khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn

83 1.5K 10
khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự  lý luận và thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NIÊN KHÓA: 2011-2015 Đề Tài KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: Th.S Mạc Giáng Châu Sinh viên thực hiện: Trương Công Nguyên MSSV: 5115825 Lớp: Luật thương mại 1 - K37 Cần Thơ, 11/2014 LỜI CÁM ƠN Trải qua bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi những vốn kiến thức, những trải nghiệm và bài học quý báu làm hành trang bước vào tương lai. Để đạt được những kết quả như ngày hôm nay cũng như để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp thì ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, quý Thầy, Cô Khoa Luật đã tận tình truyền đạt cho tôi những vốn kiến thức quý giá trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Mạc Giáng Châu, cô đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Cô đã giúp tôi có những định hướng nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách hoàn chỉnh. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối lời tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô và các bạn sinh viên thật nhiều sức khỏe và thành công trong công việc. Cần Thơ, ngày tháng Người viết Trương Công Nguyên năm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng Giảng viên hướng dẫn năm NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm Giảng viên phản biện GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM XÉT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ............................................................................................................ 5 1.1. Khái quát chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự ..................... 5 1.1.1. Khái niệm chung về hoạt động khám xét ....................................................... 5 1.1.1.1. Khái niệm khám xét .................................................................................. 5 1.1.1.2. Khái niệm về khám xét người ................................................................... 8 1.1.1.3. Khái niệm về khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ............................. 8 1.1.2. Bản chất của hoạt động khám xét ................................................................... 9 1.1.2.1. Khám xét là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự ............................. 9 1.1.2.2. Khám xét là hoạt động tìm kiếm chứng cứ, lục soát có định hướng, có kĩ thuật ................................................................................................................. 10 1.1.3. Mục đích khám xét ....................................................................................... 10 1.1.3.1. Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra vụ án hình sự .................................................................................... 10 1.1.3.2. Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành ............ 12 1.1.3.3. Phát hiện tội phạm ................................................................................. 13 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự ......................... 15 1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động khám xét ................................................. 15 1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự ................... 15 1.2.1.2. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân ............................ 15 1.2.2. Nguyên tắc cụ thể của hoạt động khám xét .................................................. 17 1.2.2.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật ......................................................... 17 1.2.2.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ ............................................................... 17 1.2.2.3. Đảm bảo tính khách quan của hoạt động khám xét ............................... 18 1.2.2.4. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ... 19 1.2.2.5. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân bị khám xét.................................................................................................... 20 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.2.2.6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân .................................................................. 21 1.2.2.7. Đảm bảo người tiến hành khám người không được khám người khác giới và có người cùng giới chứng kiến ................................................................ 22 1.2.2.8. Đảm bảo người tiến hành khám xét không lạm dụng quyền trong hoạt động khám xét ...................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ .................................................................................................................................. 23 2.1. Khám người ....................................................................................................... 23 2.1.1. Đối tượng bị khám xét .................................................................................. 23 2.1.1.1. Khám người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp ..................................... 23 2.1.1.2. Khám người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang....................... 24 2.1.1.3. Khám người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã ........................... 26 2.1.1.4. Khám người trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam ............. 27 2.1.1.5. Những người có mặt nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó đang che giấu những đồ vật, tài liệu cần thu giữ ................................................ 27 2.1.2. Căn cứ khám xét người ................................................................................. 28 2.1.2.1. Căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có ....................................................................... 28 2.1.2.2. Căn cứ nhận định trong người có đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án ............................................................................................................. 29 2.1.3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét người ............................................................ 30 2.1.3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp............................. 30 2.1.3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn ..... 31 2.1.4. Trình tự, thủ tục khám xét người .................................................................. 33 2.1.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét người theo lệnh ............................................ 33 2.1.4.2. Trình tự, thủ tục khám xét người không cần có lệnh .............................. 38 2.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ................................................................ 40 2.2.1 Đối tượng bị khám xét ................................................................................... 40 2.2.1.1. Chỗ ở ...................................................................................................... 40 2.2.1.2. Chỗ làm việc ........................................................................................... 41 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 2.2.1.3. Địa điểm ................................................................................................. 42 2.2.2. Căn cứ khám xét ........................................................................................... 43 2.2.2.1. Căn cứ nhận định chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án ............................................................. 43 2.2.2.2. Tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã ............................... 43 2.2.3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét ...................................................................... 44 2.2.3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp............................. 44 2.2.3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn ..... 44 2.2.4. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ............................ 44 2.2.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong điều kiện bình thường .................................................................................................. 45 2.2.4.2. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn ........................................................................................ 49 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO, HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ ................................................... 51 3.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý và giải pháp đề xuất hoàn thiện luật ............ 51 3.1.1. Biện pháp khám xét người ............................................................................ 51 3.1.1.1. Đối tượng bị khám xét ............................................................................ 51 3.1.1.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét ................................................................ 53 3.1.1.3. Trình tự, thủ tục khám xét ...................................................................... 58 3.1.2. Biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ...................................... 59 3.1.2.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét ................................................................ 59 3.1.2.2. Trình tự, thủ tục khám xét ...................................................................... 59 3.2. Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng và giải pháp đề xuất ........................ 61 3.2.1. Về việc áp dụng biện pháp khám xét người ................................................. 61 3.2.1.1. Tồn tại..................................................................................................... 61 3.2.1.2. Giải pháp ................................................................................................ 63 3.2.2. Về việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm ........... 65 3.2.2.1. Tồn tại..................................................................................................... 65 3.2.2.2. Giải pháp ................................................................................................ 69 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khám xét là một biện pháp trong hoạt động điều tra được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra, giúp quá trình giải quyết vụ án hình sự được diễn ra chính xác và khách quan, đồng thời góp phần tích cực vào việc thắng lợi mục tiêu phòng chống tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của biện pháp khám xét trong hoạt động tố tụng hình sự cũng như sự ảnh hưởng của biện pháp này đối với quyền lợi ích hợp pháp của công dân, song song với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, công tác lập pháp ở nước ta luôn chú trọng và xây dựng các quy định của pháp luật về hoạt động điều tra vụ án hình sự nói chung và biện pháp khám xét nói riêng cũng như việc bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tùy vào giai đoạn, tình hình của đất nước mà các quy định của pháp luật về biện pháp khám xét có sự thay đổi khác nhau để phù hợp với yêu cầu của đất nước tình hình hiện tại. Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đây là mốc son chói lọi in đậm trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta. Để củng cố, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân cũng như phù hợp với bối cảnh tình hình đất nước mới thành lập nền dân chủ còn non trẻ lúc bấy giờ, Nhà nước ta đã ban hành các Sắc lệnh quy định về bảo đảm các quyền tự do cá nhân. Nhận định được tầm quan trọng đó, Hiến pháp năm 1946 đã chú trọng đặc biệt đến việc bảo đảm quyền lợi dân chủ cho nhân dân. Trong luật số 103/SL/L.005 ngày 20 tháng 5 năm 1957 về “đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân”, biện pháp khám xét lần đầu tiên được ghi nhận. Tiếp đó, với sự ra đời của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì biện pháp khám xét với tư cách là biện pháp điều tra được quy định cụ thể tại Chương XXI, Bộ luật tố tụng hình sự - Khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản. Những quy định của pháp luật về biện pháp khám xét đã góp phần tác động to lớn đến công tác điều tra phát hiện, thu thập đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra và giải quyết các vụ án hình sự. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 1 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Sau Hiến pháp 1980 là Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 cùng với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các quy định về biện pháp khám xét tiếp tục được hoàn thiện, được quy định cụ thể hơn so với tình hình thực tế và ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của biện pháp này trong quá trình điều tra vụ án. Hiện nay, Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục quy định cụ thể hơn về các quyền con người trong đó có các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, chỗ ở, chỗ làm việc của công dân. Tuy nhiên, bên cạnh các thành quả đạt được việc áp dụng biện pháp khám xét hiện nay vẫn còn gặp một số thiếu sót, hạn chế. Vẫn còn tình trạng khám xét trái pháp luật, khám xét không có căn cứ, khám xét không đúng trình tự, thủ tục xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khám xét. Việc nắm vững những quy định của pháp luật cũng như có những nhận thức đúng đắn về việc áp dụng biện pháp khám xét có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra giải quyết vụ án hình sự qua việc phát hiện, thu thập các công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật tài liệu liên quan đến vụ án. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tình hình diễn biến tội phạm đang diễn ra một cách tinh vi và phức tạp. Trước tình hình đó, biện pháp khám xét đang đứng trước những yêu cầu và thách thức mới phải hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, là biện pháp đắc lực hỗ trợ cho hoạt động điều tra, giải quyết vụ án hình sự và thể hiện đúng vai trò của biện pháp khám xét. Từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn” là cấp thiết và mang tính thời sự. Đó cũng chính là lí do để người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này. 2. Phạm vi nghiên cứu Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, việc áp dụng biện pháp khám xét phải tuân thủ các quy định về căn cứ áp dụng, đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét. Bên cạnh đó, còn phải chú trọng bảo vệ các quyền và lợi ích của người bị khám xét, người có đối tượng bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo pháp luật trong giai đoạn điều tra. Theo pháp luật tố tụng hình sự hiện nay biện pháp khám xét bao gồm: khám xét người; khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; khám xét đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh áp dụng biện pháp khám xét, người viết chỉ tập trung nghiên cứu về căn cứ áp dụng, đối tượng bị khám GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 2 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp xét, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục khám xét khi áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành mà không nghiên cứu về biện pháp khám xét đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài “Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn” là nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn về việc áp dụng biện pháp khám xét. Về mặt lý luận, biện pháp khám xét là một trong những biện pháp của hoạt động điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhằm mục đích phát hiện, thu thập chứng cứ có ý nghĩa cho việc điều tra, giải quyết vụ án hình sự. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm khám xét. Các khái niệm khám xét theo khoa học pháp lý vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất và toàn diện. Vì thế, trong thời gian tới các nhà nghiên cứu luật học, các nhà làm luật cần thống nhất đưa ra khái niệm khám xét một cách toàn diện và có hiệu lực pháp lý. Thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét này cũng không thống nhất, chính xác và đồng bộ. Xuất hiện tình trạng khám xét trái pháp luật xâm phạm đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Giải pháp đề ra là cần xây dựng hoàn hiện các quy định của pháp luật về biện pháp khám xét đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Có như vậy, biện pháp khám xét mới thực sự là biện pháp hữu hiệu phục vụ cho hoạt động điều tra và giải quyết vụ án hình sự trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế và tổng hợp các thông tin thông qua các bài viết, giáo trình, các văn bản pháp luật có liên quan, một số sách và tạp chí chuyên ngành. 5. Cấu trúc đề tài Đề tài nghiên cứu luận văn này gồm có ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự - Chương 2: Những quy định của pháp luật về khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao, hoàn thiện biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 3 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu “Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn” là vấn đề khá phức tạp. Đề tài này đòi hỏi người viết cần có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được các vấn đề cốt lõi cả về lý luận lẫn thực tiễn về biện pháp khám xét này. Để từ đó nhận thức được những tồn tại và vướng mắc còn gặp phải và đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên được tiếp cận với một đề tài nghiên cứu khoa học cũng như vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu này là điều không tránh khỏi. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của Thầy, Cô và các bạn sinh viên. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 4 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM XÉT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái quát chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự 1.1.1. Khái niệm chung về hoạt động khám xét 1.1.1.1. Khái niệm khám xét Biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự là một chế định quan trọng trong các hoạt động điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự. Bởi vì, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm.1 Bên cạnh đó, khám xét là một trong những hoạt động điều tra nhằm phát hiện và thu thập những đồ vật, công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu có liên quan đến vụ án. Chính hoạt động này đã góp phần hiệu quả, kịp thời cho quá trình điều tra vụ án hình sự trở nên khách quan, toàn diện và đầy đủ những chứng cứ xác định tội phạm. Với tính chất là một hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự nhưng khái niệm pháp lý về khám xét không được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Mặc dù các hoạt động điều tra khám xét đã được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, được các cơ quan trong tố tụng hình sự thực hiện thường xuyên trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng khoa học pháp lý và thực tiễn hiện nay có những quan điểm khác nhau, chưa thống nhất nhận thức về hoạt động điều tra khám xét. Có lẽ vì thế mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không đưa ra một khái niệm cụ thể về biện pháp khám xét. Theo Đại từ điển tiếng Việt, khám xét là lục tìm cái đang che giấu.2 Khái niệm khám xét theo Đại từ điển tiếng Việt được hiểu một cách đơn thuần nhất về mặt ngữ nghĩa, chỉ đơn thuần là lục tìm những cái đang bị che giấu mà người cần khám xét cần tìm. Cũng dễ hiểu vì đây không phải là một khái niệm pháp lý mà chỉ đơn thuần là các diễn giải từ ngữ để người đọc có cái nhìn đơn giản thấy ra bản chất 1 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 2, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.16. 2 Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.887. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 5 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp mộc mạc mà bất cứ ai cũng có thể hiểu về khám xét. Từ những cái đơn giản ấy có thể là một bước đệm góp phần hiểu được bản chất về các khái niệm pháp lý khám xét hiệu quả hơn. Khám xét với tính chất là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự lần đầu tiên được quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Luật số 103-SL/L.005 ngày 20-519573 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. Điều 9 Luật này quy định : “Trừ những trường hợp quy định ở Điều 10 và Điều 11, khám người, đồ vật hoặc nhà ở, thư tín của tư nhân thì phải có lệnh viết của Cơ quan tư pháp từ cấp tỉnh hoặc thành phố trở lên hoặc của Tòa án binh, tùy tính chất vụ phạm pháp”. Điều 10 quy định: “Trong những trường hợp phạm pháp quả tang hoặc tiến hành điều tra vụ án mà can phạm đang bị tạm giữ hoặc tạm giam, hoặc được ủy quyền điều tra toàn bộ vụ phạm pháp, Tư pháp, Công an, Tòa án binh có thể khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín của người phạm pháp và những người có liên quan đến vụ án”. Điều 11 quy định: “Trong những trường hợp khẩn cấp hoặc có triệu chứng phạm pháp, Công an có thể khám người, đồ vật, nhà ở, thư tín”. Có thể nói biện pháp khám xét đã được coi trọng trong công tác điều tra vụ án đã từ rất lâu từ đó khẳng định vai trò của biện pháp khám xét trong giai đoạn điều tra. Hiện nay trong khoa học luật tố tụng hình sự, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm khám xét: Quan điểm thứ nhất: “Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã.”4 Quan điểm thứ hai: “Khám xét là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng, hạn chế quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, bí mật thư tín, điện tín của người bị áp dụng bằng cách tìm tòi, lục soát người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản Trần Quang Tiệp, Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Tố tụng Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, năm 2009, tr.135. 3 Bùi Kiên Điện, Giáo trình khoa học điều tra hình sư, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2005, tr.85. 4 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 6 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện, bắt người đang truy nã.”5 Quan điểm thứ ba: “Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.”6 Quan điểm thứ tư: “Khám xét là biện pháp điều tra bằng cách tìm tòi, lục soát có định hướng người, chỗ ở, chỗ làm việc, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm hoặc những vật, tài liệu có liên quan đến vụ án đang giải quyết.”7 Nhìn chung, quan điểm thứ nhất, thứ hai và thứ ba đều có những điểm hợp lý khi nói về biện pháp khám xét. Quan điểm thứ nhất đã nêu lên được bản chất pháp lý của biện pháp khám xét: “Khám xét là biện pháp điều tra”. Quan điểm thứ hai nêu lên chủ thể áp dụng của biện pháp khám xét: “do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng”. Quan điểm thứ ba cũng nêu lên bản chất của biện pháp khám xét là: “Khám xét là hoạt động điều tra”. Mặc dù các quan điểm trên đã thể hiện được bản chất, mục đích của biện pháp khám xét nhưng các quan điểm trên vẫn thật sự chưa bao quát và đầy đủ về biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự. Nhìn chung quan điểm thứ tư là mang tính chất khái quát nhất về biện pháp khám xét. Quan điểm này đã nói lên rõ bản chất pháp lý, đối tượng bị khám xét cũng như mục đích, vai trò khi áp dụng biện pháp điều tra này. Việc nắm rõ khái niệm cũng như bản chất pháp lý của biện pháp khám xét có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp cho việc áp dụng biện pháp này trở nên hiệu quả hơn. Từ những quan điểm và sự phân tích ở trên, có thể đưa ra kết luận về khái niệm khám xét như sau: khám xét là biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự bằng các hoạt động tìm kiếm, lục soát có định hướng người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết của tội phạm hoặc những đồ vật, tài liệu khác liên quan đến vụ án và phát hiện tội phạm. Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, năm 2011, tr.187. 6 Hoàng Thị Minh Sơn(chủ biên), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2007, tr.304. 7 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 2, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.24. 5 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 7 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Như vậy, biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự có đối tượng là người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, mỗi loại có trình tự, thủ tục tố tụng riêng. 1.1.1.2. Khái niệm về khám xét người Khám xét người là một trong những hoạt động khám xét điều tra vụ án hình sự được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự nên khám xét người mang bản chất đặc trưng của khám xét là biện pháp điều tra. Khám xét người là một biện pháp điều tra được tiến hành trong tố tụng hình sự và đối tượng bị khám xét này phải tuân theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Theo khoa học tố tụng hình sự có thể hiểu khái niệm khám xét người như sau: “Khám người là biện pháp điều tra được thực hiện bằng việc lục soát, tìm kiếm trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật hoặc các tài sản khác mang theo người nhằm phát hiện, thu thập những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án”.8 Với tính chất là biện pháp điều tra khám xét nên đối tượng bị khám xét là những đối tượng được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 1.1.1.3. Khái niệm về khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm Đối tượng bị khám xét trong biện pháp khám xét này cụ thể là: chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Mỗi đối tượng bị khám xét trên có đặc điểm riêng nên trình tự, thủ tục áp dụng khi khám xét là không giống nhau tùy thuộc vào trường hợp cụ thể. Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng hoặc buồng, khu vực riêng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh ngiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc buồng nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền… đang được cá nhân đó sử dụng. Chỗ làm việc là phòng hoặc buồng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mà người đó phục vụ công tác hoặc nơi người đó tiến hành các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập. Địa điểm là ruộng, vườn, ao, hồ, những khu vực nằm ngoài chỗ ở nơi có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu cần thu giữ hoặc có người bị truy nã đang lẩn trốn. Từ những phân tích các đối tượng trên, có thể đưa ra khái niệm về khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là biện pháp điều tra được thực hiện bằng việc lục soát, tìm kiếm có định hướng trong phạm vi khu vực chỗ ở, chỗ làm việc của người Phạm Văn Lợi( chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp Hà Nội, năm 2005, tr.312. 8 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 8 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp bị khám xét hoặc địa điểm có liên quan đến người bị khám xét nhằm phát hiện, thu thập những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện người đang bị truy nã. 1.1.2. Bản chất của hoạt động khám xét 1.1.2.1. Khám xét là hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự Khám xét được quy định trong chương XII của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại các Điều 140, Điều 141, Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều 148, Điều 149. Những quy định đó đã nói lên rõ căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khám xét cụ thể để tiến hành biện pháp khám xét. Tính chất tố tụng của khám xét được thể hiện như sau: Khám xét là biện pháp điều tra theo pháp luật tố tụng hình sự. Vì lẽ đó, khi áp dụng biện pháp khám xét chỉ được tiến hành khi có đủ căn cứ và điều kiện do pháp luật tố tụng hình sự quy định thì mới được tiến hành áp dụng biện pháp này để đảm bảo hoạt động điều tra khám xét là hợp pháp và hiệu quả. Về phía cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp khám xét phải tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về quyền hạn và trình tự, thủ tục khám xét. Vì biện pháp khám xét có đối tượng khá rộng và riêng biệt mỗi đối tượng có trình tự, thủ tục khám xét khác nhau nên việc tuân thủ trên là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả khám xét, tránh các hành vi vi phạm về trình tự, thủ tục xâm phạm đến các quyền của công dân. Về đối tượng bị khám xét bắt buộc phải chấp hành và có trách nhiệm tạo điều kiện cho người thi hành khám xét hoàn thành nhiệm vụ. Trong trường hợp, đối tượng bị khám xét có hành vi cản trở hoặc chống lại gây khó khăn cho việc tiến hành khám xét, họ vẫn phải chịu sự khám xét khi cơ quan thẩm quyền có đầy đủ căn cứ khám xét. Đồng thời, họ cũng có thể chịu hậu quả pháp lý nhất định về hành vi cản trở việc tiến hành khám xét một cách thuận lợi và hiệu quả, vì khám xét là một trong những biện pháp điều tra trong tố tụng hình sự hiện nay. Đối với kết quả khám xét thì những tài liệu, công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, tài sản thu được phục vụ cho công tác điều tra bồi thường thiệt hại trong khi khám xét sẽ có giá trị pháp lý được pháp luật thừa nhận. Vì những tài liệu, công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu, tài sản thu được trong khi tiến hành khám xét góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, chứng minh tội phạm của Cơ quan điều tra. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 9 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.1.2.2. Khám xét là hoạt động tìm kiếm chứng cứ, lục soát có định hướng, có kĩ thuật Xuất phát từ thủ đoạn cất giấu, lẩn trốn để tránh bị phát hiện, trốn tránh pháp luật khi phạm tội thường tìm mọi cách tinh vi, xảo quyệt để cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội gây ảnh hưởng đến hoạt động tìm kiếm chứng cứ của Cơ quan điều tra nên phải có sự định hướng trong hoạt động điều tra cũng như khám xét để tránh sự mất phương hướng trong công tác thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra án hình sự. Tính định hướng là đặc tính góp phần cho hoạt động khám xét có mục tiêu, phương hướng khi điều tra khám xét. Điều này rất quan trọng khi khám xét phải có định hướng về đối tượng cần khám xét, đồng thời kết hợp các kiến thức nghiệp vụ về kĩ thuật khám xét hợp lý áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Vì các đối tượng bị khám xét tương đối đa dạng nên việc định hướng, kĩ thuật khám xét cho hoạt động này phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác trên từng đối tượng cụ thể để thu về sự hiệu quả thu thập, phát hiện tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho vụ án hình sự. Đồng thời, khám xét mang bản chất là hoạt động tìm kiếm chứng cứ nên khi tiến hành hoạt động phải tìm kiếm, lục soát các đối tượng bị khám xét để phát hiện tội phạm và thu giữ những chứng cứ chứng minh tội phạm, hoạt động phạm tội. 1.1.3. Mục đích khám xét 1.1.3.1. Phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra vụ án hình sự Khi tiến hành khám xét ở những đối tượng khác nhau, Cơ quan điều tra có thể phát hiện, thu thập được những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho công tác điều tra vụ án hình sự như vũ khí, công cụ, phương tiện phạm tội, những vật mang dấu vết tội phạm hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án mà các đối tượng khi thực hiện tội phạm che giấu hay trốn tránh pháp luật. Tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra là những tài liệu, đồ vật, phương tiện phạm tội… có thật, phản ánh một cách trung thực những tình tiết của vụ án, có mối quan hệ khách quan với những sự kiện cần chứng minh của vụ án và đồng thời những tài liệu, chứng cứ đó phải là hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Từ những tài liệu, chứng cứ đó là cơ sở để Cơ quan điều tra vạch ra kế hoạch, phương hướng điều tra tiếp theo, tổ chức các biện pháp điều tra phù hợp. Đây là GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 10 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp mục đích mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và xuyên suốt của biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự hiện nay. Ví dụ như trong trường hợp, khám xét nhà nghi can giết người man rợ, cướp vàng. Người dân bàng hoàng khi thấy nhà hàng xóm bị cơ quan Công an khám xét, thu được cả túi vàng tang vật trong vụ giết người man rợ, cướp tiệm vàng. Như An ninh Thủ Đô online đã đưa tin trưa ngày 29/08/2011, cơ quan Công an đã xác định được một trong những nghi can "sát nhân máu lạnh" gây ra vụ giết người man rợ, cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Lục Nam (Bắc Giang) là Lê Văn Luyện (sinh năm: 1993, hộ khẩu thường trú: thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Khi các trinh sát ập vào nhà, nghi can này đã kịp bỏ trốn, bỏ lại một túi vàng tang vật. Ngay sau đó bố mẹ của Luyện là ông Lê Văn Miên (sinh năm: 1969) và bà Trương Thị Thơm (sinh năm: 1970) được triệu tập về trụ sở Công an huyện Lục Nam để điều tra, làm rõ. Được biết ông Miên, bà Thơm làm nghề bán thịt lợn. Ngay sau khi xác định nghi can, lực lượng Công an đã tiến hành khám xét nhà và phát hiện thấy một số tang vật liên quan đến vụ án. Khi thấy ô tô cảnh sát đến khám xét, đã có rất đông người dân tò mò kéo đến xem. Khi phóng viên báo An ninh Thủ đô có mặt tại thôn Sân Đình, xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, hàng nghìn người dân vẫn vây kín khu vực ngôi nhà thủ phạm, nơi cơ quan Công an đang làm các nghiệp vụ cần thiết.9 Theo vụ án trên, sau khi cơ quan Công an Bắc Giang đã xác định được một trong những nghi can "sát nhân máu lạnh" gây ra vụ giết người man rợ cướp tiệm vàng Ngọc Bích, lực lượng Công an đã tiến hành khám xét nhà đối tượng và phát hiện thấy một số tang vật liên quan đến vụ án giết người cướp tài sản trên. Từ việc khám xét của cơ quan Công an đã mang lại hiệu quả trong việc xác minh tội phạm từ những tang vật thu được khi tiến hành khám xét nghi can. Cho thấy, việc áp dụng biện pháp khám xét trong trường hợp này góp phần phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra vụ án hình sự. An ninh Thủ đô, Xem khám nhà nghi can giết người man rợ, cướp vàng, Đức Tuấn, Hoàng Phong, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Xem-kham-nha-nghi-can-giet-nguoi-man-rocuop-vang/412754.antd , [ngày truy cập 10/09/2014]. 9 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 11 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.1.3.2. Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành Trong quá trình khám xét, cần chú ý phát hiện và thu giữ những vật là đối tượng của tội phạm hoặc những đồ vật, tài sản do mua bán, đổi chác những vật đó mà có. Khi đó người tiến hành khám xét cần linh hoạt để nhận ra những đồ vật, tài sản do mua bán, đổi chác để thu giữ kịp thời để phục vụ cho công tác bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự. Vì thực tế các đối tượng phạm tội thường dùng các thủ đoạn che giấu, làm thay đổi trạng thái, bán, đổi chác các đồ vật, tài sản phạm tội để làm lạc hướng Cơ quan điều tra khi tiến hành khám xét. Phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường góp phần quan trọng trong việc khắc phục hậu quả do người phạm tội gây ra. Đây cũng là mục đích khá quan trọng của Cơ quan điều tra khi tiến hành khám xét. Khi tiến hành khám xét nếu phát hiện được những đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành theo pháp luật hiện hành thì cơ quan, người tiến hành khám xét phải thu giữ những đồ vật, tài liệu đó và chuyển ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Những đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành như: ma túy, thuốc nổ, chất nổ, vũ khí…, các đồ vật, tài liệu khác bị cấm tàng trữ, lưu hành theo pháp luật hiện hành. Việc thu giữ những đồ vật, tài liệu thuộc loại hàng cấm tàng trữ, lưu hành góp phần ngăn chặn những đồ vật, tài liệu đó gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Ví dụ như trong trường hợp triệt phá đường dây buôn bán ma túy, vũ khí xuyên quốc gia cực lớn. Theo An ninh Thủ Đô - đường dây buôn bán trái phép ma túy, vũ khí vừa bị triệt phá hoạt động xuyên quốc gia, có tính chất chuyên nghiệp. Ngày 29/10/2014, Phòng Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và Công an tỉnh Quảng Ninh vừa khám phá chuyên án buôn bán, vận chuyển trái phép ma túy, bắt 2 đối tượng, thu 20 bánh heroin, 8 khẩu súng và một lượng lớn tiền mặt. Theo tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, sau một thời gian dài điều tra, hồi 13h15 ngày 29/10, tại Km 106+700 Quốc lộ 18A, thuộc khu Đồn Điền, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Ban chuyên án đã phục kích, bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Hải (sinh năm 1976, trú tại Cẩm Phú, Cẩm Phả, Quảng Ninh) đang vận chuyển trái phép 20 bánh heroin. Lực lượng chức năng đã thu giữ 1 khẩu súng K59, 9 viên đạn, 1 xe ô tô Fortuner và 15 triệu đồng. Ngay sau GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 12 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp đó, cơ quan chức năng đã khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Hải, thu giữ thêm 7 khẩu súng, trong đó có 4 khẩu súng bắn đạn ghém, 1 khẩu súng AK, 1 khẩu súng ngắn RG88PTB, 1 khẩu súng dạng côn xoay tự chế, 171 viên đạn 1 gói ma túy tổng hợp, 1 xe ô tô Toyota Camry và 250 triệu đồng. Đồng thời Ban chuyên án đã thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với đồng phạm của Nguyễn Văn Hải là Hoàng Vĩnh Phúc (sinh năm 1965, trú tại khu 7, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái), qua đó thu giữ 2 gói ma túy tổng hợp, gần 1,4 tỉ đồng và 50.000 Nhân dân tệ. Theo đánh giá của Ban chuyên án, đây là đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí xuyên quốc gia đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất chuyên nghiệp. Các lực lượng chức năng đã tiếp tục phối hợp điều tra mở rộng chuyên án.10 Từ vụ án trên cho thấy, việc khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Văn Hải và đồng phạm Hoàng Vĩnh Phúc của Phòng Phòng chống tội phạm ma túy - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và Công an tỉnh Quảng Ninh qua đó đã phát hiện đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí xuyên quốc gia đặc biệt nghiêm trọng, có tính chất chuyên nghiệp. Cho thấy việc áp dụng biện pháp khám xét trong vụ án này đã góp phần quan trọng phát hiện, thu giữ đồ vật, tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành theo pháp luật hiện hành. 1.1.3.3. Phát hiện tội phạm Xuất phát từ hành vi thực hiện tội phạm, người phạm tội dùng nhiều thủ đoạn để che giấu hành vi phạm tội và trốn tránh pháp luật đòi hỏi phải tiến hành khám xét để phát hiện kịp thời công cụ, phương tiện phạm tội, phát hiện những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án để chứng minh tội phạm. Trong một số trường hợp cụ thể, khám xét được tiến hành tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của đối tượng nhằm mục đích phát hiện người đang bị truy nã đang chạy trốn, ẩn nấp. Đây là cơ sở có ý nghĩa cho công tác điều tra vụ án khi tiến hành biện pháp khám xét để kịp thời phát hiện tội phạm, nâng cao hiệu quả của công tác điều tra vụ án hình sự. An ninh Thủ đô, Triệt phá đường dây buôn bán ma túy, vũ khí xuyên quốc gia cực lớn, Bá Chiêm, http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/triet-pha-duong-day-buon-ban-ma-tuy-vu-khi-xuyenquoc-gia-cuc-lon/578640.antd , [truy cập ngày 11/11/2014]. 10 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 13 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Ví dụ như trong trường hợp bắt giữ đối tượng tàng trữ hơn 2kg ma tuý tổng hợp ở tỉnh Phú Thọ. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh đã ra lệnh khám xét nơi ở và bắt khẩn cấp đối với Tô Thị Nguyệt sinh năm 1978, hộ khẩu thường trú tại phường Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ hơn 2kg ma túy tổng hợp. Tô Thị Nguyệt là một mắt xích quan trọng trong chuyên án ma túy MTH 614 được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh xác lập ngày 17/6/2014. Đây là chuyên án đấu tranh với hoạt động mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ do Ngô Minh Nam sinh năm 1980 ở phường Hùng Vương (thị xã Phú Thọ) cầm đầu. Đến thời điểm hiện tại, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh đã khởi tố và bắt tạm giam 41 đối tượng. Khám xét nơi ở của Nguyệt tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Quá trình khám xét lực lượng Công an đã phát hiện và thu giữ 762 gam ma túy đá, 1.194,6 gam ketamin, 600 viên hồng phiến, 750 viên thuốc lắc. Tổng trọng lượng số ma túy tổng hợp bị thu giữ là 2.216 gam. Để che giấu hoạt động mua bán trái phép chất ma túy, Nguyệt đã thuê một cửa hàng tại số 4 ngõ 155 Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội để làm nghề cắt tóc, gội đầu nhưng thực chất không hoạt động mà chỉ để tàng trữ, trao đổi, mua bán ma túy cho các đối tượng tại thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Hiện Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.11 Từ vụ án trên, việc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Phú Thọ khám xét nơi ở Tô Thị Nguyệt đã phát hiện và thu giữ 762 gam ma túy đá, 1.194,6 gam ketamin, 600 viên hồng phiến, 750 viên thuốc lắc mà đối tượng này đã có hành vi che giấu để hoạt động mua bán trái phép chất ma túy. Những tang vật bị thu giữ đó là chứng cứ quan trọng góp phần phát hiện hành vi phạm tội của Tô Thị Nguyệt. Qua đó cho thấy, biện pháp khám xét trong trong vụ án này góp phần phát hiện tội phạm từ những chứng cứ thu thập được sau khi tiến hành biện pháp khám xét. Báo Phú Thọ, bắt giữ đối tượng tàng trữ hơn 2kg ma tuý tổng hợp, Quang Hưng, http://www.baophutho.vn/phap-luat/201409/bat-giu-doi-tuong-tang-tru-hon-2kg-ma-tuy-tong-hop2360489/ , [truy cập ngày 12/11/2014]. 11 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 14 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự 1.2.1. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động khám xét 1.2.1.1. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của công dân, của những người có chức vụ, quyền hạn, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là một trong những nguyên tắc Hiến định, bao trùm nhất được thể hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Trong pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc này được cụ thể hóa trong việc xác lập trật tự, trình tự tiến hành giải quyết vụ án hình sự và đòi hỏi mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được luật quy định chặt chẽ, cụ thể, được mọi công dân, tổ chức chấp hành nghiêm minh. Các cơ quan, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các cơ quan này trong khi tiến hành tố tụng phải tuân thủ theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định. Vì mọi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thể dẫn đến vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Từ góc độ áp dụng biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự thì nguyên tắc này đảm bảo sự kịp thời, hiệu quả đồng thời ngăn chặn các hành vi xâm hại đến các quyền công dân trái pháp luật, ngăn chặn các hành vi nhằm cản trở việc khám xét vi phạm pháp luật tố tụng hình sự. Đồng thời, trong khi tiến hành biện pháp khám xét thì cơ quan, người tiến hành phải nghiêm chỉnh chấp hành nghiêm túc những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục khi tiến hành khám xét. Từ đó, nguyên tắc này tạo nên tính pháp lý, khuôn khổ nghiêm khắc của pháp luật tố tụng hình sự. 1.2.1.2. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền công dân, Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có quy định: “Mọi người đều có quyền được các tòa án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay luật pháp quy định”. Nhà nước của ta vốn là nhà nước của GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 15 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp dân, do dân và vì dân, bản chất nhà nước ta là nhà nước dân chủ. Chính vì lẽ đó mà việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân là một trong những nhiệm vụ cơ bản của pháp luật tố tụng hình sự nói chung và pháp luật về khám xét nói riêng. Nguyên tắc này có tính khái quát cao, các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Đó là quyền bình đẳng trước pháp luật, bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín. Trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân phải được quán triệt trong mọi hoạt động tố tụng hình sự. Cụ thể hóa thì các quyền này được quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Khi tiến hành tố tụng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữ”. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 điều chỉnh mọi hoạt động tố tụng hình sự và trong đó có biện pháp khám xét. Ở góc độ khám xét, áp dụng biện pháp khám xét chỉ khi có những căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật để tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân. Biện pháp khám xét thực tế khi áp dụng sẽ ảnh hưởng đến các quyền cơ bản trên nhưng khi áp dụng biện pháp khám xét buộc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành khám xét trong phạm vi trách nhiệm của mình nhằm tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cần phải thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết khi áp dụng biện pháp khám xét để đồng thời hủy bỏ biện pháp khám xét đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa. Trên tinh thần đó pháp luật tố tụng hình sự đã quy định chặt chẽ về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục khi áp dụng biện pháp khám xét. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 16 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.2.2. Nguyên tắc cụ thể của hoạt động khám xét 1.2.2.1. Nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật Đây là nguyên tắc tuy không được cụ thể hóa thành điều luật trong pháp luật tố tụng hình sự nhưng đây là nguyên tắc được định hình trong khi áp dụng biện pháp khám xét phải tuân thủ. Chỉ được tiến hành khám xét khi có đầy đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Căn cứ để tiến hành khám xét là những tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập thông qua các hoạt động điều tra hoặc bằng các biện pháp khác, các nguồn tin khác. Mà các tài liệu, chứng cứ này phải được kiểm tra, xác minh và bảo đảm tính tin cậy cao. Qua đó, có đủ căn cứ nhận định đối tượng bị khám xét có cơ sở để tiến hành khám xét. Tuân thủ những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền ra lệnh khám xét trong các trường hợp bình thường và không thể trì hoãn được quy định cụ thể và chặt chẽ trong Điều 141 Bộ luật này. Đảm bảo việc tiến hành biện pháp khám xét trên thực tế không lạm dụng quyền hạn, khám xét không đúng thẩm quyền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân khi bị áp dụng biện pháp khám xét. Khi tiến hành khám xét phải tuân theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khám xét các đối tượng cụ thể tại các Điều 142, Điều 143, Điều 144, Điều 145, Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các đối tượng khám xét có trình tự, thủ tục khám xét riêng và phù hợp với đặc điểm của mỗi đối tượng này. Trong quá trình khám xét, những người thi hành lệnh khám xét không được có những hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản của công dân, nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật về hoạt động khám xét. Điều đó góp phần nâng cao hiệu quả khám xét hợp pháp và khách quan. 1.2.2.2. Bảo đảm yêu cầu về nghiệp vụ Hoạt động khám xét phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ là bí mật, bất ngờ. Bí mật, bất ngờ là yếu tố cơ bản để hoạt động khám xét khi tiến hành đạt được mục đích của mình. Do xuất phát hoạt động khám xét mang bản chất là hoạt động điều tra vụ án trong tố tụng hình sự mà yếu tố bí mật, bất ngờ là vô cùng quan trọng. Với mục đích phát hiện kịp thời những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho cho công tác điều tra vụ án hình sự thì yếu tố trên phải được đảm bảo. Khi yêu cầu này được nghiêm chỉnh thực hiện, người phạm tội sẽ không có điều kiện che giấu, tiêu hủy chứng cứ hoặc chạy trốn. Ngoài ra, trong quá trình khám xét Cơ quan điều tra cũng GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 17 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp không được để lộ bí mật phương tiện, biện pháp nghiệp vụ đã được áp dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trước mắt cũng như lâu dài sau này. Cơ quan điều tra phải đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ khi tiến hành khám xét phải thực hiện nghiêm chỉnh và phối hợp một cách hợp lý các yếu tố nghiệp vụ để phát hiện, thu giữ đầy đủ, kịp thời chính xác các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án hoặc truy bắt tội phạm lẩn trốn. 1.2.2.3. Đảm bảo tính khách quan của hoạt động khám xét Khi áp dụng biện pháp khám xét phải đảm bảo tính khách quan của hoạt động khám xét vì biện pháp khám xét thực tế va chạm đến các quyền công dân cơ bản của công dân. Chính vì lẽ đó mà tính khách quan có ý nghĩa góp phần bảo đảm sự hợp pháp của hoạt động khám xét đang áp dụng. Người tiến hành khám xét phải đảm bảo sự vô tư khi tiến hành các hoạt động khám xét. Khi đó những chủ thể có thẩm quyền khám xét không tham gia tiến hành khám xét khi có lý do xác đáng cho rằng họ không vô tư khi thực hiện nhiệm vụ trên. Chủ thể có thẩm quyền áp dụng biện pháp khám xét phải đảm bảo tính công khai, minh bạch khi tiến hành khám xét. Tính công khai, minh bạch của các hoạt động khám xét cụ thể là cần thiết để bảo đảm sự dân chủ của các đối tượng bị khám xét cụ thể. Trong trường hợp tiến hành hoạt động khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nhất thiết phải tiến hành công khai có người chứng kiến, chính quyền địa phương, những người đối tượng cần thiết theo từng hoạt động khám xét cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Bên cạnh đó, người tham gia tiến hành khám xét phải chấp hành theo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về khám xét và thực hiện một cách minh bạch các quy định pháp luật cho phép áp dụng. Các hoạt động khám xét khi tiến hành có sự đảm bảo việc kiểm sát tuân theo pháp luật tố tụng hình sự. Viện kiểm sát kiểm sát việc khám xét tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự góp phần phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền khám xét về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biên bản khám xét và các vấn đề pháp luật có liên quan đến hoạt động khám xét đó để loại trừ các hành vi trái luật của Cơ quan điều tra và các cá nhân tiến hành biện pháp này. Từ đó cho thấy, nguyên tắc bảo đảm tính khách quan của hoạt động khám xét có ý nghĩa mang lại sự dân chủ, công bằng và hợp pháp cho hoạt động khám xét trở GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 18 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp nên hiệu quả và được nâng cao tầm quan trọng trong công tác điều tra vụ án hình sự. 1.2.2.4. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định trách nhiệm này tại Điều 12 Bộ luật này. Có thể nói đây là một đảm bảo pháp lý hết sức quan trọng giúp cho hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành đúng pháp luật. Theo đó, nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật đảm bảo không tiến hành sai đối tượng hoặc bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, việc đảm bảo trách nhiệm ràng buộc đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng góp phần nâng cao trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ và đồng thời tránh các hành vi làm trái pháp luật gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc thực hiện các hoạt động điều tra mà cụ thể là biện pháp khám xét phải đảm bảo tính chính xác, có căn cứ, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng bị khám xét vì các đối tượng này rất dễ bị xâm phạm. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 149 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: “Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khám xét, cơ quan có thẩm quyền và người tiến hành khám xét phải chịu trách nhiệm về những hành vi và quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát sinh vi phạm những quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà Bộ luật hình sự hiện hành có những quy định cụ thể hơn về các tội phạm trong hoạt động tư pháp ở Chương XXII, có thể kể đến như quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ luật hình sự hiện hành: “Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Những quy định này, nhằm GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 19 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền của công dân mà cụ thể ở đây là người bị khám xét. Đối với một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khám xét như đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng phải tuân theo nguyên tắc này. Bên cạnh đó, người có thẩm quyền tiến hành khám xét làm trái pháp luật trong việc khám xét thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù, pháp luật cho phép họ được tiến hành các hoạt động khám xét khi cần thiết nếu có các căn cứ pháp lý nhưng trong trường hợp những người này không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình. Nếu các hành vi làm trái pháp luật chưa cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị xử lý kỉ luật theo các hình thức kỉ luật công chức. Trong trường hợp hành vi làm trái pháp luật cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành. 1.2.2.5. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân bị khám xét Hiến pháp năm 2013 có quy định tại Điều 20 như sau: “Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã coi việc đảm bảo các quyền này của công dân là một nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự vì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân phải được tôn trọng và bảo vệ trong quá trình tố tụng nói chung và khám xét nói riêng cụ thể được quy định tại Điều 7 có đoạn: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật”. Đồng thời, nguyên tắc này không cho phép những người tiến hành khám xét có những việc làm trái pháp luật như: khám xét, thu giữ tài sản một cách trái pháp luật khi tiến hành khám xét, khám xét người mà không có người cùng giới chứng GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 20 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp kiến, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không có đại diện chính quyền địa phương hay người láng giềng chứng kiến và một số quy định khác nhằm đảm bảo nguyên tắc trên. Bên cạnh đó, mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản khi tiến hành hoạt động khám xét của cơ quan có thẩm quyền đều bị xử lý theo pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan. 1.2.2.6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân Đây là quyền cơ bản về quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Quyền bất khả xâm phạm về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được ghi nhận tại Điều 21, Điều 22 của Hiến pháp này. Điều 21 khoản 1 có đoạn quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Điều 22 Hiến pháp năm 2013 có quy định tại khoản 2, khoản 3 như sau: “2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. 3. Việc khám chỗ ở do luật định”. Pháp luật tố tụng hình sự coi việc đảm bảo các quyền này của công dân là một nguyên tắc chỉ đạo của hoạt động tố tụng hình sự và quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”. Theo đó, mọi hoạt động khám xét chỗ ở phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm để kịp thời ngăn chặn tội phạm, phát hiện tội phạm, thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ án nhưng phải đảm bảo tiến hành theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để ngăn ngừa những việc làm tùy tiện của những người tiến hành khám xét xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của công dân. Việc xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái phép người khác ra khỏi chỗ ở của họ…tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 21 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.2.2.7. Đảm bảo người tiến hành khám người không được khám người khác giới và có người cùng giới chứng kiến Khi áp dụng biện pháp khám xét người thì người tiến hành khám người phải nam khám nam, nữ khám nữ và có người cùng giới chứng kiến. Đây là nguyên tắc góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng về thân thể, danh dự và nhân phẩm của người bị khám xét và được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến”. Khi đó hoạt động khám xét người sẽ được tiến hành minh bạch trên cơ sở tôn trọng các quyền về nhân thân cho đối tượng bị khám xét. Đây là nguyên tắc góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp mà công dân được pháp luật thừa nhận. Khi tiến hành khám xét người thì không được khám xét người khác giới và quy định của pháp luật phải có người cùng giới chứng kiến góp phần hạn chế khám xét người trái pháp luật của những người tiến hành khám xét người. Người chứng kiến cùng giới sẽ là quy định cần thiết để giám sát trình tự, thủ tục khám xét người, đúng thuần phong mỹ tục và phù hợp với đạo đức con người Việt Nam. 1.2.2.8. Đảm bảo người tiến hành khám xét không lạm dụng quyền trong hoạt động khám xét Xuất phát từ thẩm quyền ra lệnh khám xét theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đảm bảo người tiến hành khám xét không được lạm dụng quyền hạn của mình gây bất lợi cho đối tượng bị khám xét là nguyên tắc cần thiết. Không được lạm dụng quyền là yếu tố then chốt của của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh, người tiến hành hoạt động khám xét. Để đảm bảo nguyên tắc này, những người tiến hành các hoạt động khám xét phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan. Khi tiến hành khám xét phải tiến hành đúng thẩm quyền ra lệnh khám xét, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động khám xét khi tiến hành trên thực tế. Nguyên tắc này góp phần ngăn ngừa, phòng chống các hành vi lạm dụng quyền hạn của những người có quyền, trách nhiệm tiến hành các hoạt động khám xét trái pháp luật có thể xảy ra trên thực tế. Mặc dù, nguyên tắc này không được thể hiện rõ thành nguyên tắc cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự nhưng có thể thấy đây là nguyên tắc mà khi tiến hành áp dụng biện pháp khám xét phải chú ý đến. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 22 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Khám người 2.1.1. Đối tượng bị khám xét 2.1.1.1. Khám người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp Ta có khái niệm bắt người trong trường hợp khẩn cấp như sau: “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp nhằm ngăn chặn người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ngăn chặn người bị tình nghi thực hiện tội phạm bỏ chốn, tiêu hủy chứng cứ”.12 Vì vậy, khi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp thấy thật sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khám xét người đối tượng trong trường hợp này để phục vụ cho công tác điều tra vụ án hình sự. Từ những đặc điểm của đối tượng trên mà pháp luật quy định người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp là đối tượng áp dụng của biện pháp khám xét người. Đây là quy định hợp lý của pháp luật vì đối tượng này có thể mang trên người các công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu để chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ngăn chặn người tình nghi thực hiện tội phạm tiêu hủy chứng cứ có liên quan đến vụ án. Khám xét người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp nhằm mục đích phát hiện, thu thập kịp thời công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết phạm tội, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc ngăn chặn người đó tiêu hủy chứng cứ có liên quan. Điều đó mang lại ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động điều tra án hình sự khi cần phải thu thập chứng cứ để phục vụ công tác điều tra chứng minh tội phạm. Ví dụ như trong trường hợp ngăn chặn kịp thời một đối tượng mang lựu đạn đi trả thù. Do mâu thuẫn cá nhân trong công việc mà đối tượng Vũ Quang Vĩnh rủ bạn cùng công ty mang theo lựu đạn và dao ra thị trấn Kỳ Anh tìm người trả thù. Khoảng 11h40 ngày 01/01/2012, Công an huyện Kỳ Anh phát hiện, bắt giữ đối tượng Vũ Quang Vĩnh (sinh năm 1974), trú tại Thành phố Việt Trì - Phú Thọ, hiện đang làm Công nhân tại nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, đóng tại xã Kỳ Lợi, 12 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.83. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 23 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Kỳ Anh (Hà Tĩnh) về hành tội sử dụng vũ khí quân dụng trái phép. Qua khám xét người đối tượng lực lượng đã thu giữ 1 quả lựu đạn bằng vỏ sắt, 1 con dao bầu dài khoảng 30cm. Tại Cơ quan điều tra đối tượng Vĩnh khai nhận: do có mâu thuẫn từ trước với anh Trịnh Xuân Tâm (1987), ở xã Kỳ Châu, Kỳ Anh nên Vĩnh đã bàn với bạn, đồng nghiệp cùng công ty tên là Vũ mang theo một quả lựu đạn và một con dao bầu ra thị trấn Kỳ Anh tìm Tâm để trả thù. Trên đường đi thì bị Công an phát hiện và bắt giữ còn đối tượng Vũ đã bỏ trốn thoát khỏi địa phương. Xét thấy đây là vụ việc tính chất nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội phạm “Tàng trử trái phép vũ khí quân dụng”, Công an huyện Kỳ Anh đã lập hồ sơ chuyển đối tượng và tang vật vụ án lên Phòng an ninh điều tra Công an tỉnh để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.13 Từ vụ án trên cho thấy, đối tượng Vĩnh vì mâu thuẫn đã bàn bạc với bạn mang một lựu đạn và một con dao bầu để trả thù. Đây là vụ việc mang tính chất nghiêm trọng rất may là đã bị lực lượng Công an phát hiện, thu giữ ngăn chặn đối tượng Vĩnh và bạn là Vũ thực hiện tội phạm. Lực lượng Công an đã tiến hành biện pháp khám xét người đối tượng đã phát hiện, thu giữ hai loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm trên để xem xét có dấu hiệu của tội phạm để tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, biện pháp khám xét người trong vụ án này là rất cần thiết để chứng minh tội phạm. 2.1.1.2. Khám người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang Ta có khái niệm bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang: “Bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang là bắt người khi người đó đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hay đuổi bắt”.14 Xuất phát từ đặc điểm người bị bắt trong trường hợp này đang thực hiện tội phạm, thực hiện tội phạm xong thì bị phát hiện hay bị đuổi bắt nên sẽ không có đủ thời gian để che giấu hoặc tiêu hủy chứng cứ phạm tội. Vì vậy đây là trường hợp cần phải tiến hành biện pháp khám xét trên đối tượng trong trường hợp này. 13 An ninh thủ đô, Ngăn chặn kịp thời một đối tượng mang lựu đạn đi trả thù, Lê Nguyễn Trần, http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Ngan-chan-kip-thoi-mot-doi-tuong-mang-luu-dan-di-trathu/431611.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di, [truy cập ngày 13/09/2014]. 14 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.85. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 24 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Việc áp dụng biện pháp khám xét người đối với những người phạm tội quả tang nhằm kịp thời thu thập những tài liệu, đồ vật, công cụ, phương tiện phạm tội mà khi thực hiện xong hành vi phạm tội các đối tượng có thể mang theo bên mình để sau đó che giấu hoặc tiêu hủy chúng. Vì lẽ đó, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang cũng có thể là đối tượng của biện pháp khám xét người. Ví dụ như trong trường hợp, cả gan vào trụ sở Công an phường trộm xe máy. Vì muốn kiếm tiền tiêu xài, nên Nguyễn Trọng Vũ đã nảy sinh ý định đi trộm tài sản; tuy nhiên, tên này lại cả gan vào trụ sở Công an phường để trộm xe tay ga. Công an phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã bàn giao đối tượng Nguyễn Trọng Vũ (sinh năm 1978, ngụ đường 442, khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9) cho đội Cảnh sát hình sự, Công an quận, để làm rõ về hành vi “trộm cắp tài sản”. Bước đầu tại cơ quan Công an, Vũ đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Theo đó, vào 8h15 sáng 5/4/2013, Vũ chuẩn bị 1 đoản phá khóa xe hình chữ T rồi đem xe máy đến gửi tại bãi giữ xe tại trung tâm Thể dục Thể thao quận 9 (khu phố 1, phường Tăng Nhơn Phú A). Sau đó Vũ đi bộ, lang thang với mục đích tìm ai để xe máy sơ hở sẽ phá khóa nhằm trộm tài sản bán lấy tiền tiêu xài. Khi đi ngang qua trụ sở Công an phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Vũ phát hiện xe tay ga hiệu Click BKS 59X1- 067.53 của chị N.T.T.T (sinh năm 1991, ngụ phường Long Thạnh Mỹ, quận 9) dựng trước phòng tiếp dân không có người trông coi liền tiến tới lấy đoản phá khóa xe. Chưa kịp dắt xe tẩu thoát, Vũ đã bị anh P.D.T (sinh năm 1986, ngụ phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) phát hiện bắt giữ cùng tang vật giao Công an phường xử lý. Khám xét người Vũ, Công an thu giữ thêm 2 đoản phá khóa khác. Chiếc xe máy đã được trao trả lại cho khổ chủ.15 Từ vụ án trên cho thấy, hành vi trộm cắp tài sản của đối tượng Vũ đã bị anh P.D.T phát hiện và bắt giữ trong trường hợp phạm tội quả tang. Qua việc tiến hành biện pháp khám xét người đối tượng Vũ đã thu giữ thêm hai đoản phá khóa khác là công cụ phạm tội của đối tượng trên. Từ đó, khám xét người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang có ý nghĩa quan trọng trong việc thu giữ tang vật phạm tội phục vụ cho công tác điều tra chứng minh tội phạm. An ninh thủ đô, Cả gan vào trụ sở công an phường trộm xe máy, Anh Phương, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Ca-gan-vao-tru-so-cong-an-phuong-trom-xemay/493801.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di, [truy cập ngày 13/09/2014]. 15 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 25 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 2.1.1.3. Khám người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã Ta có khái niệm người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã như sau: “Người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã là bắt người có hành vi phạm tội đang trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và đã bị các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã”.16 Đối tượng bị bắt trong trường hợp này là đối tượng đã có hành vi phạm tội nhưng đã trốn tránh pháp luật và đang bị truy nã theo quyết định truy nã của các cơ quan có thẩm quyền. Từ đặc điểm đó, người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã cũng là đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp khám xét người theo pháp luật tố tụng hình sự hiện hành. Khám xét người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã trên thực tế nhằm mục đích phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án mà người đang bị truy nã che giấu mang theo người. Bên cạnh đó, khám xét người trong trường hợp này cũng góp phần phát hiện người đang bị truy nã. Việc khám xét người đối tượng này góp phần chứng minh việc phạm tội phục vụ cho công tác điều tra, xét xử. Ví dụ trong trường hợp sau đây, bắt đối tượng truy nã đặc biệt mang theo ma túy đá. Vào lúc 9 giờ ngày 22/6/2014, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, tỉnh Bình Phước đã bắt giữ đối tượng đang bị Công an Nghệ An truy nã về hành vi buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy. Trước đó, trong lúc làm nhiệm vụ, các cán bộ Trạm kiểm soát liên hợp Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư đã phát hiện hành khách xuất cảnh có nhiều dấu hiệu khả nghi. Tiến hành cách ly và bằng các pháp nghiệp vụ đã xác minh đối tượng là một mắt xích quan trọng trong đường dây mua bán ma túy mới được phá trong thời gian gần đây và đang có lệnh truy nã đặc biệt của Công an tỉnh Nghệ An. Đối tượng trên là Bùi Văn Vãng, sinh năm 1970, hộ khẩu thường trú tại xã Minh Hòa, Kinh Môn, Hải Dương, hiện đang tạm trú tại Thị xã Dĩ An, Bình Dương. Khám xét hành lý của đối tượng tại hiện trường, các cán bộ điều tra còn phát hiện và thu giữ 1 gói bột màu trắng, đối tượng khai là ma túy đá và các vật dụng để 16 Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.85. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 26 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp sử dụng ma túy đá. Hiện Đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư đang tiến hành hoàn tất hồ sơ để tiếp tục xử lý theo pháp luật17. Từ vụ án trên, việc khám xét đối tượng Bùi Văn Vãng đang bị Công an Nghệ An truy nã về hành vi buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy phát hiện và thu giữ 1 gói bột màu trắng, đối tượng khai là ma túy đá và các vật dụng để sử dụng ma túy đá. Từ đó cho thấy, khám xét người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã góp phần thu thập chứng cứ có ý nghĩa cho công tác điều tra vụ án hình sự. 2.1.1.4. Khám người trong trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự, do người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án áp dụng tạm thời hạn chế tự do thân thể đối với người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử nhằm đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì bị can, bị cáo có thể là đối tượng bị áp dụng biện pháp khám xét người. Với tính chất đặc điểm của đối tượng bị can, bị cáo là một nhóm đối tượng cần thiết khi tiến hành bắt trong trường hợp này thì cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành khám xét người là hợp lý. Trên thực tế, đối tượng bị khám xét trong trường hợp này đã bị khởi tố hình sự hoặc đã bị đưa ra xét xử, đã mang dấu hiệu tội phạm hoặc đã thực hiện tội phạm đã bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người. Khám xét người bị can, bị cáo trong trường hợp bắt người nhằm thu thập đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án và hạn chế việc tiêu hủy, cất giấu chứng cứ gây khó khăn cho hoạt động điều tra và quá trình xét xử của các cơ quan có thẩm quyền sau này. 2.1.1.5. Những người có mặt nơi khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó đang che giấu những đồ vật, tài liệu cần thu giữ Đối tượng bị khám xét người không phải là người bị bắt như các trường hợp người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Đối tượng bị khám xét này là những người có mặt nơi khám xét khi người có thẩm quyền tiến hành khám xét người có căn cứ cho rằng người đó đang che giấu những Biên phòng, Bắt đối tượng truy nã đặc biệt mang theo ma túy đá, Lâm Anh, http://bienphong.com.vn/baobienphong/news/bat-doi-tuong-truy-na-dac-biet-mang-theo-ma-tuyda/25511.bbp, [truy cập ngày 20/11/2014]. 17 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 27 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp đồ vật, tài liệu cần thu giữ vì những người có mặt tại nơi khám xét là những người tiếp xúc với đối tượng mà những người có thẩm quyền muốn tiến hành khám xét. Họ có thể che giấu những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án mà những người tiến hành khám xét muốn phát hiện, thu giữ phục vụ cho công tác điều tra vụ án hoặc chứng minh việc phạm tội. Từ đó, những người có mặt tại nơi khám xét khi cơ quan tiến hành khám xét cũng có thể là đối tượng bị khám xét khi có căn cứ cho rằng người đó đang che giấu những đồ vật, tài liệu cần thu giữ. Đây là quy định cần thiết và góp phần cho việc thu giữ những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Vì mục đích cuối cùng khi áp dụng biện pháp khám xét người trong trường hợp này là nhằm phát hiện đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án đã bị che giấu. 2.1.2. Căn cứ khám xét người Khám xét là một trong những biện pháp trong hoạt động điều tra của tố tụng hình sự có sự đụng chạm đến các quyền tự do về thân thể, bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nên chỉ được khám xét khi có những căn cứ do pháp luật quy định. Vì lẽ đó, biện pháp khám xét người trong trường hợp này khi tiến hành khám xét khi có các căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cụ thể như sau: “Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án”. Từ quy định đó, căn cứ khám xét người có thể chia thành hai căn cứ như sau: 2.1.2.1. Căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có Việc khám xét người được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có. Tài sản do phạm tội mà có là vật, tiền bạc là đối tượng của tội phạm như tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới... hoặc là vật, tiền bạc do mua bán, trao đổi những thứ ấy mà có. Đồng thời, tài sản do phạm tội mà có cũng có thể là tiền bạc, tài sản được sinh lời từ việc sử dụng tài sản, tiền, bạc vào việc phạm tội hay tài sản, tiền bạc chiếm đoạt được của người khác như trộm cắp tiền của người khác, sau đó gửi ngân hàng, số lãi từ khoản tiền gửi này được coi là tiền bạc do phạm tội mà có; dùng tiền trộm cắp được mua vé số và trúng thưởng, khoản tiền trúng số là tài sản GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 28 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp do phạm tội mà có; mua bán ma túy có được lợi nhuận, dùng lợi nhuận đó mua bất động sản thì bất động sản là tài sản do phạm tội mà có. Căn cứ để tiến hành khám xét trên là những tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra đã thu thập được để có cơ sở nhận định rằng trong người đối tượng bị khám xét có những dấu hiệu theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ nhận định này có thể xác định bằng những nguồn tin do quần chúng nhân dân cung cấp hoặc các nguồn tin do người phạm tội khai. Đây là những nguồn tin quan trọng cho công tác điều tra vụ án hình sự nói chung và góp phần tạo căn cứ cho biện pháp khám xét người nói riêng. Nhưng ngược lại đây là những nguồn tin chưa được xác thực, độ tin cậy không phải là tuyệt đối nên phải kiểm tra kĩ căn cứ trước khi ra lệnh khám xét. Để áp dụng biện pháp khám xét người phải có căn cứ nhận định như trên chứ không phải là sự nghi ngờ, tưởng tượng, suy đoán về khả năng trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có. Nếu chỉ là sự nghi ngờ, tưởng tượng, suy đoán chưa đủ căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có thì không được tiến hành khám xét người. Theo đó, tính nhận định của căn cứ này càng có cơ sở bao nhiêu, thì hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khám xét người càng cao và tránh được sự lạm dụng tùy tiện gây thiệt hại cho các quyền công dân của người bị khám xét. 2.1.2.2. Căn cứ nhận định trong người có đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án Việc khám xét người có thể tiến hành khi có căn cứ nhận định trong người có đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Căn cứ này thể hiện mối quan hệ khách quan giữa đồ vật, tài liệu đến vụ án cần chứng minh. Như vậy, đồ vật, tài liệu này phải có tính liên quan đến vụ án cần chứng minh. Điều này đòi hỏi cơ quan, người có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp khám xét người phải xem xét toàn diện các mối quan hệ có liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, không phải cứ đồ vật, tài liệu nào nghi ngờ có liên quan đến vụ án cũng có thể tiến hành ra lệnh khám xét mà phải thỏa mãn điều kiện cơ quan, người có thẩm quyền phải có các tài liệu, chứng cứ đủ để nhận định trong người đối tượng bị khám xét có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. Tương tự, để áp dụng biện pháp khám xét người phải có căn cứ nhận định như trên chứ không phải là sự nghi ngờ, tưởng tượng, suy đoán. Nếu là sự nghi ngờ, GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 29 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp tưởng tượng, suy đoán chưa đủ căn cứ để nhận định trong người có đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án thì không được tiến hành khám xét người. 2.1.3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét người 2.1.3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp này được áp dụng không chỉ cho biện pháp khám xét người mà còn được áp dụng chung cho các biện pháp khám xét còn lại như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Như vậy, có 4 nhóm chủ thể có quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp này như sau:  Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.  Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.  Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử.  Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Việc pháp luật quy định những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì có quyền khám xét người là hợp lý. Vì đây là những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Chính vì lẽ đó, những người này khi thực hiện nhiệm vụ bắt người trên có thể áp dụng biện pháp khám xét người của bị can, bị cáo khi cần thiết có căn cứ theo pháp luật để phát hiện, thu thập các đồ vật tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 Bộ luật này khi Cơ quan điều tra ra lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Điều đó có nghĩa, Cơ quan điều tra phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khám xét cùng với lệnh khám xét đến Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét phê chuẩn. Qua nghiên cứu và xem xét hồ sơ, tài liệu trên, nếu thấy quyết định ra lệnh khám xét của Cơ quan điều tra là có căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn lệnh khám xét thì GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 30 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp mới có hiệu lực thi hành. Ngược lại, nếu thấy việc khám xét đó không có căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh khám xét của Cơ quan điều tra và lệnh khám xét đó sẽ không được thi hành. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ về thời hạn việc xem xét, phê chuẩn của Viện Kiểm sát đối với lệnh khám xét của Cơ quan điều tra cùng cấp. Từ quy định trên cho thấy, Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có thẩm quyền ra lệnh khám xét. Chính quyền, Công an cấp xã, phường, thị trấn không có quyền ra lệnh khám xét theo pháp luật tố tụng hình sự. Với quy định này thì khi khám xét đối tượng bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì Công an cấp xã, phường, thị trấn cũng không được ra lệnh khám xét người trong trường hợp này. 2.1.3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn Theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp này được áp dụng không chỉ cho biện pháp khám xét người mà còn được áp dụng chung cho các biện pháp khám xét còn lại như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Như vậy có 3 nhóm chủ thể ra lệnh khám xét:  Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.  Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.  Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng. Như vậy, những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét bao gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương. Từ quy định đó, Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn. Chính quyền, Công an cấp xã, phường, thị trấn không có quyền ra lệnh khám xét theo pháp luật tố tụng hình sự. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 31 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Việc pháp luật quy định những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp có quyền ra lệnh khám xét là hợp lý, vì những người bị bắt trong trường hợp này là những đối tượng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nguy hiểm hoặc bị tùy nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ. Chính vì lẽ đó, việc trao quyền khám xét trong trường hợp này cho các chủ thể có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp là cần thiết để phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc các đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm “trường hợp không thể trì hoãn” mà khoản 2 Điều 141 Bộ luật này quy định. Tuy nhiên, trường hợp không thể trì hoãn trong trường hợp này có thể hiểu là trường hợp có căn cứ nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, người đang có lệnh truy nã, nếu không tiến hành khám xét ngay thì những đồ vật, tài liệu đó có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, người đang bị truy nã có thể lẩn trốn hoặc có thể sẽ sử dụng những công cụ, phương tiện đó để tiếp tục phạm tội. Vì tính không thể trì hoãn đó mà lệnh khám xét của những người có thẩm quyền trong trường hợp này được thi hành ngay mà không cần có sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát cùng cấp. Pháp luật tố tụng hình sự cho phép Cơ quan điều tra tiến hành khám xét mà không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành nhưng trong 24 giờ phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật này. Hoạt động kiểm sát việc khám xét được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khi Cơ quan điều tra tiến hành khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn, qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu do Cơ quan điều tra chuyển đến. Nếu Viện kiểm sát thấy việc khám xét là không có căn cứ và không hợp pháp, thì Viện kiểm sát có trách nhiệm yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục hậu quả, đồng thời ra quyết định hủy bỏ kết quả khám xét đó. Bên cạnh đó, việc tiến hành hoạt động điều tra khám xét của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 phải có lệnh khám xét của những người có thẩm quyền tại khoản 1, khoản 2 Điều 141 Bộ luật này đã nêu ở trên. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 32 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 2.1.4. Trình tự, thủ tục khám xét người Trình tự, thủ tục khám xét có thể hiểu là quy trình thực hiện các thủ tục cần thiết để áp dụng biện pháp khám xét theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục khám xét người được quy định tại Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “1. Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám. 2. Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. 3. Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ”. Từ quy định trên, trình tự, thủ tục khám xét người có thể chia thành hai trường hợp như sau: 2.1.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét người theo lệnh Khi bắt đầu khám người, người tiến hành khám xét người phải đọc lệnh khám và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh khám đó. Đây là quy định bắt buộc khi bắt đầu khám xét người đối tượng, quy định như vậy nhằm đảm bảo cho đương sự biết rõ cơ quan, người ra lệnh khám xét và lý do khám xét được quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật này. Bởi vì khi tiến hành khám xét đương sự là đối tượng bị ảnh hưởng đến thân thể, danh dự, uy tín của chính bản thân đương sự, không thể bị khám xét người mà không nắm rõ lý do bị khám xét, cơ quan, người có thẩm quyền nào ra lệnh khám xét đó đối với họ. Bên cạnh đó, cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật này có quy định nhằm đảm bảo cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Đảm bảo đương sự biết rõ quyền của mình để đương sự có thể nắm bắt được những quyền mà đương sự được phép thực hiện trong tiến trình khám xét, cũng như sau khi khám xét kết thúc. Đồng thời đảm bảo đương sự bên cạnh quyền của mình phải thực hiện đúng nghĩa vụ theo pháp luật về tố tụng hình sự để hạn chế các hành vi gây cản trở cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành khám xét người của đương sự. Tương tự, những người có mặt khi tiến hành khám xét đương sự theo pháp luật tố tụng cũng phải được giải thích về quyền và nghĩa vụ của họ. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 33 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Việc pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, người tiến hành khám xét người phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án được xem là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành khám xét người. Đây là quy định thể hiện sự tôn trọng danh dự, nhân phẩm con người của Nhà nước ta. Vì chỉ khi trong trường hợp đương sự từ chối đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án thì mới tiến hành khám xét. Ngược lại, nếu trong trường hợp người bị khám xét tự nguyện đưa ra tất cả các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người tiến hành khám xét thấy là đủ và hợp lý thì không cần phải tiến hành khám xét nữa. Trong trường hợp này để xem xét những đồ vật, tài liệu có đủ hay chưa đủ so với yêu cầu thì yêu cầu cấp thiết là người tiến hành trước khi tiến hành khám xét phải nghiên cứu đầy đủ và cụ thể về những tình tiết liên quan đến việc khám xét để có nhận định đúng, đưa ra quyết định cụ thể cho hợp lý. Khi khám xét người phải tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người bị khám xét, không có hành vi trái pháp luật, trái đạo đức khi khám xét. Khi tiến hành khám xét người phải thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi khám người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến”. Như vậy, người tiến hành khám xét không được khám xét người khác giới. Điều đó có nghĩa là, người tiến hành khám xét là nam giới thì mới được khám xét đối tượng bị khám xét là nam giới. Ngược lại, người tiến hành khám xét là nữ giới thì mới được khám xét đối tượng bị khám xét là nữ giới. Đồng thời khi khám xét người theo quy định trên phải có người cùng giới chứng kiến nếu đối tượng bị khám xét là nam giới thì phải có người chứng kiến cũng là nam giới, ngược lại nếu đối tượng bị khám xét là nữ giới thì phải có người chứng kiến cũng phải là nữ giới. Đây là quy định quan trọng khi áp dụng biện pháp khám xét người, vì biện pháp khám xét này thực tế đụng chạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Khi tiến hành khám xét người phải mời người cùng giới chứng kiến việc khám xét người đó nhằm xác nhận kết quả khám xét hoặc có thể đưa ra ý kiến về việc khám xét. Muốn phát huy tốt vai trò của người chứng kiến cùng giới trong biện pháp này người tiến hành tố tụng có thể chú trọng đến các tiêu chuẩn đảm bảo vai trò của người chứng kiến chứ không phải mời chỉ cho đủ thành phần như sau:  Người chứng kiến là người có năng lực nhận thức và điều khiển được toàn bộ hành vi của bản thân. Nếu một người mắc một trong các bệnh tâm thần hoặc GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 34 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp bệnh khác dẫn đến không còn khả năng nhận thức để điều khiển được hành vi của bản thân thì không thể là người chứng kiến khám xét được.  Là người đã thành niên vì người chưa thành niên do còn hạn chế về trình độ, kiến thức, kinh nghiệm và nhận thức nên ý kiến, xác nhận về việc khám xét của họ sẽ ít có giá trị.  Là người có nhân thân tốt, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nội quy, quy định nơi họ làm việc và sinh sống. Chính tư cách đó đã đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của việc mời họ tham gia chứng kiến. Trên thực tế, chứng minh rằng rất hiếm khi Điều tra viên mời những người có tiền án, tiền sự làm người chứng kiến việc khám xét người.  Là người có nơi cư trú rơ ràng để khi cần các Cơ quan điều tra có thể mời họ đến làm việc. Những tiêu chuẩn trên có thể góp phần phát huy tốt nhất vai trò, tính khách quan của việc khám xét người. Trong quá trình khám xét người cũng như biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nói chung, nếu phát hiện các đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án thì Điều tra viên được quyền tạm giữ đồ vật đó. Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”. Nhưng vấn đề quan trọng được đặt ra là xác định chính xác những đồ vật, tài liệu cần tạm giữ khi tiến hành biện pháp khám xét là rất cần thiết. Việc thu thập kịp thời, đầy đủ vật chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án khi khám xét người cũng như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng có những chứng cứ quan trọng để kết luận vụ án hình sự một cách chính xác, từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu quá trình tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét để lọt vật chứng, tài liệu dẫn đến tình GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 35 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp trạng không đủ chứng cứ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ trong trường hợp sau, ngày 27/7/2011, Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử vụ án cướp giật tài sản đối với bị cáo Lê Tấn Tài. Tuy nhiên, tòa phải hoãn tuyên vì luật sư bào chữa đã chỉ ra một số tình tiết chưa được điều tra chặt chẽ. Theo hồ sơ, trưa 14/2, bà Nguyễn Thị Đáng đang băng qua đường thì bị Tài phóng xe đến giật sợi dây chuyền. Bà Đáng vội túm cổ áo Tài giật mạnh khiến Tài ngã nhào. Nhiều người đã chạy đến hỗ trợ bắt Tài giao Công an. Tài khai mình chỉ là người phát hiện và đuổi theo hai thanh niên giật dây chuyền của bà Đáng. Vì húc vào phía sau xe của hai tên cướp, Tài bị ngã rồi lại bị người dân bắt nhầm giao cơ quan chức năng. Ngược lại, nạn nhân và những người làm chứng đều khẳng định Tài đã ra tay cướp giật. Nạn nhân còn bảo dây chuyền bị cướp là 1,7 chỉ vàng 18K, có giá trị hơn 4,5 triệu đồng. Trong phiên xử vừa qua, luật sư bào chữa cho bị cáo Tài nêu ra các mâu thuẫn. Thứ nhất, biên bản ghi nhận tại hiện trường do Công an xã Thới Tam Thôn lập không hề nói đến tang vật là sợi dây chuyền. Tuy nhiên, sau đó Công an xã lại lập biên bản bắt người phạm tội quả tang ghi nhận tại hiện trường Công an thu giữ một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng. Chiều cùng ngày, Công an xã lại lập một biên bản tạm giữ đồ vật tài liệu là một sợi dây chuyền bằng kim loại màu vàng dài khoảng 35 cm do người bị hại giao nộp. “Như vậy, tại sao hồ sơ thể hiện lúc thì tang vật thu được do bắt quả tang, lúc lại do người bị hại giao nộp. Chưa kể sợi dây chuyền dài khoảng 35 cm thì không thể đeo vừa cổ một người bình thường, nếu đeo được thì người đó sẽ không thể thở...”- luật sư đặt dấu hỏi. Tiếp nữa, Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định sợi dây chuyền trên nhưng chỉ yêu cầu định giá chứ không yêu cầu giám định dây chuyền trên có phải là vàng hay không. Điều lạ hơn nữa là hồ sơ thể hiện Cơ quan điều tra không gửi mẫu vật và Cơ quan giám định chỉ định giá theo phiếu kê khai của người bị hại và xác định dây chuyền trị giá hơn 4,5 triệu đồng. Theo luật sư, việc giám định như trên là không khách quan. Chưa kể, bị cáo khai húc vào xe hai tên cướp bị ngã nhưng Cơ quan điều tra cũng không trưng cầu giám định thiệt hại xe của Tài hay thu thập các chứng cứ khác để xác định có việc này hay không. Nếu đúng là Tài giúp người thì không thể quy kết Tài phạm tội. Sau đó, luật sư đề nghị nếu không đủ chứng cứ kết GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 36 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp tội thì phải tuyên bị cáo vô tội vì nền tố tụng tiến bộ. Cuối phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định hoãn tuyên án vì phải nghiên cứu kỹ phần bào chữa của luật sư.18 Bên cạnh đó, khi khám xét phát hiện những đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Quá trình niêm phong phải được tiến hành công khai, minh bạch các đồ vật, tài liệu mà theo pháp luật tố tụng hình sự là cần thiết phải tiến hành niêm phong. Khi thu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án, người tiến hành khám xét phải lập biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu theo quy định của Điều 145 và Điều 148 Bộ luật này. Biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét phải ghi nhận về thực trạng của đồ vật, tài liệu, mô tả màu sắc, số lượng, kích thước, ghi chép đầy đủ tên, loại, đặc điểm khác của đồ vật, tài liệu đó. Đồng thời biên bản thu giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét này cũng được lập theo các hình thức về biên bản tại Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Sau đó, biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét phải được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ. Khi tiến hành khám xét người kết thúc phải lập biên bản về việc khám xét theo quy định tại Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Khi tiến hành khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm phải lập biên bản theo quy định tại Điều 95 và Điều 125 của Bộ luật này”. Theo đó, biên bản khám xét người phải ghi rõ đối tượng bị khám xét, người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến việc khám xét; ngày, giờ, tháng, năm tiến hành khám xét người; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc khám xét người; diễn biến của việc khám xét; những công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu thu giữ được; thái độ của người bị khám xét và những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ, người chứng kiến. Biên bản khám xét người phải được đọc lại cho đương sự, những người có mặt nghe và cùng ký xác nhận. Pháp luật, Điều tra sơ sài, tòa chưa thể kết tội, Tiến Hiểu, http://plo.vn/toa-an/dieu-tra-so-saitoa-chua-the-ket-toi-390076.html, [ngày truy cập 06/10/2014]. 18 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 37 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Trong trường hợp khám xét người tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nhưng người bị khám xét có yêu cầu lập biên bản, thì người tiến hành khám xét lập biên bản khám xét theo quy định trên. 2.1.4.2. Trình tự, thủ tục khám xét người không cần có lệnh Khi tiến hành khám xét người trong trường hợp không cần có lệnh khám xét cũng phải tiến hành theo quy định nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến được quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật này. Vì khám xét trong trường hợp này mang tính chất cấp bách, không thể trì hoãn trong số những người tiến hành khám không có nữ giới khi tiến hành khám xét đối tượng nữ giới thì có thể trưng dụng cán bộ phụ nữ của chính quyền địa phương hoặc đối tượng nữ giới tại chỗ nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn đã được phân tích ở trên trong trường hợp khám xét người theo lệnh khám xét, nhưng cần hướng dẫn họ cách thức khám xét, đảm bảo yêu cầu đặt ra và pháp luật. Trường hợp khám xét người mà không cần có lệnh được quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ”. Như vậy, có hai trường hợp khám người mà không cần có lệnh như sau:  Trong trường hợp bắt người.  Khi có căn cứ khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ. * Trường hợp 1: Trong trường hợp bắt người Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định 4 trường hợp bắt người: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Trong bốn trường hợp bắt người này, hai trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã không cần có lệnh bắt mà bất cứ người nào cũng có thể bắt và có thể tiến hành biện pháp khám xét người đối với hai đối tượng trên. Đối với hai trường hợp còn lại là bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì người thi hành lệnh bắt có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh. Từ đó cho thấy, hai trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành theo lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được trao quyền khám xét cũng là sự hợp lý với thực tiễn của hoạt GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 38 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp động điều tra vụ án hình sự. Nhưng đối với hai trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang vụ truy nã xuất phát từ tính chất bất cứ người nào cũng có bắt mà quy định những trường hợp này có thể khám xét người mà không cần có lệnh có thể dẫn đến sự lạm dụng việc khám xét người để vi phạm đến quyền tự do thân thể của công dân. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện khám xét người trong hai trường hợp bắt người vừa đã phân tích ở khoản 3 Điều 142 Bộ luật này. * Trường hợp 2: Khi có căn cứ khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ Đối tượng bị khám xét người không phải là người bị bắt như trường hợp thứ nhất và cũng không phải là đối tượng bị khám theo lệnh khám xét tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đối tượng bị khám xét trong trường hợp này là những người có mặt tại nơi khám xét mà những người tiến hành khám xét có căn cứ khẳng định họ giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ như đã phân tích ở đối tượng bị khám xét người ở phần đầu. Để tiến hành khám xét người không cần có lệnh, người tiến hành khám xét phải có căn cứ khẳng định chứ không phải căn cứ nhận định. Điều đó có nghĩa là, người tiến hành khám xét phải biết một cách chắc chắn việc người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ do đã tự mắt nhìn thấy hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật ghi lại sự kiện đó, hoặc người có mặt tại nơi khám xét nhìn thấy và báo lại cho người tiến hành khám xét biết. Căn cứ khẳng định này rất quan trọng để tiến hành các đối tượng trong trường hợp này để tránh người tiến hành tố tụng khám xét những người có mặt tại nơi khám xét theo ý chí chủ quan của mình. Nếu việc áp dụng biện pháp khám xét người mà không cần có lệnh theo các căn cứ không đủ khẳng định, không tìm thấy trong người đối tượng có mặt tại nơi khám xét có đồ vật, tài liệu cần thu giữ, thì người tiến hành khám xét phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình theo pháp luật. Từ đó căn cứ khẳng định này đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải biết một cách chắc chắn và góp phần nâng cao trách nhiệm của người tiến hành khám xét. Từ những phân tích ở hai trường hợp trên, việc quy định khám xét người không cần có lệnh trong hai trường hợp nêu trên là xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm, nhằm đảm bảo việc thu giữ kịp thời các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, không để cho người có đồ vật, tài liệu có thời gian cất giấu hoặc tiêu hủy gây bất lợi cho công tác điều tra vụ án hình sự. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 39 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Khi tiến hành khám xét người kết thúc, người tiến hành khám xét phải lập biên bản về việc khám xét người trong trường hợp này theo quy định tại Điều 95, Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như đã phân tích ở trường hợp khám xét người theo lệnh ở trên. Trong trường hợp tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nhưng người bị khám xét có yêu cầu lập biên bản, thì người tiến hành lập biên bản khám xét theo quy định trên. 2.2. Khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm 2.2.1. Đối tượng bị khám xét 2.2.1.1. Chỗ ở Chỗ ở là nơi một hộ hay một người đang cư trú. Chỗ ở có thể là nhà riêng hoặc buồng, khu vực riêng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh ngiệp đã phân cho cá nhân làm chỗ ở riêng hoặc buồng nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở riêng hoặc là phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền… đang được cá nhân đó sử dụng. Chính vì lẽ đó, chỗ ở được xem là đối tượng bị khám xét theo pháp luật tố tụng hình sự. Trong pháp luật tố tụng hình sự quy định chỗ ở có thể là đối tượng của biện pháp khám xét nhằm phát hiện, thu thập đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà các đối tượng khi thực hiện tội phạm xong hoặc chuẩn bị thực hiện tội phạm có thể cất giấu để phục vụ công tác điều tra chứng minh tội phạm. Trong trường hợp, tóm “đầu nậu” ma túy đá cực lớn, thu tang vật 6 kg ở Bắc Giang. Vào hồi 17 giờ 30 phút ngày 5/8/2014, tại Quốc lộ 1A, đoạn chạy qua thôn Ngọc Sơn, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang), Cục Cảnh sát đường thủy - Bộ Công an phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy - Bộ Công an, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an tỉnh Bắc Giang và Công an huyện Lạng Giang đã bắt quả tang Nguyễn Thị Loan (sinh năm 1980), trú tại thôn Ngươi, xã Dĩnh Kế, Thành phố Bắc Giang về hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy. Lực lượng Công an thu giữ tại chỗ 6 kg ma túy tổng hợp dạng “đá”, 3 điện thoại di động và hơn 3.00 Nhân dân tệ. Cùng ngày, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra lệnh khám xét nhà ở của đối tượng Loan, thu giữ 5 sổ GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 40 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp tiết kiệm trị giá gần 2,2 tỷ đồng, 50 triệu đồng, 8.500 Nhân dân tệ và nhiều tang vật có liên quan. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.19 Từ vụ án trên cho thấy, việc Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra lệnh khám xét nhà đối tượng Loan, khi tiến hành khám xét nhà ở thì đã thu giữ 5 sổ tiết kiệm trị giá gần 2,2 tỷ đồng, 50 triệu đồng, 8.500 Nhân dân tệ và nhiều tang vật có liên quan đến vụ án đang bị điều tra làm rõ. Từ kết quả của việc khám xét chỗ ở này góp phần làm sáng tỏ về hành vi phạm tội của đối tượng Loan. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở là rất cần thiết trong công tác điều tra vụ án hình sự. 2.2.1.2. Chỗ làm việc Chỗ làm việc là phòng hoặc buồng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mà người đó phục vụ công tác hoặc nơi người đó tiến hành các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập. Chỗ làm việc là đối tượng bị khám xét, vì vốn dĩ là nơi tiến hành các hoạt động sản xuất, nghiên cứu, học tập, phục vụ công tác của người bị khám xét. Từ đó, khám xét chỗ làm việc có thể phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người phạm tội đã che giấu. Trong trường hợp, khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai. Theo báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 17/6/2013, Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đông Nam dược Bảo Long tại tầng 10 tòa nhà Tập đoàn Bảo Long (địa chỉ xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Việc khám xét của Cơ quan an ninh có sự chứng kiến của con trai, anh và em trai của ông Nguyễn Hữu Khai. Sau gần 2 giờ, quá trình khám xét kết thúc, cơ quan chức năng đã tiến hành niêm phong và thu giữ nhiều tài liệu nhằm phục vụ công tác điều tra về hành vi vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Hữu Khai.20 An ninh Thủ đô, Tóm “ đầu nậu” ma túy đá cực lớn, thu tang vật 6kg dạng “đá”, cùng nhiều tang vật phạm tội khác, Minh Thúy, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Tom-dau-nauma-tuy-da-cuc-lon-thu-tang-vat-6-kg/564188.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t , [truy cập ngày 06/08/2014]. 20 Sài Gòn giải phóng, Khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai, Nguyễn Quốc, http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2013/6/321244/ , [ngày truy cập 25/06/2014]. 19 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 41 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Từ đó cho thấy, việc khám xét nơi ở và chỗ làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai của Cơ quan An Ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội đã niêm phong và thu giữ nhiều tài liệu phục vụ công tác điều tra. Vì vậy, khám xét chỗ làm việc có vai trò phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người phạm tội đã che giấu cho hành vi phạm tội. 2.2.1.3. Địa điểm Địa điểm là ruộng, vườn, ao, hồ, những khu vực nằm ngoài chỗ ở …nơi có công cụ, phương tiện, đồ vật, tài liệu cần thu giữ hoặc có người bị truy nã đang lẫn trốn. Địa điểm là đối tượng bị khám xét được xem là khá rộng và phức tạp khi áp dụng, vì địa điểm bị khám xét đó phải có liên quan đến người bị khám xét. Tính liên quan đến người bị khám xét là yếu tố quan trọng quyết định có tiến hành khám xét địa điểm đó hay không, đồng thời tránh việc khám xét địa điểm nào đó không mang lại hiệu quả cho công tác điều tra. Vì lẽ đó, khám xét địa điểm nhằm phát hiện công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vât, tài liệu có liên quan đến vụ án. Ví dụ trong vụ án sau, khám xét vườn nhà vợ Bí thư xã, phát hiện xương, tro, hài cốt ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngày 14/3/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đọc lệnh khám xét khu vườn nhà của bà Lê Thị Hường (38 tuổi) tại ấp Liên Sơn xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Hường chính là người đã dùng rựa chém gây thương tích nặng cho vợ chồng anh Nguyễn Chí Hùng (53 tuổi) và Phan Thị Ngọc Nga khi họ được bà Hường gọi điện “mời” đến nhà lấy tiền nợ. Sau đó, bà Hường đã bị Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi tố, bắt giam về hành vi cố ý gây thương tích. Bà Hường còn là nghi can có liên quan đến việc mất tích bí ẩn của bà Dương Thị Thủy Bình Hà (sinh năm 1962, Chủ tịch hội chữ thập đỏ kiêm thủ quỹ xã Kim Long, huyện Châu Đức) ngày 14/5/2012. Sáng 14/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đọc lệnh khám xét nhà trước sự chứng kiến của ông Võ Thành Mỹ (Bí thư Đảng ủy xã Kim Long, huyện Châu Đức), chồng bà Lê Thị Hường. Nhiều Cảnh sát cơ động, giao thông, Công an xã, huyện… cũng đã được điều động để bảo vệ hiện trường, phục vụ cho quá trình các Điều tra viên khám xét khu vườn. Trong quá trình khám xét toàn bộ khu vườn và đào các điểm khả nghi, các cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện một số khúc xương, vài chiếc răng nghi là xương, răng của người. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 42 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Ngoài ra, Cơ quan điều tra còn phát hiện thấy tro, hài cốt ở một hố rác trong vườn. Cơ quan điều tra cho biết sẽ tiến hành giám định những bịch chứa xương, tro, hài cốt vừa phát hiện được để điều tra vụ án mà bà Hường được cho là có liên quan đến việc mất tích của bà Dương Thị Thủy Bình Hà.21 Từ đó cho thấy, việc khám xét địa điểm là vườn nhà vợ Bí thư xã trong trường hợp này Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện một số khúc xương, vài chiếc răng nghi là xương, răng của người và phát hiện thấy tro, hài cốt ở một hố rác trong vườn góp phần quan trọng trong việc điều tra vụ án mất tích của bà Dương Thị Thủy Bình Hà. Qua đó, biện pháp khám xét địa điểm có vai trò phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người phạm tội đã che giấu cho hành vi phạm tội. 2.2.2. Căn cứ khám xét 2.2.2.1. Căn cứ nhận định chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án Như đã phân tích các căn cứ khám xét người ở trên thì căn cứ khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp này cũng tương tự phải là căn cứ nhận định chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. 2.2.2.2. Tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã Căn cứ này áp dụng cho trường hợp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nhằm phát hiện người đang bị truy nã lẩn trốn trong các đối tượng bị khám xét như đang lẩn trốn tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã”. Vì vậy, ngoài căn cứ nhận định chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án đã được phân tích ở trên thì chỉ được tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm khi có căn cứ xác định người đang bị truy nã trốn ở đó. Khi áp Dân Trí, Khám xét vườn nhà vợ Bí thư xã, phát hiện xương, tro, hài cốt, Công Quang, http://dantri.com.vn/phap-luat/kham-xet-vuon-nha-vo-bi-thu-xa-phat-hien-xuong-tro-hai-cot707146.htm , [truy cập ngày 25/10/2014]. 21 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 43 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp dụng biện khám xét này thì cơ quan, người có thẩm quyền phải có các tài liệu, chứng cứ đủ để dự báo khả năng người đang bị truy nã đang trốn tránh tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nhất định, thì khi đó mới có căn cứ áp dụng biện pháp khám xét này. Khả năng dự báo người đang bị truy nã lẩn trốn là hoạt động nghiên cứu, thu thập các nguồn tin là rất quan trọng khi tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo căn cứ này. 2.2.3. Thẩm quyền ra lệnh khám xét Thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo pháp luật tố tụng hình sự được quy định chung cho tất cả biện pháp khám xét tại Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như: khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm. 2.2.3.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp Thẩm quyền khám xét chỗ ở, chỗ làm việc địa điểm trong trường hợp này áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã được phân tích làm rõ ở phần thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp của biện pháp khám xét người. 2.2.3.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn Thẩm quyền khám xét trong trường hợp này áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã được phân tích làm rõ ở phần thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn của biện pháp khám xét người. 2.2.4. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về trình tự, thủ tục khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm như sau: “1. Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được tiến hành theo quy định tại các điều 140, 141 và 142 của Bộ luật này. 2. Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 44 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 3. Không được khám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. 4. Khi khám chỗ làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám chỗ làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. 5. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.” Từ quy định trên cho thấy, việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm phải tuân thủ căn cứ khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm được quy định tại tại Điều 140, đồng thời tuân thủ về thẩm quyền ra lệnh khám xét tại Điều 141 và trình tự, thủ tục được quy định cho việc khám người tại Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng được áp dụng cho việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật này thì trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm có thể được chia làm 2 trường hợp:  Khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong điều kiện bình thường.  Khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn. 2.2.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong điều kiện bình thường Việc tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm trong điều kiện bình thường phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến đã được quy định tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật này. Quy định này có ý nghĩa bảo đảm việc khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ được tiến hành khách quan, phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng, giả danh người có chức trách xâm phạm tài sản của công dân. Từ quy định trên cho thấy, khi tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm nhất thiết phải có mặt đầy đủ bao nhóm đối tượng sau:  Có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ.  Có đại điện chính quyền xã, phường, thị trấn. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 45 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp  Người láng giềng chứng kiến. Chỗ ở và địa điểm khám xét là nơi cất giữ những tài sản của cá nhân, gia đình họ, vì thế sự có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ là cần thiết, những nơi này liên quan trực tiếp đến quyền dân chủ, quyền bất khả xâm phạm của công dân. Sự có mặt của họ khi cơ quan, người tiến hành khám xét đảm bảo sự công bằng, minh bạch vì họ có thể biết lí do bị khám xét, thực hiện những quyền mà họ được phép và đồng thời quan sát tiến trình khám xét để đảm bảo họ không bị vu khống hay những sự việc chủ quan của người tiến hành khám xét có thể gây bất lợi cho họ. Bên cạnh đó, khi khám xét chỗ ở, địa điểm phải có đại diện chính quyền địa xã, phường, thị trấn chứng kiến. Quy định này nhằm mục đích có sự giám sát của chính quyền địa phương đối với biện pháp khám xét trên địa bàn quản lý của mình và có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả khám xét để đảm bảo hoạt động khám xét diễn ra là khách quan. Nhưng theo quy định trên thì chỉ quy định phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn mà không quy định rõ chức danh người được mời đại diện cho chính quyền địa phương khi áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm. Khi khám xét chỗ ở, địa điểm có phải có hai chủ thể được phân tích trên, đồng thời của có sự góp mặt của người láng giềng chứng kiến hoạt động khám xét trong trường hợp này. Người láng giềng trong trường hợp này là người hàng xóm với người bị khám xét chỗ ở, địa điểm. Từ quy định này, người láng giềng chứng kiến hoạt động khám xét nhằm đảm bảo tính minh bạch của biện pháp khám xét trong trường hợp này, vì có đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến việc quy định phải có người láng giềng chứng kiến là cần thiết đảm bảo sự công bằng tránh sự thông đồng về quyền lực của người tiến hành khám xét và đại diện chính quyền địa phương. Nhưng không phải lúc nào mời người láng giềng chứng kiến cũng được thuận lợi vì một số lí do khách quan mà họ thường né tránh và từ chối tham gia chứng kiến. Khi tiến hành khám xét chỗ ở trong điều kiện bình thường thì không được khám xét chỗ ở vào ban đêm theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật này có quy định: “Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”. Như vậy, việc khám xét chỗ ở trong trường hợp này được tiến hành từ sau 6 giờ sáng đến trước 22 giờ cùng ngày. Ngoài khoảng thời gian đó, việc khám xét chỗ ở là bất hợp pháp và không thể tiến hành GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 46 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp biện pháp khám xét chỗ ở trong điều kiện bình thường này. Quy định về thời gian khám xét này góp phần đảm bảo sinh hoạt bình thường của gia đình người bị khám xét và không gây ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh của họ. Việc khám xét chỗ làm việc liên quan trực tiếp quyền bất khả xâm phạm đến chỗ làm việc bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, khi tiến hành biện pháp khám xét chỗ làm việc của một người phải có mặt người đó và phải có đại diện của cơ quan người bị khám xét chỗ làm việc chứng kiến theo quy định tại khoản 4 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Chỗ làm việc của một người bị áp dụng biện pháp khám xét thì nhất thiết phải có mặt của người đó tại nơi làm việc của họ để đảm bảo dân chủ và để biết cơ quan tiến hành, lý do khám xét chỗ làm việc, chứng kiến người tiến hành khám xét. Bên cạnh đó, khi tiến hành khám xét chỗ làm việc phải có đại diện cơ quan đó chứng kiến vì đại diện cơ quan là người lãnh đạo hoặc quản lý đối tượng bị khám xét chỗ làm việc và đồng thời liên quan trực tiếp đến uy tín, lợi ích của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp họ. Sự quy định có sự góp mặt của đại diện cơ quan có chỗ làm việc bị khám xét nhằm để xác nhận quá trình, kết quả khám xét hoặc có thể đưa ra ý kiến về việc khám xét mà họ chứng kiến. Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt tại nơi khám xét không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám xét, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong được quy định tại khoản 5 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Những người có mặt tại nơi khám xét có thể là người được mời tham gia chứng kiến theo pháp luật tố tụng hình sự, những người trong gia đình khi tiến hành khám xét chỗ ở, những người cùng phòng làm việc hoặc một số người đang có mặt tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm đó thì bị khám xét theo pháp luật. Những người này có thể che giấu đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người tiến hành khám xét hướng đến hoặc có thể tiết lộ thông tin về việc khám xét cho các đối tượng khác ở bên ngoài để che giấu tiêu hủy các chứng cứ khác có liên quan và một số hành vi khác gây ảnh hưởng đến việc tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Trong quá trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám xét. Nếu có lí do chính đáng cần tạm thời ra ngoài, cần phải được người tiến hành khám xét đồng ý. Nhưng trong trường hợp này cần quan sát, theo dõi chặt chẽ đối tượng này trước khi cho phép họ rời khỏi nơi khám xét. Những người có mặt nơi đang tiến hành khám xét trong trường hợp này không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 47 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp người khác ngoài khu vực khám xét bằng tất cả các phương tiện giúp liên lạc với nhau nhằm đảm bảo sự hiệu quả, bí mật của việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm phòng ngừa những vi phạm xảy ra, khi tiến hành khám xét cần lưu ý:  Khi khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm phải tôn trọng phong tục, tập quán ở nơi khám xét và đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, tính hiệu quả nhằm phát hiện, thu giữ các công cụ, phương tiện phạm tội, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.  Phải có phương án hợp lý, đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra khi sử dụng các công cụ, phương tiện nghiệp vụ và phải có ý thức đảm bảo tài sản của đối tượng bị khám xét.  Khi phát hiện đồ vật, tài liệu cần thu giữ phải yêu cầu đối tượng có chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm bị khám xét, người chứng kiến cùng xem xét, có chụp ảnh, hoặc có thể vẽ sơ đồ nơi khám xét và thu giữ lại để phục vụ công tác về sau khi có yêu cầu. Trong quá trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nếu phát hiện các đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án thì Điều tra viên được quyền tạm giữ đồ vật đó. Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khi tiến hành khám xét xong phải lập biên bản về việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo quy định tại các Điều 95, Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, biên bản khám xét người phải ghi rõ về địa chỉ chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; ngày, giờ, tháng, năm tiến hành khám xét; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc khám xét; diễn biến của việc khám xét; những công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu thu giữ được; thái độ của người bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm và những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của người có đối tượng bị khám xét, người chứng kiến. Biên bản khám xét người phải được đọc lại cho đương sự, những người có mặt nghe, cùng ký xác nhận. Trong trường hợp tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nhưng người có đối tượng bị khám xét có yêu cầu lập biên bản, thì người tiến hành khám xét phải lập biên bản khám xét theo quy định trên. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 48 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 2.2.4.2. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn Trong trường hợp phải ngăn chặn ngay việc tiêu hủy, cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án mà việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không thể trì hoãn được thì có thể tiến hành biện pháp khám xét trong trường hợp này. Đối với trường hợp khám xét chỗ ở, địa điểm thì trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày thì việc khám xét chỗ ở, địa điểm phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến được quy định tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là quy định cần thiết khi biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm đôi lúc gặp khó khăn vì sự không hợp tác của chính đương sự và người trong gia đình họ mà việc khám xét của cơ quan có thẩm quyền được tiến hành chậm trễ và kéo dài ảnh hưởng đến công tác điều tra vụ án hình sự. Để đảm bảo việc tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm được diễn ra thuận lợi hiệu quả cả khi trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng thì việc tiến hành khám xét vẫn diễn ra khi có mặt của đại diện chính quyền địa phương và hai người láng giềng. Cũng giống như trong trường hợp khám xét chỗ ở, địa điểm trong điều kiện bình thường khi khám xét phải đảm bảo có đại diện chính quyền địa phương và người láng giềng chứng kiến. Nhưng do tính chất việc khám xét chỗ ở, địa điểm trong trường hợp này không có mặt đương sự hoặc người trong gia đình họ nên pháp luật tố tụng trong trường hợp này phải có mặt hai người láng giềng chứng kiến. Sự quy định có mặt hai người láng giềng chứng kiến tạo ra được sự công bằng, minh bạch của việc khám xét diễn ra trên thực tế. Người láng giềng là những người có mối quan hệ khăn khít với đương sự có thể chứng kiến việc khám xét của các cơ quan chức năng khi tiến hành khám xét có khách quan đối với chỗ ở, địa điểm bị khám xét. Việc quy định có hai người láng giềng chứng kiến chỉ góp phần quyền lợi ích của đương sự được đảm bảo khách quan và xác nhận kết quả khám xét đó là hợp pháp. Khi khám chỗ ở vào ban đêm thì phải ghi rõ lý do vào biên bản theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Như vậy việc khám xét chỗ ở có thể tiến hành trong khoảng thời gian từ 22h đến 6 giờ sáng ngày hôm sau vẫn xem là hợp pháp trong trường hợp không thể trì hoãn này. Để đảm bảo việc tiến hành khám xét chỗ ở vào ban đêm được tiến hành khách quan, có mục đích quan GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 49 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp trọng mà không thể không tiến hành ngay trong đêm thì bắt buộc phải ghi rõ lý do khám xét chỗ ở vào biên bản khám xét để cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét lý do khám xét chỗ ở vào ban đêm trên có thật sự là cần thiết và chính xác nhằm đảm bảo lợi ích của người bị khám xét chỗ ở. Trong trường hợp khám chỗ làm việc của một người mà không có mặt của người đó thì phải ghi rõ lý do vào biên bản, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến theo quy định tại khoản 4 Điều 143 Bộ luật này. Xuất phát từ tính chất không thể trì hoãn của việc khám xét chỗ làm việc của một người mà dù người đó không có mặt tại nơi bị khám xét thì cơ quan, người có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành khám xét chỗ làm việc để phục vụ cho công tác điều tra vụ án hình sự. Khi tiến hành khám xét chỗ làm việc trong trường hợp này phải ghi rõ lý do khám xét vào biên bản để cơ quan chức năng xem xét hoặc người không có mặt khi khám xét chỗ làm việc có thể biết lý do bị khám xét đối với họ. Đồng thời để đảm bảo sự khách quan, minh bạch của việc khám xét này nhất thiết phải có đại diện cơ quan người đó làm việc chứng kiến. Bên cạnh đó, khi tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn thì những người có mặt không được tự ý rời bỏ nơi đang bị khám xét, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khám cho đến khi khám xong như đã phân tích ở trên. Trong quá trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn nếu phát hiện các đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án thì Điều tra viên được quyền tạm giữ đồ vật đó. Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khi tiến hành khám xét xong phải lập biên bản về việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp này theo quy định tại các Điều 95, Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 50 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO, HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là biện pháp điều tra vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án, giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền bằng việc phát hiện, thu thập chứng cứ, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Mặc dù khi áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm sẽ hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì lẽ đó, từ căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh, trình tự, thủ tục khi áp dụng từng biện pháp khám xét này đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà việc thực thi biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm còn một số vi phạm, hành vi trái pháp luật không những gây khó khăn cho công tác điều tra vụ án hình sự mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khám xét hoặc đối tượng bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm có liên quan. 3.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý và giải pháp đề xuất hoàn thiện luật 3.1.1. Biện pháp khám xét người 3.1.1.1. Đối tượng bị khám xét * Tồn tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thuật ngữ “đương sự” được nêu ra trong quy định ở các điều luật nhưng không được giải thích rõ và giới hạn bao gồm các chủ thể nào được xem là đương sự trong các trường hợp này. Theo khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khám người như sau: “Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc lệnh khám đó; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám”. Một số điều luật khác của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng đưa ra thuật ngữ “đương sự” như Điều 18 quy định về xét xử công khai: “Việc xét xử của Toà án GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 51 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Khoản 3 Điều 209 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về hỏi bị cáo có quy định: “Kiểm sát viên hỏi về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên toà có quyền đề nghị với chủ toạ phiên toà hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ”. Hoặc các quy định tại khoản 2 Điều 211 của Bộ luật này quy định về hỏi người làm chứng: “Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án.Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng”. Qua các quy định trên thấy rằng, các điều luật không nêu rõ thuật ngữ đương sự bao gồm những chủ thể nào. Tuy nhiên, theo nội dung các điều luật này thì đương sự hoặc có thể là người bị đưa ra xét xử mà việc xét xử công khai sẽ ảnh hưởng đến bí mật của họ hoặc là người bị áp dụng thủ tục khám xét người, bị cáo, người làm chứng. Như vậy, thuật ngữ đương sự được nêu trong các điều luật này là rất rộng sẽ gây khó khăn cho việc xác định đối tượng bị áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể mà thuật ngữ “đương sự” mà điều luật đặt ra. Hậu quả:  Gây khó khăn cho việc áp dụng biện pháp khám xét người theo những quy định của Bộ luật này trong thực tiễn áp dụng.  Các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã đưa ra thuật ngữ “đương sự” trong các điều luật cụ thể không thật sự tương thích với nhau, không bảo đảm tính logic trong toàn bộ quy định của Bộ luật này. Khoản 1 Điều 142 Bộ luật này sử dụng thuật ngữ “đương sự” có thể dẫn đến một số trường hợp sẽ xác định chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của các điều luật này không thật sự tương ứng. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 52 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp * Giải pháp Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 sử dụng thuật ngữ “đương sự ” có thể bao gồm các chủ thể rất rộng để việc đảm bảo việc quy định của pháp luật phù hợp và xác định rõ chủ thể bị áp dụng hơn. Riêng đối với biện pháp khám xét người, người viết kiến nghị thay thuật ngữ “đương sự” tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thành “người bị khám xét”. Như vậy, khoản 1 Điều 142 Bộ luật này kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Khi bắt đầu khám người, phải đọc lệnh khám và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh khám đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nếu người bị khám xét từ chối thì tiến hành khám”. 3.1.1.2. Thẩm quyền ra lệnh khám xét * Tồn tại Thứ nhất, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định trong trường hợp bắt người có thể áp dụng biện pháp khám xét mà không cần có lệnh. Như đã phân tích, trong trường hợp bắt người bao gồm bốn trường hợp bị bắt: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Trong đó, hai trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành theo lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được trao quyền khám xét cũng là sự hợp lý với thực tiễn của hoạt động điều tra vụ án hình sự. Vì trường hợp này những người tiến hành bắt người được tiến hành theo lệnh bắt từ trước nên có thể áp dụng biện pháp khám xét để khám xét người đối tượng này không dẫn đến sự lạm dụng. Nhưng đối với hai trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã thì không cần có lệnh bắt mà bất cứ ai cũng có quyền bắt. Xuất phát từ tính chất là bất cứ người nào cũng có thể bắt mà quy định hai trường hợp này có thể khám xét người mà không cần có lệnh có thể dẫn đến sự lạm dụng việc khám xét người dễ vi phạm đến quyền tự do thân thể của công dân. Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện khám xét trong trường hợp bắt người ở hai trường hợp vừa đã phân tích ở khoản 3 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 53 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Thứ hai, khoản 1 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 Bộ luật này khi Cơ quan điều tra ra lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Điều đó có nghĩa, Cơ quan điều tra phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khám xét cùng với lệnh khám xét đến Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét phê chuẩn. Tuy nhiên, lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Nhưng không quy định rõ thời gian xem xét, phê chuẩn của Viện Kiểm sát đối với lệnh khám xét của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp tại điểm d khoản 1 Điều 80 Bộ luật này. Từ đó, có thể dẫn đến hai trường hợp:  Thứ nhất, tình trạng Cơ quan điều tra có khuynh hướng đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn ngay lệnh khám xét để thi hành. Trong khi Viện kiểm sát lại cần có một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu, xem xét nhằm đảm bảo việc phê chuẩn của mình là chính xác, có căn cứ theo quy định của pháp luật và đảm bảo các quyền bất khả xâm phạm của công dân.  Thứ hai, trong thực tế cũng xảy ra không ít những trường hợp, Kiểm sát viên do thiếu trách nhiệm đã chậm nghiên cứu, xem xét để phê chuẩn dẫn đến làm trì hoãn việc tiến hành các hoạt động khám xét, từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động điều tra tội phạm của Cơ quan điều tra. Thứ ba, khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Việc quy định trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm khám xét xong thì người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Tuy nhiên, Bộ luật này lại không quy định chủ thể có thẩm quyền ra lệnh khám xét phải gửi bất cứ loại tài liệu có liên quan cùng với thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp. Quy định như vậy có phần hạn chế đôi khi Viện kiểm sát không thể GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 54 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát việc áp dụng biện pháp khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn. Hệ quả:  Việc không gửi bất cứ loại tài liệu có liên quan kèm theo thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp dẫn đến việc xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của cuộc khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn đó.  Việc không quy định gửi bất cứ loại tài liệu nào có liên quan có phần hạn chế, Viện kiểm sát không thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm sát đối với biện pháp khám xét của họ. Thứ tư, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đưa ra thuật ngữ “Trường hợp không thể trì hoãn” tại khoản 2 Điều 141 nhưng Bộ luật này lại chưa đưa ra khái niệm pháp lý thế nào là trường hợp không thể trì hoãn và cơ quan có thẩm quyền cũng không có văn bản hướng dẫn về trường hợp này. Trong trường hợp này, lệnh khám xét của những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp được thi hành ngay. Từ đó, có thể dẫn đến sẽ có trường hợp bắt người khẩn cấp những người có quyền bắt có thể tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp khám xét còn lại như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm... được quy định khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mặc dù trong trường hợp bình thường nhưng cơ quan, người có thẩm quyền cho rằng đây là trường hợp không thể trì hoãn. Như vậy, việc xác định trong trường hợp không thể trì hoãn so với trong trường hợp bình thường là rất mong manh do pháp luật tố tụng hình sự chưa định nghĩa rõ. Cơ quan điều tra chỉ xác định trường hợp không thể trì hoãn chỉ dựa vào kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử mà không có một căn cứ pháp lý nào quy định để tạo cơ sở pháp lý vững chắc để áp dụng. Từ đó, thẩm quyền ra lệnh khám xét có thể bị sai phạm, trùng thẩm quyền áp dụng vì xác định trường hợp không thể trì hoãn không chính xác gây khó khăn cho Cơ quan điều tra khi tiến hành biện pháp khám xét người, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Thứ năm, đối với các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra như Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tiến hành GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 55 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp khám xét nhất thiết phải có lệnh khám xét của những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét ở khoản 1, khoản 2 Điều 141 Bộ luật này. Đây là một hạn chế vì có thể gây bất lợi cho công tác thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các cơ quan này phát hiện và cấp thiết phải tiến hành khám xét đối tượng ngay lập tức để tránh tình trạng tiêu hủy chứng cứ có liên quan đến vụ án hình sự. Mà căn cứ theo Pháp lệnh về tổ chức điều tra hình sự năm 2004 tại khoản 1 Điều 4 quy định về nhiệm vụ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra : “Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh này”. Ví dụ như trong trường hợp, theo Hải quan 8 tháng đầu năm 2014, Lực lượng Hải quan đã phát hiện, xử lý 12.101 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 204,1 tỷ đồng. Riêng trong kỳ (từ 16/7 đến 15/8), toàn Ngành phát hiện, xử lý 1.542 vụ vi phạm, trị giá hàng hóa ước tính 18,243 tỷ đồng. Qua thống kê của Tổng cục Hải quan, lực lượng Hải quan đã phát hiện, bắt giữ nhiều hàng cấm. Nổi cộm là động vật hoang dã, ma túy, xăng dầu. Điển hình, ngày 24/7, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc - Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì phối hợp với Cục Hải quan Hải Phòng khám xét lô hàng đóng trong container, phát hiện 56 sọt vảy tê tê. Tổng trọng lượng khoảng 1,4 tấn, trị giá ước tính 10 tỷ đồng. Trong các ngày từ 23 đến 27/7, Cục Hải quan Quảng Ninh phát hiện 3 vụ vận chuyển trái phép 10.240 quả trứng vịt, 800 kg cá quả. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tình 115 triệu đồng. Ngày 10/8, Cục Hải quan Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ 1 đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép 1.984,83 gram ma túy tổng hợp; 4.527,46 gram cocaine được ngụy trang bằng 12 hộp bột Knorr Chicken Powder.22 Theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì khi tiến hành hoạt động điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố 22 Hải quan, 8 tháng, Hải quan xử lý 12.101 vụ vi phạm, Quang http://www.baohaiquan.vn/pages/8-thang-nganh-hai-quan-phat-hien-xu-ly-12-101-vu-vipham.aspx , [truy cập ngày 07/10/2014]. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu Hùng, SVTH: Trương Công Nguyên 56 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp tụng của mình phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Trong các trường hợp phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì có thể tiến hành các biện pháp điều tra trong đó có biện pháp khám xét. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực mình quản lý họ không có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp cấp bách mà phải nhất thiết có lệnh khám xét của các cơ quan, người có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng hình sự, vô tình tạo điều kiện cho người có hành vi phạm tội che giấu hoặc tiêu hủy công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án. * Giải pháp Thứ nhất, theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về khám xét người không cần có lệnh trong trường hợp bắt người đã dẫn đến những vướng mắc trong trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Nhưng theo người viết để đề phòng việc lạm dụng khi áp dụng biện pháp khám xét người mà không cần có lệnh trong hai trường hợp trên, vi phạm quyền tự do thân thể của con người. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ nên quy định cán bộ Công an, cán bộ Quân đội đang làm nhiệm vụ mới có quyền khám xét người bị bắt trong trường hợp quả tang, người đang bị truy nã Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có quyền khám xét người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang trong phạm vi xã họ quản lý hoặc bắt người đang bị truy nã đang ẩn nấp ở địa phương quản lý của họ. Thứ hai, để đảm bảo việc tiến hành khám xét của Cơ quan điều tra các cấp trong trường hợp tại điểm d Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được tiến hành hiệu quả và bên cạnh đó chức năng kiểm sát của Viện kiểm sát được đảm bảo thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 141 như sau: “Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Trong thời hạn 12 giờ, lệnh khám xét của những người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”. Thứ ba, để tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện tốt, có hiệu quả chức năng kiểm sát việc ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn, Bộ luật tố tụng hình sự cần sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 141 như sau: “Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét.Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 57 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp lệnh khám phải thông báo bằng văn bản và gửi các tài liệu có liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Thứ tư, để đảm bảo khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được áp dụng hiệu quả và mang tính chất pháp lý đối với lệnh khám xét của những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp. Người viết kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung thêm quy định mang tính chất định nghĩa về “trường hợp không thể trì hoãn” tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra khi ra lệnh khám xét áp dụng biện pháp khám xét người cũng như biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Thứ năm, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động điều tra khám xét đối với những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình. Nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại Điều 141 về thẩm quyền ra lệnh khám xét cần xem xét, mở rộng thẩm quyền ra lệnh khám xét cho các cơ quan Điều 111 của Bộ luật này có thẩm quyền khám xét trong trường hợp cần thiết không thể trì hoãn để theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật này tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho công tác điều tra tránh tình trạng che giấu, tiêu hủy chứng cứ có liên quan đến vụ án. 3.1.1.3. Trình tự, thủ tục khám xét * Tồn tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến”. Như vậy, trong trường hợp cần thiết mới niêm phong đồ vật, tài liệu đây có thể là một khe hở của pháp luật. Bởi vô hình chung, tài sản, đồ vật, vật chứng, bao gồm trong đó có tài sản, giấy tờ là tư vật của đương sự không liên quan đến việc phạm tội nhưng không được niêm phong chỉ lập biên bản tạm giữ nhưng việc này không đảm bảo chắc chắn sau này đồ vật, tài liệu, vật chứng còn nguyên vẹn. Đã xảy ra nhiều vụ án tài sản, đồ vật là tư vật của của người bị khám xét bị thất lạc, mất mát gây khó khăn cho công tác điều tra. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 58 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp * Giải pháp Để đảm bảo việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được hoàn thiện hơn. Người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 145 về tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét như sau: “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét phải được niêm phong, tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến. Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”. 3.1.2. Biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm 3.1.2.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét * Tồn tại Về thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được quy định tại Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng xuất hiện những tồn tại như đã phân tích làm rõ ở tồn tại thứ hai, thứ ba, thứ tư ở phần phân tích của mục 3.1.1.2 thẩm quyền ra lệnh khám xét người. * Giải pháp Để nâng cao, hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền ra lệnh khám xét, người viết đã đưa ra đề xuất ý kiến ở giải pháp thứ hai, thứ ba, thứ tư của mục 3.1.1.2 về thẩm quyền ra lệnh khám xét người. 3.1.2.2. Trình tự, thủ tục khám xét * Tồn tại Thứ nhất, khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “trong trường hợp đương sự, và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. Theo quy định này đã đưa ra yếu tố “lâu ngày” nhưng không có văn bản hướng dẫn về việc đi vắng bao nhiêu ngày mới được xem là “lâu ngày”. Đây là yếu tố quan trọng để xác định có thể áp dụng GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 59 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm của một người khi việc khám xét này không thể trì hoãn. Như vậy, trong trường hợp này không thể mập mờ trong yếu tố xác định “lâu ngày” vì đều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm. Thứ hai, khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến”. Người láng giềng được hiểu là người hàng xóm nên đôi lúc khi tiến hành biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm Cơ quan điều tra phải mời người hàng xóm làm người chứng kiến nhưng do họ thường né tránh và từ chối buộc Điều tra viên phải mời tổ Trưởng dân phố hoặc Trưởng thôn, xóm chứng kiến dù biết rằng có nhiều trường hợp Trưởng thôn, xóm hoặc tổ Trưởng dân phố không phải là người láng giềng của người bị khám xét chỗ ở, địa điểm. Việc làm này là chưa đúng với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành nhưng do người láng giềng từ chối hay né tránh làm người chứng kiến nên có thể dẫn đến việc mời Trưởng thôn, xóm hoặc tổ Trưởng tổ dân phố. Thứ ba, theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. Như vậy, thuật ngữ “đương sự” được sử dụng có thể khó khăn cho việc xác định đối tượng bị áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể mà thuật ngữ “đương sự” mà điều luật khác của Bộ luật này đã quy định như đã phân tích ở mục 3.1.1.1 về đối tượng bị khám xét của biện pháp khám xét người. * Giải pháp Thứ nhất, để tạo điều kiện cho việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được cụ thể, rõ ràng hơn. Người viết kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung, hướng dẫn quy định về khoảng thời gian hợp lý với biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm để xem xét yếu tố “lâu ngày” được quy định ở Điều luật nói trên. Thứ hai, để tháo gỡ những khó khăn và tránh vi phạm pháp luật khi Cơ quan điều tra, người tiến hành biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm theo người viết nên GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 60 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp sửa đổi cụm từ “người láng giềng” tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thành cụm từ “người cùng thôn, xóm hoặc tổ dân phố”. Vậy khoản 2 Điều 143 Bộ luật này như sau: “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người cùng thôn, xóm hoặc tổ dân phố chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. Thứ ba, để đảm bảo việc quy định của pháp luật phù hợp và xác định rõ chủ thể bị áp dụng theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật này, người viết kiến nghị thay thuật ngữ “đương sự” tại khoản 2 Điều 143 thành “người bị khám chỗ ở, địa điểm”. Như vậy, khoản 2 Điều 143 kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp người bị khám chỗ ở, địa điểm và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. 3.2. Những tồn tại trong thực tiễn áp dụng và giải pháp đề xuất 3.2.1. Về việc áp dụng biện pháp khám xét người 3.2.1.1. Tồn tại Thứ nhất, biện pháp khám xét người là biện pháp điều tra được thực hiện bằng việc lục soát, tìm kiếm trong người, trong quần áo đang mặc và đồ vật hoặc các tài sản khác mang theo người nhằm phát hiện, thu thập những đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Nhưng theo pháp luật tố tụng hình sự thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Như vậy, thực tế khi khám xét đối với trường hợp người chuyển giới tính từ nam thành nữ hoặc từ nữ thành nam, nhưng trong giấy tờ nhân thân vẫn ghi giới tính cũ thì xử lý thế nào mặc dù người chuyển giới là một nhóm người có số lượng không nhiều trong xã hội. Mặc dù theo pháp luật nước ta chưa công nhận giới tính sau khi chuyển giới. Tuy nhiên, xã hội phát triển dẫn đến tình trạng người chuyển giới ngày càng nhiều nhưng quan điểm về tình trạng này còn khác nhau về quan điểm, suy cho cùng quyền lợi chính đáng của người chuyển giới cũng rất cần được Nhà nước và xã hội quan tâm một cách đúng mực, nếu không được quan tâm đến quyền lợi chính đáng có thể dẫn đến việc GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 61 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp nhiều người phải sống tủi nhục trong sự kỳ thị của xã hội và chính gia đình họ. Rõ ràng, nếu để người khám xét và người chứng kiến đều là người cùng giới với giới tính cũ của họ thì sẽ xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét đã chuyển đổi giới tính, còn nếu người khám xét và người chứng kiến là người cùng giới với giới tính hiện tại thì cũng “bất ổn” khi ghi vào biên bản khám xét. Khi áp dụng các biện pháp khám xét người đối tượng người chuyển giới sẽ có một số khó khăn nhất định khi áp dụng pháp luật về khám xét người trên thực tế và có thể xâm phạm danh dự, nhân phẩm và quyền tự do của đối tượng này đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền cần có sự quan tâm bằng các biện pháp hợp lý về đối tượng này. Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định về căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét người đã tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra thuận lợi trong quá trình điều tra vụ án hình sự. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét người gặp một số hạn chế, đặc biệt là tình trạng khám xét người trái pháp luật, không có căn cứ pháp luật, không đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc áp dụng biện pháp khám xét người vẫn còn phổ biến. Trường hợp, tổ chức khám ngực phụ nữ trái luật ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Việc một người dân kiện thiếu tá Công an vì tổ chức khám ngực phụ nữ trái luật năm 2012 đã cho thấy một số người nắm trong tay quyền thực thi luật đã làm trái thẩm quyền của mình. Người bị kiện là thiếu tá Võ Văn Thái, nguyên đội Phó Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an huyện Tuy An, Phú Yên. Theo thông tin trên tờ Tuổi Trẻ, đơn khởi kiện của chị Trần Thị Tố Loan (24 tuổi, ở xã An Cư, huyện Tuy An) trình bày sự việc: ngày 27/10/2012, chị cùng ba người phụ nữ đến xã An Nghiệp để mua phân bò về phơi bán. Tại đây, một phụ nữ tên H. cùng một số người khác đã xô xát với bốn chị em chị Loan vì mâu thuẫn trong khi mua bán. Bốn chị em chị Loan được đưa về trụ sở Công an huyện Tuy An để Công an ghi lời khai. Hơn 23h ngày 27/10/2012, trong khi chị đang được ghi lời khai, thiếu tá Võ Văn Thái đi cùng bà H. vào phòng. Ông Thái yêu cầu chị Loan đứng úp mặt vào tường, kéo áo lên để bà H. khám ngực trước mặt ông Thái và nam Công an ghi lời khai. Chị Loan hỏi lý do, ông Thái không trả lời. Sau này chị Loan được nghe nói là do bà H. tố cáo chị giật dây chuyền của bà giấu vào trong áo ngực nên ông Thái cho bà H. khám chị. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 62 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Công an tỉnh Phú Yên sau đó cho biết đã chỉ đạo Công an huyện Tuy An xử lý kỷ luật ông Thái bằng hình thức khiển trách, miễn nhiệm Điều tra viên, điều chuyển sang bộ phận công tác khác. Cơ quan này đồng thời khẳng định, việc khám xét người chị Loan là sai quy định pháp luật theo Điều 142, Điều 148 Bộ luật tố tụng hình sự.23 Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể tại Điều 142 thì khi tiến hành khám xét người thì nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. Nhưng trong trường hợp khám xét chị Loan trước mặt ông Thái và một Công an nam ghi lời khai là không đúng quy định của pháp luật. Điều đó dẫn đến người bị khám xét trong vụ việc này cụ thể là chị Loan đã bị xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp về danh dự, nhân phẩm của mình khi bị khám xét ngực trước mặt nam giới. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng khám xét người trái pháp luật như trường hợp trên, cụ thể một phần là do nhận thức của người có quyền hạn, trách nhiệm trong việc tiến hành khám xét người còn một số hạn chế dẫn đến khám xét người không đúng theo quy định của pháp luật. Tình trạng khám xét người sai thủ tục, không có căn cứ vẫn còn tồn tại trên thực tế. Do trình độ nghiệp vụ không đồng điều, Điều tra viên, những người thực hiện tiến hành khám xét không nắm vững, đầy đủ các kiến thức cần thiết mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ chủ thể áp dụng biện pháp khám xét người do muốn thể hiện bản thân hay quyền lực của mình đã bộc lộ sự lạm quyền thi tiến hành nhiệm vụ điều tra. 3.2.1.2. Giải pháp Thứ nhất, trong trường hợp này khám xét người đối tượng chuyển đổi giới tính trên thực tế thì theo người viết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chú trọng đến đối tượng người chuyển giới mà đây là vấn đề đem lại nhiều sự quan tâm trong xã hội khi áp dụng biện pháp khám xét người. Vì lẽ đó, theo người viết cần có các hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ khi khám xét người đối với các đối tượng người chuyển đổi giới tính theo hướng vận dụng linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể theo hướng như sau: người khám xét và người chứng kiến cần là người cùng giới 23 Báo mới, Khám ngực trái luật và nhiều vụ khám xét, bắt giữ tất",http://www.baomoi.com/Kham-nguc-trai-luat-va-nhieu-vu-kham-xet-bat-giu-khuattat/58/13709250.epi, [truy cập ngày 24/09/2014]. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu "khuất SVTH: Trương Công Nguyên 63 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp với giới tính của họ sau khi đã phẫu thuật chuyển giới. Song song đó, cơ quan có thẩm quyền cần bồi dưỡng kiến thức về nhóm đối tượng người chuyển đổi giới tính, nâng cao tinh thần đạo đức không có thái độ kì thị đối với đối tượng này khi áp dụng biện pháp khám xét người trên thực tế. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cần có các biện pháp xem sự vận dụng việc khám xét trong trường hợp này là không vi phạm pháp luật tố tụng hình sự. Vì hiện nay, pháp luật nước ta chưa công nhận đối tượng người chuyển đổi giới tính nên việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về đối tượng này sẽ gặp không ít những vướng mắc. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội đã đạt đến trình độ phát triển nhất định để tạo tính khách quan về nhu cầu chuyển đổi giới tính thì buộc lòng cơ quan có thẩm quyền phải tính đến quyền lợi của các nhóm người chuyển đổi giới tính mà đã ít được sự quan tâm, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Thứ hai, đứng trước những yêu cầu của giai đoạn hiện tại, bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động điều tra cũng nhưng cụ thể là biện pháp khám xét trong đó có khám xét người thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm tiến hành biện pháp khám xét trong sạch, giỏi về nghiệp vụ và có đạo đức tinh thần trách nhiệm là vô cùng quan trọng. Năng lực, trình độ chuyên môn của những chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong việc áp dụng biện pháp khám xét người có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tính hiệu quả của biện pháp điều tra này. Như đã trình bày, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong việc áp dụng biện pháp khám xét người là do hạn chế về trình độ nghiệp vụ, nhận thức trách nhiệm và pháp luật của một bộ phận chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm trong việc áp dụng, tiến hành biện pháp này vẫn chưa được đề cao, vẫn còn tình trạng lạm dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị khám xét người. Để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khám xét người cũng như khắc phục những tình trạng khám xét người không có căn cứ, không đúng trình tự, thủ tục… người viết có thể đưa ra một số giải pháp kiến nghị sau:  Thứ nhất, mở các khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức trong sạch, khiêm tốn, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ áp dụng, tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp khám xét còn lại. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo về kỉ năng và nghiệp vụ khi áp dụng biện pháp khám xét người phù hợp với tình hình hiện nay và thời gian tới. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 64 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp  Thứ hai, cần nâng cao các chế tài thích đáng đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về biện pháp khám xét người. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng phù hợp cho những chủ thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp điều tra khác để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tiến hành. 3.2.2. Về việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm 3.2.2.1. Tồn tại Thứ nhất, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại khoản 2 Điều 143: “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. Quy định việc mời đại diện chính quyền địa phương chứng kiến tham dự khi khám xét chỗ ở, địa điểm nhằm xác nhận nội dung, trình tự tiến hành cũng như kết quả của việc khám xét để đảm bảo cho các hoạt động khám xét này được tiến hành khách quan. Nhưng trong một số trường hợp, người tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm đã mời Trưởng hoặc Phó Công an xã, phường, thị trấn nơi người bị khám xét chỗ ở, địa điểm chứng kiến. Từ đó có thể dẫn đến hai quan điểm khác nhau về vấn đề này như sau:  Thứ nhất, người đại diện chính quyền địa phương là do chính quyền địa phương đó phân công có thể là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hoặc cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nên Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn không thể đại diện cho chính quyền phường chứng kiến một số hoạt động của Cơ quan điều tra trong đó có biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm. Việc mời Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn đại diện cho chính quyền địa phương chứng kiến trong một số hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm là chưa đúng pháp luật.  Thứ hai, việc mời người đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm gặp khó khăn hơn mời Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an phường, xã, thị trấn vì mất nhiều thời gian khi đó sẽ không đảm bảo tính bí mật của hoạt động khám xét này nói riêng và hoạt động điều tra nói chung. Trong khi đó, Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an phường là người cùng ngành, cùng có nhiệm vụ chung là trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, theo GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 65 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp dõi quản lí công dân của xã, phường, thị trấn về lĩnh vực an ninh trật tự và còn có thể hỗ trợ người tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm giải quyết các vấn đề phát sinh khi tiến hành các hoạt động khám xét trên như trực tiếp giải quyết việc người trong gia đình người bị khám xét chỗ ở, địa điểm cản trở khi tiến hành biện pháp điều tra này. Vì vậy, trong thực tế có nhiều hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm người có thẩm quyền tiến hành đã mời Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn tham gia chứng kiến mặc dù luật có quy định phải mời người đại diện chính quyền địa phương. Từ hai quan điểm khác nhau về việc mời đại diện chính quyền địa phương chứng kiến về hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm đang xảy ra trên thực tế sẽ gây ảnh hướng đến hoạt động của biện pháp này không đồng nhất trong việc áp dụng quy định về vấn đề này. Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định cụ thể căn cứ áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thẩm quyền ra lệnh khám xét. Nhưng trên thực tế, vẫn còn không ít những trường hợp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không có căn cứ, không đúng thẩm quyền theo pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây mất uy tín về cơ quan nhà nước. Trong trường hợp, Công an xã khám xét khi vắng chủ nhà ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Chủ nhà tố cáo bị mất tài sản và Công an xã xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của công dân. Mới đây, Đảng ủy xã Thông Bình, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) có công văn gửi Đảng ủy và lãnh đạo Công an huyện Tân Hồng về việc ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ tại địa phương) không đồng tình với trả lời của Uỷ ban nhân dân xã về việc ông bị mất tài sản vì Công an vô cớ vào nhà lục soát khi ông vắng nhà, khám nhà không cần lệnh. Theo ông Dũng, nhà ông chỉ có hai cha con. Chiều 2/1/2013, ông khép hờ cửa nhà rồi chở cha đi bệnh viện. Đang ở bệnh viện, ông nhận tin Công an xã vào khám xét nhà. “Tôi lập tức chạy về thì gặp mấy anh Công an xã đi xuống cầu thang. Vào nhà thì thấy cửa bị mở, đồ đạc bị xới tung. Một chỉ vàng để dành và 40 triệu đồng tôi vừa mượn của người quen để trong cái cặp treo ở đầu giường ngủ bị mất” anh Dũng kể. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 66 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Chị Nguyễn Thị L., sống cạnh nhà ông Dũng, kể: “Lúc đó, tôi đến hỏi ông Phan Thành Đô (Trưởng Công an xã Thông Bình) tại sao các ông vào lục soát nhà khi không có chủ?Ông Đô trả lời tìm bắt tội phạm. Lục một hồi thì mấy ổng ra xe về. Ở đây có nhiều người thấy lắm”. Sau khi sự việc xảy ra, ông Dũng làm đơn tố cáo gửi Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Thông Bình và nhiều cơ quan khác. Không điều tra đã kết luận là vu khống, ngày 13-3, Uỷ ban nhân dân xã Thông Bình có công văn trả lời cho ông Dũng, xác nhận: Ông Phan Thành Đô (Trưởng Công an xã Thông Bình) có uống rượu và trực tiếp chỉ huy ông Nguyễn Văn Thanh (công an viên) và ông Nguyễn Văn Châu (Đội trưởng Đội Dân phòng ấp Thị) vào nhà ông Dũng khi không có ai ở trong nhà. Đây là hành vi không đúng pháp luật. Riêng việc ông Dũng tố cáo Công an lục soát đồ đạc, làm mất số tài sản trên là không đủ cơ sở, có dấu hiệu vu khống. Không đồng tình, ông Dũng tiếp tục tố cáo đến các cơ quan tố tụng huyện Tân Hồng. Ngày 16/5, ông Phạm Việt Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Thông Bình, cho biết đã kiến nghị Công an huyện phối hợp làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, đến nay thì Công an huyện cũng chưa cử người xuống xác minh nên chưa thể kỷ luật những công an vi phạm. Cùng ngày, Đại tá Dương Văn Thanh, Trưởng Công an huyện Tân Hồng, cho hay đã chỉ đạo chuyển đơn của ông Dũng về Đảng ủy xã Thông Bình giải quyết vì những Công an trên là cán bộ, đảng viên thuộc Đảng ủy xã quản lý.24 Trong trường hợp nêu trên, việc ông Phan Thành Đô, Trưởng Công an xã Thông Bình khám xét nhà ông Nguyễn Văn Dũng là trái quy định của pháp luật. Cụ thể tại các Điều 141, Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra lệnh khám xét. Việc khám xét chỗ ở khi có căn cứ chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án, việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. Thẩm quyền ra lệnh khám xét là của các cơ quan tiến hành tố tụng tại khoản 1 Điều 80 và khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Như vậy, dù có lý do tìm bắt tội phạm nhưng Công an xã không là cơ quan tố tụng nên không có thẩm quyền khám xét, ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân, vì thế việc khám xét chỗ ở trong trường hợp này là trái pháp luật dù pháp luật đã quy định một cách cụ thể. Pháp luật, Công an xã khám xét khi vắng chủ nhà, Vĩnh Sơn, http://plo.vn/xa-hoi/cong-an-xa-kham-xet-khi-vang-chu-nha-2907.html, [truy cập ngày 24/9/2014]. 24 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 67 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Xuất phát từ đặc điểm biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là một trong những hoạt động điều tra vụ án hình sự. Vì lẽ đó, việc áp dụng biện pháp này sẽ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ về quyền và lợi ích của công dân đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh vì nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động bình thường của doanh nghiệp, uy tín thương hiệu... hoặc dẫn đến tình trang bên vực phá sản. Thực tế đã chứng minh trog trường hợp vụ việc khám xét nhà gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đưng trên bờ vực phá sản ở Khánh Hòa. Khánh Hòa: Bị đẩy đến đường cùng, doanh nghiệp gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an. Chỉ vì nghi vấn hai Công ty Kinh doanh viễn thông trái phép mà Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Khánh Hoà - tiến hành khám xét khẩn cấp. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn điều tra nhưng cơ quan này vẫn chưa đưa ra được kết luận điều tra. Điều này khiến 2 công ty đang đứng trước bờ vực phá sản. Theo đơn tố cáo gửi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hoà, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà, Bộ Công an của ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn xây dựng V.M, ông Nguyễn Văn Thông – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ 289: khoảng 6 giờ sáng ngày 13/5/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Khánh Hoà huy động gần 100 người cùng nhiều xe ô-tô đến khám xét số nhà 289 Lê Hồng Phong (Thành phố Nha Trang) theo lệnh khám xét khẩn cấp số 17/PC46. Cơ quan điều tra đã tạm giữ toàn bộ giấy tờ, con dấu cùng tài sản của hai công ty cùng nhiều tài sản cá nhân khác. Trong quá trình thực hiện lệnh khám xét, các ông Minh, Thông không được thông báo Quyết định khởi tố vụ án, ngay khi khám xét xong cũng không được nhận biên bản khám xét. Lệnh khám xét khẩn cấp chỉ được Điều tra viên đọc cho riêng ông Minh trên tầng 4 mà không có bất kỳ ai chứng kiến. Ngoài ra ông Minh còn bị lực lượng Công an áp giải đến số nhà 245 Lê Hồng Phong để khám xét. Điều đáng nói là trong Lệnh khám xét mà ông Minh được nghe không nhắc đến ngôi nhà này. Ngay sau đó, ông Minh và ông Thông đã liên tục có đơn khiếu nại gửi Công an tỉnh Khánh Hoà đề nghị làm rõ căn cứ khám xét khẩn cấp, đề nghị Cơ quan điều tra trả lại tài sản, con dấu, không phong toả tài sản công ty và cá nhân, trả lời rõ xem các ông có vi phạm pháp luật hay không?. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay đã quá hai tháng, Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn không đưa ra được kết luận điều tra và đương nhiên tài khoản của công ty và các cá nhân vẫn bị phong tỏa, rất nhiều tài GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 68 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp sản, con dấu vẫn bị thu giữ. Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ trả lời một cách chung chung là việc khám xét là đúng, vụ việc vẫn đang được điều tra.25 Từ vụ việc cho thấy những vi phạm khi tiến hành biện pháp khám xét khẩn cấp trong trường hợp này: khám xét xong không lập biên bản, lệnh khám xét khẩn cấp được đọc riêng không ai chứng kiến, địa điểm nhà bị khám xét không có trong lệnh khám xét nhà khẩn cấp. Cho thấy mặc dù pháp luật đã quy định trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở nhưng thực tế áp dụng không ít những chủ thể có quyền và nghĩa vụ áp dụng sai phạm khi tiến hành. 3.2.2.2. Giải pháp Thứ nhất, để đảm bảo việc tiến hành mời đại diện chính quyền địa phương chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được tiến hành thống nhất quan điểm áp dụng trên thực tế. Theo người viết, cần đề ra phương hướng linh hoạt và thống nhất trong việc mời đại diện chính quyền phương tham gia chứng kiến hoạt động khám xét này để góp phần nâng cao hiệu quả của quy định pháp luật trên thực tế tạo tính minh bạch, hợp pháp của biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm. Mở các khóa tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cơ quan, người có quyền và trách nhiệm tiến hành biện pháp điều tra khám xét chỗ ở, địa điểm theo hướng vận dụng linh hoạt việc mời đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến có thể mời Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hoặc cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc trong trường hợp cần thiết có thể Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn tham gia chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm được áp dụng trên địa bàn quản lý của họ. Việc có thể áp dụng hai nhóm chủ thể có thể đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến trong biện pháp khám xét này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm được tiến hành nhanh chóng đảm bảo yếu tố bất ngờ, bí mật. Vì đôi lúc trên thực tế có thể xảy ra trường hợp, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hoặc cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thể có mặt tham gia chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm trên địa bàn của họ vì các yếu tố khách quan hay do chủ quan khi đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp khám xét nên trong một số trường hợp đó có thể Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn tham gia chứng kiến. Như vậy, việc quy định của pháp luật phải Nhà báo và công luận, Khánh Hòa: Bị đẩy đến đường cùng, doanh nghiệp gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an, Tiến Hiểu, http://congluan.vn/tin-chi-tiet/0/50392/Khanh-Hoa-Bi-day-den-duong-cung,doanh-nghiep-gui-don-to-cao-den-Bo-Cong-an.html, [truy cập ngày 06/10/2014]. 25 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 69 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp có đại diện chính quyền địa phương chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm mặc dù trên thực tế xuất hiện hai quan điểm khác nhau nhưng nếu linh hoạt áp dụng phù hợp với tình hình thực tế mà áp dụng sẽ đem lại sự hiệu quả cho biện pháp khám xét đã áp dụng góp phần phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Thứ hai, đứng trước những thách thức về những bất cập, những vi phạm khi áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong những thời gian qua mặc dù những quy định của pháp luật đã quy định rõ về căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp khám xét này. Vì thế, theo người viết có thể đưa ra các giải pháp sau nhằm khắc phục tình trạng này:  Thứ nhất, quy định các chế tài nghiêm khắc hơn về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm khi phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật để nâng cao trách nhiệm và góp phần hạn chế các trường hợp làm trái với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự.  Thứ hai, đẩy mạnh chất lượng đào, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm cho người tiến hành các biện pháp khám xét nói riêng và người tiến hành các biện pháp điều tra khác nói chung. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức trong sạch. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 70 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp KẾT LUẬN Các hoạt động điều tra nói chung và biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều tra vụ án hình sự và tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm đứng trước những thách thức mới, yêu cầu phải hoàn thiện biện pháp này để đáp ứng tình hình mới. Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn”, người viết đã nêu lên một cách khái quát và cốt lõi những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về việc áp dụng biện pháp khám xét này. Từ những nghiên cứu về mặt lý luận, phân tích các quy định của pháp luật về căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Từ đó, có thể hiểu một cách sâu sắc các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp khám xét trên làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật sẽ góp phần phát hiện những tồn tại, bất cập trong các điều luật để có hướng kiến nghị sửa đổi, bổ sung, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về biện khám xét này trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự, trước hết là phải hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài trên các phương diện lý luận, pháp lý và thực tiễn người viết đúc kết được những nội dung sau đây:  Trong giai đoạn ngày nay, tình hình tội phạm ngày một tăng nhanh và thủ đoạn càng tinh vi, thì việc tăng cường hiệu quả áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là rất cần thiết trong công tác điều tra vụ án hình sự. Cụ thể việc cần làm là hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp điều tra này, xây dựng các quy định có tính chất định nghĩa, giải thích các thuật ngữ còn tồn tại khi áp dụng về mặt pháp lý cũng như thực tiễn, để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.  Tăng cường hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra cùng cấp có thẩm quyền ra lệnh khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp khám xét này là hợp pháp. Đồng thời quy định chặt chẽ hơn đối với việc kiểm sát của Viện kiểm sát về thời hạn xem xét, phê GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 71 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp chuẩn để đảm bảo việc tiến hành các biện pháp khám xét trên không bị ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác điều tra và cũng đồng thời nâng cao trách nhiệm kiểm sát trở nên hiệu quả.  Nâng cao ý thức, đạo đức trách nhiệm cho Cơ quan điều tra, người có quyền áp dụng khi tiến hành các biện pháp khám xét đặc biệt phải giỏi về nghiệp vụ, chuyên môn để tránh các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế hiện nay là rất quan trọng. Tóm lại, biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là một trong những biện pháp điều tra vụ án hình sự có vai trò rất quan trọng. Trong tình hình hiện nay, các biện pháp khám xét này đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả cũng như sự hợp pháp, khách quan khi tiến hành áp dụng. Điều này phản ánh sự cần thiết để thu thập, phát hiện công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án để phục vụ công tác điều tra chứng minh tội phạm và góp phần ngăn chặn tội phạm trên thực tế. Để làm được điều đó đòi hỏi các cơ quan, người có thẩm quyền, các nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật cần đề ra phương hướng giải quyết về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Từ những yêu cầu của tình hình xã hội hiện nay đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự là cấp thiết trong đó có các biện pháp khám xét này. Đây là vấn đề hiện tại đang gặp không ít khó khăn và cũng là vấn đề đang cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu khoa học tố tụng hình sự cũng như các ban, ngành có liên quan. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. 2. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 4. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.  Văn bản khác 1. Luật số 103 – SL/L005 ngày 20 tháng 5 năm 1957 về bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân. 2. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948.  Sách, báo, tạp chí 1. Bùi Kiên Điện, Bùi Kiên Điện, Giáo trình khoa học điều tra hình sư, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2005. 2. Hoàng Thị Minh Sơn, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2007. 3. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010. 4. Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 2, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010. 5. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb, Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1998. 6. Phạm Văn Lợi, Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Tư pháp Hà Nội, năm 2005. 7. Trần Quang Tiệp, Về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong Tố tụng Hình sự, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, năm 2009. 8. Trần Quang Tiệp, Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, năm 2011.  Trang thông tin điện tử 1. An ninh thủ đô, Cả gan vào trụ sở công an phường trộm xe máy, Anh Phương, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Ca-gan-vao-tru-so-cong-an-phuongtrom-xemay/493801.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t%20ng%C6%B0%E1% BB%9Di , [truy cập ngày 13/09/2014]. 2. An ninh thủ đô, Ngăn chặn kịp thời một đối tượng mang lựu đạn đi trả thù, Lê Nguyễn Trần, http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Ngan-chan-kip-thoi-mot-doituong-mang-luu-dan-di-trathu/431611.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t%20ng%C6%B0%E1% BB%9Di, [truy cập ngày 13/09/2014]. 3. An ninh Thủ đô, Tóm “ đầu nậu” ma túy đá cực lớn, thu tang vật 6kg dạng “đá”, cùng nhiều tang vật phạm tội khác, Minh Thúy, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Tom-dau-nau-ma-tuy-da-cuc-lonthu-tang-vat-6-kg/564188.antd?keyword=kh%C3%A1m%20x%C3%A9t, [truy cập ngày 06/08/2014]. 4. An ninh Thủ đô, Triệt phá đường dây buôn bán ma túy, vũ khí xuyên quốc gia cực lớn, Bá Chiêm, http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/triet-pha-duong-daybuon-ban-ma-tuy-vu-khi-xuyen-quoc-gia-cuc-lon/578640.antd, 11/11/2014]. [truy cập ngày 5. An ninh Thủ đô, Xem khám nhà nghi can giết người man rợ, cướp vàng, Đức Tuấn, Hoàng Phong, http://www.anninhthudo.vn/An-ninh-doi-song/Xem-khamnha-nghi-can-giet-nguoi-man-ro-cuop-vang/412754.antd , [ngày truy cập 10/09/2014]. 6. Báo mới, Khám ngực trái luật và nhiều vụ khám xét, bắt giữ "khuất tất", http://www.baomoi.com/Kham-nguc-trai-luat-va-nhieu-vu-kham-xet-bat-giu-khuattat/58/13709250.epi, [truy cập ngày 24/09/2014]. 7. Báo Phú Thọ, Bắt giữ đối tượng tàng trữ hơn 2kg ma tuý tổng hợp, Quang Hưng, http://www.baophutho.vn/phap-luat/201409/bat-giu-doi-tuong-tang-tru-hon-2kgma-tuy-tong-hop-2360489/, [truy cập ngày 12/11/2014]. 8. Biên phòng, Bắt đối tượng truy nã đặc biệt mang theo ma túy đá, Lâm Anh, http://bienphong.com.vn/baobienphong/news/bat-doi-tuong-truy-na-dac-biet-mangtheo-ma-tuy-da/25511.bbp, [truy cập ngày 20/11/2014]. 9. Dân Trí, Khám xét vườn nhà vợ Bí thư xã, phát hiện xương, tro, hài cốt, Công Quang, http://dantri.com.vn/phap-luat/kham-xet-vuon-nha-vo-bi-thu-xa-phat-hienxuong-tro-hai-cot-707146.htm, [Ngày truy cập 25/10/2014]. 10. Hải quan, 8 tháng, Hải quan xử lý 12.101 vụ vi phạm, Quang Hùng, http://www.baohaiquan.vn/pages/8-thang-nganh-hai-quan-phat-hien-xu-ly-12-101vu-vi-pham.aspx , [truy cập ngày 07/10/2014]. 11. Nhà báo và công luận, Khánh Hòa: Bị đẩy đến đường cùng, doanh nghiệp gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an, Tiến Hiểu, http://congluan.vn/tin-chi- tiet/0/50392/Khanh-Hoa-Bi-day-den-duong-cung,-doanh-nghiep-gui-don-to-caoden-Bo-Cong-an.html, [truy cập ngày 06/10/2014]. 12. Pháp luật, Công an xã khám xét khi vắng chủ nhà, Vĩnh Sơn, http://plo.vn/xahoi/cong-an-xa-kham-xet-khi-vang-chu-nha-2907.html, [truy cập ngày 24/9/2014]. 13. Pháp luật, Điều tra sơ sài, tòa chưa thể kết tội, Tiến Hiểu, http://plo.vn/toa-an/dieutra-so-sai-toa-chua-the-ket-toi-390076.html, [truy cập ngày 06/10/2014]. 14. Sài Gòn giải phóng, Khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai, Nguyễn Quốc, http://www.sggp.org.vn/anninhtrattu/2013/6/321244/, [truy cập ngày 25/06/2014]. [...]... Công Nguyên 4 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHÁM XÉT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Khái quát chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự 1.1.1 Khái niệm chung về hoạt động khám xét 1.1.1.1 Khái niệm khám xét Biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự là một chế định quan trọng trong các hoạt... 1: Lý luận chung về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự - Chương 2: Những quy định của pháp luật về khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Chương 3: Một số tồn tại và giải pháp đề xuất nhằm nâng cao, hoàn thiện biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 3 Khám xét người, chỗ ở, chỗ. .. Nguyên 7 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Như vậy, biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự có đối tượng là người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, mỗi loại có trình tự, thủ tục tố tụng riêng 1.1.1.2 Khái niệm về khám xét người Khám xét người là một trong những hoạt động khám xét điều... chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp Đề tài nghiên cứu Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn là vấn đề khá phức tạp Đề tài này đòi hỏi người viết cần có kiến thức sâu rộng và nắm bắt được các vấn đề cốt lõi cả về lý luận lẫn thực tiễn về biện pháp khám xét này Để từ đó nhận thức được những tồn tại và. . .Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp xét, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục khám xét khi áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành mà không nghiên cứu về biện pháp khám xét đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện,... 10 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp mục đích mang ý nghĩa vô cùng quan trọng và xuyên suốt của biện pháp khám xét trong tố tụng hình sự hiện nay Ví dụ như trong trường hợp, khám xét nhà nghi can giết người man rợ, cướp vàng Người dân bàng hoàng khi thấy nhà hàng xóm bị cơ quan Công an khám xét, thu được cả túi vàng tang vật trong. .. trái pháp luật như: khám xét, thu giữ tài sản một cách trái pháp luật khi tiến hành khám xét, khám xét người mà không có người cùng giới chứng GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên 20 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp kiến, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không có đại diện chính quyền địa phương hay người... SVTH: Trương Công Nguyên 14 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp 1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động khám xét trong tố tụng hình sự 1.2.1 Nguyên tắc cơ bản của hoạt động khám xét 1.2.1.1 Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Pháp chế là nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của công dân, của những người có... 18 Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự Lý luận và thực tiễn Luận văn tốt nghiệp nên hiệu quả và được nâng cao tầm quan trọng trong công tác điều tra vụ án hình sự 1.2.2.4 Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự. .. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu đề tài Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự - Lý luận và thực tiễn là nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận cũng như thực tiễn về việc áp dụng biện pháp khám xét Về mặt lý luận, biện pháp khám xét là một trong những biện pháp của hoạt động điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhằm mục đích phát hiện, thu thập

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan