đứng
+ Chiều lực đàn hồi từ dưới lên trên
+ Chiều trọng lực từ trên xuống dưới
Hai lực này có cùng độ lớn (2 lực cân bằng) khi lò xo đứng yên
Theo hình b SGK thì trọng lực tăng thì lực đàn hồi tăng Cường độ lực đàn hồi tỷ
lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
Bài 10: Lực kế, phép đo lực, trọng lượng và khối lượng.
ở bài này giáo viên cho học sinh nhận biết được cấu tạo của một lực kế, sử dụng được công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật để tính trọng lượng của vật (biết khối lượng của nó), sử dụng được lực kế để đo lực
- Giáo viên cho học sinh quan sát lực kế theo nhóm để tự tìm ra cấu tạo lực kế, giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định GHĐ và ĐCNN của từng lực kế, giáo viên hướng dẫn học sinh cách áp dụng công thức P = 10 m
Trong đó P là trọng lượng có đơn vị là (N)