tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam

71 566 0
tên đề tài: vai trò của liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA: 2011 - 2015 TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn ThS. Thạch Huôn Bộ môn: Luật Thƣơng Mại Sinh viên thực hiện Thạch Thị Nguyệt MSSV: 5116003 Lớp: Luật Hành Chính – K37 Cần Thơ, tháng 12/ 2014 Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam LỜI CẢM ƠN  Để có thể hoàn thành Luận văn này trước hết em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy; Không chỉ mang lại cho em những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực học tập mà còn cả cách sống, cách làm khi bước chân ra xã hội. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của Thầy Thạch Huôn đã tạo điều kiện giúp em có thể hoàn thành tốt nhất Luận văn tốt nghiệp này. Vì kiến thức và thời gian có hạn, thêm vào đó lần đầu tiên tiếp xúc nên Luận văn này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô, anh chỉ để luận văn được tốt hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu. Xin trân trọng kính chào! Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Thạch Thị Nguyệt GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN  ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày GVHD: Th.S Thạch Huôn tháng năm 2014 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày GVHD: Th.S Thạch Huôn tháng năm 2014 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT UNCAC: Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 LHQ: Liên Hợp Quốc LPCTN: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 LPCTN 2005, sđ, bs 2012: Luật phòng chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 BLHS 1999, sđ, bs 2009: Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009. GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2 5. Kết cấu đề tài .................................................................................................................. 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG ................................................................................. 3 1.1 Sơ lƣợc về Liên hợp quốc ............................................................................................ 3 1.1.1 Lược sử thành lập Liên Hợp Quốc ................................................................... 3 1.1.2 Mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc ................................................... 4 1.1.3 Vai trò của Liên Hợp Quốc .............................................................................. 6 1.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng ................................. 7 1.2.1. Cơ sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc .................. 7 1.2.1.1. Khái niệm về tham nhũng ................................................................... 7 1.2.1.2. Các yếu tố dẫn đến hành vi tham nhũng ............................................. 9 1.2.1.3. Hậu quả do tham nhũng gây ra ......................................................... 10 1.2.1.4. Cơ quan phụ trách chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc ............. 12 1.2.2 Sự cấp bách của việc thành lập một tổ chức quốc tế chống tham nhũng toàn cầu ............................................................................................................................. 13 1.2.2.1 Nhu cầu hợp tác quốc tế về mức độ nghiêm trọng của chống tham nhũng xuyên quốc gia ..................................................................................... 13 1.2.2.2 Giải quyết và khắc phục các hậu quả từ sau tham nhũng xảy ra ...... 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG ............................................................................................... 17 2.1. Công ƣớc chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 .............................. 17 2.1.1. Nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự ra đời của công ước ................................. 17 2.1.2. Nội dung công ước ......................................................................................... 18 2.1.2.1. Mục đích công ước ............................................................................ 18 2.1.2.2. Các đối tượng tham nhũng ................................................................ 19 2.1.2.3. Các hành vi tham nhũng .................................................................... 19 2.1.2.4. Các hình thức chế tài tham nhũng..................................................... 22 2.1.2.5. Các biện pháp phòng ngừa ................................................................ 23 2.1.3. Khả năng áp dụng .......................................................................................... 25 2.1.3.1. Hợp tác quốc tế ................................................................................. 25 GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam 2.1.3.2. Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin................................................. 28 2.1.4. Cơ chế thực thi ................................................................................................ 28 2.1.4.1. Cách giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước ................................................................................................ 28 2.1.4.5. Hiệu lực của công ước....................................................................... 29 CHƢƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ........................................................................... 30 3.1. Các quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề chống tham nhũng ............ 30 3.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 30 3.1.1.1. Khái niệm tham nhũng ...................................................................... 30 3.1.1.2. Các yếu tố tham nhũng ở Việt Nam ................................................... 31 3.1.1.3. Các hậu quả tham nhũng ở Việt Nam ............................................... 32 3.1.2. Cơ sở pháp lý................................................................................................... 35 3.1.2.1. Đối tượng tham nhũng ....................................................................... 35 3.1.2.2. Các hành vi tham nhũng .................................................................... 36 3.1.2.3. Nguyên tắc xử lý tham nhũng ............................................................ 38 3.1.2.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn........................................................................................................ 38 3.1.2.5. Biện pháp xử lý hành vi tham nhũng ................................................. 39 3.1.3. Cơ chế thực thi ................................................................................................ 44 3.1.3.1. Cơ chế phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, tổ chức liên quan đến chống tham nhũng.................................................................................... 44 3.1.3.2. Cơ chế tố cáo, phát hiện của nhân dân ............................................. 44 3.1.3.3. Cơ chế thanh tra, kiểm tra, của cơ quan nhà nước ........................... 45 3.1.4. Những bất cập của cơ sở lý luận và pháp lý ................................................. 46 3.1.4.1. Hành vi che giấu, thông đồng lẫn nhau trong cơ quan nhà nước .... 47 3.1.4.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ .................................................................... 47 3.1.4.3. Cơ chế tố giác hành vi tham nhũng của nhân dân chưa được đảm bảo .................................................................................................................. 49 3.1.5. Biện pháp phòng ngừa ................................................................................... 50 3.2. Mối liên hệ giữa Công ƣớc và quy định của Pháp luật Việt Nam ........................ 56 3.3. Thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng tại Việt Nam ................................................................................................................................... 57 3.3.1. Thực tiễn áp dụng ........................................................................................... 57 GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam 3.3.1.1. Tình hình chung về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về chống tham nhũng ............................................................................. 57 3.3.1.2. Một số vướng mắc trong vấn đề giải quyết chống tham nhũng ở Việt Nam ................................................................................................................ 58 3.3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng ở Việt Nam ..... 59 3.3.2.1. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về chống tham nhũng .............................................................................................................. 59 3.3.2.2. Ban hành hướng dẫn cụ thể trong vấn đề chống tham nhũng .......... 60 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nó đang lan rộng mạnh và đang dần trở thành tệ nạn làm cản trở đến sự phát triển của xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ. Với đà của sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ như ngày nay cùng với sự hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng thì các hành vi tham nhũng trở nên ngày càng tinh vi hơn, vì thế công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng cũng trở nên gay go, phức tạp. Trước tình hình đó, ở nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã có nhiều giải pháp đưa ra nhiều chương trình chống tham nhũng kể cả trong khu vực công lẫn khu vực tư nhân nhằm mục đích nhấn mạnh đến việc nghiên cứu các thực trạng, tìm nguyên nhân để đề ra các biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế tình trạng tham nhũng. Vì thế, từ đó có nhiều các văn bản chống tham nhũng từ nhiều quốc gia, tổ chức và có một văn bản quốc tế mang tính giá trị cao được nhiều nước trên thế giơi áp dụng để chống tham nhũng đó là Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 (UNCAC) và chính thức có hiệu lực vào tháng 12 năm 2005. Công ước này ra đời, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cùng nhau hợp tác chống tham nhũng của tất cả các quốc gia lại với nhau. Qua đó, cho ta thấy Liên Hợp Quốc (LHQ) đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Những nội dung trong Công ước có nhiều điểm tích cực trong vấn đề chống tham nhũng và đã dành được sự đồng tình của nhiều nước. Hiện nay, nước ta lại đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà chúng ta đã được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thì tình trạng tham nhũng ở một số bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên là rất lo ngại, đặc biệt là trong mối quan hệ giữa công chức nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng gây nên nhiều bức xúc trong dư luận xã hội. Vì vậy, chống tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách và hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay. Đảng và Nhà nước ta không chỉ khẳng định quyết tâm chống tham nhũng, mà còn đề ra nhiều biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu. Trong đó, việc ban hành văn bản pháp luật về chống tham nhũng là việc làm đúng đắn và cần thiết. Sau khi luật phòng chống tham nhũng năm 2005 được ban hành thì công tác phòng chống tham nhũng có nhiều điểm tiến bộ và có chuyển biến trong hành động nhưng nó vẫn chưa được rõ nét nên tình hình tham nhũng vẫn xảy ra ngày càng trầm trọng hơn, công tác chống tham nhũng vẫn chưa được cải thiện nhiều. Vì thế mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng chưa làm được. GVHD: Th.S Thạch Huôn 1 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Với những lý do trên, người viết muốn tập trung làm rõ thực trạng tham nhũng hiện nay ở một số nước trên giới trong đó có Việt Nam thông qua UNCAC cùng với các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm tìm ra các nguyên nhân, hình thức và những nhân tố làm hạn chế hiệu lực công tác phòng chống tham nhũng, đồng thời góp phần tìm phương hướng và giải pháp hữu hiệu để công tác phòng chống tham nhũng được hiệu quả. Đó là lý do, người viết chọn đề tài: “ Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài, người viết muốn làm rõ vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng được quy định trong công ước, thực tiễn áp dụng và các quy định của pháp luật Việt Nam. Qua đó, người viết rút ra những tồn tại, thiếu sót cần được khắc phục. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp trong việc đẩy lùi nạn tham nhũng cũng như tình hình, các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng nhằm ngăn chặn tham nhũng tiếp tục xảy ra. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu quy định của UNCAC và các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc phòng chống tham nhũng và đưa ra một số giải pháp để góp phần công tác chống tham nhũng được hiệu quả. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học pháp lý và các phương pháp như: nghiên cứu luật viết, so sánh để làm sáng tỏ, nội dung, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề chống tham nhũng được quy định trong công ước và quy định của pháp luật Việt Nam, phương pháp tổng hợp thống kê; sử dụng các chương trình tìm kiếm tài liệu…các thông tin sử dụng trong bài viết được thu nhập qua việc áp dụng phương pháp thu thập, chất lọc dữ liệu có liên quan. 5. Kết cấu đề tài Trong đề tài ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài được bố cục bằng ba chương: Phần mở đầu Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng Chƣơng 2: Cơ sở pháp lý của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng Chƣơng 3: Quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng Kết luận GVHD: Th.S Thạch Huôn 2 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG Tham nhũng là một mối nguy hại của xã hội, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của cả chế độ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trên nhiều mọi mặt lĩnh vực của xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, y tế… đến nhận thức của người dân. Do vậy, LHQ đã cho ra đời một văn bản pháp lý mang tính chống tham nhũng toàn cầu và được nhiều quốc gia công nhận, điều này đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của LHQ trong việc liên kết các quốc gia lại với nhau để giải quyết tham nhũng. Trong chương này, người viết sẽ nêu khái quát về tổ chức LHQ, đồng thời giới thiệu một số cơ sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của LHQ. Để từ đó, nhận thấy được vai trò của tổ chức này trong việc chống tham nhũng cũng như nhu cầu cần thành lập một tổ chức mang tính chuyên biệt về chống tham nhũng trong hợp tác quốc tế. 1.1 Sơ lƣợc về Liên hợp quốc 1.1.1 Lược sử thành lập Liên Hợp Quốc Quá trình thành lập LHQ là quá trình đấu tranh gay go, quyết liệt giữa những quan điểm khác nhau về xây dựng một tổ chức an ninh chung, nhằm duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, và phát triển hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực. Lịch sử đã cho thấy rằng, Liên Xô là một quốc gia có công sức đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển của tổ chức này. Quá trình thành lập tổ chức này trải qua những giai đoạn như sau: - Với ý định chuẩn bị cho thời kì hậu chiến của chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm loại trừ xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và đảm bảo một thế cân bằng mới trong quan hệ quốc tế mới sau chiến tranh, tại Hội nghị Maxcơva giữa các Bộ trưởng ngoại giao của ba quốc gia Liên Xô, Anh, Mỹ đã thông qua Tuyên bố chung về an ninh (sau đó Trung Quốc cũng kí), đã nói đến việc quyết định thành lập một tổ chức quốc tế mới nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Quyết định này, đã được khẳng định lại tại hội nghị cấp cao giữa ba Nguyên thủ quốc gia là: Liên Xô, Anh, Mỹ tại Teheran ngày 01/12/1943. - Tiếp theo đó là đến Hội nghị các chuyên viên tại Dumbarton Oaks – Mỹ từ ngày 21/08 đến 29/08/1944, đại diện của Liên Xô, Mỹ, Anh đã soạn thảo những đề xuất sơ bộ về việc thành lập tổ chức quốc tế chung nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Nhìn chung, về cơ bản đây là nền móng của Hiến chương sau này, tuy nhiên hội nghị chưa quyết định được một loạt vấn đề như thủ tục bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, quy chế của lãnh thổ quản thác, quy chế của Tòa án quốc tế… những vấn đề còn lại này, đã được giải GVHD: Th.S Thạch Huôn 3 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam quyết tại Hội nghị Yalta – Liên Xô giữa các nhà lãnh đạo các quốc gia đồng minh tháng 02/1945, Hội nghị Ianta đã ấn định nơi và ngày triệu tập để thông qua Hiến chương. - Cuối cùng tại Hội nghị San Francisco – Mỹ từ tháng 04 đến tháng 06/1945, Hiến chương đã được soạn thảo một cách hoàn chỉnh, và được 50 quốc gia kí ngày 26/6/1945 (Ba Lan không tham gia hội nghị, nhưng chỗ kí theo vần đã được giữ lại để ký sau). Hiến chương bắt đầu có hiệu lực ngày 24/10/1945 và vào ngày này hàng năm cả thế giới tổ chức kỷ niệm ngày thành lập LHQ. Tính đến nay, LHQ đã có 190 (191) quốc gia thành viên trong tổng số khoảng 240 (241) quốc gia trên thế giới, so với khi thành lập số lượng thành viên tăng thêm rất nhiều, trong thời điểm hiện nay, LHQ là một tổ chức quốc tế lớn nhất có số lượng thành viên tham gia nhiều nhất1. 1.1.2 Mục đích và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc Theo Hiến chương LHQ (1945), các quốc gia sáng lập đã quyết tâm thiết lập LHQ trở thành một tổ chức quốc tế toàn cầu với mục tiêu hàng đầu là đảm bảo một nền hòa bình và một trật tự thế giới bền vững. Theo đó thì tại Điều 1 của Hiến chương, LHQ được thành lập gồm có các mục tiêu như sau: - Mục tiêu hàng đầu là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó thì cần phải dùng những biện pháp tập thể có hiệu quả nhằm phòng ngừa và gạt bỏ mọi mối đe dọa hòa bình, trừng trị mọi hành động xâm lược hay phá hoại hòa bình khác, điều chỉnh hoặc giải quyết những vụ tranh chấp, những tình thế có tính chất quốc tế, có thể dẫn đến phá hoại nền hòa bình bằng biện pháp hòa bình theo đúng những nguyên tắc của công lý và của luật pháp quốc tế. Cơ quan phụ trách cho việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế là Hội đồng Bảo an được quy định tại Điều 24 của Hiến chương LHQ. - Mục tiêu thứ hai là phát triển những mối quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc dân tộc bình quyền, dân tộc tự quyết và dùng tất cả những biện pháp thích hợp khác để củng cố nền hòa bình thế giới. Bởi nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc được long trọng ghi nhận trong Hiến chương LHQ, tất cả các dân tộc đều có quyền tự do quyết định chế độ chính trị và theo đuổi sự phát triển về kinh tế, xã hội và văn hóa của mình mà không có bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài, nên tất cả các quốc gia có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền này, phù hợp với các điều khoản của Hiến chương để cùng nhau phát triển các mối quan hệ hữu nghị ngày càng khăng khít. - Mục tiêu tiếp theo nữa là thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo, trong việc khuyến khích phát triển và sự tôn trọng nhân quyền cùng những quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo. Cơ quan phụ trách mục tiêu này là 1 Kim Oanh Na, Giáo trình luật quốc tế, Khoa Luật – Đại học cần thơ, t.82. GVHD: Th.S Thạch Huôn 4 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Hội đồng kinh tế - xã hội (Economic and Social Council - ECOSOC). Nhằm tạo những điều kiện ổn định và những điều kiện đem lại hạnh phúc chung, cần thiết cho quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các nước dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, LHQ sẽ khuyến khích: + Nâng cao mức sống, đảm bảo cho mọi người đều có công việc ổn định, có những điều kiện tiến bộ và phát triển trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. + Giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn đề liên quan khác; cả sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục. + Tôn trọng và thực hiện quyền con người và quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, tôn giáo, ngôn ngữ. Trách nhiệm thực hiện những chức năng trên trước hết thuộc về Đại hội đồng LHQ. Theo Điều 60 Hiến chương LHQ thì Hội đồng kinh tế và xã hội đặt dưới quyền của Đại hội đồng và được Đại hội đồng giao cho trách nhiệm trực tiếp thực hiện các chức năng về kinh tế - xã hội của LHQ. Thiết nghĩ các quốc gia nên hợp tác lại với nhau trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế giới. Sự hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế là tư duy đúng đắn giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Để trở thành một trung tâm để phối hợp hành động của các nước nhằm để đạt được những mục đích trên, LHQ cùng với các nước thành viên hành động theo những nguyên tắc được ấn định tại Điều 2 – Hiến chương LHQ được tóm tắt lại như sau: Thông qua Hiến chương thì LHQ hoạt động theo 5 nguyên tắc cơ bản: + Nguyên tắc chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết. Điều này, không những đã được Hiến chương khẳng định tại Điều 2, khoản 1 và tại Điều 1, khoản 2 mà tại Điều 55 cũng nhắc lại nguyên tắc này mà LHQ phải tuân theo trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Như vậy, vấn đề độc lập, tự do và quyền tự quyết của các dân tộc được gắn liền với sự nghiệp hòa bình của LHQ, thừa nhận độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một