Bằng phương pháp phân tích trên, để hiểu sâu hơn về mặt pháp lý việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, người viết đưa ra khái niệm “trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự” như sau:
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: S120010 Lớp: DT1263B1
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014
Trang 2Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014
Trang 3Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014
Trang 4Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VIỆC TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 4
1.1 Một số khái niệm liên quan 4
1.1.1 Điều tra vụ án hình sự 4
1.1.2 Trả hồ sơ điều tra bổ sung 5
1.1.3 Điều tra bổ sung 5
1.2 Ý nghĩa của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 6
1.3 Đặc trưng của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 6
1.4 Các chủ thể trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 9
1.4.1 Chủ thể quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 9
1.4.1.1 Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 9
1.4.1.2 Tòa án quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 10
1.4.2 Chủ thể tiếp nhận việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự 11 1.4.2.1.Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung 11
1.4.2.2 Cơ quan điều tra tiếp nhận việc trả hồ sơ điều tra bổ sung từ Tòa án và Viện kiểm sát 12
1.5 Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 13
1.5.1 Quan hệ chế ước giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 13
1.5.2 Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 14
1.6 Hậu quả của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 15
1.6.1 Đình chỉ vụ án 15
1.6.2 Đưa vụ án ra xét xử 17
1.7 Lược khảo pháp luật việc trả hồ sơ điều tra bổ sung qua các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam 17
1.7.1 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1988 18
1.7.2 Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời đến năm 2003 18
Trang 5Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
1.7.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời cho đến nay 19
CHƯƠNG 2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VIỆC TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 20
2.1 Quy định Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung 20
2.1.1 Căn cứ Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra 20
2.1.1.1.Thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án không thể bổ sung được 20
2.1.1.2 Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có đồng phạm khác 23
2.1.1.3 Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng 25
2.1.2 Quyết định và thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát 27
2.1.2.1 Quyết định của Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung 27
2.1.2.2 Thủ tục của Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung 27
2.2 Quy định của Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát 28
2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung 28
2.2.1.1 Căn cứ để Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trả hồ sơ điều tra bổ sung 28
2.2.1.2 Quyết định và thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn chuẩn bị xét xử 34
2.2.2 Trong quá trình xét xử Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung 35
2.2.2.1 Căn cứ để Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung 35
2.2.2.2 Quyết định và thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung của Hội đồng xét xử
37
2.3 Việc giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng khi tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung 39
2.3.1 Giải quyết của Cơ quan điều tra sau khi Viện kiểm sát và Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung 39
2.4.2 Giải quyết của Viện kiểm sát sau khi Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung 41 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TRẢ HỒ SƠ ĐIỂU TRA BỔ SUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG 42
3.1 Trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát và Tòa án (trong 3 năm 2011 đến năm 2013) 43
3.1.1 Thực trạng của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 43
3.1.2 Lý do của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 44
3.2 Đánh giá chung về thực trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung 45
3.2.1 Những kết quả đạt được 45
3.2.2 Những bất cập trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung 46
Trang 6Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
3.2.2.1 Về mặt thực tiễn 46
3.2.2.2 Về mặt pháp lý 47
3.3 Nguyên nhân của những bất cập về mặt pháp lý và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 50
3.3.1 Nguyên nhân khách quan của những bất cập việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 50
3.3.2 Nguyên nhân chủ quan về những bất cập việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 51
3.4 Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung 52
3.4.1 Về mặt thực tiễn 52
3.4.2 Về mặt pháp lý 53
KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta đề ra đã và đang được tiến hành một cách toàn diện, sâu sắc Đạt được những thành tựu to lớn do quá trình đổi mới mang lại như đưa ra những tiền đề cần thiết đưa đất nước bước vào một thời kỳ mới Cùng với công cuộc đổi mới kinh tế và cải cách hành chính, Đảng và Nhà nước đang chủ trương đẩy mạnh cải cách tư pháp và xem đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh Trong Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị “Về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020”, đã đặt ra nhiều vấn đề tiếp tục được thể chế hóa thành những quy định của
pháp luật trong đó có pháp luật tố tụng hình sự; đồng thời, hạn chế những bất cập của pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo tốt quyền tự do dân chủ của công dân, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật Cũng như để giải quyết nhanh chóng vụ án hình sự, xử lý công minh, đúng đắn, kịp thời mọi hành vi tội phạm, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật đặc biệt là trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để góp phần bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đồng thời giáo dục mọi người nâng cao ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng và chống tội phạm
Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua một quá trình và theo một trình tự nhất định Quá trình đó bao gồm các giai đoạn khác nhau như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử… Nhưng do đề tài chỉ đề cập đến vấm đề trả hồ sơ điều tra bổ sung nên trước hết
có thể bắt đầu từ giai đoạn điều tra Giai đoạn điều tra là một giai đoạn tố tụng quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Trong giai đoạn này cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định để thu thập các chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và con người phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố và xử lý tội phạm Vì vậy, mọi hành vi ra quyết định của cơ quan điều tra
và Điều tra viên trong giai đoạn này rất quan trọng Việc điều tra thu thập chứng cứ không đầy đủ hoặc dẫn tới vi phạm nghiệm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra dẫn đến ảnh hưởng các giai đoạn tố tụng tiếp theo
Đối với Viện kiểm sát thì thực hiện việc kiểm sát hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra và ra các quyết định phù hợp với kết quả kiểm sát việc khởi tố, kết luận điều tra của cơ quan điều tra; truy tố người phạm tội ra trước Tòa và thực hiện quyền công
tố tại phiên Tòa
Trang 8Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
Về phần xét xử là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự Vì Tòa án sẽ quyết định người bị truy tố phạm tội và phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật hoặc tuyên bố người bị truy tố không phạm tội
Trong thực tế cho thấy không phải vụ án nào Cơ quan điều tra khởi tố, điều tra thì Viện kiểm sát đều ra quyết định truy tố và Tòa án đều đưa ra xét xử, mà có nhiều vụ
án cần phải điều tra bổ sung theo các căn cứ của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 Như vậy, dù là theo trình tự tố tụng thông thường hay theo trình tự của vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung, thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cũng có mối quan hệ liên quan gắn bó với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Việc nghiên cứu một cách hệ thống những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là nhằm đối chiếu với thực tế và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong giai
đoạn hiện nay Chính vì thế, người viết chọn đề tài “Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ
điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự” để làm luận văn tốt nghiệp của mình
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm góp phần tìm hiểu rõ hơn bản chất quy định của pháp luật về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung như chủ thể ra quyết định, căn cứ áp dụng và việc giải quyết vụ án hình sự của Cơ quan tiến hành tố tụng Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu thực tiễn việc áp dụng các quy định của pháp luật về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung để tìm ra những bất cập và đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự
3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong pháp luật tố tụng hình
sự Việt Nam, Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự một số quy phạm pháp luật hình
sự và một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật nhằm hỗ trợ cho việc nghiên cứu
đề tài Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân, những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật
4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu luận văn, người viết đã sử dụng một số phương pháp tiếp cận
để làm sáng tỏ về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp: phân tích, đối chiếu, so sánh, thống kê Đồng thời, người viết sử dụng những số liệu thống kê, tổng kết ba năm của ngành Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
về vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nghiên cứu các bản án hình sự, các quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng như những thông tin trên internet để phân tích…
Trang 9Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
Trang 10Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VIỆC TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Điều tra vụ án hình sự
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau và chưa có một ý kiến thống nhất về khái niệm điều tra vụ án hình sự, cũng chưa được hướng dẫn, giải thích chính thức bởi các cơ quan có thẩm quyền Còn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng chưa có điều luật giải thích hoặc định nghĩa về điều tra vụ án hình sự
Trên thực tế đang tồn tại một số quan điểm khác nhau về điều tra như “Điều tra
là biện pháp hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm nhằm phát hiện tội phạm và người phạm tội, thu thập chứng cứ để chứng minh có tội phạm xảy ra hay không, nếu
có thì là tội phạm gì, ai là người thực hiện tội phạm, tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm, hậu quả do tội phạm gây ra, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết
Một quan điểm khác lại cho rằng “Điều tra là một giai đoạn của tố tụng hình sự,
trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tìm kiếm, phát hiện, thu giữ, bảo quản nguồn chứng cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án”2
Hoặc điều tra là công tác trong tố tụng hình sự được tiến hành nhằm xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Quan niệm như trên theo chúng tôi chỉ phù hợp với công tác điều tra của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự năm 20033
quy định không chỉ Cơ quan điều tra là chủ thể duy nhất để tiến hành điều tra mà còn
có các cơ quan khác được giao nhiệm vụ điều tra, hoạt động điều tra của Viện kiểm sát Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, do chỉ đề cập đến hoạt động điều tra trong giai đoạn trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự, cho nên khái niệm về điều tra
được hiểu như sau “Điều tra là một hoạt động nhằm phát hiện, thu thập chứng cứ theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm
1 Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, tập 1, NXB chính trị quốc gia 2006, tr 128
2 Võ Thị Kim Oanh (chủ biên), Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam 2013, tr 366
3 Theo đó “Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án”
Trang 11Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
sát được giao nhiệm vụ điều tra trong giai đoạn trả hồ sơ điều tra bổ sung để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội”
1.1.2 Trả hồ sơ điều tra bổ sung
Trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng chưa có một khái niệm cụ thể nào Tại Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung Quyết định trả hồ sơ bổ sung của Viện kiểm sát được quy định tại khoản 1 Điều
166 của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ thực hiện trong thời gian truy tố Thẩm phán khi được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự xét thấy vụ việc chưa rõ theo quy định tại Điều 179 thì ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát Còn tại phiên tòa Hội đồng xét xử cũng có thể ra quyết định yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung theo khoản 2 Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự nhưng không quy định cụ thể căn cứ để Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung Song trong quá trình nghiên cứu cho thấy các quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định và qua thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự cũng chính là căn cứ để Hội đồng xét xử trả
hồ sơ để điều tra bổ sung Việc áp dụng như thế là hoàn toàn phù hợp với thực tế trong việc giải quyết các vụ án hình sự
Bằng phương pháp phân tích trên, để hiểu sâu hơn về mặt pháp lý việc trả hồ sơ
điều tra bổ sung, người viết đưa ra khái niệm “trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng
hình sự” như sau:
Trả hồ sơ điều tra bổ sung là việc mà Viện kiểm sát hoặc Tòa án chuyển trả hồ sơ cho Viện kiểm sát hoặc Cơ quan điều tra để điều tra thêm về vụ án hình sự khi cho rằng thiếu chứng cứ quan trọng không thể bổ sung được; bị can, bị cáo phạm một tội khác hoặc có đồng phạm khác; phát hiện có vi phạm nghiệm trọng thủ tục tố tụng Theo căn cứ được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra, truy tố để Tòa án giải quyết vụ án được khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội
1.1.3 Điều tra bổ sung
Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thời hạn để Cơ quan điều tra tiến hành điều tra là không đủ để làm rõ một cách toàn diện và tường tận tình tiết của vụ
án, nhất là trường hợp những người tham gia tố tụng cố tình che giấu không thành thật khai báo sự thật của vụ án Với những gì thu thập được trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra có thể lập biên bản kết luận điều tra và chuyển hồ sơ, tài liệu của vụ án đến Viện kiểm sát và đề nghị truy tố Những tài liệu này trong những trường hợp nhất định có thể chưa đủ để Viện kiểm sát truy tố và Tòa án có thể không thể tiến hành xét
xử một cách chính xác, đúng người đúng tội Để đảm bảo quá trình tố tụng diễn ra
Trang 12Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
chính xác, khách quan, yêu cầu những tình tiết đó phải được bổ sung những nội dung
cụ thể Viện kiểm sát hoặc Tòa án sẽ trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ
sung Như vậy, có thể hiểu điều tra bổ sung như sau “Điều tra bổ sung là việc điều tra
thêm về vụ án hình sự sau khi đã kết thúc điều tra, theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án trong trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ quan trọng đối với vụ án hoặc có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo phạm một tội khác hay có đồng phạm khác,
1.2 Ý nghĩa của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Việc trả hồ sơ điều tra bổ sung thể hiện làm cho vụ án một lần nữa được giải quyết một cách hợp lý và hợp pháp trên cơ sở nhìn nhận đúng đắn về sự thật của vụ
án Suy cho cùng, chỉ là việc tìm ra sự thật vụ án và xét xử một cách công bằng theo quy định của pháp luật Qua kết quả điều tra bổ sung dễ dàng nhận thấy khả năng vụ việc sau khi điều tra bổ sung sẽ có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án hay giữ nguyên kết quả điều tra ban đầu hoặc dẫn đến đình chỉ vụ án Ba kết quả này, hoạt động điều tra bổ sung dựa trên cơ sở đảm bảo tính chân thật của vụ án sẽ cho ra một hệ quả hoàn toàn khác nhau Trường hợp, có tình tiết mới thì rõ ràng vụ án sẽ được giải quyết hiệu quả hơn Nếu kết quả bổ sung không làm thay đổi tình tiết vụ án thì sẽ góp phần cũng cố tính đúng đắn của kết quả điều tra ban đầu Hay sau khi điều tra bổ sung dẫn đến kết quả đình chỉ vụ án thì so với kết quả điều tra ban đầu không được bổ sung
sẽ dẫn đến oan sai rất cao
Do đó, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là nhằm bảo đảm tránh bỏ lọt tội phạm cũng như làm oan người vô tội Qua việc trả hồ sơ điều tra bổ sung các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng đánh giá được những nguyên nhân của những vấn đề đã làm và vấn đề còn tồn tại Một mặt vừa kịp thời sửa chữa, khắc phục những tồn tại, mặt khác tích lũy thêm những kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử
1.3 Đặc trƣng của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Các đặc trưng này là để phân biệt hoạt động điều tra bổ sung với các hoạt động khác trong quá trình giải quyết cùng một vụ án hình sự Xuất phát từ sự nhận thức tầm quan trọng và sự đặc thù của việc thực hiện chế định điều tra bổ sung, đặc trưng này
được thể hiện cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều tra ban đầu là điều kiện để phát sinh việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Điều tra ban đầu là hoạt động điều tra được tiến hành bởi Cơ quan điều tra sau khi nhận được được quyết định khởi tố vụ án hình sự Quyết định khởi tố và xử lý vụ
án hình sự trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định “khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm
4 Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, tập 1, NXB chính trị quốc gia 2006, tr.129
Trang 13Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định
để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội Không được khởi tố vụ án ngoài những căn cứ và trình tự do Bộ luật này quy định”5 Còn tại khoản 1 Điều 104 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, Tòa án thông qua Hội đồng xét xử Với ý nghĩa đấu tranh phòng, chống tội phạm
và kịp thời phát hiện tội phạm, việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như vậy là nhằm tránh bỏ lọt tội phạm Suy cho cùng điều tra ban đầu xuất hiện các căn cứ hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định khởi tố vụ án hình sự
Khi nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự, hoạt động điều tra nhanh chóng được tiến hành thông qua việc Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền phân công cho Điều tra viên tiến hành hoạt động điều tra cụ thể Khi tiến hành hoạt động điều tra, Điều tra viên của cơ quan điều tra được phép thực hiện kết hợp nhiều hoạt động điều tra như thu thập chứng cứ và áp dụng biện pháp ngăn chặn6 Trên cơ sở những gì được ghi nhận ở điều tra ban đầu thông qua biên bản điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành xem xét và nếu thuộc vào các trường hợp nhất định thì cơ quan này sẽ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung nhằm làm rõ vấn đề mà ngay từ điều tra ban đầu chưa thể hiện được Nhìn từ phương diện này nếu xem xét về mặt ngữ nghĩa thì đương nhiên muốn tiến hành bổ sung thì phải có yếu tố gọi là ban đầu để làm nền tảng thì việc bổ sung mới có ý nghĩa Vấn đề điều tra cũng vậy nếu không có điều tra ban đầu thì không dẫn đến yêu cầu điều tra bổ sung vì thiếu đi những cơ sở nhất định Mục đích của hoạt động này là nhằm hướng đến việc bổ sung để làm rõ những căn cứ chưa được đảm bảo tính đầy đủ để phán ánh được nội dung vụ án chứ không nhằm mục đích thay thế kết quả hoạt động điều tra ban đầu như việc tiến hành điều tra lại7
Chính
vì thế, nhất thiết phải có điều tra ban đầu và điều tra bổ sung để đi đến kết quả là hình thành được biên bản điều tra thì hoạt động điều tra bổ sung mới có khả năng được tiến hành theo quy định
Thứ hai là trong giai đoạn truy tố và xét xử đưa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra
Xem Điều 65, Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
7 “Điều tra lại là tiến hành việc điều tra lại từ đầu theo thủ tục chung của tố tụng hình sự do cơ quan điều tra thực hiện” Giáo trình luật tố tụng hình sự, Trường đại học luật Tp HCM, tr.388
Trang 14Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
vụ án Đối với giai đoạn này ngoài việc đưa ra những kết luận theo đúng như trên thì một trong số những quyết định mang tính làm rõ các tình tiết vụ án đó là quyết định điều tra bổ sung những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự mà trước đó chưa được làm rõ
Quyết định này hướng đến việc làm cho vụ án được phơi bày tất cả những vấn đề chưa được làm rõ và với mục tiêu này việc đưa ra phán quyết sau cùng sẽ đạt được những hiệu quả cao Xét về trình tự tố tụng thì có thể nhận thấy giai đoạn truy tố chỉ được tiến hành trước giai đoạn xét xử, nhưng đối với hoạt động điều tra bổ sung khi có tình tiết thuộc phạm vi luật định thì quyết định điều tra bổ sung đều có thể được cân nhắc để đưa ra Tuy nhiên, dù thấy được tầm quan trọng để điều tra bổ sung cần được tiến hành nhưng việc tuân theo các quy định của pháp luật là đều bắt buộc để tránh đi các trường hợp tùy tiện nhằm hướng đến những mục đích tiêu cực
Khi đưa ra quyết định điều tra bổ sung sẽ dẫn đến một hệ quả đáng lưu ý là sẽ làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo dài và đôi lúc ảnh hưởng đến bên trong quan hệ
tố tụng Nhưng nếu đem so với tầm quan trọng của việc xác định sự thật của vụ án thì
rõ ràng hoạt động này trở nên vô cùng cần thiết trong quá trình xác định sự thật của vụ
án hình sự
Thứ ba là chỉ có những chủ thể nhất định mới có quyền quyết định việc trả hồ sơ
điều tra bổ sung
Khi xuất hiện những tình tiết theo quy định của pháp luật ngoài việc thấy được sự cần thiết của việc tiến hành điều tra bổ sung Cơ quan có thẩm quyền quyết định điều tra bổ sung gồm Viện kiểm sát và Tòa án (Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa và Hội đồng xét xử) Để hiểu rõ hơn về các chủ thể này sẽ được đề cập ở phần sau của bài viết
Có thể nhận thấy, trong các cơ quan trên Cơ quan điều tra không được đề cặp đến trong nhóm được đưa ra quyết định điều tra bổ sung Cũng dễ dàng hiểu rằng, Cơ quan điều tra không thể tham gia vào việc đưa ra quyết định điều tra bổ sung vì không thể vừa đưa ra bản kết luận điều tra nhưng lại vừa thể hiện không đồng tình với quan điểm
mà mình đã thực hiện Trong khi đó, pháp luật đã cho Cơ quan điều tra một khoảng thời gian nhất định để thực hiện công việc điều tra, nên không có lý do gì tự chỉnh sửa một cách chủ quan những gì đã kết luận được Một khi đã đưa ra kết luận điều tra thì trách nhiệm của Cơ quan điều tra đã chấm dứt và chuyển những công việc về sau cho các cơ quan khác có thẩm quyền tiến hành giai đoạn tiếp theo của vụ án hình sự Vì thế, Cơ quan điều tra không được tham gia vào việc đưa ra quyết định điều tra bổ sung
là hoàn toàn phù hợp
Về phía cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra bổ sung có thể nhận thấy việc đưa ra quyết định này là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần thiết để tiến
Trang 15Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
hành làm sáng tỏ nội dung vụ án Hơn nữa, thực hiện hoạt động này góp phần thực hiện sự tương tác giữa các cơ quan trong mối quan hệ là cơ quan tiến hành tố tụng để một khi quyết định sau cùng của vụ án được đưa ra thì quyết định này mang ảnh hưởng của tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng, sự khách quan của tố tụng hình sự cũng vì thế mà được khẳng định
1.4 Các chủ thể trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
1.4.1 Chủ thể quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung
Theo quy định của pháp luật chủ thể ra quyết định điều tra bổ sung bao gồm:
- Viện kiểm sát
- Tòa án
1.4.1.1 Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung
Viện kiểm sát là Cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo Hiến pháp và pháp luật8 Trong giai đoạn điều tra, Viện kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra nhằm bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Với tầm quan trọng như thế, trong thời gian truy tố vụ án hình sự Viện kiểm sát có thể ra các quyết định như truy tố
bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật9
Trong đó, để thực hiện được quyền ra quyết định điều tra bổ sung thì tại điểm b khoản 1 Điều 44 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự quy định “Nếu có căn cứ xác định thuộc
một trong những trường hợp quy định tại điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng
quy định của Quy chế này, khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì thẩm quyền quyết định trả hồ sơ điều tra cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung là Viện trưởng, phó Viện trưởng được phân công hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng ủy quyền thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án của Viện kiểm sát các cấp Đối với Viện kiểm sát cấp tỉnh thì trưởng phòng các Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra được Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh ủy quyền sẽ có thẩm quyền ký quyết định trả
hồ sơ điều tra bổ sung
8 Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002
9
Khoản 1 Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
10 Xem điểm b khoản 1 Điều 44 Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự năm 2008
Trang 16Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
Trong các trường hợp vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra nhưng do chuyển cho Viện kiểm sát cấp dưới để truy tố hoặc Viện kiểm sát cấp trên làm cáo trạng truy tố và kiểm sát xét xử, nếu có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát cấp trên để Viện kiểm sát cấp trên trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung
1.4.1.2 Tòa án quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong giai đoạn xét xử, trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa xét xử, Tòa án có thể ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để giải quyết vụ án Quyết định này có thể do cá nhân (Thẩm phán) đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc do một tập thể (Hội đồng xét xử) đưa ra tại phiên tòa
Để tiến hành xét xử vụ án được tiến hành chính xác theo quy định của pháp luật Sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng từ Viện kiểm sát chuyển sang, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu và giải quyết vụ án đó Thẩm phán nghiên cứu vụ án đó nhằm xác định vụ án đó có đủ điều kiện để đưa vụ án
ra xét xử hay không hay phải ra một trong những quyết định được quy định tại khoản 2 Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự11 Một trong những quyết định được Thẩm phán đưa
ra đó là vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung Các căn cứ để trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng giống như ở các trường hợp trả hồ sơ của Viện kiểm sát Và quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án sẽ được cụ thể cho Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa Khi được phân công Thẩm phán phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ trước khi
