Các công trình liên quan đến định tuyến động trong mạng ATM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 77 - 78)

Từ những năm đầu của thập kỷ 80, nhiều mạng viễn thông trên thế giới đã áp dụng phương pháp định tuyến tuần tự phân cấp cố định. Năm 1984 AT&T áp dụng phương pháp định tuyến động không phân cấp (DHNR).

Đầu những năm 1990 AT&T đưa ra phương pháp định tuyến theo thời gian thực (RTNR) trên cơ sở định tuyến tải tối thiểu (LLR); Ash và Schwart đã giới thiệu định tuyến cho mạng ISDN. Năm 1991, công ty viễn thông Anh Quốc đưa ra phương pháp định tuyến luân phiên động (DNR) và BellNorthern Reseach đưa ra phương pháp định tuyến điều khiển động (DCR) và thực hiện trong mạng viễn thông Canada; cũng trong thời kỳ này (1991), D. Mitra và J.B. Seery đã đưa ra phương pháp định tuyến tiền định và ngẫu nhiên.

Năm 1922, NTT đưa ra định tuyến động phụ thuộc thời gian và trạng thái; Bellcore đưa ra phương pháp định tuyến có thể phân tách, trong đó có Gupta và các cộng sự là những người có các công trình nghiên cứu quan trọng trong lĩnh vực phân tách dịch vụ tĩnh trên cơ sở yêu cầu QoS. Năm1993, S-P Chung, A. Kashper và K.W. Ross đã giới thiệu phương pháp định tuyến phụ thuộc trạng thái. Năm1995 K. W. Ross và J. Wang đã tính toán các giới hạn đặc tính tổn hao dịch vụ trong định tuyến lựa chọn. Mitra và các cộng sự áp dụng kỹ thuật định tuyến tái tối thiểu (LLR), và LLR tổng cho các mạng đối xướng; Grenengerg và các cộng sự gần đây đã điều tra nghiên cứu để thực hiện song

song phép tính xấp xỉ giảm tải. Ash và Huang kết hợp phép xấp xỉ giảm tải với RTNR. Girard và Kelly giới thiệu về sự dành riêng trung kế tối ưu. Các mô hình định tuyến trên cơ sở chi phí được nghiên cứu trong Krishnan và Ott; Chaudhary và các cộng sự giới thiệu các ứng dụng về định tuyến động. Năm 1998, Ribbens và các cộng sự đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình định tuyến động chọn lựa tại Hội nghị quốc tế về lưu lượng tổ chức tại Torino, Italy.

Ở Việt Nam, Lê Đăc Kiên với luận án tiến sĩ "Nghiên cứu phương pháp định tuyến trong mạng viễn thông Việt Nam" tác giả đã dùng phương pháp kết hợp hàm phạt và Gradient để giải bài toán tối ưu về định tuyến mạng chuyển mạch kênh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 77 - 78)