Đánh giá và lựa chọn phƣơng pháp định tuyến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 32 - 33)

Mỗi mô hình định tuyến đều có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định và tuỳ thuộc vào từng mạng và loại hình dịch vụ. Đối với phương pháp định tuyến tĩnh thường sử dụng một trong 2 cách thức định tuyến như sau: 1) Định tuyến cuộc gọi theo đường thông trực tiếp, nếu đường thông này bận thì chuyển sang các tuyến khác theo thứ tự định sẵn; 2) Định tuyến theo đường thông được tính toán sắp xếp trước cho các giờ khác nhau trong ngày và thậm chí cho các thời điểm khác nhau trong năm. Trong trường hợp có những sự cố không lường trước được xảy ra, người ta thường phải can thiệp trực tiếp để thay đổi cấu hình mạng lưới cho phù hợp.

Với việc tính toán chọn đường thông này, người quản lý trị mạng có khả năng điều khiển và quản lý toàn bộ đường thông được chọn (do vậy đảm bảo được thiết kế mạng và chất lượng của định tuyến có thể dự đoán trước được) vì vậy giảm thiểu khả năng xử lý của tổng đài. Nhưng nhược điểm lớn của nó là kém thích nghi đối với các sự cố không lường trước được (lúc này phải can thiệp bằng nhân công), do đó không thể tối ưu hoá các đường thông trong mạng, và yêu cầu các tổng đài phải có bộ nhớ tương đối lớn để lưu trữ được tất cả các bảng định tuyến đã được cấu hình sẵn để đưa ra sử dụng trong thời điểm cần thiết.

Định tuyến động sử dụng thông tin về trạng thái mạng để quyết định chọn đường thông kết nối các cuộc gọi đang yêu cầu. Có hai loại định tuyến động quan trọng là định tuyến phụ thuộc thời gian và định tuyến động phụ thuộc trạng thái. Các mạng viễn thông sử dụng định tuyến động sẽ tăng được độ tin cậy và độ thông suốt, đơn giản hoá công việc thiết kế và quản lý, và có khả năng đáp ứng được các tính năng mới như đa dịch vụ và kết nối trung kế động.

Tuy định tuyến động có phức tạp trong việc thực thi, nhưng nó đã khắc phục được những tồn tại của định tuyến cố định như: cải thiện độ thông và xử lý sự đột biến lưu lượng. Độ thông có thể được cải thiện bằng cách thiết lập các cuộc gọi trên các tuyến luân phiên khi tuyến trực tiếp đầy. Sự đột biến lưu lượng đột ngột tại một nút mạng - được cải thiện bằng cách chuyển các luồng thông tin đến các tuyến dự phòng.

Hiện nay trên thế giới đang có xu hướng sử dụng phương pháp định tuyến động và định tuyến động hỗn hợp. Qua nghiên cứu thực tế người ta thấy rằng việc sử dụng định tuyến động mang lại kết quả tốt hơn về chất lượng so với một số phương pháp định tuyến khác. Tuy nhiên trong đó có những phương pháp đòi hỏi mức độ tính toán phức tạp và chỉ áp dụng được trong các mạng có công nghệ hiện đại chẳng hạn như DCR, DTR,... do đó không thoả mãn về khía cạnh kinh tế đối với một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Phương pháp LLR tỏ ra có nhiều ưu điểm so với các phương pháp DNHR, DAR,.,... về chất lượng dịch vụ cũng như chỉ tiêu về độ thông; nó có ưu điểm hơn so với TSMR là xuất phát từ mức độ tối ưu tổng thể trên toàn mạng. Để khắc phục nhược điểm lưu lượng trải đều trên các tuyến LLR người ta xây dựng thuật toán LLR hạn chế một phần. Đây có thể nói là thuật toán định tuyến tối ưu đối với mạng viễn thông Việt Nam.

Mạng IN Việt Nam với công nghệ ATM, có độ linh hoạt cao trong việc chuyển mạch và định tuyến. Với các bộ ATM, ta có thể thiết lập tuyến truyền dẫn ảo, có độ rộng băng tần thay đổi theo nhu cầu dịch vụ. Các đường ảo, kênh ảo logic này có thể được thay đổi mà không hề ảnh hưởng đến dịch vụ và các cuộc gọi đang chạy trên nó. Với các đặc tính trên của mạng ATM, thì phương pháp định tuyến LLR theo phép xấp xỉ giảm tải sẽ có nhiều ưu thế. Đây có thể coi là phương pháp định tuyến cơ bản cho các mạng băng rộng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp định tuyến động trong mạng ATM (Trang 32 - 33)