mở phiên tòa là phải xem xét các căn cứ, chứng cứ có đúng không và phải đảm bảo rằng mọi căn cứ, chứng cứ phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do luật pháp quy định Nếu rơi vào một trong các căn cứ tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình
sự thì ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung Luật quy định Tòa án có quyền này giúp cho vụ án được tiến hành chính xác, khách quan hơn Nếu Tòa án không có được quyền này thì vụ án sẽ không còn đúng với sự thật, khi đó sẽ làm cho vấn đề oan sai sẽ xảy ra
Bên cạnh đó, tại khoản 2 điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự quy định Hội đồng
xét xử có quyền ra quyết định “yêu cầu điều tra bổ sung” Nhưng thẩm quyền này
có phần hạn chế so với Viện kiểm sát và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa vì quy định các căn cứ của Viện kiểm sát và Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa cụ thể hơn Không quy định rõ vào các trường hợp nào để Hội đồng xét xử ra quyết định trả lại hồ sơ Mặc dù trong phần xét xử của Bộ luật tố tụng
11 Một trong các quyết định như “đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ
vụ án”
Trang 17Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
hình sự năm 2003 không có điều luật quy định cụ thể việc Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung Tại khoản 2 Điều 10 của Thông tư liên tịch số
01/2010/VKSNDTC-BCA-TANDTC quy định “Tại phiên tòa, Viện kiểm sát chủ
động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự Trong trường hợp phát sinh những vấn đề mới hoặc phức tạp mà không bổ sung được, thì Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung”12
từ hướng dẫn này đã xác định được tại phiên tòa Hội đồng xét xử cũng
có quyền ra “quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung” Căn cứ để Hội đồng xét xử trả
hồ sơ điều tra bổ sung cũng chính là các căn cứ tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Trong thực tiễn cho thấy rằng, Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự quy định
là căn cứ ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong cả giai đoạn xét xử chứ không riêng về giai đoạn chuẩn bị xét xử Như vậy, tại phiên tòa, khi xét thấy có một trong các trường hợp quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự thì Hội đồng xét xử áp dụng Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự để ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
1.4.2 Chủ thể tiếp nhận việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự
1.4.2.1.Viện kiểm sát tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung
Viện kiểm sát không chỉ có quyền ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, mà còn là chủ thể tiếp nhận quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung từ Tòa án Cụ thể, đối với việc Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung trong thời hạn chuẩn bị xét xử Quyết định này được gởi cho Viện kiểm sát thi hành trên cơ sở những gì mà Tòa án (Thẩm phán) cho là cần điều tra bổ sung Trường hợp, trong giai đoạn xét xử Hội đồng xét xử ra quyết định yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung thì bản thân Hội đồng xét xử phải tiến hành thảo luận và thông qua tại phòng nghị án và phải lập thành văn bản13
cụ thể để làm cơ sở chứng minh
Trường hợp Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung, bản thân nhận thấy quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án là không có căn cứ và không thể tự bổ sung được thì chuyển ngay hồ sơ vụ án đó cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra Nếu thấy quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án không có căn cứ theo hướng dẫn thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển hồ sơ lại cho Tòa án để đưa vụ án ra xét xử theo quy định14
Khoản 2 Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
14 Xem khoản 2 Điều 7 của Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Trang 18Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
1.4.2.2 Cơ quan điều tra tiếp nhận việc trả hồ sơ điều tra bổ sung từ Tòa án và Viện kiểm sát
Cơ quan điều tra nào sẽ tiếp nhận hồ sơ từ Tòa án và Viện kiểm sát trong khi đó cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra bao gồm các cơ quan ở Điều 110 và Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự Điều tra phát hiện, tìm chứng cứ buộc tội là chức năng duy nhất
và riêng của Cơ quan điều tra Cơ quan điều tra do pháp luật tố tụng hình sự quy định, điều tra tội phạm theo pháp luật tố tụng Dĩ nhiên, để củng cố thêm các chứng cứ buộc tội, cơ quan này có thể thu thập thêm thông tin ngoài tố tụng, nhưng đó không là chứng cứ và là công việc thứ yếu của Cơ quan điều tra Vì vậy, để dễ phân biệt với các
cơ quan tham gia điều tra phát hiện tội phạm, đặc biệt là các cơ quan phát hiện, ngăn chặn tội phạm bằng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp trinh sát, Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự chính là cơ quan chuyên trách điều tra tội phạm theo pháp luật tố tụng hình sự, gọi là Cơ quan điều tra tố tụng hình sự
Còn cơ quan khác cũng điều tra tội phạm theo pháp luật tố tụng thông qua hoạt động nghiệp vụ đa dạng của mình Hoạt động nghiệp vụ này nhằm phát hiện, làm rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm xét cho cùng cũng là hoạt động điều tra hình sự Tuy nhiên, Cơ quan khác này chỉ điều tra ở mức độ giới hạn, mức độ “điều tra ban đầu” Chẳng hạn, nhóm cơ quan khác trong Công an nhân dân thì đa số họ là cơ quan trinh sát, điều tra phát hiện và ngăn chặn tội phạm chủ yếu bằng biện pháp trinh sát Do việc điều tra theo luật tố tụng hình sự đối với cơ quan khác chỉ là thứ yếu, nên để phân biệt với cơ quan chuyên trách, cơ quan khác này được gọi là Cơ quan tham gia điều tra
tố tụng hình sự Từ những phân tích trên cơ quan tiếp nhận hồ sơ để điều tra bổ sung sẽ do Cơ quan điều tra tố tụng Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự gồm Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung sẽ do Thủ trưởng, phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được Thủ trưởng ủy quyền hoặc do Điều tra viên được phân công để tiến hành điều tra Việc tiếp nhận hồ sơ để điều tra bổ sung sẽ do Cơ quan điều tra tiếp nhận từ Viện kiểm sát và Tòa án Có thể nói trong các cơ quan tiến hành tố tụng, Cơ quan điều tra chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ án trong
tố tụng hình sự Kết quả hoạt động điều tra chính là cơ sở để Viện kiểm sát truy tố người phạm tội ra trước Tòa án, để Tòa án xét xử đúng người đúng tội, không làm oan người vô tội vấn đề này thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra có nhiệm vụ điều tra tất cả các tội phạm theo nguyên tắc cơ quan điều tra cấp nào thì điều tra những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp đó
Trang 19Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
1.5 Quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra
bổ sung
Với vị trí, chức năng rất quan trọng trong bộ máy nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ nhà nước, bảo vệ nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Nhận thức rõ tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án trong việc phòng ngừa và chống tội phạm, tại Nghị quyết số 08/2002/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã nhấn
mạnh “Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động tố tụng trên
cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, không hữu khuynh hoặc đùng đẩy trách nhiệm Các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử cần thực hiện đúng thời hạn tố tụng như luật định”15
Các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp với nhau và cũng cần phải phối hợp với các cơ quan khác bằng những nội dung cụ thể, thiết thực được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Quan hệ các cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự còn có mục đích chung là tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội, kiến nghị và phòng ngừa tội phạm Mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung được biểu hiện trên hai phương điện đó là quan hệ chế ước và phối hợp
1.5.1 Quan hệ chế ước giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Quan điểm của Đỗ Ngọc Quang cho rằng “Khái niệm chế ước có thể được hiểu như là sự tác động qua lại giữa các bên theo hướng khống chế lẫn nhau, kiềm chế sự vận động của nhau”16 Quan điểm này cho thấy rằng, bản chất của chế ước là sự tác động qua lại và kiềm chế lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong những điều kiện nhất định, trong hoạt động tố tụng hình sự là sự tác động qua lại giữa các chủ thể tham gia nhằm kiểm soát lẫn nhau việc tuân thủ pháp luật, tránh việc lạm quyền Sự tác động qua lại giữa các chủ thể trong những điều kiện nhất định giúp cho việc thực thi công vụ đúng đắn Cụ thể là đảm bảo cho hoạt động tố tụng hình sự tránh sai sót, vi phạm pháp luật dẫn đến việc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nhà nước và xã hội
Quan hệ chế ước giữa các chủ thể đó được thể hiện ở chổ khi đó Cơ quan điều tra
có nhiệm vụ phát hiện, khởi tố, điều tra vụ án ban đầu, còn Viện kiểm sát là cơ quan
15 Xem Nghị quyết 08/2002/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
16 Đỗ Ngọc Quang, Mối quan hệ giữa cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự, NXB chính trị
Quốc gia, Hà Nội 1997
Trang 20Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
giám sát, độc quyền truy tố một người ra tòa nhưng việc kết tội lại thuộc về Tòa án Tại phiên tòa xét xử nhân danh nhà nước thực hành quyền công tố, nhưng kiểm sát viên chỉ đưa ra quan điểm đề xuất giải quyết vụ án còn quyết định về định tội, mức hình phạt vẫn thuộc về Hội đồng xét xử Nhưng mọi hoạt động xét xử của Tòa án phải đảm bảo yêu cầu truy tố về hành vi con người thì mới xét xử Tòa án không làm trái thủ tục tố tụng, do đó ngoài chức năng là công tố Viện kiểm sát còn được pháp luật quy định kiểm sát hoạt động tư pháp, không những giám sát hoạt động của Cơ quan điều tra mà còn giám sát việc tuân thủ của Hội đồng xét xử tại phiên tòa Qua hoạt động giám sát của Viện kiểm sát giúp cho Cơ quan điều tra, Tòa án tránh những sai sót, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế
Quan hệ chế ước này được thể hiện rõ nét nhất là ở hoạt động trả hồ sơ điều tra
bổ sung theo đúng bản chất của luật định này cũng như thực chất của quan hệ chế ước Bởi vì bản chất của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng chính là sự kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai sót, làm sáng tỏ vụ án, khắc phục những thiếu sót của cơ quan tiến hành tố tụng Thông thường quan hệ chế ước này thể hiện trong việc xác định căn cứ
để trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nội dung cần điều tra bổ sung
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cho phép Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung Ở đây cũng thể hiện quan hệ chế ước lẫn nhau giữa Tòa án và Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra trong hoạt động tố tụng Vì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm điều tra bổ sung và để tránh sai sót trong quá trình điều tra đòi hỏi Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra làm tốt chức năng điều tra của mình Bên cạnh đó, Viện kiểm sát có quyền giữ nguyên quyết định truy tố của mình, không chấp nhận yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án và theo nguyên tắc xét xử và giới hạn của việc xét xử thì Tòa án vẫn đưa vụ án ra xét xử Dù thể hiện quan hệ chế ước nhưng giữa Tòa án, Viện kiểm sát và
Cơ quan điều tra quan hệ đó phải trên cơ sở đảm bảo thực hiện đúng chức năng tố tụng của mỗi ngành, phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực cho nguyên tắc tranh tụng theo tiến trình cải cách tư pháp hiện nay
1.5.2 Quan hệ phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Các cơ quan tiến hành tố tụng tuy có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng điều
có mục đích chung là phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội
Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là đều tất yếu và khách quan
Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể về trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng Trong đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án có sự phối hợp chặc chẽ trong quá trình tiến hành tố tụng Không chỉ từ giai đoạn tiếp nhận hồ sơ vụ án Cơ quan điều
Trang 21Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
tra, Viện kiểm sát và Tòa án có sự phối hợp chặc chẽ với nhau, sự phối hợp này còn được thể hiện rõ nhất ở giai đoạn trả hồ sơ điều tra bổ sung Trong giai đoạn nghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên thấy còn thiếu chứng cứ quan trọng, tài liệu hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không thể bổ sung được thì Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên điều tra bổ sung, để khắc phục những khó khăn Trường hợp không thể
bổ sung được thì báo lên Lãnh đạo Viện kiểm sát hoặc Thủ trưởng đơn vị xem xét và đưa ra hướng giải quyết Còn trong thời hạn truy tố, vụ án có nhiều vấn đề phức tạp về chứng cứ, tội danh thì Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát hoặc Thủ trưởng đơn vị trao đổi với Cơ quan điều tra, Tòa án về hướng giải quyết vụ án17 Không chỉ phối hợp trong giai đoạn điều tra, truy tố mà còn phối hợp trong giai đoạn xét xử Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, sau khi thấy còn thiếu những chứng cứ quan trọng, có
vi phạm thủ tục tố tụng, bị can phạm về một tội khác hoặc có đồng phạm khác, thì Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa trao đổi với Kiểm sát viên để có biện pháp khắc phục kịp thời hoặc có thể bổ sung được tại phiên tòa mà không phải trả hồ
sơ để điều tra bổ sung Nếu Kiểm sát viên và Thẩm phán chưa thống nhất ý kiến, thì báo cáo lãnh đạo liên ngành xem xét cho ý kiến về việc giải quyết vụ án Không những phối hợp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà Kiểm sát viên còn chủ động phối hợp với Hội đồng xét xử làm rõ những chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự
Như vậy, quan hệ phối hợp được thể hiện trong việc trả hồ sơ điều tra bổ sung là nhằm để quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời Đồng thời thực hiện đúng đắn các quan hệ đó thì việc trả hồ sơ điều tra bổ sung mới thực sự khách quan, có hiệu quả
1.6 Hậu quả của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
1.6.1 Đình chỉ vụ án
Đình chỉ vụ án là quyết định chấm dứt việc tiến hành các hoạt động tố tụng đối với vụ án18 Nghĩa là việc dừng lại các hoạt động tố tụng vụ án đó, khi có các căn cứ làm cho việc giải quyết vụ án đó không còn ý nghĩa Khi thuộc vào các trường hợp như người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ; trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án, người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không yêu
Trang 22Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức19 Hay thuộc vào các trường hợp không được khởi tố vụ án hình sự như người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật, đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, tội phạm đã được đại xá, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
mở phiên tòa sơ thẩm, hay rơi vào các căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự thì vụ
án phải bị đình chỉ tùy theo mức độ vụ việc và các quy định pháp luật có liên quan Khi ra quyết định đình chỉ vụ án thì tất nhiên vụ án đó sẽ được khép lại vô thời hạn Nhưng xét cho cùng, việc điều tra bổ sung vụ án hình sự về bản chất cũng một phần đem lại những kết quả vô cùng quan trọng Nếu trong quá trình giải quyết hồ sơ không được xem xét kỹ càng thì dễ dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng như sai về thủ tục
tố tụng, gây tiêu cực trong trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hay gây ra tình trạng oan sai
Điển hình như vụ án Lý Quốc Nghiệp chủ cửa hàng điện máy Quốc Nghiệp ở thị
xã Trà Vinh xảy ra vào năm 2006 Theo hồ sơ vụ án vào năm 2004, anh nhận hàng ký gửi của chủ doanh nghiệp điện máy Thủy là ông Lê Văn Tài Một năm sau, ông Tài lấy hàng tồn về rồi làm đơn kiện vì cho rằng anh Nghiệp không thanh toán tiền hàng Đến giữa năm 2006, nguyên đơn tố cáo anh Nghiệp chiếm dụng vốn và đề nghị các cơ quan tố tụng ở Trà Vinh vào cuộc Tháng 6/2007, truy tố anh Nghiệp về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Sau đó TAND thị xã Trà Vinh và TAND tỉnh Trà Vinh lần lượt tuyên phạt anh bốn năm tù, buộc bồi thường cho ông Tài trên 150 triệu đồng Do luôn khẳng định mình vô tội, anh Nghiệp kêu oan Tòa án nhân dân tối cao
ra quyết định hủy hai bản án trên và đề nghị điều tra lại Cuối tháng 6/2011, VKSND thành phố Trà Vinh (thị xã Trà Vinh cũ) quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can Nghiệp nhưng bị VKSND tỉnh Trà Vinh hủy, đề nghị phục hồi điều tra Sau đó, TAND thành phố Trà Vinh lại tuyên phạt anh hai năm tù Tiếp tục kêu oan, tháng 7/2013, bản án này bị hủy toàn bộ và đề nghị điều tra lại Bốn tháng trước đó, Công an thành phố Trà Vinh tiếp tục truy tố anh về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Sau một thời gian điều tra bổ sung VKSND thành phố Trà Vinh, cho rằng giao dịch
19
Khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
20 Xem khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
21 Xem Điều 180 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trang 23Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
giữa ông Tài và anh Nghiệp không tuân thủ các quy định trong hoạt động thương mại, không chấp hành chế độ về hóa đơn, chứng từ Do không xác định được số tiền hay tài sản mà bị can chiếm đoạt và không chứng minh được ông Nghiệp dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản nên không đủ căn cứ để truy tố anh Nghiệp Đó
là lý do mà VKSND thành phố Trà Vinh ra quyết định đình chỉ điều tra bị can với anh Nghiệp22 Qua vụ án, cho ta thấy hậu quả pháp lý của chế định điều tra bổ sung luôn giữ vai trò quan trọng Nếu có một chút thay đổi trong quá trình giải quyết vụ án về chứng cứ thì sẽ đi đến một kết quả và tác động khác nhau
1.6.2 Đưa vụ án ra xét xử
Kết quả điều tra bổ sung đôi khi dẫn đến việc quyết định đưa vụ án ra xét xử được xem là một kết quả phổ biến trong tố tụng hình sự hiện nay Một khi điều tra bổ sung được tiến hành thì với một loạt những hoạt động pháp lý nhất định thì kết quả của điều tra ban đầu xem như gần làm rõ được vấn đề Do vậy, việc bổ sung đôi lúc khó có thể dẫn đến một kết quả ngược lại với kết luận ban đầu Nhưng xét cho cùng thì để giải quyết một vụ án hình sự không được dựa vào phán đoán mà phải dựa vào những sự kiện và sự vật trực tiếp nên điều tra bổ sung mới được sự cần thiết đến như vậy
Quyết định đưa vụ án ra xét xử là một trong những quyết định quan trọng được pháp luật tố tụng ghi nhận cho Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm với vụ án23 Vì thế, sau khi nhận được kết luận sau cùng vụ án thông qua điều tra
bổ sung Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án không có căn cứ để đình chỉ vụ án hay tạm đình chỉ vụ án thì buộc phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Quyết định này dựa vào những gì đã được điều tra ban đầu và kết quả điều tra bổ sung Quyết định này cũng góp phần tạo được niềm tin trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo hướng tôn trọng sự thật, khách quan và công bằng
1.7 Lƣợc khảo pháp luật việc trả hồ sơ điều tra bổ sung qua các giai đoạn phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
Trước khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời, các văn bản pháp luật trước đó cũng có quy định về thẩm quyền cũng như là thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng không có quy định chế định cụ thể để Viện kiểm sát (trước đây là viện công tố) trả hồ sơ điều tra cho Cơ quan điều tra, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của luật tố tụng hình
sự, tùy theo bối cảnh kinh tế - xã hội, phương thức tổ chức bộ máy, nhận thức và sự phát triển chung của xã hội mà các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung của những người tiến hành tố tụng khác nhau
22
Doanh nhân trẻ được đình chỉ điều tra sau gần 7 năm bị bắt
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=851445 [truy cập ngày 20/9/2014]
23 Xem khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trang 24Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
1.7.1 Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1988
Ở giai đoạn này chưa có Bộ luật tố tụng hình sự, hoạt động tố tụng chỉ được thực hiện trên cơ sở các luật tổ chức và văn bản hướng dẫn riêng lẻ của cơ quan có thẩm quyền như Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao Và lần đầu vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng đã được đề cập tại điều 15 Luật Tổ chức Viện
kiểm sát ban hành ngày 15/7/1960 quy định “… Nếu thấy chứng cứ chưa rõ ràng thì
phải trả hồ sơ để Cơ quan công an hoặc Cơ quan điều tra khác tiến hành điều tra
và Bộ công an cũng có quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa
Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an như sau “Viện kiểm sát hoàn lại hồ sơ để
cơ quan điều tra bổ sung nếu thấy hồ sơ thiếu chứng cứ chủ yếu… Trường hợp Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung và nếu Viện kiểm sát thấy yêu cầu đó là hợp lý thì sẽ
Nhưng các quy định này chỉ mang tính chất chung không quy định điều luật cụ thể dựa vào trường hợp nào để áp dụng việc trả
hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát trả cho Cơ quan điều tra, Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đó
1.7.2 Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời đến năm 2003
Đến khi bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời có một chuyển biến mới trong quá trình áp dụng chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung Nó là bộ luật đầu tiên pháp điển hóa các quy định của pháp luật trước đó Vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung cũng được quy định cụ thể lần đầu tiên tại Điều 142, Điều 151, Điều 154 và Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 Nhưng các căn cứ để Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung được thể hiện ở Điều 154 của Bộ luật tố tụng hình sự 198826
và giai đoạn này vẫn chưa nêu rõ căn
cứ nào để Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra mà chỉ quy định là Viện kiểm sát
có quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung
Để việc áp dụng các quy định của pháp luật được thống nhất trong quá trình giải quyết vụ án về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung của cơ quan tiến hành tố tụng Ngày 8/12/1988, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân tối cao cũng đã ban hành Thông
tư liên ngành số 01/TTLN “Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự” Ngày 05/11/1996, liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
24
Xem điểm b Điều 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1960
25 Xem đoạn 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 427/TTLT ngày 28/6/1963 quy định tạm thời một số nguyên tắc về quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ công an
26 Khoản 1 Điều 154 của Bộ luật tố tụng hình sự 1988 quy định “Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung trong những trường hợp sau đây: Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ sung tại phiên tòa được; Khi có căn cứ để cho rằng bị cáo phạm một tội khác hoặc
có đồng phạm khác; Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”
Trang 25Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
tối cao, Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) cũng thống nhất ra Thông báo số 61/KL-LN hướng dẫn về thời hạn điều tra bổ sung
Ngày 10/6/2002 Tòa án nhân dân tối cao có hướng dẫn tại Công văn số 81/2002/TANDTC “mặc dù trong phần xét xử sơ thẩm của Bộ luật tố tụng hình sự không có điều luật quy định cụ thể việc Hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung như quy định tại Điều 154 quy định tại phiên tòa sơ thẩm Khi thấy có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự Hội đồng xét xử không được ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Theo quy định tại khoản 2 Điều
173 Bộ luật tố tụng hình sự thì một trong các quyết định mà Hội đồng xét xử phải thảo luận và thông qua tại phòng nghị án là quyết định yêu cầu điều tra bổ sung”27
1.7.3 Giai đoạn từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời cho đến nay
Đến giai đoạn này Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 phần nào hoàn thiện hơn Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 Trước đó chưa nêu rõ các trường hợp mà Viện kiểm sát
áp dụng để trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra phần nào gặp rất nhiều khó khăn Quy định cụ thể hơn về vấn đề trả hồ sơ điều tra của Viện kiểm sát được quy định cụ thể tại Điều 168
Bộ luật tố tụng hình sự năm 200328 Khi đối chiếu với quy định hiện tại thì Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được quy định tại Điều 179 trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cơ bản không có gì thay đổi Còn tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình
sự 2003 quy định, Tòa án chỉ được ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra
bổ sung không quá 2 lần và theo hướng dẫn tại nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn thi hành một
số quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003, nếu phát hiện thấy vấn đề cần điều tra
bổ sung, thì vẫn phải tiếp tục nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án để xem xét có vấn đề nào khác cần điều tra bổ sung hay không Tòa án chỉ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần thứ hai trong trường hợp những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ nhất chưa được điều tra hoặc tuy đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra bổ sung xét thấy cần điều tra bổ sung vấn đề mới
Nhìn chung, cho thấy các vấn đề điều tra bổ sung cũng đã dần được hoàn thiện hơn qua các thời kỳ phát triển Có thể nói vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình
sự là những vấn đề liên quan đến sự hình thành, ý nghĩa, tầm quan trọng và hậu quả pháp lý mà điều tra bổ sung mạng lại Nghiên cứu về vấn đề này sẽ là điều kiện cần thiết
để đi sâu vào các căn cứ xác định việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Đồng thời góp phần thấy được sự cần thiết trong vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nhằm hoàn thiện chế định này trong thực tiễn quy định và bối cảnh xã hội hiện nay
27 Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ
28 Xem tại Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trang 26Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
CHƯƠNG 2 CĂN CỨ PHÁP LÝ VIỆC TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1 Quy định Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung
2.1.1 Căn cứ Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra
Trả hồ sơ điều tra bổ sung là một trong những quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố khi có các căn cứ theo luật định Các trường hợp trả hồ sơ vụ án khi còn thiếu chứng cứ quan trọng, có căn cứ cho rằng bị can phạm một tội khác, còn có đồng phạm hay có người phạm tội khác hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng Những trường hợp này làm cho việc giải quyết vụ án không thể chính xác khách quan, toàn diện, triệt để và đúng theo quy định của pháp luật Chính vì thế, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung để khắc phục những thiếu sót và vi phạm đó nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội có căn cứ, đúng pháp luật và quá trình giải quyết
vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để, không để bỏ lọt tội phạm và làm oan người
vô tội Các trường hợp tại Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định chính
là các căn cứ để Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung và những căn cứ này cũng được cụ thể hóa tại Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ công an – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC) Sau đây là các căn cứ để Viện kiểm sát trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố
2.1.1.1.Thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án không thể bổ sung được
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án của Viện kiểm sát, khi phát hiện thấy hồ
sơ vụ án còn thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được29 thì ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung Trả hồ sơ trong trường hợp này phải có hai điều kiện:
Một là thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án Chứng cứ quan trọng được nêu
trong điều luật là những chứng cứ có tính quyết định đối với việc giải quyết các vấn đề quan trọng trong vụ án như xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội; Ai là người thực hiện hành vi phạm tội, có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý, có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích động cơ phạm tội; những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
29 Khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trang 27Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo; tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra30 Hay xác định về tuổi, trình độ nhận thức về hành vi phạm tội, điều kiện sinh sống31 v.v Nếu thiếu nó thì đối tượng chứng minh trong vụ án sẽ chưa được làm sáng tỏ, Viện kiểm sát cũng không thể truy tố và buộc tội đối với bị can
Hai là Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được Theo quy định của điều
luật thì các chứng cứ quan trọng đó chỉ có thể thu thập được thông qua công tác điều tra, tự bản thân Viện kiểm sát không thể tự bổ sung được Nghĩa là để phát hiện và thu thập chứng cứ còn thiếu cần phải có những hoạt động nghiệp vụ chuyên môn sâu, phải phân tích và xử lý những tình huống phức tạp trong quá trình điều tra
Bên cạnh đó, để giải quyết vấn đề này tại Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BCA-TANDTC cũng đã hướng dẫn về trường hợp được xem là chứng cứ quan trọng một phần giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có sự thống nhất chung
01/2010/TTLT-Cụ thể, việc thiếu chứng cứ sau đây là trường hợp thiếu chứng cứ quan trọng đối với
vụ án hình sự32
a Có hành vi phạm tội xảy ra hay không là chứng cứ để xác định hành vi xảy ra
đó có đủ yếu tố của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính);
b Thời gian địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội là căn cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực hiện tội phạm như thế nào;
c Ai là người thực hiện hành vi tội phạm là chứng cứ xác định một con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
d Có lỗi hay không có lỗi là chứng xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi hay không có lỗi; nếu có lỗi thì thuộc trường hợp lỗi cố ý (lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả) theo quy định tại điều 9 và Điều 10 Bộ luật hình sự;
e Có năng lực trách nhiệm hình sự hay không là chứng cứ xác định khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa; có mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điêu khiển hành vi của mình hay không và nếu có thì mắc bệnh đó vào thời gian nào, trong giai đoạn tố tụng nào;
30 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
31
Khoản 2 Điều 302 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
32 Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trang 28Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
f Mục đích động cơ phạm tội là chứng cứ để xác định người thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì và trong trường hợp mục đích, động cơ phạm tội là yếu tố tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc là yếu tố của cấu thành tội phạm hoặc yếu
tố định khung hình phạt;
g Chứng cứ chứng minh tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo là chứng cứ xác định bị can, bị cáo có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nào quy định tại Điều 46 của Bộ luật hình sự; có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nào quy định tại điều 48 của Bộ luật hình sự hoặc là chứng cứ xác định tình tiết định khung hình phạt;
h Chứng cứ để chứng minh những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo là chứng cứ xác định lý lịch tư pháp của bị can, bị cáo;
i Chứng cứ chứng minh tính chất và mực độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
là chứng cứ để đánh giá tính chất hậu quả (vật chất và phi vật chất) của hành vi phạm tội trong việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt;
k Chứng cứ khác để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 63 của
Bộ luật tố tụng hình sự mà thiếu chứng cứ đó thì không có đủ căn cứ để giải quyết vụ
án như chứng cứ để xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc xác định tuổi của bị hại là trẻ em; chứng cứ để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị can, bị cáo trong trường hợp đồng phạm hoặc phạm tội có tổ chức…
Khi giải quyết một vụ án, không phải thiếu chứng cứ quan trọng thì Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung mà chỉ trong những điều kiện được pháp luật quy định thì Viện kiểm sát mới được quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì:
- Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án trong các trường hợp nêu trên nếu Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được
- Viện kiểm sát không trả hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng, nhưng nếu thiếu cũng truy tố được hoặc không thể thu thập được Ví dụ, hiện trường vụ án đã bị thay đổi không thể xem xét lại được
Như vậy, Viện kiểm sát chỉ trả hồ sơ điều tra bổ sung khi thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án trong những trường hợp đã được pháp luật tố tụng hình sự quy định mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được và nếu thiếu những chứng
cứ này thì Viện kiểm sát không thể truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử và những chứng cứ này phải có khả năng thu thập được Bởi vì, có quy định như vậy mới giới hạn được các trường hợp trả hồ sơ và khắc phục được tình trạng Viện kiểm sát không xem xét toàn diện, thận trọng mức độ liên quan và sự cần thiết của chứng cứ đối với việc giải quyết vụ án mà thấy thiếu là phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Việc trả
Trang 29Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
hồ sơ tùy tiện không những gây nhiều bất lợi mà còn làm cho số hồ sơ bị trả lại để điều tra bổ sung ngày càng tăng, nhất là tình hình tội phạm trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng phức tạp, tinh vi xảo quyệt hơn
2.1.1.2 Có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có đồng phạm khácTại khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “có căn cứ để
nguy hiểm của xã hội mà người thực hiện nó là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và có lỗi, xâm phạm các khách thể được luật hình sự bảo vệ Còn nói đến tội thì có thể
là tội phạm và cũng có thể là tội danh Tội danh là danh từ pháp lý dùng để chỉ tên tội phạm được quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Về mặt pháp lý, cho đến nay tuy chưa có sự giải thích cụ thể từ cơ quan lập pháp và hướng dẫn của cơ quan
tư pháp, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự thì “khi có
căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn
có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ
tố không đúng tội danh thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án, còn trường hợp phát hiện tội phạm khác thì phải ra quyết định bổ sung khởi tố vụ án Điều này cho thấy khái niệm “tội phạm khác” không hàm chứa xác định sai tội danh với việc phát hiện tội phạm khác hoàn toàn khác nhau Do
đó, tội phạm khác là trường hợp ngoài tội đã được khởi tố, chứng minh làm rõ, hành vi phạm tội của bị can còn phạm thêm một hay nhiều tội mới
Căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác theo quy định tại khoản 2 Điều 168 của Bộ luật tố tụng hình sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung35:
a Khởi tố và điều tra về một hay nhiều tội nhưng chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy hành vi của bị can đã thực hiện cấu thành một hay nhiều tội khác Tức là khi Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ vụ án nhận thấy có căn cứ khởi tố bị can về tội khác, nghĩa
là bị can phạm tội khác với tội đã bị khởi tố và điều tra bị can còn phạm một hay nhiều tội khác Trong trường hợp này thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định trả hồ sơ cho
Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung
b Ngoài tội phạm đã khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn
có căn cứ để khởi tố bị can về một hoặc nhiều tội khác Nghĩa là ngoài tội mà cơ quan
có thẩm quyền điều tra đề nghị truy tố, bị can còn phạm thêm một hoặc một số tội
33 Xem khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
34
Xem khoản 1 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
35 Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trang 30Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
khác mà dấu hiệu cấu thành đã được đề cập trong văn bản pháp lý của cơ quan có thẩm quyền điều tra nhưng do nhận thức, đánh giá không toàn diện, đầy đủ tính chất
và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên không khởi tố, điều tra Nói cách khác
là việc điều tra, khởi tố còn bỏ lọt tội Ví dụ, Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố về tội giết người theo Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng Viện kiểm sát còn phát hiện bị can phạm thêm tội cướp tài sản theo Điều 133 của Bộ luật hình sự
c Ngoài bị can đã bị khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn
có người đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can Đây là trường hợp mở rộng việc xác định các đối tượng phạm tội thông qua yếu tố xác định đồng phạm hay người phạm tội khác Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ cho thấy ngoài bị can còn có đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa bị khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung Để xác định đồng phạm khi giải quyết vụ án trên thực tế không phải là vấn đề đơn giản nên việc xác định chính xác căn cứ này trong một trường hợp cụ thể là rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải
có sự đánh giá toàn diện các tình tiết của vụ án và còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, nhận thức của những người tiến hành tố tụng
Theo quy định của luật tố tụng hình sự thì các trường hợp có người đồng phạm khác là ngoài bị can đã khởi tố và điều tra, chứng cứ trong hồ sơ vụ án cho thấy còn có đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp khi có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác có liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can về tội phạm khác hoặc có người phạm tội khác có liên quan đến vụ án thì Viện kiểm sát đều trả hồ sơ để điều tra bổ sung Trong trường hợp nếu có căn cứ để tách vụ án theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án36 thì Viện kiểm sát không trả hồ sơ điều tra bổ sung
Như vậy, trong giai đoạn điều tra Viện kiểm sát chỉ trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung trong trường hợp hành vi phạm tội của bị can cấu thành nhiều tội phạm nhưng Cơ quan điều tra chưa khởi tố hết hoặc ngoài tội phạm đã bị khởi tố, bị can còn phạm thêm tội phạm mới Trường hợp hành vi phạm tội đã được điều tra làm rõ nhưng Cơ quan điều tra xác định không đúng tội danh thì Viện kiểm sát
có quyền truy tố bị can với tội danh theo quan điểm của mình mà không phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung
36 Xem khoản 2 Điều 117 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Trang 31Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
2.1.1.3 Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003 quy định bắt buộc phải tiến hành tố tụng hoặc phải tiến hành theo thủ tục đó nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã bỏ qua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình
sự quy định nên đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện vụ án37
như phải khởi tố vụ án hình sự sau đó mới ra quyết định khởi tố bị can, khi lấy lời khai của người chưa thành niên phải có mặt người giám hộ, phải có người bào chữa cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc bị can, bị cáo
bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự, có dấu hiệu tài liệu chứng cứ trong hồ sơ bị sai lệch, vật chứng của vụ án
bị đánh tráo… Cụ thể, những trường hợp sau đây được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự38:
a Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự phải
có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng đã không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền; Ví dụ: Quyết định khởi
tố bị can của Cơ quan điều tra không gửi cho Viện kiểm sát thực hiện thủ tục phê chuẩn
b Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự; Ví dụ: bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình nhưng Cơ quan điều tra không yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can
c Xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
d Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự;
e Nhập vụ án hoặc tách vụ án không có căn cứ trái với quy định tại Điều 117 của
Trang 32Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
g Chưa điều tra lập lý lịch của bị can; chưa xác định được đặt điểm quan trọng
về nhân thân của người có hành vi phạm tội (tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo”);
h Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp không sử dụng được tiếng việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật hình sự;
i Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42, Điều 60 và Điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự;
k Việc điều tra thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ
án hình sự;
l Chứng cứ tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sữa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án;
m Việc điều tra truy tố không đúng thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền phân công điều tra vụ án cụ thể;
n Có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
o Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ;
p Những trường hợp khác phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Như vậy, chỉ khi nào vi phạm một trong số các trường hợp nêu trên thì Viện kiểm sát mới tiến hành trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án tuân thủ đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Khi xét thấy cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án để phát hiện các nội dung và thủ tục cần điều tra bổ sung, tránh trường hợp trả hồ sơ nhiều lần cho Cơ quan điều tra Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chỉ trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung khi có vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc bị can là người chưa thành niên trong giai đoan điều tra nhưng đến khi truy tố bị can đã đủ 18 tuổi39
39 Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Trang 33Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
2.1.2 Quyết định và thủ tục trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát
2.1.2.1 Quyết định của Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Khi xét thấy là có căn cứ và cần thiết trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Viện kiểm sát tiến hành ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung Thẩm quyền điều tra bổ sung là Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra đối với vụ án đó Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra
bổ sung cho Cơ quan điều tra phải đảm bảo về mặt hình thức theo quy định của pháp luật, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ra quyết định bằng văn bản và do người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ký quyết định40
Trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ số, ngày, tháng, năm
và số lần trả hồ sơ Phần nội dung phải ghi cụ thể “những chứng cứ quan trọng đối với
vụ án” cần phải được điều tra bổ sung Trong trường hợp tiếp tục phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong quyết định này phải nêu rõ từng vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung lần trước chưa được điều tra bổ sung hoặc đã điều tra bổ sung nhưng chưa đạt yêu cầu hoặc từ kết quả điều tra dẫn đến phát sinh nhiều vấn đề mới cần điều tra Như vậy, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát phải đảm bảo về mặt hình thức của văn bản, hợp pháp và đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật
2.1.2.2 Thủ tục của Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án và trong thời hạn quyết định truy tố Kiểm sát viên được phân công có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra việc tuân thủ các thủ tục tố tụng, tính đầy đủ của tài liệu, chứng cứ trong vụ án để phát hiện các trường hợp phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung và phải kịp thời ra quyết định, không để hết thời hạn truy tố mới ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Thời hạn này được quy định cụ thể như sau hai mươi ngày đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng41
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ nếu phát hiện có những căn cứ như còn thiếu chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được,
có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có người đồng phạm khác hay
có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không thuộc các trường hợp không trả hồ
sơ điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên báo với Viện trưởng Viện kiểm sát để tiến hành thủ tục ra quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung Trong quá trình thực hiện điều tra bổ sung, Kiểm sát viên tiếp tục bám sát tiến độ, thời hạn, kết quả việc điều tra bổ sung Trong trường hợp có căn cứ để áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, Kiểm sát viên tiếp tục đề xuất lãnh đạo thực hiện thủ tục ở giai