1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chế định thừa kế trong luật dân sự việt nam

27 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 879,96 KB

Nội dung

chế định thừa kế trong luật dân sự việt nam

Trang 1

ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM

GVHD: Cơ BÙI KIM DUNG

NHĨM 10

Lê Thị Phương Thảo

Lê Văn Viên Bùi Khương Anh Trịnh Văn Bình Phạm Thị Thanh Hiền

Lê Chính Tâm Bùi Đình Vũ

CHẾ ĐỊNH THỪA KẾ

TRONG LUẬT DÂN SỰ

VIỆT NAM

Trang 2

Đề tài thuyết trình

NHĨM 10

Lê Thị Phương Thảo

Lê Văn Viên Bùi Khương Anh Trịnh Văn Bình Phạm Thị Thanh Hiền

Lê Chính Tâm Bùi Đình Vũ

Tìm hiểu về chế định thừa kế trong luật dân sự Việt Nam

Trang 3

Mục lục

1 KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ: 4

1.1 Chế định thừa kế là gì? 4

1.2 Thừa kế là gì? 4

1.3 Di sản thừa kế: 4

2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ: 5

2.1 Người để lại di sản: 5

2.2 Người thừa kế: 5

2.2.1.Điều kiện để cá nhân trở thành người thừa kế : 5

2.2.2.Điều kiện để một tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc:. 6

2.2.3.Nghĩa vụ người thừa kế: 6

2.2.4.Quyền người thừa kế: 6

2.3 Quyền hưởng di sản: 6

2.3.1.Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản: 6

2.3.2.Quyền từ chối hưởng di sản: 7

2.4 Thời điểm mở thừa kế: 7

2.5 Địa điểm mở thừa kế: 7

2.6 Những người có quyền thừa kế của nhau chết cùng một thời điểm: 8

2.7 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế: 8

2.7.1.Đối với người thừa kế: 8

2.7.2.Đối với các chủ nợ của người để lại di sản: 8

2.7.3.Hai trường hợp không tính thời hiệu: 9

3 DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC: 11

3.1 Di chúc là gì? 11

3.2 Thừa kế theo di chúc là gì? 11

3.3 Người lập di chúc: 11

3.4 Người thừa kế theo di chúc: 11

3.5 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc: 12

3.6 Hình thức của di chúc: 12

3.6.1.Di chúc bằng văn bản: 12

3.6.2.Di chúc bằng miệng: 12

3.7 Di chúc hợp pháp: 13

3.8 Nội dung của di chúc văn bản: 13

3.9 Người làm chứng cho việc lập di chúc: 14

Trang 4

3.10.Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: 14

3.11 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: 14

3.12.Di chúc có công chứng hoặc chứng thực: 14

3.12.1.Việc lập di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây: 14

3.12.2.Người không được công chứng, chứng thực di chúc : 15

3.12.3.Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng: 15

3.12.4.Di chúc do công chứng viên lập tại chỗ ở: 16

3.13.Hiệu lực pháp luật của di chúc: 16

3.13.1.Các điều kiện có hiệu lực của di chúc. 16

3.13.2.Di chúc không có hiệu lực của pháp luật. 16

3.14.Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc: 17

3.15.Gửi giữ di chúc: 18

3.16.Di chúc bị thất lạc, hư hại: 18

3.17.Di sản dùng vào việc thờ cúng: 18

3.17.1.Khái niệm: 18

3.17.2.Các trường hợp dùng vào việc thờ cúng: 18

3.18.Di tặng: 19

3.18.1.Khái niệm: 19

3.18.2.Trách nhiệm của người được di tặng: 19

3.19.Công bố di chúc: 20

3.20.Giải thích nội dung di chúc: 21

4.THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT: 21

4.1 Các trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật: 22

4.2 Thừa kế thế vị: 23

4.2.1.Các nguyên tắc thừa kế kế vị: 23

4.3 Diện thừa kế: 23

4.3.1.Khái niệm diện thừa kế: 23

4.3.2.Diện những người thừa kế được pháp luật dựa trên ba mối quan hệ chính với người để lại di sản: 24

