1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng

67 650 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 891,31 KB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA 37 (2011-2015) ĐỀ TÀI XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN LAN HƢƠNG Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ DIỄM MY MSSV: 5117324 Lớp: HG1163A1 Cần Thơ, 11/2014 MỤC LỤC ♦♦♦ Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 5. Kết cấu luận văn ................................................................................................ 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨNGXỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG 1.1. Sơ lƣợc lịch sử phát triển của hoạt động công chứng ở nƣớc ta ................ 4 1.2. Khái niệm và đặc điểm của công chứng ....................................................... 6 1.2.1. Khái niệm công chứng ................................................................................. 6 1.2.2.Đặc điểm của công chứng ............................................................................. 7 1.2.3. Phân biệt công chứngchứng thực ......................................................... 8 1.3. Khái quát về tổ chức hành nghề công chứngcông chứng viên ............ 9 1.3.1. Tổ chức hành nghề công chứng ................................................................. 9 1.3.2. Công chứng viên ..........................................................................................15 1.3.3. Quản lý nhà nước về công chứng ..............................................................17 1.4. Khái niệm , đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng......................................................................................................................20 1.4.1. Vi phạm hành chính ...................................................................................20 1.4.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính .................................................................20 1.4.1.2 Đặc điểm vi phạm hành chính ...................................................................20 1.4.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng.......................................23 1.4.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ......................23 2 1.4.2.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng .................23 1.4.2.3 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng .....................24 1.5. Khái niệm, mục đích, vai trò của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng .....................................................................................................28 1.6. Sơ lƣợc quá trình phát triển của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ..................................................................................29 CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG 2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng......31 2.2. Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ................................................................................................................................33 2.3 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng .......34 2.4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ...39 2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ...........43 2.5.1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính ............................................44 2.5.2. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính .......................................................................................................................44 2.5.3 Lập biên bản về vi phạm hành chính .........................................................44 2.5.4. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự ............................................................................................................................45 2.5.5 Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính .......................46 2.5.6 Quyết định xử phạt ......................................................................................46 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG 3.1. Một số điểm bất cập trong thực tiễn của hoạt động công chứng hiện nay và Luật Công chứng hiện hành ...........................................................................48 3 3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng.............................................................................................................58 3.2.1. Tình hình hoạt động công chứng hiện nay và những hành vi vi phạm hành chính .......................................................................................................................58 3.2.2 Thực tiển áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng......................................................................................................................61 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ......................................................................................................62 KẾT LUẬN ...........................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 LỜI NÓI ĐẦU  1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nƣớc ta hiện nay, xã hội hóa hoạt động tƣ pháp đã và đang là mối quan tâm hàng đầu trong công cuộc cải cách tƣ pháp của Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và dân, Đảng đã chủ trƣơng khuyến khích các tổ chức và cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Nghị quyết Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân”... “Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng”, “... phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong nhân dân, của toàn xã hội để cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hội và chăm lo phát triển các dịch vụ công cộng”. Bộ Chính trị xác định :“Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này”.1 Trên cơ sở các kết quả đã đạt đƣợc trong việc thực hiện xã hội hoá một số lĩnh vực nhƣ giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nhà nƣớc tiếp tục cho phép xã hội hoá hoạt động công chứng. Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng vào ngày 29/11/2006, gồm 8 chƣơng, 67 điều quy định về công chứng, chính thức xác lập cơ sở pháp lý quan trọng nhằm thực hiện xã hội hoá hoạt động công chứng, tạo điều kiện để công dân và tổ chức đƣợc thụ hƣởng tốt nhất loại hình dịch vụ công quan trọng này. Sau nhiều năm áp dụng, Luật Công chứng thực sự đã đi vào đời sống xã hội. Hiện nay, ngoài Phòng Công chứng (tiền thân là Phòng Công chứng nhà nƣớc) còn có loại hình Văn phòng Công chứng đang phát triển rất mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành đáp ứng nhu cầu cung ứng dịch vụ công cho ngƣời dân, giúp giảm thiểu sự quá tải của các Phòng Công chứng, góp phần không nhỏ vào việc đảm bảo an toàn pháp lý trong các quan hệ tƣ pháp nhƣ dân sự, kinh tế, thƣơng mại và các quan hệ xã hội khác, thúc đẩy phát triển xã hội, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc sau khi có hiệu lực, Luật Công chứng cũng đã bộc lộ một số bất cập. Trong đó đáng kể là sự non kém về nghiệp vụ và kinh nghiệm của không ít Công chứng viên dẫn đến tình trạng cẩu thả, ký xác thực mà không đọc kỹ văn bản, không thẩm định, xác minh tài sản, nhân thân của ngƣời ký hợp đồng giao dịch. Kết quả là có nhiều văn bản công chứng bị cơ quan chức 1 Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020. 5 năng trả lại, không chấp thuận hoặc gây ra tranh chấp trong giao dịch hợp đồng. Hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng thiếu sự liên kết thông qua mạng nội bộ để chia sẻ thông tin, không có cơ sở dữ liệu chung để kiểm soát thực trạng các hợp đồng... Do vậy, đã có trƣờng hợp một căn nhà đem bán cho hai ngƣời, mang đi công chứng hợp đồng tại hai tổ chức hành nghề công chứng khác nhau; một tài sản đem thế chấp, bảo lãnh ở nhiều ngƣời, nhiều nơi; ngƣời đã chết nhƣng vẫn “giao dịch”, công chứng cho ngƣời có tài sản đã bị cƣỡng chế, kê biên, bán đấu giá thành, ký kết hợp đồng bán đấu giá thành trƣớc khi tổ chức bán đấu giá tài sản, công chứng hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, công chứng hợp đồng chuyển nhƣợng dựa trên hợp đồng uỷ quyền giả, công chứng hợp đồng giao dịch không đúng ngƣời yêu cầu công chứng (do công chứng viên chấp nhận giấy chứng minh nhân dân photo, do nhầm ngƣời, do chứng minh nhân dân giả...), công chứng hợp đồng cho ngƣời không đủ năng lực hành vi dân sự... gây hậu quả pháp lý rất nghiêm trọng. Từ lẽ đó, để giải quyết tốt các vấn đề phát sinh từ hoạt động công chứng hiện nay và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về công chứng thì việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ những quy định của pháp luật về hoạt động công chứng và vận dụng nó vào giải quyết vấn đề điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động công chứng thông qua xử phạt vi phạm hành chính nhƣ thế nào là rất cần thiết. vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng” mang tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đã đƣợc xây dựng và đƣa vào thực tiễn nhƣng vẫn còn một số vƣớng mắc bất cập trong quá trình áp dụng. Nhiều văn bản nói chungtrong Luật Công chứng nói riêng quy định điều kiện bổ nhiệm Công chứng viên quy định một số đối tƣợng đƣợc miễn đào tạo và tập sự hành nghề công chứng vẫn đƣợc cấp phép hành nghề công chứng khá mở, thực sự là còn quá lỏng lẻo dẫn đến sự thiếu kinh nghiệm của các Công chứng viên, tìm ẩn nhiều rủi ro khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch. Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phát triển quá nóng số lƣợng Văn phòng công chứng nên đã xảy ra tình trạng một số Văn phòng công chứng đã có những hình thức cạnh tranh, thu hút khách hàng không phù hợp với nghề nghiệp, làm giảm đi lòng tin của ngƣời dân đối với mô hình Văn phòng công chứng, làm xấu đi hình ảnh của Công chứng viên trong xã hội. Vậy làm thế nào để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề này và hoàn thiện hoạt động công chứng trong giai đoạn hiện nay và tƣơng lai? Đấy là vấn đề cần đề cập và đang gặp nhiều khó khăn nan giải. Chính vì lẽ đó ngƣời nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải đi sâu vào nghiên cứu pháp luật về 6 công chứng ở Việt Nam, làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, tìm ra những ƣu nhƣợc điểm trong việc điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động công chứng. Trên cơ sở đó, vạch ra những hƣớng đi cụ thể, đề xuất những giải pháp cho vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ngày càng có hiệu quả hơn. 3. Phạm vi nghiên cứu Do yêu cầu của một đề tài Luận văn tốt nghiệp và trong khuôn khổ thời gian cho phép nên ngƣời viết chỉ tập trung vào nghiên cứu, làm rỏ những quy định hiện hành của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng ở Việt Nam, thực trạng áp dụng những quy định đó vào thực tế đời sống xã hội và từ đó rút ra những nhận định, tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận văn này, ngƣời nghiên cứu chủ yếu vận dụng các phƣơng pháp sau: - Vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. - Dùng phƣơng pháp lịch sử để đánh giá vần đề. Sử dụng phƣơng pháp phân tích luật viết, phƣơng pháp tổng hợp, so sánh kết hợp lý luận với thực tiễn... - Bên cạnh đi sâu vào tìm hiểu thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng hiện nay thông qua việc thu thập tài liệu, thông tin đã đƣợc nghiên cứu sẵn và tìm hiểu tình hình thực tế để nhìn nhận đúng đắn vấn đề. Cùng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác mà ngƣời viết đã vận dụng để hoàn thành bài luận văn này. 5. Kết cấu luận văn Nội dung luận văn tốt nghiệp ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Những vấn đề chung về công chứngxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Chƣơng 2: Quy định của pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Chƣơng 3: Thực trạng áp dụng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨNGXỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG 7 1.1. Sơ lƣợc lịch sử phát triển của hoạt động công chứng ở nƣớc ta Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 15/11/1945 Nhà nƣớc ta đã ban hành Sắc lệnh số 59/SL quy định về “Thể lệ thị thực các giấy tờ”.Tiếp đó, ngày 29/02/1952 Sắc lệnh số 85/SL đƣợc ban hành quy định về “Thể lệ trƣớc bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất”. Theo hai Sắc lệnh này, việc chứng nhận một số giấy tờ giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính (nay là Uỷ ban Nhân dân) các cấp thực hiện. Sau nhiều năm không tổ chức hoạt động công chứng, ngày 10/10/1987 Bộ Tƣ Pháp đã ra Thông tƣ số 574/QLTPK về công chứng nhà nƣớc, nhằm đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nƣớc. Theo đó, Phòng Công chứng nhà nƣớc tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập. Ngày 27/02/1991, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) đã ban hành Nghị định 45/HĐBT về tổ chức hoạt động công chứng nhà nƣớc. Đây là văn bản đầu tiên quy định toàn diện về tổ chức và hoạt động công chứng trong bối cảnh một số quy định liên quan đến công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn đã đƣợc ban hành nhƣ Pháp lệnh thừa kế 1990, Pháp lệnh nhà ở 1991 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1991. Nghị định này định nghĩa “Công chứng nhà nƣớc là việc chứng nhận tính xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ,góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định “Công chứng viên chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu từ bản chính. Các huyện, thị xã nơi chƣa có phòng công chứng Nhà nƣớc, UBND huyện, thị xã đƣợc quyền thực hiện các việc công chứng, cụ thể là: Chứng nhận hợp đồng dân sự; chứng nhận giấy ủy quyền; chứng nhận di chúc;chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu tiếng Việt”. Tuy nhiên, do tình hình phát triển kinh tế, xã hội của nƣớc ta thay đổi nhiều sau 5 năm thực hiện Nghị định trên nên những quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về công chứng nói riêng cần đƣơc hoàn thiện hơn cho phù hợp với thực tiễn. lý do đó, ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP về tổ chứng hoạt động công chứng thay thế cho Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991. Nghị định 31/CP cụ thể hóa một phần các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS), đổi mới một bƣớc và tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp tục phát triển hoạt động công chứng ở nƣớc ta. Sau khi có hiệu lực nhiều quy định của Nghị định 31/CP đã có nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tế. lẽ đó, ngày 08/12/2000 Nghị định số 75/2000/NĐCP về công chứng chứng thực đƣợc Chính phủ ban hành thay thế cho Nghị định 31/CP. Theo quy định của Nghị định này thì có sự tách bạch giữa hoạt động công 8 chứng và chứng thực, tức là đã có sự phân biệt giữa hoạt động của cơ quan chuyên trách thực hiện hoạt động công chứng là phòng công chứng và cơ quan kiêm nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực là UBND cấp huyện, cấp xã. Cụ thể là theo Điều 2 của Nghị định “Công chứng là việc Phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng đƣợc giao kết hoặc giao dịch đƣợc xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thƣơng mại và quan hệ xã hội khác theo quy định của Nghị định; Còn chứng thực là việc UBND cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch của họ”. Mặc dù vậy, nhƣng sự phân biệt công chứngchứng thực chỉ ở khía cạnh cơ bản là chủ thể thực hiện hoạt động công chứng hoặc chứng thực, có nghĩa là cùng một việc, nếu do Phòng công chứng thực hiện thì đƣợc gọi là hoạt động công chứng, nếu do UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện thì đƣợc gọi là chứng thực. Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội thứ XI, ngày 29 tháng 11 năm 2006 Quốc hội đã thông qua Luật công chứng (có hiệu lực ngày 01/7/2007). Luật Công chứng đã có sự phân định rõ ràng giữa công chứngchứng thực ở Điều 2 và theo đó các Phòng công chứng chỉ tập trung chứng nhận các hợp đồng, giao dịch dân sự mà không thực hiện các việc chứng thực nhƣ sao y, chứng nhận chữ ký... Theo quy định của Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi tắt là Nghị định 79/2007/NĐCP) thì các việc trên đƣợc chuyển giao về cho Phòng tƣ pháp cấp huyện và UBND cấp xã. Tƣơng lai gần Luật Công chứng 2014 đƣợc Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2015 hứa hẹn sẽ đem lại nhiều thay đổi cho lĩnh vực công chứng trong thời kỳ hội nhập với nhiều bổ sung và sửa đổi những bất cập của Luật Công chứng 2006 và đƣa ra nhiều quy định mang tính ổn định hơn trong lĩnh vực công chứng. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của công chứng 1.2.1. Khái niệm công chứng Hiện tại có nhiều quan điểm về khái niệm công chứng cho rằng công chứng là lấy công quyền mà làm chứng, sự chứng nhận của Nhà nƣớc ở đây mang tính quyền lực công. Tuy nhiên, quan điểm khác cho rằng bản thân thuật ngữ công chứng đã mang ý nghĩa là sự làm chứng công khai, có dấu ấn của công quyền, công chứng viên là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc bổ nhiệm thực hiện một công vụ. Bên cạnh đó công chứng đƣợc hiểu là một hoạt động hành chính công, lấy lẽ công ra để làm chứng, là sự nhận thức, xác nhận và xác thực một sự kiện, một hiện tƣợng đúng là nhƣ thế. Có thể thấy khái niệm công chứng thay đổi theo tình hình xã hội của nƣớc ta và cho đến nay đã có 9 5 khái niệm đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho việc quản lý nhà nƣớc về công chứng. Thông tƣ số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn công tác công chứng nhà nƣớc quy định: “Công chứng nhà nước là một hoạt động của nhà nước nhằm giúp công dân, các cơ quan tổ chức lập và xác nhận các văn bản sự kiện có ý nghĩa pháp lý, hợp pháp hóa các văn bản, sự kiện đó, làm cho các văn bản, sự kiện đó có hiệu lực thực hiện. Bằng hoạt động trên, công chứng nhà nước tạo ra những đảm bảo pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các cơ quan, tổ chức phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ngăn ngừa vi phạm pháp luật, giúp cho việc giải quyết tranh chấp được thuận lợi, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Nghị định 45/HĐBT ngày 27/2/1991 về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nƣớc quy định : “ Công chứng là việc chứng nhận xác thực các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (sau đây gọi tắt là các tổ chức), góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng có giá trị chứng cứ”. Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về hoạt động công chứng nhà nƣớc quy định: “ Công chứng là việc chứng nhận xác thực của các hợp đồng và giấy tờ theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các hợp đồng và giấy tờ đã được công chứng nhà nước chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền chứng nhận có giá trị chứng cứ, trừ trường hợp bị Tòa án nhân dân tuyên bố là vô hiệu”. Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 8/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực, tại điều 2 quy định“ Công chứng là việc Phòng công chứng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, thương mại và quan hệ xã hội khác và thực hiện các việc khác theo quy định của pháp luật”. Điểm chú ý của nghị định này là đã phân định rõ ràng công chứng và chứng thực, điều mà các Nghị định trƣớc đây chƣa làm rõ, bản chất của công chứng là : “chứng nhận tính xác thực của các hợp đồng”, còn chứng thực là việc “xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng, giao dịch và chữ ký cá nhân”. Nhƣ vậy theo định nghĩa trên công chứng là hoạt động xác lập giá trị pháp lý cho văn bản, hợp đồng; còn chứng thực chỉ là sao lại các văn bản, hợp đồng mà thôi. 10 Luật Công chứng 2006 quy định: “công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Từ các khái niệm trên thấy đƣợc công chứnghành vi của công chứng viên với mục đích giúp công dân, cơ quan, tổ chức soạn thảo và xác nhận tính xác thực của các giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia giao dịch, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật, mặt khác cung cấp chứng cứ nếu có tranh chấp xảy ra. 1.2.2.Đặc điểm của công chứng Công chứnghành vi do Công chứng viên thực hiện. Điều này phân biệt với chứng thực là hành vi do ngƣời đại diện của cơ quan hành chính công quyền thực hiện. Nội dung cơ bản của công chứngchứng nhận các hợp đồng và lập các hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của công dân, tổ chức và chứng nhận các hợp đồng giao dịch theo quy định của pháp luật. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện. Văn bản công chứng đƣợc công chứng viên lập theo trình tự, thể thức bắt buộc, ghi lại thời gian, không gian, nguyện vọng cũng nhƣ năng lực chủ thể của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch. Hoạt động công chứng tạo ra một văn bản có giá trị chứng cứ mang tính xác thực và tính thực hiện với các bên giao kết. Tính xác thực của các tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch khác vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo cho chúng có giá trị chứng cứ. Pháp luật quy định văn bản công chứng có giá trị chứng cứ vì tính xác thực của các tình tiết, sự kiện có trong văn bản đó đã đƣợc công chứng viên xác nhận. Tính xác thực này đƣợc công chứng viên kiểm chứng và xác nhận ngay khi nó xảy ra trên thực tế. Việc xác nhận của công chứng viên sẽ tránh đƣợc những tranh chấp xảy ra sau đó mà Tòa án không thể xác minh đƣợc. Văn bản công chứng tạo lập giá trị thực hiện giữa các bên tham gia hợp đồng, giao dịch bằng việc ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên, là căn cứ pháp lý buộc các bên phải thực hiện đúng các cam kết đã xác lập, đồng thời có giá trị pháp lý với cả bên thứ ba. Đây là đặc điểm quan trọng của hoạt động công chứng để phân biệt với các hoạt động của các cơ quan hành chính khác của cơ quan công quyền. Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý đối với tổ chức và hoạt động công chứng. Ở Việt Nam công chứng đƣợc giao cho công chứng viên, thuộc Phòng công chứng hoạt động theo biên chế hoặc thuộc Văn phòng công chứng theo Luật Doanh nghiệp hoặc cơ quan đại diện nƣớc ngoài thực hiện. Công chứng viên có sự độc lập trong tác nghiệp chuyên môn, công chứng viên không chịu trách nhiệm trƣớc các cơ quan cấp 11 trên hay trƣớc trƣởng phòng, trƣởng văn phòng mà tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. vậy, trong tác nghiệp chuyên môn công chứng viên không bị lệ thuộc vào cấp trên. Công chứng là một biện pháp đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch, hợp đồng. Tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đƣợc công chứng viên xác nhận. Hoạt động công chứng vừa mang tính công quyền vừa mang tính chất dịch vụ công. Tính công quyền thể hiện ở chỗ công chứng viên của Phòng công chứng hay của các Văn phòng công chứng đều do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ công chứng các hợp đồng giao dịch giữa các tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật. Khi tác nghiệp, công chứng viên nhân danh nhà nƣớc thực thi công việc. Hoạt động công chứng cong mang tính chất dịch vụ công tức là thực hiện một loại dịch vụ của nhà nƣớc nhƣng đƣợc Nhà nƣớc giao cho tổ chức hành nghề công chứng đảm nhiệm, đó là các hợp đồng, giao dịch mà các tổ chức cá nhân yêu cầu. Một trong những nguyên tắc cơ bản của dịch vụ công là phải đảm bảo đƣợc tính liên tục, không bị gián đoạn. Các tổ chức hành nghề công chứng đƣợc Nhà nƣớc chuyển giao một phần quyền của nhà nƣớc để thực hiện chức năng của Nhà nƣớc trong một lĩnh vực cụ thể là công chứng các hợp đồng giao dịch. Đồng thời, Nhà nƣớc cũng chuyển giao cho tổ chức hành nghề công chứng một trách nhiệm và nghĩa vụ lớn là phải thực hiện công chứng một cách đúng pháp luật và đảm bảo lợi ích của Nhà nƣớc, của công dân, tổ chức. 1.2.3. Phân biệt công chứngchứng thực Pháp luật hiện hành quy định công chứng, chứng thực là hai hoạt động khác nhau và có thể phân biệt ở nhiều điểm, nhƣng chủ yếu phân biệt ở ba điểm nhƣ sau: + Về khái niệm:  “Công chứng” là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. 2  "Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 79/2007/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.3 + Về thẩm quyền: về thẩm quyền, công chứng do cơ quan bổ trợ Tƣ pháp thực hiện (phòng công chứng, văn phòng công chứng); chứng thực do cơ quan hành chính Nhà nƣớc, cụ thể là UBND cấp xã, huyện thực hiện. 2 3 Điều 2 Luật Công chứng 2006. Khoản 5 Điều 2 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. 12 + Chứng thực là chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung; trong khi công chứng bảo đảm nội dung của một hợp đồng, một giao dịch, công chứng viên chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đó và qua việc bảo đảm tính hợp pháp để giảm thiểu rủi ro. Hoạt động công chứng mang tính pháp lý cao hơn.  Giá trị pháp lý của văn bản đƣợc công chứng: Có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trƣờng hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trƣờng hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thoả thuận khác. Có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trƣờng hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.  Giá trị pháp lý của văn bản đƣợc chứng thực: “Bản sao đƣợc cấp từ sổ gốc, bản sao đƣợc chứng thực từ bản chính có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Chữ ký đƣợc chứng thực có giá trị chứng minh ngƣời yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của ngƣời ký về nội dung của giấy tờ, văn bản”.4 1.3. Khái quát về tổ chức hành nghề công chứngcông chứng viên 1.3.1. Tổ chức hành nghề công chứng Mô hình Văn phòng công chứng đã xuất hiện rất lâu trên thế giới còn ở Việt Nam mô hình này chỉ mới đƣợc hình thành sau khi Luật Công chứng 2006 có hiệu lực pháp luật. Văn phòng công chứng tồn tại song song bên cạnh Phòng Công chứng theo quy định tại Chƣơng III của Luật công chứng 2006 về cách thức tổ chức, trình tự, thủ tục thành lập, quyền, nghĩa vụ của hai mô hình tổ chức hành nghề công chứng này. Những quy định về tổ chức hành nghề công chứng thể hiện rất rõ nét tinh thần đổi mới hình thức tổ chức công chứng theo hƣớng xã hội hoá và dịch vụ hoá. * Phòng Công chứng: Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, đƣợc quy định là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tƣ pháp. Trƣởng Phòng công chứng phải là công chứng viên và do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Tên gọi của Phòng công chứng theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng nơi Phòng công chứng đƣợc thành lập.5 Việc thành lập Phòng công chứng do Sở Tƣ pháp xây dựng Đề án trên cơ sở xét thấy nhu cầu công chứng của địa phƣơng. Đề án thành lập quy định cần nêu rõ các vấn đề nhƣ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện. Sau khi 4 Điều 3 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP. 5 Điều 24 Luật công chứng 2006. 13 xây dựng đầy đủ Đề án, Sở Tƣ pháp trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Phòng công chứng thì trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tƣ pháp phải đăng báo trung ƣơng hoặc báo địa phƣơng nơi quyết định thành lập Phòng công chứng đó. Nội dung đăng báo cần phải có đầy đủ các quy định nhƣ: tên gọi, địa chỉ trụ sở của phòng; số ngày, tháng, năm quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng. Trƣờng hợp Uỷ ban nhân dân tỉnh thay đổi tên gọi hoặc trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tƣ pháp có nhiệm vụ phải đăng báo những nội dung thay đổi đó để cá nhân, tổ chức đƣợc biết (Điều 25 Luật công chứng). Giải thể Phòng công chứng theo Điều 26 Luật công chứng đƣợc quy định nhƣ sau:  Trong trƣờng hợp không cần thiết duy trì Trong trƣờng hợp không cần thiết duy trì Phòng công chứng thì Sở Tƣ pháp lập đề án giải thể Phòng công chứng, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Phòng công chứng chỉ đƣợc giải thể sau khi thanh toán xong các khoản nợ, làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với ngƣời lao động, thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.  Trong thời hạn mƣời lăm ngày, kể từ ngày Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tƣ pháp phải đăng báo trung ƣơng hoặc báo địa phƣơng trong hai số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng. * Văn phòng Công chứng: do tính chất mô hình này phức tạp nên quy định của pháp luật quy định chặt chẽ hơn: Theo quy định thì Văn Phòng công chứng do công chứng viên thành lập. Trong đó, Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập đƣợc tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tƣ nhân; Văn phòng công chứng do hai công chứng viên trở lên thành lập đƣợc tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh. Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.6 Đây là quan điểm hoàn toàn mới là một trong những quan điểm tiến bộ nhất từ trƣớc đến nay đối với các văn bản pháp luật quy định về công chứng và cũng là một bƣớc bứt phá ra khỏi sự ràng buộc và quan niệm công chứng phải là cơ quan công quyền của Nhà nƣớc, do Nhà nƣớc quản lý, thành lập, quyết định và cho chỉ tiêu biên chế. Văn phòng công chứng đƣợc quy định trong Luật công chứng thể hiện một bƣớc xã hội hoá hoạt động công chứng ngay tại thời điểm khi Luật công chứng có hiệu lực thi hành. 6 Điều 26 Luật công chứng 2006. 14 Về tên gọi của Văn phòng công chứng: Theo quy định thì “tên gọi của Văn phòng công chứng do công chứng viên lựa chọn”. Tuy nhiên “không đƣợc trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không đƣợc sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc” (khoản 3 Điều 2). Mô hình Văn phòng công chứng là một hình thức mới của tổ chức hành nghề công chứng. Về lâu dài hình thức Văn phòng công chứng sẽ là hình thức phổ biến của tổ chức hành nghề công chứng ở nƣớc ta. Mô hình Phòng công chứng nhà nƣớc trƣớc mắt là cần thiết, đặc biệt là ở các địa phƣơng miền núi, vùng sâu, vùng xa nhƣng trong tƣơng lai khi nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta phát triển mạnh thì mô hình này sẽ thu hẹp dần. Đây cũng là kinh nghiệm chuyển đổi từ hệ thống công chứng nhà nƣớc sang công chứng “phi nhà nƣớc hoá” của các nƣớc xã hội chủ nghĩa cũ nhƣ Trung Quốc, Nga, Ba Lan, v.v. Đây cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm đối với những ngƣời có đủ tiêu chuẩn, điều kiện muốn thành lập Văn phòng công chứng khi Luật công chứng có hiệu lực. Hoạt động công chứng là một hoạt động có liên quan đến quyền lực nhà nƣớc. “Công chứng là lấy quyền công ra mà làm chứng”. Tuy nhiên việc nhân danh quyền công ở đây không nhất thiết phải là công chức nhà nƣớc mới có quyền đó. Tùy theo tình hình mà Nhà nƣớc có thể giao quyền đó cho một tổ chức, một cá nhân không phải của nhà nƣớc thực hiện. Thực tế ở nƣớc ta đã có những tiền lệ nhƣ: Hội thẩm nhân dân không nhất thiết là công chức nhà nƣớc nhƣng vẫn cùng với thẩm phán xét xử. Ở một số nƣớc trên thế giới thậm chí còn có cả lực lƣợng cảnh sát do tƣ nhân thành lập v.v. Điều đó chứng tỏ vấn đề xã hội hóa một số lĩnh vực quản lý nhà nƣớc không chỉ đặt ra ở nƣớc ta mà cả ở nhiều nƣớc khác trên thế giới. Tuy nhiên xã hội hóa công chứng không nên hiểu là chuyển công chứng nhà nƣớc thành công chứng tƣ nhân. Hình thức Văn phòng công chứng quy định trong Luật không phải là Văn phòng công chứng tƣ nhân. Đã là công chứng thì đều là nhân danh nhà nƣớc. Cũng không nên quan niệm Văn phòng công chứng đƣợc tổ chức theo mô hình doanh nghiệp có nghĩa là chuyển hoạt động công chứng theo hƣớng kinh doanh chạy theo lợi nhuận. Việc thu phí, thù lao, v.v. của công chứng viên sẽ đƣợc nhà nƣớc quy định chứ không phải là theo thoả thuận giữa công chứng viên với ngƣời yêu cầu công chứng. Việc thành lập các Văn phòng công chứng cũng không thể theo kiểu tự do thành lập doanh nghiệp mà phải theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền của địa phƣơng. Trƣớc mắt, các Văn phòng công chứng sẽ đƣợc khuyến khích thành lập ở những nơi có điều kiện hành nghề công chứng nhƣ: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng ... 15 Đối với việc thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng đƣợc quy định tại Điều 27 Luật công chứng. Công chứng viên muốn thành lập Văn phòng công chứng phải có hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Thủ tục hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng; - Đề án thành lập Văn phòng công chứng cần nêu rõ sự cần thiết thành lập Văn phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện - Bản sao quyết định bổ nhiệm công chứng viên.Trong thời hạn hai mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng. Trƣờng hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Ngƣời bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. - Trong thời hạn chín mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tƣ pháp của địa phƣơng cho phép thành lập. Khi đăng ký hoạt động phải có đơn đăng ký hoạt động, giấy tờ chứng minh về trụ sở ở địa phƣơng nơi quyết định cho phép thành lập. - Trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc các giấy tờ đăng ký hoạt động, Sở Tƣ pháp cấp giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng; trƣờng hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Ngƣời bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng đƣợc hoạt động kể từ ngày Sở Tƣ pháp cấp giấy đăng ký hoạt động. - Đối với trƣờng hợp đã cấp giấy đăng ký hoạt động nhƣng chƣa hoặc không hoạt động thì Luật công chứng quy định nhƣ sau: “Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động, nếu Văn phòng công chứng không hoạt động hoặc trong trƣờng hợp Văn phòng công chứng không hoạt động liên tục từ ba tháng trở lên thì Sở Tƣ pháp đăng ký thu hồi giấy đăng ký hoạt động” (khoản 4 Điều 27). Việc thu hồi quyết định thành lập Văn phòng công chứng đƣợc Luật quy định đối với trƣờng hợp sau: “Trong thời hạn chín mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định cho phép thành lập, Văn phòng công chứng không đăng ký hoạt động hoặc trong trƣờng hợp Văn phòng công chứng bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng” 7 Việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng đƣợc quy định tại Điều 28 Luật công chứng. Trƣờng hợp thay đổi trụ sở, tên gọi thì Văn phòng 7 Khoản 5 Điều 27 Luật Công chứng 2006. 16 công chứng sẽ đƣợc cấp lại giấy đăng ký hoạt động. Khi thay đổi trụ sở, tên gọi, hoặc danh sách công chứng viên, văn phòng công chứng phải có thông báo ngay bằng văn bản cho Sở Tƣ pháp nơi đăng ký hoạt động. Tại Điều 29 Luật công chứng còn có quy định giao cho Sở Tƣ pháp làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng nhƣ sau: “Trong thời hạn mƣời ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi của Văn phòng công chứng, Sở Tƣ pháp phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan Công an cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở”. Văn phòng công chứng phải đăng báo nội dung đăng ký hoạt động, Điều 30 Luật công chứng quy định: “Trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày đƣợc cấp giấy đăng ký hoạt động phải đăng báo trung ƣơng hoặc báo địa phƣơng nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp. Nội dung đăng ký gồm có các vấn đề sau: + Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng. + Họ, tên, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của công chứng viên hành nghề trong Văn phòng công chứng; + Số, ngày tháng, năm cấp giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động và ngày bắt đầu hoạt động. - Trƣờng hợp đƣợc cấp lại giấy đăng ký hoạt động do thay đổi trụ sở, tên gọi, Văn phòng công chứng phải đăng báo những nội dung giấy đăng ký hoạt động đƣợc cấp lại”. Những quy định trên cho thấy thủ tục thành lập và việc đăng ký hoạt động đối với Văn phòng công chứng đƣợc quy định rất cụ thể, chi tiết tạo điều kiện cho ngƣời muốn tham gia thành lập Văn phòng công chứng thực hiện dễ dàng. - Đối với Văn phòng công chứng thì việc chấm dứt hoạt động đƣợc thực hiện theo quy trình nhƣ sau 8: - Trƣờng hợp tự chấm dứt hoạt động đƣợc quy định: chậm nhất ba mƣơi ngày trƣớc thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng công chứng phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tƣ pháp nơi đăng ký hoạt động. Văn phòng công chứng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với ngƣời lao động, thực hiện các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận và đăng báo trung ƣơng hoặc báo địa phƣơng trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động. Sở Tƣ pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng với các cơ quan quy định tại Điều 29 của Luật công chứng. 8 Điều 34 Luật Công chứng 2006. 17 - Trƣờng hợp bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động do Văn phòng công chứng vi phạm pháp luật hoặc không còn công chứng viên do bị miễn nhiệm đƣợc quy định: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi giấy đăng ký hoạt động, Sở Tƣ pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan Công an cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở. Văn phòng công chứng có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với ngƣời lao động; đối với yêu cầu công chứng đã tiếp nhận mà chƣa công chứng thì phải trả lại hồ sơ yêu cầu công chứng cho ngƣời yêu cầu công chứng và đăng báo trung ƣơng hoặc báo địa phƣơng trong hai số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động (Điều 33 Luật công chứng 2006). * Điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình tổ chức hành nghề công chứng: Điểm giống : Việc hành nghề công chứng mang tính chất công, nhiệm vụ, trách nhiệm nghề nghiệp trong thực hiện các việc công chứng đƣợc quy định nhƣ nhau, mức thu phí của Văn phòng công chứng và Phòng công chứng đƣợc Nhà nƣớc quy định theo một giá nhất định. Việc thành lập Phòng công chứng và Văn phòng công chứng đƣợc giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập khi thấy có nhu cầu và đều không phải có chấp thuận của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp. Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng đƣợc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 cũng cho thấy không có sự phân biệt về giá trị văn bản công chứng của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Chính quy định này trong Luật đã giải quyết đƣợc những ý kiến băn khoăn của ngƣời yêu cầu công chứng và ngƣời muốn thành lập Văn phòng công chứng. Ngoài quy định về địa vị pháp lý, trình tự, thủ tục thành lập Phòng công chứng và Văn phòng công chứng, Luật còn có quy định về quyền hạn của tổ chức hành nghề công chứng tại Điều 31 và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng tại Điều 32. Tại đây cũng cho chúng ta thấy đƣợc về cơ bản không có sự phân biệt giữa quyền và nghĩa vụ của hai tổ chức hành nghề công chứng này. Điểm khác: Phòng công chứng do Nhà nƣớc thành lập, công chứng viên và một số nhân viên là viên chức nhà nƣớc, Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Phòng công chứng nếu không tự trang trải đƣợc. Đối với Văn phòng công chứng do công chứng viên đề nghị thành lập, tự đăng ký hoạt động, tự đầu tƣ cở sở vật chất, trụ sở làm việc, tự trang trải trả lƣơng cho công chứng viên, nhân viên phục vụ, phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho công chứng viên và nộp thuế theo quy định của pháp luật. 1.3.2. Công chứng viên 18 Với vai trò quan trọng, ảnh hƣởng đến giá trị của văn bản công chứng nên trong Luật Công chứng 2006 nhà làm luật đã dành riêng một chƣơng để quy định về Công chứng viên. “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng”9. Theo đó, với vai trò là nhà chuyên môn về pháp luật, Công chứng viên do Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm chịu trách nhiệm để tiếp nhận hoặc lập các hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của ngƣời yêu cầu công chứng, đảm bảo cho các hợp đồng, giao dịch sai khi chứng nhận có giá trị pháp lý nhƣ một văn bản của cơ quan công quyền và để làm đƣợc nhiệm vụ trên công chứng viên phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định: - Công dân Việt Nam thƣờng trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn thì đƣợc xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên, cụ thể:  Có bằng cử nhân luật;  Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức (thời gian đào tạo nghề công chứng sáu tháng và tập sự hành nghề công chứng mƣời hai tháng đƣợc tính vào thời gian công tác pháp luật).  Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;  Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng;  Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.10 - Những ngƣời sau đây đƣợc miễn đào tạo nghề công chứng (ngƣời đƣợc miễn đào tạo nghề công chứng cũng đƣợc miễn tập sự hành nghề công chứng) :  Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sƣ đã hành nghề từ ba năm trở lên;  Giáo sƣ, phó giáo sƣ chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;  Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.11 - Tính chất công việc của công chứng viên là chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng giao dịch là những loại văn bản theo quy định của pháp luật phải đƣợc công chứng; hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Bên cạnh đó, Công chứng viên có các quyền sau:  Đƣợc lựa chọn nơi để hành nghề công chứng, trừ công chứng viên của Phòng công chứng. 9 Điều 7 Luật công chứng 2006. Khoản 1 Điều 13 Luật Công chứng 2006 11 Điều 15 Luật Công chứng 2006 10 19  Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng.  Các quyền khác theo quy định của Luật công chứng 2006. - Chức năng nhiệm vụ của công chứng viên là:  Tuân thủ nguyên tắc hành nghề công chứng.  Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời yêu cầu công chứng.  Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trƣờng hợp đƣợc ngƣời yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định rõ.  Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng. - Công chứng viên Phòng công chứngcông chức, viên chức nhà nƣớc đƣợc hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc; Công chứng viên Văn phòng công chứng không phải là công chức, viên chức nhà nƣớc, lƣơng và các khoản thu nhập khác đƣợc trích từ nguồn thu phí công chứng, thù lao công chứng và nguồn thu hợp pháp khác từ hợp đồng công chứng. - Chế độ hành nghề của công chứng viên đƣợc quy định cụ thể: Công chứng viên phải hành nghề chuyên trách; không đƣợc đồng thời hành nghề khác, không đƣợc kiêm nhiệm các chức danh tƣ pháp nhƣ luật sƣ, đấu giá viên, trọng tài viên, thừa phát lại hoặc các chức danh tƣ pháp khác. (Điều 2 Nghị định 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng). 1.3.3. Quản lý nhà nước về công chứng Để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về công chứng, Luật công chứng phân định rõ nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong quản lý về tổ chức và hoạt động công chứng, theo hƣớng tăng cƣờng vai trò của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc phát triển và quản lý hệ thống tổ chức hành nghề công chứng ở địa phƣơng mình, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý nhà nƣớc về công chứng trên phạm vi toàn quốc, trong đó Bộ Tƣ pháp là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này. Bên cạnh các Phòng công chứng đã trở thành truyền thống và có “thƣơng hiệu” theo thời gian thì một số Văn phòng công chứng cũng đã tạo đƣợc uy tín, khẳng định đƣợc niềm tin và thu hút đƣợc số lƣợng khách hàng đông đảo, chính điều đó đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các tổ chức hành nghề công chứng, nếu muốn củng cố và phát triển phải cải tiến và đổi mới để nâng cao uy tín, vƣơn lên khẳng định vị trí, thƣơng hiệu của mình trong xã hội. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những sai phạm trong quá trình hoạt động nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức hành nghề công chứng và chủ yếu là các Văn phòng công chứng mục đích lợi nhuận, dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý phát sinh. lý do đó, quản lý nhà nƣớc về công chứng nói 20 chung và Văn phòng công chứng nói riêng là một hoạt động không thể thiếu trong bối cảnh xã hội hiện nay. Quản lý nhà nƣớc về công chứng là việc nhà nƣớc dùng các biện pháp, công cụ có đƣợc tác động vào lĩnh vực công chứng để hệ thống các tổ chức hành nghề công chứng hoạt động đúng định hƣớng, mục tiêu mà nhà nƣớc mong muốn. Công tác quản lý nhà nƣớc về công chứng có những đặc điểm sau:  Quản lý nhà nước về công chứng nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng theo hướng xã hội hóa. Với vai trò,vị trí,chức năng đặc biệt nên các tổ chức hành nghề công chứng phải mang tính ổn định và phát triển bền vững cao. Không giống nhƣ sự phát triển của các mô hình dịch vụ công khác, sự phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng phải có sự điều tiết, phân bổ và đƣợc kiểm soát trong một quy hoạch, nhất là sau khi hoạt động công chứng đã đƣợc xã hội hóa. lý do trên nên rất cần thiết có một mạng lƣới các tổ chức hành nghề công chứng, cũng nhƣ thực hiện quản lý nhà nƣớc trên phạm vi cả nƣớc để đảm bảo các tổ chức hành nghề công chứng đƣợc thành lập và phân bố một cách hợp lý, khoa học và đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân một cách thuận tiện nhất. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đồng nghĩa với việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động cung ứng dịch vụ công này. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động công chứng sau khi hệ thống các Văn phòng công chứng đƣợc thành lập có những điểm thay đổi cơ bản, theo đó đối tƣợng của hoạt động quản lý nhà nƣớc ngoài Phòng công chứng còn có các Văn phòng công chứng. Quản lý nhà nƣớc đối với các Văn phòng công chứng gắn liền với việc quy định các tiêu chuẩn thành lập Van phòng công chứng, cấp phép thành lập và bổ nhiệm Công chứng viên, giám sát, kiểm tra đánh giá hoạt động công chứng.  Quản lý nhà nước về công chứng nhằm đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp cũng như hiệu lực của các văn bản công chứng. Ngoài vai trò là chứng nhận tính xác thực thì hoạt động công chứng còn có vai trò tích cực trong việc phòng ngừa tranh chấp, giao dịch có thể xảy ra. thế, văn bản công chứng có ý nghĩa chứng cứ trƣớc tòa, là căn cứ pháp lý hợp pháp để xác lập quyền sở hữu cho các bên có quyền liên quan (công chứng hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất). Ngoài ra, công chứng còn có vai trò tƣ vấn : Công chứng viên tƣ vấn cho ngƣời yêu cầu công chứng về các thủ tục pháp lý trong hoạt động công chứng (khác với luật sƣ).... Văn bản công chứnghành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa rủi ro, tranh chấp hoặc khi có rủi ro tranh chấp xảy ra các cơ 21 quan nhà nƣớc có thẩm quyền căn cứ vào văn bản công chứng để giải quyết các vụ việc tranh chấp.  Quản lý nhà nước về công chứng nhằm đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng nói chung và Văn phòng công chứng nói riêng đúng phạm vi quy định của pháp luật, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Quản lý nhà nƣớc có vai trò định hƣớng sự phát triển của ngành theo lĩnh vực công chứng, xuất phát từ tính chất của hoạt động công chứng là hoạt động mang tính công quyền nhà nƣớc, công chứng là hoạt động đƣợc nhà nƣớc ủy quyền để chứng nhận tính hợp pháp, tính xác thực của hợp đồng giao dịch. lẽ đó, việc xác định phạm vi và ranh giới các việc công chứng cũng là xác định thẩm quyền của các tổ chức hành nghề công chứng đƣợc làm những việc gì có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà nƣớc trong quản lý đối với Văn phòng công chứng, nhằm phòng ngừa những vi phạm rất dễ xảy ra trong lĩnh vực này. - Các nguyên tắc quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực công chứng:  Nguyên tắc đảm bảo sự quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện ở chổ: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nƣớc về tổ chức hành nghề công chứng; Bộ Tƣ pháp chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi cả nƣớc; UBND cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên phạm vi địa phƣơng.  Nguyên tắc đảm bảo sự độc lập và tự chịu trách nhiệm của Công chứng viên trong việc thực hiện hoạt động công chứng. Ở nƣớc ta hiện nay, công chứng là hoạt động do nhà nƣớc tổ chức và quản lý, tuy nhiên hành vi công chứng lại do Công chứng viên thực hiện một cách độc lập, không bị chi phối hoặc áp đặt bởi bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, chính thế ngƣời thực hiện hành vi công chứng phải tự chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc pháp luật đối với công việc mà mình thực hiện. Hiện nay, Công chứng là một trong các nghề bổ trợ tƣ pháp, Công chứng viên là một chức danh tƣ pháp. Công chứng viên hoạt động độc lập, tuân thủ pháp luật, thủ trƣởng cơ quan công chứng không chịu trách nhiệm đối với văn bản công chứng của Công chứng viên thuộc cơ quan mình quản lý thực hiện. Bên cạnh đó, Công chứng viên còn phải đảm bảo giữ bí mật nội dung công chứng và các thông tin liên quan đến hoạt động công chứng, trừ trƣờng hợp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản về việc cung cấp hồ sơ công chứng phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc có liên quan đến việc công chứng. 22  Nguyên tắc đảm bảo pháp chế Xã hội Chủ nghĩa trong quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng. Trong quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng đòi hỏi các cơ quan thực hiện quản lý nhà nƣớc về công chứng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; Ngƣời yêu cầu công chứng và ngƣời thực hiện hành vi công chứng phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm đảm bảo sự thống nhất về kỷ cƣơng, trật tự, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc. - Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức hành nghề công chứng gồm: thành lập, hoạt động, giải thể, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm về công chứng, có thể chia thành 3 nội dung nhƣ sau:  Quản lý tổ chức hành nghề công chứng về mặt hình thức. Luật Công chứng và các văn bản có liên quan đều có các quy định trực tiếp về tổ chức, hoạt động quyền và nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng; Tiêu chuẩn bổ nhiệm, quyền và nghĩa vụ của Công chứng viên; Thủ tục yêu cầu đối với hoạt động công chứng.  Quản lý tổ chức hành nghề công chứng về mặt nội dung. Vấn đề này không đƣợc quy định trực tiếp trong Luật Công chứng mà pháp luật chỉ có thể tác động gián tiếp thông qua các quy định về nguyên tắc của hoạt động công chứng, áp dụng pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau.  Quản lý tổ chức hành nghề công chứng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra và xửvi phạm. Thanh tra, kiểm tra, xửvi phạm là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc, là nhiệm vụ không thể thiếu của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo; là một trong ba việc phải làm của cơ quan Đảng và chính quyền các cấp, là một bộ phận hợp thành công tác lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc: quyết định đƣờng lối, chính sách, chủ trƣơng, pháp luật; tổ chức thực hiện kiểm tra tranh tra việc thực hiện đó. 1.4. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng 1.4.1. Vi phạm hành chính 1.4.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là một loại vi phạm xảy ra phổ biến trong đời sống xã hội. Cần phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, góp phần tăng cƣờng đấu tranh, phòng chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính vậy hiểu rỏ về vi phạm hành chính là điều rất cần thiết. - Về định nghĩa vi phạm hành chính đã đƣợc quy định trong nhiều văn bản theo từng thời kỳ khác nhau: 23  Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo Nghị định 143/CP ngày 27/5/1971 của Hội đồng Chính phủ (vi phạm hành chính lúc bấy giờ đƣợc gọi là “vi cảnh”)  Pháp lệnh xửvi phạm hành chính ngày 30/11/1989 có hiệu lực từ ngày 1/1/1990 do Hội đồng Nhà nƣớc ban hành.  Pháp lệnh xửvi phạm hành chính ngày 6/7/1995 do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/8/1995.  Pháp lệnh xửvi phạm hành chính ngày 2/7/2002 do Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/10/2002.  