nền hòa bình lâu dài và an ninh vững chắc trên toàn thế giới. + Nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước được quy định tại khoản 2, Điều 4 Hiến chương. Điều này cho ta thấy rằng LHQ đặc biệt lên án các cuộc chiến tranh xâm lược và tuyên bố chiến tranh xâm lược là tội ác quốc tế lớn nhất. + Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì quốc gia nào. Quy định tại khoản 7, Điều 2 của Hiến chương, lịch sử đã chứng tỏ không ít dẫn chứng rằng: những hành động can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác là những nguồn gốc gây GVHD: Th.S Thạch Huôn 5 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam nguy hại nhất cho tình trạng căng thẳng, những cuộc xung đột chiến tranh, phá hoại hòa bình và an ninh thế giới. Do đó, Hiến chương LHQ đề cao nguyên tắc này và đồng thời lên án những hành động can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. + Nguyên tắc giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp quốc tế quy định tại khoản 3, Điều 2 Hiến chương. Biện pháp hòa bình là cơ sở để LHQ giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình (Điều 33, Hiến chương LHQ) + Nguyên tắc chung sống hòa bình và nhất trí giữa các nước lớn. Có thể nói, đây là nguyên tắc có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bậc nhất đối với đời sống chính trị quốc tế. Một mặt, nó phản ánh thực tế tình hình chính trị thế giới, là sự thừa nhận thực tế về pháp lý sự bình đẳng giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau (nhất là lúc bấy giờ). Mặt khác, nguyên tắc chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau không phải chỉ dừng lại như một tuyên ngôn mà được đảm bảo trong thực tiễn, ở chỗ đó không để LHQ biến thành công cụ của một nhóm nước này hay một nhóm nước khác. Đó cũng chính là một kinh nghiệm lịch sử của các nước lớn từ trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, và kinh nghiệm đó có thể và cần thiết được tiếp tục trong thời kỳ hòa bình2. Các mục tiêu và nguyên tắc hoạt động trên của LHQ mang tính bao quát, phản ánh mối quan tâm toàn diện của các quốc gia. Hoạt động của LHQ trong gần 60 năm qua cho thấy trọng tâm chính của LHQ là duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và giúp đỡ sự nghiệp phát triển của các quốc gia thành viên. Ngoài hai cơ quan là Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế - xã hội LHQ còn có các cơ quan quan trọng như: Đại hội đồng, hội đồng quản thác (cơ quan này đã ngừng hoạt động), Tòa án quốc tế, Ban thư ký, và các cơ quan chuyên môn khác như: WTO, WHO, UNESCO, UNICEP, FAO… 1.1.3 Vai trò của Liên Hợp Quốc Ngoài vai trò chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới thì LHQ đã trở thành một diễn đàn hợp tác quốc tế đa phương, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới, nó giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế và xung đột giữa các quốc gia với nhau. LHQ ra đời góp phần thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế về mọi mặt lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,.. giữa các quốc gia thành viên với nhau. 2 Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên Hợp Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008, tr.32 -35. GVHD: Th.S Thạch Huôn 6 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam So với Hội Quốc Liên, LHQ chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu, đặc biệt là tính toàn diện: chương trình nghị sự không bó hẹp vào vấn đề duy trì hòa bình, an ninh, mà gồm cả việc thúc đẩy hợp tác vì phát triển kinh tế– xã hội của cộng đồng các dân tộc; bản thân hệ thống LHQ bao gồm hàng loạt các cơ quan, chương trình, quỹ, tổ chức chuyên môn tập trung vào mọi lĩnh vực đời sống của các quốc gia và quan hệ quốc tế ngoài lĩnh vực chính trị - quốc phòng, từ tiền tệ đến nông nghiệp, văn hóa, khoa học kĩ thuật… Tổ chức LHQ ra đời thực sự có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế trong gần 60 năm qua. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự xuất hiện của các hoạt động ngoại giao đa phương hiện đại, một bước ngoặt quyết định trong lịch sử phát triển của nền ngoại giao đa phương nói chung. Tuy nhiên, sự ra đời của LHQ và bản thân Hiến chương LHQ tất nhiên chưa đủ để bảo đảm sự bình đẳng hoàn toàn và triệt để giữa các quốc gia lớn nhỏ. Sự đóng góp của LHQ đối với hòa bình an ninh quốc tế trong gần 60 năm qua là rất đáng kể. Thực tế cho thấy trong nhiều vấn đề, nhiều sự kiện, LHQ không thể hiện được vai trò của mình hoặc có thể nói LHQ chưa làm tròn sứ mệnh của mình. Các siêu cường vẫn có vai trò to lớn và nhiều khi giữ vai trò quyết định trong quá trình ra quyết định của LHQ, đặc biệt là cơ cấu và cơ chế hoạt động của Hội đồng bảo an, Hiến chương LHQ và các cơ quan chuyên môn của LHQ3. Việt Nam cũng chính thức gia nhập vào tổ chức này vào ngày 20/07/1977, và trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. 1.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng 1.2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc Tham nhũng là một hiện tượng đang xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Nó xảy ra tại những quốc gia và khu vực rất khác biệt nhau về hệ tư tưởng, lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị, xã hội…và đã trở thành một vấn đề nhức nhối đối với sự phát triển quốc tế, đồng thời còn gây tác động xấu tới sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, là một biểu hiện cho sự yếu kém của các thể chế kinh tế, xã hội, chính trị… dẫn tới những hậu quả hết sức nặng nề. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề tham nhũng cũng như những nguyên nhân, hậu quả mà nó mang lại thì ta phải hiểu khái niệm của tham nhũng. 1.2.1.1 Khái niệm về tham nhũng Trước khi Công ước chống tham nhũng của LHQ được thông qua, trên thế giới đã có nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế lớn bàn về đấu tranh chống tham nhũng như : Hội nghị quốc tế lần thứ I về chống tham nhũng diễn ra tại Washington (Mỹ) năm 1983; Hội nghị 3 Xem: Báo điện tử Chính phủ, VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC nguồn: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgI d=123 [ngày truy cập 7/8/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 7 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam quốc tế bàn về các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng tại Bắc Kinh năm 1995. Từ các hội nghị này khái niệm tham nhũng là vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều nhất và nó được đưa ra với nhiều quan điểm khác nhau như: “Tham nhũng là sự lợi dụng quyền lực Nhà nước để trục lợi riêng”; hoặc “ Tham nhũng bao hàm trong nội dung của nó kể cả tệ nạn hối lộ (nấp dưới hình thức “thù lao” để quyến rũ người đang mắc nợ) và sự chiếm đoạt bất hợp pháp tài sản công cộng và biến tài sản đó thành của riêng cá nhân.”4 Công ước của LHQ về chống tham nhũng là kết quả của nhiều nỗ lực đàm phán nhưng cũng không đưa ra định nghĩa về tham nhũng, mà chỉ có một số điều khoản mô tả các loại hành vi tham nhũng, đồng thời yêu cầu các quốc gia trong điều kiện thực tế của mình có trách nhiệm nội luật hóa để xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng như: hối lộ, tham ô, biển thủ công quỹ hoặc hành vi của công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi… Công ước của LHQ về chống tham nhũng có tên tiếng Anh là:United Nations Convention Against Corruption. + Theo tiếng Anh, Corruption có nghĩa là: Sự hư, thối, mục nát, sự đồi bại, tội lỗi, hư hèn, sự mua chuộc, hối lộ…5 + Theo tiếng Pháp, la Corruption có nghĩa là: Sự làm hỏng, sự mua chuộc, sự hư hỏng, sự đồi trụy6. Theo giải thích của từ điển tiếng Anh và tiếng Pháp (nêu trên), chúng ta khó có sự hình dung và nhận thức đầy đủ về tham nhũng cũng như bản chất và đặc điểm của hành vi tham nhũng. Theo Rick Stapenhurst và Shahrzad Sedigh định nghĩa, thì tham nhũng được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất là sự lạm dụng quyền lực nhằm mục đích để đạt được lợi ích cá nhân của riêng mình hoặc vì lợi ích của một nhóm mà người ta phải trung thành với nó. Hiện nay thuật ngữ “tham nhũng” này không những thường được áp dụng nhất cho sự lạm dụng quyền lực công của các chính khách hay công chức nhà nước, mà nó còn được mô tả như một hình mẫu ứng xử mà chúng ta có thể dễ dàng thấy được ở hầu như mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.7 Theo Ngân hàng Thế giới và Cơ quan minh bạch quốc tế (Transparency International - TI) thì tham nhũng là một hiện tượng toàn cầu và cũng được định nghĩa là 4 GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, TS. Bùi Thanh Mai (chủ biên), phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội 2007, Tr.20. [ngày truy cập 14/9/2014]. 5 Võ Thiết Long,Trần Ngọc Hoàng, Từ điển Anh Việt, Nxb Thanh Niên, 2002, tr.377 6 Lê Thanh Phương và nhóm cộng tác, Từ điển Pháp-Việt, Việt-Pháp, Nxb Văn hóa thông tin, 2007, tr.197 [ngày truy cập 7/8/2014]. 7 Rick Stapenhurst và Sahr J. Kpundeh, Kiềm chế tham nhũng, hướng tới một mô hình xây dựng trong sạch quốc gia, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr.1 [ngày truy cập 7/8/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 8 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam hành vi “lạm dụng quyền lực nhà nước để trục lợi cá nhân”. Điều này cho chúng ta thấy rằng tham nhũng từ lâu đã ngấm ngầm bòn rút nền kinh tế một cách trầm trọng. Thực tế cho ta thấy, xã hội phát triển ổn định là có sự đóng góp tích cực của nền kinh tế bền vững và trong sạch không có tiêu cực xảy ra, và ngược lại nếu kinh tế chậm phát triển và không có một đường lối đúng đắn để khôi phục nó thì sẽ gây ra hậu quả khó lường. Đặc biệt là nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của người dân, và nguy cơ dẫn đến tình trạng một xã hội nghèo nàn là rất dễ xảy ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia. Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau để giải thích hành vi nguy hiểm này, nhưng nhìn chung đều cho chúng ta thấy một cách hiểu về tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực được thể hiện bằng những hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân hoặc cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào, gây thiệt hại cho tài sản của tập thể, của công dân, hoặc gây thiệt hại cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân. 1.2.1.2 Các yếu tố dẫn đến hành vi tham nhũng - Có thể nói, nghèo đói là gốc rễ, là nguyên nhân hàng đầu đã nuôi dưỡng cho tham nhũng phát triển nó tạo ra những động cơ tiêu cực ở các quan chức nhà nước, kể cả các doanh nhân và hộ gia đình. Trong thực tế tham nhũng trong cơ quan nhà nước thường cao hơn so các khu vực tư nhân, đó là bởi vì đồng lương của những vị này thường khá thấp so với khu vực kinh tế tư nhân và đôi khi nó lại là thu nhập mang tính không ổn định, thường xuyên, đồng thời họ lại phải đối mặt với nhiều nguy cơ đau ốm, tai nạn, lẫn cả thất nghiệp nên động cơ vòi vĩnh tiền bạc đối với những vị này là khá phổ biến. + Đối với doanh nhân, động cơ theo đuổi lợi nhuận thông qua tham nhũng là rất cao bởi vì họ luôn khan hiếm vốn, người lao động có kĩ năng thấp, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng thấp và kèm theo các điều kiện khác đã làm giảm cơ hội bước tiến trên thị trường. + Đối với hộ gia đình thì động cơ chi tiền hối lộ là rất lớn vì hàng hóa và dịch vụ thường hay khan hiếm (thuốc men) và các nhu cầu thiết yếu khác không được thỏa mãn. Từ đó, nó làm suy yếu các cơ chế thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ. Nó khiến cho mọi người luôn tập trung lo vào các cuộc mưu sinh nên họ có ít thời gian và sức lực để theo dõi tính minh bạch của chính phủ. Vì vậy, các cấp độ phát triển thấp làm giảm chất lượng giáo dục và trình độ dân trí và kéo theo đó là sự hạn chế khả năng của công dân trong việc theo dõi hoạt động của các quan chức chính phủ. Trong chính phủ, các cấp độ phát triển thấp cũng làm giảm nguồn lực dành để thực thi và duy trì các cơ chế theo dõi và giám sát. - Cơ chế làm việc không phù hợp với việc tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính phủ cũng tạo điều kiện để tham nhũng gia tăng. Sự thiếu minh bạch, cùng GVHD: Th.S Thạch Huôn 9 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam với cơ chế giám sát không phù hợp, thực thi pháp luật yếu kém và hệ thống bầu cử thiếu hiệu quả cũng làm giảm cơ hội phát hiện tham nhũng và thúc đẩy cách tính toán chi phí hiệu quả có lợi cho tham nhũng. - Trong một khung thể chế có khả năng giải trình yếu kém, dịch vụ dân sự thiếu chuyên nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tham nhũng phát triển. Hiện tượng lạm dụng chức quyền, ô dù, quan hệ quen biết đã hướng người lao động tới việc trao đổi các ưu đãi cá nhân nhằm thỏa mãn mong muốn của giới chủ hơn là hướng tới tăng cường tính hiệu quả và sự trả lương công bằng cho công việc của họ. - Sự tham gia quá sâu của cơ quan nhà nước vào nền kinh tế cũng tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển. Việc này sẽ trực tiếp tạo ra hàng loạt các chính sách có một khoảng cách giả tạo giữa cung và cầu, hoặc cho phép các quan chức tự làm theo ý muốn của mình cũng là nguồn gốc gây ra tham nhũng. - Sự tập trung hóa quyền lực kinh tế trong tay các tổ chức độc quyền tại một số nước đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi– là những chủ thể sẽ gây ảnh hưởng chính trị đối với chính phủ nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của cá nhân là nguyên nhân gây ra nguồn tham nhũng nghiêm trọng. Hiện tượng này đặc biệt đúng tại các nước có nguồn lực tự nhiên dồi dào, nơi mà các nhà độc quyền tư nhân ví dụ như về dầu mỏ và khí đốt có thể nắm trong tay quyền lực kinh tế và chính trị, dẫn tới các hình thức tham nhũng khác nhau như: trốn thuế, mở tài khoản hải ngoại, mua giấy phép, mua phiếu bầu và tìm mọi cách hạn chế cạnh tranh, hạn chế các nhà cung cấp khác gia nhập thị trường. Cách thức để giải quyết loại tham nhũng này là xóa bỏ độc quyền, dỡ bỏ các rào cản thị trường và khuyến khích cạnh tranh.8 Nhìn chung các nguyên nhân dẫn đến các hành vi tham nhũng vừa đề cập ở trên là điều xuất phát từ nhu cầu cuộc sống của người dân, từ viên chức, công chức hay cán bộ trong cơ quan nhà nước thì họ luôn mong muốn có một cơ chế đãi ngộ phù hợp để trang trải cuộc sống nên vấn đề cải cách tiền lương luôn là rất cần thiết. Ngoài ra, hệ thống thể chế nhà nước cần phải trong sạch và tăng cường tính minh bạch để công tác phòng chống tham nhũng hoạt động một cách hiệu quả để góp phần đẩy lùi nạn tham nhũng, xử lý nghiêm khắc các hành vi phạm tội. Có các giải pháp phù hợp để tạo thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao mức sống của người dân. 1.2.1.3 Hậu quả do tham nhũng gây ra Hiện nay, tham nhũng đã len lõi vào từng quốc gia trên thế giới, dù nước đó theo chế độ nào, thì tham nhũng vẫn tồn tại và sẽ bị nó kiềm hãm sự phát triển, sự sống còn, 8 Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 17, tr.18, tr.19 [ngày truy cập 07/08/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 10 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam đến nền văn minh của một quốc gia và dân tộc. Tham nhũng gây lãng phí lớn về nguồn tài nguyên kinh tế, làm lung lay cơ sở ổn định chính trị của một đất nước, phá hoại trực tiếp đến việc thực thi pháp luật, cản trở sự phát triển kinh tế, đầu độc không khí xã hội. - Tham nhũng có tác động rất tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh như: Các chính sách sai lầm, cùng với các tiến trình không được dự báo và chi tiêu công bị bóp méo đều làm tổn hại đến phát triển kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền sở hữu tài sản, giảm cạnh tranh, phân bổ nguồn lực không hiệu quả, làm cho cơ sở hạ tầng bị xuống cấp và làm giảm chi tiêu cho giáo dục. - Trong hoạt động kinh doanh, tham nhũng đòi hỏi mất nhiều thời gian cho công việc quản lý vì phải đàm phán nhiều hơn với các quan chức nhà nước. Kết quả là nó sẽ phá hoại đầu tư và buộc các doanh nghiệp phải tham gia vào nền kinh tế phi chính thức Khi việc tìm kiếm quan hệ mang lại nhiều lợi ích hơn so với hoạt động sản xuất thì việc phân bổ tài năng trong nền kinh tế sẽ không mang lại hiệu quả. - Ngoài ra, tham nhũng còn gây ra các bất lợi cho những người nghèo, đặc biệt đây là nhóm đối tượng sẽ phải gánh chịu các hậu quả nặng nề mà tham nhũng mang lại nhiều nhất cụ thể: các rào cản hành chính và quyền sở hữu tài sản bị suy yếu sẽ gây khó khăn cho người nghèo trong công cuộc thoát khỏi đói nghèo nhờ vào hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ. + Nó còn ngăn cấm người nghèo được trang bị các công cụ để thoát nghèo. Tại những nơi pháp luật yếu kém, họ không thể nhờ cậy vào hệ thống các cơ quan tư pháp để bảo vệ quyền lợi khi có sự việc phát sinh mà bản thân họ không thể giải quyết được. Nếu họ muốn được các cơ quan này giải quyết thì phải cam kết lâu dài với một hoạt động kinh tế mang lại một lợi ích cho họ. Đặc biệt, họ không thể đối phó được với các quan chức nhà nước sai phạm khi mà tiền bạc và quyền lực là những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới các quyết định tư pháp. + Các hoạt động bóp méo về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội và làm giảm thu nhập của những người nghèo. - Tham nhũng còn hủy hoại các hoạt động cung cấp dịch vụ công như: chăm sóc sức khỏe y tế, giáo dục đều là những dịch vụ rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của người nghèo. Kéo theo đó, là với các mức thu nhập của chính phủ thấp cộng với sự phân tán chi tiêu cho các hoạt động khác như giáo dục quốc phòng, sự rò rỉ vốn cũng như rò rỉ các nguồn cung trong hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế đã góp phần làm giảm giá trị của các dịch vụ công cộng. Tại những nơi mà quan chức đòi hỏi hối lộ để cung cấp các dịch vụ, thì những người nghèo thậm chí sẽ không được tiếp cận ngay cả với các dịch vụ có chất lượng thấp. GVHD: Th.S Thạch Huôn 11 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Tham nhũng còn tham gia hủy hoại các nỗ lực bảo vệ môi trường vì nó đã làm vô hiệu hóa các khoản tiền, các chính sách, hoặc các điều luật về thực hiện bảo vệ môi trường. Trong chính trị, tham nhũng làm xói mòn tính hợp pháp của những người đứng đầu thể chế và dẫn đến sự bất mãn của quần chúng đối với chế độ. - Ngoài ra, tham nhũng còn tạo điều kiện thuận lợi cho buôn lậu, rửa tiền và các tội phạm có tổ chức phát triển. Tham nhũng không chỉ góp phần làm suy yếu nền kinh tế chính trị, làm tăng sự bất bình đẳng, hủy hoại môi trường, tăng tính bất hợp pháp của các thủ lĩnh chính trị, tăng hoạt động các tội phạm có tổ chức và còn làm tăng tính phân cực trong xã hội, trong các trường hợp cực đoan, tham nhũng còn có thể làm nổ ra bạo động chính trị và xã hội9. 1.2.1.4 Cơ quan phụ trách chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc Cơ quan phụ trách chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc là Văn phòng về Ma túy và Tội phạm của LHQ (United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC). Cơ quan này hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ bao gồm: các Chương trình toàn cầu phòng, chống ma túy (sản xuất, buôn bán các tội phạm liên quan đến ma túy), chống tội phạm có tổ chức và xuyên quốc gia, chống buôn bán người, chống khủng bố, chống rửa tiền, và đặc biệt là còn có chức năng chống tham nhũng.10 Theo Điều 6 của UNCAC thì cơ quan phòng, chống tham nhũng là những cơ quan được thành lập bởi quốc gia thành viên đó, cơ quan này được thành lập phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình và phải có trách nhiệm phòng ngừa tham nhũng bằng các biện pháp như: - Thi hành các chính sách nói tại Điều 511, và khi thích hợp, giám sát và phối hợp việc thi hành những chính sách đó. - Nâng cao và phổ biến kiến thức về phòng ngừa tham nhũng. Các cơ quan này sẽ được chính quốc gia của mình đảm bảo sự độc lập cần thiết trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc cơ bản của nước mình nhằm giúp nó có thể thực hiện được chức năng của mình một cách có hiệu quả như việc cung cấp các phương tiện vật chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách cần thiết cũng như việc đào tạo đội ngũ này mà không phải chịu sự ảnh hưởng trái pháp luật nào. Điều 36 UNCAC thì nêu rõ ràng cụ thể về việc thành lập một hoặc một số cơ quan chuyên trách hoặc đội ngũ cán bộ đấu tranh chống tham nhũng thông qua việc thực thi 9 Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 14, tr.15 [ngày truy cập 07/08/2014]. 10 http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30690&cn_id=261944# [ngày truy cập 18/10/2014]. 11 Điều 5, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc [ngày truy cập 07/08/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 12 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam pháp luật, và đội ngũ cán bộ này sẽ được đào tạo và được cung cấp các phương tiện vật chất thích hợp để thực hiện nhiệm vụ theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia thành viên. Ví dụ: Ở Việt Nam thì có thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Ở Hồng Công (Trung Quốc) thì thành lập Ủy ban độc lập chống tham nhũng (ICAC) năm 1974. Tiếp đến là Singapo, đất nước có ít tham nhũng nhất trên thế giới, điển hình là Cục điều tra tham nhũng (CPIB)12. 