a.Thuật toán:
Trước khi xét thuật toán chọn tuyến LLR không hạn chế, ta cần xác định tải của một tuyến lựa chọn. Xét việc thiết lập một VC mới trên một tuyến lựa chọn R = {j, k}. Theo điều kiện TR cho phép, chỉ có thể thiết lập được VC này chỉ khi thoả mãn điều kiện (3.17) và (3.18). Tuyến {j, k} tuyến nối tiếp hợp thành đường thông j, k do đó tải của nó sẽ được quyết định bởi tổn hao cực đại của một trong hai chặng j, hoặc k. Ký hiệu tải của tuyến R là LR thì:
LR:=max{p(nj+1, Dj), p(nk+1, Dk) (3.19)
Thuật toán chọn tuyến LLR không hạn chế sẽ chọn tuyến có LR bé nhất trong tập các tuyến có QoS cho phép theo trình tự sau:
Giả sử có một yêu cầu phải thực hiện việc thiết lập một VC mới giữa một cặp chuyển mạch, thì từ các yêu cầu và điều kiện nói trên, thuật toán được thực hiện qua các bước như sau: (hình 17).
Hình 17: Lưu đồ thuật toán định tuyến tải tối thiểu (LLR) không hạn chế VC mới Tuyến trực tiếp p(ni+1, Di) A{} R={j, k} Huỷ VC (p(nj+1, Dj) ' )AND (p(nk+1, Dk) ') Thiết lập VC trên tuyến {i}
Thiết lập VC trên tuyến R = min LR {j, k} Kết thúc Yes No No Yes No Yes
*) Khi có VC mới đến thì thử tuyến trực tiếp i. Nếu tuyến i có QoS cho phép, nghĩa là tuyến này có dung lượng Di, đã có ni VC chiếm, khi thêm 1 VC mới mà xác suất tổn hao tế bào nhỏ hơn cho phép nghĩa là QoS cho phép. Lúc đó định tuyến VC mới qua tuyến i.
**) Nếu QoS không cho phép, lúc đó sẽ thử định tuyến qua các tuyến lựa chọn R = {j, k}. Vì VC phải là TR cho phép, chỉ có thể thiết lập VC này nếu thoả mãn p(nj+1, Dj) ' và p(nk + 1, Dk) '.
b. Độ phức tạp tính toán của thuật toán:
Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra ưu khuyết điểm của phương pháp này:
- Ưu điểm: Thủ tục chọn tuyến không phức tạp, chọn từ tập các tuyến lựa chọn có QoS cho phép, rồi chọn tuyến cho TR lớn nhất trong tập đó.
- Khuyết điểm: Số phép tính so sánh, kiểm tra rất lớn khi mạng có nhiều tuyến nối.
Từ đây có thể rút ra khuyến nghị: phương pháp này chỉ nên sử dụng trong mạng có quy mô nhỏ.