Luật xửvi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 do Quốc hội ban hành. Tuy nhiên, chỉ có Luật xửvi phạm hành chính 2012 đƣa ra định nghĩa về vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều 2 : “Vi phạm hành chínhhành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” tƣơng tự về cách diễn đạt với định nghĩa với định nghĩa đƣợc đƣa ra trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 :“ Vi phạm hành chínhhành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm những quy tắc quản lý hành chính nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Riêng Pháp lệnh xửvi phạm hành chính ngày 6/7/1995 thay thế cho Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989 định nghĩa vi phạm hành chính một cách gián tiếp tại khoản 2 Điều 1: “ Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Từ những định nghĩa về vi phạm hành chính trong ba văn bản trên tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhƣng điều thống nhất với nhau về dấu hiệu pháp lý cơ bản của vi phạm hành chính :Tính trái pháp luật, tính xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nƣớc, tính có lỗi và tính bị xử phạt vi phạm hành chính. Tóm lại, vi phạm hành chính là đƣợc hiểu là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 1.4.2.3. Đặc điểm vi phạm hành chính Thứ nhất, vi phạm hành chínhhành vi trái pháp luật xâm hại đến các quy tắc và trật tự quản lý Nhà nƣớc do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý. 24 Hành vi vi phạm hành chính có khả năng làm thay đổi trật tự bình thƣờng của quản lý hành chính nhà nƣớc: Vi phạm hành chính pháp sinh xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại đối với các quan hệ xã hội hình thành trong quản lý hành chính nhà nƣớc. Các quan hệ này đƣợc nhà nƣớc điều chỉnh bằng pháp luật. Tuy có nội dung đa dạng nhƣng các quan hệ này đƣợc sắp xếp, phân loại thành những nhóm nhất định do quy phạm hành chính điều chỉnh tạo nên trật tự quản lý hành chính nhà nƣớc. Tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nƣớc của hành vi vi phạm hành chính là khả năng làm tổn hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật quy định và bảo vệ. Tổ chức là chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang. Cá nhân là chủ thể của vi phạm hành chính phải là ngƣời không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do pháp luật quy định. Cá nhân và tổ chức nƣớc ngoài cũng có thể là chủ thể của vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam trừ trƣờng hợp Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Lỗi là dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải có trong mọi loại vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Vi phạm hành chính phải là hành vi có lỗi đƣợc thực hiện với dạng cố ý hoặc vô ý. Nói cách khác, ngƣời thực hiện hành vi này phải có đủ khả năng nhận thức và điều khiển đƣợc hành vi của mình nhƣng vô tình không nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội (lỗi vô ý) hoặc nhận thức đƣợc điều đó nhƣng vẫn cố tình thực hiện (lỗi cố ý). Hành vi vi phạm hành chính đƣợc xem là không xảy ra khi có đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng không có đủ khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Nhƣ vậy,pháp luật hành chính đã không chia nhỏ lỗi vô ý và lỗi cố ý nhƣ pháp luật hình sự mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật hành chính không đáng kể bằng tội phạm. Vi phạm hành chính không chỉ đơn thuần là hành vi trái pháp luật hành chính mà còn có thể là hành vi trái pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình.  dụ: hành vi sử dụng đất không đúng mục đích là hành vi trái pháp luật đất đai, theo Điều 9, Nghị định 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn là hành vi trái pháp luật hôn nhân và gia đình, theo Điều 47 Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là Nghị định 110/2013/NĐ-CP, hành vi này sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Thứ hai, về mức độ vi phạm hành chính có tính chất nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, chính thế vi phạm hành chính không phải là tội phạm. 25 Một hành vi vi phạm hành chính có thể do cá nhân hoặc do tổ chức thực hiện: Khi cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với tội phạm trong luật hình sự. Đây cũng chính là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hành vi vi phạm hành chính và tội phạm. Bên cạnh đó để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm hành chính cần căn cứ vào các yếu tố nhƣ:mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, tính chất, mức độ lỗi, tầm quan trọng của khách thể đƣợc bảo vệ, nhân thân ngƣời vi phạm.... Khi hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì mức độ nguy hiểm của nó không thể so sánh với mức độ nguy hiểm do luật hình sự quy định tổ chức không là chủ thể trong quan hệ pháp luật hình sự. Thứ ba, đa số các vi phạm hành chính có cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần xét đến hành vi vi phạm hành chính xảy ra chứ không cần hậu quả. Thứ tƣ, mọi hành vi vi phạm hành chính phải đƣợc pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt hành chính là dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính. Trong vi phạm hành chính tính bị xử phạt vi phạm hành chính phải đƣợc biểu hiện thành nguy cơ của chủ thể vi phạm phải gánh chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính tƣơng ứng khi thực hiện hành vi. Nếu không có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính tƣơng ứng đƣợc quy định cụ thể thì không có biểu hiện của tính bị xử phạt vi phạm hành chính, do vậy, không tồn tại tính bị xử phạt vi phạm hành chính dẫn đến không có vi phạm hành chính. Hành vi vi phạm hành chính phải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định trong các văn bản pháp luật, chủ thể vi phạm có nguy cơ phải gánh chịu các hình thức xử phạt vi phạm hành chính (tuy nhiên không chắc chắn sẽ bị xử phạt, dụ theo Điều 11 Luật xửvi phạm hành chính 2012 thì vi phạm trong tình thế cấp thiết, do phòng vệ chính đáng, do sự kiện bất ngờ, do sự kiện bất khả kháng hoặc đối tƣợng thực hiện hành vi vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính hay do chƣa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính). Có thể nói đây là đặc điểm quan trọng nhất một hành vi có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên mà không có tính bị xử phạt hành chính thì hành vi đó cũng không vi phạm hành chính. Thứ năm, đây là đặc điểm mang tính quy kết đối với vi phạm hành chính. Nhƣ vậy, hành vi vi phạm pháp luật phải là hành vi đƣợc luật quy định bị xử phạt hành chính và ngƣợc lại. Điều này đòi hỏi việc dự liệu các hành vi vi phạm pháp luật phải luôn dự liệu hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính đó. 26 Sẽ không đƣợc coi là vi phạm hành chính nếu hành vi đó chƣa có văn bản quy định xử lý, cho dù hành vi đó phá vỡ đi trật tự quản lý Nhà nƣớc ở lĩnh vực nào đó. 1.4.2 . Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng 1.4.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng - “Vi phạm hành chínhhành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.12 Từ đó ta có thể hiểu đƣợc khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nhƣ sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứnghành vi có lỗi do cá nhân (công chứng viên, ngƣời có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, ngƣời yêu cầu công chứng), tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc về công chứng mà không phải là tội phạm mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. 1.4.2.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng. Để cấu thành vi phạm hành chính nói chungvi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nói riêng, tất cả hành vi đều phải thỏa mãn đầy đủ các đặc điểm của vi phạm hành chính, cụ thể đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nhƣ sau:  Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng phải là tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.  Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứnghành vi trái pháp luật.  Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng có tính xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nƣớc về công chứng.  Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đều phải có lỗi.  Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng không đồng thời là tội phạm.  Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đều có tính bị xử phạt hành chính. 1.4.2.3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Theo Mục 3 từ Điều 11 đến Điều 15 Nghi định 110/2013/NĐ-CP quy định chi tiết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, cụ thể nhƣ sau - Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng 12 Khoản 1 Điều 2 Luật xửvi phạm hành chính 2012 27 + Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; + Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. + Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; + Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng; + Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. + Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; + Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. - Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch + Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứng hoặc làm chứng; + Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch. + sử dụng giấy tờ giả để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch. + làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch. - Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản + Không niêm phong bản di chúc trƣớc mặt ngƣời lập di chúc, không ghi giấy nhận lƣu giữ, không giao giấy nhận lƣu giữ cho ngƣời lập di chúc khi nhận lƣu giữ di chúc; + Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về địa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế. + Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định của Luật công chứng; + Công chứng di chúc trong trƣờng hợp ngƣời lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; ngƣời lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cƣỡng ép; 28 + Công chứng di chúc mà không ghi rõ trong văn bản công chứng lý do ngƣời lập di chúc không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định trong trƣờng hợp tính mạng ngƣời lập di chúc bị đe dọa; + Công chứng văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp không có sự thỏa thuận của những ngƣời cùng đƣợc hƣởng di sản theo pháp luật về việc không phân chia di sản đó; + Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật mà ngƣời yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa ngƣời để lại di sản và ngƣời đƣợc hƣởng di sản hoặc thừa kế theo di chúc mà ngƣời yêu cầu công chứng không có di chúc; + Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhƣng ngƣời yêu cầu công chứng không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của ngƣời để lại di sản đó; + Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không xác định rõ ngƣời để lại di sản đúng là ngƣời có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những ngƣời yêu cầu công chứng đúng là ngƣời đƣợc hƣởng di sản hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hƣởng di sản là không đúng pháp luật; + Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không thực hiện niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc niêm yết không đúng thời hạn, địa điểm, nội dung theo quy định; + Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với ngƣời khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. - Hành vi vi phạm quy định về công chứng viên + Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng; + Công chứng không đúng thời hạn quy định; + Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định; + Sách nhiễu, gây khó khăn cho ngƣời yêu cầu công chứng; + Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có căn cứ. + Tiết lộ nội dung công chứng mà không đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của ngƣời yêu cầu công chứng trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác; + Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký của ngƣời yêu cầu công chứng, công chứng viên vào từng trang của hợp đồng, giao dịch; 29 + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ ngƣời yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định của pháp luật, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thỏa thuận; + Không chứng kiến việc ngƣời yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng trừ trƣờng hợp do pháp luật quy định; + Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng. + Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Luật công chứng; + Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi; + Cho ngƣời khác sử dụng thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng; + Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng; + Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trƣờng hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch; + Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; + Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ công chứng viên. + Sử dụng thẻ công chứng viên giả; + Sử dụng thẻ công chứng viên của ngƣời khác để hành nghề công chứng. + Làm giả thẻ công chứng viên; + Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa ngƣời có thẩm quyền công chứng. + công chứng trƣớc vào hợp đồng, giao dịch khi chƣa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch đó. - Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng + Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp ngƣời yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; + Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động; 30 + Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật. + Không lƣu trữ hoặc lƣu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định; + Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định; + Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động. + Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động; + Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình. + Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúng thời hạn với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; + Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; + Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng; + Không thỏa thuận việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lƣu giữ di chúc trƣớc khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không đúng quy định của pháp luật; không trả lại di chúc và phí lƣu giữ di chúc trong trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc với ngƣời lập di chúc; + Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động giả. + làm giả quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động. + cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng. 1.5. Khái niệm, mục đích, vai trò của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng - Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng nhƣ trong cuộc sống (chẳng hạn nhƣ khi tham gia giao thông, ngƣời tham gia giao thông bị cảnh sát giao thông phạt một khoản tiền). Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mới đƣợc quy định trong Luật xửvi phạm hành chính năm 2012. “Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xửvi phạm hành chính”. 13 Theo đó ta có thể hiểu đƣợc khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp 13 Khoản 2 Điều 2 Luật xửvi phạm hành chính. 31 luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cƣỡng chế hành chính khác ( trong trƣờng hợp cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng có những đặc điểm sau: + Đƣợc áp dụng đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về công chứng. Nói cách khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt hành chính. Luật xửvi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xửvi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nói chungtrong lĩnh vực công chứng. + Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc tiến hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính xác định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt vi phạm hành chính mà họ đƣợc phép áp dụng đối với tổ chức cá nhân vi phạm hành chính. + Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. + Kết quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận hình thức, biện pháp xử phạt đối với tổ chức ,cá nhân vi phạm hành chính. - Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính nói chungxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nói riêng là ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về công chứng. Chính vậy, trong quá trình thảo luận, thông qua Luật xửvi phạm hành chính, nhiều đại biểu quốc hội đồng tình với việc nâng mức phạt tiền để bảo đảm tính răn đe trong xử phạt vi phạm hành chính. Nhƣ vậy việc nâng mức tiền phạt hoặc việc quy định và áp dụng các hình thức xử lý khác không phải để tăng nguồn thu cho ngân sách (vì tiền phạt phải nộp vào kho bạc) hay để trừng phạt nặng cá nhân, tổ chức vi phạm mà để pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đƣợc tôn trọng và bảo vệ. 14 - Việc xử phạt vi phạm hành chính là một loại cƣỡng chế nhà nƣớc. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp thuyết phục, vận động thì các biện pháp cƣỡng chế nhà 14 http://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=/tintuc&Category=Tin+t%E1%BB% A9c&ItemID=2371&Mode=1. 32 nƣớc có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cƣơng, bảo đảm pháp chế. Có thể khẳng định: không có cƣỡng chế, không có xử phạt vi phạm hành chính thì không có trật tự, quyền và lợi ích của nhà nƣớc cũng nhƣ của mỗi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. 1.6. Sơ lƣợc quá trình phát triển của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Vào những năm đầu của thập kỷ 90, các quy định của Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính năm 1995 và các văn bản pháp luật có liên quan mới chỉ dừng lại ở mức quy định có tính chất định hƣớng cho việc xử phạt vi phạm hành chính. Thời điểm đó, chƣa có quy định chi tiết và hƣớng dẫn cụ thể để tiến hành xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp nói chung, trong hoạt động công chứng nói riêng. Sau khi Pháp lệnh xửvi phạm hành chính năm 2002 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) ra đời, thay thế Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính năm 1995, Nghị định số 134/2003/NĐCP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh đƣợc ban hành và đặc biệt Nghị định số 76/2006/NĐ-CP và Nghị định số 60/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp (sau đây gọi tắt là Nghị định 76 và Nghị định 60) đƣợc ban hành đã cụ thể hoá các hành vi bị xử phạt trong lĩnh vực Tƣ pháp. Ngoài ra, còn phải kể đến một loạt các văn bản quan trọng khác liên quan đến những quy định về xử phạt vi phạm hành chính nhƣ Luật Thanh tra năm 2004, Nghị định số 74/2006/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tƣ pháp; Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản có liên quan khác. Pháp luật hiện hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là Luật xửvi phạm hành chính 2012 và Nghị định 110/2013/NĐ-CP là một bƣớc tiến nữa của nhà làm luật khi xây dựng hoàn thiện hơn quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp. Đây là hai văn bản tạo cơ sở pháp lý chi tiết, cụ thể nhất và trực tiếp nhất hiện nay cho việc tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động tƣ pháp nói chung và hoạt động công chứng nói riêng. 