Định tuyến động trên cơ sở dịch vụ động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 96 - 97)

Phần trước ta đã xét mạng viễn thông đa dịch vụ ATM bằng cách phân tách thành từng dịch vụ riêng rẽ, mỗi mạng (logic) ứng với mỗi dịch vụ riêng, khi đó coi từng mạng tương ứng với từng dịch vụ riêng và có yêu cầu QoS giống nhau, ta gọi là mạng đơn dịch vụ hay tài nguyên đồng nhất.

Ở phần này, ta sẽ không tách như vậy mà bảo toàn các thuộc tính của bài toán đa dịch vụ. Bài toán định tuyến bây giờ sẽ nghiên cứu theo mô hình giữ nguyên bản chất đa dịch vụ và ta gọi là dịch vụ động hay tài nguyên không đồng nhất. Đây là một bài toán đặc trưng cho mạng ATM.

Trên quan niệm định tuyến đảm bảo yêu cầu QoS, ta sẽ xác định thuật toán động cho dịch vụ động. Việc phân tách tuyến động trên cơ sở dịch vụ động thì ứng với mỗi dịch vụ có một bộ đệm chuyên dùng tại đầu vào của các chặng trên tuyến. Các bộ đệm này không được chia sẻ bởi các cặp tuyến - dịch vụ khác. Giả sử dung lượng của bộ đệm này biểu thị bằng A là như nhau đối với mọi đường thông và mọi tuyến. Mỗi đường thông j có tham số dành riêng trung kế tj.

Xét một bộ ghép kênh có dung lượng bộ đệm A, ghép n VC dịch vụ theo phương pháp thống kê. Gọi s(n) là số dung lượng truyền cực tiểu cần đáp ứng các yêu cầu QoS cho n VC.

Đối với mỗi dịch vụ, đường thông có thể hỗ trợ bởi một tuyến trực tiếp và/hoặc 2(N-2) tuyến lựa chọn có thứ tự. Gọi fo là số lượng VC của dịch vụ-s được định tuyến trực tiếp đã được thiết lập, fps với p = 1,...,2(N-2) là số lượng VC dịch vụ-s đã thiết lập trên tuyến chọn thứ tự thứ p. Khi đó, đường thông có [2(N-2)+1]S bộ đệm nhỏ. Các bộ đệm nhỏ được phục vụ theo quy tắc đánh trọng số quay vòng. Bộ đệm nhỏ tương ứng với cặp tuyến dịch vụ (p, s) được phục vụ ở tốc độ s(fps).

Vậy dung lượng sử dụng của tuyến i sẽ là:     S 1 s S 0 p ps s(1 ) (3.25)

Xét việc thiết lập một VC dịch vụ-s trên tuyến trực tiếp {i}. Ta nói rằng tuyến này là cho phép đối với dịch vụ-s nếu với VC thêm vào thì dung lượng sử dụng trên tuyến i  Ci. Nghĩa là:

              s 1 S 1 s ) 2 N ( 2 1 p i ps s t 0 1 os s(l 1) (l ) (l ) C (3.26)

Bây giờ xét việc thiết lập một VC dịch vụ-s trên một tuyến lựa chọn qua hai chặng {j, k}. Người ta nói rằng tuyến này là được phép đối với dịch vụ-s nếu dung lượng sử dụng VC thêm vào:

- Trên đường thông j là  Cj - tj

- Trên đường thông k là  Ck - tk

Việc định tuyến lưu lượng đa dịch vụ là một bài toán hết sức phức tạp có nhiều tham số biến động theo thời gian. Một mặt, phương pháp định tuyến được chọn để cho lưu lượng trải đều toàn mạng, bằng việc thiết lập băng thông một phía cho tất cả các cặp chuyển mạch. Mặt khác, định tuyến đóng gói các VC băng hẹp vào trong các tuyến có dung lượng đủ để truyền các VC băng rộng thêm vào. Ngoài ra, định tuyến còn đảm bảo tính an toàn của mạng lưới.

Ta không thể đưa ra một phương pháp định tuyến thoả mãn tất cả các yêu cầu. Vì vậy, ở đây giới thiệu phương pháp định tuyến đảm bảo yêu cầu QoS thoả mãn một số thuộc tính.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 96 - 97)