1.2.2 Sự cấp bách của việc thành lập một tổ chức quốc tế chống tham nhũng toàn cầu 1.2.2.1 Nhu cầu hợp tác quốc tế về mức độ nghiêm trọng của chống tham nhũng xuyên quốc gia Hiện nay, tham nhũng không còn chỉ dừng lại ở biên giới của một quốc gia mà ngược lại nó đã trở thành vấn đề toàn cầu và có nhiều điểm chung giữa các nước khác nhau trên thế giới. Vì vậy, vấn đề hợp tác xuyên quốc gia để đẩy lùi ngăn chặn tình trạng này xảy ra là một việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi phải giải quyết tận gốc những nguyên nhân đã gây ra nó, đặc biệt là tham nhũng đã lan ra trên diện rộng thì công tác đấu tranh tham nhũng thông qua các hoạt động thanh tra và cưỡng chế cho từng trường hợp thì vẫn chưa đủ mạnh để khống chế tham nhũng. Thực hiện sự hợp tác quốc tế đa phương hoặc song phương giữa các quốc gia với nhau để góp phần ngăn chặn tham nhũng là rất cần thiết. Việc làm này nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong nền kinh tế, các minh bạch chính trị, tăng cường sự tham gia của xã hội dân sự vào các quá trình hoạch định, thực thi và theo dõi việc thực thi chính sách, khuyến khích các sáng kiến cải thiện năng lực. Các cải cách này tập trung vào mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội dân sự, hệ thống chính trị và hành chính công. Đó là tất cả những công việc cần phải làm để thực hiện chiến lược toàn diện nhằm đấu tranh chống tham nhũng có hiệu quả. Công việc hợp tác chống tham nhũng giữa các quốc gia thông qua việc liên kết các nghị viện lại với nhau, thiết nghĩ rằng đó là việc làm cần thiết và mang tính ưu việt. sự đại diện và hợp tác nghị viện ở cấp khu vực hoặc trên toàn cầu có thể hỗ trợ cho những nỗ lực chống tham nhũng của các nhà lập pháp. Tổ chức các nghị viện chống tham nhũng toàn cầu (GOPAC) và mạng lưới nghị viện trong Ngân hàng thế giới (PNoWB) đã chứng tỏ cho điều đó là đúng. Từ những hậu quả nghiêm trọng mà tham nhũng mang lại nên việc mở rộng hợp tác quốc tế chống tham nhũng là cần thiết. Theo ước tính của OECD mỗi năm trên thế 12 Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr. 65, tr. 68, tr. 81, tr.83. GVHD: Th.S Thạch Huôn 13 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam giới có khoảng 80 tỷ đô la Mỹ được trao tay nhờ vào tham nhũng, khiến nó trở thành một vấn đề có tính cạnh tranh toàn cầu cũng như là một vấn đề nội bộ, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa như ngày nay. Do đó, các công ước quốc tế cũng tăng cường cam kết chống tham nhũng. Việc kí kết các công ước chống tham nhũng khu vực và quốc tế đã tạo áp lực kép buộc phải tiến hành cải cách và bộc lộ các bước tiến trong đấu tranh chống tham nhũng. Việc theo dõi các bước tiến này là một đòi hỏi trong phần lớn các công ước. Công ước quốc tế lớn nhất trong vấn đề này là UNCAC, Công ước về chống hối lộ của các quan chức nhà nước nước ngoài của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Hiệp ước chống tham nhũng của Tổ chức nhà nước Châu Âu liên Mỹ, Hiệp ước về ngăn chặn và đấu tranh chống tham nhũng của Liên minh Châu Phi và sáng kiến chống tham nhũng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Ngân hàng phát triển Châu Á và OECD.13 1.2.2.2 Giải quyết và khắc phục các hậu quả từ sau tham nhũng xảy ra - Tăng cường năng lực thể chế tư pháp là phương thức chính để kiềm chế tham nhũng vì các quan chức cưỡng chế thi hành luật thường do các nhóm quyền lực giật dây, điều đó có nghĩa là các quan chức này, không có khả năng cưỡng chế thi hành luật mà chỉ hành động vì lợi ích của các nhóm quyền lực cụ thể. Như vậy, nhờ xây dựng năng lực và thực hiện việc giám sát, không chỉ tư pháp độc lập mà bộ máy lập pháp cũng có thể đảm bảo sao cho quyền hành pháp không bị lạm dụng và đưa ra hình phạt nếu nó bị lạm dụng. Bên hành pháp cũng có thể thực hiện theo dõi giám sát thông qua các cơ quan hoặc thể chế như Văn phòng thanh tra hay các cơ quan chống tham nhũng. - Một loạt các cải cách chống tham nhũng nữa là tập trung vào quản lý nội bộ các nguồn lực nhà nước nhằm giảm động cơ và cơ hội thực hiện hành vi tham nhũng. + Các cải cách này bao gồm: xây dựng chính quyền dựa trên người tài, thực hiện chế độ lương bổng phù hợp trong hành chính công, tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý tài khóa, tái cơ cấu phân phối dịch vụ và phân cấp các chức năng quản lý nhà nước. + Quản lý tài chính công khai và trong sạch đó có thể là: báo cáo chi tiết và đúng hạn các hoạt động tài chính, ngân sách nhất quán, cấm vượt chi tiêu ngân sách, minh bạch trong sử dụng chi tiêu công, thủ tục chi tiêu minh bạch và cạnh tranh. - Việc thu ngân sách cần phải công khai, thủ tục hải quan và xuất khẩu phải được cải cách để hướng tới giảm và đơn giản hóa các sắc thuế và hạn chế thương mại, đồng 13 Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 9, tr.50 [ngày truy cập 07/08/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 14 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam thời phải chuyên nghiệp hóa hoạt động thuế và hải quan. Việc nới lỏng kiểm soát và mở rộng các thị trường, khởi xướng cải cách thuế và cải thiện quản lý chi tiêu công cộng, cũng góp phần quan trọng trong phòng chống tham nhũng. - Việc cải cách tiền lương trong khu vực nhà nước và tư nhân có thể giảm bớt tham nhũng. Tuy nhiên, thay vào đó là cần có các cải cách toàn diện, ví dụ như tăng cường trách nhiệm giải trình đi kèm với cải cách tiền lương14. Việc đảm bảo được một mức tiền lương thỏa đáng, đủ sống cho công chức để họ không tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng các khoản hối lộ hay cưỡng đoạt. Việc này, cũng giúp được cho các cơ quan nhà nước thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng ở mức tối đa và hạn chế được tham nhũng. Ngoài các giải pháp chống tham nhũng ở trên thì việc giải quyết các vấn đề sau khi tham nhũng đã xảy ra bằng cách cưỡng chế nó là một trong những cách thức kém hiệu quả nhất để giảm vấn đề này. Tuy nhiên, việc phê chuẩn và cưỡng chế thực thi các bộ luật có thể có hiệu ứng răng đe mạnh mẽ, và là những yếu tố bổ sung cần thiết cho những nổ lực phòng ngừa khác. Những nghiên cứu tình huống đối với Tandania, Uganđa và Xiêra Lêôn đã làm nổi bật các cơ chế cưỡng chế và biện pháp pháp lý khác nhau để xử lý tham nhũng, từ những ủy ban đặc biệt có thẩm quyền điều tra (vay mượn nhiều kinh nghiệm của Hồng Công và Singapo) cho tới những bộ quy tắc ứng xử chịu ảnh hưởng mạnh của Hiến pháp. Nên các biện pháp pháp lý nhằm kiểm soát tham nhũng không cần phải phức tạp, nhưng phải đưa ra được những hình thức xử phạt mà chi phí của nó vượt quá lợi ích của tham nhũng. Để góp phần ngăn chặn và khắc phục tham nhũng một cách hiệu quả thì việc thành lập một tổ chức có nhiệm vụ điều tra hay xử phạt tham nhũng đòi hỏi sự đầu tư đầy đủ các phương tiện – cả con người và tài chính để tổ chức này hoàn thành được sứ mệnh của mình. Cùng với đó là sự cam kết của những đại biểu quốc hội cao cấp được bầu chọn và của những quan chức công cộng khác là rất quan trọng, như kinh nghiệm của Bôlivia, Hồng Công và Singapo đã chứng tỏ điều đó. Nếu những người cai trị một xã hội mà thiếu ý chí chính trị trong việc tránh tham nhũng và tạo ra biến đổi, thì những cải cách đó thực sự khó lòng thực hiện được và chắc chắn không thể duy trì.15 Tóm lại: Tham nhũng là một vấn đề rất nhạy cảm đối với xã hội hiện nay, nó là một trong một loạt các vấn đề của sự phát triển, cản trở sự tăng trưởng kinh tế, gây bất ổn chính trị, phân hóa giàu nghèo trong xã hội…liên hệ mật thiết đến đời sống của nhân dân nên việc kiểm soát và ngăn chặn tham nhũng xảy ra là công việc rất cấp bách đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài cùng những chiến lược đúng đắn và đặc biệt phải có được sự tin tưởng và ủng hộ của nhân dân, những chương trình chống tham nhũng quá tham vọng và 14 15 Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo,Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr.19, 23. Rick Stapenhurst, Sahr J. Kpundeh, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr. 7, tr.8, tr.9. GVHD: Th.S Thạch Huôn 15 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam luôn thay đổi một sớm một chiều thì công tác phòng chống tham nhũng sẽ không thành công. GVHD: Th.S Thạch Huôn 16 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG Tham nhũng là một mối nguy hại của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước và chế độ của nhiều quốc gia. Vì thế, UNCAC ra đời có ý nghĩa quan trọng nhằm khuyến khích các nước hợp tác lại với nhau để đẩy lùi, ngăn chặn tham nhũng xảy ra. Để tìm hiểu rõ nội dung Công ước phòng chống tham nhũng người viết sẽ tập trung phân tích những quy định trên ở chương này. 2.1 Công ƣớc chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 2.1.1 Nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự ra đời của công ước Trong những năm gần đây, cùng với xu thế toàn cầu hóa tham nhũng ngày càng lan rộng và trở thành vấn đề nhức nhối, đe dọa đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Quan chức tham nhũng ở quốc gia này thường chọn quốc gia khác để che giấu tài sản hoặc lẩn tránh sự trừng phạt của pháp luật khi bị phát hiện. Vì vậy, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia trên phạm vi quốc tế để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi này là một yêu cầu cấp thiết của cả cộng đồng quốc tế. Trong bối cảnh đó, ngày 04/12/2001, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết số 55/61 thành lập Ủy ban lâm thời về đàm phán soạn thảo Công ước về chống tham nhũng. Công ước được Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/01/2003 tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ).16 Từ tháng 2/2002 đến tháng 10/2003, Ủy ban soạn thảo Công ước đã họp 7 phiên với sự tham dự của trên 100 quốc gia và gần 30 tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ để thảo luận và xây dựng dự thảo Công ước. Tại nghị quyết số 57/169 ngày 18/12/2002, Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã chấp nhận đề nghị của Chính phủ Mê-hi-cô về việc đăng cai Hội nghị chính trị cao cấp về kí kết Công ước tại Thành phố Mêrida từ ngày 9/12 đến ngày 11/12/2003, sau đó là kí tại trụ sở New York đến ngày 9/12/2005. Hội nghị có 126 nước tham gia, trong đó, nước chủ nhà Mê-hi-cô tham gia cấp nguyên thủ quốc gia, đại đa số các nước cử đoàn do cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng làm trưởng đoàn. Tham dự Hội nghị với tư cách quan sát viên gồm đại diện các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc, 90 tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và tổ chức phi chính phủ17. Đến ngày 14/12/2005, Công ước có hiệu lực thi hành. Tính đến ngày 20/6/2010, Công ước có 143 nước là thành viên tham gia kí kết. Việt Nam cũng chính thức kí gia nhập Công ước này vào ngày 10/12/2003 và có bảo lưu kèm theo văn kiện phê chuẩn, đến ngày 18/9/2009 Công ước này có hiệu lực thi hành với Việt Nam. Theo thông tin của Liên Hợp quốc, UNCAC là một trong 19 điều ước quốc tế trực tiếp về các vấn đề hình sự (Penal Matters) được đăng 16 17 Hoàng Phước Hiệp, Đặc san tuyên truyền pháp luật, số 09/2010, năm 2010, tr.1, [ngày truy cập 19/8/2014]. http://ttt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=358&id=80 [ngày truy cập 19/8/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 17 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam ký lưu chiểu tại Liên Hợp quốc. Việc này cho thấy, Công ước là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế quan tâm, tạo cơ sở cho việc hợp tác có hiệu quả trong phòng ngừa và chống tham nhũng. 2.1.2 Nội dung công ước Cấu trúc chung của Công ước gồm có: Lời nói đầu, 8 chương, 71 Điều, cụ thể: Chương 1: Những quy định chung; Chương 2: Các biện pháp phòng ngừa; Chương 3: Hình sự hóa và thực thi pháp luật; Chương 4: Hợp tác quốc tế; Chương 5: Thu hồi tài sản; Chương 6: Hỗ trợ kĩ thuật - trao đổi thông tin; Chương 7: Các cơ chế thi hành Công ước; Chương 8: Các điều khoản cuối cùng. 2.1.2.1 Mục đích Công ước Lời nói đầu ghi nhận tính chất nguy hiểm, mức độ nghiêm trọng và những hậu quả tiêu cực do tham nhũng gây ra đối với sự ổn định chính trị, an ninh xã hội, xói mòn thể chế các giá trị dân chủ, đạo đức, công lý và gây tổn hại đến sự phát triển bền vững và chế độ của các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế. Vì vậy, các quốc gia cần phải quyết tâm phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng bằng hệ thống các biện pháp toàn diện, đa dạng và hữu hiệu. Đồng thời, các quốc gia thành viên tham gia Công ước cần phải tăng cường hợp tác quốc tế về phòng và chống tham nhũng thông qua hợp tác, điều tra, truy tố, trao đổi thông tin, thu hồi tài sản, trợ giúp kĩ thuật, gồm cả hỗ trợ tăng cường năng lực thể chế nhằm ngăn ngừa và kiểm soát tham nhũng là yêu cầu cấp thiết. Ngoài ra, Công ước còn thừa nhận các nguyên tắc về việc bảo đảm đúng các thủ tục trong các hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hoặc hành chính liên quan đến việc phán quyết các quyền tài sản, đồng thời cũng ghi nhận các nguyên tắc quản lý đúng đắn công vụ như về tài sản công, công bằng, trách nhiệm và sự bình đẳng trước pháp luật cũng như sự cần thiết phải bảo đảm sự liêm chính và khuyến khích việc xây dựng văn hóa chống tham nhũng. Tại Điều 1 của Công ước có tuyên bố về mục đích rằng: “Mục đích chung nhất của Công ước là hình thành một khuôn khổ pháp lý toàn cầu tạo điều kiện cho sự hợp tác quốc tế và trợ giúp kĩ thuật, kể cả việc thu hồi tài sản giữa các quốc gia trong hoạt động phòng, chống tham nhũng thông qua việc tăng cường hệ thống các biện pháp phòng và chống hữu hiệu. Hơn nữa tuyên bố còn nhấn mạnh mục đích sự liêm chính trong chế độ làm việc và quản lý đúng đắn công vụ cùng với tài sản công”. Điều này, cho ta thấy các mục đích của GVHD: Th.S Thạch Huôn 18 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Công ước luôn nhấn mạnh và thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về chống tham nhũng cùng với các biện pháp hữu hiệu, đồng thời quy định trách nhiệm trong việc quản lý tài sản của nhà nước một cách đúng đắn, liêm chính. 2.1.2.2 Các đối tượng tham nhũng Theo quy định tại Điều 2 của Công ước thì các đối tượng sau đây dễ phát sinh tham nhũng, đó là: Công chức: là bất kỳ người nào giữ chức vụ về lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp của một Quốc gia thành viên do được bầu hay bổ nhiệm, làm việc không thời hạn hoặc có thời hạn, được trả lương hay không được trả lương, bất kể cấp bậc của người đó. Hoặc là bất kì người nào thực hiện chức năng nhà nước, kể cả cho cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước, hoặc cung cấp một dịch vụ công, theo quy định trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó, và bất kỳ người nào được định nghĩa là “công chức” trong pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, đối với một số biện pháp cụ thể được quy định trong Chương II của Công ước này thì “công chức” có nghĩa là bất kì người nào thực hiện chức năng nhà nước hay cung cấp một dịch vụ công như được định nghĩa trong pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và được áp dụng trong lĩnh vực pháp luật liên quan của quốc gia thành viên đó. Công chức nước ngoài: có nghĩa là bất kì người nào giữ một chức vụ về lập pháp, hành pháp, hành chính hay tư pháp của một quốc gia nước ngoài, bất kể do bầu hay được bổ nhiệm; và bất kì người nào thực hiện một chức năng nhà nước cho một quốc gia nước ngoài, kể cả cho cơ quan hay doanh nghiệp nhà nước. Công chức của tổ chức quốc tế công: có nghĩa là công chức dân sự quốc tế hoặc bất kì người nào khác được một tổ chức quốc tế như vậy ủy quyền hoạt động nhân danh tổ chức đó. Tóm lại, công chức, công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công là những người có vị trí việc làm nhất định trong cơ quan nhà nước, thông qua việc bầu hay bổ nhiệm, có hưởng lương hay không hưởng lương mà được Công ước quy định là tùy theo pháp luật quốc gia mà nước đó họ định nghĩa là các loại nhóm công chức. 2.1.2.3 Các hành vi tham nhũng Các hành vi tham nhũng sau đây được Công ước đặt nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên phải hình sự hóa từ Điều 15 đến Điều 25 và sẽ được quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và biện pháp cần thiết để quy định thành tội phạm như sau: - Hành vi hối lộ công chức quốc gia, công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công, và hành vi lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi khi thực hiện một cách cố ý là các hành vi sau đây: GVHD: Th.S Thạch Huôn 19 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam + Hứa hẹn, chào mời hay cho, trực tiếp hay gián tiếp, công chức, công chức nước ngoài hoặc công chức của tổ chức quốc tế công một lợi ích không chính đáng cho bản thân công chức ấy hay cho một người hoặc người hay tổ chức khác, để công chức đó làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ, nhằm có được hoặc duy trì công việc kinh doanh hay lợi thế không chính đáng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh quốc tế. + Hành vi đòi hoặc chấp nhận một cách trực tiếp hay gián tiếp của công chức một lợi ích không chính đáng cho bản thân họ hay cho người hay cho tổ chức khác, để công chức đó làm hoặc không làm một việc trong quá trình thi hành công vụ. - Hành vi lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi là hành vi lợi dụng sự ảnh hưởng của mình để công chức nhằm làm một việc có lợi ích hoặc làm bất kì lợi ích không chính đáng cho chính bản thân người đó hay người khác thông qua các biểu hiện như hứa hẹn, chào mời hay cho một cách trực tiếp hay gián tiếp từ một cơ quan hành chính hay cơ quan công quyền của quốc gia thành viên. - Hành vi tham ô, biển thủ chiếm đoạt tài sản của công thành của riêng mình hoặc cho người khác hay tổ chức từ công quỹ, tư quỹ hoặc chứng khoán hay bất cứ những thứ có giá trị mà công chức này được giao quản lý ở địa vị mình đang nắm giữ. - Lạm dụng chức năng là hành vi phạm tội khi được thực hiện một cách cố ý. Đó là hành vi vi phạm pháp luật, hành động hoặc không hành động, của một công chức lạm dụng chức năng hay vị trí của mình, khi thi hành công vụ nhằm mục đích đạt được một lợi ích không chính đáng cho bản thân, cho người hay tổ chức khác. - Làm giàu bất hợp pháp có nghĩa là tài sản của một công chức tăng đáng kể so với thu nhập hợp pháp của công chức mà công chức này không giải thích được một cách hợp lý về lý do tăng đáng kể như vậy, đây là hành vi được thực hiện một cách cố ý. - Hối lộ trong khu vực tư là một hành vi được thực hiện một cách cố ý trong hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại: Đây là hành vi vi phạm nhiệm vụ của người điều hành hay đang làm việc ở bất kì cương vị nào cho tổ chức thuộc khu vực tư vì lợi ích của chính người đó hay của người hoặc tổ chức khác bằng cách làm hoặc không làm một việc gì thông qua các hành vi hứa hẹn, chào mời hay cho một lợi ích không chính đáng bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. - Biển thủ trong khu vực tư là hành vi người điều hành hay làm việc ở bất kì cương vị nào, cho tổ chức thuộc khu vực tư biển thủ tài sản, quỹ tư hoặc chứng khoán hoặc bất kì thứ gì khác có giá trị mà người này được giao quản lý do vị trí của mình, hành vi này được thực hiện một cách cố ý trong quá trình hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại. GVHD: Th.S Thạch Huôn 20 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Tẩy rửa tài sản do pham tội mà có18 là hành vi được thực hiện một cách cố ý, khi được các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình quy định là tội phạm như sau: + Chuyển đổi hay chuyển nhượng tài sản, dù đã biết đó là tài sản do phạm tội mà có, nhằm che dấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản đó hoặc nhằm giúp đỡ bất kì ai có liên quan đến việc thực hiện tội phạm gốc để lẩn tránh trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của người này; + Che dấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, sự chuyển nhượng, sự vận chuyển hoặc sở hữu hoặc các quyền liên quan đến tài sản, dù đã biết tài sản đó do phạm tội mà có; + Phụ thuộc vào các khái niệm căn bản của hệ thống pháp luật quốc gia mình; + Nhận, sở hữu hoặc sử dụng tài sản, mà tại thời điểm đã nhận biết rằng tài sản đó do phạm tội mà có. + Tham gia, phối hợp hoặc có âm mưu thực hiện hành vi, cố gắng thực hiện hành vi hay giúp sức, xúi bẩy, tạo điều kiện thuận lợi và bày mưu để thực hiện bất kì tội phạm nào quy định tại Điều này. - Che dấu là hành vi tiếp tục chiếm giữ tài sản dù biết rằng tài sản đó có được là từ thực hiện bất kì tội phạm nào được quy định theo Công ước và nếu hành vi đó được thực hiện một cách cố ý sau khi tội phạm nói trên được thực hiện dù người thực hiện hành vi không tham gia vào tội phạm đó. - Tội cản trở hoạt động tư pháp là hành vi dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa hay hứa hẹn, chào mời hay cho một lợi ích không chính đáng để có lời khai gian dối hoặc để can thiệp vào việc khai báo hay việc đưa ra chứng cứ trong thủ tục tố tụng liên quan đến việc phạm các tội được quy định theo Công ước khi được thực hiện một cách cố ý. - Hành vi dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa cản trở việc thi hành công vụ của viên chức tư pháp hay viên chức thực thi pháp luật liên quan đến việc thực hiện tội phạm được quy định theo Công ước. Không quy định nào trong khoản này gây phương hại đến quyền của các quốc gia thành viên ban hành các quy định bảo vệ công chức thuộc lĩnh vực khác. Tóm lại, tất cả các hành vi tham nhũng trên đều mang tính chiếm đoạt tài sản công bằng nhiều hình thức, thủ đoạn nhằm gây khó khăn cho công tác phòng chống tham nhũng của các quốc gia. Vì vậy, việc đưa ra các biện pháp chế tài các hành vi tham nhũng ở trên là thật sự cần thiết và đúng đắn. 18 Điều 23, khoản 1, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003. GVHD: Th.S Thạch Huôn 21 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam 2.1.2.4 Các hình thức chế tài tham nhũng Công ước quy định các tội phạm liên quan đến tham nhũng sẽ được áp dụng