Ghép các tuyến chéo trong mạng ATM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 55 - 58)

Trước khi định nghĩa việc ghép các tuyến chéo đối với mạng tổng quát; ta xem ví dụ sau: xét một mạng có ba đường thông (Hình 12), giả sử rằng mạng chỉ có một loại dịch vụ chỉ có hai tuyến: R1 = {1, 3} và R2 = {2, 3}. Cứ mỗi đường

thông của ba đường thông này có một bộ đệm nhỏ tại đầu vào của nó; để đơn giản ta sử dụng rằng dung lượng của ba bộ đệm nhỏ đều giống nhau và bằng A.

Hình 12: Minh họa tính mềm dẻo trong ghép nối tuyến.

Giả sử các tuyến được ghép theo kiểu thống kê và không có sự phân tách giữa chúng. Do đó, các tế bào trên các tuyến khác nhau được ghép theo thống kê và phục vụ theo thứ tự đến tại bộ đệm 3. Tốc độ đỉnh tổng ra khỏi bộ đệm 1 và 2 tương ứng có thể cao nhất là C1 và C2. Nếu C1 + C2 > C3 thì các tế bào có thể tích lũy và tràn tại bộ đệm 3 (cũng như tại bộ đệm 1 và 2). Do đó, không giống như việc phân tách tuyến và dịch vụ, có khả năng gây ra tổn hao tế bào và trễ tại bộ đệm xuôi.

Ta cũng giả sử thêm rằng tỷ số tổn thất tế bào cho mỗi VC không vượt quá . Cho trước n1 VC trên tuyến {1, 3} và n2 VC trên tuyến {2, 3}. Câu hỏi được đặt ra bây giờ là có một phương pháp nào đơn giản để ước lượng phần tổn hao tế bào cho hai tuyến không? Và đặc biệt có thể ước lượng được tỷ số tổn thất tế bào tại các bộ đệm riêng rẽ và sau đó kết hợp với thông tin này để tính phần tổn hao tế bào trên toàn bộ tuyến không? Dưới đây ta sẽ trả lời câu hỏi này. Cô lập đường thông thứ j và bộ đệm đầu vào của nó ra khỏi mạng ba đường thông. Với n VC cố định, gọi p(n, Cj) là phần tế bào bị tổn hao đối với hệ cô lập này. Do phần tế bào bị tổn hao ở bộ đệm 1 và 2 là không đáng kể (đối với yêu cầu QoS thực tế quan tâm) nên ta có thể đưa toàn bộ dòng tế bào ở bộ đệm 1

Các VC Dịch vụ -1 Các VC Dịch vụ -2 Các VC Dịch vụ -1 Các VC Dịch vụ -2 Chuyển mạch trung gian Chuyển mạch đích Chuyển mạch nguồn C1 C2 C3

và 2 vào bộ đệm 3. Do đó, lượng tế bào bị tổn hao cho một VC tới tuyến {1, 3} xấp xỉ p(n1, C1) + p(n1 + n2, C3). Với phép xấp xỉ đó và việc cải thiện tính đúng đắn của nó khi số đường thông tăng lên và đa dạng hoá việc định tuyến. Với phép xấp xỉ này, phần tế bào bị tổn hao trên tuyến {1, 3} xấp xỉ là:

p(n1, C1) + p(n1 + n2, C3) Và trên tuyến {2, 3} là:

p(n2, C2) + p(n1 + n2, C3)

Bây giờ ta giả sử yêu cầu thiết lập một VC được thực hiện trên tuyến {1, 3}. Để thu nạp VC, ta phải đảm bảo rằng phần tế bào bị tổn hao trên tuyến {1, 3} không vượt qua  với các tế bào thêm vào đang xếp hàng ở bộ đệm 1 và 3, tức là, ta yêu cầu:

p(n1 + 1, C1) + p(n1 + 1 + n2, C3) .

Nhưng sự thoả mãn điều kiện trên là chưa đủ. Ta cũng phải đảm bảo rằng phần tế bào bị hao mòn trên tuyến {2, 3} không vượt quá  với các tế bào thêm vào xếp hàng ở bộ đệm 3, tức là, chúng ta cũng yêu cầu:

p(n2, C2) + p(n1 + 1 + n2, C3) .

Như vậy việc tắc nghẽn tại cả ba bộ đệm phải được tính đến trước khi việc thu nạp yêu cầu VC (điều này trái với việc phân tách tuyến- đã đề cập trong phần trước, chỉ có một bộ đệm nhỏ được đưa vào tính toán). Dưới đây ta mở rộng nguyên tắc thu nạp này cho mạng đa dịch vụ các topo tổng quát.

Tiếp đến ta xét một mạng J đường thông, S dịch vụ. Giả sử mỗi đường thông có S bộ đệm ngõ vào, mỗi bộ đệm cho mỗi dịch vụ. Giả sử rằng dung lượng của các bộ đệm đầu vào đều là A giống nhau cho tất cả các đường thông cũng như các dịch vụ. Yêu cầu QoS được định nghĩa như sau: phần tế bào bị tổn hao trên mỗi VC dịch vụ-s phải không vượt quá một giá trị s đã cho.

Ngoài những giả định đó ta còn xem một bộ ghép với tốc độ truyền D và dung lượng bộ đệm A. Giả sử hệ thống này ghép n VC dịch vụ -s cố định theo kiểu thống kê. Gọi Ps(n, D) là phần tế bào bị tổn hao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)