33 CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG 2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Xử phạt vi phạm hành chính nói chungxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nói riêng, trƣớc hết phải tuân theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Luật xửvi phạm hành chính 2012. Đây là quy định thể hiện sự nhất quán trong chính sách xửhành chính của Đảng và Nhà nƣớc ta từ trƣớc đến nay, đó là nguyên tắc chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm hành chính, khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra. Theo đó, khi phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động, công việc đầu tiên mà ngƣời có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện là đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính đó. Nguyên tắc thứ nhất, Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kip thời phát hiện các hành vi vi phạm hành chính và một khi đã phát hiện thì phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, công minh và triệt để. Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra phả đƣợc khắc phục lợi ích của cộng đồng , nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, góp phần thiết lập kỷ cƣơng, ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Nguyên tắc thứ hai, Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Đối với việc xử phạt, việc phát hiện kịp thời sẽ góp phần nhanh chóng vào xử lý ,giải quyết các vi phạm hành chính tạo ra lòng tin cho nhân dân.Việc phát hiện sớm các vi phạm hành chính còn có ý nghĩa quan trọng khác, đó là việc góp phần vào việc thiết lập và duy trì trật tự quản lý nhà nƣớc,có tác dụng tích cực trong phòng ngừa và chống vi pham hành chính, giáo dục ngƣời dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc của đời sống cộng đồng. Nguyên tắc thứ ba, việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất , mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. Theo nguyên tắc này thì đòi hỏi ngƣời có thẩm quyền xử phạt trƣớc khi ra quyết định 34 xử phạt cần phải phân tích, làm rỏ mức độ cũng nhƣ tính chất, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều ngƣời gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi ngƣời tham gia thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó để từ đó có thể đƣa ra các biện pháp xử phạt hợp lý đối với từng ngƣời. Và tất cả các tình tiết đó phải đƣợc ghi vào trong biên bản xử phạt. Nguyên tắc thứ tƣ, Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.  Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Theo đó một hành vi vi phạm đã đƣợc ngƣời có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt hoặc đã lập biên bản để xử phạt thì không đƣợc lập biên bản, ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi đó nữa. Trong trƣờng hợp hành vi vi phạm vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện mặc dù đã bị ngƣời có thẩm quyền xử phạt ra lệnh đình chỉ thì bị áp dụng tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xửvi phạm hành chính. Khái niệm xử phạt lần thứ hai và khái niệm xử phạt khi tái phạm tuy có nhiều điểm giống nhau, nhƣng chúng không cùng loại. Tái phạm là một hành vi vi phạm khác có tính chất cùng loại với hành vi vi phạm mà chủ thể đã từng bị xử lý, trong khi đó thì khái niệm kia chỉ có 1 hành vi vi phạm tồn tại. Một hành vi vi phạm hành chính đã đƣợc ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với ngƣời thực hiện hành vi vi phạm này. Một hành vi vi phạm hành chính đã bị ra quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có các dấu hiệu của tội phạm phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hủy quyết định xử phạt hành chính trƣớc đây rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.  Nhiều ngƣời cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi ngƣời vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó. Trong trƣờng hợp nhƣ trên thì ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt từng ngƣời về hành vi vi phạm đó chứ không ra một văn bản xử phạt vi phạm hành chính chung cho nhiều ngƣời đối với một hành vi.  Một ngƣời thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Đối với trƣờng hợp này thì ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi vi phạm mà không phải xử phạt chung nhiều hành vi trong một văn bản. Nguyên tắc 5, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. 35 Nguyên tắc , đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối với trƣờng hợp vi phạm hành chính của một tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là điều phù hợp. 2.2. Thời hạn, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc quy định là 01 năm. Luật xửvi phạm hành chính có bổ sung quan trọng về cách xác định thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm; đối với vi phạm hành chính đang đƣợc thực hiện thì thời hiệu đƣợc tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trƣờng hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến, Luật nhấn mạnh thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét đƣợc tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Đây là thay đổi cơ bản so với Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính 2002. Ngoài ra, Luật quy định chỉ tính lại thời hiệu trong trƣờng hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đƣợc tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. - Luật Xửvi phạm hành chính quy định thời hạn đƣợc coi là chƣa bị xử lý hành chính theo hƣớng rút ngắn hơn so với quy định của Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính 2002: đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa bị xử phạt vi phạm hành chính; đối với cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xửhành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xửhành chính mà không tái phạm thì đƣợc coi là chƣa bị áp dụng biện pháp xửhành chính. * Cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xửvi phạm hành chính Luật Xửvi phạm hành chính 2012 quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu trong xửvi phạm hành chính tại Điều 8 đƣợc áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, trừ trƣờng hợp tại một số điều của Luật quy định là ngày làm việc. Đây là điểm mới so với cách tính trƣớc đây, thời gian tính theo ngày không đƣợc hiểu 36 chung là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ. Chỉ khi Luật quy định “ngày làm việc” thì khoảng thời gian đó mới đƣợc tính là ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động. 2.3 . Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Trong hoạt động công chứng, các hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt những hành vi vi phạm hành chính đó đã đƣợc quy định cụ thể tại Điều 11 đến Điều 15 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Theo quy định đó, hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng có áp dụng hình thức xử phạt tiền (thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất là 10.000.000 đồng), hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể nhƣ sau: - Đối với hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng được quy định như sau: + Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên;  Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;  Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng;  Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. + Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;  Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng. + Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này. - Đối với hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch 37 + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứng hoặc làm chứng;  Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch. + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch. + Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch. + Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. - Đối với hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Không niêm phong bản di chúc trƣớc mặt ngƣời lập di chúc, không ghi giấy nhận lƣu giữ, không giao giấy nhận lƣu giữ cho ngƣời lập di chúc khi nhận lƣu giữ di chúc;  Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về địa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế. + Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định của Luật công chứng;  Công chứng di chúc trong trƣờng hợp ngƣời lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; ngƣời lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cƣỡng ép;  Công chứng di chúc mà không ghi rõ trong văn bản công chứng lý do ngƣời lập di chúc không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định trong trƣờng hợp tính mạng ngƣời lập di chúc bị đe dọa;  Công chứng văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp không có sự thỏa thuận của những ngƣời cùng đƣợc hƣởng di sản theo pháp luật về việc không phân chia di sản đó; 38  Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật mà ngƣời yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa ngƣời để lại di sản và ngƣời đƣợc hƣởng di sản hoặc thừa kế theo di chúc mà ngƣời yêu cầu công chứng không có di chúc;  Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhƣng ngƣời yêu cầu công chứng không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của ngƣời để lại di sản đó;  Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không xác định rõ ngƣời để lại di sản đúng là ngƣời có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những ngƣời yêu cầu công chứng đúng là ngƣời đƣợc hƣởng di sản hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hƣởng di sản là không đúng pháp luật;  Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không thực hiện niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc niêm yết không đúng thời hạn, địa điểm, nội dung theo quy định;  Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với ngƣời khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. - Đối với hành vi vi phạm quy định về công chứng viên: + Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng;  Công chứng không đúng thời hạn quy định;  Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;  Sách nhiễu, gây khó khăn cho ngƣời yêu cầu công chứng;  Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có căn cứ. + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau  Tiết lộ nội dung công chứng mà không đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của ngƣời yêu cầu công chứng trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;  Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký của ngƣời yêu cầu công chứng, công chứng viên vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;  Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ ngƣời yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định của pháp luật, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thỏa thuận; 39  Không chứng kiến việc ngƣời yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng trừ trƣờng hợp do pháp luật quy định;  Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng. + Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Luật công chứng;  Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi;  Cho ngƣời khác sử dụng thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng;  Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng;  Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trƣờng hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch;  Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;  Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ công chứng viên. + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Sử dụng thẻ công chứng viên giả;  Sử dụng thẻ công chứng viên của ngƣời khác để hành nghề công chứng. + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Làm giả thẻ công chứng viên;  Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa ngƣời có thẩm quyền công chứng. + Tƣớc quyền sử dụng thẻ công chứng viên 12 tháng đối với hành vi công chứng trƣớc vào hợp đồng, giao dịch khi chƣa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch đó. + Hình thức xử phạt bổ sung: Tƣớc quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này. + Biện pháp khắc phục hậu quả: 40  Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều này;  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều này. - Đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng + Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp ngƣời yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;  Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động;  Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật. + Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Không lƣu trữ hoặc lƣu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;  Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định;  Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động. + Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động;  Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:  Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúng thời hạn với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;  Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;  Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng; 41  Không thỏa thuận việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lƣu giữ di chúc trƣớc khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không đúng quy định của pháp luật; không trả lại di chúc và phí lƣu giữ di chúc trong trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc với ngƣời lập di chúc;  Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động giả. + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm giả quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động. + Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng. + Biện pháp khắc phục hậu quả:  Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5 Điều này;  Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có đƣợc do thực hiện hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 Điều này. 2.4 . Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính nói chung, pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng nói riêng. Đây là vấn đề có nội dung tƣơng đối phức tạp và nhạy cảm, bởi nó trực tiếp liên quan đến sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nƣớc. “Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng” đƣợc hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức đƣợc pháp luật xử phạt vi phạm hành chính quy định trong việc áp dụng các hình thức xử phạt chính, bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về công chứng. So với Pháp lệnh Xửvi phạm hành chính 2002, Luật Xửvi phạm hành chính không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo một mức phạt tiền cố định đối với mỗi chức danh xử phạt, mà quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với các mức phạt tối đa đƣợc quy định tại Điều 24, đồng thời có khống chế mức trần. Theo cách quy định này,đối với mỗi chức danh xử phạt sẽ có nhiều mức phạt tối đa khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm hành vi vi phạm. Quy định này tạo ra sự linh hoạt trong việc quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, nhƣng vẫn bảo đảm khống chế mức phạt tiền tối đa đối với từng chức danh có thẩm quyền xử phạt. 42 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động công chứng hiện nay đƣợc quy định cụ thể từ Điều 66, 67, 69 và Điều 73 của Nghị định 110/2013/NĐ-CP bao gồm: cơ quan thanh tra chuyên ngành Tƣ pháp, cơ quan công chứng, Uỷ ban nhân dân các cấp và ngƣời đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác đƣợc ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nƣớc ngoài. Thứ nhất, chủ thể giữ một vai trò quan trọng trong việc xử phạt các vi phạm hành chính trong hoạt động trƣớc hết phải kể đến đó là cơ quan thanh tra chuyên ngành Tƣ pháp. vậy, Nghị định 110/2013/NĐ-CP đã dành hẳn một Điều 67 quy định về thẩm quyền xử phạt của cơ quan này nhƣ sau: “Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp 1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Ngoài thẩm quyền quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, thanh tra viên Bộ Tư pháp có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương V của Nghị định này. 2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này. 3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền: 43 a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này. 4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này.” Từ những quy định điều luật này có thể thấy rằng trong cơ quan thanh tra chuyên ngành Tƣ pháp thì Chánh Thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xửhành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đƣợc quy định trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP; Phó Chánh Thanh tra có quyền áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xửhành vi vi phạm pháp luật khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đƣợc quy định trong Nghị định 110/2013/NĐ-CP và đƣợc Chánh Thanh tra uỷ quyền. Thứ hai, một cơ quan có thẩm quyền chung cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đó là Ủy ban nhân dân các cấp đƣợc quy định tại Điều 66, Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Một trong những mục đích của quy định này là để xử phạt các trƣờng hợp vƣợt quá thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành, tránh trƣờng 44 hợp tồn đọng, chậm trễ trong việc giải quyết xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động. Nghị đinh 110/2013/NĐ-CP đã quy định tại Điều 66 nhƣ sau: “Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này. 3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: a) Phạt cảnh cáo; b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn; d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV của Nghị định này.” 2.5. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng 2.5.1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đƣợc ngƣời có thẩm quyền đang thi hành công vụ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm 45 dứt ngay hành vi vi phạm. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đƣợc thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức thì ngƣời có thẩm quyền ra quyết định xử phạt tại chổ. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của ngƣời ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật đƣợc áp dụng. Trƣờng hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt. 2.5.2. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trƣờng hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật Xửvi phạm hành chính 2012. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải đƣợc ngƣời có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải đƣợc đánh bút lục. Hồ sơ phải đƣợc lƣu trữ theo quy định của pháp luật về lƣu trữ. 2.5.3 Lập biên bản về vi phạm hành chính Việc lập biên bản vi phạm hành chính phải đƣợc tiên hành theo quy định của pháp luật,cụ thể là Điều 58 Luật Xửvi phạm hành chính 2012. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, ngƣời có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ ngƣời lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của ngƣời vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phƣơng tiện bị tạm giữ; lời khai của ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, 46 địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của ngƣời vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình. Trƣờng hợp ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai ngƣời chứng kiến. Biên bản vi phạm hành chính phải đƣợc lập thành ít nhất 02 bản, phải đƣợc ngƣời lập biên bản và ngƣời vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trƣờng hợp ngƣời vi phạm không ký đƣợc thì điểm chỉ; nếu có ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trƣờng hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những ngƣời đƣợc quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu ngƣời vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, ngƣời chứng kiến, ngƣời bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì ngƣời lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản. Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trƣờng hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vƣợt quá thẩm quyền xử phạt của ngƣời lập biên bản thì biên bản phải đƣợc chuyển ngay đến ngƣời có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trƣờng hợp ngƣời chƣa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn đƣợc gửi cho cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời đó. 2.5.4 Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhƣng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phƣơng tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử phạt vi phạm hành chính đƣợc căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến. Trƣờng hợp cần thiết, ngƣời có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. 47 Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trƣờng hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. 2.5.5 Quyết định xử phạt Ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trƣờng hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trƣờng hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xửvi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.Trƣờng hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trƣờng hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì ngƣời có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trƣởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không đƣợc quá 30 ngày. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 67 hoặc khoản 3 Điều 63, ngƣời có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhƣng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xửvi phạm hành chính, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nƣớc hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lƣu hành. Ngƣời có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Trƣờng hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính. Trƣờng hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức. Trƣờng hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trƣờng hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. 48 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CÔNG CHỨNG 3.1. Một số điểm bất cập trong thực tiễn của hoạt động công chứng hiện nay và Luật Công chứng hiện hành Hoạt động công chứng đƣợc xã hội hóa theo tinh thần chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 do Bộ Chính trị ban hành phù hợp với nhu cầu của nhân dân và xu thế của xã hội trong quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa. vậy, việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng sẽ giảm tải đƣợc việc thực hiện công chứng các hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức theo Luật công chứng cho các Phòng công chứng, đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng của nhân dân, hạn chế đến mức tối đa sự quá tải các hợp đồng, giao dịch gây khó khăn cho nhân dân trong quá trình yêu cầu công chứng. Tuy nhiên, trong quá 49 trình thực hiện hoạt động công chứng không thể tránh đi những bất cập mang tính chất phổ biến. Trong thực tiển hiện nay, tại các Văn phòng công chứng đang hoạt động, bên cạnh các công chứng viên đã có kinh nghiệm tại các Phòng công chứng vẫn tồn tại một số công chứng viên thiếu kinh nghiệm trong hành nghề. Điều đó bắt nguồn từ quy định khá mở trong điều kiện bổ nhiệm công chứng viên của Luật Công chứng hiện hành.Việc tập sự hành nghề công chứng chƣa thật sự hiệu quả ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng công chứng viên. Việc bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chứng viên đã đƣợc bổ nhiệm chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, dẫn đến chất lƣợng của một bộ phận công chứng viên đang hành nghề chƣa theo kịp yêu cầu công việc. Một bộ phận công chứng viên còn yếu về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ; một số công chứng viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những sai sót trong hoạt động công chứng. Phần lớn các công chứng viên yếu kém này là các công chứng viên đƣợc miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng. Luật Công chứng có quy định một số đối tƣợng đƣợc miễn đào tạo và tập sự hành nghề công chứng vẫn đƣợc cấp phép hành nghề công chứng thực sự là còn quá lỏng lẻo, dẫn đến tìm ẩn nhiều rủi ro khi thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch. Cụ thể Điều 15 và Điều 17 Luật Công chứng 2006 là những ngƣời đã là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Tiến sỹ luật, Luật sƣ đã hành nghề ba năm trở lên … đƣợc miễn đào tạo nghề công chứng và miễn tập sự nghề công chứng. Điều này tuy mang lại một khung pháp lý mở cho công chứng viên nhƣng cũng khiến những ngƣời nêu trên thiếu đi một số kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết khi hành nghề công chứng khiến họ lúng túng khi mới hành nghề, thậm chí đôi khi có những sai lầm hết sức sơ đẳng khiến văn bản công chứng có nhiều sai sót, làm mất thời gian của khách hàng. Bên cạnh đó, tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng phát triển quá nhiều số lƣợng Văn phòng công chứng nên đã xảy ra tình trạng một số Văn phòng công chứng đã có những hình thức cạnh tranh, thu hút khách hàng nhằm tăng khoản thu không phù hợp với nghề nghiệp, làm giảm đi lòng tin của ngƣời dân đối với mô hình Văn phòng công chứng, làm xấu đi hình ảnh của Công chứng viên trong xã hội. VD: Theo quy hoạch thì đến năm 2020, TP sẽ có đến 110 tổ chức hành nghề công chứng. Trong điều kiện đó, muốn tồn tại tổ chức hành nghề công chứng phải đối mặt với cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh những cạnh tranh lành mạnh về thái độ, lề lối làm việc, cung cách phục vụ, thời gian giải quyết, chất lƣợng dịch vụ… đã xuất hiện những biến tƣớng, cạnh tranh bằng mọi giá, thậm chí công chứng dễ dãi bất chấp hậu quả rủi ro pháp lý. Một số VPCC cạnh tranh không lành mạnh bằng cách chia hoa 50 hồng cho cán bộ ngân hàng, tổ chức hoặc những khách hàng thƣờng xuyên để thu hút hồ sơ giao dịch đến ký công chứng. Một số trƣờng hợp khách hàng hoàn toàn có thể đến trụ sở công chứng để ký hợp đồng giao dịch nhƣng vẫn yêu cầu công chứng đến nhà. Thậm chí, có CCV còn tƣ vấn cho khách ghi lý do không đúng sự thật để đƣợc xếp vào diện có lý do chính đáng hoặc trên văn bản công chứng “lờ” đi, không thể hiện việc đã thực hiện công chứng ngoài trụ sở. Có CCV còn ký công chứng cả ngày nghỉ, ngày lễ. Với hàng trăm ngàn giao dịch đƣợc ký công chứng hằng năm, việc kiểm tra, thanh tra phát hiện những vi phạm này rất khó, trừ khi có sự tố giác của đƣơng sự.15 Đối với tình hình quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng cũng tỏ ra không ít bất cập, dẫn đến tình trạng xử lý chƣa thỏa đáng hoặc nhiều hành vi chƣa bị xử lý. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó xử phạt trên là do: Một trong những hành vi có thể bị phạt tới từ 3 đến 5 triệu đồng là thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định.Theo quy định thì chỉ trừ trƣờng hợp ngƣời yêu cầu công chứng là ngƣời già yếu không thể đi lại đƣợc, ngƣời đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên, việc thực hiện công chứng ngoài trụ sở hiện nay rất phổ biến, ngoài những trƣờng hợp đƣợc pháp luật cho phép thì tình trạng công chứng ngoài trụ sở chƣa trƣờng hợp nào là “có lý do chính đáng”. VD: Trong một đợt kiểm tra hoạt động của các Văn phòng công chứng tại Hà Nội, nhiều trƣởng văn phòng thừa nhận: cứ có yêu cầu chứng ngoài trụ sở là họ lại công chứng ngoài trụ sở, bất biết lý do đó có phải chính đáng hay không (vì suy cho cùng, chính đáng hay không đều là do cách nhìn nhận của công chứng viên mà ra). Nếu không phải là công chứng viên, Trƣởng Văn phòng đi thì là nhân viên. Nhiều văn phòng có tới hơn một nửa là công chứng ngoài trụ sở mặc dù họ chỉ có một công chứng viên.Ông Phạm Thanh Cao, Trƣởng phòng Bổ trợ tƣ pháp, Sở Tƣ pháp Hà Nội đánh giá: mức phạt từ 3 đến 5 triệu cho hành vi công chứng không đúng quy định ngoài trụ sở là rất “nặng” so với nghị định 76 trƣớc đây.Tuy nhiên, ông Cao cũng thừa nhận cái khó cho ngƣời có thẩm quyền xử phạt là việc xác định trƣờng hợp nào chính đáng, trƣờng hợp nào không. “Nếu không cân nhắc thì có thể dẫn tới “phạt nhầm” hoặc ngƣợc lại, lẽ ra không đáng phạt thì lại bị phạt”, ông Cao nói. 15 Bình Minh,Tin Mới, Xử nghiêm công chứng cạnh tranh không lành mạnh http://www.tinmoi.vn/xu-nghiem-cong-chung-canh-tranh-khong-lanh-manh-011067066.html [Truy cập ngày 29/9/2014] 51 Một hành vi khác theo Nghị định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP có thể bị phạt từ 500 ngàn tới 1 triệu đồng là không đăng báo hoặc đăng báo không đầy đủ nội dung, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng. Tại Hà Nội, qua kiểm tra 1 năm hoạt động của hơn 20 tổ chức hành nghề công chứng cho thấy, có đến 1/3 vi phạm quy định này nhƣng cũng không ai biết để xử phạt.16 + Nguyên nhân thứ hai dẫn đến tình trạng trên là do lực lƣợng có thẩm quyền xử phạt mỏng nên rất khó phát hiện hành vi vi phạm. Theo Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp nói chung và lĩnh vực công chứng nói riêng thuộc về Thanh tra chuyên ngành tƣ pháp. Tuy nhiên số lƣợng thanh tra còn hạn chế ( bình quân mỗi tỉnh khoảng 2 ngƣời) sẽ không thể nào đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đảm bảo thiết chế xã hội hóa công chứng đúng quy định của pháp luật. Một trong những bất cập mang tính phổ biến là tình hình triển khai chủ trƣơng xã hội hóa công chứng vẫn chƣa đồng bộ, chƣa theo quy hoạch nên chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ. lí do trên nên việc phân bổ các tổ chức hành nghề công chứng chƣa đồng đều và chƣa ổn định, chủ yếu phát triển vƣợt trội ở các thành phố lớn (cá biệt có nơi phát triển đến 11 tổ chức hành nghề công chứng trên một địa bàn cấp huyện). Còn ở những địa phƣơng có điều kiện kinh tế thấp hơn thì số lƣợng tổ chức hành nghề công chứng tồn tại chƣa thật sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu công chứng hợp đồng giao dịch của cá nhân và tổ chức. Tình trạng trên bắt nguồn từ nhận thức về chủ trƣơng xã hội hóa công chứng, về tinh thần Nghị định 110/2013/NĐ-CP về việc tách bạch giữa công chứng và chứng thực của một số bộ phận cơ quan, cán bộ quản lý nhà nƣớc về công chứng và ngƣời dân còn nhiều hạn chế, chƣa đầy đủ. Thực tiển thời gian qua đã có tâm lý phân biệt công chứng giữa Văn phòng công chứng và Phòng công chứng. Tâm lý đó dẫn đến tình trạng tại một số nơi, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký hợp đồng đã công chứng tại Văn phòng công chứng hoặc từ chối cung cấp thông tin địa chính cho Văn phòng công chứng, UBND cấp xã không phối hợp với Văn phòng công chứng trong việc niêm yết văn bản liên quan đến việc công chứng các giao dịch về thừa kế. Thậm chí còn có một số quan điểm cho rằng không cần thiết phải quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng khi tiến hành xã hội hóa hoạt động công chứng… 16 Thu Hằng, Khó xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, http://baophapluat.vn/tu-phap/kho-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-cong-chung-69241.html [ Truy cập ngày 1/10/2014] 52 Thực tiễn hoạt động của một số tổ chức hành nghề công chứng thiếu tính chuyên nghiệp, tính bền vững và tính ổn định lâu dài (Văn phòng công chứng do một Công chứng viên thành lập thì khi Công chứng viên đó bệnh dài ngày hoặc chết thì không có Công chứng viên khác thay thế giải quyết các vấn đề tiếp nhận và công chứng đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân). Trong nội bộ ngành chƣa có sự thống nhất, chƣa có sự liên kết trong hành nghề, có nhiều vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trình độ quản lý còn nhiều bất cập. Hiện tƣợng không tuân thủ nghiêm túc về trình tự, thủ tục, thời gian, địa điểm công chứng vẫn còn xảy ra. Một số Văn phòng công chứng bố trí điểm tiếp nhận hồ sơ công chứng ở các địa bàn ngoài trụ sở của tổ chức, không niêm yết lịch làm việc; thu phí công chứng, thù lao công chứng cao hơn quy định, thu phí không ghi biên lai, hóa đơn hoặc thu cao hơn nhƣng khi ghi hóa đơn chỉ thu bằng mức phí niêm yết; vi phạm quy định về lƣu trữ hồ sơ công chứng hay trích lại phần trăm thù lao công chứng cho ngƣời yêu cầu công chứng; đầu tƣ vốn vào các Văn phòng công chứng khác…, gây ảnh hƣởng lớn đến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động công chứng. Việc xã hội hóa công chứng đƣợc thực hiện từ năm 2007 nên còn là vấn đề mới mẻ, trong khi đó, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc chƣa đƣợc củng cố, kiện toàn, năng lực tự quản còn hạn chế, chƣa theo kịp với những yêu cầu mới của công tác quản lý việc xã hội hóa hoạt động công chứng. - Về đội ngủ Công chứng viên thì việc đào tạo, bồi dƣỡng vẫn thiếu tính quy hoạch cụ thể. Tại một số địa phƣơng, số lƣợng công chứng viên vƣợt quá so với yêu cầu thực tế, hoặc thiếu công chứng viên do không có nguồn để bổ nhiệm khiến chủ trƣơng xã hội hóa không thực hiện đƣợc, chẳng hạn tại thành phố Hà Nội có tới 282 công chứng viên, thành phố Hồ Chí Minh có 124 công chứng viên; trong khi đó một số địa phƣơng có số lƣợng công chứng viên rất ít, chỉ dƣới 5 ngƣời (tỉnh Bến Tre, Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang…). Thể chế về tổ chức, hoạt động công chứng mặc dù đã từng bƣớc hoàn thiện, song vẫn còn nhiều bất cập. Luật công chứng còn nhiều quy định chƣa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế về hành nghề công chứng. Quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên trong Luật công chứng vẫn còn chung chung hoặc chƣa dự liệu đƣợc hết một số vấn đề bất cập (việc chuyển đổi Văn phòng công chứng một công chứng viên sang loại hình Văn phòng công chứng từ hai công chứng viên trở lên hoặc ngƣợc lại; khiếu nại, tố cáo trong hoạt động công chứng; chƣa có quy định hƣớng dẫn cụ thể về bảo hiểm trách nhiệm nghề công chứng; giá trị pháp lý của văn bản công chứng; thành lập tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; chƣa quy định các chính sách ƣu đãi phù hợp để phát triển các Văn phòng công chứng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; quy định về quản lý nhà nƣớc còn một số điểm sơ hở, chƣa làm rõ đƣợc 53 cơ chế trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý hoạt động công chứng; chƣa có cơ chế phù hợp để hoạt động công chứng phát huy đƣợc vai trò tự quản và nghiêm chỉnh thực hiện Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng. Quyền lợi của công chứng viên chƣa bảo đảm khi gặp những rủi ro nghề nghiệp).17 Song song đó, công tác quản lý nhà nƣớc ở một số địa phƣơng còn lỏng lẻo; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có lúc vẫn chƣa chặt chẽ; việc hƣớng dẫn địa phƣơng trong việc thi hành pháp luật công chứng có lúc chƣa kịp thời, đôi khi còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành liên quan dẫn đến lúng túng cho địa phƣơng khi thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức ứng xử hành nghề công chứng còn có điểm chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, việc xửvi phạm có nơi, có lúc chƣa kịp thời, chƣa nghiêm. * Một số bất cập của Luật Công chứng 2006: Về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 15, Điều 17 cụ thể quy định các trƣờng hợp đƣợc miễn đào tạo và miễn tập sự nghề công chứng bao gồm những ngƣời: “ Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sƣ đã hành nghề từ ba năm trở lên, là giáo sƣ, phó giáo sƣ chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật”. Có thể nói, những đối tƣợng đƣợc miễn đào tạo và tập sự nghề công chứng theo quy định trên là những ngƣời có chức danh chuyên ngành, có học hàm, học vị, họ là những ngƣời có trình độ pháp luật tƣơng đối cao. Tuy nhiên, nghề công chứng là một nghề đặc thù, đòi hỏi ngoài những kiến thức về pháp luật và kiến thức về xã hội còn đặc biệt cần kỹ năng chuyên biệt riêng về công chứng. Thực tế đã chứng minh những trƣờng hợp bổ nhiệm công chứng viên đƣợc miễn đào tạo và tập sự nghề chƣa từng làm trong lĩnh vực công chứng trong thời gian qua khi hành nghề gặp rất nhiều lúng túng, điều này sẽ dẫn đến chất lƣợng đội ngũ công chứng viên không cao và hệ quả kéo theo là các sản phẩm văn bản công chứng chất lƣợng thấp, đã có phát sinh những tranh chấp dân sự trong một số vụ việc từ hoạt động công chứng trong thời gian qua, hệ quả này sẽ còn kéo dài bởi phát sinh tranh chấp từ các văn bản công chứng không chỉ xảy ra trong một vài năm mà còn phát sinh nhiều năm sau đó. Luật Công chứng không quy định việc hạn chế độ tuổi hành nghề công chứng, điều này còn chƣa phù hợp với thực tiễn bởi hoạt động công chứng ngoài đòi hỏi kỹ 17 Nguyễn Thảo, Ban Nội chính Trung ƣơng, Xã hội hóa hoạt động công chứng: Những kết quả đạt đƣợc và một số vƣớng mắc, tồn tại, http://www.noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201309/xa-hoi-hoa-hoat-dong-cong-chungnhung-ket-qua-dat-duoc-va-mot-so-vuong-mac-ton-tai-292439/ [Truy cập ngày 1/10/2014] 54 năng về nghiệp vụ, công chứng viên còn cần có tƣ duy về nghiệp vụ sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông và “nhạy cảm” trong nghề nghiệp. Nếu công chứng viên hành nghề cao tuổi sẽ bị hạn chế về sức khoẻ, không đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên. Về trình tự, thủ tục chung công chứng Hợp đồng, giao dịch quy định tại Điều 35, Điều 36:  Quy định tại khoản 1 Điều 35, Điều 36 về các giấy tờ cần nộp trong hồ sơ yêu cầu công chứng khá chi tiết, tuy nhiên quy định một số điểm còn chung chung, dẫn đến khi áp dụng trong thực tiễn còn nhiều cách hiểu khác nhau, không thống nhất giữa các tổ chức hành nghề công chứng nhƣ quy định về: “Bản sao giấy tờ tùy thân” và “ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có”. Đây là những quy định mở, nhằm trao quyền chủ động cho công chứng viên trong việc đƣa ra các yêu cầu làm căn cứ cho việc chứng minh tính hợp pháp, tính xác thực của các Hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp luật tuỳ tiện để lôi kéo khách hàng hoặc sách nhiễu khách hàng. Luật Công chứng không thể quy định chi tiết các giấy tờ cụ thể trong từng trƣờng hợp, nhƣng nên quy định trong cùng một trƣờng hợp thì những loại giấy tờ nào có thể chấp nhận đƣợc để có sự “chuẩn hóa” việc áp dụng pháp luật trong hoạt động công chứng.  Về trình tự các bƣớc công chứng còn chƣa phù hợp với thực tế nhƣ khoản 2 Điều 35 quy định: “..Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu”, việc xuất trình bản chính để đối chiếu ngay sau bƣớc nộp hồ sơ yêu cầu công chứng chƣa phù hợp. Trên thực tế việc đối chiếu các giấy tờ bản chính với các giấy tờ nộp trong hồ sơ yêu cầu công chứng chỉ đƣợc thực hiện trƣớc thời điểm công chứng viên cho ngƣời yêu cầu công chứng ký vào hợp đồng, giao dịch, việc này tránh cho ngƣời yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính hai lần, dễ gây tình trạng phiền toái, nhầm lẫn, mất giấy tờ gốc. Mặt khác nếu khách hàng xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu tại thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, thì thời điểm ký công chứng, công chứng viên vẫn phải yêu cầu khách hàng xuất trình bản chính một lần nữa để công chứng viên nhận dạng ngƣời, đối chiếu giấy tờ tùy thân và tránh trƣờng hợp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đã đƣợc chủ sở hữu, chủ sử dụng tài sản đã đƣa vào một giao dịch khác.  Khoản 3 Điều 35 quy định việc thụ lý “ghi vào sổ công chứng” ngay sau bƣớc tiếp nhận hồ sơ cũng chƣa phù hợp. Thực tế việc ghi vào sổ công chứng chỉ đƣợc thực hiện sau bƣớc đóng dấu công chứng (hoàn thành việc công chứng), rất nhiều trƣờng hợp khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, hẹn ngày đến ký nhƣng lại thay đổi ý định giao kết, do vậy để tránh việc tẩy xóa sổ công chứng, việc ghi vào sổ công chứng thực tế chỉ đƣợc thực hiện sau khi đã hoàn tất việc công chứng. 55 Quy định về địa điểm công chứng tại Điều 39: Tinh thần của Luật Công chứng năm 2006 là tinh thần xã hội hoá nghề công chứng, tức là nhằm mục đích cung ứng dịch vụ công chứng tốt nhất cho ngƣời dân, nhƣng điều luật cụ thể lại hạn chế việc công chứng viên phục vụ công chứng tận nhà ngƣời dân bằng quy định: việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trong ngày, giờ hành chính. Việc công chứng chỉ đƣợc thực hiện ngoài trụ sở công chứng trong các trƣờng hợp ngƣời yêu cầu công chứng là: ngƣời già yếu không thể đi lại đƣợc, ngƣời đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù, hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Qua hoạt động thực tế thấy đƣợc nhu cầu công chứng tại trụ sở công ty hoặc tại nơi ở của các bên tham gia giao kết hợp đồng tƣơng đối nhiều và chính đáng: dụ cán bộ, công chức nhà nƣớc, đặc biệt là những ngƣời làm việc trong lực lƣợng vũ trang thì trong giờ hành chính phải đi làm nhiệm vụ của mình, ngoài giờ hành chính thì các tổ chức hành nghề công chứng cũng đóng cửa, do vậy nhu cầu của họ đƣợc công chứng tại nơi ở, ngoài giờ hành chính là hợp lý; hoặc một dụ khác: trong trƣờng hợp các công ty ký kết hợp đồng kinh tế lớn mà có đối tác là phía nƣớc ngoài thƣờng họ phải tổ chức lễ ký kết tại một địa điểm rất rộng rãi và trang trọng mang tính nghi lễ đối ngoại, nhƣng hầu nhƣ trụ sở các tổ chức hành nghề công chứng của ta không đáp ứng đƣợc yêu cầu đó, vậy nhu cầu đƣợc công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng của họ là rất hợp lý và đáng đƣợc đáp ứng. Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều trƣờng hợp không nằm trong đối tƣợng luật cho phép công chứng viên công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, nhƣng thực tế nhu cầu đƣợc công chứng ngoài trụ sở của họ là rất chính đáng. Tác giả nghĩ: đã xác định tổ chức hành nghề công chứng là đơn vị sự nghiệp, cung cấp dịch vụ công chứng cho ngƣời dân, thì khi ngƣời dân có nhu cầu cung cấp dịch vụ tại chỗ, tổ chức hành nghề công chứng đáp ứng đƣợc nhu cầu đó thì tốt cho cả hai phía, nhất là tốt cho phía ngƣời dân, thì Luật Công chứng của lại đƣa ra các điều kiện để hạn chế bớt việc cung cấp dịch vụ tại chỗ đó, điều kiện là việc công chứng đó là minh bạch và đúng pháp luật. Còn việc công chứng mà không đúng quy định của pháp luật thì có công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, hay công chứng ở nơi khác cũng cần phải xem xét lại. Về quy định công chứng Hợp đồng thế chấp bất động sản tại Điều 47: Khoản 3, Điều 47 quy định về việc công chứng một bất động sản đã đƣợc thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã đƣợc công chứng mà sau đó đƣợc tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải do công chứng viên đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu thực hiện công chứng trừ trƣờng hợp công chứng viên công chứng hợp 56 đồng thế chấp lần đầu chuyển sang tổ chức hành nghề công chứng khác hoặc không còn hành nghề công chứng. Tuy nhiên trên thực tế có trƣờng hợp công chứng viên công chứng lần đầu không rơi vào hai trƣờng hợp trên, mà chỉ đang nghỉ phép hoặc đi vắng một thời gian, nếu áp dụng quy định trên thì phải chờ công chứng viên đó trở lại làm việc, nhƣ vậy tổ chức hoặc cá nhân có nghĩa vụ đƣợc bảo đảm có thể bị bỏ lỡ mất cơ hội kinh doanh phải mất thời gian chờ đợi công chứng viên về ký. Quy định về chế độ lƣu trữ hồ sơ công chứng Điều 54: Khoản 2 Điều 54 quy định: “Bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là hai mươi năm; các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là năm năm”. Quy định trên còn chƣa phù hợp hồ sơ lƣu trữ có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ điều tra, xác minh nếu việc công chứng xảy ra tranh chấp, kiện cáo, mà các giấy tờ có liên quan trong hồ sơ yêu cầu công chứng là những căn cứ rất quan trọng để chứng minh tính xác thực, tính hợp pháp của văn bản công chứng, hơn nữa hồ sơ công chứng còn thể hiện quá trình tác nghiệp của công chứng viên trong giải quyết việc yêu cầu công chứng, nếu hồ sơ công chƣng lƣu trữ thời hạn 5 năm đã tiến hành tiêu huỷ các giấy tờ khác trong hồ sơ chỉ còn văn bản công chứng, thì khi phát sinh tranh chấp sẽ không còn chứng cứ để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Do vậy nên quy định thời hạn lƣu trữ các giấy tờ khác trong hồ sơ yêu cầu công chứng và văn bản công chứng phải cùng thời hạn nhƣ nhau phát sinh tranh chấp trong hoạt động công chứng không xảy ra trong một vài năm mà có thể kéo dài nhiều năm sau đó. Về quy định thu thù lao công chứng và các chi phí khác tại Điều 57: Quy định việc thu thù lao công chứng khác do tổ chức hành nghề công chứng xác định, và chi phí khác do ngƣời yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng tự thoả thuận. Quy định trên còn chƣa đƣợc phù hợp bởi dù mức thù lao và chi phí khác do tổ chức hành nghề công chứng xác định hay thoả thuận với khách hàng thì ngƣời chịu thiệt thòi cuối cùng vẫn là ngƣời yêu cầu công chứng, hơn nữa đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức hành nghề công chứng trong thời gian qua. Do vậy nên quy định một mức giá chung mức thù lao công chứng và chi phí khác cho tất cả các tổ chức hành nghề công chứng trong cả nƣớc hoặc ít nhất cũng trong một địa phƣơng nhất định, tránh việc nơi thì ngƣời yêu cầu công chứng đƣợc lợi trả chi phí thấp, nơi thì lại phải trả chi phí cao, tạo nên sự bất công bằng trong việc hƣởng dịch vụ công chứng của ngƣời dân. Về quy định việc khiếu nại trong hoạt động công chứng tại Điều 63: Điều 63 chỉ quy định duy nhất một trƣờng hợp giải quyết khiếu nại về hành vi từ chối công chứng của công chứng viên, trong khi đó hoạt động công chứng có rất nhiều các 57 trƣờng hợp khiếu nại nhƣ: Hành vi công chứng trái pháp luật của công chứng viên; hành vi thu phí công chứng sai quy định của tổ chức hành nghề công chứng…Nếu rơi vào những trƣờng hợp trên, áp dụng Luật Công chứng sẽ có các cách hiểu khác nhau:  Thứ nhất: Giải quyết theo Luật Khiếu nại tố cáo;  Thứ hai: Khởi kiện ra Toà theo Điều 45 Luật Công chứng;  Thứ ba: Giải quyết tƣơng tự theo Điều 63 Luật công chứng. Do quy định chƣa rõ ràng nên các cơ quan quản lý nhà nƣớc về công chứng thƣờng gặp khó khăn khi áp dụng việc giải quyết khiếu nại những trƣờng hợp trên, và vẫn còn những quan điểm khác nhau tồn tại. Đối với văn phòng công chứng mặc dù Luật Công chứng đã quy định: văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho công chứng viên của văn phòng mình. Nhƣng cho đến nay sau hơn hai năm Luật Công chứng 2006 có hiệu lực vẫn chƣa có những quy định rõ ràng là mức mua bảo hiểm bao nhiêu? bồi thƣờng thế nào khi công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng vi phạm pháp luật trong khi tác nghiệp dẫn đến thiệt hại cho ngƣời yêu cầu công chứng? Điều đó dẫn đến nhiều văn phòng công chứng năng lực tài chính rất hạn chế, thậm chí không mua bảo hiểm nghề nghiệp vẫn hoạt động, và khi xảy ra thiệt hại do lỗi của công chứng viên trong khi tác nghiệp thì thiệt hại trƣớc tiên rơi vào ngƣời yêu cầu công chứng, sau đó là nhà nƣớc và xã hội phải giải quyết các hậu quả liên đới. Trong khi đó rất khó có điều kiện bắt công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bồi thƣờng thiệt hại. * Điểm mới của Luật Công chứng 2014: Ngày 20 tháng 7 năm 2014 Quốc hội thông qua Luật Công chứng thay thế Luật Công chứng năm 2006, sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015. Luật Công chứng năm 2014 có 15 chƣơng và 81 điều, trong đó có nhiều quy định mới đáng chú ý so với Luật Công chứng hiện hành. Cụ thể nhƣ sau:  Về phạm vi công chứng: Bên cạnh nhiệm vụ chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch, Luật công chứng 2014 giao lại cho công chứng viên quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nƣớc ngoài và ngƣợc lại (Khoản 1 Điều 2). Bên cạnh đó, công chứng viên cũng đƣợc giao nhiệm vụ chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản; việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực (Điều 78).  Về thời gian đào tạo công chứng viên: Luật công chứng năm 2014 tăng thời gian đào tạo công chứng viên từ 06 tháng lên 12 tháng.  Về tiêu chuẩn công chứng viên: Luật công chứng 2014 quy định chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn công chứng viên, quy định thời gian đào tạo nghề công chứng là mƣời 58 hai tháng; quy định ngƣời đƣợc miễn đào tạo nghề công chứng phải tham gia khóa bồi dƣỡng trƣớc khi đề nghị bổ nhiệm, đƣợc giảm một nửa thời gian tập sự và cũng phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; bổ sung quy định về bổ nhiệm lại; bổ sung một số quyền và nghĩa vụ đối với công chứng viên.  Về tổ chức hành nghề công chứng, Luật quy định khuyến khích phát triển Văn phòng công chứng theo định hƣớng xã hội hóa, quy định việc chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, trong trƣờng hợp không chuyển đổi đƣợc thì mới giải thể Phòng công chứng. Văn phòng công chứng phải do hai công chứng viên trở lên thành lập, đƣợc tổ chức và hoạt động hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh. Tên gọi của Văn phòng đƣợc đặt theo họ, tên của công chứng viên.  Về những đối tƣợng đƣợc miễn đào tạo nghề công chứng: bên cạnh việc kéo dài thời gian công tác thực tế đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sƣ từ 3 năm lên 5 năm, Luật Công chứng 2014 cũng bổ sung quy định những đối tƣợng đƣợc miễn đào tạo này phải tham gia khóa bồi dƣỡng với thời gian là 3 tháng về kỹ năng hành nghề công chứng và Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng trƣớc khi đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.  Về chuyển nhƣợng văn phòng công chứng: Văn phòng công chứng đã hoạt động từ 02 năm trở lên, nếu có nhu cầu có thể chuyển nhƣợng cho các công chứng viên khác nếu công chứng viên đó đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên, cam kết hành nghề tại văn phòng nhận chuyển nhƣợng và cam kết sẽ kế thừa quyền, nghĩa vụ của văn phòng đó. Đặc biệt, công chứng viên đã chuyển nhƣợng văn phòng công chứng không đƣợc phép tham gia thành lập văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhƣợng.  Về các hành vi công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm: đáng lƣu ý là không cho phép công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký; ép buộc ngƣời khác sử dụng dịch vụ của mình hay quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình; công chứng viên cũng không đƣợc phép tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng hay đồng thời hành nghề tại 02 tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thƣờng xuyên khác. 59  Về các hành vi công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị nghiêm cấm: đáng lƣu ý là không cho phép công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác. Trƣởng Văn phòng hoặc một công chứng viên hợp danh. Văn phòng công chứng có quyền thuê công chứng viên làm việc theo hợp đồng, đƣợc chuyển nhƣợng, hợp nhất, sáp nhập…. Tổ chức hành nghề công chứng có quyền cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nƣớc, có quyền ký hợp đồng với công chứng viên….. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc.  Theo đánh giá ban đầu Luật Công chứng 2014 sẽ tạo một cơ sở pháp lý ổn định cho lĩnh vực công chứng, đem lại hiệu quả cao trong công tác xã hội hóa “công chứng” theo đúng phƣơng châm đề ra. 3.2 . Thực trạng áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng 3.2.1 Tình hình hoạt động công chứng hiện nay và những hành vi vi phạm hành chính Theo Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật công chứng của Bộ Tƣ pháp ngày 13-5-2013: Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa công chứng, số lƣợng tổ chức hành nghề công chứng và các công chứng viên đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Đến nay, cả nƣớc có 625 tổ chức hành nghề công chứng, trong đó có 138 Phòng công chứng và 487 Văn phòng công chứng (tăng 4,77 lần so với thời điểm trƣớc khi Luật công chứng có hiệu lực); có 1.606 công chứng viên (tăng 1.213 ngƣời). Các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nƣớc đã công chứng đƣợc gần 7 triệu việc, với doanh thu gần 2.780 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nƣớc gần 1.000 tỷ đồng. Các tổ chức hành nghề công chứng đƣợc phân bố tập trung tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh đã có 22 văn phòng công chứng doanh nghiệp tƣ nhân ra đời, đặt tại các quận, huyện trên toàn thành phố cùng với 7 phòng công chứng nhà nƣớc) và đang phát triển theo quy mô lớn (gần 10 công chứng viên). Các trƣờng hợp tổ chức hành nghề công chứng vi phạm bị xử lý nghiêm, mang tính răn đe cao và sau 5 năm, cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã thanh tra 10 tổ chức hành nghề công chứng, xử phạt 25 trƣờng hợp với số tiền hơn 110 triệu đồng, tƣớc thẻ 2 Công chứng viên, đề nghị Bộ Tƣ pháp tạm ngƣng cấp thẻ Công chứng viên đối với 4 trƣờng hợp.18 18 Bình Minh, Tin Mới, Xử nghiêm công chứng cạnh tranh không lành mạnh, http://www.tinmoi.vn/xu-nghiem-cong-chung-canh-tranh-khong-lanh-manh-011067066.html [Truy cập ngày 2/10/2014] 60 Các Văn phòng công chứng đƣợc thành lập theo chủ trƣơng xã hội hóa đã từng bƣớc hoạt động ổn định. Công tác quản trị, điều hành tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng đƣợc cải tiến theo hƣớng chuyên nghiệp hóa. Công chứng từ chỗ là một thủ tục hành chính đơn thuần nay đƣợc coi là một ngành nghề chuyên sâu. Chứng nhận giao dịch, hợp đồng từ chỗ là một nhiệm vụ, quyền hạn “độc tôn” của cơ quan hành chính nhà nƣớc giờ đây đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức hành nghề công chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các yêu cầu công chứng. Tồn tại những hành vi vi phạm hành chính trong thực tế xã hội là điều không thể tránh. Sau đây tác giả xin đƣa ra những dụ minh chứng cho các hành vi vi phạm đƣợc pháp luật quy định:  Nhƣ Pháp lý Online đã đƣa tin : Chỉ muốn biết quy trình tiếp nhận hồ sơ, thời gian giải quyết và mức phí công chứng, mà anh Tấn đã bị ông L.T.Q – Trƣởng VP Công chứng Chƣ Sê (Gia Lai) chỉ mặt quát tháo, chửi, đuổi và xé hợp đồng công chứng trƣớc mặt hàng chục khách hàng. Hành xử thiếu tế nhị của ngƣời đứng đầu Văn phòng Công chứng tƣ độc quyền tại huyện Chƣ Sê gây bức xúc dƣ luận địa phƣơng đã bị Sở Tƣ pháp Gia Lai xử lí kịp thời.19  Theo Thanh tra Sở Tƣ pháp Thành Phố Cần Thơ, các tổ chức hành nghề công chứng còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong hoạt động nghiệp vụ, nhƣ: hồ sơ công chứng một số hợp đồng giao dịch liên quan đến việc thực hiện quyền của ngƣời sử dụng đất và quyền của chủ sở hữu mô tô chƣa chặt chẽ; một số hồ sơ công chứng thiếu thủ tục theo quy định của pháp luật, thậm chí có một số hồ sơ đƣợc công chứng có nội dung hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật. Kết quả thanh tra tại 7 tổ chức hành nghề công chứng từ ngày 20-5 đến ngày 3-6-2013, cho thấy tất cả 7 Văn phòng Công chứng đƣợc thanh tra đều nhận hồ sơ có giấy chứng minh nhân dân quá hạn trên (15 năm). Văn phòng Công chứng Vĩnh Thạnh công chứng hợp đồng mua bán xe môtô, trong khi bên bán không chứng minh đƣợc chiếc xe là tài sản riêng khi giao dịch; đối với hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và hợp đồng thế chấp đƣợc kiểm tra thì có sai phạm về việc đất cấp cho hộ gia đình nhƣng khi thế chấp, chuyển nhƣợng thì thiếu thành viên trong hộ gia đình ký tên. Văn phòng Công chứng Ô Môn vi phạm quy định ngƣời yêu cầu công chứng không biết đọc, không biết viết đã điểm chỉ vào hợp đồng nhƣng không có nhân chứng. Văn phòng Công chứng Thành Công công chứng văn bản phân chia di sản thừa kế thiếu 19 Minh Hƣơng, Pháp lý Online, Gia Lai: Xử phạt Trƣởng Văn phòng Công chứng Chƣ Sê xúc phạm khách hàng, http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/ho-so-vu-an/gia-lai-xu-phat-truong-van-phong-cong-chungchu-se-xuc-pham-khach-hang.html [ Truy cập ngày 05/10/2014] 61 giấy tờ, thủ tục xác minh liên quan đến hàng thừa kế. Văn phòng Công chứng Bình Thủy công chứng hợp đồng tặng cho đối với trƣờng hợp đã thực hiện công chứng phân chia di sản nhƣng tài sản chƣa đăng ký quyền sở hữu lại đi tặng cho. Đối với Văn phòng Công chứng Trung Tâm vi phạm nhiều trƣờng hợp ngƣời yêu cầu công chứng không ký trƣớc mặt công chứng viên.20  Thời gian qua, rất nhiều trƣờng hợp ngƣời dân cho rằng không hề đến các Văn phòng Công chứng để ký kết hợp đồng giao dịch, nhƣng rất bất ngờ lại có giấy ủy quyền, hoặc hợp đồng giao dịch chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất do họ ký tên đƣợc các Văn phòng Công chứng công chứng, với lời chứng các bên đã đọc, đƣợc nghe đọc lại và đồng ý với toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng sau đó ký tên (điểm chỉ) vào hợp đồng trƣớc sự có mặt của công chứng viên. Nhƣ trƣờng hợp 19 hộ dân đƣợc cấp đất tái định cƣ của Dự án khu văn hóa Tây Đô rất bức xúc trƣớc việc họ không hề tới Văn phòng Công chứng nhƣng ngƣời "gạ" mua đất của các hộ dân lại có giấy ủy quyền của các hộ dân này đƣợc công chứng hẳn hoi để nhận nền và bán cho ngƣời khác. Ông T.T.B, một hộ dân trong vụ việc này, bức xúc nói: "Tôi và một số hộ dân có thỏa thuận bán đất cho ông N.H.A. Hai bên thỏa thuận khi nào nhà nƣớc cấp nền tái định cƣ thì hai bên mới ra Văn phòng Công chứng ký tên ủy quyền đi nhận nền và bên mua sẽ trả đủ tiền. Không ngờ, khi có nền tái định cƣ thì không biết ông N.H.A lấy đâu ra tờ giấy ủy quyền có công chứng hẳn hoi để đi nhận nền, trong khi chúng tôi không hề ký tên vào giấy ủy quyền, thậm chí nhiều ngƣời còn không biết Văn phòng Công chứng đã công chứng trong hợp đồng nằm ở đâu". Vụ việc này, Công an quận Cái Răng đã vào cuộc và có văn bản chuyển vụ việc cho TAND xem xét xử lý dân sự về tính giá trị pháp lý của hợp đồng ủy quyền.  Theo quy định tại khoản 1, Điều 41 Luật Công chứng: "Ngƣời yêu cầu công chứng, ngƣời làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trƣớc mặt công chứng viên". Nhƣng thực tế nhiều Văn phòng Công chứng để "thuận tiện" cho các bên giao dịch đã không thực hiện tốt việc này. Điều này đã dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lƣờng đối với các bên đƣợc công chứng, đặc biệt là đối với các giao dịch do một bên cố tình có ý lừa dối. Nhƣ trƣờng hợp Văn phòng Công chứng Trần Mạnh Hùng vào năm 2011 đã công chứng hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất từ bà N.T.V, ngụ phƣờng 5, thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang sang cho bà T.T.T.L, ngụ phƣờng An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, trong khi bà Vàng bị bà L lừa dối yêu cầu ký tên vào hợp đồng chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất tại quán ăn ở Hậu Giang mà không có mặt một công chứng viên nào. Xung quanh vụ việc này, Thanh tra Sở Tƣ pháp đã kiểm tra và 20 Sơn Hà- P.Nguyễn, Cần Thơ online, Cần quản lý chặt chẽ công tác xã hội hóa hoạt động công chứng, http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&id=137883 [Truy cập ngày 3/10/2014] 62 lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông T.M.H và đã ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng đối với ông H do vi phạm quy định công chứng ngoài trụ sở. Trong khi đó, bà Vàng phải tiếp tục mất thời gian và tiền bạc theo đuổi vụ kiện để yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.  Ông T.V.M, Trƣởng Văn phòng Công chứng Trần Văn Mỹ, quận Bình Thủy, cho biết: "Các Văn phòng Công chứng trên địa bàn thành lập ngày càng nhiều nên không tránh khỏi sự cạnh tranh. Không ít các trƣờng hợp muốn thực hiện nhanh các thủ tục mà trình tự không đƣợc đảm bảo. Ngoài ra, một số trƣờng hợp công chứng cần phải xác minh kỹ, vụ việc phức tạp, nhƣng do tính cạnh tranh nên đã đƣợc thực hiện một cách qua loa, không đảm bảo tính chính xác của hợp đồng". 3.2.2 Thực tiển áp dụng pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng Theo thống kê của Bộ Tƣ pháp, sau 5 năm Luật công chứng có hiệu lực, cả nƣớc đã phát hiện và xử lý bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo đối với 24 trƣờng hợp cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công chứng. Thanh tra Bộ Tƣ pháp đã thanh tra 7 cuộc với 66 tổ chức hành nghề công chứng . Qua đó, đã ban hành 29 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 20 tổ chức và cá nhân với số tiền 63 triệu đồng. Tại Thành phố Cần Thơ, trong năm 2012 và 7 tháng đầu năm 2013, Thanh tra Sở Tƣ pháp đã thanh tra 16 lƣợt Tổ chức hành nghề công chứng; lập 49 quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền phạt là 90 triệu đồng.21  Ngày 27- 7- 2010, Ông Hoàng Quốc Hùng Phó Chánh Thanh tra Bộ Tƣ pháp cho biết, Thanh tra Bộ có quyết định xử phạt 1 văn phòng công chứng và 2 công chứng viên hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tƣ pháp.Đơn vị vi phạm và bị xử phạt là Văn phòng công chứng Thăng Long địa chỉ 54 Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trƣng, TP Hà Nội, do ông T.C.T làm Trƣởng văn phòng hành vi không niêm yết thù lao công chứng tại trụ sở hoạt động của mình. Xử phạt bà T.T.H.B - công chứng viên Văn phòng công chứng Thăng Long 5 triệu đồng thực hiện công chứng ngoài trụ sở không có lý do chính đáng. Xử phạt bà N.T.T - công chứng viên Văn phòng công chứng Đống Đa 2 triệu đồng thực hiện công chứng trong trƣờng hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật.22  Xử phạt công chứng viên và Giasm Đốc doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, 11/09/2013 Nguồn tin từ Sở Tƣ pháp tỉnh Phú Yên chiều tối ngày 10/9 cho biết, thanh 21 Binh Huyền, CAND Online, Công chứng tƣ giúp… “voi chui lọt lỗ kim”, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=210876 [ Truy cập ngày 4/10/2014] 22 http://www.baomoi.com/Xu-phat-1-VP-cong-chung-va-2-cong-chung-vien/58/4620421.epi [Truy cập ngày 5/10/2014] 63 tra cơ quan này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động tƣ pháp đối với T.Đ.N.H -Trƣởng văn phòng công chứng Luật Việt ở 26 Lê Thành Phƣơng, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An và ông L.H.H - Giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân dịch vụ bán đấu giá tài sản Trung Việt có trụ sở giao dịch ở 09 Võ Thị Sáu, phƣờng Xuân Yên, thị xã Sông Cầu. Theo đó, T.Đ.N.H bị xử phạt 5,5 triệu đồng không niêm yết thủ tục công chứng, nội quy công chứng tại nơi hành nghề, thực hiện công chứng khi nội dung hợp đồng giao dịch vi phạm pháp luật, thậm chí Ông H còn thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở giao dịch là trái pháp luật. Ông L.H.H bị phạt 1,5 triệu đồng do không thực hiện đúng quy định về niêm yết, thông báo công khai việc đấu giá tài sản, vi phạm khoản 1 Điều 28 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.23  Xử phạt trƣởng Văn phòng Công chứng huyện Chƣ Sê, Ông L.T.Q là công chứng viên – Trƣởng Văn phòng Công chứng huyện Chƣ Sê bị phạt hành vi sách nhiễu, gây khó khăn ngƣời yêu cầu công chứng, theo quy định tại khoản 1, Điều 14, Nghị định 110 ngày 24-9-2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ pháp…24 3.3 . Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng  Kịp thời hoàn thiện thể chế của từng địa phương: các cơ quan quản lý, đơn vị có liên quan đến lĩnh vực công chứng cần tăng cƣờng và phối hợp tốt với các cơ quan tƣ pháp địa phƣơng để rà soát lại tấc cả các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ƣơng và địa phƣơng ban hành có liên quan đến công tác xửvi phạm hành chính. Kịp thời đề xuất, kiến nghị hủy bỏ, bãi bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cũng nhƣ đảm bảo tính khả thi tại địa phƣơng trong lĩnh vực công chứng. Phải thực hiện từ tuyến cơ sở để hoàn thiện từ thấp lên cao.  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Các cơ quan chức năng phải thƣờng xuyên, liên tục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xửvi phạm hành chính nói chungxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng trong lĩnh vực công chứng nói riêng. Ngày càng đổi mới về nội dung và đa dạng về hình thức tuyên truyền đảm bảo phù hợp với những đối tƣợng ở khu vực nông thôn, các xã vùng xa của 23 Hữu Toàn, Xử phạt công chứng viên và GĐ doanh nghiệp bán đấu giá tài sản , http://www.cand.com.vn/viVN/bandoc/ttpluat/2013/7/208869.cand [Truy cập ngày 5/10/2014] 24 Hoàng Cƣ, Xử phạt trƣởng Văn phòng Công chứng huyện Chƣ Sê http://baogialai.com.vn/channel/8301/201403/xu-phat-truong-van-phong-cong-chung-huyen-chu-se-2301610/ [Truy cập ngày 5/10/2014] 64 các tỉnh nhằm giúp cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận loại hình công chứng và các trƣờng hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, đặc biệt là thông qua các kênh truyền hình, truyền thông địa phƣơng.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra: Thực hiện công tác thanh tra, thƣờng trực tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội tại địa phƣơng.Các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ,nhất là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh cần quan tâm và thƣờng xuyên hƣớng dẫn nghiệp vụ về công tác xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xửvi phạm hành chính. Đồng thời tăng cƣờng hơn nữa trong công tác kiểm tra, thanh tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, không để phát sinh trƣờng hợp khiếu nại, tố cáo do hành vi vi phạm gây ra.  Đảm bảo các điều kiện cho việc thi hành pháp luật: Thƣờng xuyên quan tâm và cũng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về công tác xử phạt vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phƣơng và các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ này, nhất là về biên chế ( Bố trí biên chế chuyên trách), ƣu tiên bố trí nguồn kinh phí và trang bị các thiết bị, phƣơng tiện kỷ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho công tác xử phạt vi phạm hành chính.  Đảm bảo cân đối số lượng công chứng viên tại các địa phương: tránh tình trạng “nơi thừa: công chứng viên có nhiều cơ hội cạnh tranh không lành mạnh, không đúng quy trình trong hoạt động công chứng; nơi thiếu: công chứng viên ký bừa ký ẩu để đẩy nhanh tiến độ làm việc ảnh hƣởng đến chất lƣợng văn bản công chứng”, vi phạm quy định về công chứng viên. 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ♦ Văn bản quy phạm pháp luật Luật công chứng 2006 Luật xửvi phạm hành chính 2012 Pháp lệnh xửvi phạm hành chính 2002 (Hết hiệu lực) Pháp lệnh xửvi phạm hành chính 1995 (Hết hiệu lực) Pháp lệnh xửvi phạm hành chính 1989 (Hết hiệu lực) Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bỗ trợ tƣ pháp, hành chính tƣ pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã 7. Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 1 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng 8. 9. Thông tƣ 01/2014/TT-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tƣ Pháp hƣớng dẫn tập sự hành nghề công chứng 10. Thông tƣ 11/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 06 năm 2011 của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý nhà nƣớc về công chứng 11. Thông tƣ liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19 tháng 1 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tƣ pháp hƣớng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng 12. Thông tƣ 11/2012/TT-BTP ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tƣ pháp ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ♦ Văn kiện của Đảng Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 02-6-2005 về Chiến lƣợc Cải cách tƣ pháp đến năm 2020. ♦ Danh mục sách, báo, tạp chí 1. 2. 3. 4. 5. 6. 1. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Phƣơng cách quản lý nhà nƣớc, Trƣờng Đại học Cần Thơ, năm 2009. 2. Tuấn Đạo Thanh, Bình luận một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, Hà Nội, năm 2011. 3. Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 4/2007, tr. 35- 41 trích từ Tuấn Đạo Thanh, Bàn về bản chất của công chứng dƣới góc độ là hoạt động bảo trợ tƣ pháp . 4. Nguyễn Văn Bình (1999), Hoạt động công chứng, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Hà Nội. 5. Thanh tra. Thanh tra Chính phủ, Số 5/2011, tr. 21 – 25 trích từ Tuấn Đạo Thanh – Nguyễn Quang Trung , Một số bất cập trong quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực công chứng . 6. Nguyễn Thanh Bình(1994), Tập bài giảng về công chứng, luật sư, giám định, hộ tịch, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 66 ♦ Trang thông tin, điện tử 1. Hữu Toàn, Xử phạt công chứng viên và GĐ doanh nghiệp bán đấu giá tài sản , http://www.cand.com.vn/vi-VN/bandoc/ttpluat/2013/7/208869.cand [Truy cập ngày 5/10/2014] 2. Hoàng Cƣ, Xử phạt trƣởng Văn phòng Công chứng huyện Chƣ Sê http://baogialai.com.vn/channel/8301/201403/xu-phat-truong-van-phong-congchung-huyen-chu-se-2301610/ [Truy cập ngày 5/10/2014] 3. Binh Huyền, CAND Online, Công chứng tƣ giúp… “voi chui lọt lỗ kim”, http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=210876 [ Truy cập ngày 4/10/2014] 4. http://www.baomoi.com/Xu-phat-1-VP-cong-chung-va-2-cong-chungvien/58/4620421.epi [Truy cập ngày 5/10/2014] 5. Sơn Hà- P.Nguyễn, Cần Thơ online, Cần quản lý chặt chẽ công tác xã hội hóa hoạt động công chứng, http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=77&id=137883 [Truy cập ngày 3/10/2014] 6. Minh Hƣơng, Pháp lý Online, Gia Lai: Xử phạt Trƣởng Văn phòng Công chứng Chƣ Sê xúc phạm khách hàng, http://phaply.net.vn/ben-khung-cua-tu-phap/hoso-vu-an/gia-lai-xu-phat-truong-van-phong-cong-chung-chu-se-xuc-phamkhach-hang.html [ Truy cập ngày 05/10/2014] 7. Bình Minh, Tin Mới, Xử nghiêm công chứng cạnh tranh không lành mạnh,http://www.tinmoi.vn/xu-nghiem-cong-chung-canh-tranh-khong-lanhmanh-011067066.html [Truy cập ngày 2/10/2014] 8. Nguyễn Thảo, Ban Nội chính Trung ƣơng, Xã hội hóa hoạt động công chứng: Những kết quả đạt đƣợc và một số vƣớng mắc, tồn tại, http://www.noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201309/xa-hoi-hoa-hoat-dongcong-chung-nhung-ket-qua-dat-duoc-va-mot-so-vuong-mac-ton-tai-292439/ [Truy cập ngày 1/10/2014] 9. Thu Hằng, Khó xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, http://baophapluat.vn/tu-phap/kho-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuccong-chung-69241.html [ Truy cập ngày 1/10/2014] 67

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w