4.4 Hàng thừa kế: 24

4.5 Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác: 24

5 SO SÁNH THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT: 25

Trang 5

1 KHÁI NIỆM QUYỀN THỪA KẾ:

Thừa kế là quyền cơ bản của công dân, bất kỳ cá nhân nào cũng có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Công dân không phân biệt nam, nữ đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật, quyền hưởng di sản

Di sản bao gồm những tài sản dưới đây:

Những tài sản bằng hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền thuốc quyền sở hữu của người để lại di sản trước khi chết

Các quyền tài sản mà pháp luật cho phép để thừa kế như: quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sử dụng mặt nước, quyền sử dụng rừng, quyền khai thác tài nguyên khoáng sản…

Đối vơí những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như:

xe máy, nhà ở, quyền sử dụng đất… Để được coi là di sản, người để lại di sản phải có các giấy tờ đăng ký chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình Các quyền tài sản khác phát sinh từ quan hệ hợp đồng hay do việc người chết bị gây thiệt hại khi còn sống Ví dụ: quyền đòi nợ về những món tiền mà người chết đã cho vay khi còn sống, quyền đòi tiền làm thuê chưa trả hết cho người chết khi còn sống, quyền đòi bồi thường thiệt hại do việc người chết đã bị gây thiệt hại khi còn sống…

Trang 6

Di sản còn bao gồm tài sản phát sinh sau khi người để lại di sản chết Ví dụ như tiền bảo hiểm nhân thọ

Di sản không bao gồm những quyền tài sản gắn với nhân thân người bảo vệ tài sản, ví dụ như lương hưu, trợ cấp thương tật… Những quyền tài sản này sẽ chấm dứt khi người để lại di sản chết và không chuyển cho những người thừa kế Những tiền lương hưu, trợ cấp… đã được cấp khi còn sống nhưng chưa lãnh đến thời điểm người để lại di sản chết vẫn được gộp vào khối di sản

2 CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ:

2.1 Người để lại di sản:

Mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình sau khi chết cho người khác Việc chuyển dịch tài sản của mình cho người khác thừa kế được thực hiện bằng 2 cách:

Để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật Đối với việc thừa

kế theo pháp luật, cá nhân chỉ cần 1 điều kiện duy nhất là tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân người để lại di sản Lập di chúc định đoạt tài sản của mình Đối với việc thừa kế theo di chúc, thì ngoài điều kiện về tài sản, người lập di chúc phải tuân theo quy định về việc lập di chúc hợp pháp: phải là người đã thành niên, không bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhậ thức được và không thể làm chủ được hành vi của mình; người chưa đủ tuổi thành niên cũng có quyền lập di chúc với điều kiện phải có được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ nhưng đã thành niên cũng có quyền lập di chúc nhưng phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng thực của cơ quan công chứng Người để lại di sản khi lập di chúc chỉ được quyền định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình

2.2.1 Điều kiện để cá nhân trở thành người thừa kế :

Nếu là thừa kế theo di chúc thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, là người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

Trang 7

Nếu là thừa kế theo pháp luật thì ngoài điều kiện như đối với cá nhân được thừa kế theo di chúc, cá nhân trở thành người thừa kế theo pháp luật khi cá nhân

đó thuộc hang thừa kế mà pháp luật quy định hoặc là người thừa kế kế vị

2.2.2 Điều kiện để một pháp nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa

kế theo di chúc:

Cơ quan, tổ chức phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, vẫn hoạt động bình thường, chưa bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản Một pháp nhân, 1 tổ chức chỉ có thể được coi là người thừa kế theo di chúc mà không bao giờ được thừa kế theo pháp luật

2.2.3 Nghĩa vụ người thừa kế:

Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết

để lại được người quản lí di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa

kế

Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng

2.2.4 Quyền người thừa kế:

Theo nguyên tắc chung, mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận

di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mình đối với người khác

Ví dụ: Người thừa kế đang có món nợ phải trả hoặc đang phải bồi thường thiệt hại cho người khác, người này viện cớ không có tài sản để thực hiện nghĩa

vụ nhưng lại từ chối nhận quyền hưởng di sản thừa kế để không chịu trả nợ hoặc bồi thường thiệt hại

Người thừa kế là pháp nhân, tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

2.3 Quyền hưởng di sản:

Mọi cá nhân đều có quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Ngoài ra, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mình đối với người khác

2.3.1 Những người thừa kế không có quyền hưởng di sản:

Khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:

Trang 8

« 1 Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành

vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.»

