Phân tách dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 80 - 81)

Ta hãy phân chia độ đệm đầu vào của mỗi đường thông thành các bộ đệm nhỏ, mỗi bộ đệm tương ứng mỗi dịch vụ. Khi một tế bào dịch vụ -s đi từ một chuyển mạch nguồn đến chuyển mạch đích, nó phải đi qua các bộ đệm nhỏ của dịch vụ -s trên cả tuyến của nó.

Với mỗi tuyến j, phân bổ dung lượng cho S dịch vụ tương ứng là Dj1 + Dj2

+... + Djs phải thoả mãn:

Dj1 + Dj2 +... + Djs = Cj (3.2)

Trong đó, Djs là tốc độ truyền của dịch vụ s qua tuyến j (xem hình 16).

Hình 16: Phân tích dịch vụ tĩnh. 1 2 s Cj Djs . . . . . . . .

Với các khái niệm và ký hiệu như trên ta dẫn tới định nghĩa phân tách dịch vụ tĩnh như sau:

Định nghĩa: Với mỗi đường thông j các bộ đệm nhỏ i (i = 1,...,s) được phục vụ theo kiểu đánh trọng số quay vòng. Bộ đệm thứ s phục vụ ở tốc độ Djs.

Với việc phân tách dịch vụ tĩnh, ta tách mạng vật lý đã cho thành S mạng logic; mỗi mạng có một topo nguyên. Dịch vụ s chỉ có mặt trong mạng thứ i và có dung lượng xác định là Djs trên tuyến j, với j = 1,..., J. Do đó, ta có thể nghiên cứu các mạng s một cách độc lập. Sau đây, ta tập trung nghiên cứu một số S mạng logic đã đề cập trên và ký hiệu là s, dung lượng của tuyến j là Dj và xét

trường hợp phân tách tuyến động, sau đó ghép thống kê các tuyến nối chéo. Còn việc phân tách tuyến tĩnh ít được quan tâm nên ở đây ta không xét đến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 80 - 81)