Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng (Trang 27)

5. Kết cấu luận văn

1.4.2.1 Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng

- “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.12 Từ đó ta có thể hiểu đƣợc khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nhƣ sau: “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là hành vi có lỗi do cá nhân (công chứng viên,ngƣời có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng,ngƣời yêu cầu công chứng), tổ chức hành nghề công chứng thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc về công chứng mà không phải là tội phạm mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

1.4.2.2 Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng.

Để cấu thành vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nói riêng, tất cả hành vi đều phải thỏa mãn đầy đủ các đặc điểm của vi phạm hành chính, cụ thể đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nhƣ sau:

 Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng phải là tổ chức, cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính.

 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là hành vi trái pháp luật.

 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng có tính xâm phạm trật tự quản lý hành chính nhà nƣớc về công chứng.

 Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đều phải có lỗi.  Vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng không đồng thời là tội phạm.  Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đều có tính bị xử phạt hành chính.

1.4.2.3. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng

Theo Mục 3 từ Điều 11 đến Điều 15 Nghi định 110/2013/NĐ-CP quy định chi tiết các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng, cụ thể nhƣ sau

- Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên; hồ sơ đề nghị thành lập, đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng

12

28

+ Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên;

+ Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.

+ Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;

+ Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng;

+ Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.

+ Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;

+ Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng công chứng.

- Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch

+ Gian dối, không trung thực khi yêu cầu công chứng hoặc làm chứng;

+ Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch.

+ sử dụng giấy tờ giả để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch.

+ làm giả giấy tờ hoặc mạo danh chủ thể để đƣợc công chứng hợp đồng, giao dịch.

- Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản

+ Không niêm phong bản di chúc trƣớc mặt ngƣời lập di chúc, không ghi giấy nhận lƣu giữ, không giao giấy nhận lƣu giữ cho ngƣời lập di chúc khi nhận lƣu giữ di chúc;

+ Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về địa điểm, thời hạn, nội dung đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế.

+ Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định của Luật công chứng;

+ Công chứng di chúc trong trƣờng hợp ngƣời lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; ngƣời lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ đƣợc hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cƣỡng ép;

29

+ Công chứng di chúc mà không ghi rõ trong văn bản công chứng lý do ngƣời lập di chúc không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định trong trƣờng hợp tính mạng ngƣời lập di chúc bị đe dọa;

+ Công chứng văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp không có sự thỏa thuận của những ngƣời cùng đƣợc hƣởng di sản theo pháp luật về việc không phân chia di sản đó;

+ Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp thừa kế theo pháp luật mà ngƣời yêu cầu công chứng không có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa ngƣời để lại di sản và ngƣời đƣợc hƣởng di sản hoặc thừa kế theo di chúc mà ngƣời yêu cầu công chứng không có di chúc;

+ Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản trong trƣờng hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu nhƣng ngƣời yêu cầu công chứng không có giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của ngƣời để lại di sản đó;

+ Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không xác định rõ ngƣời để lại di sản đúng là ngƣời có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những ngƣời yêu cầu công chứng đúng là ngƣời đƣợc hƣởng di sản hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hƣởng di sản là không đúng pháp luật;

+ Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà không thực hiện niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc niêm yết không đúng thời hạn, địa điểm, nội dung theo quy định;

+ Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trƣờng hợp ngƣời thừa kế từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với ngƣời khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế.

- Hành vi vi phạm quy định về công chứng viên

+ Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 39 của Luật công chứng;

+ Công chứng không đúng thời hạn quy định;

+ Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định; + Sách nhiễu, gây khó khăn cho ngƣời yêu cầu công chứng; + Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch mà không có căn cứ.

+ Tiết lộ nội dung công chứng mà không đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của ngƣời yêu cầu công chứng trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;

+ Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký của ngƣời yêu cầu công chứng, công chứng viên vào từng trang của hợp đồng, giao dịch;

30

+ Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất khác từ ngƣời yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng theo quy định của pháp luật, thù lao công chứng đã xác định và chi phí khác đã thỏa thuận;

+ Không chứng kiến việc ngƣời yêu cầu công chứng ký vào văn bản công chứng trừ trƣờng hợp do pháp luật quy định;

+ Lời chứng của công chứng viên trong văn bản công chứng không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 5 của Luật công chứng.

+ Công chứng không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 của Luật công chứng;

+ Công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi;

+ Cho ngƣời khác sử dụng thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng;

+ Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch không đúng quy định tại Điều 44 của Luật công chứng;

+ Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trƣờng hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch;

+ Công chứng hợp đồng, giao dịch có nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

+ Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung thẻ công chứng viên. + Sử dụng thẻ công chứng viên giả;

+ Sử dụng thẻ công chứng viên của ngƣời khác để hành nghề công chứng. + Làm giả thẻ công chứng viên;

+ Cá nhân không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa ngƣời có thẩm quyền công chứng.

+ công chứng trƣớc vào hợp đồng, giao dịch khi chƣa xác định đầy đủ các bên chủ thể của hợp đồng, giao dịch đó.

- Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

+ Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp ngƣời yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;

+ Không đăng báo hoặc đăng báo không đúng, không đầy đủ nội dung, thời hạn, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động;

31

+ Không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định của pháp luật.

+ Không lƣu trữ hoặc lƣu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định; + Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng mẫu quy định; + Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động.

+ Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động;

+ Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.

+ Không đăng ký hoạt động hoặc đăng ký không đúng thời hạn với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;

+ Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động;

+ Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng;

+ Không thỏa thuận việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lƣu giữ di chúc trƣớc khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động không đúng quy định của pháp luật; không trả lại di chúc và phí lƣu giữ di chúc trong trƣờng hợp không thỏa thuận đƣợc với ngƣời lập di chúc;

+ Sử dụng quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động giả.

+ làm giả quyết định thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động. + cơ quan, tổ chức không có thẩm quyền công chứng mà hoạt động với danh nghĩa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công chứng.

1.5. Khái niệm, mục đích, vai trò của việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng

- Khái niệm xử phạt vi phạm hành chính đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các văn bản pháp luật cũng nhƣ trong cuộc sống (chẳng hạn nhƣ khi tham gia giao thông, ngƣời tham gia giao thông bị cảnh sát giao thông phạt một khoản tiền). Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mới đƣợc quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

“Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”.13 Theo đó ta có thể hiểu đƣợc khái niệm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp

13

32

luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cƣỡng chế hành chính khác ( trong trƣờng hợp cần thiết theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng. Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng có những đặc điểm sau:

+ Đƣợc áp dụng đối với cá nhân tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về công chứng. Nói cách khác, vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng là cơ sở để tiến hành hoạt động xử phạt hành chính. Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức, biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc cụ thể là những cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành xử phạt vi phạm hành chính nói chung và trong lĩnh vực công chứng.

+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc tiến hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về xử phạt vi phạm hành chính xác định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt vi phạm hành chính mà họ đƣợc phép áp dụng đối với tổ chức cá nhân vi phạm hành chính.

+ Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự và thủ tục đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành.

+ Kết quả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng đƣợc thể hiện ở các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận hình thức, biện pháp xử phạt đối với tổ chức ,cá nhân vi phạm hành chính.

- Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính nói chung và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng nói riêng là ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nƣớc về công chứng. Chính vì vậy, trong quá trình thảo luận, thông qua Luật xử lý vi phạm hành chính, nhiều đại biểu quốc hội đồng tình với việc nâng mức phạt tiền để bảo đảm tính răn đe trong xử phạt vi phạm hành chính. Nhƣ vậy việc nâng mức tiền phạt hoặc việc quy định và áp dụng các hình thức xử lý khác không phải để tăng nguồn thu cho ngân sách (vì tiền phạt phải nộp vào kho bạc) hay để trừng phạt nặng cá nhân, tổ chức vi phạm mà để pháp luật trong quản lý nhà nƣớc đƣợc tôn trọng và bảo vệ. 14

- Việc xử phạt vi phạm hành chính là một loại cƣỡng chế nhà nƣớc. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp thuyết phục, vận động thì các biện pháp cƣỡng chế nhà

14http://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?Source=/tintuc&Category=Tin+t%E1%BB% A9c&ItemID=2371&Mode=1.

33

nƣớc có vai trò, ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cƣơng, bảo đảm pháp

Một phần của tài liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công chứng (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)