Tuy nhiên, những người thừa kế trong điều khoản nói trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản có ý muốn vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc những người thừa kế đều không

có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì

di sản thuộc về Nhà nước

2.3.2 Quyền từ chối hưởng di sản:

Điều 642 BLDS 2005 quy định về từ chối nhận di sản như sau:

« 1 Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

2 Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản

3 Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi

là đồng ý nhận thừa kế.»

2.4 Thời điểm mở thừa kế:

Khoản 1 Điều 633 BLDS 2005 quy định về Thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

« 1 Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trong trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Ðiều 81 của Bộ luật này.”

2.5 Địa điểm mở thừa kế:

Trang 9

Khoản 2 Điều 633 BLDS 2005 quy định về Thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

« 2 Ðịa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần lớn di sản.”

2.6 Những người có quyền thừa kế của nhau chết cùng một thời điểm:

Điều 641 BLDS 2005 quy định về việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm như sau:

« Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết

cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế

di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Ðiều 677 của Bộ luật này.»

Xét theo nguyên tắc thì không thể có trường hợp hai người chết cùng một thời điểm Nhưng trong thực tế xảy ra có những trường hợp nhiều người chết trong một tai nạn mà không thể xác định được ai chết trước, ai chết sau Vì vậy buộc phải suy đoán họ chết cùng thời điểm Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi

là chết cùng một thời điểm thì họ sẽ không được thừa kế của nhau Di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ

2.7 Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế” Trong thực tiễn, khi áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này, nếu không có hướng dẫn cụ thể sẽ tạo tình trạng áp dụng không thống nhất khi xét xử các vụ án tranh chấp về thừa kế, đặc biệt là thừa kế quyền sử dụng đất

2.7.1 Đối với người thừa kế:

Theo khoản 1 điều 645 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện về thừa

kế như sau:

« 1 Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm,

kể từ thời điểm mở thừa kế »

2.7.2 Đối với các chủ nợ của người để lại di sản:

Theo khoản 2 điều 645 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện về thừa

kế như sau:

Trang 10

« 2 Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế »

2.7.3 Hai trường hợp không tính thời hiệu:

Thứ nhất là trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và có văn bản cùng xác nhận

là đồng thừa kế thì tài sản thành di sản chung Khi xảy ra tranh chấp thì không tính thời hiệu và tòa sẽ tiến hành chia tài sản theo di chúc hoặc chia theo thỏa thuận của các đồng thừa kế Theo nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định:

“Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa

kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết

để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.”

Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

- Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc

- Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ

- Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung

- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản

Thứ hai là di sản người chết để lại nhưng do người ngoài quản lý, còn các thừa kế không quản lý, không biết gì về di sản Thực tế có những trường hợp do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sau một thời gian dài đương sự mới phát hiện

đó là tài sản của cha mẹ và chưa chia, nay họ muốn đòi lại thì không tính thời

Trang 11

hiệu khởi kiện Một số tòa án thời gian qua đã không nhận thức rõ vấn đề này nên vẫn tính thời hiệu khởi kiện là sai

Điều 156 BLDS 2005 quy định về cách tính thời hiệu như sau:

“Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu” Do đó, quy định này dẫn đến nhiều cách

hiểu khác nhau

Ví dụ: Ông A chết hồi 15h00? ngày 1/1/1992 Vậy thời hiệu khởi kiện được tính như thế nào? Có 2 cách xác định như sau:

Trả lời:

 Cách thứ nhất: thời hiệu khởi kiện được xác định từ 0h00? ngày 2/1/1992 3

và kết thúc vào 24h00? ngày 2/1/2002 (ngày 2/1/1992 là ngày đầu tiên tiếp sau ngày xảy ra sự kiện ông A chết)

Như vậy trong trường hợp này, thời điểm mở thừa kế được tính lùi là 0h00? ngày 2/1/1992 Nếu vậy, những người thừa kế của ông A chết sau 15h00? ngày 1/1/1992 đến trước 0h00? ngày 2/1/1992 đều không có quyền hưởng di sản của ông A

vì không bị coi là chết trong cùng một thời điểm 4

 Cách thứ hai: Thời hiệu khởi kiện quyền thừa kế được xác định theo giờ người để lại di sản chết

Giả thiết ông A chết hồi 15h00? ngày 1/1/1992, thời hiệu khởi kiện được xác định bắt đầu từ 15h00? ngày 1/1/1992 và kết thúc vào 24h00? ngày 1/2/2002

Cách xác định này dẫn đến hệ quả: những người chết trước 15h00? ngày 1/1/1992 hoặc chết cùng thời điểm đó không phải là người thừa kế của người để lại di sản, nếu chết sau 15h00? ngày 1/1/1992, thậm chí chết sau chỉ một thời gian ngắn vẫn

là người thừa kế của người để lại di sản Cách xác định này phù hợp với quy định tại Điều 648 BLDS, bảo vệ được quyền lợi của những người chết sau người để lại di sản trong một khoảng thời gian ngắn (thậm chí chỉ 5-7 phút), nhưng như vậy thì hiểu tinh thần của Điều 156 như thế nào?

Theo chúng tôi, để phù hợp hơn, cần thiết phải dung hoà hai cách hiểu này: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và do đó, thời điểm kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng 10 năm sau (như cách tính thứ nhất) Tuy nhiên, phải hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế

Trang 12

3 DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC:

3.1 Di chúc là gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết

Như vậy di chúc phải có các yếu tố sau:

Thể hiện ý chí của cá nhân mà không phải là của bất cứ chủ thể nào khác Mục đích của việc lập di chúc là chuyển di sản của mình cho người khác

Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết hoặc toà án tuyên bố đã chết

3.2 Thừa kế theo di chúc là gì?

Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc

3.3 Người lập di chúc:

Người lập di chúc là người chỉ định một hoặc nhiều người trong di chúc và cho

họ hưởng một phần hay toàn bộ tài sản của mình

Người lập di chúc phải thỏa điều 647 và 648 Bộ luật dân sự 2005

Điều 647 BLDS 2005 quy định về người lập di chúc như sau:

« 1 Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ;

2 Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý »

Điều 648 BLDS 2005 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

« 1 Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;

4 Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản »

3.4 Người thừa kế theo di chúc:

Là người được hưởng di sản thừa kế được định đoạt trong di chúc, là người được nhắc tên trong di chúc và sẽ được hưởng đúng theo sự phân chia của người để lại di sản

Điều 635 BLDS 2005 quy định về người thừa kế như sau:

Trang 13

“Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

3.5 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Điều 669 BLDS 2005 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

« Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.»

3.6 Hình thức của di chúc:

3.6.1 Di chúc bằng văn bản:

Di chúc bằng văn bản là loại di chúc được thể hiện dưới dạng bằng chữ viết (viết tay, đánh máy, in) có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: theo điều 655 BLDS năm 2005 Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng cũng phải tuân theo quy định tại điều 653 BLDS năm 2005

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: theo điều 656 BLDS 2005 quy định Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng cũng phải tuân theo quy định tại điều 653 và 654 BLDS năm 2005

Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, chứng nhận của công chứng nhà nước (điều 657 BLDS năm 2005) Thủ tục lập

di chúc tại cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thỏa điều 658 BLDS năm 2005 Cũng có 1 vài trường hợp không được công chứng, chứng thực di chúc theo điều 659 BLDS năm 2005 Ngoài ra theo điều 660 BLDS năm 2005 quy định di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc đã được chứng nhận, chứng thực

3.6.2 Di chúc bằng miệng:

Ngày đăng: 22/11/2015, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w