các hình thức chế tài bằng các biện pháp sau: - Đầu tiên, là việc truy tố, xét xử và chế tài.19 Đối với hình thức này, mỗi quốc gia thành viên sẽ phải đảm bảo cho các tội phạm được quy định theo Công ước này như sau: + Phải chịu những hình phạt có tính đến mức độ nghiêm trọng và không được làm phương hại đến quyền quyết định kỷ luật của các cơ quan chức năng đối với công chức. + Áp dụng các biện pháp cần thiết để thiết lập hoặc duy trì, phù hợp với hệ thống pháp luật và các nguyên tắc hiến định của mình, cân bằng hợp lý giữa quyền miễn trừ hoặc đặc quyền tư pháp dành cho đội ngũ công chức để thực hiện nhiệm vụ và khả năng, khi cần thiết để điều tra, xét xử một cách có hiệu quả các tội phạm đã được quy định. + Cố gắng đảm bảo các quyền thực thi pháp luật một cách độc lập theo quy định của pháp luật nước mình liên quan đến việc truy tố người thực hiện tội phạm được quy định theo Công ước đều được thực hiện để tối đa hóa hiệu quả của các biện pháp thực thi pháp luật xử lý các tội phạm đó và tôn trọng đúng mức sự cần thiết phải ngăn chặn nó. + Căn cứ vào pháp luật quốc gia và tôn trọng đúng mức quyền bào chữa, mỗi quốc gia thành viên sẽ có các biện pháp thích hợp để đảm bảo các điều kiện đặt ra đối với những quyết định miễn việc tạm giam trong thời gian chờ xét xử hoặc kháng án phải tính đến yêu cầu đảm bảo sự có mặt của bị cáo trong quá trình tố tụng hình sự sau đó. + Mỗi quốc gia thành viên cần phải tính đến mức độ nghiêm trọng của tội phạm có liên quan khi cân nhắc thực hiện của việc tha trước thời hạn hay ân xá người bị kết án về tội phạm này. Trong phạm vi cho phép bởi các nguyên tắc căn bản của hệ thống pháp luật quốc gia, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét việc thiết lập các thủ tục mà thông qua đó một công chức bị buộc tội có hành vi phạm tội được quy định theo Công ước này có thể, khi thích hợp bị cách chức, đình chỉ hoặc điều động công tác bởi cơ quan có thẩm quyền, song, cần tôn trọng nguyên tắc suy đoán vô tội. + Trường hợp được phép, căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và phạm vi cho phép bởi các nguyên tắc căn bản của hệ thống pháp luật quốc gia, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét thiết lập các quy trình để tước bỏ, theo lệnh của tòa án hoặc theo bất kì cách thức thích hợp nào khác, trong thời hạn do pháp luật quốc gia quy định, quyền của người bị kết án về các tội phạm quy định trong Công ước được giữ một chức vụ công và giữ một chức vụ trong một doanh nghiệp Nhà nước sở hữu toàn bộ hay một phần. Không quy định nào trong Công ước này ảnh hưởng đến nguyên tắc là việc quy định tội phạm được quy định theo Công ước này và các quy định về bào chữa hay các nguyên tắc pháp lý khác về tính 19 Điều 30, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003. GVHD: Th.S Thạch Huôn 22 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam hợp pháp của hành vi phải được dành cho pháp luật quốc gia của quốc gia thành viên và các tội phạm này phải bị truy tố và xử phạt theo quy định của pháp luật quốc gia đó. - Hình thức phong tỏa, tạm giữ và tịch thu20 các loại tài sản phạm tội gốc cùng với các trang thiết bị, kể cả tài sản hợp pháp bị trộn lẫn với tài sản bất hợp pháp và một số tài sản bị biến đổi, hoặc chuyển đổi một phần hay toàn bộ thành tài sản khác và các thu nhập hoặc lợi ích khác có được từ tài sản do phạm tội mà có. Đồng thời để đảm bảo mục đích tịch thu, Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp phong tỏa và tạm giữ khi cần thiết. - Bồi thường thiệt hại cũng có thể được xem là hình thức chế tài tham nhũng, tùy theo nguyên tắc pháp luật của mỗi quốc gia, mà các tổ chức hoặc những người chịu thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra có quyền được khởi kiện tổ chức hoặc người có trách nhiệm đối với những thiệt hại này để đòi bồi thường.21 Sau khi phát hiện tham nhũng xảy ra thì việc thu hồi lại mọi tài sản, phương tiện, công cụ có được hoặc liên quan tới tham nhũng là biện pháp luôn được triển khai nhanh chóng nhằm mục đích phục vụ cho công tác điều tra tham nhũng được thuận lợi. Tại chương V của Công ước quy định việc hoàn trả tài sản là mục đích và nguyên tắc cơ bản của Công ước. Vì vậy, đối với vấn đề này, các quốc gia thành viên cần phải dành cho nhau sự hợp tác và trợ giúp tối đa. Trên cơ sở đó Công ước quy định các biện pháp toàn diện nhằm tăng cường hiệu quả thu hồi tài sản có được do hành vi tham nhũng. 2.1.2.5 Các biện pháp phòng ngừa Phòng ngừa đóng vai trò thiết yếu trong đấu tranh chống tham nhũng, giúp ngăn ngừa hành vi, tăng cường khả năng phát hiện và khắc phục hậu quả tham nhũng. Vì vậy, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được Công ước quy định ở chương II, mà các quốc gia thành viên cần xây dựng, thực hiện hoặc duy trì các chính sách chống tham nhũng hiệu quả và đồng bộ. Biện pháp được ghi nhận trong Công ước mang tính phòng chống tham nhũng cao đó là: biện pháp công khai, minh bạch tài sản. - Minh bạch trong việc mua sắm, quản lý tài chính của nhà nước22, kể cả sổ sách kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính hoặc các tài liệu khác liên quan đến thu, chi công, và phòng ngừa việc giả tạo những tài liệu này. Việc thực hiện tốt công tác đảm bảo minh bạch trong mua sắm và quản lý tài chính công sẽ góp phần ngăn ngừa tham nhũng hiệu quả. Ngoài việc đảm bảo sự minh bạch tài sản thì vấn đề báo cáo công khai minh bạch trong quản lý hành chính cũng rất cần thiết. Công khai cả về tổ chức, quá trình thực hiện và ra quyết định hành chính. 20 Điều 31, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003. Điều 35, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. 22 Điều 9, khoản 3 Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. 21 GVHD: Th.S Thạch Huôn 23 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Hoạt động truy tố, xét xử tham nhũng là một biện pháp chống tham nhũng hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhất. Do đó, vấn đề tăng cường tính liêm khiết cho cán bộ tòa án thông qua bộ quy tắc ứng xử và phòng ngừa tham nhũng đến với những đối tượng này rất quan trọng. Vì vậy, Điều 11, Công ước ghi nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo tính độc lập trong hoạt động xét xử của Tòa án. Trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia mà các quốc gia thành viên áp dụng. Những biện pháp có tác dụng tương tự cũng cần được xem xét áp dụng đối với cán bộ của cơ quan công tố. - Liên quan đến khu vực tư23 cần phải: tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư. Đồng thời, áp dụng các biện pháp chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự một cách có hiệu quả nhằm răn đe đối với những hành vi không tuân thủ biện pháp này. + Việc này có tác dụng nhằm phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng, có tác dụng đảm bảo cho các doanh nghiệp tư nhân tuân thủ đầy đủ quy trình về kiểm toán, các báo cáo tài chính, các tài khoản và chứng nhận. + Nhằm mục đích phòng ngừa tham nhũng, phù hợp với pháp luật nước mình về sổ sách, chứng từ, công khai báo cáo tài chính và tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán, mỗi Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp cần thiết để cấm những hành vi sau đây: Lập tài khoản ngoài sổ sách, tiến hành giao dịch ngoài sổ sách hoặc giao dịch không được xác minh thỏa đáng, lập chứng từ khống, đưa vào sổ sách những khoản nợ mà xác định sai đối tượng nợ, dùng giấy tờ, chứng từ giả và cố tình hủy tài liệu sổ sách trước thời hạn do pháp luật quy định. Phòng chống tham nhũng là công việc lâu dài, vì vậy, việc phòng ngừa trong khu vực tư cũng rất là cần thiết. - Việc thúc đẩy sự tham gia của xã hội24 như sự chủ động của các cá nhân, tổ chức ngoài khu vực công, xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, cơ quan truyền thông, báo chí, trường đại học vào công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng một cách toàn diện là việc làm rất cần thiết và đúng đắn, vì sự tham gia chủ động, tích cực của xã hội sẽ mang lại nhiều tích cực thực tế trong công tác chống tham nhũng. - Chống rửa tiền25 là một biện pháp phòng ngừa, phát hiện, khắc phục hậu quả tham nhũng một cách hữu hiệu. Theo Công ước trong phạm vi thẩm quyền của mình mỗi quốc gia thành viên cần phải thiết lập một cơ chế giám sát và điều tiết toàn diện trong nước đối với các ngân hàng, các định chế tài chính phi ngân hàng, kể cả các cá nhân hay pháp nhân cung cấp dịch vụ chính thức hoặc không chính thức về chuyển tiền hoặc vật có 23 Điều 12, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. Điều 13, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. 25 Điều 14, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. 24 GVHD: Th.S Thạch Huôn 24 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam giá trị, và khi thích hợp, cả những cơ quan khác đặc biệt dễ liên quan đến rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mọi hình thức rửa tiền; cơ chế điều tiết và giám sát này phải nhấn mạnh đến các yêu cầu về xác định khách hàng và cả người sở hữu hưởng lợi khi thích hợp, lưu giữ hồ sơ và báo cáo về các giao dịch đáng ngờ. + Đồng thời, xem xét thành lập một đơn vị tình báo tài chính để hoạt động như một trung tâm quốc gia để thu nhập, phân tích và phổ biến thông tin về hoạt động rửa tiền tiềm tàng và cần áp dụng các biện pháp khả thi nhằm kiểm soát, phát hiện việc di chuyển tiền mặt và tài sản qua biên giới quốc gia, nhưng không được gây trở ngại đối với các dòng vốn hợp pháp, có thể bao gồm việc yêu cầu báo cáo về việc chuyển qua biên giới những lượng tiền mặt lớn và vật có giá trị, tăng cường hợp tác nhằm đấu tranh chống rửa tiền. + Ngoài ra, việc thiết lập cơ chế quản lý, giám sát theo cấp tổ chức khu vực, liên khu vực và hợp tác đa phương là một sáng kiến chống rửa tiền hiệu quả. Vì vậy, việc thúc đẩy hợp tác song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu giữa các cơ quan tư pháp, thực thi pháp luật và giám sát tài chính nhằm đấu tranh chống rửa tiền cũng đều là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay. 2.1.3 Khả năng áp dụng Từ khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua, UNCAC đã nhận được sự đồng tình của nhiều quốc gia, các tổ chức khu vực, phi chính phủ cùng kí kết. Điều này thể hiện khả năng áp dụng của Công ước được thực hiện rộng rãi trên quốc tế. Hiệu quả này được thể hiện qua nhu cầu hợp tác chống tham nhũng giữa các nước với nhau cùng với các biện pháp hỗ trợ kĩ thuật và trao đổi thông tin đã cho ta thấy tầm quan trọng của nhu cầu hợp tác chống tham nhũng giữa các quốc gia với nhau luôn là cần thiết. 2.1.3.1 Hợp tác quốc tế Hợp tác quốc tế trong phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với các tội phạm tham nhũng là một nội dung quan trọng của Công ước. Vì vậy, tại khoản 1, Điều 43 của Công ước có quy định nghĩa vụ chung về vấn đề hợp tác quốc tế như sau: các quốc gia thành viên sẽ hợp tác về các vấn đề hình sự theo quy định tại các Điều từ Điều 44 đến Điều 50 của Công ước này. Khi thích hợp và phù hợp với hệ thống pháp luật của quốc gia mình, các quốc gia thành viên sẽ xem xét trợ giúp cho nhau trong việc điều tra, tố tụng các vấn đề dân sự và hành chính liên quan đến tham nhũng. - Hợp tác quốc tế trong việc dẫn độ26 tội phạm là các tội phạm tham nhũng, kể cả trong trường hợp phạm vi đó không bị trừng phạt theo pháp luật quốc gia. Phạm vi dẫn độ nói trên được coi là một nội dung của các Hiệp định dẫn độ hiện hành giữa các quốc gia thành viên đã được kí kết với nhau. 26 Điều 44, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. GVHD: Th.S Thạch Huôn 25 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam + Việc dẫn độ phải dựa trên hiệp định dẫn độ, trong trường hợp không có hiệp định thì các bên có thể coi Công ước là căn cứ pháp lý quốc tế cho việc dẫn độ. Tại thời điểm phê chuẩn, công nhận, thông qua hoặc gia nhập Công ước, các quốc gia thành viên phải thông báo cho Tổng Thư ký LHQ về việc có chấp nhận Công ước làm căn cứ pháp lý cho việc dẫn độ hay không. Nếu các quốc gia thành viên không chấp nhận, Công ước khuyến nghị các bên ký Hiệp định dẫn độ để thực hiện điều khoản về dẫn độ của Công ước. + Không điều khoản nào trong Công ước này được hiểu là bắt buộc dẫn độ nếu quốc gia thành viên được yêu cầu dẫn độ có cơ sở đầy đủ để tin rằng yêu cầu dẫn độ đó nhằm mục đích truy tố hay trừng phạt một người vì lý do giới tính, chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nguồn gốc sắc tộc hay quan điểm chính trị của người đó hoặc việc đáp ứng yêu cầu dẫu có thể gây tổn hại đến tình thế của người đó vì lý do nào nói trên. + Các quốc gia thành viên không được từ chối yêu cầu dẫn độ chỉ dựa trên lý do duy nhất là tội phạm đó cũng được coi là có liên quan đến các vấn đề tài chính. Trước khi từ chối dẫn độ, các quốc gia thành viên được yêu cầu khi thích hợp sẽ thảo luận với quốc gia thành viên yêu cầu để tạo điều kiện cho quốc gia này được trình bày quan điểm của mình và cung cấp thông tin về việc buộc tội đó. Đồng thời, Công ước khuyến khích các quốc gia thành viên ký kết các hiệp định song phương, đa phương về dẫn độ hoặc tăng cường hiệu quả hoạt động dẫn độ. - Chuyển giao người bị kết án cũng là Điều được ghi nhận trong Công ước trong vấn đề hợp tác quốc tế. Theo Điều này thì các quốc gia thành viên sẽ xem xét khả năng chuyển giao cho nhau vụ án hình sự nhằm truy tố một tội phạm được quy định theo Công ước này, nếu việc chuyển giao đó được coi là có lợi cho việc thi hành công lý, đặc biệt là trong các trường hợp liên quan đến quyền tài phán của nhiều nước, việc này nhằm mục đích làm cho việc truy tố được tập trung. - Tương trợ pháp lý27 là việc các quốc gia thành viên sẽ dành cho nhau sự hỗ trợ pháp lý tối đa liên quan đến điều tra, truy tố và xét xử những loại tội phạm được quy định trong Công ước. Tương trợ pháp lý được thực hiện ở mức độ cao nhất có thể theo các luật, điều ước, hiệp định và thỏa thuận tương ứng của quốc gia thành viên được yêu cầu liên quan tới việc điều tra, truy tố và xét xử đối với các loại tội phạm mà một pháp nhân có thể phải chịu trách nhiệm ở quốc gia thành viên yêu cầu theo Điều 26 của Công ước. Các khoản từ 9 đến 29 của Điều 46 này áp dụng đối với các yêu cầu được lập căn cứ theo điều này nếu giữa các quốc gia hữu quan không có điều ước về tương trợ pháp lý. Nếu giữa các quốc gia có điều ước về tương trợ pháp lý thì các quy định tương ứng của điều ước đó sẽ được 27 Điều 46, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003. GVHD: Th.S Thạch Huôn 26 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam áp dụng trừ khi các quốc gia thành viên thỏa thuận áp dụng các khoản từ 9 đến 29 của Điều này để thay thế28. Qua đó cho ta thấy, Công ước khuyến khích mạnh mẽ các quốc gia thành viên áp dụng các khoản này nếu chúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác. Việc tương trợ pháp lý sẽ không được từ chối với lý do đảm bảo bí mật ngân hàng giữa các quốc gia thành viên. Ngoài lý do trên thì tương trợ pháp lý có thể bị từ chối bởi các lý do sau: nếu đơn yêu cầu được lập không đúng quy định trong Công ước hoặc việc chấp nhận yêu cầu trợ giúp pháp lý của đơn yêu cầu này là trái với hệ thống pháp luật của quốc gia được yêu cầu; nếu quốc gia được yêu cầu nhận thấy việc thực hiện yêu cầu có khả năng xâm hại đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoặc các lợi ích thiết yếu khác; nếu các cơ quan của quốc gia được yêu cầu bị pháp luật quốc gia ngăn cấm thực hiện việc được yêu cầu đối với bất cứ tội phạm tương tự nào, bởi tội phạm đó đã là đối tượng của việc điều tra, truy tố và xét xử trong phạm vi quyền hạn của chính các cơ quan này. Tóm lại, tương trợ pháp lý là việc làm rất cần thiết trong việc điều tra, truy tố và xét xử các loại tội phạm liên quan đến tham nhũng. Vì vậy, Công ước luôn khuyến khích các quốc gia mở rộng hợp tác song phương, đa phương, thông qua đó kí kết các hiệp định hoặc thỏa thuận nhằm phục vụ cho công tác trợ giúp pháp lý đảm bảo được hiệu lực thực tế cho các quy định trên hoặc nhằm củng cố các quy định đó. Đặc biệt, các quốc gia thành viên cần tăng cường hợp tác thực thi pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng. Theo đó, các quốc gia phải áp dụng các biện pháp hiệu quả nhằm: tăng cường khả năng kiểm soát đối tượng tình nghi, tài sản, công cụ, phương tiện liên quan đến tội phạm tham nhũng; nâng cao khả năng trao đổi thông tin về hành vi tham nhũng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia; phối hợp thực hiện các biện pháp hành chính và các biện pháp khác nhằm sớm nhận dạng tham nhũng. Các hiệp định quốc tế về vấn đề này được khuyến khích ký kết. Để chống tham nhũng có hiệu quả, Công ước khuyến nghị các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp nhằm cho phép các cơ quan chức năng sử dụng các kỹ thuật điều tra đặc biệt, chẳng hạn như giám sát điện tử và hình thức giám sát khác, hoạt động chìm. Việc ký kết các Hiệp định làm cơ sở cho việc sử dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt khi hợp tác ở cấp độ được Công ước khuyến khích. Trong trường hợp chưa có Hiệp định hoặc thoả thuận, việc áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt được đưa ra theo từng vụ việc, thuộc quyền tự quyết của quốc gia. Các quyết định về việc áp dụng biện pháp vận chuyển có 28 Khoản 7, Điều 56, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc. GVHD: Th.S Thạch Huôn 27 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam kiểm soát ở cấp độ quốc tế có thể bao gồm các biện pháp như chặn đứng và cho phép hàng hóa được tiếp tục toàn vẹn, hoặc bị tháo dỡ hoặc thay thế toàn bộ hay một phần. 2.1.3.2 Hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin Các quốc gia thành viên, tuỳ vào khả năng của mình, xem xét hỗ trợ cho nhau về tài chính, trang thiết bị, đào tạo, kinh nghiệm và kiến thức chuyên ngành; nỗ lực tối đa hoá các hoạt động thực hành và đào tạo trong khuôn khổ các hiệp định và thoả thuận; tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về phòng, chống tham nhũng; xem xét phát triển và chia sẻ số liệu về chống tham nhũng, đội ngũ chuyên gia phân tích thông tin về tham nhũng. Công ước đặc biệt khuyến nghị việc ký các Hiệp định về hỗ trợ tài chính, kỹ thuật giữa các quốc gia thành viên. Công việc thu thập, trao đổi và phân tích thông tin về tham nhũng trong việc hỗ trợ và trao đổi thông tin giúp cho việc áp dụng Công ước vào vấn đề thực tiễn được dễ dàng hơn. Trên cơ sở tham khảo ý kiến với đội ngũ chuyên gia, các quốc gia thành viên sẽ xem xét phân tích xu hướng tham nhũng cũng như phân tích hoàn cảnh xảy ra tham nhũng trong lãnh thổ của mình. Việc phân tích này được thông qua các số liệu về tham nhũng, sự phát triển, các thông tin liên quan đến tham nhũng. Thông qua đó, mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét điều tiết chính sách cùng với các biện pháp chống tham nhũng của mình, để đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của chúng. Ngoài ra, còn có các biện pháp khác trong việc hỗ trợ kỹ thuật và trao đổi thông tin đó là việc thực hiện Công ước thông qua phát triển kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật. Đó là việc tăng cường trợ giúp về vật chất và tài chính để hỗ trợ các nước đang phát triển phòng và chống tham nhũng hiệu quả và giúp họ thực hiện Công ước thành công. 2.1.4 Cơ chế thực thi Để Công ước có hiệu lực thì phải có cơ chế thực thi hợp lý và cách giải quyết các tranh chấp liên quan đến Công ước được rõ ràng, cụ thể. Trong đó, có vai trò quan trọng của Hội nghị các quốc gia thành viên. Hội nghị này được thành lập nhằm mục đích tăng cường năng lực và hợp tác giữa các quốc gia thành viên nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong Công ước và nhằm thúc đẩy và kiểm tra việc thi hành Công ước 2.1.4.1 Cách giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng công ước Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia thành viên cần phải cố gắng giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước thông qua thương lượng29. Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước này mà không giải quyết được thông qua thương lượng trong một 29 Điều 66, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc năm 2003. GVHD: Th.S Thạch Huôn 28 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam thời hạn hợp lý, thì theo yêu cầu của một trong các quốc gia thành viên đó, sẽ được đưa ra trọng tài phân xử. Nếu sau 6 tháng kể từ ngày có yêu cầu đưa tranh chấp ra trọng tài mà các quốc gia đó không thể thỏa thuận được về tổ chức trọng tài, thì bất cứ quốc gia nào trong số quốc gia tranh chấp đều có thể đưa vụ án tranh chấp ra Tòa án công lý quốc tế theo quy chế của Tòa án này. Mỗi quốc gia thành viên, tại thời điểm ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập Công ước này, có thể tuyên bố là mình không bị ràng buộc bởi khoản 2, Điều này và quốc gia thành viên khác sẽ không bị ràng buộc bởi khoản 2 của Điều này đối với các quốc gia đã đưa ra bảo lưu nói trên. Quốc gia thành viên đã đưa ra bảo lưu theo khoản 3 của Điều này có thể rút bảo lưu đó bất cứ thời điểm nào bằng việc thông báo cho Tổng thư ký LHQ. 2.1.4.5 Hiệu lực của công ước Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 90 sau ngày 30 văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập được lưu chiểu . Vì mục đích của khoản này, văn kiện được nộp bởi tổ chức liên kết kinh tế khu vực sẽ không được tính để bổ sung cho các văn kiện do các quốc gia thành viên của tổ chức đó đã nộp. Đối với những quốc gia và tổ chức liên kết kinh tế khu vực phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập Công ước này sau khi có 30 văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hay gia nhập được lưu chiểu, thì Công ước này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 30 sau ngày quốc gia hay tổ chức đó nộp văn kiện liên quan hoặc vào ngày Công ước này có hiệu lực theo khoản 1 của Điều 68 này, tùy thuộc vào ngày nào muộn hơn. Tóm lại, các nội dung trong Công ước đã phản ánh rõ mức độ nguy hiểm của tham nhũng đối với sự phát triển kinh tế và chế độ xã hội. Việc hợp tác chống tham nhũng thông qua sự hợp tác song phương, đa phương đã được Công ước khuyến khích mạnh mẽ nhằm mục đích liên kết chống tham nhũng trên phạm vi quốc tế được hiệu quả. Các hình phạt và hình thức tương trợ pháp lý đã được Công ước nhấn mạnh trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia. Điều này thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế liên quan đến tham nhũng, đồng thời nhấn mạnh biện pháp chống tham nhũng được khả thi hơn. GVHD: Th.S Thạch Huôn 29 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam CHƢƠNG 3: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHỐNG THAM NHŨNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 3.1 Quy định của pháp luật Việt Nam trong vấn đề chống tham nhũng Chống tham nhũng không chỉ là nỗi lo của cộng đồng quốc tế, mà Việt Nam cũng đặc biệt quan tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế, nước ta đã cho ra đời nhiều văn bản liên quan đến việc chống tham nhũng nhằm răng đe, hạn chế vấn đề này xảy ra, trong đó việc ban hành luật phòng chống tham nhũng năm 2005, được sửa đổi, bổ sung hai lần qua các năm 2007 và 2012 cùng với một số nghị định, thông tư hướng dẫn đã góp phần quan trọng không nhỏ trong công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta. 3.1.1 Cơ sở lý luận Để tìm hiểu cơ sở lý luận về chống tham nhũng ở Việt Nam thì người viết sẽ khái quát các khái niệm, các yếu tố và hậu quả tham nhũng ở nước ta. 3.1.1.1 Khái niệm tham nhũng + Theo từ điển tiếng Việt, “ tham nhũng” được hiểu là hành vi “lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân và lấy của”.30 + Theo từ điển giải thích luật học, “tham nhũng” được hiểu là (hành vi) lợi dụng chức vụ, quyền hạn hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức”.31 +Theo quy định của Pháp lệnh chống tham nhũng của Việt Nam 1998 thì tham nhũng là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức”.32 + Theo quy định tại Điều 1 khoản 2 luật phòng chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 (LPCTN 2005, sđ, bs 2012) khái niệm: “tham nhũng” được hiểu là : “ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Theo Điều này, tham nhũng được hiểu là xảy ra trong khu vực công bởi chỉ có khu vực này thì mới có đối tượng tham nhũng là một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vụ lợi cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thì tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực công mà nó xảy ra ở mọi lĩnh vực, từ người có địa vị thấp đến người có địa vị cao trong xã hội. 30 Viện ngôn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) Nxb Đà Nẵng, tr.910. Trường Đại Học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích luật học (Nguyễn Ngọc Hòa-chủ biên), Phần: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb. CAND, tr.109. 32 Điều 1 Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998. 31 GVHD: Th.S Thạch Huôn 30 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Rõ ràng trong pháp lệnh và luật 2005 quy định khái niệm có sự khác nhau. Nhưng sự khác nhau này không phải ở độ dài câu chữ mà là ở nhận thức và quan niệm của nhà lập pháp về tham nhũng. Cũng như các nước trên thế giới, tham nhũng ở Việt Nam có biểu hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 3.1.1.2 Các yếu tố tham nhũng ở Việt Nam Theo đánh giá của Chính phủ thì: “ tình hình tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, mà nó vẫn còn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số khu vực. Tham nhũng, lãng phí trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và tài sản một số doanh nghiệp nhà nước đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình trong xã hội”. Từ những nhận định trên cho ta thấy thực trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng với các diễn biến phức tạp. Hiện nay, nó đang dần làm suy thoái đạo đức của một bộ phận không nhỏ Đảng viên, cán bộ, công chức, làm cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước, đặc biệt là làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ, hủy hoại quyền con người. Vậy, đâu là những nguyên nhân đã dung dưỡng cho tham nhũng xảy ra? Hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, quan liêu nặng nề, cải cách hành chính và cải cách tư pháp không triệt để, mục tiêu xây dựng một nền hành chính công minh bạch, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biệt là khâu cải cách thủ tục hành chính không làm hài lòng nhân dân. Chức năng phục vụ an sinh xã hội của Nhà nước không được phát huy lành mạnh. Hệ thống thể chế luật pháp thi hành và tổ chức thực hiện không đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém. Vừa bị “rừng luật” cản trở vừa bị “luật rừng” thao túng. Các quan hệ Dân chủ - Pháp luật, kỷ cương; Công dân - Nhà nước; công chức, viên chức với công dân không rành mạch, sáng tỏ do thiếu công khai, minh bạch, thiếu vắng trách nhiệm và chế độ trách nhiệm. Vấn đề tiền lương không đủ chi tiêu cho cuộc sống tối thiểu, sự chênh lệch quá lớn giữa các lĩnh vực, các ngành trong thu nhập. Việc này dẫn đến công chức, viên chức phải tìm cách xoay xở để sống theo mức sống của tầng lớp trung gian bằng cách bổ sung vào tiền lương của họ những khoản thu nhập bất hợp pháp. Việc này, dẫn đến sự suy thoái đạo đức của một bộ phận quan chức, công chức, viên chức. Hơn nữa, đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp, hoạt động điều hành quản lý thiếu tính hiện đại. Văn hóa từ chức, xin lỗi chậm hình thành không được thực hiện nghiêm túc lại có nguy cơ bị hình thức hóa. Cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ nhiều sự bất ổn. Thiếu động lực cho tài năng phát triển, các nhân tố tinh hoa, hiền tài, nhân tài khó hoặc thậm chí không vào được cơ quan nhà nước để làm việc. Cơ chế GVHD: Th.S Thạch Huôn 31 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam “xin - cho”, “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ” là nơi dung dưỡng cho tham nhũng phát triển. Chính sách và cơ chế hiện hành vô hình chung chỉ khuyến khích con người ta chạy theo quan chức, địa vị, bổng lộc, không khuyến khích mọi người theo con đường chuyên gia. Đó là đầu mối của những lệch lạc chuẩn mực giá trị và làm hỏng nhân cách, nhất là tạo ra một thứ chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, làm hỏng lớp trẻ mới vào đời, lập thân lập nghiệp. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức có trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, coi thường pháp luật còn diễn ra khá phổ biến. Việc này, sẽ dẫn đến bất công xã hội nhiều trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân, đặc biệt trong hệ thống tư pháp. Ngoài ra, việc phân hóa thu nhập, phân hóa giàu nghèo trong xã hội có xu hướng ngày càng tăng lên. Sự không kiểm soát được về biến động tài sản và thu nhập, đặc biệt là việc xử lý tình trạng giàu lên nhanh chóng một cách phi pháp, ngoài lao động không được kiểm soát chặt chẽ. Tình trạng hư danh, hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi kèm theo sự suy đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu ớt, không tạo được áp lực đủ mạnh chống tham nhũng. Trong đó, có sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả ở cấp cao. “Thượng bất chính hạ tất loạn…”. Tổng kết phòng ngừa, răn đe của người xưa để phòng tránh đã không tránh được, lại đã hiện hình trong bộ máy, trong những người nắm giữ chức, quyền ngày nay. Từ đó, dẫn đến việc kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và hành động. Dân chủ biến thành “quan chủ” đúng như điều mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo. Phản biện, tư vấn, kiểm tra, giám sát yếu kém vừa làm cho dân chủ chậm phát triển, vừa không ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực ngay trong bộ máy nhà nước.33 3.1.1.3 Các hậu quả tham nhũng ở Việt Nam Tham nhũng hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới. Nó là căn bệnh của bộ máy Nhà nước có tác động tiêu cực tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội - kinh tế - chính trị, là nguyên nhân chủ yếu gây đói nghèo và là rào cản rất lớn của sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Hậu quả của tham nhũng gây ra có thể làm hủy hoại các giá trị văn hóa truyền thống và đạo đức của dân tộc, làm tê liệt bộ máy Nhà nước của quốc gia thậm chí làm sụp đổ cả một chế độ xã hội. 33 http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/nhan-dien-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giaiphap-phong-chong-293534/ (ngày truy cập 5/9/2014). GVHD: Th.S Thạch Huôn 32 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Hậu quả về kinh tế: + Tham nhũng làm chậm sự phát triển chung của đất nước là nguy cơ làm cho nước ta tục hậu về kinh tế. Nó làm thất thoát đáng kể đến ngân sách Nhà nước, tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của nhân dân, nó dẫn đến năng suất lao động xã hội giảm sút, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước đã yếu kém nay còn yếu kém hơn. Nguy hại hơn, nó sẽ làm suy giảm thậm chí sẽ làm triệt tiêu động lực lao động. + Tham nhũng gây hậu quả rất lớn về tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân. Nó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Giá trị tài sản bị thiệt hại, thất thoát mỗi vụ mỗi năm lên tới hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đây là những con số lớn và đáng lo ngại so với thu ngân sách hằng năm ở nước ta. Hậu quả của hành vi này là không chỉ tài sản bị biến thành của riêng mà nguy hiểm hơn, nó còn gây thiệt hại, thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập thể và cá nhân. + Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan liêu, sách nhiễu, lạm dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được các công việc của mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy tờ khác…Nếu xét từng trường hợp thì giá trị vật chất bị lãng phí có thể ít, nhưng nếu tổng hợp lại những vụ việc diễn ra thường xuyên liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân thì đây không phải là một con số nhỏ. - Hậu quả về xã hội: + Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước. Bất chấp những lợi ích bất chính mà sẵn sàng vi phạm pháp luật, làm trái công vụ của mình, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai… mà còn có xu hướng lấn sang các lĩnh vực ít có khả năng tham nhũng xảy ra như: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục, thể thao…Thậm chí cả những lĩnh vực lẻ ra không thể có tham nhũng, cả dưới góc độ đạo đức và pháp luật như: lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ pháp luật. + Tham nhũng cũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền, hàng hóa cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn hóa, thi đua khen thưởng, kể cả giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội. Đây đều là những người xây dựng cuộc sống là nền tảng của xã hội. Điều đáng báo động, khái niệm tham nhũng đã trở thành quan niệm của cán bộ, công chức. Đó là biểu hiện cho sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách nghiêm trọng. - Hậu quả về chính trị: GVHD: Th.S Thạch Huôn 33 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam + Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới của đất nước và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, tiến lên xã hội chủ nghĩa, tinh thần đổi mới đất nước đang tạo thế và lực mới. Để làm được mục tiêu cao cả đó, nước ta đã có những điều chỉnh đúng đắn về chiến lược và sách lược để phát huy tác dụng của nó và tạo đà cho sự phát triển kinh - tế xã hội. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng lại là một trở lực lớn cho quá trình này. + Quan điểm và tư duy đổi mới cùng với cơ chế, pháp luật đúng đắn, phù hợp đã bị tệ tham nhũng bóp méo. Đối tượng tham nhũng đã lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để thực hiện hành vi tham nhũng. Ngược lại kẻ tham nhũng lại lợi dụng yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát và các biện pháp khác để dọa dẫm, đòi hối lộ của các đối tượng bị thanh tra, kiểm tra. Từ đó, cơ chế chính sách đã trở thành công cụ thực hiện những lợi ích cá nhân. Ngoài việc kìm hãm sự phát triển kinh tế, lạm phát gia tăng, nợ xấu phát triển. Đặc biệt, nó còn làm hỏng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, cụ thể làm giảm sút nghiêm trọng sự đầu tư từ nước ngoài vào nước ta, điều này gây thiệt hại lớn tới tiềm lực phát triển quốc gia. Nhìn vào những thành quả của công việc đổi mới đất nước có thể nhận thấy chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta là đúng đắn nhưng khi thực hiện thì bị cản trở rất nhiều do người thực hiện xuất phát từ mưu lợi cá nhân. Công cuộc cải cách hành chính đã có được những tiến bộ bước đầu nhưng tính phục vụ và công tâm nhìn chung vẫn còn xa lạ đối với nền hành chính nước ta. Pháp luật về thương mại của chúng ta đã được sửa đổi, bổ sung tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, kinh doang nhưng trên thực tế họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Luật đất đai thường xuyên lại sửa đổi, bổ sung nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn xảy ra rất nhiều vi phạm; chính sách ưu tiên cho con em dân tộc miền núi trong quá trình cử tuyển vào đại học, xét tuyển vào làm công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước đã bị biến thành đặc quyền, đặc lợi con cháu của những người có chức, quyền hoặc những kẻ có tiền, chính sách thưởng điểm cho học sinh giỏi khi thi đại học bị lợi dụng và trở thành cơ hội của nạn mua bán điểm hoạt động... Từ những vấn đề trên có thể cho thấy hậu quả nặng nề mà tham nhũng mang lại: đầu tiên đó là sự bất ổn xã hội, gây ra những mâu thuẫn, xung đột có nguy cơ phá hỏng sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước. Mặt khác, vấn đề đạo đức bị xâm phạm nghiêm trọng, đặc biệt đạo đức xã hội, đạo đức gia đình và cá nhân rơi vào trạng thái suy đồi. Các giá trị tinh thần nền tảng bị xem nhẹ, bệnh vô cảm tràn lan, niềm tin và sự tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ bị suy giảm. GVHD: Th.S Thạch Huôn 34 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Từ những hậu quả trên nó có thể đe dọa tới sinh mệnh của Đảng và chế độ, như Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng đã chỉ ra. Trước đó, năm 1992, tại hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, đã nêu: “ Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng34. Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “ Tệ quan liêu tham nhũng và suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận, cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với chế độ bị xói mòn”35. Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục khẳng định: “ Điều nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”36. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa tới sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Ví dụ một số vụ án điển hình về hậu quả của tham nhũng gây ra, đó là: vụ án tham nhũng tại tổng công ty hàng hải Việt Nam, Vụ tham nhũng tại Công ty Cho thuê tài chính 2; vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; vụ án kinh tế tại Ngân hàng ACB liên quan đến “bầu” Kiên… những vụ án này đã làm thất thoát lớn nguồn ngân sách nhà nước và để lại những hậu quả nặng nề. Nó là một minh chứng cho ta thấy rõ mức độ nghiêm trọng mà tham nhũng đã gây ra. 3.1.2 Cơ sở pháp lý 3.1.2.1 Đối tượng tham nhũng Cũng như các quy định về công chức trong UNCAC, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 (LPCTN) của nước ta cũng quy định các đối tượng có khả năng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 1, khoản 3 như sau: đó là cán bộ, công chức;37 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ 34 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung Ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.68. 35 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung Ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, 1992, tr.26. 36 Đảng Cộng Sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, 2001, tr.50. 37 Điều 4, Luật Cán bộ, công chức năm 2008. GVHD: Th.S Thạch Huôn 35 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. 3.1.2.2 Các hành vi tham nhũng Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong hoạt động kinh tế, nó được che đậy dưới các hình thức liên doanh, liên kết, quà biếu, trích thưởng… trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư…Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn…Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các quy định về kế toán thống kê…Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mua bán trá hình…Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giả, khai man thương tật…Nói chung, hành vi tham nhũng biểu hiện dưới muôn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng vô cùng tinh vi và các hành vi này được Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2012 quy định như sau: Theo quy định tại Điều 3 LPCTN, các hành vi sau đây được quy định là tham nhũng, cụ thể: Tham ô tài sản. Nhận hối lộ. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. Những hành vi này được Nghị định 59/2013/NĐ-CP quy định các hành vi này được xác định theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Các hành vi này được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 LPCTN và được Nghị định 59/2013 quy định chi tiết cụ thể như sau: Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm các hành vi sau: - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi, hoặc để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách, hoặc để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân; GVHD: Th.S Thạch Huôn 36 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán; - Đưa hối lộ, mối giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây: - Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng; - Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái với quy định của Pháp luật; - Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi là hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây: - Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác; - Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai kết quả các hoạt động trên. Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt chẽ… có xu hướng tăng lên. Thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, của tập thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng. Theo Thanh tra Chính phủ, tham ô chiếm 50% số vụ và 45% bị can; tội nhận hối lộ chiếm 9,2% số vụ và 10,3% bị can; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản chiếm 15,3% số vụ và 12,9% số bị can; lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ chiếm 18,5% số vụ và 22% số bị can… GVHD: Th.S Thạch Huôn 37 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đánh giá, năm 2011, công tác phòng chống tham nhũng cũng đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, phòng chống tham nhũng vẫn chưa có chuyển biến đột phá. Có những vụ án khởi tố cách đây nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, thiệt hại do tham nhũng gây ra lên đến 11.400 tỷ đồng, nhưng thu hồi chỉ được 300tỷ đồng (2,6%). Nhiều vụ vi phạm lớn được phát hiện nhưng xử lý ít. Có vụ sai phạm nhiều tỷ đồng, hàng trăm hécta đất nhưng chỉ rút kinh nghiệm38. 3.1.2.3 Nguyên tắc xử lý tham nhũng Theo quy định tại Điều 4 LPCTN, tham nhũng được xử lý theo các nguyên tắc sau đây: Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. Người có hành vi tham nhũng chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, hình phạt hoặc miễn truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện. 3.1.2.4 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn Để phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả thì cần phải nêu cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu có chức vụ, quyền hạn. Điều này được thể hiện ở Điều 5 LPCTN như sau: Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị thì trong phạm vi, quyền hạn của mình phải có trách nhiệm: “Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng, đồng thời phải luôn tiếp nhận xử lý kịp thời báo cáo, tố giác, tố cáo và thông tin khác về hành vi tham nhũng. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo hành vi tham nhũng”. Cần chủ động phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quá trình phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng. Đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, của mình có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện các quy định như nêu ở trên. 38 http://www.baomoi.com/thiet-hai-do-tham-nhung-gay-ra-con-rat-lon/144/7170246.epi. (ngày truy cập 14/9/2014). GVHD: Th.S Thạch Huôn 38 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Ngoài ra, gương mẫu, liêm khiết; định kỳ kiểm điểm việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong việc phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng. Việc phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách là vấn đề rất quan trọng để tăng cường sự liêm chính cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đó là những việc mà cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn của mình cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc phòng chống tham nhũng. 3.1.2.5 Biện pháp xử lý hành vi tham nhũng Để công tác chống tham nhũng hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng các biện pháp xử lý nhằm răng đe, ngăn chặn hành vi này xảy ra. Vì thế, nước ta đã ban hành nhiều Luật, nghị định, thông tư hướng dẫn nhằm có các biện pháp xử lý thích hợp, Đặc biệt các biện pháp này được áp dụng hiệu quả trong việc xử lý hành chính và hình sự. a) Biện pháp xử lý hành chính Đó là các biện pháp: Kỷ luật39, tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng40. Theo quy định tại luật Cán bộ, công chức thì nếu Cán bộ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với 4 hình thức đó là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm. Còn đối với Công chức thì nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật với 5 hình thức như sau: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Đối với việc tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, theo Nghị định 59/2013 hướng dẫn tại Điều 13 có quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác, sẽ do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý khi có căn cứ được quy định tại Điều 16 Nghị định này. Trường hợp pháp luật khác hoặc điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác thì áp dụng quy định của pháp luật đó hoặc theo điều lệ của tổ chức đó. Ngoài ra, vấn đề đề cao và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý Nhà nước và phòng, chống tham nhũng. Điều này, được LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định một cách chi tiết. Luật này khẳng định nguyên tắc rằng: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”. 39 40 Điều 68, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005. Chương 3, Nghị định 59/2013/NĐ-CP quy định một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. GVHD: Th.S Thạch Huôn 39 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Trên cơ sở nguyên tắc chung như trên, Luật quy định tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ trách nhiệm khác nhau của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách, có trường hợp họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, có trường hợp thì liên đới chịu trách nhiệm. Các mức độ trách nhiệm mà họ phải thực hiện khi để xảy ra tham nhũng bằng cách xác định các hình thức kỷ luật như sau: - Hình thức khiển trách được áp dụng đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng. - Hình thức cảnh cáo được áp dụng đối với vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng. - Hình thức cách chức được áp dụng đối với vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng. Các vụ, việc tham nhũng được chia theo các mức độ sau đây: - Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm; - Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm; - Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm; - Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình. b) Biện pháp xử lý hình sự Để phát hiện cũng như xử lý hành vi tham nhũng thì phải hiểu rõ tội phạm tham nhũng về các yếu tố cấu thành tội phạm tham nhũng như: khách thể, khách quan, chủ thể và chủ quan. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (BLHS 1999, sđ, bs 2009) có quy định hình phạt đối với các tội liên quan đến tham nhũng đó là: Các tội phạm về tham nhũng được ghi nhận ở Chương XXI từ Điều 277 đến Điều 284. Các tội phạm về tham nhũng được BLHS 1999 sđ, bs 2009 quy định bao gồm các tội dưới đây: - Điều 278 Tội tham ô tài sản; - Điều 279 Tội nhận hối lộ; - Điều 280 Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; - Điều 281 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; - Điều 282 Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ; GVHD: Th.S Thạch Huôn 40 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Điều 283 Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; - Điều 284 Tội giả mạo trong công tác. Người có chức vụ trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ41. Có thể thấy người có chức vụ quyền hạn có một số đặc điểm sau: + Là người giữ chức vụ thường xuyên hoặc tạm thời trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ nhiệm hoặc bầu cử, hợp đồng hoặc hay hình thức khác (ủy quyền, đại diện), có hưởng lương hoặc không hưởng lương Nhà nước. + Là người thực hiện một trong các chức năng: Đại diện quyền lực Nhà nước, tổ chức điều hành quản lý hành chính hoặc chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh theo công vụ đã được giao cho họ. + Là người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm quyền chuyên môn mà họ đảm nhận. Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở thừa nhận tính giai cấp của pháp luật nói chung cũng như của Luật hình sự nói riêng khẳng định: “Khách thể của tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan hệ xã hội của chế độ có giai cấp được luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. - Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố quan trọng cấu thành tội phạm, xác định đúng đắn khách thể của tội phạm cũng đồng nghĩa với việc xác định được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ở đây, khách thể của tội phạm tham nhũng là những hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: A là cán bộ hợp tác xã nông nghiệp, được hợp tác xã giao cho 100 triệu đồng đi mua vật tư nông nghiệp. Khi nhận tiền, A đã dựng hiện trường giả bị mất trộm số tiền này. Qua điều tra, A khai “số tiền 100 triệu đồng đang trôn ở sau vườn của A”. Từ đó cho thấy A đã xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến quan hệ sở hữu, vi phạm điều 278 Bộ luật Hình sự tội “tham ô tài sản”. Hoạt động đúng đắn của bộ máy Nhà nước, tổ chức xã hội là khái niệm rất chung để chỉ mỗi cơ quan tổ chức thực hiện đúng nhiệm vụ của mình mà pháp luật quy định. Tùy theo nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao phó mà hoạt động đúng đắn đó được thực hiện ở một lĩnh vực khác nhau. 41 Điều 277, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. GVHD: Th.S Thạch Huôn 41 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà con người có thể trực tiếp nhận biết được đó là: + Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội: Đây là một dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu không có hành vi thực hiện tội phạm thì không có dấu hiệu khác và cũng không có tội phạm. Hành vi ở đây có thể là hành động hoặc không hành động. Nhưng nó được gắn chặt với người có chức vụ quyền hạn và chỉ do những người có chức vụ quyền hạn thực hiện trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước giao cho.  Hành vi phạm tội qua hành động là sự tác động trái pháp luật, gây thiệt hại đáng kể cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được luật Hình sự bảo vệ. Ví dụ: Thẩm phán nhận hối lộ của bị cáo để cho bị cáo được hưởng án treo; Điều tra viên nhận hối lộ của bị can đang bị tạm giam để đề xuất thay đổi biện pháp tạm giam thành biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú…  Hành vi phạm tội không qua hành động là cách xử sự tiêu cực của người có chức vụ quyền hạn. Họ không thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao hoặc có thực hiện nhưng không đầy đủ nên đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Ví dụ: A là điều tra viên được giao nhiệm vụ xử lý vụ tai nạn giao thông do B gây ra, A đã nhận của B 10 triệu đồng sau đó không đề nghị ra quyết định khởi tố vụ án. + Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là: hậu quả của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của những người có chức vụ quyền hạn để phạm tội. Hậu quả do tội phạm tham nhũng gây ra có thể chia làm hai trường hợp:  Hậu quả vật chất: là sự hao hụt tiền của, hàng hóa, vật tư…thiệt hại này có thể được xác định bằng các đại lượng cụ thể có thể nhìn thấy và tính toán được.  Hậu quả phi vật chất: là những thiệt hại không thể đo đếm, xác định được bằng các đại lượng cụ thể đó là sự suy giảm lòng tin của nhân dân, mất uy tín với nhân dân của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. + Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: đó là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và hậu quả do tội phạm đó gây ra. Hành vi phạm tội là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác định hậu quả xảy ra là hệ quả tất yếu phát sinh từ hành vi đó. + Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian địa điểm phạm tội. GVHD: Th.S Thạch Huôn 42 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Chủ thể của tội phạm tham nhũng: là một loại chủ thể đặc biệt, đòi hỏi đó là những người có chức vụ, quyền hạn. Ở đây, ngoài dấu hiệu đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự (là những người không thuộc Điều 13 BLHS 1999, sđ, bs 2009), bắt buộc phải có dấu hiệu là người có chức vụ quyền hạn (Điều 277 BLHS 1999, sđ, bs 2009). - Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng: là hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm và nó luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Nội dung của mặt chủ quan bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ quyền hạn đã nhận thức được tính nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội, cho công dân của hành vi trái pháp luật do mình gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ quyền hạn nhận thức được hành vi của mình là trái với công vụ được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích của riêng mình chứ không hoạt động vì lợi ích chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể họ có thể làm nhiều cách thức, con đường khác nhau sao cho mang lại những lợi ích mà họ mong muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm tham nhũng luôn được thực hiện dưới nhiều hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ lợi cá nhân.42 3.1.3 Cơ chế thực thi 3.1.3.1 Cơ chế phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, tổ chức liên quan đến chống tham nhũng Chống tham nhũng là công việc cần phải thực hiện lâu dài. Vì vậy, cần phải có sự phối hợp thực hiện giữa các ban ngành, tổ chức có liên quan với nhau đặc biệt là việc trao đổi thông tin giữa Thanh tra Chính phủ với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước43. Cụ thể, việc trao đổi đó là: cung cấp thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử, kiểm toán một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng thông qua hoạt động của tổ chức đó44. Việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu này phải được bảo đảm nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Thông tư liên tịch được quy định tại Khoản 3, Điều 34 của Nghị định này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, hiệp hội doanh 42 Phạm Quốc Huy, luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần Thơ, 2013,tr 9-10-11-12. Điều 34, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. 44 Điều 35, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. 43 GVHD: Th.S Thạch Huôn 43 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan báo chí ở địa phương trong việc trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương. 3.1.3.2 Cơ chế tố cáo, phát hiện của nhân dân Để công tác chống tham nhũng hiệu quả thì vai trò của người dân trong việc tố cáo hành vi tham nhũng là việc làm rất cần thiết. Việc tố cáo cần phải công khai và cơ quan công an, cơ quan thanh tra nhà nước có nghĩa vụ thiết lập, công khai số điện thoại, hộp thư điện tử và địa chỉ tiếp nhận tố cáo về hành vi tham nhũng. Công dân có thể tố cáo hành vi tham nhũng bằng các hình thức sau: Tố cáo trực tiếp, gửi đơn, qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử. Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có. Những tố cáo về hành vi tham nhũng mà người tố cáo mạo tên, nội dung tố cáo không rõ ràng, thiếu căn cứ, những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết mà tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới thì không được xem xét, giải quyết.45 Người có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo mà không tiếp nhận tố cáo, cố tình trì hoãn hoặc không chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có trách nhiệm giải quyết tố cáo mà không thụ lý, giải quyết tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật; nếu cố tình làm trái các quy định về tố cáo và xử lý tố cáo của LPCTN, Nghị định này và pháp luật về tố cáo vì động cơ cá nhân thì bị coi là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi theo quy định tại Khoản 11 Điều 3 LPCTN và bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.46 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tố cáo. Việc bảo vệ người tố cáo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.47 3.1.3.3 Cơ chế thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước Thanh tra, kiểm tra là các hoạt động quản lý Nhà nước diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, còn có các cơ quan điều tra, kiểm toán, xét xử và giám sát đều có chức năng bảo vệ pháp luật và kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm tham nhũng. Đây là lực lượng chính trong cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật. Điều 44, Nghị định 59/2013/ NĐ-CP quy định nội dung thanh tra là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, bao gồm: Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ 45 Điều 54, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. Điều 57, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. 47 Điều 58, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. 46 GVHD: Th.S Thạch Huôn 44 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập; các quy định khác của pháp luật về phòng chống tham nhũng. Sau cùng là việc xem xét, kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng. Thanh tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau: Kế hoạch thanh tra hằng năm đã được thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp phê duyệt; yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; yêu cầu của việc giải quyết tố cáo về tham nhũng.48 Trong năm 2007, toàn ngành thanh tra đã triển khai 14.928 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó đã phát hiện vi phạm về tài chính là 8.327.165 tỉ đồng và 1.261.806 USD, vi phạm về đất đai là 10.483,76 ha. Đã kiến nghị xử lý kỷ luật 234 tập thể, trên 2.300 cá nhân có sai phạm; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 153 vụ, trên 200 đối tượng. Năm 2008, toàn ngành thanh tra đã triển khai 11.412 cuộc thanh tra hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tổng hợp kết quả từ 10.477 cuộc thanh tra đã kết luận, cho thấy: phát hiện sai phạm 7.053,418 tỉ đồng, 287.847 USD, 12.308 ha đất; đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 3.808,376 tỉ đồng, 2.565 ha đất; giảm trừ quyết toán và xử lý khác 2.873,726 tỉ đồng; kiến nghị xư lý hành chính 237 tập thể, 1.751 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 66 vụ việc, 95 người. Năm 2009, ngành thanh tra đã triển khai 3.745 cuộc thanh tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, 10.037 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội và 46.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trên các lĩnh vực; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 829 tập thể, 3.186 cá nhân; xử phạt vi phạm hành chính 103.405 tổ chức, cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 95 vụ việc. Kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước. Tham nhũng có thể diễn ra trong mọi lĩnh vực quản lý. Vì vậy, công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các vụ việc tham nhũng. Việc kiểm tra được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau: Kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phê duyệt. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.49 Quyết định kiểm tra phải có các nội dung sau: Căn cứ kiểm tra; họ, tên, chức vụ, nơi công tác của 48 49 Điều 45, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. Điều 41, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. GVHD: Th.S Thạch Huôn 45 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra hoặc người kiểm tra; nội dung kiểm tra; thời hạn tiến hành kiểm tra.50 Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra để xem xét, đánh giá và có biện pháp nhằm bảo đảm việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình.51 3.1.4 Những bất cập của cơ sở lý luận và pháp lý Trên thực tế, việc áp dụng pháp luật phòng, chống tham nhũng vào đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân chưa được triệt để, mang nặng về tính hình thức dẫn đến công tác phòng chống ít mang lại hiệu quả. Mặt khác, việc áp dụng pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa có sự thống nhất, sự đồng bộ. Hơn nữa, cơ chế tố giác của người dân về chống tham nhũng chưa được bảo vệ xứng đáng. Từ các lý do đó đã dẫn dắt tham nhũng hoành hành thêm nghiêm trọng. 3.1.4.1 Hành vi che giấu, thông đồng lẫn nhau trong cơ quan nhà nước Đây là hiện tượng thường gặp khi tham nhũng xảy ra, đặc biệt giữa hai lĩnh vực Hành chính và Hình sự. Trong cả hai lĩnh vực này, tham nhũng thường “núp” dưới dạng “ văn hóa phong bì”. Trong hành chính, việc quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện tốt và đối với những đối tượng muốn vào làm việc ở một cơ quan nhà nước thì việc “đưa phong bì” là việc hiển nhiên xảy ra. Mặt khác, tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái, trong công tác bổ nhiệm vẫn còn tồn tại và việc chỉ lựa chọn, bổ nhiệm những cán bộ cùng quê, bè phái để từ đó hình thành các đường dây cấu kết với nhau tạo thành những vòng tham nhũng kép kín, làm vô hiệu hóa cơ chế kiểm soát và thanh tra nội bộ, cùng với sự nể nang, né tránh, bao che, dung túng cho tham nhũng của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị dẫn đến tham nhũng ngày càng gia tăng trầm trọng. Điều đó đã kích thích cho các tội phạm này tăng nhanh chóng, gây bức xúc lớn trong xã hội. Trong lĩnh vực hình sự thì vẫn còn nhiều hiện tượng hối lộ, cán bộ, công chức trong cơ quan bảo vệ pháp luật để được xử lý hành chính, được kết luận điều tra có lợi, được truy tố, xét xử với tội danh và khung hình phạt nhẹ hơn, mức án nhẹ hơn hoặc được hưởng án treo. Đặc biệt, vẫn còn tồn tại hiện tượng đưa hối lộ để thu hồi tài sản là đối tượng của tội phạm trả cho người bị hại, đưa hối lộ để cưỡng chế thi hành án52… 50 Điều 42, Khoản 2, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. Điều 40, Nghị định 59/2013, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng. 52 Phạm Quốc Huy, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2013, tr.45. 51 GVHD: Th.S Thạch Huôn 46 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam 3.1.4.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ Thời gian qua, cơ quan lập pháp ở nước ta đã cố gắng hoàn thiện khung pháp lý. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của nước ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội. Hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ dẫn đến nhiều sơ hở, tạo thuận lợi cho tham nhũng gia tăng. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá “ Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung”. Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính phủ cũng chỉ rõ “Nguyên nhân chủ yếu” của tình hình tham nhũng là “hệ thống chính sách, pháp luật chưa đồng bộ”. Sự thiếu hoàn thiện của hệ thống pháp luật trước hết phải kể đến là vấn đề tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân. Khoản 1 Điều 12 của UNCAC đã quy định “trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước mình, mỗi quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp để phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán trong khu vực tư và, khi thích hợp, ban hành những chế tài dân sự, hành chính hoặc hình sự hiệu quả tương xứng có tính răng đe đối với những hành vi không tuân thủ các biện pháp này”53. Bên cạnh đó, Điều 21 và Điều 22 của UNCAC cũng quy định rõ các trường hợp đưa hối lộ và tham ô trong khu vực tư nhân. Trên cơ sở này, pháp luật của nhiều quốc gia thành viên đã điều chỉnh vấn đề tham nhũng trong khu vực tư. Ví dụ, Điều 299 Bộ luật Hình sự của Cộng hòa liên bang Đức đã quy định tội “nhận và đưa hối lộ trong giao dịch kinh doanh” để điều chỉnh các hành vi đưa và nhận hối lộ trong khu vực tư. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được hệ thống pháp luật nước ta điều chỉnh nên đã tạo ra nhiều bất cập trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Mặt khác, chúng ta vẫn chưa xây dựng được Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm. Trên thế giới, các bộ luật về bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm rất được chú trọng. Năm 1982, Mỹ đã ban hành Luật bảo vệ nạn nhân và nhân chứng (The Victim and Witness Protection Act of 1982). Tiếp đó, hàng loạt quốc gia khác cũng ban hành bộ luật bảo vệ và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm. Có thể nói, các bộ luật này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc không chỉ bảo vệ tốt quyền lợi của nạn nhân và nhân chứng mà còn khuyến khích họ tham gia tố giác tội phạm, 53 Nguyên văn” Each State Party shall take measures, in accordance with the fundamental principle of its domestic law, to prevent corruption inlolving the private sector, enhance accounting and auditing standards in the private sector and, where appropriate, provide effective, proportionate ang dissuasive civil, administrative or criminal penalties of failure to comply with such measures”. GVHD: Th.S Thạch Huôn 47 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tư pháp hình sự trong đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng. Ngoài những lĩnh vực kể trên, còn một số lĩnh vực khác chưa được hệ thống pháp luật nước ta điều chỉnh như lĩnh vực chống độc quyền, lĩnh vực quản lý tài sản công… Những sự thiếu hụt này đã tạo kẻ hở cho tham nhũng gia tăng. Sự mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, trong khi tội nhận hối lộ (Điều 279 BLHS1999 sđ, bs2009) được quy định là tội phạm về tham nhũng thì tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS1999 sđ, bs2009) và tội làm môi giới hối lộ (Điều 290 BLHS 1999 sđ, bs2009) lại không được quy định là các tội phạm về tham nhũng. Khoản 8 Điều 3 LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định nhóm hành vi “Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn, để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi” là hành vi tham nhũng. Như vậy, điều này cho ta thấy giữa BLHS 1999 sđ,bs 2009 và LPCTN rõ ràng là có sự không thống nhất với nhau. Có thể thấy, đưa và nhận hối lộ là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau. Có hành vi đưa (đề xuất, hứa hẹn) thì mới có hành vi nhận. Hơn nữa, cả hành vi đưa và nhận hối lộ đều xâm hại nghiêm trọng hoạt động khách quan, vô tư, trung thực, không thiên vị, vụ lợi của các cán bộ, công chức và từ đó xâm hại hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Hành vi làm môi giới hối lộ cũng không nằm ngoài phạm vi này nên nó đã thúc đẩy việc đưa và nhận hối lộ. Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đều quy định đưa hối lộ là hành vi và tội phạm về tham nhũng. Việc chúng ta không quy định đưa hối lộ và môi giới hối lộ là các tội phạm về tham nhũng là chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tham nhũng. Ngoài ra, sự phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa các chủ thể trong quản lý xã hội còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, đặc biệt là vấn đề quản lý tài sản công, dẫn đến tính chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức không cao. Tài sản của Nhà nước được giao cho một số người có quyền hành rất lớn, nhưng chế độ trách nhiệm thì lại không rõ ràng. Bên cạnh đó, những công cụ phục vụ cho quá trình quản lý, điều hành nền kinh tế, quản lý tài sản công như kiểm kê, kiểm toán, kiểm soát, giám sát, thanh tra… lại chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Đây chính là những yếu tố thuận lợi để nhiều cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng để tham ô, biến tài sản công thành tài sản riêng, sử dụng tài sản công trái mục đích, thậm chí trái pháp luật54. 3.1.4.3 Cơ chế tố giác hành vi tham nhũng của nhân dân chưa được đảm bảo Tại khoản 1 Điều 4 Phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012 (LPCTN 2005, sđ, bs 2012) đã quy định:“Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát 54 Phạm Quốc Huy, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, 2013, tr.33, 45. GVHD: Th.S Thạch Huôn 48 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam hiện, ngăn chặn và xử lý, kịp thời, nghiêm minh”. Việc này, cho thấy việc phát hiện hành vi tham nhũng ở nước ta còn rất nhiều hạn chế. Hiện nay, các vụ việc tham nhũng được phát hiện đa phần nhờ vào báo chí, đặc biệt là nhờ vào nguồn tin của người dân, kể cả một số cán bộ, công chức, viên chức và thông qua các công cụ phát hiện tham nhũng, sau đó các cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện thông qua các hoạt động quản lý Nhà nước như thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thường không nhiều. Nhưng tình trạng tham nhũng vẫn ngày càng nghiêm trọng không phải dân không biết. Vậy, tại sao người dân biết có tham nhũng xảy ra mà vẫn ngại không đi tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết? Đa số người dân họ ngại đi tố cáo là do xuất phát từ cơ chế bảo vệ người tố cáo của nước ta vẫn chưa đủ mạnh, rõ ràng và đầy đủ. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa kịp thời áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ họ dẫn đến họ bị trả thù, trù dập, ép buộc rút đơn hoặc nhận tội vu khống… Mặt khác, người tố cáo luôn ở tư thế cô độc, lẻ loi, khi đi tố cáo họ không nhận được sự đồng tình ủng hộ, chia sẻ của mọi người, đặc biệt là đối với người thân của họ. Khi đi tố giác thì họ thường không có đủ chứng cứ chứng minh vi phạm nên cơ quan Nhà nước thường không thụ lý để giải quyết. Nhưng nếu có đủ chứng cứ thì họ không dám tiết lộ danh tính người bị tố giác nên cũng thuộc trường hợp khó được thụ lý giải quyết. Điều 38 LPCTN năm 2005 đã quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức, khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Tuy vậy, luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc bảo vệ cũng như giữ bí mật danh tính người tố cáo hành vi tham nhũng. Tại khoản 2 Điều 10 LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định nghiêm cấm các hành vi:“ Đe dọa, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, luật lại không quy định cụ thể cơ chế xử lý đối với các hành vi vi phạm thuộc loại này và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị cấp trên trực tiếp khi có hành vi bao che cho hành vi tham nhũng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của cán bộ, công chức, viên chức đã tố cáo hành vi tham nhũng của thủ trưởng mình. Việc khen thưởng cho người có công tố cáo tham nhũng cũng không được coi trọng, được vinh danh, được nhắc đến, có trường hợp họ lại bị phê bình, nhắc nhở… Việc này khiến cho người tố cáo dù biết có tham nhũng xảy ra nhưng vẫn không muốn đi tố giác. Vì vậy, tham nhũng xảy ra càng nghiêm trọng hơn. Việc người dân thờ ơ với tham nhũng, không tố cáo thì cuộc chiến chống tham nhũng ở nước ta sẽ không đạt kết quả. Sinh thời, Bác Hồ có dạy “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”, do đó việc ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng cần phải dựa vào dân nhưng để tạo cơ GVHD: Th.S Thạch Huôn 49 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam hội cho người dân tố cáo tham nhũng hiệu quả thì việc khắc phục những bất cập, hạn chế như trên là việc làm hết sức cấp thiết hiện nay. 3.1.5 Biện pháp phòng ngừa Phòng ngừa tham nhũng là một trụ cột của LPCTN. Theo kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới cho thấy, công tác phòng ngừa đóng vai trò rất là quan trọng. UNCAC cũng khuyến cáo các quốc gia thành viên lưu ý trong việc xây dựng và duy trì một chiến lược phòng ngừa tham nhũng liên tục, toàn diện và có hiệu quả. Pháp luật nước ta cũng quy định khá đầy đủ các biện pháp phòng ngừa mà nhiều nước trên thế giới đang áp dụng hiện nay. Chính vì vậy, trong LPCTN 2005, sđ, bs 2012, nội dung về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỷ lệ rất lớn, phần lớn những điểm mới trong quy định của pháp luật về chống tham nhũng nằm trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. - Bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, quy chế, quy định của Nhà nước, đây là biện pháp có hiệu quả để phòng ngừa tham nhũng. Như đã đề cập ở trên, tham nhũng tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Những sơ hở trong cơ chế, chính sách chính là nơi thuận lợi nhất cho các hành vi tham nhũng mặc sức hoành hành. Vì vậy, cần phải đảm bảo các quy định đầy đủ, cụ thể rõ ràng, dễ thực hiện, trước hết là về cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, đất đai, quản lý tài sản công, dịch vụ công. Đồng thời, đề cao và chấp hành nghiêm chính sách pháp luật không để sơ hở tùy tiện trong thực tế để kẻ xấu lợi dụng tham nhũng, thụ hưởng những đặc quyền, đặc lợi bất chính. Nhà nước cần quy định việc phát hiện và xử lý tham nhũng trong lĩnh vực tư nhân, đồng thời nên quy định về chế độ tiền lương để đảm bảo việc cán bộ, công chức không những có hành vi tiêu cực về tham nhũng và cũng cần phải xây dựng được Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm. - Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan Nhà nước, thì người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan Nhà nước và các cán bộ, công chức Nhà nước thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức Nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi GVHD: Th.S Thạch Huôn 50 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam dụng chức trách để tư lợi điều có thể bị phát hiện và xử lý. “Công khai, minh bạch là những chìa khóa then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham nhũng thành công”55. LPCTN 2005, sđ, bs 2012 đưa ra các nguyên tắc cũng như thể chế hóa để bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc đó. Bên cạnh đó, Luật này còn quy định công khai, minh bạch trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng. * Về nguyên tắc công khai: LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định chính sách pháp luật và về việc tổ chức thực hiện, chính sách, pháp luật phải được tiến hành công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ. Đây là một bước tiến rất lớn trong quá trình công khai hóa hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trước đây, Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 cũng coi công khai là biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi rất hẹp, đó là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến giải quyết công việc của công dân. * Về hình thức công khai: Để công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, LPCTN 2005, sđ, bs 2012 đã quy định 7 hình thức công khai, bao gồm: + Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; + Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; + Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; + Phát hành ấn phẩm; + Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; + Đưa lên trang thông tin điện tử; + Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dựa trên các hình thức này, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lựa chọn sử dụng một hoặc một số hình thức phù hợp. Quy định cụ thể như vậy để tránh việc cơ quan, tổ chức đơn vị thực hiện công khai một cách hình thức, tùy tiện và né tránh công khai sự thật. - Bên cạnh đó, LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin, bao gồm hai loại: Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân. Theo đó, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ 55 Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung Ương về phòng, chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ - Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam: Thông cáo báo chí tại cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ 3, tháng 6-2008. GVHD: Th.S Thạch Huôn 51 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật. - LPCTN 2005, sđ, bs 2012 có những quy định cụ thể trong một số lĩnh vực mà thực tế cho thấy có xảy ra nhiều tham nhũng, gây thất thoát một lượng lớn tiền, tài sản của Nhà nước cũng như có nhiều sự phiền hà, sách nhiễu. Cụ thể: Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; quản lý dự án đầu tư xây dựng; tài chính và ngân sách Nhà nước; huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ viện trợ; quản lý doanh nghiệp của Nhà nước; cổ phần hóa doanh nghiệp của Nhà nước; sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước; quản lý và sử dụng đất; quản lý, sử dụng nhà ở; trong lĩnh vực giáo dục; y tế; khoa học – công nghệ; thể dục, thể thao; trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán Nhà nước; trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; trong lĩnh vực tư pháp; trong công tác tổ chức – cán bộ và công khai, minh bạch báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng56. - Đội ngũ cán bộ là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ quan Nhà nước. Đây cũng là đối tượng dễ phát sinh tham nhũng nhất, vì vậy, để chống tham nhũng hiệu quả cần phải tăng cường kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nhà nước, cụ thể là tác động vào đội ngũ cán bộ, công chức và quá trình thực hiện công vụ. Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, cần kiểm soát cả những quan hệ của họ, vì các quan hệ này có nguy cơ bị lợi dụng và nảy sinh tham nhũng. Trên quan niệm như vậy, LPCTN 2005, sđ, bs 2012 đưa ra nhiều giải pháp liên quan đến cán bộ, công chức như sau: + Ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: đó là các chuẩn mực xử sự của họ trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc được làm và không được làm57, phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhằm đảm bảo sự liêm chính và trách nhiệm của họ. Quy tắc này được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành. + Ngoài ra, LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với một số nghề đặc thù, hoạt động có tính chất độc lập như luật sư, kiểm toán viên. Mặc dù, họ không phải là những người thuộc đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan Nhà nước nhưng cũng cần có những quy định về chuẩn mực đạo đức trong quá trình hành nghề cho phù hợp, nhằm hướng tới một nền văn hóa phi tham nhũng trong toàn xã hội, cả trong khu vực công lẫn khu vực tư. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuẩn mực xử sự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và trách nhiệm trong việc hành nghề. 56 57 Xem, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2012, Sđd, tr. 36-53. Điều 37, Luật phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung 2012. GVHD: Th.S Thạch Huôn 52 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam + Chuyển đổi vị trí công tác được coi là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa hiện tượng cấu kết, móc nối hình thành “êkíp”, “đường dây” tiêu cực, tham nhũng. Nó được thực hiện bởi một số nguyên tắc chung58. Việc chuyển đổi nhằm đảm bảo sự ổn định của quản lý và tính chất chuyên sâu của công việc đó là: chuyển đổi về vị trí, mang tính chất địa lý, cơ học chứ không phải về nội dung, tính chất công việc; đồng thời việc chuyển đổi chỉ thực hiện đối với một số vị trí quản lý tiền, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là một biện pháp mới được nhiều nước áp dụng hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng. Cần lưu ý, việc chuyển đổi vị trí công tác và luân chuyển cán bộ có sự khác biệt. Luân chuyển cán bộ là chính sách của Đảng trong công tác cán bộ nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ lãnh đạo để họ có điều kiện nâng cao trình độ hiểu biết và đủ năng lực thực thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của người lãnh đạo, quản lý. Chuyển đổi vị trí công tác là để tránh việc cán bộ, công chức, viên chức do làm lâu ở một vị trí sẽ tìm ra được kẽ hở hay những khiếm khuyết của cơ chế chính sách để tìm cách lợi dụng tham nhũng. Hoặc do làm lâu ở một vị trí công tác nên tìm cách móc nối với những người có liên quan để thực hiện những hành vi tham nhũng tinh vi, khó phát hiện và ngăn chặn. Chẳng hạn, giữa những người cùng tổ thu thuế, giữa người thu và người nộp thuế thỏa thuận bớt xén số thuế lẽ ra phải nộp… - Việc tặng và nhận quà tặng vốn là một phong tục, tập quán bình thường của người Á Đông nói chung và của người Việt Nam nói riêng, thể hiện tình cảm hay sự biết ơn trong các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, phong tục này hiện nay đang có xu hướng bị lợi dụng để thực hiện hành vi đưa và nhận hối lộ. Để phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thực hiện hành vi quà tặng và nhận quà tặng59. LPCTN 2005, sđ, bs 2012 chỉ ra các quy định có tính nguyên tắc và giao cho Chính phủ quy định chi tiết việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức. - Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đã được Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 đề cập đến. Kê khai tài sản là một nội dung của cơ chế minh bạch tài sản. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống minh bạch tài sản ở nước ta vẫn chỉ dừng lại ở kê khai tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Vì vậy, LPCTN 2005, sđ, bs 2012 đã quy định một cách khá toàn diện và đầy đủ những nội dung cơ bản nhất của một hệ thống minh bạch tài sản, bao gồm những vấn đề chính như sau: + Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hằng năm để tránh che giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn phải kê 58 59 Điều 43, Luật phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012. Điều 40, Luật phòng, chống tham nhũng 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2012. GVHD: Th.S Thạch Huôn 53 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam khai tài sản của vợ hoặc chồng hoặc con chưa thành niên. Đối tượng tài sản phải kê khai được mở rộng hơn so với Pháp lệnh chống tham nhũng 1998. + Việc xác minh tài sản phải được tiến hành trong một số trường hợp nhất định. Đây là điểm mới so với Pháp lệnh chống tham nhũng. Khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử hoặc có hành vi tham nhũng thì thủ trương cơ quan, tổ chức việc xác minh tài sản để xem cán bộ, công chức có kê khai trung thực hay không. + Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai trong một số trường hợp nhất định theo yêu cầu và trên cơ sở quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. + Người có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu kê khai không trung thực, nếu là người ứng cử thì sẽ bị loại khỏi danh sách bầu cử, người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn thì sẽ không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức danh dự kiến. So với Pháp lệnh 1998 thì LPCTN 2005, sđ, bs 2012 có một số điểm tiến bộ hơn. Với tinh thần như vậy, Pháp lệnh năm 1998 chỉ chú trọng quy định vào bảng kê khai tài sản thì nay Luật 2005 chú trọng hơn vào việc minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. LPCTN 2005, sđ, bs 2012 không đặt vấn đề công khai bản kê khai tài sản mà chỉ quy định công khai, kết luận về tính minh bạch, trung thực của việc kê khai sau khi đã tiến hành xác minh theo các hình thức và ở những nơi thích hợp. + Về đối tượng kê khai, theo quy định LPCTN 2005, sđ, bs 2012 quy định chỉ kê khai đối với cán bộ có chức vụ từ phó trưởng phòng của cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên hoặc tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức làm việc tại một số vị trí nhất định (sẽ do Chính phủ quy định). + Về tài sản phải kê khai thì bao gồm 4 nhóm loại: nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá trị và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật. Từ những việc làm kê khai trên nếu người bị kết luận là không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý bằng một trong các hình thức sau đây: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch. + Đối với người kê khai tài sản là Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại hội của tổ chức chính trị - xã hội, người dự kiến được phê chuẩn, bổ nhiệm thì bị xử lý như: xóa tên khỏi danh sách người ứng cử, không được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm. - Ngoài ra, đề cao trách nhiệm người đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong quản lý Nhà nước và chống tham nhũng nói riêng. Ngày 19/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 211/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP GVHD: Th.S Thạch Huôn 54 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Cụ thể: Nguyên tắc xem xét xử lý kỷ luật60 quy định như sau: Việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý và người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân do mình quản lý có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Ngoài ra họ còn phải chịu sự phân công, phân cấp quản lý trong cơ quan, tổ chức, đơn vị để xác định mức độ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới; căn cứ vào mối quan hệ công tác giữa trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu với hành vi tham nhũng của người được phân công phụ trách, quản lý. Đối với hình thức kỷ luật được xử lý61 như sau: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật”. Tham nhũng là hành vi lạm dụng quyền lực Nhà nước của những người có chức vụ, quyền hạn để tu lợi. Vì vậy, muốn phòng chống tham nhũng hiệu quả thì phải có cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc lạm dụng quyền lực để tham nhũng và phải sử dụng quyền lực Nhà nước để đập tan việc lạm dụng quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng thì mới thành công. 3.2 Mối liên hệ giữa Công ƣớc và quy định của Pháp luật Việt Nam Các nội dung trong UNCAC và các quy định của pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng có nhiều điểm tương đồng với nhau. Đặc biệt về các quy định hành vi tham nhũng, cũng như cách phòng tránh và các biện pháp giải quyết sau khi tham nhũng xảy ra. Việt Nam gia nhập UNCAC là việc làm rất cần thiết để cùng các quốc gia khác trên thế giới cùng nhau thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để phòng và chống tham nhũng. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có bảo lưu một số vấn đề trong Công ước như: Việt Nam tuyên bố bảo lưu về thủ tục giải quyết tranh chấp quy định tại Khoản 2, Điều 66 của Công ước, vì: Quan điểm nhất quán của Việt Nam là những tranh chấp mà Việt Nam là một bên chỉ được đưa ra giải quyết bằng hoà giải, trọng tài hoặc toà án quốc tế trên cơ sở có sự đồng ý của tất cả các bên tranh chấp nhằm đảm bảo quyền chủ động của Việt Nam 60 Điều 6, Nghị định số 211/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006. 61 Điều 7, Nghị định số 211/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006. GVHD: Th.S Thạch Huôn 55 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam trong từng trường hợp giải quyết tranh chấp cụ thể; quyền tuyên bố không bị ràng buộc bởi thủ tục giải quyết tranh chấp này của thành viên Công ước đã được Công ước quy định tại Khoản 3, Điều 66; đây cũng là nội dung bảo lưu của hầu hết các quốc gia có bảo lưu khi ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước. Căn cứ Khoản 3, Điều 66 của Công ước, Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi Khoản 2, Điều 66 về thủ tục giải quyết tranh chấp. Phù hợp với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, Việt Nam tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định về hình sự hoá hành vi làm giàu bất hợp pháp và quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân. Việt Nam tuyên bố không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước; việc thực hiện các quy định của Công ước sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định của Việt Nam, trên cơ sở các thoả thuận hợp tác song phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có đi có lại. Căn cứ Điều 44 của Công ước, Việt Nam tuyên bố không coi Công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp về dẫn độ; Việt Nam sẽ thực hiện việc dẫn độ theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ và nguyên tắc có đi có lại. Pháp luật và thực tiễn của Việt Nam hiện chưa đáp ứng yêu cầu về quy định điều tra chung của Công ước. Đây là vấn đề tuy không trái với nguyên tắc của pháp luật Việt Nam nhưng khó thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, đánh giá khả năng đáp ứng của Việt Nam để đến thời điểm thích hợp, đưa quy định này vào Bộ luật tố tụng hình sự và các hiệp định song phương về tư pháp hình sự giữa Việt Nam với nước khác. Hiện tại, trước các đề nghị về điều tra chung của nước khác, Việt Nam sẽ đề nghị được tiếp nhận ủy thác điều tra để đảm bảo sự chủ động, trực tiếp và độc lập điều tra, sau đó thông báo kết quả cho phía bạn62. 3.3 Thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng tại Việt Nam Hiện nay, tình hình tham nhũng ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn làm xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - là cơ quan tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân. “Tham nhũng lớn” bị phát hiện ngày càng tăng về số lượng, mức độ thiệt hại, thất thoát diễn ra nghiêm trọng. Đi cùng với nó, nhiều vụ “tham nhũng nhỏ” diễn ra công khai. Điều đó làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, gây ra sự bất bình, bức xúc, thậm chí phản ứng của nhân dân đối với chính 62 http://ttt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=358&id=80, [ngày truy cập 14/9/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 56 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam quyền. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót, chưa rõ ràng, chưa đủ mạnh vì thế một số cán bộ, công chức lợi dụng điều đó để thực hiện hành vi tham nhũng. Đây là điều trở ngại lớn mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu loại trừ tệ nạn này ra khỏi xã hội. 3.3.1 Thực tiễn áp dụng 3.3.1.1 Tình hình chung về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật Việt Nam về chống tham nhũng Hiện nay, nước ta đã chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là con đường hoàn toàn mới. Từ điều này, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách cởi mở, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cũng chính vì điều này mà hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn thiếu sự đồng bộ, một số văn bản vừa mới ban hành đã sớm lạc hậu so với thực tiễn tạo nhiều sơ hở, dễ bị lợi dụng. Vì thế, lợi dụng điều đó đã tạo điều kiện cho tham nhũng được hoành hành mà không thể nào giải quyết triệt để được. Mặt khác, bộ máy nhà nước tổ chức cồng kềnh còn bộc lộ nhiều khuyết điểm cùng với thủ tục hành chính rườm rà cùng với hệ thống cơ quan tư pháp, hành chính, thanh tra, kiểm tra chất lượng mà hiệu quả, hiệu lực vẫn chưa cao, đã gây nhiều sự khó khăn cho công tác phòng chống tham nhũng. Hơn nữa, trong LPCTN 2005, sđ, bs 2012 vẫn chưa quy định cụ thể việc bảo vệ người đi tố cáo tham nhũng vì thế, người dân cũng rất ngại khi đơn phương tố cáo. Ngoài ra, các quy định trong pháp luật còn nhiều quy định chưa rõ ràng mà chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Đặc biệt giữa định tội đưa hối lộ (Điều 289 BLHS 1999 sđ, bs 2009) và tội làm môi giới hối lộ (Điều 290 BLHS 1999 sđ, bs2009) cần phải quy định chúng cùng về tội phạm tham nhũng. Hơn nữa, hình thức xử lý, kỷ luật của Đảng và các cơ quan chức năng không nghiêm, thiếu tính răn đe, thậm chí có người bị kỷ luật rồi còn được trọng dụng, được điều đi bố trí cương vị lãnh đạo ở chỗ khác. Một số vụ án tham nhũng xử lý dùng giằng, kéo dài không dứt điểm, chuyển từ xử lý hình sự sang hành chính, hoặc áp dụng tình tiết giảm nhẹ để xử dưới khung hình phạt, cho hưởng án treo, phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tham nhũng tiếp tục gia tăng. 3.3.1.2 Một số vướng mắc trong vấn đề giải quyết chống tham nhũng ở Việt Nam Đấu tranh chống tham nhũng là một việc rất khó và phức tạp. Vì vậy, trong quá trình giải quyết chống tham nhũng cũng sẽ gặp nhiều vướng mắt. Đặc biệt, là từ phía cơ quan Nhà nước, trong đó có bên Bộ Công an, cơ quan điều tra, và một số cơ quan có liên quan khác. GVHD: Th.S Thạch Huôn 57 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam Mặt khác, khi người dân đệ đơn tố cáo tham nhũng lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết thì một số cán bộ, công chức ở đây chỉ giải quyết một cách qua loa, chiếu lệ, thiếu kiên quyết, cố tình bao che hành vi tham nhũng. Các đối tượng này chưa thật sự hợp tác cùng với nhân dân để chống tham nhũng. Ngoài ra, cơ chế bảo vệ người tố cáo chưa được luật quy định cụ thể. LPCTN ở nước ta chỉ mới chú trọng đến các vấn đề mang tính hành chính và các biện pháp phòng ngừa. Luật tự hạn chế trong phạm vi và mục đích, nên chưa bao quát các nội dung cơ bản để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi và xử phạt tham nhũng nên phần quy phạm xử lý tham nhũng trong Luật còn chưa đầy đủ. Định nghĩa tham nhũng trong LPCTN và quy định về các tội phạm này của BLHS 1999, sđ, bs 2009 làm cho phạm vi của khái niệm tham nhũng bị giới hạn trong khu vực công. Hơn nữa, khái niệm tham nhũng chỉ dừng ở hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, vì vậy loại trừ những hành vi được quy định là tham nhũng trong các văn bản pháp lý quốc tế cũng như trong luật pháp của nhiều quốc gia khác như đưa hối lộ, làm môi giới hối lộ. Quy định dấu hiệu định lượng “giá trị tài sản” hoặc “gây hậu quả” vừa không cần thiết cho việc phản ánh đúng bản chất nguy hiểm của hành vi tham nhũng, vừa gây khó khăn cho công tác chứng minh và xử lý tội phạm. Khiếm khuyết cần lưu ý là việc chưa hình sự hóa hành vi “làm giàu bất hợp pháp” và chưa chú trọng việc quy định cụ thể các biện pháp thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Bên cạnh đó, hệ thống chế tài kỷ luật và hình phạt có thể áp dụng đối với hành vi tham nhũng không được quy định trong LPCTN. Hệ thống thực thi pháp luật ở nước ta còn nhiều sự phân tán và thiếu phối hợp thực sự. Các cơ quan chuyên trách của nước ta còn thiếu một số quyền hạn và năng lực cần thiết để tiến hành xử lý tham nhũng có hiệu quả. Việc bố trí nhiều cơ quan có trách nhiệm liên đới cũng tạo ra những vấn đề khó đạt được sự đồng thuận. Sự can thiệp và những cản trở trong quá trình thực thi góp phần lý giải cho sự thực thi thiếu hiệu quả. Các văn bản pháp luật về điều tra, truy tố, xét xử của Việt Nam chưa chú trọng việc đảm bảo “tính độc lập” với ý nghĩa như được thấy trong trường hợp các nước khác. 3.3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng ở Việt Nam Tuy hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn nhiều mặt thiếu sót, chưa đồng bộ nhưng đối với vấn đề phòng chống, tham nhũng thì Quốc hội cũng ban hành khá đầy đủ các văn bản pháp luật để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, bên ngoài thành tựu đạt được thì việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định về chống tham nhũng cho phù hợp với tình hình thực tế nước ta là điều rất cấp thiết, cũng như việc ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể để công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta được hiệu quả hơn. GVHD: Th.S Thạch Huôn 58 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam 3.3.2.1 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về chống tham nhũng Hiện nay, LPCTN 2005 chưa quy định hành vi hối lộ trong khu vực tư. Các hành vi hối lộ trong khu vực tư được BLHS 1999, sđ, bs 2009 quy định dưới các tội danh khác. LPCTN cần mở rộng chủ thể của hành vi tham nhũng sang khu vực tư; bổ sung tội danh đưa, nhận hối lộ và tham ô tài sản trong khu vực tư vào BLHS 1999, sđ, bs 2009. - Việc Việt Nam gia nhập UNCAC năm 2003, đa phần các quy định của Pháp luật Việt Nam đã đáp ứng về cơ bản các yêu cầu về hợp tác quốc tế một số vấn đề sau: + Về mục đích thu hồi tài sản do tham nhũng mà có63 tại Khoản 1b, 3 và 8 của Điều 55 là các quy định bắt buộc, quy định các nội dung hợp tác quốc tế liên quan đến tịch thu tài sản thì pháp luật Việt Nam mới đáp ứng được một phần các yêu cầu này. Cần bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định về công nhận và thi hành phần dân sự trong các quyết định, bản án hình sự của tòa án nước ngoài, đặc biệt là vấn đề liên quan đến tịch thu, hoàn trả tài sản do phạm tội tham nhũng mà có; Việt Nam tiếp tục ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với các nước, trong đó có nội dung nói trên. + Còn về bảo vệ nhân chứng, chuyên gia và nạn nhân64. Điều 32 của Công ước gồm 5 Khoản, trong đó có 4 Khoản quy định bắt buộc. Riêng khoản 3 là quy định khuyến nghị mà pháp luật Việt Nam mới đáp ứng một phần. Việt Nam ký kết các hiệp định tư pháp có nội dung quy định về tái định cư cho các đối tượng cần được bảo vệ như nhân chứng, chuyên gia, những người đã cung cấp lời khai liên quan đến tội phạm tham nhũng; xây dựng luật bảo vệ nhân chứng có quy định nội dung nói trên. + Pháp luật nước ta có ghi nhận quy định mang tính phòng ngừa và góp phần phát hiện hành vi làm giàu bất hợp pháp thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 và trong Nghị định 37 năm 2007 của Chính phủ về kê khai tài sản. Tuy nhiên, hành vi làm giàu bất hợp pháp chưa được quy định là tội phạm trong Bộ luật hình sự năm 1999; việc yêu cầu công chức phải chứng minh nguồn gốc thu nhập của mình là không khả thi và không phù hợp với nguyên tắc suy đoán vô tội và quy định trách nhiệm chứng minh là của các cơ quan tố tụng. Tuy nhiên cần quy định nghĩa vụ giải trình về nguồn gốc tài sản đối với cán bộ công chức; khoa học pháp lý hình sự Việt Nam tiếp tục quan tâm nghiên cứu vấn đề hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp. + Về đảm bảo cơ chế điều tra thích hợp trong khi vẫn đảm bảo các quy định về bí mật ngân hàng65: Đây là quy định bắt buộc. Vì vậy, cần hoàn thiện quy định trên khi xây dựng Luật phòng chống rửa tiền và sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. 63 Chương 5, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc năm 2003. Điều 32, Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc năm 2003. 65 Điều 40, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003. 64 GVHD: Th.S Thạch Huôn 59 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam + Về việc thành lập cơ quan tình báo tài chính66: Đây là quy định bắt buộc, hiện Chính phủ đã thành lập trung tâm phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước. Cần hoàn thiện quy định trên khi sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành, Bộ luật tố tụng hình sự; xây dựng Luật phòng chống rửa tiền67. 3.3.2.2 Ban hành hướng dẫn cụ thể trong vấn đề chống tham nhũng Đây là vấn đề rất được Đảng và Nhà nước quan tâm, chúng ta có rất nhiều văn bản hướng dẫn về phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, trong LPCTN ở nước ta chỉ chú trọng đến cách phòng ngừa cũng như vấn đề kê khai, minh bạch tài sản… Vậy, còn cơ chế bảo vệ người tố cáo thì vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, để họ có thể yên tâm góp sức cùng Nhà nước chống tham nhũng. Vì thế, nước ta cần ban hành luật bảo vệ người tố cáo để bảo vệ họ bởi những lời đe dọa, trù dập từ cấp trên cũng như cần ban hành chế độ khen thưởng hợp lý để thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân cùng chống tham nhũng. 66 67 Điều 58, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003. http://ttt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=358&id=80 [ngày truy cập 14/9/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn 60 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam KẾT LUẬN Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước. Mức độ tình trạng tham nhũng diễn ra ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng nguyên nhân và giải pháp nhìn chung đều giống nhau. Về nguyên nhân thì có một số nguyên nhân cơ bản như: Lòng tham của con người, do sự sơ hở lơ lỏng của nền kinh tế, quản lý xã hội, các biện pháp giáo dục và xử phạt chưa đủ mạnh để răng đe… Và một số nguyên nhân do điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Về giải pháp, không một nước nào không coi trọng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý con người, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm ngăn ngừa và hạn chế tham nhũng. Đối với nước ta hiện nay tình hình tham nhũng đang diễn ra phức tạp nhất là khi tiến hành đổi mới cải cách mở cửa bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới 20 năm qua đem lại nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế thì tệ tham nhũng ngày càng phát triển với nhiều hình thức, thủ đoạn, tinh vi, phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi tham nhũng phát triển gây nguy hại cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Trong thời gian qua, toàn Đảng và toàn dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng khá mạnh mẽ và quyết liệt, tăng cường tuyên truyền giáo dục, hợp tác quốc tế, xử lý những người vi phạm, từ kỷ luật hành chính đến cách chức, bỏ tù tịch thu tài sản, kể cả tử hình một số người nhưng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phổ biến và nghiêm trọng gây bất bình cho nhân dân. Có thể nói, nạn tham nhũng là cản trở lớn nhất và là cản trở cuối cùng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, hạn chế tiến tới đẩy lùi tham nhũng Quốc hội khóa XI (kì họp thứ 8) đã ban hành luật phòng chống tham nhũng cùng với các văn bản pháp luật hiện hành như: Luật cán bộ, công chức tạo ra cơ sớ pháp lý vững chắc để đấu tranh lâu dài, gay go và phức tạp. Như vậy, luật phòng, chống tham nhũng là ở mức cao nhất mà chúng ta có thể có trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của đất nước về việc phòng, chống tham nhũng, có nghĩa là ta đã dùng đến loại vũ khí mạnh nhất, thứ thuốc đặc hiệu nhất mà ta có thể có được. Chúng ta có thể tin rằng trong thời gian tới công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta sẽ có những tiến triển khả quan, hiệu quả của cuộc đấu tranh được nâng cao, chúng ta sẽ ngăn chặn có hiệu quả và hạn chế được tình trạng tham nhũng tiếp tục xảy ra. Và khi ngăn chặn được tình trạng này thì nước ta nhanh chóng thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra theo mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. GVHD: Th.S Thạch Huôn 61 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Luật Quốc tế Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003.  Luật Việt Nam 1. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. 2. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. 3. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005. 4. Luật Cán bộ công chức năm 2008. 5. Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012. 6. Nghị định số 59/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 06 năm 2013 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng. 7. Nghị định số 211/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006.  Sách, giáo trình, tạp chí 1. Hoàng Phước Hiệp, đặc san tuyên truyền pháp luật, số 09/2010, năm 2010, tr.1. 2. Kim Oanh Na, Giáo trình luật quốc tế, Khoa luật – Đại học Cần Thơ. 3. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học luật, Khoa luật Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên Hợp Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008. 5. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, TS. Bùi Thanh Mai (chủ biên), phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội 2007, Tr.20. 6. Phạm Quốc Huy, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Cần thơ . 7. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành Luật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam 8. Rick Stapenhurst và Sahr J. Kpundeh, Kiềm chế tham nhũng, hướng tới một mô hình xây dựng trong sạch quốc gia, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, tr.1. 9. Rick Stapenhurst, Niall Jonhston và Riccardo Pelizzo, Vai trò của Nghị viện trong hạn chế tham nhũng, tr. 17, tr.18, tr.19.  Trang thông tin điện tử 1. Báo điện tử Chính phủ, VIỆT NAM VÀ LIÊN HỢP QUỐC nguồn: http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeTo ChucQuocTe?diplomacyOrgId=123 [ngày truy cập 7/8/2014]. 2. Báo mới, thiệt hại do tham nhũng gây ra rất lớn, nguồn: http://www.baomoi.com/thiet-hai-do-tham-nhung-gay-ra-con-ratlon/144/7170246.epi. [ngày truy cập 14/9/2014]. 3. Báo Thanh tra tỉnh Bình Định, nội dung cơ bản của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, nguồn: http://ttt.binhdinh.gov.vn/newsdetail.php?newsid=358&id=80 [ngày truy cập 14/9/2014]. 4. GS.TS, Hoàng Chí Bảo, nhận diện tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống, nguồn: http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201401/nhandien-tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-nguyen-nhan-va-giai-phap-phong-chong293534/ [ngày truy cập 20/10/2014]. 5. Bộ Ngoại giao, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc, nguồn: http://dangcongsan.vn/CPV/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30690&cn_i d=261944# [ngày truy cập 20/10/2014]. GVHD: Th.S Thạch Huôn SVTH: Thạch Thị Nguyệt [...]... Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003 22 Điều 9, khoản 3 Công ước chống tham nhũng Liên Hợp Quốc, năm 2003 21 GVHD: Th.S Thạch Huôn 23 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Hoạt động truy tố, xét xử tham nhũng là một biện pháp chống tham nhũng hiệu quả Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhất.. .Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG Tham nhũng là một mối nguy hại của xã hội, đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của cả chế độ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trên nhiều mọi mặt lĩnh vực của xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc. .. tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam CHƢƠNG 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRONG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG Tham nhũng là một mối nguy hại của xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước và chế độ của nhiều quốc gia Vì thế, UNCAC ra đời có ý nghĩa quan trọng nhằm khuyến khích các nước hợp tác lại với nhau để đẩy lùi, ngăn chặn tham nhũng. .. Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam giới có khoảng 80 tỷ đô la Mỹ được trao tay nhờ vào tham nhũng, khiến nó trở thành một vấn đề có tính cạnh tranh toàn cầu cũng như là một vấn đề nội bộ, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa như ngày nay Do đó, các công ước quốc tế cũng tăng cường cam kết chống tham nhũng Việc kí kết các công ước chống tham nhũng. .. Hiến chương LHQ và các cơ quan chuyên môn của LHQ3 Việt Nam cũng chính thức gia nhập vào tổ chức này vào ngày 20/07/1977, và trở thành thành viên thứ 149 của LHQ 1.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc trong vấn đề chống tham nhũng 1.2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc Tham nhũng là một hiện tượng đang xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới Nó xảy ra tại những quốc gia và khu vực rất khác... Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam pháp luật, và đội ngũ cán bộ này sẽ được đào tạo và được cung cấp các phương tiện vật chất thích hợp để thực hiện nhiệm vụ theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật quốc gia thành viên Ví dụ: Ở Việt Nam thì có thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Ở Hồng Công (Trung Quốc) thì... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeToChucQuocTe?diplomacyOrgI d=123 [ngày truy cập 7/8/2014] GVHD: Th.S Thạch Huôn 7 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam quốc tế bàn về các biện pháp đấu tranh chống tham nhũng tại Bắc Kinh năm 1995 Từ các hội nghị này khái niệm tham nhũng là vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều nhất và nó được đưa ra... Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam - Tham nhũng còn tham gia hủy hoại các nỗ lực bảo vệ môi trường vì nó đã làm vô hiệu hóa các khoản tiền, các chính sách, hoặc các điều luật về thực hiện bảo vệ môi trường Trong chính trị, tham nhũng làm xói mòn tính hợp pháp của những người đứng đầu thể chế và dẫn đến sự bất mãn của quần chúng đối... định nào trong Công ước này ảnh hưởng đến nguyên tắc là việc quy định tội phạm được quy định theo Công ước này và các quy định về bào chữa hay các nguyên tắc pháp lý khác về tính 19 Điều 30, Công ước chống tham nhũng của Liên Hợp Quốc năm 2003 GVHD: Th.S Thạch Huôn 22 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam hợp pháp của hành vi... y tế, giữa các quốc gia thành viên với nhau 2 Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên Hợp Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2008, tr.32 -35 GVHD: Th.S Thạch Huôn 6 SVTH: Thạch Thị Nguyệt Đề tài: Vai trò của Liên hợp quốc trong vấn đề chống tham nhũng và thực tiễn tại Việt Nam So với Hội Quốc Liên, LHQ chứng tỏ đầy đủ hơn tính chất toàn cầu, đặc

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan