tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam

87 312 0
tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT Niên khóa: 2011 – 2015 ĐỀ TÀI TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hương Mai Thị Kim Thêu MSSV: 5115843 Lớp: Luật Tư pháp 1 – K37 Cần Thơ, 12/2014 Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................Error! Bookmark not defined. 1. Lý do chọn đề tài ................................................................Error! Bookmark not defined. 2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................Error! Bookmark not defined. 3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................Error! Bookmark not defined. 4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................Error! Bookmark not defined. 5. Kết cấu luận văn .............................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...............................................................Error! Bookmark not defined. 1.1. Khái quát về hình phạt ...............................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1. Khái niệm hình phạt ............................................Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Đặc điểm của hình phạt .......................................Error! Bookmark not defined. 1.1.3. Mục đích của hình phạt .......................................Error! Bookmark not defined. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa tổng hợp hình phạt .Error! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm tổng hợp hình phạt .............................Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Đặc điểm của tổng hợp hình phạt ........................Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Ý nghĩa của tổng hợp hình phạt ..........................Error! Bookmark not defined. 1.3. Các nguyên tắc tổng hợp hình phạt ...........................Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa ................Error! Bookmark not defined. 1.3.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa ...............Error! Bookmark not defined. 1.3.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự ........Error! Bookmark not defined. 1.4. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt ............ Error! Bookmark not defined. 1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 cho đến trước khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Error! Bookmark not defined. 1.4.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến trước Bộ luật hình sự 1999 Error! Bookmark not defined. 1.4.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến nay............. Error! Bookmark not defined. 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về chế định tổng hợp hình phạt . Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ ...............Error! Bookmark not defined. 2.1. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội .Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Khái niệm về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ............... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Cách thức tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội . Error! Bookmark not defined. 2.2. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Khái niệm tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án Error! Bookmark not defined. GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 2.2.2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp cụ thể ... Error! Bookmark not defined. 2.2.2.1. Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội phạm đã thực hiện trước khi có bản án này .................Error! Bookmark not defined. 2.2.2.2. Trường hợp một người đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới ... Error! Bookmark not defined. 2.2.2.3. Trong trường hợp một người chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp ......Error! Bookmark not defined. 2.3. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo . Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Khái quát về án treo ...................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1.1. Khái niệm án treo ................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1.2. Các căn cứ cho hưởng án treo .............................Error! Bookmark not defined. 2.3.1.3. Điều kiện của án treo ...........................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Quy định cụ thể về tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo . Error! Bookmark not defined. 2.3.2.1. Quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách ......Error! Bookmark not defined. 2.3.2.2. Quy định của pháp luật về trường hợp người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo ........ Error! Bookmark not defined. 2.4. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội ........... Error! Bookmark not defined. 2.4.1. Sơ lược về người chưa thành niên phạm tội .............Error! Bookmark not defined. 2.4.2. Quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành phạm nhiều tội ..............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.2.1 Quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội..................................................................Error! Bookmark not defined. 2.4.2.2. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên có nhiều bản án .........................................................................................Error! Bookmark not defined. Chương 3. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỔNG HỢP ...... Error! Bookmark not defined. HÌNH PHẠT ..............................................................................Error! Bookmark not defined. 3.1. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội .................................Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Những bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ........ Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội ....................................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án ........................Error! Bookmark not defined. GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 3.2.1. Những vướng mắc, bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án.........................................................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án ...................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3. Thực trạng, những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo ......... Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Thực trạng và những vướng mắc, bất cập .................Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo ......................................................Error! Bookmark not defined. 3.4. Thực trạng, những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ............. Error! Bookmark not defined. 3.4.1. Thực trạng và những vướng mắc, bất cập .................Error! Bookmark not defined. 3.4.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội ............................................................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................................................Error! Bookmark not defined. GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau gần ba mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước một cách sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đất nước ta đã có sự chuyển biến với sự phát triển mạnh mẽ của mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, khi xã hội nước ta mang tính chất của một nền kinh tế thị trường thì bên cạnh những dấu hiệu tích cực mà nó mang lại cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực trong đời sống xã hội trong đó có tình hình tội phạm mà biểu hiện là số người phạm tội ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất và mức độ nguy hiểm. Vì vậy, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm để bảo vệ lợi ích và duy trì trật tự xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Việc Bộ luật hình sự được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho các cơ quan tiến hành tố tụng xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và không bỏ lọt tội phạm. Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã kế thừa và phát triển Bộ luật hình sự năm 1985 – đây là một thành tựu vượt bậc của lịch sử lập pháp hình sự nước ta, kịp thời thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn, khắc phục những khuyết điểm, đi đến hoàn thiện về quyết định hình phạt đặc biệt là về tổng hợp hình phạt. Pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội dưới các góc độ khác nhau. Bằng việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội dưới các góc độ khác nhau để áp dụng các hình phạt phù hợp. Hình phạt chính là chế tài nghiêm khắc nhất mà người bị tuyên hình phạt phải gánh chịu những hậu quả bất lợi. Cũng chính vì điều này mà quyết định hình phạt là hoạt động vô cùng quan trọng của cơ quan xét xử vì nếu quyết định hình phạt không đúng sẽ là oan người vô tội. Bên cạnh đó, mục đích của hình phạt là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội do đó, nếu quyết định hình phạt sai thì không đạt được mục đích nêu trên mà ngược lại còn mang tính trừng trị. Về nguyên tắc, mọi tội phạm đều phải bị xét xử và phải chịu hình phạt. người phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án phải chịu nhiều hình phạt hơn người phạm một tội. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp không phải một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội nào cũng bị phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lúc. Chính vì thế, để đánh giá toàn diện và đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tất cả các tội mà người phạm tội đã thực hiện, Tòa án phải GVHD: Nguyễn Thu Hương 1 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam tổng hợp hình phạt của các tội thành hình phạt chung buộc bị cáo phải chấp hành. Tổng hợp hình phạt là trường hợp Tòa án không chỉ quyết định hình phạt cho một tội mà phải quyết định hình phạt chung cho nhiều tội. Do vậy, đây là một chế định đặc biệt quan trọng trong luật hình sự. Việc nghiên cứu để hoàn thiện chế định này là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học luật hình sự. Bộ luật hình sự hiện hành tuy đã có quy định về chế định này nhưng xét về nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp các quy định đó còn chưa hoàn thiện, còn một số vướng mắc, bất cập. Với những lý do nêu trên, nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này, người viết chọn đề tài “Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quy định của luật hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt và thực tiễn áp dụng những quy định thì trong luận văn này, người viết mong muốn đưa ra những vướng mắc, bất cập cùng những ý kiến đề xuất để hoàn thiện những quy định về pháp luật hình sự trong tổng hợp hình phạt nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt. 3. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài luận văn này, người viết nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự, chủ yếu trên cơ sở các quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành và một số văn bản hướng dẫn có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Người viết sẽ tập trung nghiên cứu về vấn đề “Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”. Người viết nghiên cứu cụ thể là Điều 50, Điều 51, khoản 5 Điều 60 và Điều 75 của Bộ luật hình sự Việt Nam và các văn bản hướng dẫn áp dụng có liên quan. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở của phương pháp luận, việc nghiên cứu đề tài trên các văn bản luật, sách, báo, các bài nghiên cứu lập pháp, tạp chí, Internet, các nghiên cứu của chuyên gia trong lĩnh vực Tòa án, Viện kiểm sát… từ đó, tổng hợp thành một nguồn tài liệu phong phú nhằm cung cấp cho việc nghiên cứu. Trong luận văn này, người viết dựa trên những GVHD: Nguyễn Thu Hương 2 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam kiến thức đã học, thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu cùng kết hợp thực tiễn. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: + Phương pháp thu thập tài liệu; + Phương pháp so sánh; + Phương pháp phân tích; + Phương pháp tổng hợp và sáng tạo trong việc nghiên cứu. 5. Kết cấu luận văn Luận văn gồm ba chương: Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo. Chương 1: Những vấn đề chung về tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt trong một số trường hợp cụ thể. Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tổng hợp hình phạt. Đề tài này được thực hiện với nhiều cố gắng của bản thân nhưng do trình độ và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong Thầy Cô và các bạn đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn. GVHD: Nguyễn Thu Hương 3 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Hình phạt luôn được con người biết đến như là một trong những công cụ chủ yếu để đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, việc nhận thức về vấn đề hình phạt mà đặc biệt là chế định tổng hợp hình phạt trong khoa học luật hình sự cho đến nay vẫn chưa được xem là đầy đủ và hoàn thiện. Trong khi đó, tổng hợp hình phạt là một chế định pháp lý bảo đảm tính công bằng xã hội, thể hiện nguyên tắc trừng trị trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội. Người phạm tội nghiêm trọng phải bị xử phạt nặng hơn người phạm tội ít nghiêm trọng và người phạm nhiều tội phải bị xử phạt nặng hơn người chỉ phạm một tội. Việc tổng hợp hình phạt ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của luật hình sự thì còn có các nguyên tắc đặc thù của chế định này: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổng hợp hình phạt, nguyên tắc nhân đạo trong tổng hợp hình phạt, nguyên tắc cá thể hóa trong tổng hợp hình phạt. Chính vì thế, việc xem xét về khái niệm, các nguyên tắc, sự ra đời cũng như ý nghĩa của chế định tổng hợp hình phạt là một vấn đề cần thiết. 1.1. Khái quát về hình phạt 1.1.1. Khái niệm hình phạt Hình phạt chính là hậu quả xấu gây đau đớn, mất mát cho con người mà không ai trong chúng ta mong muốn sử dụng, hơn thế nữa là sử dụng nó một cách có ý thức và bắt buộc con người phải gánh chịu nó. Vì thế, để chấp nhận chúng như một công cụ của Nhà nước, chúng ta cần có những lý lẽ biện minh rằng hình phạt vẫn cần thiết mặc dù bản chất nó có phần mang lại hậu quả xấu cho xã hội. Nhưng theo nguyên tắc của luật hình sự thì một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì phải chịu hình phạt. Trong pháp luật hình sự thực định Việt Nam thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi pháp điển hóa lần thứ hai (1945 – 1999), thì định nghĩa pháp lý của khái GVHD: Nguyễn Thu Hương 4 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam niệm hình phạt chưa được ghi nhận về mặt lập pháp. Chỉ có sau khi pháp điển hóa lần thứ hai, với việc thông qua Bộ hình sự năm 1999 thì định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt lần đầu tiên mới được nhà làm luật chính thức ghi nhận trong pháp luật hình sự Việt Nam. Trong lý luận luật hình sự, từ trước đến nay, khoa học luật hình sự của các nước và của Việt Nam xung quanh khái niệm hình phạt, giữa các nhà hình sự học vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau mà vẫn chưa có một quan điểm thống nhất, chẳng hạn: - Trong khoa học luật hình sự Liên Xô trước đây và hiện nay là Liên Bang Nga có các quan điểm coi luật hình sự: a) Biện pháp cưỡng chế tòa án do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm nhằm mục đích ngăn ngừa chung và ngăn ngừa riêng; b) Sự trừng trị, tức là gây thiệt hại cho người có tội những sự đau đớn và những sự tước đoạt do luật định mà người đó phải chịu; c) Một trong những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm mà nội dung của nó là kết hợp thuyết phục với cưỡng chế1. - Trong khoa học luật hình sự Việt Nam có một số quan điểm coi hình phạt là: a) Biện pháp cưỡng chế rất nghiêm khắc của Nhà Nước được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và mục đích nhất định với mục đích là cải tạo giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà Nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (GS. TS Đỗ Ngọc Quang); b) Biện pháp cưỡng chế do Tòa án quyết định trong bản án đối với người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm và được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền lợi ích do luật quy định đối với người bị kết án (PGS. TS Võ Khánh Vinh); c) Biện pháp cưỡng chế Nhà nước được luật hình sự quy định và do Tòa án áp dụng có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm trừng trị, giáo dục họ, 1 Lê Cảm, Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 7 – 2007 (số 14), http://tholaw.wordpress.com/2009/07/26/hinhphatvahethonghinhphat/ [truy cập ngày 21/10/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 5 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam cũng như nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm (PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và TS. Lê Thị Sơn)2. Theo các luật gia Việt Nam, hình phạt được xem xét dựa trên hai đặc điểm cơ bản 3. Hình phạt, trước hết, được xem là sự cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước đối với người có hành vi phạm tội. Như vậy, nội dung của hình phạt đã được đồng nhất với “biện pháp cưỡng chế của Nhà nước”. Đặc trưng thứ hai của hình phạt, thể hiện ở góc độ hiệu lực của hình phạt. Hiệu lực thi hành của hình phạt trước hết ở hiệu lực pháp luật của hình phạt. Cho đến trước khi Bộ luật hình sự 1999 ra đời, chưa có một khái niệm mang tính pháp lý về hình phạt. Khái niệm hình phạt lần đầu tiên được quy định tại Điều 26 Bộ luật hình sự 1999: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định”. 1.1.2. Đặc điểm của hình phạt Từ định nghĩa khoa học nói trên về khái niệm hình phạt cho thấy hình phạt có những đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước. Trong những ngành luật khác nhau sẽ có các biện pháp cưỡng chế khác nhau do Nhà nước quy định phù hợp với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đó như: cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính,…. Nhưng trong tất cả các biện pháp cưỡng chế đó thì cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự là nghiêm khắc nhất thể hiện qua thuật ngữ được gọi là hình phạt 4. Như vậy, hình phạt được Nhà nước sử dụng như là công cụ hữu hiệu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội và các lợi ích hợp pháp của công dân. 2 Lê Cảm, Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 7 – 2007 (số 14), http://tholaw.wordpress.com/2009/07/26/hinhphatvahethonghinhphat/ [truy cập ngày 21/10/2014]. 3 Nguyễn Sơn, Tập chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2002, tr.43-45. 4 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – quyển 1 – Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.335. GVHD: Nguyễn Thu Hương 6 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Tính nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ nó có thể tước bỏ hoặc chế những quyền và lợi ích của người bị kết án như quyền tự do, quyền về tài sản, về chính trị thậm chí cả quyền sống5. Thứ hai, hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mà công cụ để thực hiện nhiệm vụ này là hình phạt. Như vậy, để tạo cơ sở vững chắc, tránh tùy tiện trong áp dụng, Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định: “Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự…”. Trong mọi trường hợp không được áp dụng hình phạt đối với những hành vi không được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm và tất nhiên cũng không được áp dụng một loại hình phạt nào đó nếu hình phạt ấy không được quy định trong hệ thống hình phạt hoặc không được quy định trong chế tài của điều luật mà hình vi bị xử phạt thỏa mãn. Đây là đòi hỏi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam được quy định ở cả Phần chung và Phần các tội phạm cụ thể. Phần chung quy định những vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến hình phạt như mục đích hình phạt (Điều 27), Hệ thống hình phạt (Điều 28), Căn cứ quyết định hình phạt (Điều 45), Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50), Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án (Điều 51),… Phần các tội phạm quy định các loại hình phạt và mức hình phạt cho từng loại tội phạm cụ thể. Thứ ba, hình phạt do Tòa án quyết định. Xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của hình phạt, Nhà nước đã trao cho Tòa án toàn quyền quyết định hình phạt một cách độc lập mà không chịu sự chi phối của bất kỳ cơ quan nào mà chỉ tuân theo pháp luật. Điều 26 Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định: “Hình phạt do Tòa án quyết định”. Hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội và hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội về hành vi phạm tội của họ là một tất yếu khách quan. 5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, tr.219. GVHD: Nguyễn Thu Hương 7 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ tư, hình phạt chỉ áp dụng đối với người phạm tội. Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999: “Chỉ người nào phạm một tội được quy định trong Bộ luật hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự”, nghĩa là trách nhiệm hình sự chỉ phát sinh cho một cá nhân khi họ đã thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy, hình phạt không thể được áp dụng đối với thành viên trong gia đình cũng như những người thân khác của người phạm tội, thậm chí trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Luật hình sự Việt Nam cũng không cho phép việc chấp hành hình phạt thay cho người phạm tội cho dù sự chấp hành thay này là hoàn toàn tự nguyện. 1.1.3. Mục đích của hình phạt Trừng trị người phạm tội là thuộc tính đồng thời cũng là mục đích trước tiên của hình phạt. Ở nước ta việc quy định và áp dụng hình phạt thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với người đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Khi quyết định hình phạt Tòa án nhân danh Nhà nước mà tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội (tước tự do thậm chí tước quyền sống của người phạm tội hoặc hạn chế quyền tự do đi lại, cư trú, kinh doanh,…). Hình phạt đặt ra sẽ trừng trị người có hành vi vi phạm pháp luật nhằm tạo ra sự công bằng cho cán cân công lý, đồng thời cũng là để đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh trừng trị hình phạt còn có mục đích phòng ngừa tội phạm thông qua giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành một thành viên tốt của xã hội. Và khái quát vấn đề mục đích của hình phạt Điều 27 Bộ luật hình sự quy định như sau: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Mục đích giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và ngăn ngừa họ phạm tội mới là mục tiêu mà các cơ quan thi hành hình phạt phải đạt được. Với bản chất của Nhà nước ta, chúng ta tin tưởng rằng trong mỗi con người phạm tội vẫn còn một phần tốt nhất định, chứ không phải là người vô dụng. Do đó, khi thi hành hình phạt, trong công tác giáo dục phạm nhân, chúng ta khơi dậy phần tốt GVHD: Nguyễn Thu Hương 8 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam trong họ, giúp họ vượt qua những thử thách để trở lại cuộc sống bình thường của xã hội. Trại giam của Nhà nước ta tuyệt nhiên không phải là nơi đầy ải con người mà là nơi để giáo dục người phạm tội. Hình phạt sẽ không đạt được mục đích giáo dục nếu sau khi chấp hành hình phạt mà người phạm tội không có biểu hiện tiến bộ, tiếp tục có những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh đó, việc Nhà nước quy định hình phạt trong Bộ luật hình sự và đặc biệt khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, trong từng trường hợp cụ thể không chỉ tác động trực tiếp đến chính bản thân người phạm tội mà còn tác động đến tâm lý các thành viên khác trong xã hội. Đối với những người không vững vàng, gặp hoàn cảnh khách quan thuận lợi dễ đi vào con đường phạm tội. Việc quy định này sẽ có tính răn đe, nhắc nhở họ từ bỏ ý định phạm tội và tuân thủ pháp luật. Đồng thời, đối với các thành viên khác trong xã hội, hình phạt có mục đích giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho họ, động viên, khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh ngăn ngừa và chống tội tội phạm. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa tổng hợp hình phạt 1.2.1. Khái niệm tổng hợp hình phạt Theo nguyên tắc của luật hình sự thì một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì phải chịu hình phạt. Trường hợp người phạm nhiều tội sẽ bị tuyên nhiều hình phạt. Như vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn xét xử cho thấy, không phải người phạm nhiều tội nào cũng bị phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lúc. Có trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi phạm tội bị phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lần và bị Tòa án tuyên nhiều hình phạt (trường hợp phạm nhiều tội). Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bị cáo đang chấp hành một bản án lại bị đem ra xét xử về một tội mà người đó đã phạm trước hoặc sau khi có bản án đang chấp hành (trường hợp có nhiều bản án). Trong các trường hợp nêu trên, người bị kết án sẽ phải chịu nhiều hình phạt tương xứng với các hành vi phạm tội của họ. Song, hệ thống hình phạt cũng rất đa dạng nên có loại hình phạt có thể quy về cùng loại nhưng cũng có trường hợp bị cáo phải chấp hành đồng thời các GVHD: Nguyễn Thu Hương 9 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hình phạt. Chính vì vậy, đánh giá toàn diện về nhân thân người phạm tội, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như thể hiện đầy đủ nhất thái độ của Nhà nước đối với họ, khi xét xử Tòa án phải tổng hợp tất cả các hình phạt đã tuyên thành hình phạt chung. Mặc khác, việc tổng hợp hình phạt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi hành án khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Tổng hợp hình phạt là trường hợp Tòa án xác định hình phạt chung cho người bị tuyên nhiều hình phạt”. Theo đó người viết nhận thấy có bốn trường hợp khi xét xử Tòa án phải tổng hợp hình phạt, đó là: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50); Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án (Điều 51); Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo (Khoản 5, điều 60) và Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội (Điều 75). 1.2.2. Đặc điểm của tổng hợp hình phạt Từ khái niệm nêu trên có thể thấy tổng hợp hình phạt có những đặc điểm cơ bản như sau: Một là, tổng hợp hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà nước. Pháp luật là những quy tắc do con người đặt ra trong quá trình phát triển của con người được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế, mọi người phải tuân theo. Tội phạm là hành vi nguy hiểm nhất trong số các hành vi nguy hiểm do con người thực hiện. Theo nguyên tắc hậu quả pháp lý, các biện pháp cưỡng chế phải tương xứng với hành vi nguy hiểm. Tính nghiêm khắc trong tổng hợp hình phạt thể hiện ở chỗ: Người thực hiện nhiều hành vi có tính chất nguy hiểm thì sẽ chịu hậu quả pháp lý càng nghiêm khắc. Ví dụ: Một người phạm tội bị Tòa án tuyên phạt và cho hưởng án treo nhưng trong thời gian thử thách lại phạm tội mới thì sẽ phải chịu mức án được tổng hợp của bản án trước và bản án sau. Ngoài ra, nó có thể tước bỏ quyền tự do, quyền chính trị, quyền sở hữu, thậm chí là quyền được sống. GVHD: Nguyễn Thu Hương 10 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Hai là, việc tổng hợp hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự. Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mà công cụ để thực hiện nhiệm vụ này là hình phạt. Vì vậy, hình phạt nói chung và tổng hợp hình phạt nói riêng là một trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự. Chính vì thế, để tạo cơ sở vững chắc, tránh sự tùy tiện trong áp dụng thì việc tổng hợp hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự tại các Điều 50, Điều 51, khoản 5 Điều 60 và Điều 75 của Bộ luật này. Ba là, hình phạt được tổng hợp nhân danh Nhà nước để thực hiện. Xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của những hành vi phạm tội của người phạm tội, Nhà nước đã trao cho Tòa án toàn quyền quyết định tổng hợp hình phạt một cách độc lập mà không chịu sự chi phối của bất kỳ cơ quan nào mà chỉ tuân theo pháp luật. Việc tổng hợp hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội và những hành vi phạm tội mà họ thực hiện. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người phạm tội về những hành vi phạm tội của họ là một tất yếu khách quan. Bốn là, việc áp dụng tổng hợp hình phạt khi người phạm tội phạm từ hai tội trở lên. Hình phạt có tính chất là một biện pháp trách nhiệm, hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi phạm tội. Theo nguyên tắc của luật hình sự thì một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì phải chịu hình phạt. Trường hợp một người phạm nhiều tội sẽ bị tuyên nhiều hình phạt và tổng hợp hình phạt chung để thực hiện6. 1.2.3. Ý nghĩa của tổng hợp hình phạt Tất cả mọi hoạt động có ý thức của con người nhằm đạt được một mục đích nhất định. Việc quy định và áp dụng trong tổng hợp hình phạt đối với người phạm tội cũng thế. Mục đích, ý nghĩa của tổng hợp hình phạt là kết quả thực tế cuối cùng mà Nhà nước mong muốn khi quy định trách nhiệm hình sự và áp dụng tổng hợp hình phạt đối với cá nhân người phạm tội. Như vậy, tổng hợp hình phạt là một chế định pháp lý đảm bảo tính 6 Hình phạt tiền và trục xuất không tổng hợp với các hình phạt khác (theo Điểm đ, e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự). GVHD: Nguyễn Thu Hương 11 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam công bằng xã hội trong chính sách hình sự của Nhà nước đối với người phạm tội. Chính vì thế, việc xây dựng và áp dụng đúng những quy định về tổng hợp hình phạt sẽ có ý nghĩa rất lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần giữ gìn trật tự xã hội. Cụ thể việc quy định và áp dụng chế định tổng hợp hình phạt có các ý nghĩa như sau: Thứ nhất, tổng hợp hình phạt đúng sẽ góp phần đạt được mục đích và nâng cao hiệu quả của hình phạt. Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án sẽ tuyên một hình phạt chung cho bị cáo. Hình phạt chung sẽ được tuyên dựa trên cơ sở tổng hợp hình phạt của từng tội và trong giới hạn luật quy định đối với từng loại hình phạt. Như vậy, có thể thấy hình phạt chung chính là sự đánh giá đầy đủ và toàn diện nhất của Nhà nước đối với tất cả các tội mà bị cáo đã thực hiện, do đó phải tương xứng với toàn bộ các tội mà bị cáo đã phạm. Song, nếu hình phạt chung mà được tổng hợp không đúng sẽ mất tác dụng của hoạt động quyết định hình phạt đối với từng tội và sẽ dẫn đến mục đích của hình phạt không đạt được. Do vậy, việc tổng hợp hình phạt một cách chính xác có trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt. Thứ hai, tổng hợp hình phạt đúng sẽ góp phần củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để tổng hợp hình phạt đúng thì trước tiên Tòa án phải quyết định hình phạt đúng, phải nhận thức đúng và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, hình phạt tổng hợp phải có tính thuyết phục, nghĩa là nó phải tương xứng với các hành vi phạm tội thì khi đó người bị kết án sẽ tự giác chấp hành hình phạt. Điều quan trọng là một hình phạt tổng hợp thỏa đáng sẽ có tác dụng rất lớn trong mục đích phòng ngừa chung của luật hình sự. Khi đó, mọi người hiểu rằng, tổng hợp hình phạt chính là hậu quả mà kẻ phạm tội sẽ phải gánh chịu khi thực hiện những hành vi phạm tội. Và, nếu bất kỳ ai thực hiện những hành vi phạm tội cũng sẽ gánh lấy hậu quả như thế. Thứ ba, việc tổng hợp hình phạt đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. GVHD: Nguyễn Thu Hương 12 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ tư, việc tổng hợp hình phạt đúng còn là sự bảo đảm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự nói riêng và công bằng xã hội nói chung. Sự công bằng này được thể hiện khi một người thực hiện nhiều tội phạm thì phải chịu nhiều hình phạt tương xứng. Và công bằng trong xã hội chính là việc người phạm tội đương nhiên phải bị trừng trị, người phạm nhiều tội thì phải bị trừng trị nhiều hơn người phạm một tội. Khi đứng trên phương diện công lý, không thể có hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho xã hội mà không bị trừng trị. Mục đích trừng trị trong tổng hợp hình phạt sẽ tạo nên sự cân bằng của cán cân công lý. Công lý được bảo đảm thì ai trong chúng ta cũng mong muốn điều đó, và tính trừng trị trong tổng hợp hình phạt đã chuyển tải được ý chí đó của con người. Như vậy, việc quy định về tổng hợp hình phạt không chỉ có ý nghĩa trong việc trừng trị người phạm tội; cải tạo người phạm tội và giáo dục những người khác có ý thức tuân theo pháp luật; phòng ngừa tội phạm trong đó bao gồm cả việc bảo vệ xã hội và răn đe để người phạm tội và những người khác không dám nghĩ đến việc phạm tội. 1.3. Các nguyên tắc tổng hợp hình phạt Tất cả các hoạt động trong quá trình tố tụng hình sự cuối cùng chỉ nhằm mục đích áp dụng hình phạt tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và việc tổng hợp hình phạt cũng không nằm ngoài mục đích đó. Việc tổng hợp hình phạt đúng pháp luật, công bằng và hợp lý là tiền đề và điều kiện để đạt mục đích hình phạt. Để đạt được điều đó, Tòa án phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định – nguyên tắc tổng hợp hình phạt. 1.3.1. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Nguyên tắc pháp chế là một nguyên tắc hết sức quan trọng và cơ bản của quá trình xây dựng và đổi mới pháp luật ở Việt Nam. Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc pháp chế được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác của tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và mọi công dân GVHD: Nguyễn Thu Hương 13 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam trong hoạt động của mình. Trong luật hình sự nói chung và trong tổng hợp hình phạt nói riêng việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì, chỉ khi nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được tuân thủ một cách triệt để thì các nguyên tắc khác mới được đảm bảo. Song, nếu không hiểu đúng nội dung của nguyên tắc này sẽ dễ dẫn đến máy móc, cứng nhắc khi áp dụng các quy định pháp luật vào giải quyết các vụ án cụ thể. Tư tưởng chủ đạo của nguyên tắc này đòi hỏi khi tổng hợp hình phạt đối với người bị kết án thì Tòa án phải tuân thủ triệt để các quy định của luật hình sự. Chỉ có thể áp dụng việc tổng hợp hình phạt đối với tất cả những hành vi phạm tội của một cá nhân phạm tội theo quy định trong luật hình sự. Việc pháp luật hình sự nước ta bỏ “nguyên tắc tương tự” là một việc làm có ý nghĩa chính trị vô cũng to lớn. Nó củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, là cơ sở pháp lý vững chắc của việc tổng hợp hình phạt. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ: Trong luật hình sự, nội dung nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổng hợp hình phạt thể hiện qua việc nhà làm luật đã quy định rõ giới hạn của hình phạt chung đối với từng loại hình phạt. Cụ thể: theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 50 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “… Hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”. Bên cạnh đó, ở khoản 2 Điều 50, Điều 74 cũng có quy định tương tự như vậy. Nội dung nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa còn thể hiện ở chỗ luật đã có quy định nhằm bảo đảm cho hiệu lực của bản án và tính nghiêm chỉnh của pháp luật. Đó là quy định tại khoản 3, Điều 51: “Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của bản án chưa được tổng hợp thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổng hợp hình phạt còn được thể hiện qua các quy định thể hiện thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với những kẻ phạm tội không biết ăn năn, hối cải và coi thường pháp luật. Đó là theo quy định tại khoản 5, Điều 60: “Đối với những người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc phải chấp GVHD: Nguyễn Thu Hương 14 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 bộ luật này”. Hoặc theo quy định về tổng hợp hình phạt tại khoản 2, Điều 51 đối với một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới thì hình phạt chung thực tế có thể rất nghiêm khắc đối với họ. Trong áp dụng luật hình sự, nội dung nguyên tắc pháp chế xã hội trong tổng hợp hình phạt được thể hiện như sau: Thứ nhất, khi tổng hợp hình phạt Tòa án phải áp dụng đúng các quy định về tổng hợp hình phạt trong luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan. Điều quan trọng là nguyên tắc này đòi hỏi sự chính xác và thống nhất trong việc áp dụng luật hình sự, trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và của bản thân người phạm tội. Điều đó có nghĩa là trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, pháp luật hình sự phải được áp dụng như nhau, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội,… của người phạm tội. Thứ hai, khi tổng hợp hình phạt Tòa án phải nêu rõ các căn cứ pháp lý được ghi trong bản án, nghĩa là Tòa án phải ghi rõ điều, khoản, điểm đã được áp dụng. Đây là công việc hết sức quan trọng của Tòa án khi tuyên án vì nó làm cho bản án mang tính hợp pháp và có sức thuyết phục hơn. Mặc khác, nó còn là cơ sở để Tòa án cấp trên giám sát, kiểm tra việc xét xử của Tòa án cấp dưới, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót của Tòa án cấp dưới. Thứ ba, khi tổng hợp hình phạt Tòa án phải tuân thủ cách thức tổng hợp hình phạt nghĩa là Tòa án phải trên cơ sở hình phạt riêng đối với từng tội, từng bản án rồi mới tổng hợp thành hình phạt chung. Điều này rất quan trọng, bởi vì hình phạt chung là sự phản ánh đầy đủ và toàn diện nhất những đánh giá của Tòa án đối với các tội mà bị cáo đã thực hiện; do đó, nó phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tất cả các tội đó. Nếu hình phạt chung được tổng hợp không đúng sẽ làm mất tác dụng của hoạt động tổng hợp hình phạt và từ đó làm cho mục đích tổng hợp hình phạt không đạt được. GVHD: Nguyễn Thu Hương 15 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 1.3.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa Nhân đạo là đạo làm người. Đạo làm người thể hiện ở lòng thương yêu, với ý thức tôn trọng các giá trị danh dự, nhân phẩm của con người, không làm đau đớn con người. Nhân đạo cũng là một truyền thống quý báo của dân tộc ta. Tư tưởng nhân đạo luôn thể hiện rõ nét trong đường lối chính sách của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước. Pháp luật hình sự Việt Nam phản ánh ý thức pháp luật các quan niệm đạo đức của dân tộc ta, có mục đích, nội dung nhân đạo sâu sắc và được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp rất nhân đạo. Trong quá trình hình thành và phát triển của pháp luật hình sự nước ta thì nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc xuyên suốt luật hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi Tòa án khi quyết định hình phạt phải luôn có ý thức áp dụng một hình phạt theo hướng có lợi cho bị cáo mà không trái với pháp luật. Tòa án cần có thái độ đúng đắn khi căn nhắc lợi ích của xã hội, Nhà nước và người phạm tội trong một tổng thể thống nhất, hài hòa và hợp lý. Nguyên tắc nhân đạo thể hiện thái độ của Nhà nước tập trung ở mục đích của hình phạt là nhằm cải tạo, giáo dục và phòng ngừa tội phạm chứ không nhằm mục đích trừng trị. Chính vì thế, việc xem xét đến nhân thân của bị cáo khi tổng hợp hình phạt là một vấn đề hết sức quan trọng mà Tòa án phải quan tâm. Mặc khác, cũng cần có thái độ nghiêm khắc với những tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao vì nó không mâu thuẫn với nguyên tắc nhân đạo. Bởi lẽ, trong trường hợp này thì nguyên tắc nhân đạo yêu cầu phải chọn một biện pháp nghiêm khắc thích hợp, tuân theo một nguyên lý cơ bản là người phạm tội cũng là con người và bất cứ người nào lầm đường, lạc lối đều có thể được cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội. Nội dung của nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong tổng hợp hình phạt: Trong luật hình sự, nội dung nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong tổng hợp hình phạt được thể hiện qua các quy định về giới hạn mức cao nhất đối với từng loại hình phạt khi tổng hợp hình phạt và các quy định đối với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể như sau: GVHD: Nguyễn Thu Hương 16 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật hình sự hiện hành thì: “Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”. Như vậy, có thể thấy việc quy định giới hạn cao nhất của hình phạt chung cũng thể hiện tinh thần nhân đạo trong chính sách hình sự của Nhà nước. Nếu như không có quy định này thì người phạm tội có thể sẽ phải chịu một mức hình phạt tổng hợp chung cao hơn ba mươi năm. Khi đó, hình phạt sẽ mang tính trừng trị nhiều hơn và sẽ trái với nguyên tắc nhân đạo. Mặc khác, nguyên tắc nhân đạo xã hội trong tổng hợp hình phạt còn được thể hiện trong quy định tại khoản 5, Điều 69 Bộ luật hình sự hiện hành: “Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạt tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng”. Bên cạnh đó, Điều 74 luật cũng quy định rõ giới hạn mức phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên. Đây rõ ràng là những quy định có lợi cho người chưa thành niên phạm tội. Nó không chỉ thể hiện rõ chính sách nhân đạo của Nhà nước ta mà còn mang tính giáo dục đối với loại chủ thể đặc biệt này trở về tái hòa nhập cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Trong áp dụng luật hình sự, đối với nội dung nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa cần chú ý: Thứ nhất, Tòa án khi xét xử phải xem xét đến nhân thân của người phạm tội bao gồm: phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, bị cáo là thương binh,…. Chính những đặc điểm này sẽ phản ánh khả năng cải tạo, giáo dục cũng như hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội. Tinh thần nhân đạo trong tổng hợp hình phạt chung phải được thể hiện ngay trong quyết định đối với từng tội riêng. Có thể thấy, nếu một hình phạt chung được tuyên tương xứng với các tội mà bị cáo đã thực hiện và nhân đạo với những đặc điểm nhân thân tốt của họ thì chắc chắn họ sẽ cải tạo tốt để trở về là một người công dân có ích cho xã hội. GVHD: Nguyễn Thu Hương 17 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ hai, trong quá trình tổng hợp hình phạt, Tòa án phải luôn đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân tốt là mục đích quan trọng hàng đầu. Bởi vì, nếu chỉ nghiêng về mục đích trừng trị thì có thể người phạm tội sẽ thấy quá nghiêm khắc không tương xứng với hành vi phạm tội của mình và có thể dẫn đến tâm lý tiêu cực, chống đối pháp luật hoặc không chịu cải tạo theo quy định. Chính vì thế, trong quá trình xem xét nếu có nhân thân tốt cũng như các tình tiết giảm nhẹ thì Tòa án nên tuyên mức hình phạt thích hợp để đảm bảo việc thực thi pháp luật và sự khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội. Thứ ba, đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội thì khi xét xử, Tòa án phải xem xét đến tâm sinh lý, các nguyên nhân cũng như điều kiện phạm tội của họ vì bản thân người chưa thành niên là người chưa hoàn thiện về thể chất và nhận thức nên sẽ dễ bị kích động, bị dụ dỗ và lôi kéo nên dẫn đến những hành vi phạm tội. Do đó, để có cái nhìn khoan dung hơn cũng như việc tuyên án về hình phạt đối với họ thực sự mang tính giáo dục thì Tòa án cần xem xét đến các yếu tố đã tác động đến hành vi của bị cáo là người chưa thành niên. 1.3.3. Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ, Tòa án dựa vào ý thức pháp luật của mình, dựa trên cơ sở những quy định của luật hình sự, những tình tiết khác nhau của vụ án để quyết định một hình phạt bảo đảm sự tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Trong tổng hợp hình phạt, hình phạt chung được tuyên trên cơ sở từng hình phạt riêng đối với từng tội đó, nội dung nguyên tắc cá thể hóa trong tổng hợp hình phạt trước hết phải tuân theo nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong hoạt động quyết định hình phạt, sau đó là những nội dung riêng của tổng hợp hình phạt. Trong luật hình sự Việt Nam, nội dung của nguyên tắc cá thể hóa trong quyết định hình phạt cũng như tổng hợp hình phạt được thể hiện trong luật hình sự và cả trong áp dụng luật hình sự. Cá thể hóa trong luật hình sự quy định cho mọi trường hợp phạm tội, GVHD: Nguyễn Thu Hương 18 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam còn cá thể hóa trong áp dụng luật hình sự thì áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể, từng vụ án cụ thể. Trong luật hình sự, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt được thể hiện ở cả các quy phạm Phần chung và Phần các tội phạm. Hầu hết các quy định về hình phạt của Phần chung Bộ luật hình sự thể hiện rõ tư tưởng của nguyên tắc này. Chẳng hạn, quy định điều kiên áp dụng các loại hình phạt, quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, phạm nhiều tội và có nhiều bản án. Ở Phần các tội phạm, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong quyết định hình phạt được thể hiện ở chỗ các chế tài quy định cho các tội phạm cụ thể chủ yếu là chế tài tùy nghi lựa chọn. Các tội phạm cụ thể đều có các khung hình phạt với mức hình phạt nặng nhẹ khác nhau. Chính vì thế, tùy từng trường hợp cụ thể, Tòa án quyết định hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Đối với các quy định về tổng hợp hình phạt trong luật hình sự, nội dung nguyên tắc cá thể hóa được thể hiện qua quy định về cách thức tổng hợp hình phạt. Theo đó, khi tổng hợp các hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, Tòa án phải quyết định hình phạt với từng tội sau đó mới tổng hợp thành bản án chung. Trong trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, Tòa án quyết định hình phạt cho tội đang xét xử, sau đó tổng hợp với bản án trước thành hình phạt chung buộc bị cáo phải chấp hành. Đối với trường hợp tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo, đã có hướng xử lý giữa trường hợp người được hưởng án treo lại phạm tội mới trong thời gian thử thách và trường hợp người được hưởng án treo đang chấp hành thời gian thử thách lại bị xét xử về tội đã thực hiện trước khi có bản án cho hưởng án treo. Đối với tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội, luật cũng đã có quy định riêng về cách thức tổng hợp đối với người phạm nhiều tội, có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi 18 tuổi. Trong áp dụng luật hình sự, để tổng hợp được hình phạt Tòa án phải dựa trên cơ sở quyết định hình phạt với từng tội cụ thể, từng bản án nên nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong tổng hợp hình phạt thể hiện trước hết qua việc quyết định hình phạt đối với từng trường hợp cụ thể. Theo đó, nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: GVHD: Nguyễn Thu Hương 19 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ nhất, trong trường hợp cụ thể hình phạt đã tuyên phải tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi quyết định hình phạt Tòa án phải cân nhắc, xem xét tất cả các tình tiết có trong vụ án để đánh giá chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, Tòa án cũng cần xem xét đến các yếu tố như khách thể; công cụ, phương tiện phạm tội; hoàn cảnh, mục đích phạm tội,….để có thể đưa ra quyết định hình phạt phù hợp đối với người phạm tội. Thứ hai, nội dung của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt cần được thể hiện ở chỗ khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xem xét những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội về: trình độ học vấn, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và chú ý xem xét những tình tiết có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt. Thứ ba, nội dung nguyên tắc cá thể hóa hình phạt còn yêu cầu khi quyết định hình phạt, Tòa án phải xem xét đến các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo vì đây là cơ sở để đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, một số quan điểm còn cho rằng, ngoài ba nguyên tắc đã nghiên cứu còn một nguyên tắc mà Tòa án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt là nguyên tắc công bằng7. Theo nghĩa chung công bằng được hiểu là: “theo đúng lẽ phải, không thiên vị”. Ở nước ta, công bằng đã trở thành một đạo lý tốt đẹp trong đời sống của nhân dân. Tư tưởng công bằng luôn được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thực ra, nếu Tòa án thấm nhuần ý thức pháp luật, tư tưởng nhân đạo và cá thể hóa hình phạt thì tất sẽ quyết định một hình phạt công bằng. Bởi vì, suy cho cùng tư tưởng công bằng cũng không nằm ngoài sự đòi hỏi có được một hình phạt đúng pháp luật, tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, phản ánh đúng dư luận xã hội và có sức thuyết phục cao. Như vậy, tổng hợp hình phạt là một trường hợp đặc biệt của hoạt động quyết định hình phạt nên các nguyên tắc tổng hợp hình phạt có quan hệ chặt chẽ với các nguyên tắc 7 Võ Khánh Vinh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; Đinh Văn Quế, Tội phạm và Hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam, Nxb. Đà Nẵng, 2001. GVHD: Nguyễn Thu Hương 20 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam quyết định hình phạt và có quan hệ biện chứng với các nguyên tắc chung của luật hình sự. Các nguyên tắc tổng hợp hình phạt không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc tổng hợp hình phạt nói riêng mà nó cùng với các nguyên tắc của luật hình sự nói chung sẽ góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. 1.4. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt Tổng hợp hình phạt là một chế định pháp luật hình sự ra đời từ rất sớm trong lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, pháp luật hình sự cũng có những thay đổi, bổ sung để kịp thời điều chỉnh những quan hệ xã hội mới. Trong bối cảnh đó, để đáp ứng đòi hỏi của xã hội, chế định tổng hợp hình phạt đã ngày càng được hoàn thiện hơn. 1.4.1. Giai đoạn từ năm 1945 cho đến trước khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 Trong giai đoạn này, nhìn chung chế định tổng hợp hình phạt chưa được quy định trong các văn bản pháp luật mà mới chỉ được đề cập đến trong các văn bản báo cáo tổng kết công tác của ngành Tòa án và các công văn của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án địa phương về việc xét xử. Các trường hợp tổng hợp cụ thể như sau: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, trong giai đoạn này pháp luật hình sự nước ta chưa có quy định cụ thể về tổng hợp hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội. Chính vì thế, vào những thời điểm khác nhau thì việc tổng hợp hình phạt được các Tòa án thực hiện với nhiều cách thức không thống nhất. Cụ thể như sau: Trước năm 1964, việc quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm nhiều tội thì mặc dù Tòa án đã phân tích, nhận định trong bản án là phạm nhiều tội, tuy nhiên không tuyên án cho từng tội rồi tổng hợp lại thành hình phạt chung mà lại tuyên hình phạt chung cho tất cả các tội. Bên cạnh đó, cũng có Tòa án quyết định hình phạt cụ thể cho mỗi tội rồi tổng hợp thành hình phạt chung buộc bị cáo phải chấp hành. Việc quyết định hình phạt chung cho các tội cũng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như thu hút hình phạt nhẹ vào hình phạt nặng hoặc cộng tất cả các hình phạt đã tuyên cho từng tội lại, hoặc cộng thêm vào hình phạt nặng nhất một phần của các hình phạt đã tuyên. GVHD: Nguyễn Thu Hương 21 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Để khắc phục tình trạng trên, trong Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm 1964, sau khi chỉ ra những thiếu sót mà các Tòa án cần khắc phục, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn các Tòa án cách thức nhận định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội như sau: “Đối với trường hợp bị cáo phạm nhiều tội, khi xét xử nói chung trong những trường hợp thấy cần thiết và có thể, Tòa án nên phân tích, kết luận rõ đối với từng hành vi phạm tội và quyết định hình phạt cho từng hành vi rồi mới quyết định hình phạt chung bắt bị cáo phải chấp hành. Nhưng cũng cần chú ý rằng, đối với những trường hợp tuy bị cáo có nhiều hành vi nhưng mỗi hành vi cũng cấu thành một tội phạm hình sự, nhưng xét thấy việc xét xử về nhiều tội là không cần thiết thì không máy móc phải xét xử hết các tội và xử tổng hợp nhiều tội”. Ngoài ra, trong báo cáo tổng kết năm 1964 này cũng đã nêu ra hai phương pháp tổng hợp hình phạt. Đó là phương pháp cộng hình phạt và thu hút hình phạt với phạm vi áp dụng khác nhau. Mặc dù vậy, sự hướng dẫn này cũng chưa thật sự cụ thể và chi tiết nên đã dẫn đến tình trạng áp dụng không thống nhất. Chính vì thế, ngày 13/9/1973, Tòa án nhân dân tối cao đã ra công văn số 612 hướng dẫn các Tòa án tổng hợp hình phạt trong đó có chỉ rõ thế nào là trường hợp cộng một phần, cộng toàn bộ và thu hút hình phạt. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án thì Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân tối cao năm 1964 cũng đã nêu ra hai trường hợp với cách thức tổng hợp có nhiều điểm tương đồng với các quy định hiện hành với các quy định của Bộ luật hình sự. Cụ thể như sau: “1. Trường hợp bị cáo đang chấp hành hình phạt tù (chưa hết thời hạn) lại bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác mà y phạm phải trước khi hoặc trong khi phạt tù. Đối với trường hợp này, trừ khi bị can bị xử tử hình hoặc tù chung thân, chúng ta cũng có hai cách giải quyết: a) Nếu tội phạm xảy ra từ trước tới nay mới phát hiện và mới đưa ra xét xử, thì sau khi tuyên hình phạt cho tội phạm mới đưa ra xét xử, trên cơ sở hình phạt đã tuyên trong bản án trước và hình phạt mới tuyên, Tòa án nên quyết định theo chủ trương xét xử tổng GVHD: Nguyễn Thu Hương 22 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hợp nói trên, một hình phạt tổng hợp bắt bị can phải chấp hành rồi trừ đi thời gian đã chấp hành, còn lại bắt bị can chấp hành tiếp…. b) Nếu là tội xảy ra trong thời gian đang ở tù thì sau khi tuyên phạt cho tội mới, trên cơ sở phần còn lại của hình phạt cũ và hình phạt mới, Tòa án quyết định một hình phạt bắt bị can phải chấp hành tiếp, không tính thời gian đã chấp hành hình phạt cũ vào….”. Tiếp theo trong Công văn số 612/NCPL ngày 14/9/1973 của Tòa án nhân dân tối cao về việc viết các bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, chế định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được hướng dẫn đầy đủ hơn báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án trước đó. Theo đó thì tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án được chia làm hai loại: trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này và trường hợp một người đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới. Trong trường hợp thứ nhất, thời hạn thi hành hình phạt chung được tính từ ngày bị cáo bắt đầu chấp hành hình phạt của bản án trước. Trong trường hợp thứ hai, thời hạn thi hành hình phạt chung được tính từ ngày tuyên hình phạt chung. Như vậy, cách tính thời hạn chấp hành hình phạt chung nói trên đã thể hiện được thái độ nghiêm khắc hơn của Nhà nước đối với những người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới. Trường hợp tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong khoảng thời gian từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến năm 1975 chưa có văn bản pháp luật hình sự nào chính thức quy định nguyên tắc xử lý, quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Từ sau khi giải phóng miền Nam năm 1975 đến trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985 thì Tòa án nhân dân tối cao đã ra chuyên đề sơ kết kinh nghiệm xét xử các vụ án về người chưa thành niên phạm tội (kèm theo công văn số 37/NCPL ngày 16/01/1976). Nội dung của bản sơ kết này đầy đủ hơn, chi tiết hơn so với những báo cáo tổng kết trước đó nhưng vấn đề tổng hợp hình phạt GVHD: Nguyễn Thu Hương 23 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên trong trường hợp có tội thực hiện trước và có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi lại chỉ được đề cập đến khá sơ lược. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo. Ở nước ta đây là chế định được quy định từ rất sớm. Án treo ra đời và gắn liền với sự ra đời của pháp luật hình sự Việt Nam, được quy định trong một số Sắc lệnh như: Sắc lệnh số 33C/SL (quy định tại Điều IV); Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946. Nội dung chủ yếu của các văn bản này quy định về: hình phạt được hưởng án treo, điều kiện được hưởng án treo, thời gian thử thách và xóa án tích. Trước khi Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 ra đời thì vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo lại phạm tội mới trong thời gian thử thách được quy định tại Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946: “Nếu trong 5 năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước một Tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem thi hành”. Cụ thể như sau: Khi tội phạm mới đưa ra xét xử, không bị phạt tù, người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án (nguyên tắc cùng tồn tại). Nếu tội phạm mới bị xử phạt tù thì phải tổng hợp với hình phạt của bản án cũ. Tiếp đến hướng dẫn tại Thông tư số 2308/NCPL ngày 01/12/1961 thì việc tổng hợp đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách đã có sự thay đổi căn bản như sau: “Nếu trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo lại phạm tội mới cùng tính chất hoặc nặng hơn tội cũ, Tòa án sẽ cộng một phần hay toàn bộ hình phạt cũ vào hình phạt mới để chấp hành”. 1.4.2. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến trước Bộ luật hình sự 1999 Với sự ra đời của Bộ luật hình sự năm 1985 đã đánh dấu bước ngoặc phát triển của lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, do đây là Bộ luật hình sự đầu tiên nên xét về kỹ thuật lập pháp còn có nhiều hạn chế, trong đó có những hạn chế khi quy định về chế định tổng hợp hình phạt. Cụ thể như sau: GVHD: Nguyễn Thu Hương 24 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Đối với vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội: Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật hình sự đã quy định việc áp dụng hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội tại Điều 41: “Khi xét xử cùng một lần người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó quyết định hình phạt chung cho các tội. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên”. Với quy định này đã khắc phục được nhược điểm thiếu nhất quán trong thực tiễn xét xử thời gian trước đó và đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự nước ta. Mặc dù vậy, nhưng sau khi qua một thời gian thực hiện quy định của Điều này cũng bộc lộ bất cập như sau: “Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên”, chính quy định này đã làm hạn chế sự nghiêm khắc của pháp luật đối với những kẻ phạm nhiều tội, đặc biệt là trong trường hợp các tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cao cho xã hội. Để khắc phục bất cập vừa nêu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 đã sửa đổi quy định trên như sau: “Hình phạt chung không vượt quá mức cao nhất của loại hình phạt đã tuyên”. Mặc dù vậy, vẫn chưa có quy định về cách thức tổng hợp hình phạt, do đó đã gây ra những vướng mắc khi áp dụng pháp luật, nhất là trong trường hợp phải tổng hợp các hình phạt khác loại. Đối với vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án. Theo quy định tại Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1985 thì việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án bao gồm hai trường hợp như sau: Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên (quy định tại khoản 1). GVHD: Nguyễn Thu Hương 25 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Trường hợp một người đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình hình phạt đối với tội mới, sau đó cộng với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất mà luật quy định cho loại hình phạt đã tuyên (theo quy định tại khoản 2). Từ quy định này cho thấy đã có sự phân hóa rõ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Từ quy định tại khoản 1 Điều 42 đã cho thấy sự bất hợp lý trong việc quy định: “hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định đối với tội nặng nhất đã phạm và trong phạm vi loại hình phạt đã tuyên”. Quy định này cho thấy, người phạm người phạm nhiều tội cũng có thể bị xử phạt như người phạm một tội. Điều này là sự vi phạm nguyên tắc công bằng trong luật hình sự nói chung và trong tổng hợp hình phạt nói riêng. Và thực tiễn xét xử đã chứng minh trong một số trường hợp, hình phạt chung mà Tòa án tổng hợp không tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm mà bị cáo đã thực hiện. Để khắc phục sự bất hợp lý trên, khoản 1 Điều 42 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự ngày 28/12/1989 được sửa đổi như sau: “Hình phạt chung không được vượt mức cao nhất của loại hình phạt đã tuyên….”. Như vậy, việc sửa đổi này đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử, góp phần có hiệu quả hơn trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, nếu quy định như trên thì hình phạt chung cao nhất đối với hình phạt tù chỉ có thể là 20 năm tù. Do vậy, có ý kiến đề xuất hình phạt chung đối với hình phạt tù có thời hạn nêu cao hơn. Mặc dù vậy, các nhà làm luật cũng chưa dự liệu được hết các trường hợp, do đó có trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án có hiệu lực pháp luật nhưng các bản án này chưa được tổng hợp theo quy định của khoản 1 và khoản 2 Điều 42. Nếu Tòa án không tổng hợp các hình phạt của các bản án này thành hình phạt chung thì có thể dẫn đến tình trạng bỏ sót bản án không đem ra thi hành. Đây cũng là lý do trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ hai Bộ luật hình sự năm 1985 các nhà làm luật đã bổ sung khoản 3 Điều 42 để tổng hợp hình phạt trong trường hợp này. GVHD: Nguyễn Thu Hương 26 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Đối với vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội. Trong Bộ luật hình sự 1985, người chưa thành niên được hiểu là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại chương IV. Vấn đề tổng hợp hình phạt được quy định tại Điều 65 Bộ luật hình sự. Theo đó thì trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt mức hình phạt cao nhất quy định ở Điều 64. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi thì hình phạt chung được áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội. Như vậy, có thể thấy việc quy định về chế định tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội đã rõ ràng hơn, chi tiết hơn nhưng cũng chưa thật hoàn thiện. Vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo. Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự 1985: “Nếu trong thời gian thử thách người bị án treo lại phạm tội mới và bị phạt tù thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42”. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án đã hiểu và vận dụng không thống nhất quy định này nên nhiều trường hợp tổng hợp chưa đúng quy định pháp luật. 1.4.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đến nay Bước vào thập niên 90, hòa vào xu thế phát triển của kinh tế - xã hội đất nước ta có nhiều sự thay đổi. Chính vì sự thay đổi đó làm cho Bộ luật hình sự năm 1985 bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung và kỹ thuật lập pháp nên sự ra đời của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 thay thế cho Bộ luật hình sự năm 1985 là một tất yếu khách quan. Bộ luật hình sự năm 1999 đã có nhiều quy định thể hiện sự thay đổi về chính sách hình sự của Nhà nước ta và cũng thể hiện được sự tiến bộ về kỹ thuật lập pháp. Chế định tổng hợp hình phạt cũng có những thay đổi theo hướng trên. Cụ thể như sau: GVHD: Nguyễn Thu Hương 27 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Đối với tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự thì mức tối đa của hình phạt chung đối với hình phạt tù và cải tạo không giam giữ đã được nâng lên. Đối với tù có thời hạn, hình phạt chung tối đa không quá 30 năm; đối với cải tạo không giam giữ, hình phạt chung tối đa không quá 3 năm. Bên cạnh đó, Bộ luật này còn quy định rõ cách thức tổng hợp hình phạt đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án. Tương tự như đối với tổng hợp hình phạt trong trong trường hợp phạm nhiều tội thì trường hợp tổng hợp trong trường hợp có nhiều bản án được quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999 đã có sự thay đổi so với Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1985. Cụ thể là mức hình phạt tối đa của tù có thời hạn được nâng lên là 30 năm, mức tối đa của cải tạo không giam giữ được nâng lên là 3 năm. Đối với tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội. Trường hợp này cũng có nhiều sửa đổi do việc quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên có nhiều thay đổi cơ bản. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì mức giảm hình phạt áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội nhiều hơn hẳn so với mức giảm hình phạt quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985. Đây chính là một sự thay đổi chính sách hình sự phù hợp với loại chủ thể tội phạm đặc biệt này. Đối với tổng hợp hình phạt trong trường hợp người phạm tội được hưởng án treo. Theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 đã có quy định theo hướng nghiêm khắc hơn quy định tại khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự 1985. Cụ thể: khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự 1985 quy định: “Nếu trong thời gian thử thách, người bị án treo phạm tội mới và bị xử phạt tù thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42”. Trong khi đó, quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 quy định chỉ cần điều kiện “phạm tội mới trong thời gian thử thách” thì sẽ bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới. GVHD: Nguyễn Thu Hương 28 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Tóm lại, chế định tổng hợp hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã được quy định cụ thể hơn các giai đoạn trước. Từ đó đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Mặc dù vậy, những quy định đó cũng chưa thật hoàn thiện nên thực tiễn áp dụng còn gặp phải những vướng mắc đòi hỏi có sự sửa đổi bổ sung cho phù hợp hơn. 1.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về chế định tổng hợp hình phạt Trong những ngành luật khác nhau sẽ có các biện pháp cưỡng chế khác nhau nhữ: cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính,…trong đó cưỡng chế trong lĩnh vực hình sự là nghiêm khắc nhất được thể hiện qua thuật ngữ gọi là “hình phạt” và cũng chỉ có trong lĩnh vực hình sự mới có chế định “tổng hợp hình phạt”. Điều đó, thể hiện sự quan trọng và cần thiết của chế định này. Bởi vì, đây là chế định nghiêm khắc nên có thể tước bỏ quyền và lợi ích của người bị kết án như quyền tụ do, quyền chính trị, quyền sở hữu và thậm chí là quyền sống nên việc nghiên cứu để hiểu rõ bản chất, mục đích và cách thức tổng hợp hình phạt để đưa ra bản án tổng hợp đúng đắn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Như vậy, việc nghiên cứu về chế định tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn khái quát và khách quan hơn về chế định này. Việc tổng hợp hình phạt có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả và mục đích của hình phạt, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội. GVHD: Nguyễn Thu Hương 29 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Tổng hợp hình phạt là chế định đã được hình thành từ khá sớm trong lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam. Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985, việc tổng hợp hình phạt đã được hướng dẫn trong các báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án và các công văn của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án địa phương trong công tác xét xử. Từ khi Bộ luật hình sự 1985 ra đời, chế định tổng hợp hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự và được hướng dẫn thi hành trong các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Qua các lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985, đến Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 và được hướng dẫn thi hành trong các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chế định này đã được quy định hoàn thiện hơn, phù hợp hơn. Trong chương 2 này, người viết sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt trong một số trường hợp cụ thể, bao gồm: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội; Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án; Tổng hơp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo và Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. 2.1. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 2.1.1. Khái niệm về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội “Phạm nhiều tội là trường hợp một người thực hiện một hoặc một số hành vi cấu thành những tội phạm khác nhau được pháp luật hình sự quy định” 8. Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau: 8 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - quyển 1 - Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.428. GVHD: Nguyễn Thu Hương 30 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ nhất, bị cáo bị xét xử một lần về hai tội phạm trở lên. Các tội này có thể được thực hiện cùng một lúc nhưng cũng có thể được thực hiện ở từng thời điểm khác nhau. Thứ hai, các tội phạm đó và hình phạt được quy định ở các điều luật khác nhau của phần các tội phạm nhưng cũng có thể có trường hợp các tội phạm này được quy định ở các khung khác nhau của cùng một điều luật. Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc tố cáo của người khác, đồng thời có hành vi trả thù người tố cáo thì bị xét xử theo hai tội được quy định tại khoản 1 Điều 132 và tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật hình sự hiện hành và hình phạt chung được quyết định trên cơ sở hình phạt đối với từng tội đó. Thứ ba, trong số các tội phạm được đem ra xét xử không có tội phạm nào được xét xử trước đó (nếu có tội đã được xét xử trước đó thì phải áp dụng Điều 51 Bộ luật hình sự để tổng hợp). Thứ tư, các tội phạm đang còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa được đại xá. Trong trường hợp này, Tòa án không chỉ quyết định hình phạt đối với một tội mà còn phải quyết định hình phạt đối với nhiều tội mà bị cáo đã phạm. Trước khi quyết định hình phạt chung cho bị cáo, Tòa án phải tuyên hình phạt riêng cho từng tội. Như vậy, khi quyết định hình phạt đối với từng tội Tòa án vẫn phải tuân thủ các quy định về quyết định hình phạt. Đồng thời, khi tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung thì phải áp dụng các quy định riêng đối với trường hợp phạm nhiều tội. Để tổng hợp hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội thì việc hiểu rõ khái niệm “phạm nhiều tội” là một vấn đề quan trọng. Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, khái niệm này chưa từng được quy định trực tiếp trong Bộ luật hình sự. Trong thực tế xét xử thường gặp những trường hợp sau đây: - Bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau ở các thời điểm khác nhau, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm và nhằm vào mục đích khác nhau, không có quan hệ hữu cơ với nhau thì xử về nhiều tội. Trong trường hợp này dấu hiệu đặc trưng là các hành vi phạm tội có tính chất khác nhau giữa các lần thực hiện hành vi có khoảng cách nhất GVHD: Nguyễn Thu Hương 31 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam định về thời gian. Ví dụ: A có hành vi cố ý đánh K tỷ lệ thương tật là 15%, sau đó A lại có hành vi trộm cắp một dàn máy CD trị giá bảy triệu đồng của M, A bị phát hiện và bị xét xử cùng một lúc về hai tội là Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự và Tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Ta thấy rõ hai hành vi trên không cùng chung một mục đích. Hành vi đánh người mục đích là gây thương tích cho người khác, hành vi trộm cắp mục đích là muốn sở hữu tài sản của người khác. - Bị cáo thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng nhằm vào một mục đích thì: + Nếu tất cả những tội phạm đó đều là tội nghiêm trọng trở lên thì xử về nhiều tội. + Nếu có tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có tội phạm ít nghiêm trọng thì chỉ xét xử những tội phạm nghiêm trọng trở lên, những hành vi khác được xem xét để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo. - Bị cáo có một hành vi phạm tội nhưng cấu thành nhiều tội phạm khác nhau được quy định ở các quy phạm pháp luật khác nhau của Bộ luật hình sự hiện hành9. Ví dụ: Một người dùng súng bắn chết người khác là phạm hai tội: Tội giết người (Điều 93) và Tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230). Như vậy, theo quan điểm người viết: “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 50 Bộ luật hình sự) buộc bị cáo phải chấp hành”. Lưu ý: Cần phân biệt trường hợp phạm nhiều tội với phạm tội kéo dài, phạm tội liên tục và phạm tội nhiều lần Phạm tội kéo dài: là trường hợp về bản chất và hành vi phạm tội kéo dài từ lúc bắt đầu được thực hiện và chỉ kết thúc khi tội phạm bị phát hiện và bắt giữ hoặc người phạm 9 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - quyển 1 - Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.428. GVHD: Nguyễn Thu Hương 32 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam tội chủ động kết thúc việc phạm tội đó. Ví dụ: Tội đào nhiệm bắt đầu khi cán bộ, công chức cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác và kéo dài cho đến khi bị bắt giữ (Điều 288 Bộ luật hình sự năm 1999). Phạm tội liên tục: là trường hợp người phạm tội thực hiện liên tục nhiều hành động phạm tội cùng tính chất đối với cùng đối tượng và vì vậy, chỉ cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Thủ quỹ một cơ quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiều lần lấy tiền của cơ quan về sử dụng cho cá nhân là phạm Tội tham ô tài sản (ở dạng liên tục theo Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999). Phạm tội nhiều lần: là trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội cùng tính chất và cùng xâm hại một khách thể (nhưng không nhất thiết cùng đối tượng) và các hành vi có sự cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Một người hôm nay trộm cắp xe đạp của A, hôm sau lại trộm cắp Honda của B,…là phạm tội trộm cắp nhiều lần. Việc phân biệt như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt. Bởi lẽ, nếu đó không phải là trường hợp phạm nhiều tội thì sẽ dẫn đến định tội danh sai và quyết định hình phạt cũng như tổng hợp hình phạt sẽ sai. Chính vì thế, khi xét xử, Tòa án phải hết sức chú ý vấn đề này. 2.1.2. Cách thức tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Việc tổng hợp hình phạt phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định như sau: Đối với các phương pháp tổng hợp hình phạt (chính) trong trường hợp phạm nhiều tội: Phương pháp thu hút Đây là phương pháp được áp dụng trong trường hợp trong số các loại hình phạt đã tuyên có hình phạt tử hình hoặc tù chung thân hoặc cả hai thì lấy hình phạt cao nhất làm hình phạt chung. Như vậy, nguyên tắc này được áp dụng trong trường hợp không thể cộng hết các hình phạt lại với nhau do có một trong các hình phạt đã tuyên là hình phạt nặng nhất trong hệ thống hình phạt hay do các hình phạt không thể cùng chấp hành. GVHD: Nguyễn Thu Hương 33 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Ví dụ: Bị cáo A phạm tội hiếp dâm và giết người. Khi xét xử Tòa án tuyên tử hình đối với tội giết người và mười năm tù đối với tội hiếp dâm. Như vậy, hình phạt chung đối với bị cáo A trong trường hợp này là tử hình. Hoặc chẳng hạn, bị cáo B phạm tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác và tội cướp tài sản. Khi xét xử Tòa án tuyên hình phạt tù chung thân đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và bảy năm đối với tội cướp tài sản. Trong trường hợp này, hình phạt chung được tổng hợp cho bị cáo B sẽ là tù chung thân. Phương pháp cộng hình phạt Đối với hình phạt chính thì ngoài phương pháp thu hút thì còn phương pháp cộng hình phạt. Vì vậy, khi quyết định hình phạt Tòa án cần chú ý và xem xét, căn nhắc kỹ về các phương pháp tổng hợp hình phạt. Về phương pháp cộng hình phạt thì có hai phương pháp cộng hình phạt mà chúng ta cần lưu ý như sau: Cộng hình phạt cùng loại: Đây là nguyên tắc cho phép cộng toàn bộ các hình phạt với nhau (hình phạt sau khi đã cộng không vượt quá giới hạn mà luật cho phép đối với loại hình phạt đó). Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp hình phạt chung nhỏ hơn hoặc bằng mức cao nhất mà luật định cho việc tổng hợp hình phạt đối với loại hình phạt đã tuyên nhưng phải cùng loại với nhau, cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn. Nghĩa là, sau khi tuyên các hình phạt nếu là cùng loại đối với từng tội phạm cụ thể rồi tổng hợp các hình phạt cùng loại đó lại nhưng không vượt mức cao nhất của loại hình phạt (theo quy định tại Điều 50), tức là đối với hình phạt cải tạo không giam giữ thì không quá ba năm, còn đối với tù có thời hạn thì không quá ba mươi năm. Nếu khi tổng hợp các hình phạt đã tuyên mà vượt quá ba năm đối với cải tạo không giam giữ hoặc vượt quá ba mươi năm đối với tù có thời hạn thì Tòa án sẽ vận dụng phương pháp cộng một phần hình phạt mà thôi. Ví dụ: A bị Tòa án tuyên phạt hai mươi năm tù về tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 133 và mười lăm năm tù về tội cướp giật tài sản theo khoản 4 Điều 136 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này, hình phạt chung mà bị cáo phải chấp hành đáng lẽ ra là ba mươi lăm năm tù nhưng do hình phạt GVHD: Nguyễn Thu Hương 34 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam chung không được vượt quá ba mươi năm nên Tòa án chỉ tổng hợp hình phạt chung mà bị cáo phải chấp hành là ba mươi năm tù. Cộng hình phạt khác loại: Trong hệ thống hình phạt chính, nếu các hình phạt được quyết định là khác loại thì chỉ có thể xảy ra trường hợp cùng tồn tại hai hình phạt cùng một lúc đó là tù có thời hạn và cải tạo không giam giữ. Bởi vì, nếu có hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình thì đã sử dụng phương pháp thu hút; cảnh cáo và trục xuất không có gì để tổng hợp với hình phạt khác; bên cạnh đó, hình phạt tiền cũng không tổng hợp với các hình phạt khác. Trong trường hợp này, hình phạt cải tạo không giam giữ được đổi sang hình phạt tù (chỉ có một chiều) theo tỷ lệ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù và tổng hợp hình phạt theo quy định chung. Đối với hình phạt bổ sung - Tòa án quyết định một hoặc một số hình phạt bổ sung chung trong giới hạn loại hình phạt đó cho tất cả các tội phạm. Khác với hình phạt chính thì hình phạt bổ sung không có sự tổng hợp mà đối với mỗi loại tội phạm thì có thể có những hình phạt bổ sung khác nhau mà bắt buộc người bị kết án phải chấp hành. Trong trường hợp phạm nhiều tội này thì Tòa án có thể quyết định hình phạt bổ sung cho tất cả các tội nhưng phải trong giới hạn loại hình phạt đó mà luật quy định hợp lý và tương xứng với hành vi phạm tội đó. - Tòa án quyết định hình phạt bổ sung riêng cho từng tội phạm. Ngoài phương án quyết định hình phạt bổ sung cho các tội phạm thì Tòa án có thể quyết định hình phạt bổ sung cho từng tội rồi người bị kết án vẫn phải chấp hành các hình phạt bổ sung. Trong cả hai trường hợp trên, người bị kết án phải chấp hành một lúc nhiều hình phạt bổ sung mà không có sự tổng hợp. Cần lưu ý là, hình phạt tiền không được tổng hợp với các loại hình phạt khác mà được cộng lại với nhau rồi chấp hành độc lập. Đối với hình phạt trục xuất cũng không tổng hợp hình phạt mà người kết án phải chấp hành độc lập với các hình phạt bổ sung khác. GVHD: Nguyễn Thu Hương 35 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Về cách thức tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội cần lưu ý trước khi tổng hợp và quyết định hình phạt chung cho các tội thì Tòa án phải quyết định hình phạt cho từng tội. Việc tuyên hình phạt cho từng tội sau đó mới tổng hợp thành hình phạt chung có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể như sau: Thứ nhất, việc tuyên hình phạt cho từng tội sẽ đảm bảo cho hình phạt tuyên tương xứng với từng tội mà bị cáo đã thực hiện để hình phạt chung sau khi được tổng hợp sẽ là hình phạt tương xứng với hành vi mà bị cáo đã thực hiện. Khi đó, bị cáo mới chấp hành và mục đích của việc tổng hợp hình phạt mới đạt được. Thứ hai, chỉ khi quyết định hình phạt cho từng tội đúng thì Tòa án mới có thể tổng hợp đúng. Như vậy, việc quyết định hình phạt cho từng tội là bước tạo tiền đề cho Tòa án trước khi tiến hành tổng hợp hình phạt cho các tội. Thứ ba, việc quyết định hình phạt của các tội tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án cấp trên phát hiện những sai sót trong quá trình xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án của Tòa án cấp dưới, đồng thời nó cũng là cơ sở để xem xét việc áp dụng các chế định khác như chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm…. Tóm lại, tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là một trong những chế định của luật hình sự, có giá trị đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án. Việc nắm vững và nhận thức đúng đắn các trường hợp thuộc trường hợp phạm nhiều tội là hết sức quan trọng của Tòa án. Cơ sở pháp lý của việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này chính là các căn cứ quyết định hình phạt với tính chất là những đòi hỏi của pháp luật có tính chất bắt buộc Tòa án phải tuân thủ khi quyết định hình phạt nhằm đảm bảo đạt được các mục đích của hình phạt khi áp dụng đối với người phạm nhiều tội. Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về trường hợp phạm nhiều tội để Tòa án có được một quyết định phù hợp với nhân thân người phạm tội và khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội. GVHD: Nguyễn Thu Hương 36 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 2.2. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án 2.2.1. Khái niệm tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án Trong trường hợp một người phạm nhiều tội, về nguyên tắc tất cả các tội phạm đều phải bị đưa ra xét xử. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy rằng, không phải trong tất cả các trường hợp phạm nhiều tội đều được phát hiện và đưa ra xét xử cùng một lần. Có trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án có hiệu lực pháp luật thì họ lại bị đưa ra xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này. Trong trường hợp khác, bị cáo đang chấp hành một bản án có hiệu lực pháp luật lại phạm tội mới. Ngoài ra, còn có trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp. Các trường hợp này là nội dung của vấn đề tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định trong Bộ luật hình sự. Về thực chất, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án cũng là quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội nhưng chỉ khác nhau ở chỗ là các tội được đưa ra xét xử ở các thời điểm khác nhau. Vì thế, việc quyết định hình phạt chung trong trường hợp này được thực hiện giống như quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, tức là Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đang được xét xử và sau đó cộng với hình phạt của bản án trước theo quy định của Điều 50 Bộ luật hình sự. Như vậy, có thể hiểu: “Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án là việc Tòa án quyết định cho người phạm tội một hình phạt chung trong trường hợp người đó bị tuyên nhiều hình phạt trong nhiều bản án khác nhau”. 2.2.2. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án trong trường hợp cụ thể 2.2.2.1. Trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội phạm đã thực hiện trước khi có bản án này Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự thì: “Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 Bộ luật này. GVHD: Nguyễn Thu Hương 37 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.” Như vậy, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này tuân thủ theo quy định tại Điều 50 về tổng hợp hình phạt, nghĩa là vẫn có thể xảy ra hai trường hợp là thu hút hoặc cộng hình phạt. Đối với trường hợp thu hút thì không có gì để bàn vì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình. Do đó, Điều luật quy định “thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung” chỉ xảy ra với trường hợp cộng hình phạt 10. Phương pháp cộng hình phạt này được áp dụng trong trường hợp hình phạt chung nhỏ hơn hoặc bằng mức cao nhất mà luật định cho việc tổng hợp hình phạt đối với loại hình phạt đã tuyên (cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn; nếu vừa là cải tạo không giam giữ vừa là tù có thời hạn thì phải chuyển đổi hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn để cùng loại theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù giam) để tổng hợp hình phạt. Trong trường hợp này, sau khi Tòa án quyết định hình phạt cho tội đang bị xét xử rồi cộng với hình phạt của bản án đang chấp hành theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự (tức là đối với hình phạt cải tạo không giam giữ thì không quá ba năm, còn đối với tù có thời hạn thì không quá ba mươi năm). Tiếp đó, Tòa án lấy hình phạt chung trừ đi thời gian mà người bị kết án đã chấp hành, phần còn lại của hình phạt tuyên buộc người bị kết án phải chấp hành. Ví dụ: A phạm tội bức tử vào tháng 8 năm 2010 và bị Tòa án tỉnh H áp dụng khoản 2 Điều 100 tuyên phạt năm năm tù giam. A đang chấp hành hình phạt được một năm thì lại bị phát hiện trước đó tháng 7 năm 2009 A còn phạm tội trộm cắp và lại bị tỉnh H đem ra xét xử, A bị tuyên năm năm tù giam về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 138. Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên mười năm tù nhưng do A đã chấp hành được một năm nên hình phạt chung mà A phải chịu là chín năm tù. 10 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – quyển 1 – Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 432. GVHD: Nguyễn Thu Hương 38 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Trong trường hợp này, cũng cần làm rõ khái niệm “một người đang phải chấp hành một bản án”. Bởi vì, có nhiều ý kiến cho rằng, một người đang phải chấp hành một bản án tức là người đó phải đang thực tế chấp hành bản án đó. Do vậy, một người mặc dù phải chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng thực tế chưa chấp hành, mà bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì không tổng hợp hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Đây là cách hiểu chưa chính xác. Bởi vì, một người đang phải chấp hành hình phạt được hiểu là người đó đang có nghĩa vụ phải chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật nghĩa là cả trường hợp người đó đã bắt đầu việc chấp hành hình phạt của bản án đó nhưng chưa chấp hành xong và kể cả trường hợp người đó chưa bắt đầu chấp hành hình phạt của bản án đã có hiệu lực pháp luật đó. Bên cạnh đó, một người đang chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật nghĩa là người đó đã có hành vi phạm tội, đã bị Nhà nước tỏ thái độ lên án, giáo dục và họ đang phải chịu những nghĩa vụ pháp lý nhất định nên việc người bị kết án chưa thực tế chấp hành hình phạt cũng không thể chứng minh họ có nhân thân tốt. Chính vì thế, việc Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 51 để tổng hợp hình phạt là sự đánh giá toàn diện nhất thái độ của Nhà nước đối với nhân thân người bị kết án. Bên cạnh đó, cần làm rõ quy định sau: “Thời gian đã chấp hành của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung”. Như vậy, vấn đề đặt ra là thời gian đã chấp hành của bản án trước có bao gồm thời gian bị cáo bị tạm giữ, tạm giam hay không? Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 31 Bộ luật hình sự thì: “…. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.” Theo quy định tại đoạn 2 Điều 33 Bộ luật hình sự thì: “Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù”. Từ hai quy định trên, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự có thể thấy rằng luật đã gián tiếp quy định thời gian người bị kết án bị tạm giữ, tạm giam GVHD: Nguyễn Thu Hương 39 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Trong thực tiễn áp dụng, các Tòa án đều trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt chung của người bị kết án bằng cách tính thời hạn chấp hành hình phạt chung từ ngày tạm giữ, tạm giam. Nếu thời gian tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù không liền nhau thì tính thời hạn chấp hành hình phạt chung từ thời điểm bắt giam sau cùng, thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam trước đó được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Như vậy, có thể thấy để đảm bảo tính khoa học và lôgic trong Bộ luật hình sự thì không cần thiết phải quy định thêm việc phải trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt chung ở khoản 1 Điều 51 trong Bộ luật hình sự vì thực chất luật đã có quy định ở đoạn 2 khoản 1 Điều 31 và đoạn 2 Điều 33. Một vấn đề cần lưu ý nữa là khi áp dụng khoản 1 Điều 51 thì vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp hình phạt của bản án trước là cải tạo không giam giữ, của bản án sau là tù có thời hạn. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ quy đổi toàn bộ hình phạt cải tạo không giam giữ của bản án trước thành hình phạt tù theo tỷ lệ 3:1, nghĩa là cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù; sau đó trừ đi hình phạt tù đã được đổi từ cải tạo không giam giữ vào hình phạt tù chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường trừ thời gian chấp hành hình phạt trước rồi mới tổng hợp sau. Nếu tổng hợp như vậy thì trường hợp hình phạt của các bản án tổng hợp lại là trên ba mươi năm tù sẽ gây thiệt hại cho người phạm tội. 2.2.2.2. Trường hợp một người đang chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới Theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự thì: “Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 Bộ luật này”. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, các trường hợp phạm tội thuộc các khoản đó có những điểm giống và khác nhau. Những điểm giống nhau GVHD: Nguyễn Thu Hương 40 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam thể hiện ở chỗ: đều là những hình thức phạm tội thuộc chế định nhiều tội phạm; đã có ít nhất một bản án đã có hiệu lựa pháp luật về một trong số các tội đã phạm; bị cáo bị đưa ra xét xử về tội phạm khác trong khi đang phải chấp hành một bản án. Tuy nhiên cũng có điểm khác nhau cơ bản thể hiện bản chất của chúng đó là thời điểm phạm tội. Trường hợp phạm tội theo khoản 1 Điều 51, các tội được thực hiện trước khi có bản án nhưng vì lý do nào đó mà cơ quan chức năng chưa phát hiện được hết các tội hoặc đã phát hiện hết các tội nhưng trong quá trình điều tra phải tách ra để xử lý sau hoặc các tội này do các Tòa án khác nhau xét xử. Do vậy, các tội phạm đó không được xét xử cùng một lần. Còn theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, tội phạm mới được thực hiện khi người phạm tội đang chấp hành một bản án. Do sự khác nhau này mà cách thức tổng hợp cũng khác nhau. Có thể thấy người phạm tội trong thời gian đang chấp hành bản án mà phạm tội mới là trường hợp phạm tội nguy hiểm hơn so với trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà bị xét xử về một tội phạm đã thực hiện trước khi có bản án này. Bởi vì, một người đang phải chấp hành một bản án, khi đó đã được Nhà nước tỏ thái độ không chấp nhận đối với hành vi phạm tội của họ nhưng họ lại không chịu cải tạo, giáo dục mà lại đi vào con đường phạm tội mới. Chính vì thế, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này phải thể hiện tính nghiêm khắc hơn so với các trường hợp khác. Tòa án quyết định hình phạt cho một hoặc các tội đang xét xử trong trường hợp phạm tội mới, sau đó cộng hình phạt và các hình phạt đã tuyên đối với hình phạt chưa chấp hành của bản án trước. Hình phạt chung không được vượt quá giới hạn quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này, nếu tính cả thời hạn hình phạt mà bị cáo đã chấp hành của bản án trước với hình phạt của bản án mới thì thời hạn hình phạt chung mà bị cáo thực tế phải chấp hành có thể trên ba mươi năm tù. Ví dụ: A phạm tội giết người và đã bị Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 93 tuyên phạt bị cáo A hai mươi năm tù giam. Chấp hành hình phạt được bốn năm A lại phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và bị Tòa án áp dụng khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự và bị tuyên phạt mười lăm năm tù. Trong trường hợp GVHD: Nguyễn Thu Hương 41 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam này, hình phạt chung mà bị cáo A phải chấp hành là ba mươi năm nhưng thực tế A phải chấp hành ba mươi bốn năm tù. 2.2.2.3. Trong trường hợp một người chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp Khi xem xét quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự: “Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này” thì trường hợp này khác so với hai trường hợp ở khoản 1, khoản 2 ở chỗ: Trường hợp này bị cáo đã có nhiều bản án có hiệu lực pháp luật nhưng các bản án này chưa được tổng hợp thành hình phạt chung. Do vậy, Tòa án cần thiết phải tổng hợp hình phạt chung buộc bị cáo phải chấp hành. Còn trường hợp quy định ở khoản 1, khoản 2 Điều 51, bị cáo đang phải chấp hành một bản án lại bị đưa ra xét xử về một hay nhiều tội phạm khác (tội cũ hoặc tội mới) và hình phạt tổng hợp được tuyên ở bản án thứ hai. Nghĩa là: - Nếu bản án sau tuyên hình phạt về tội xảy ra trước khi có bản án đang phải chấp hành thì tổng hợp theo khoản 1. Ví dụ: Ngày 20/8/2011 H phạm tội buôn lậu theo khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự và đến ngày 15/10/2011 thì bị Tòa án tỉnh Y tuyên phạt ba năm tù giam. Chấp hành hình phạt được một năm H đã bỏ trốn sang tỉnh M. Ngày 15/11/2012, H đã bị Tòa án tỉnh M xét xử về tội cho vay nặng lãi theo khoản 2 Điều 163 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt ba năm tù (Tội này được thực hiện vào năm 2010). Tuy nhiên, do Tòa án tỉnh M không biết H đang phải chấp hành một bản án khác nên đã không tổng hợp hình phạt mà chỉ buộc bị cáo chấp hành hình phạt là ba năm tù. Sau đó, Tòa án tỉnh M đã phát hiện ra là trước đó H đang chấp hành hình phạt tù ở tỉnh Y được một năm. Chính vì thế, căn cứ vào khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự Tòa án tỉnh M đã ra quyết định tổng hợp hình phạt chung của bị cáo H là sáu năm tù và thời gian chấp hành hình phạt của bản án trước là một năm sẽ được trừ vào hình phạt chung. Như vậy, thời gian mà H phải chấp hành hình phạt tù còn lại là năm năm. GVHD: Nguyễn Thu Hương 42 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam - Nếu bản án sau tuyên hình phạt về tội xảy ra trong khi đang chấp hành một bản án thì tổng hợp theo khoản 2. Ví dụ: A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án tỉnh H tuyên phạt bảy năm tù giam (theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự). Khi chấp hành hình phạt được một năm A đã bỏ trốn sang tỉnh K và đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên bị Tòa án tỉnh K tuyên phạt bốn năm tù giam (theo khoản 2 Điều 104). Tuy nhiên, do Tòa án ở tỉnh K không biết A đang phải chấp hành một bản án khác nên đã không tổng hợp hình phạt mà chỉ buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt là bốn năm tù. Sau đó, Tòa án ở tỉnh K đã phát hiện ra là trước đó A đang chấp hành hình phạt tù ở tỉnh H được một năm. Chính vì thế, căn cứ vào khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự Tòa án ở tỉnh K đã ra quyết định tổng hợp hình phạt của tội phạm mới là bốn năm tù với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước là sáu năm tù và buộc A phải chấp hành hình phạt chung là mười năm tù. Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3 còn khác ở khoản 1, khoản 2 ở chỗ: Chủ thể tổng hợp hình phạt theo khoản 3 là Chánh án Tòa án và các bản án đều đã có hiệu lực pháp luật. Việc quy định về trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử. Bởi vì, trong thực tế, khi xét xử vì một số lý do khách và chủ quan mà Tòa án chưa tổng hợp hình phạt của các bản án nên việc quy định này sẽ khắc phục được những thiếu sót của Tòa án và đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của Điều 51 Bộ luật hình sự thì việc tổng hợp hình phạt của bản án đang xét xử với hình phạt của bản án khác đã có hiệu lực pháp luật. Cần chú ý hai trường hợp sau: Một là, nếu bị cáo đã bị đưa ra xét xử trong hai vụ án khác nhau thì Tòa án xét xử sau phải đợi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án trước rồi mới tổ chức xét xử vụ án sau. Nếu bản án trước không bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thì Tòa án xét xử vụ án sau thực hiện việc quyết định hình phạt chung cho cả hai bản án; GVHD: Nguyễn Thu Hương 43 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Hai là, nếu bản án trước bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án xét xử sơ thẩm sau chỉ quyết định hình phạt đối với tội mà mình xét xử. Việc tổng hợp hình phạt chung của hai bản án sẽ do Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện. Trường hợp bản án trước đã được xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sau thực hiện việc tổng hợp hình phạt theo quy định chung11. 2.3. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo 2.3.1. Khái quát về án treo 2.3.1.1. Khái niệm án treo Án treo là một chế định pháp lý mà không phải quốc gia nào cũng có. Khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 để ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, trong quá trình soạn thảo và thông qua, cũng có nhiều ý kiến đề nghị bỏ chế định “án treo”, vì đã có hình phạt cải tạo không giam giữ cũng “tương tự” như án treo. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc, xem xét tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở nước ta nên cuối cùng, Quốc hội vẫn đồng ý giữ lại chế định “án treo” trong Bộ luật hình sự12. Án treo là một chế định ra đời từ rất sớm trong lịch sử xây dựng, phát triển và hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, lần đầu tiên chế định án treo được quy định tại Điều 10, sắc lệnh số 21/SL ngày 14/12/1946 và bản chất pháp lý của án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Sau đó, được sửa đổi, bổ sung ở một số văn bản pháp luật hình sự đơn hành và các văn bản hướng dẫn pháp luật khác, như sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 hoặc Thông tư hướng dẫn số 19/TATC ngày 02/10/1974 của Tòa án nhân dân tối cao lại giải thích: Án treo phải được xem là một hình thức xử nhẹ hơn tù giam – tức án treo là một hình phạt. Cho đến khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời chế định án treo được quy định tại Điều 44 và nay được quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự thì án treo lại được coi là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Cụ thể, Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định án treo như sau: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, 11 Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.164. 12 Tòa án nhân dân tối cao, Một số vấn đề về “Tổng hợp hình phạt tù với án treo”, Đinh Văn Quế, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=18085979& article_details=1 [ngày truy cập 04/8/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 44 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. “Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo một thời gian thử thách nhất định đối với người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện do pháp luật hình sự quy định” 13. Như vậy, án treo không phải là hình phạt vì nó không nằm trong hệ thống hình phạt mà là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù khi có những điều kiện nhất định. Án treo là một chế định của pháp luật hình sự thể hiện tính nhân đạo, có tác dụng khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của xã hội, tự lao động và cải tạo trở thành người lương thiện, đồng thời cảnh cáo họ nếu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới, thì buộc phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo của bản án trước14. 2.3.1.2. Các căn cứ cho hưởng án treo Từ quy định của Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo thì chỉ áp dụng đối với những người bị kết án phạt tù khi có những căn cứ sau đây: Thứ nhất, về mức phạt tù không quá ba năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trong theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự. Mức phạt tù chính là căn cứ đầu tiên để Tòa án xem xét cho người bị kết án tù có được hưởng án treo hay không. Những người bị Tòa án tuyên phạt tù không quá ba năm, không kể tội đã phạm là tội gì đều có thể được xem xét cho hưởng án treo Thứ hai, về nhân thân người phạm tội. Người được hưởng án treo phải là người có nhân thân tương đối tốt. Vì những đặc điểm nhân thân của người phạm tội không chỉ là căn cứ quan trọng của quyết định hình phạt mà còn là căn cứ cần thiết để xem xét người phạm tội với điều kiện cụ thể có khả năng tự giáo dục, cải tạo hay không để quyết định 13 Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo sau đại học, Sđd, tr.810. 14 Phạm Văn Beo, Luật Hình sự Việt Nam - quyển 1- Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.472. GVHD: Nguyễn Thu Hương 45 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam cho hưởng án treo. Người phạm tội được coi là có nhân thân tương đối tốt phải là người chấp hành đúng chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của bản thân với tư cách là thành viên trong xã hội, chưa có tiền án, tiền sự. Đối với những người có tiền án, tiền sự, nếu xét thấy tính chất của tiền án, tiền sự cùng với tính chất của tội phạm mới thực hiện và các căn cứ khác thấy không cần bắt chấp hành hình phạt tù thì cũng có thể cho hưởng án treo nhưng phải hết sức chặt chẽ15. Thứ ba, có nơi cư trú rõ ràng. Thứ tư, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Thứ năm, có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng. 2.3.1.3. Điều kiện của án treo Do án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện nên khi người bị kết án phạt tù sẽ được miễn chấp hành hình phạt với điều kiện trong thời gian thử thách họ không được phạm tội mới. Vì thế, khi có người bị kết án được hưởng án treo, Tòa án phải tuyên thời gian thử thách. Không được tuyên cho hưởng án treo mà không kèm theo thời gian thử thách. Án treo chỉ có ý nghĩa khi cho người bị kết án thời gian thử thách vì có thời gian thử thách thì người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của gia đình và xã hội, tự lao động và cải tạo trở thành người lương thiện; đồng thời, cảnh cáo họ nếu trong thời gian thử thách mà phạm tội mới thì buộc phải chấp hành hình phạt tù đã được hưởng án treo của bản án trước. Ấn định thời gian thử thách: “Khi cho người bị xử phạt tù hưởng 15 Xem Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo. GVHD: Nguyễn Thu Hương 46 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần thời gian mức phạt tù, nhưng không được dưới một năm và không được quá năm năm” 16. Có thể thấy, việc áp dụng đúng đắn các quy định về án treo sẽ có tác dụng tốt là không bắt người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội mà cũng đạt được mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội; nhưng nếu áp dụng không đúng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt như: không phát huy được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự cải tạo để trở thành người tốt, không thể hiện được tính công minh của pháp luật, không được nhân dân đồng tình ủng hộ, không đề cao được tác dụng giáo dục riêng và phòng ngừa chung. 2.3.2. Quy định cụ thể về tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo 2.3.2.1. Quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 5 thì: “1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.... 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.” Và nội dung của Điều luật này một lần nữa được nhắc lại trong Nghị quyết số 01/2013/NQ – HĐTP ngày 06/11/2013 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo. Cụ thể tại Điều 6 Nghị quyết này quy định: “Trường hợp người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu họ đã bị tạm 16 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo. GVHD: Nguyễn Thu Hương 47 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam giam, tạm giữ thì thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Như vậy, theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự thì người nào được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách (không phân biệt tội cố ý hay vô ý) thì đều bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự. Mặc dù, quy định này tương đối nghiêm khắc hơn so với quy định tại điểm 5 Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng lại hợp lý hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng chống tái phạm tội hình sự trong tình hình hiện nay. Bởi vì, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì chỉ cần điều kiện “phạm tội mới trong thời gian thử thách” không kể tội gì, do lỗi cố ý hay vô ý, có bị áp dụng hình phạt tù hay không, cũng đã đủ điều kiện loại bỏ quyền được hưởng án treo của người bị kết án. Ví dụ: Ngày 10/01/2014, Trần Văn K phạm tội cản trở giao thông đường bộ (khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự) và bị Tòa án tuyên phạt sáu tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là một năm. Đến ngày 25/7/2014, Trần Văn K phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù giam (khoản 1 Điều 108 Bộ luật hình sự). Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt để Trần Văn K chấp hành. Có thể thấy rằng: Trong trường hợp này, trong thời gian thử thách Trần Văn K đã phạm tội mới với lỗi vô ý thì cũng bị xử phạt tù giam chứ không được tiếp tục hưởng án treo. Bộ luật hình sự cũng không có điều khoản nào quy định về tổng hợp hình phạt tù với án treo. Về khoa học, không có cái gọi là tổng hợp hình phạt tù với án treo. Vì thế, trong khi nói cũng như viết, nhất là khi trao đổi về những vấn đề mang tính khoa học pháp lý, không nên dùng từ “tổng hợp hình phạt tù với án treo”. Khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự chỉ quy định: “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”, chứ không quy định tổng hợp hình phạt tù với án treo. Điều 50, 51 Bộ luật hình sự cũng chỉ quy định tổng hợp hình phạt cùng loại hoặc khác loại, chứ không có quy định tổng hợp GVHD: Nguyễn Thu Hương 48 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hình phạt tù với án treo. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều bản án không tuyên như vậy mà thường tuyên “tắt” như: Áp dụng khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự....xử phạt Nguyễn Văn A bốn năm tù về tội trộm cắp tài sản, tổng hợp hình phạt với một năm tù treo của bản án bản án số 01/2011/HS-ST ngày 10-01-2010 TAND huyện H; buộc Nguyễn Văn A phải chấp hành hình phạt chung là năm năm tù, thời hạn tù tính từ ngày... Cách tuyên này làm cho nhiều người ngộ nhận rằng có việc “tổng hợp hình phạt tù với án treo”. Ngoài ra, cần lưu ý một số trường hợp sau: - Nếu tội phạm mới bị Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ thì phải tiến hành đổi từ cải tạo không giam giữ sang tù có thời hạn để tổng hợp với hình phạt của bản án trước thành hình phạt chung theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù. Ví dụ: H phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo khoản 1 Điều 228 Bộ luật hình sự và bị tuyên phạt một năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là hai năm. Một năm sau đó, H lại phạm tội quảng cáo gian dối theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt ba mươi sáu tháng cải tạo không giam giữ. Trong trường hợp này Tòa án sẽ chuyển đổi ba mươi sáu tháng cải tạo không giam giữ thành tù có thời hạn là bằng mười hai tháng tù giam và tổng hợp hình phạt chung mà H phải chấp hành là hai năm tù giam. - Nếu tội mới bị Tòa án tuyên phạt tù có thời hạn thì bị cáo buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung. Ví dụ: K phạm tội cố ý là trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là bốn năm. Trong thời gian thử thách, K lại phạm tội hủy hoại rừng theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù giam. Trong trường hợp này, hình phạt chung mà K phải chấp hành là bốn năm tù giam. - Nếu tội mới bị Tòa án tuyên phạt là phạt tiền thì người bị kết án phải đồng thời chấp hành hai hình phạt của hai bản án. Ví dụ: M phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo khoản 1 Điều 192 và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là bốn năm. Trong thời gian thử thách, M lại GVHD: Nguyễn Thu Hương 49 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và bị Tòa án tuyên phạt mười triệu đồng. Trường hợp này, Tòa án sẽ buộc M phải chấp hành đồng thời hai hình phạt của hai bản án. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý trường hợp người được hưởng án treo có hành vi vi phạm trong thời gian thử thách. Sau đó, kết thúc thời gian thử thách họ mới bị phát hiện hành vi phạm tội trong thời gian thử thách thì trường hợp này cần phân biệt: Một là, trường hợp còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự, thì áp dụng khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự để buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và hình phạt của bản án mới (sau khi tổng hợp hình phạt của ha bản án). Hai là, trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 23 Bộ luật hình sự, thì không có căn cứ để truy tố xét xử họ17. Việc quyết định của Tòa án buộc một người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt với bản án mới là quy định bắt buộc đối với người được hưởng án treo. Nó có ý nghĩa là đề cao phòng ngừa tội phạm và giáo dục nghiêm khắc người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách. 2.3.2.2. Quy định của pháp luật về trường hợp người được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người đang được hưởng án treo, sau đó lại phát hiện họ có hành vi phạm một tội khác mà hành vi xảy ra trước khi có bản án treo. Trong trường hợp này nếu người đó lại bị xét xử thì có có nhiều quan điểm cho rằng: “Trong trường hợp một người đã được Tòa án cho hưởng án treo sau đó lại bị phát hiện về hành vi phạm tội xảy ra trước khi có bản án treo và lại được Tòa án cho hưởng án treo một lần nữa thì Tòa án không được tổng hợp các bản án treo. Trong trường hợp này, cả 17 Nguyễn Thị Minh Thu, Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ 1 tháng 10/2011, tr. 25. GVHD: Nguyễn Thu Hương 50 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hai bản án treo đều song song tồn tại và người bị kết án đồng thời phải chấp hành cả hai bản án treo”. Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP ngày 08/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại điểm 2 mục IV đó là: “... Nếu trong thời gian thử thách người được hưởng án treo lại bị phạt tù về tội đã thực hiện trước khi bị phạt tù và được hưởng án treo thì tùy trường hợp, Tòa án có thể cho hoặc không cho hưởng án treo một lần nữa. Nếu Tòa án không cho hưởng án treo một lần nữa và người bị kết án chấp hành hình phạt tù trong thời gian thử thách của án treo thì thời gian chấp hành hình phạt tù được tính vào thời gian thử thách của án treo. Nếu cho người bị kết án hưởng án treo một lần nữa, thì Tòa án tổng hợp hình phạt tù của hai bản án. Trong trường hợp này cần chú ý là chỉ khi hình phạt chung của hai bản án không vượt quá năm năm tù thì mới cho hưởng án treo và thời gian thử thách không dưới một năm, không được quá năm năm và không được ít hơn mức hình phạt chung....”. Như vậy, có thể thấy đây là quy định hướng dẫn có tính tùy nghi, bởi vì, việc cho hưởng án treo nữa hay không là thuộc quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, Nghị quyết này là hướng dẫn Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985. Đến nay, đã được thay thế bởi Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 và hướng dẫn về án treo quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 cũng đã có sự thay đổi. Ngày 02/10/2007 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQHĐTP hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự 1999, trong đó có hướng dẫn về việc áp dụng án treo, nhưng không hướng dẫn việc tổng hợp hình phạt của các bản án cho hưởng án treo sau đó ấn định thời gian thử thách chung của hai bản án. Nghị quyết số 01/2013/NQ – HĐTP ngày 06/11/2013 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về án treo. Cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết này quy định: “Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tòa án xét xử, quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần nữa. Người phạm tội GVHD: Nguyễn Thu Hương 51 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đồng thời phải chấp hành hai bản án. Việc thi hành bản án trong trường hợp này do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Luật thi hành án hình sự”. Từ quy định hướng dẫn này cho thấy: Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì bắt buộc “không cho hưởng án treo một lần nữa”. Quy định này không còn mang tính chất tùy nghi như các quy định trước đó “....Tòa án có thể cho hoặc không cho hưởng án treo một lần nữa....”. Ví dụ: Ngày 15/01/2014, Nguyễn Văn A phạm tội chống người thi hành công vụ. Ngày 20/4/2014, Nguyễn Văn A bị Tòa án nhân dân huyện H tuyên phạt sáu tháng tù về tội Chống người thi hành công vụ nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là một năm. Sau khi bị kết án và bản án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan cảnh sát điều tra lại phát hiện trước đó, ngày 12/12/2013, Nguyễn Văn A còn phạm tội trộm cắp tài sản và bị truy tố ra Tòa án huyện K. Đối với trường hợp này, khi xét xử Tòa án huyện K sẽ không cho Nguyễn Văn A hưởng án treo nữa. Nếu bản án của Tòa án huyện K không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật thì Nguyễn Văn A phải chấp hành đồng thời hai bản án. Tóm lại, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện – một chế định thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự. Tuy nhiên, nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung. Trường hợp người được hưởng án treo lại bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần nữa. Người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án. GVHD: Nguyễn Thu Hương 52 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 2.4. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội 2.4.1. Sơ lược về người chưa thành niên phạm tội Khái niệm người chưa thành niên Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định cụ thể về độ tuổi của người chưa thành niên. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Pháp lệnh xử lý vi phạm Hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật trên đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về người chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người thành niên”. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên phạm tội là người chưa tròn 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định đó là tội phạm. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì chỉ những người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi18. Dĩ nhiên, người này phải không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh nào khác dẫn đến mất khả năng điều khiển hành vi. Bởi vì, một người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh nào khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi bị xem là không thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội phạm. Như vậy, người chưa thành niên phạm tội phải thỏa các điều kiện sau đây: Một là, họ là người chưa thành niên, có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dứoi 18 tuổi. Hai là, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. 18 Theo quy định tại Điều 68 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. GVHD: Nguyễn Thu Hương 53 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Ba là, đã thực hiện hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm. Bốn là, có lỗi khi thực hiện hành vi phạm tội. Trên thực tế, người chưa thành niên ở độ tuổi này còn đang ở trong giai đoạn phát triển cả về trí lực, thể lực. Do đó họ chưa thể có một nhân sinh quan và thế giới quan về cuộc sống xã hội như người đã trưởng thành. Trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao. Họ có xu hướng muốn tự khẳng định, được tôn trọng, dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão, thiếu tính thực tế, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương, nhưng lại dễ thay đổi, thích nghi, dễ uốn nắn. Trong các đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên nổi bật là họ dễ bị người khác dụ dỗ kích động, thúc đẩy vào việc thực hiện tội phạm nhưng do ý thức phạm tội của họ chưa cao và chưa chắc chắn nên cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ thành người có ích cho xã hội. Chính vì thế, để giáo dục, cải tạo người chưa thành niên phạm tội cần kết hợp chặt chẽ sự giáo dục của gia đình, Nhà trường, tổ chức xã hội với chính quyền xã, phường, thị trấn. Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và yêu cầu của việc phòng chống tội phạm của người chưa thành niên, Bộ luật hình sự quy định những nguyên tắc đặc thù về xử lý người chưa thành niên phạm tội19, bao gồm: Thứ nhất, việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. 19 Điều 69 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. GVHD: Nguyễn Thu Hương 54 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ hai, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. Thứ tư, khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. Thứ năm, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. Thứ sáu, án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Trong luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt. Đây là những yếu tố cần phải được xem xét, cân nhắc thận trọng trong quá trình xử lý vụ án để có biện pháp xử lý thích hợp, vừa bảo đảm được mục đích răn đe, phòng ngừa vừa góp phần giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội sửa chữa lỗi lầm và phát triển lành mạnh. GVHD: Nguyễn Thu Hương 55 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 2.4.2. Quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, việc tổng hợp hình phạt được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự như sau: “Đối với người phạm nhiều tội, có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: 1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này. 2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.” Theo đó, để tổng hợp hình phạt được trong trường hợp này thì Tòa án phải xác định hai vấn đề sau, đó là: xác định tội nặng nhất và thời điểm tội nặng nhất đó khi người chưa thành niên đã đủ 18 tuổi hay chưa. Để xác định tội nặng nhất cần phải dựa vào không chỉ Điều luật mà còn khoản của Điều luật được áp dụng. Mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với tội nào, thì tội đó được coi là nặng nhất; nếu mức cao nhất bằng nhau thì phải xem trong mức tối thiểu của khung hình phạt áp dụng đối với các tội phạm; mức tối thiểu áp dụng đối với tội nào cao nhất, thì tội đó được coi là nặng nhất 20. Cụ thể, để xác định tội nặng hơn tội nào hay tội nào là nặng nhất thì theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần 2 Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như sau: 20 Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.228. GVHD: Nguyễn Thu Hương 56 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam + Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn. Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 93 quy định tội giết người có hình phạt nặng nhất là tử hình, còn tại Điều 104 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có hình phạt nặng nhất là tù chung thân. Vậy tội giết người là tội nặng hơn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. + Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn. Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 98 quy định về tội vô ý là chết người có hình phạt nặng nhất là mười năm tù, còn tại Điều 103 quy định về Tội đe dọa giết người có hình phạt nặng nhất là bảy năm tù. Vậy Tội vô ý giết người nặng hơn Tội đe dọa giết người. + Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn. Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 93 quy định về Tội giết người có hình phạt nặng nhất là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, còn tại Điều 342 quy định về Tội chống loài người có hình phạt nặng nhất là phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vì Tội giết người có mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn Tội chống loài người nên Tội giết người nặng hơn Tội chống loài người. + Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định loại hình phạt chính khác nhẹ hơn (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì tội đó nhẹ hơn. Nếu điều luật cùng quy định các loại hình phạt GVHD: Nguyễn Thu Hương 57 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam như nhau, nhưng có mức cao nhất, mức khởi điểm khác nhau thì việc xác định tội nặng hơn, tội nhẹ hơn được thực hiện tương tự như hai trường hợp đầu tiên ở trên. Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 253 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có mức hình phạt tù khởi điểm là bảy năm tù, có mức hình phạt tù cao nhất là mười lăm năm tù, còn tại Điều 256 quy định về Tội mua dâm người chưa thành niên cũng có mức hình phạt tù khởi điểm là bảy năm tù, có mức tù cao nhất là mười lăm năm tù. Tuy nhiên, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng trong khi đó Tội mua dâm người chưa thành niên chỉ có thể phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng. Vậy Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nặng hơn Tội mua dâm người chưa thành niên. + Trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là tội đó nặng hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như nhau, nhưng đối với tội này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung có thể áp dụng, thì tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng hơn. Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại khoản 2 Điều 102 quy định về tội không giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khuynh hướng hình phạt chính là phạt tù từ một đến năm năm, còn tại khoản 2 Điều 105 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng cũng có khung hình phạt chính là phạt tù từ một đến năm năm. Nhưng đối với Tội không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lại có thêm quy định là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến ba năm. Vậy Tội không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nặng hơn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp xác định được tội nặng nhất mà người chưa thành niên thực hiện khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 75 được đưa về thực hiện như Điều 50 để quyết định hình phạt chung. GVHD: Nguyễn Thu Hương 58 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Trong trường hợp khi xác định tội nặng nhất người chưa thành niên thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi thì áp dụng khoản 1 Điều 75 để tổng hợp. Khi căn cứ vào Điều 74 và khoản 1 Điều 75 có thể thấy: Người chưa thành niên phạm tội được chia làm hai độ tuổi. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mỗi độ tuổi có đường lối xử lý khác nhau. Cụ thể như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không vượt quá mười hai năm tù (nếu Điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình) hoặc một phần hai (1/2) mức phạt tù (nếu là tù có thời hạn) mà Điều luật quy định (áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) và không vượt quá mười tám năm tù (nếu Điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình) hoặc ba phần tư (3/4) mức phạt tù (nếu là tù có thời hạn) mà Điều luật quy định (áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi). Về hình phạt bổ sung, thì nếu người chưa thành niên phạm nhiều tội mà các tội đều thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi thì không áp dụng hình phạt bổ sung, còn nếu người chưa thành niên phạm nhiều tội mà có tội thực hiện khi người đó từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ áp dụng một trong các hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự. Quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội có ý nghĩa rất to lớn, nó thể hiện xuyên suốt tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự ưu tiên đối với người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, về nhận thức xã hội và cuộc sống. Đồng thời, thể hiện nguyên tắc xử lý là giáo dục, phòng ngừa là chính, bảo đảm sự phát triển lành mạnh cho người chưa thành niên phạm tội. GVHD: Nguyễn Thu Hương 59 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Chương 3 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT Tổng hợp hình phạt là một chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam, có vai trò lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc nghiên cứu để hoàn thiện chế định tổng hợp hình phạt là nhiệm vụ của khoa học luật hình sự. Mặc dù, Bộ luật hình sự hiện hành đã có quy định về chế định này, tuy nhiên xét về mặt nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp các quy định đó chưa hoàn thiện và điều đó đã dẫn đến một số vướng mắc trong quá trình áp dụng. Chính vì thế, việc tìm ra thực trạng, những vướng mắc bất cập và giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết. 3.1. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hình sự về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 3.1.1. Những bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Trong thời gian qua, việc áp dụng pháp luật để tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo đã được các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta tiến hành nghiêm chỉnh. Đối với những vụ án mà bị cáo bị xét xử về nhiều tội, khi tổng hợp hình phạt Hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt. Nhìn chung, có nhiều vụ án đã được tổng hợp hình phạt chính xác, công bằng tương xứng với từng hành vi phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, phạm nhiều tội là trường hợp tương đối đa dạng và việc xử lý các trường hợp này cũng tương đối phức tạp cho nên trong thực tiễn tổng hợp hình phạt còn nhiều khó khăn, thiếu sót. Bộ luật hình sự nước ta mặc dù đưa ra quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50) nhưng lại không định nghĩa pháp lý về phạm nhiều tội, tương tự như vậy các trường hợp phạm tội nhiều lần cũng không có các định nghĩa cụ thể nên trong thực tiễn xét xử đã gặp không ít khó khăn và không thống nhất về khái niệm này để có thể áp dụng và xác định một cách chính xác trường hợp phạm nhiều tội khi quyết định hình phạt. Có những trường hợp người phạm tội phạm cùng một tội trong những khoảng thời gian khác nhau, phạm tội có từ hai lần trở lên (ví dụ: hai lần trộm cắp tài sản, hai lần lừa GVHD: Nguyễn Thu Hương 60 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đảo chiếm đoạt tài sản,…) mà mỗi lần phạm tội đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng chưa xét xử, chưa kết án thì không được xem là phạm nhiều tội mà nó thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần. Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử...”21. Theo tác giả Lê Văn Cảm thì: “Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng Bộ luật hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử”22. Vụ án: Khoảng 22 giờ ngày 30-5, NLT (19 tuổi) rủ NAH (15 tuổi) đi tìm ai có tài sản sơ hở để cướp. H. đồng ý và cả hai chạy xe máy chở nhau đi lòng vòng ở một quận thuộc TP Đà Nẵng tìm “con mồi”. Sau đó, T. và H. phát hiện một đôi nam nữ đang ngồi tâm sự bên lề đường. T. bèn nhảy xuống xe, dùng nón bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu chàng trai bắt đưa tài sản. Quá sợ hãi, chàng trai này đã đưa hai chiếc điện thoại di động của mình cho H. Lúc này trên tay cô gái cũng đang cầm một chiếc điện thoại, H. giật nhưng cô gái giằng lại nên H. không lấy được. Sau đó T. và H. lên xe bỏ đi. Đi được khoảng hơn 100 m, H. rủ T. “quay lại lấy điện thoại của con kia”, T. đồng ý. Quay lại, T. tiếp tục giơ mũ bảo hiểm đe dọa hai nạn nhân, sau đó H. giật chiếc điện thoại trên tay cô gái rồi cả hai lên xe bỏ đi23. Như vậy, 21 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (phần chung), Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 293. Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 390. 23 Dương Hằng, Cướp xong cướp tiếp, phạm tội mấy lần, http://plo.vn/phap-luat/cuop-xong-cuop-tiep-pham-toi-maylan-509844.html [truy cập ngày 21/21/2014]. 22 GVHD: Nguyễn Thu Hương 61 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam trong trường hợp này, T. và H. phạm một tội là cướp tài sản nhiều lần chứ không phải phạm nhiều tội. Bởi vì phạm tội thì có nhiều trường hợp phạm tội và mỗi trường hợp thì cần có những quy định riêng để có quyết định hình phạt đúng đắn, hiệu quả và phù hợp với hành vi phạm tội nên đòi hỏi chúng ta cần phân biệt từng trường hợp cụ thể. Chính vì Bộ luật hình sự nước ta không có quy định về khái niệm phạm nhiều tội nên cũng không thể tránh khỏi tình trạng hiểu sai và vận dụng không đúng dẫn đến quyết định hình phạt sai sót, chưa phân biệt được rõ ràng với những trường hợp phạm tội nhiều lần. Vì vậy, việc bổ sung quy định về khái niệm phạm nhiều tội là hết sức cần thiết và kịp thời trong giai đoạn hiện nay. Một vấn đề cần lưu ý khi xem xét về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là về mức hình phạt tổng hợp của loại hình phạt tù có thời hạn. Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự thì hình phạt chung đối với loại hình phạt tù có mức tối đa là ba mươi năm. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng Điều 50 quy định mức hình phạt tổng hợp trong trường hợp phạm nhiều tội đối với hình phạt tù ba mươi năm là mâu thuẫn với Điều 33 Bộ luật hình sự. “Điều 33 quy định hai mươi năm là mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn trong khi đó mục a khoản 1 Điều 50 lại quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt tù với hình phạt tối đa là ba mươi năm đối với người phạm tội.” Ý kiến khác lại cho rằng Điều 50 không mâu thuẫn với Điều 33. Theo quy định tại Điều 33: “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời gian nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm….”, người viết đồng quan điểm với ý kiến này, bởi vì, Điều 33 chỉ khống chế mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn là hai mươi năm trong trường hợp người phạm một tội chứ không bao gồm cả trường hợp phạm nhiều tội. Do đó, quy định tại Điều 50 về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội GVHD: Nguyễn Thu Hương 62 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam không chịu sự ràng buộc của quy định tại Điều 33 về mức hình phạt tối đa của tù có thời hạn nên hai Điều luật này không có gì mâu thuẫn. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là một trường hợp đặc biệt của hoạt động quyết định hình phạt. Xét về mặt kỹ thuật lập pháp, quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999 so với các quy định trước đó là một tiến bộ vượt bậc. Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này ngoài đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa khi quy định rõ giới hạn chung đối với từng loại hình phạt còn đảm bảo được nguyên tắc nhân đạo khi quy định về giới hạn cao nhất đối với từng loại hình phạt khi tổng hợp, cụ thể: “Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn”. 3.1.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Trong luật hình sự Việt Nam thì chế định phạm nhiều tội là một vấn đề khó và phức tạp. Khái niệm phạm nhiều tội là cơ sở pháp lý để phân biệt người phạm nhiều tội với người phạm một tội, phân biệt trường hợp phạm nhiều tội với trường hợp phạm tội nhiều lần cũng như với các trường hợp phạm tội khác mà chúng ta cần phải hiểu và áp dụng một cách thống nhất, chặt chẽ. Từ những khó khăn, thiếu sót của việc không có định nghĩa pháp lý của phạm nhiều tội, người viết xin kiến nghị nên bổ sung vào Phần chung Bộ luật hình sự về khái niêm phạm nhiều tội theo hướng là: “Phạm nhiều tội là trường hợp một người phạm nhiều tội khác nhau trong cùng một thời gian hoặc trong nhiều thời gian khác nhau, nhưng chưa bị Tòa án đưa ra xét xử hay kết án về bất cứ tội nào, nay Tòa án đưa người phạm tội ra xét xử cùng một lần về nhiều tội đó”. Người viết nhận thấy rằng, việc bổ sung khái niệm phạm nhiều tội vào Phần chung Bộ luật hình sự là kịp thời và hết sức cần thiết nhằm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chặt chẽ góp phần hoàn thiện hơn Bộ luật hình sự Việt Nam. GVHD: Nguyễn Thu Hương 63 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 3.2. Những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án 3.2.1. Những vướng mắc, bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự là một trường hợp đặc biệt của hoạt động quyết định hình phạt. Tính chất đặc biệt của trường hợp này là Tòa án phải tổng hợp hình phạt trên cơ sở nhiều bản án khác nhau. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đã được quy định bao gồm ba trường hợp: trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại bị đem ra xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án đó; trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại phạm tội mới và bị đem ra xét xử; trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án có hiệu lực pháp luật mà hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp. Việc quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án có nhiều ưu việt tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, bất cập sau: Một là, chưa có quy định về trường hợp tổng hợp hình phạt trong trường hợp một người đang có bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì lại phạm tội mới nên Tòa án sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng tổng hợp hình phạt trong trường hợp này. Như chúng ta biết không phải bản án được Tòa án tuyên sẽ có hiệu lực pháp luật ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới có hiệu lực pháp luật. Có nhiều trường hợp Tòa án vừa mới tuyên hình phạt cho bị cáo trong thời gian đợi bản án có hiệu lực pháp luật, bị cáo lại phạm tội mới. Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Tòa án tuyên phạt một năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Trong thời gian được tại ngoại và bản án chưa có hiệu lực pháp luật Nguyễn Văn A lại phạm tội Cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự. Có thể thấy trường hợp này ý thức chấp hành pháp luật của người phạm tội là chưa tốt, chưa có thái độ ăn năn hối cải, chưa có ý thức cải tạo trở thành người có ích cho xã hội “ngựa quen đường cũ”; vì vậy, phải xử lý nghiêm để họ GVHD: Nguyễn Thu Hương 64 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam nhận thức được sự sai trái của mình. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự chưa có quy định về trường hợp này nên Tòa án còn lúng túng khi xử lý. Bởi vì: Việc tổng hợp hình phạt theo khoản 1 Điều 51 chỉ được thực hiện trong trường hợp người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã thực hiện trước khi có bản án này. Người đang có bản án chưa có hiệu lực pháp luật mà lại phạm tội mới, tức là phạm tội sau khi có bản án này. Do vậy, khi xét xử về tội mới, mặc dù bản án trước đã có hiệu lực pháp luật, nhưng cũng không thể tổng hợp hình phạt theo khoản 1 Điều 51 được. Bên cạnh đó, việc tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 51 chỉ được thực hiện trong trường hợp người đang có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà lại phạm tội mới. Trong trường hợp người đang có bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì chưa có nghĩa vụ chấp hành bản án này nên cũng không thể tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 51. Hai là, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 dùng cụm từ “tổng hợp các bản án” là chưa chính xác, bởi vì đây là trường hợp tổng hợp “hình phạt” của các bản án chứ không phải là tổng hợp các bản án. Chính vì thế, cần thay đổi cụm từ “tổng hợp các bản án” bằng cụm từ “tổng hợp hình phạt của các bản án” cho chính xác hơn đồng thời cũng sẽ thống nhất với tên gọi của Điều luật. Bên cạnh đó, mỗi trường hợp theo khoản 3 Điều 51, Chánh án Tòa án chỉ có thể tổng hợp theo khoản 1 “hoặc” khoản 2 mà thôi. Trong khi đó, khoản 3 Điều 51 lại quy định “….Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 “và” khoản 2”. Từ “và” trong trường hợp này được hiểu là phải tuân theo đồng thời cả 2 quy định của khoản này, trong khi đó, Chánh an Tòa án chỉ cần tổng hợp theo một trong hai khoản này. Bởi vì, việc tổng hợp hình phạt tại khoản 1, khoản 2 là trong những trường hợp phạm tội khác nhau và việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp quy định tại khoản 2 thể hiện tính nghiêm khắc hơn so với khoản 1. 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án Thực tế, đến khi xét xử người phạm tội mới trong thời gian bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì bản án trước đó đã có hiệu lực pháp luật nên Tòa án phải tổng hợp hình phạt của tội đang xét xử với hình phạt của bản án trước. Đây là trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án. Trường hợp bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì sau khi các bản GVHD: Nguyễn Thu Hương 65 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án căn cứ vào khoản 3 Điều 51 để tổng hợp hình phạt theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều luật này. Chính vì lý do pháp luật hình sự chưa có quy định đầy đủ, cụ thể về trường hợp tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Vì vậy, người viết xin đưa ra một số giải pháp như sau: Một là, cần bổ sung vào Bộ luật hình sự quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp người phạm tội mới trong thời gian bản án chưa có hiệu lực pháp luật theo hướng áp dụng khoản 2 Điều 51. Bởi lẽ, người đã bị kết án mà tiếp tục phạm tội thì chứng tỏ người này đã không chịu ăn năn hối cải, hình phạt đã tuyên chưa phát huy được tác dụng giáo dục, phòng ngừa đối với người đã bị kết án. Chính vì thế, nên tổng hợp theo khoản 2 Điều 51 để thể hiện sự lên án, trừng trị nghiêm khắc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Hai là, cần thay đổi cụm từ “tổng hợp các bản án” bằng cụm từ “tổng hợp hình phạt của các bản án”, thay từ “và” bằng từ “hoặc” tại khoản 3 cho chính xác hơn. Như vậy, Điều 51 có thể được sửa đổi, bổ sung như sau: “….2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc đang có bản án nhưng chưa có hiệu lực pháp luật mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp hình phạt các bản án theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này.” 3.3. Thực trạng, những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo 3.3.1. Thực trạng và những vướng mắc, bất cập Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, duy trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều cách: giáo dục tư tưởng, tổ chức kinh tế xã hội và bằng sự tác động của pháp luật trong đó có luật hình sự. Thông qua việc áp dụng hình phạt, luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi GVHD: Nguyễn Thu Hương 66 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam ích của Nhà nước và của xã hội. Tuy vậy, việc truy cứu trách nhiệm, kết tội, xử phạt và buộc người phạm tội chấp hành một phần hay toàn bộ hình phạt không phải là biện pháp duy nhất thực hiện các nhiệm vụ của luật hình sự. Trong một số trường hợp nhất định, mục đích giáo dục và cải tạo người phạm tội sẽ đạt hiệu quả tốt hơn bằng biện pháp tác động hình sự khác. Xuất phát từ luật hình sự Việt Nam và mục đích của hình phạt thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm án treo là chế định pháp luật hình sự có lịch sử từ lâu và được xét xử áp dụng nhiều năm nay. Là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã hội đến người phạm tội, án treo ngày càng được khẳng định bởi tính ưu việt của nó. Chế định này biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà giữa sự cưỡng chế của Nhà nước với sự tác động của xã hội trong việc trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, chế định án treo đã bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt lập pháp cũng như cách vận dụng, đặc biệt là trường hợp tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo. Mặc dù, việc tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo đã có những quy định trong Bộ luật hình sự và cả những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, bất cập như sau: Việc ấn định thời gian thử thách của án treo cho người phạm tội là một điều kiện để thử thách người phạm tội. Nếu trong thừoi gian thử thách này người phạm tội thực hiện tốt thì không phải chấp hành hình phạt tù, nhưng nếu trong thời gian thử thách mà người phạm tội lại phạm tội mới thì Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước tức là, chấp hành hình phạt tù và tổng hợp với hình phạt của bản án mới, và hình phạt của bản án mới không được cho hưởng án treo một lần nữa. Trong thực tiễn chúng ta thấy, có trường hợp cho người phạm tội hưởng hai bản án treo rồi tổng hợp hai bản án treo lại thành bản án chung . Vụ án: Chiều ngày 03/6/2010, Nguyễn Trọng Bình cùng với ba người trộm của T một máy tính xách tay (trị giá 8 triệu đồng). Trong thời gian chờ xét xử, tối ngày 11/10, Bình lại tiếp tục trộm anh N một xe máy (trị giá 4 triệu đồng). Ngày 22/6, Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) mở phiên tòa xét xử vụ trộm cắp ngày 03/6/2010 tuyên phạt Bình sáu tháng tù treo. Tiếp đó, ngày 03/8 Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa xử GVHD: Nguyễn Thu Hương 67 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam vụ trộm cắp xe máy tuyên phạt Bình chín tháng tù treo. Tổng hợp hai bản án, Tòa phạt tù mười lăm tháng tù treo24. Ngoài ra, khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo còn có vướng mắc nữa là: một người đang thi hành bản án treo lại phạm tội mới trong thời gian thử thách nhưng được miễn trách nhiệm hình sự thì có buộc họ phải chấp hành hình phạt tù mà họ đang được hưởng án treo hay không25. Bộ luật hình sự quy định người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (khoản 5 Điều 60) nên Tòa án buộc người đang được hưởng án treo phải chấp hành bản án phạt tù mà họ đang được hưởng án treo mặc dù tội mới được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vì tội mới được miễn trách nhiệm hình sự mà theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP-TANDTC thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 Bộ luật hình sự. Trong khi đó, Điều 50 và Điều 51 không có quy định về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với tù được hưởng án treo. Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự người phạm tội mới trong thời gian thử thách tuy được miễn trách nhiệm hình sự vẫn phải chấp hành bản án mà họ đang được hưởng án treo. Bởi vì, họ đã thực sự có hành vi phạm tội và với mọi loại tội phạm cũng như với mọi hình phạt. Việc Tòa án có tổng hợp hình phạt hay không, tùy thuộc vào quyết định hình phạt hay miễn hình phạt và hình phạt của tội phạm mới thực hiện như thế nào. Nếu người phạm tội chỉ bị phạt tiền thì người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tiền, đồng thời phải chấp hành hình phạt tù mà họ đã được hưởng án treo và dù có bị áp dụng hình phạt hay không thì vẫn được coi là phạm tội mới. Với tinh thần đó, tuy người phạm tội mới trong thời gian thử thách mà được miễn trách nhiệm hình sự vẫn được coi là vi phạm điều kiện thử thách của bản án treo theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự. Do đó, buộc họ phải chấp hành bản án phạt tù cũng là có cơ sở. Bởi lẽ, có 24 Xuân Long, Hai án treo, tổng hợp hay chấp hành song song, http://plo.vn/phap-luat/hai-an-treo-tong-hop-haychap-hanh-song-song-101775.html [truy cập ngày 22/10/2014]. 25 Lê Đăng Doanh, Trường Đại học luật Hà Nội, Án treo – Một số vấn đề cần trao đổi và hướng dẫn thi hành, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 3-2011 (Số 6), tr.13. GVHD: Nguyễn Thu Hương 68 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam như thế mới đảm bảo được tính răn đe, tính giáo dục của bản án treo đối với người phạm tội. Dẫu vậy, để đảm bảo áp dụng thống nhất thì trường hợp này cần phải có quy định cụ thể hơn về nội dung áp dụng trong việc buộc người đang hưởng án treo phải chấp hành bản án phạt tù khi phạm tội mới trong thời gian thử thách mà tội mới đó lại được miễn trách nhiệm hình sự. 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo Để đảm bảo áp dụng thống nhất trường hợp một người đang thi hành bản án treo lại phạm tội mới trong thời gian thử thách nhưng lại được miễn trách nhiệm hình sự thì cần phải có quy định rõ ràng. Cụ thể, có thể bổ sung tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự như sau: “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này. Trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách mà tội phạm mới được miễn trách nhiệm hình sự thì vẫn buộc người đang hưởng án treo chấp hành hình phạt tù của bản án treo được hưởng trước đó”. 3.4. Thực trạng, những vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội 3.4.1. Thực trạng và những vướng mắc, bất cập Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội là một tiến bộ trong lịch sử lập pháp hình sự, là một sự bổ sung cần thiết trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Đất nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập. Nền kinh tế thị trường đang chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế này chính là nguyên nhân dẫn đến diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm trong đó có tình hình người chưa thành niên phạm tội. Từ khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực, trong tổng số bị cáo bị xét xử số bị cáo là người chưa thành niên luôn chiếm trên 5% và con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, giai đoạn từ năm GVHD: Nguyễn Thu Hương 69 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 2007 đến hết 2013, so với tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn quốc thì số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm gần 20%. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó26. Như vậy, trong 6 năm qua, bình quân mỗi năm có trên 10.000 vụ án, với hơn 15.000 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội. Bình quân mỗi ngày xảy ra trên 30 vụ án với gần 40 đối tượng. Với mỗi vụ án, hầu hết những tội phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiều tội danh. Trong đó có những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, với những đối tượng vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ án chấn động dư luận xã hội mà hung thủ là những người chưa thành niên. Thậm chí, không ít trong số đó phạm cùng một lúc 2-3 hành vi đặc biệt nguy hiểm như cướp của, giết người,…Do tại thời điểm phạm tội, các em chưa đủ 18 tuổi nên không phải chịu khung hình phạt cao nhất dành cho tội danh đã phạm. Trong thời gian vừa qua, dư luận rất bất bình với những hành vi giết người không ghê tay của những đối tượng Lê Văn Luyện, Lê Ngọc Chung. Cả hai đối tượng này đều gây ra hai vụ thảm sát giết nhiều người và phạm một lúc cả hai tội là giết người và cướp tài sản, trong đó hành vi giết người của chúng đều đáng bị xử với mức án cao nhất là đến tử hình song chúng chỉ phải chịu mức án cao nhất là mười tám năm tù vì lý do chúng đều chưa đủ 18 tuổi. Hay vụ Nguyễn Văn Ngọc ở Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh đã có hành vi giết người cướp xe máy song cũng chỉ xử bị cáo 12 năm tù vì khi phạm tội bị cáo chưa 26 VietBao.vn (Theo Công lý), Tội phạm vị thành niên những con số đáng lo ngại, http://vietbao.vn/An-ninh-Phapluat/Toi-pham-vi-thanh-nien-nhung-con-so-dang-lo-ngai/2131793150/218/ [truy cập ngày 11/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 70 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đủ 16 tuổi27. Mặc dù, dư luận bất bình với những hành vi phạm tội “man rợ” và “hình phạt quá thấp”, không tương xứng với hành vi phạm tội của các đối tượng là người chưa thành niên. Tuy nhiên, như đã đề cập mục đích của hình phạt không phải chỉ dừng lại ở việc trừng trị người phạm tội mà còn cải tạo, giáo dục họ tái hòa nhập cộng đồng sau thừoi gian chấp hành hình phạt, bên cạnh đó, do người chưa thành niên là chủ thể đặc biệt, sự phát triển tâm sinh lý chưa ổn định nên đôi lúc không làm chủ được bản thân nên đã thực hiện những hành vi phạm tội. Việc tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội thấp hơn đối với người đã thành niên cũng là để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Trong luật hình sự Việt Nam, người chưa thành niên phạm tội là một chủ thể đặc biệt. Vì vậy, quyết định hình phạt nói chung và tổng hợp hình phạt nói riêng đối với người chưa thành niên phạm tội cũng là một trường hợp đặc biệt. Tính chất đặc biệt ở chỗ: ngoài việc phải tuân thủ các quy định chung để quyết định hình phạt hay tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Tòa án còn phải căn cứ vào các quy định tại chương X Bộ luật hình sự. Như vậy, Bộ luật hình sự đã có những quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, khi nghiên cứu vấn đề về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, người viết nhận thấy vấn đề này còn một số bất cập, vướng mắc sau: Thứ nhất, Bộ luật hình sự chưa có quy định và các cơ quan hữu quan cũng chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp tổng hợp khi các tội phạm đều thực hiện trước thời điểm 18 tuổi nên còn nhiều đường lối xử lý và những quan điểm khác nhau. Vụ án: Ngày 26/9/2004, Trần Ngọc Long (sinh ngày 15/6/1989) đi cùng nhóm bạn và uống cà phê khu cư xá Thanh Đa (phường 27, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh). Long có đem theo 26 triệu đồng để trong yên xe máy. Khi về nhà, Long phát hiện tiền đã bị kẻ trộm mở khóa yên lấy mất. Ngày hôm sau, qua nguồn tin riêng, Long biết được thủ phạm kẻ trộm là Kỳ và Nhân. Tuy nhiên, Long không đi trình báo công an mà tự 27 Phạm Minh Tuyên, Một số vấn đề về sửa đổi bổ sung phần chung Bộ luật hình sự 1999, http://tandbacninh.gov.vn/bai-viet-chuyen-mon/mot-so-van-de-ve-sua-doi-bo-sung-phan-chung-bo-luat-hinh-sunam-1999-222.html [Truy cập ngày 03/10/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 71 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam mình đến khống chế bắt Nhân chở về nhà mình. Sau đó, Long hỏi Nhân có lấy tiền của mình không để buộc Nhân trả lại. Tuy nhiên, Nhân không nhận đã lấy tiền của Long. Tức giận, Long lấy dao đâm chết Nhân rồi bỏ trốn. Ngyà 21/9/2006, vì mẹ của Khả Vy (15 tuổi) thiếu tiền Long (Long cho vay) nên Long ép Vy phải về chổ ở của mình. Tại nơi ở của mình, Long cưỡng ép Vy phải giao cấu với mình để trừ nợ cho mẹ. Vì sợ Long đòi nợ mẹ nên Vy đồng ý giao cấu với Long. Ngày 13/6/2008, Long uống rượu say, đánh một người đi đường gây thương tích 15% và bị bắt. Trong vụ án này, Long phạm tổng cộng là ba tội, trong đó, tội nặng nhất là tội giết người được thực hiện lúc Long trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Căn cứ pháp lý để giải quyết là Điều 75 Bộ luật hình sự và việc áp dụng Điều luật này có hai quan điểm giải quyết vụ án trên như sau 28: Quan điểm thứ nhất cho rằng, do tội nặng nhất được Long thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi nên hình phạt cao nhất sau khi tổng hợp cho Long không được vượt quá 18 năm tù (mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự). Quan điểm thứ hai cho rằng, mức hình phạt cao nhất của Long sau khi tổng hợp không quá 12 năm tù. Bởi vì, theo quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự thì đối với người chưa thành niên có hai nhóm người chưa thành niên là nhóm từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và nhóm từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Do vậy, khi tổng hợp hình phạt thì giới hạn mức cao nhất cũng phải tính theo quy định này, tức là phải chia thành hai nhóm để xem xét tội nặng nhất được thực hiện ở độ tuổi nào (giai đoạn nào) mà xác định mức hình phạt cao nhất. Từ những vướng mắc, bất cập trên đòi hỏi cần có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội để có được quyết định hình phạt công bằng và hiệu quả. Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Bộ luật hình sự thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật hình sự là chưa phù hợp. Bởi lẽ, mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật hình sự là áp dụng đối với một tội phạm và nó làm cơ sở để quyết định hình phạt đối với từng tội 28 Phạm Văn Beo, Hai ý kiến về quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 197, tháng 6/2011, tr.51-54. GVHD: Nguyễn Thu Hương 72 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam phạm cụ thể nên trường hợp phạm nhiều tội thì mức hình phạt chung sau khi tổng hợp có thể sẽ cao hơn, như thế mới đảm bảo tính công bằng và sự bình đẳng. Trong những điều kiện như nhau thì người phạm nhiều tội phải bị xử lý nghiêm khắc hơn so với người phạm một tội. Căn cứ vào quy định tại Điều 74 và khoản 1 Điều 75 có thể hiểu: Nếu tội nặng nhất khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt chung không được vượt quá mười hai năm hoặc một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định (đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) và không được vượt quá mười tám năm hoặc ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định (đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi). Theo người viết, quy định tại Điều 74 sẽ được áp dụng cho trường hợp người chưa thành niên phạm một tội, trong khi đó quy định tại khoản 1 Điều 75 lại được áp dụng để tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội. Như vậy, đã có sự “đánh đồng” giữa hai trường hợp này với nhau. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc một người chưa thành niên phạm nhiều tội (có thể các tội đó có mức độ nguy hiểm tương đương nhau) cũng chỉ bị tuyên mức hình phạt cao nhất không cao hơn so với một người chưa thành niên pham một tội. Chẳng hạn: A 15 tuổi phạm tội cướp tài sản theo khoản 3 Điều 133 và tội cưỡng đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 135, trong khi đó B cũng 15 tuổi chỉ phạm tội cướp tài sản theo khoản 3 Điều 133. Trong trường hợp này, mức hình phạt cao nhất mà A phải chịu chỉ không quá mười hai năm tù (tội nặng nhất là tội cướp tài sản và mức cao nhất của Điều 133 là tù chung thân hoặc tử hình), còn B tuy chỉ phạm một tội cướp tài sản nhưng cũng có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất là mười hai năm tù. Xuất phát từ nguyên tắc công bằng trong luật hình sự theo người viết cần có quy định nghiêm khắc hơn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. Có thể thấy, Bộ luật hình sự có nhiều quy định “ưu ái” đối với người chưa thành niên, mặc dù tội phạm có nghiêm trọng đến đâu nhưng nếu người chưa thành niên phạm tội chỉ từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi thì hình phạt cao nhất vẫn chỉ có mười hai năm tù và nếu người chưa thành niên phạm tội chỉ từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì hình phạt cao nhất vẫn chỉ có mười tám năm tù. GVHD: Nguyễn Thu Hương 73 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Vụ án: Rạng sáng ngày 26/7/2009, tại tiểu khu 6, thị trấn huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa xảy ra một vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng. Nạn nhân là vợ chồng anh Nguyễn Chí Thanh (SN 1979) và chị Nguyễn Thị Dung (SN 1980). Khi bị giết hại chị Dung đang mang thai tháng thứ 8. Ngay sau đó, hung thủ được xác định là Lê Thiện Thành (hàng xóm của vợ chồng nạn nhân). Sau khi gây án, Thành và vợ đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, ngày 30/12/2011, các trinh sát nhận nguồn tin từ nhân dân cho biết: Có một thanh niên gốc Thanh Hóa có vợ tên Quý đang làm việc ở một cửa hàng bán vật liệu xây dựng tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh lâm Đồng. Bám theo nguồn tin, các trinh sát đã nhanh chóng có mặt tại cửa hàng này và khống chế Thanh. Tại phiên tòa xét xử ngày 25/7/2012, Việm kiểm sat nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị truy tố Lê Thiện Thanh về tội “Giết người” và tội “Cướp tài sản”, được quy định tại điểm a, b, e, n khoản 1 Điều 93 và khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự. Với tội danh trên, đối tượng trong vụ án sẽ phải chịu mức phạt tù chung thân hoặc tử hình. Tuy nhiên, xét thấy thời điểm gây án, Lê Thiện Thành chưa đủ 18 tuổi (Thành sinh ngày 01/10/1991), do đó Tòa án tuyên phạt bị cáo 18 năm tù giam đối với tội Giết người và 7 năm tù tội Cướp tài sản. Tổng cộng là 18 năm tù và buộc bồi thường 121 triệu đồng cho gia đình bị hại. Ngoài ra, bị cáo còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho 2 đứa con của anh Nguyễn Chí Thanh mỗi tháng 600 ngàn đồng cho đến khi các cháu đủ 18 tuổi, và chi trả tiền mai táng phí theo yêu cầu của gia đình bị hại29. Qua vụ án trên đặt ra câu hỏi là với quy định như vậy có phù hợp đối với hành vi của người chưa thành niên phạm tội chưa, và đây có phải là điểm bất cập của quy định pháp luật hay không. Có thể thấy, chính giới hạn về hình phạt tối đa được áp dụng đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều 74 làm cho nhiều bản án không tương xứng với hành vi phạm tội của người chưa thành niên khi phạm nhiều tội đặc biệt nghiêm trọng gây ra nhiều câm phẫn, bất bình trong dư luận xã hội. 29 Theo Tin pháp luật, Kẻ máu lạng giết 3 mạng người trong đêm, http://www.tinphapluat.com/tu-lieu/ga-9x-maulanh-giet-3-mang-nguoi-trong-dem_t12-c009-a3496-m1c.html [truy cập ngày 13/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương 74 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Thứ ba, ngoài hình phạt tù còn có các hình phạt khác cũng cần được tổng hợp như: Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Trong những trường hợp như vậy thì mức hình phạt chung có bị hạn chế bởi các quy định tại Điều 72 và 73 không? Hay là theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật hình sự năm 1999? Cụ thể là hình phạt tiền chung có được quá 1/2 mức tiền phạt của Điều luật hay không? Hoặc hình phạt chung là cải tạo không giam giữ có được quá 1 năm 06 tháng hay không? Có thể thấy rằng, việc tổng hợp các loại hình phạt khác cũng nên có quy định riêng đối với người chưa thành niên 30. 3.4.2. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội Theo quy định của Bộ luật hình sự, người chưa thành niên phạm nhiều tội, Nhà nước ta có đường lối xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên thể hiện qua các quy định của Bộ luật hình sự, hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội là hình phạt tù có thời hạn và tối đa không quá mười tám năm tù. Đổng thời, việc tổng hợp hình phạt đều được thực hiện khi người phạm tội chưa thành niên còn hai quan điểm khác nhau (xem mục 3.4.1). Giữa hai quan điểm: quan điểm thứ nhất cho rằng, tội nặng nhất được người phạm tội thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi nên hình phạt cao nhất khi tổng hợp không được vượt quá mười tám năm tù; quan điểm thứ hai cho rằng người chưa thành niên thì có hai nhóm tuổi là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nên khi tổng hợp hình phạt cũng phải chia thành hai nhóm để xem xét mà xác định mức hình phạt cao nhất. Trong hai quan điểm đó thì người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì nó đáp ứng được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của luật hình sự Việt Nam. Mức tổng hợp hình phạt tối đa đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải thấp hơn mức tổng hợp hình phạt tối đa đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có hai đường lối xử lý khác nhau nên cần được hoàn thiện về vấn đề này để được xử lý thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội có tội thực hiện khi người 30 Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 228tr.229. GVHD: Nguyễn Thu Hương 75 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có tội thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Ngoài ra, cần sửa đổi và bổ sung vào khoản 1, Điều 75 của Bộ luật hình sự quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp này theo hướng hình phạt chung của tất cả các tội bằng hình phạt của tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên. Quy định theo hướng này vẫn phù hợp với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, bởi lẽ hình phạt của tất cả các tội được thực hiện khi người phạm tội chưa thành niên và khi đã thành niên chỉ bằng hình phạt của tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên. Trong trường hợp này, hình phạt đã tuyên đối với tội đã được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi dù ở mức thấp hay cao, thậm chí là ở mức cao nhất thì cũng không được cộng một phần nào vào hình phạt đã tuyên đối với tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên. Theo quan điểm người viết cần sửa đổi, bổ sung Điều 75 Bộ luật hình sự theo hướng như sau: “Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội 1. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau: a) Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là mười bốn năm tù; b) Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là hai mươi bốn năm tù; 2. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, có tội được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và có tội được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được thực hiện như sau: GVHD: Nguyễn Thu Hương 76 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp a) Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại điểm a khoản 1 Điều luật này; b) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại điểm b khoản 1 Điều luật này. 3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện trong khi đủ 18 tuổi trở lên, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: a) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 của Điều luật này; b) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung được áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.” Vì người chưa thành niên được chia thành hai nhóm (theo độ tuổi) với đường lối xử lý khác nhau, nên việc hoàn thiện các quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên cũng cần có căn cứ vào tội nặng nhất được thực hiện khi người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi nào. Mức hình phạt tổng hợp tối đa đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải thấp hơn mức hình phạt tổng hợp tối đa đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Song song đó, cũng cần tăng mức hình phạt tổng hợp đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội như đã nêu ở trên. Bởi vì, có như thế mới đảm bảo được tính công bằng, việc tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội bị giới hạn ở mức hình phạt quy định ở Điều 74 Bộ luật hình sự là không hợp lý, Điều 74 chỉ quy định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp phạm một tội mà thôi. Ngoài ra, cần có quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp hình phạt là: Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Cụ thể: có thể bổ sung quy định ở Điều 72 và Điều 73 như sau: GVHD: Nguyễn Thu Hương 77 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Điều 72: “Trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án thì mức phạt tiền được tổng hợp đối với người chưa thành niên phạm tội không quá ba phần tư mức phạt tiền mà Điều luật quy định”. Điều 73: “Trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án thì thời gian cải tạo không giam giữ được tổng hợp đối với người chưa thành niên phạm tội không quá ba phần tư mức phạt tiền mà Điều luật quy định”. Việc bổ sung mức hình phạt tổng hợp trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án của người chưa thành niên về hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ là “ba phần tư mức hình phạt mà Điều luật quy định” là cao hơn so với hình phạt đối với người chưa thành niên phạm một tội và thấp hơn hình phạt đối với người đã thành niên phạm tội. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo được nguyên tắc công bằng (người chưa thành niên phạm nhiều tội sẽ có mức hình phạt cao hơn so với người chưa thành niên phạm một tội), vừa đảm bảo được nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam (hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên thấp hơn hình phạt đối với người đã thành niên). Bên cạnh đó, cũng cần xem xét, sửa đổi tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người đã thành niên theo hướng tăng lên là bốn năm sáu tháng tù. Có như vậy, mới đảm bảo nguyên tắc công bằng. Bởi vì, hiện nay theo quy định của luật hình sự thì người phạm một tội và phạm nhiều tội nếu bị tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ thì hình phạt đều không quá ba năm sẽ không đảm bảo được tính công bằng. GVHD: Nguyễn Thu Hương 78 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam KẾT LUẬN Tóm lại, tổng hợp hình phạt là trường hợp Tòa án xác định hình phạt chung cho người bị tuyên nhiều hình phạt. Việc tổng hợp hình phạt đúng có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả và mục đích của hình phạt, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc tổng hợp hình phạt ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của luật hình sự thì còn có các nguyên tắc đặc thù của chế định này như: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Từ quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, có thể thấy các trường hợp tổng hợp hình phạt gồm: tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội; tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án; tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này, đáng chú ý nhất là các nguyên tắc tổng hợp hình phạt và cách thức tổng hợp hình phạt. Tòa án sẽ tuyên hình phạt cho từng tội sau đó tổng hợp thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá ba năm (đối với cải tạo không giam giữ) và ba mươi năm (đối với tù có thời hạn). Các phương pháp tổng hợp hình phạt gồm: phương pháp thu hút và phương pháp cộng hình phạt. Mỗi nguyên tắc được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại bị đem ra xét xử về một tội phạm khác đã thực hiện trước hoặc sau khi có bản án đó và trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án chưa được tổng hợp. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đáng chú ý nhất là trường hợp một người đang chấp hành bản án lại phạm tội mới. Trường hợp này, thời gian chấp hành hình phạt của bản án trưuóc không được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt chung. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án thực chất là trường hợp phạm nhiều tội nhưng đưa ra xét xử ở những lần khác nhau. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo được quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự là tổng hợp hình phạt trong các trường hợp một người GVHD: Nguyễn Thu Hương 79 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam đang chấp hành thời gian thử thách của bản án treo lại bị xét xử về một tội phạm mới. Trường hợp này, Tòa án buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án sau thành hình phạt chung mà không cho bị cáo hưởng án treo lần nữa. Bên cạnh đó, đáng chú ý trong trường hợp tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo là quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã bổ sung trường hợp còn thiếu trong Bộ luật hình sự là quy định về trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác. Trường hợp này, Tòa án sẽ không cho hưởng án treo một lần nữa mà buộc người phạm tội chấp hành đồng thời hai bản án. Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự là trường hợp tổng hợp hình phạt đối với một người phạm nhiều tội mà có tội được thực hiện trước khi người đó đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đã đủ 18 tuổi. Trong trường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là xác định tội nặng nhất mà người chưa thành niên đã phạm. Mặc khác, khi tổng hợp hình phạt, Tòa án ngoài việc áp dụng các quy định chung còn phải áp dụng các quy định tại chương X Bộ luật hình sự. Người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt do vậy khi tổng hợp hình phạt sẽ có những ngoại lệ so với những nguyên tắc tổng hợp hình phạt đối với người đã thành niên. Điều này xuất phát từ những đặc điểm đặc biệt của chủ thể này và chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta. Kết quả của sự nguyên cứu trong luận văn người viết đã giải quyết được một số vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng các quy định về tổng hợp hình phạt. Trên cơ sở đó, người viết phân tích những bất cập, vướng mắc từ đó người viết đưa ra một số giải quyết theo hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về tổng hợp hình phạt. Mặc dù luận văn không thể đi sâu nghiên cứu, giải quyết hết tất cả mọi vấn đề của tổng hợp hình phạt nhưng nhìn chung người viết đã cố gắng giải quyết những vấn đề mang tính cơ bản nhất và người viết chỉ tập trung nghiên cứu sâu ở một số nội dung nhất định. Tổng hợp hình phạt là một chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật hình sự, có vai trò lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định này là một nhiệm vụ quan trọng đối với khoa học luật hình sự. Đó GVHD: Nguyễn Thu Hương 80 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam sẽ là điều kiện, nền tảng tiên quyết cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. GVHD: Nguyễn Thu Hương 81 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật: 1. Bộ luật hình sự năm 1985 (sửa đổi, bổ sung năm 1989, 1991, 1992, 1997). 2. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 3. Nghị quyết số 01 – HĐTP ngày 18/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985. 4. Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. 5. Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 02/10/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 6. Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/11/2013 hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo.  Sách, tạp chí, giáo trình: 1. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (phần chung), Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2000. 2. Lê Đăng Doanh, Trường Đại học luật Hà Nội, Án treo – Một số vấn đề cần trao đổi và hướng dẫn thi hành, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 3/2011. 3. Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), Sách chuyên khảo sau đại học. 4. Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội 2005. 5. Nguyễn Thị Minh Thu, Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ 1 tháng 10/2011. 6. Phạm Văn Beo, Hai ý kiến về quyết định hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 197, tháng 6/2011. 7. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam quyển 1 (Phần chung), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2009. GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam 8. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009. 9. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007. 10. Uông Chu Lưu (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. 11. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.  Trang thông tin điện tử: 1. Pháp luật, Cướp xong cướp tiếp, phạm tội mấy lần, http://plo.vn/phap-luat/cuop-xongcuop-tiep-pham-toi-may-lan-509844.html, Dương Hằng, [truy cập ngày 21/21/2014]. 2. Pháp luật, Hai án treo, tổng hợp hay chấp hành song song, http://plo.vn/phap-luat/haian-treo-tong-hop-hay-chap-hanh-song-song-101775.html, Xuân Long, [truy cập ngày 22/10/2014]. 3. Theo Tin pháp luật, Kẻ máu lạnh giết 3 mạng người trong đêm, http://www.tinphapluat.com/tu-lieu/ga-9x-mau-lanh-giet-3-mang-nguoi-trong-dem_t12c009-a3496-m1c.html [truy cập ngày 13/11/2014]. 4. Tôi học luật, Hình phạt và hệ thống hình phạt, Tạp chí Tòa án nhân dân tháng 7 – 2007 (số 14), http://tholaw.wordpress.com/2009/07/26/hinhphatvahethonghinhphat/, Lê Cảm, [truy cập ngày 21/10/2014]. 6. VietBao.vn (Theo Công lý), Tội phạm vị thành niên những con số đáng lo ngại, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Toi-pham-vi-thanh-nien-nhung-con-so-dang-longai/2131793150/218/ [truy cập ngày 11/11/2014]. GVHD: Nguyễn Thu Hương SVTH: Mai Thị Kim Thêu [...]... văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Tổng hợp hình phạt là chế định đã được hình thành từ khá sớm trong lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985, việc tổng hợp hình phạt đã được hướng dẫn trong các báo cáo tổng kết công tác ngành... hình phạt, sau đó là những nội dung riêng của tổng hợp hình phạt Trong luật hình sự Việt Nam, nội dung của nguyên tắc cá thể hóa trong quyết định hình phạt cũng như tổng hợp hình phạt được thể hiện trong luật hình sự và cả trong áp dụng luật hình sự Cá thể hóa trong luật hình sự quy định cho mọi trường hợp phạm tội, GVHD: Nguyễn Thu Hương 18 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp. .. phải tổng hợp hình phạt, đó là: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50); Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án (Điều 51); Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo (Khoản 5, điều 60) và Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội (Điều 75) 1.2.2 Đặc điểm của tổng hợp hình phạt Từ khái niệm nêu trên có thể thấy tổng hợp hình phạt. .. định hoàn thiện hơn, phù hợp hơn Trong chương 2 này, người viết sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tổng hợp hình phạt trong một số trường hợp cụ thể, bao gồm: Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội; Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án; Tổng hơp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo và Tổng hợp hình phạt đối với người chưa... tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Hai là, việc tổng hợp hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự là đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mà công cụ để thực hiện nhiệm vụ này là hình phạt Vì vậy, hình phạt nói chung và tổng hợp hình phạt nói riêng là một trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự Chính vì thế,... tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam quyết định hình phạt và có quan hệ biện chứng với các nguyên tắc chung của luật hình sự Các nguyên tắc tổng hợp hình phạt không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc tổng hợp hình phạt nói riêng mà nó cùng với các nguyên tắc của luật hình sự nói chung sẽ góp phần vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm 1.4 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tổng. .. là lý do trong lần sửa đổi, bổ sung lần thứ hai Bộ luật hình sự năm 1985 các nhà làm luật đã bổ sung khoản 3 Điều 42 để tổng hợp hình phạt trong trường hợp này GVHD: Nguyễn Thu Hương 26 SVTH: Mai Thị Kim Thêu Luận văn tốt nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt trong luật hình sự Việt Nam Đối với vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội Trong Bộ luật hình sự 1985, người... định tổng hợp hình phạt có các ý nghĩa như sau: Thứ nhất, tổng hợp hình phạt đúng sẽ góp phần đạt được mục đích và nâng cao hiệu quả của hình phạt Khi tổng hợp hình phạt, Tòa án sẽ tuyên một hình phạt chung cho bị cáo Hình phạt chung sẽ được tuyên dựa trên cơ sở tổng hợp hình phạt của từng tội và trong giới hạn luật quy định đối với từng loại hình phạt Như vậy, có thể thấy hình phạt chung chính là sự. .. định hình phạt phù hợp với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội Đối với các quy định về tổng hợp hình phạt trong luật hình sự, nội dung nguyên tắc cá thể hóa được thể hiện qua quy định về cách thức tổng hợp hình phạt Theo đó, khi tổng hợp các hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, Tòa án phải quyết định hình phạt với từng tội sau đó mới tổng hợp thành bản án chung Trong trường hợp tổng. .. hợp hình phạt đối với từng trường hợp cụ thể Đối với tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án Tương tự như đối với tổng hợp hình phạt trong trong trường hợp phạm nhiều tội thì trường hợp tổng hợp trong trường hợp có nhiều bản án được quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự năm 1999 đã có sự thay đổi so với Điều 42 Bộ luật hình sự năm 1985 Cụ thể là mức hình phạt tối đa của tù có thời hạn được ... nghiệp Đề tài: Tổng hợp hình phạt luật hình Việt Nam CHƯƠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ Tổng hợp hình phạt chế định hình thành từ... định hình phạt, sau nội dung riêng tổng hợp hình phạt Trong luật hình Việt Nam, nội dung nguyên tắc cá thể hóa định hình phạt tổng hợp hình phạt thể luật hình áp dụng luật hình Cá thể hóa luật hình. .. chung tổng hợp hình phạt luật hình Việt Nam Chương 2: Quy định Bộ luật hình Việt Nam tổng hợp hình phạt số trường hợp cụ thể Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật hình tổng hợp hình phạt Đề

Ngày đăng: 03/10/2015, 04:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan