3.1. Cơ sở xây dựng các giải pháp
3.1.1 Xu hướng cung cầu của thị trường Hồ tiêu Thế giới Xu hướng cầu: Xu hướng cầu:
Lượng cầu hồ tiêu hàng năm của thế giới thường được tính bằng tổng của lượng xuất khẩu từ các nước sản xuất đến các nước tiêu dùng và lượng tiêu dùng tại các nước sản xuất, mức cầu trung bình trong giai đoạn 2000 – 2005 và 2006 - 2007 tương ứng là 321.000 tấn/năm và 340.000 tấn/năm, trong đó tiêu dùng tại các nước sản xuất chiếm khoảng 30% tổng tiêu dùng của thế giới. Theo số liệu thống kê 1989 - 2007 tỷ lệ tăng mức cầu trung bình 2% - 3% /năm, do vậy dự kiến giai đoạn 2008 – 2010 nhu cầu hồ tiêu dao động từ 330.000 tấn – 350.000 tấn/năm. Tuy nhiên mức cầu có thể sẽ thấp hơn bởi tình hình suy thoái kinh tế của Mỹđang diễn ra đã và đang tác động đến giá cả các mặt hàng thực phẩm tăng mạnh tại Mỹ và nhiều nước, thị phần nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ chiếm 25% tổng lượng hồ tiêu nhập khẩu của các nước tiêu dung, do vậy cầu về thực phẩm sẽ giảm kéo theo giảm cầu các sản phẩm hồ tiêu vì công dụng chính của hồ tiêu được dùng là một thành phần gia vị trong thực phẩm.
Nhu cầu sử dụng hồ tiêu có xu hướng ngày càng đa dạng hơn, ngoài cách sử dụng truyền thống từ hạt tiêu khô thì cầu về hạt tiêu tươi, hạt tiêu xanh ngâm và các tinh dầu chiết xuất từ hạt tiêu cũng đang tăng song hành với yêu cầu về mặt mỹ quan (màu sắc, độđồng đều của hạt), và đặc biệt là an toàn về vệ sinh thực phẩm (sạch, không có các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật)
Xu hướng Cung:
Mặc dù có sự hồi phục giá từ cuối năm 2006 nhưng sản lượng của hầu hết các nước sản xuất hồ tiêu chính không có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2010 do các nguyên nhân sau:
Khủng hoảng giá hồ tiêu giai đoạn 2002 – 2006 đã dẫn tới suất đầu tư chăm sóc của hộ thấp, kéo theo sinh trưởng kém của cây hồ tiêu tạo điều kiện cho dịch bệnh gia tăng đã hạn chế khả năng tăng năng suất và làm giảm diện tích cho sản phẩm tại tất cả các nước sản xuất trong giai đoạn 2005 – 2006 trung bình là 5%. Điều này dẫn đến sản lượng của các năm 2007 và 2008 giảm 5% -10%/năm và chỉ đạt ở mức trung bình là 290.000 tấn – 300.000 tấn/năm.
Giá các yếu tốđầu vào đang tăng mạnh đặc biệt là giá phân bón kết hợp với sự mất giá của đồng Dolla so với đồng nội tệ làm giảm tương đối giá bán nội địa, cả hai đang làm giảm thu nhập của người nông dân một cách đáng kể. Bên cạnh đó thiếu nước tưới cũng đang là mối lo ngại của người sản xuất, vì thế dù giá đang ở mức tương đối tốt trên 3000 USD/tấn/ tiêu đen nhưng mức độ khuyến khích các vùng tăng diện tích trồng mới là không nhiều.
Thời gian để có sản phẩm hồ tiêu thu hoạch là 3 năm sau khi trồng, do vậy với diện tích trồng mới (nếu có) tăng vào các năm 2007 và 2008 thì phải đến mùa vụ 2010 – 2011 mới cho sản lượng, khi đó sản lượng của thế giới có thể tăng so với mức sản lượng của năm 2007 và 2008.
Dự báo: sản lượng hồ tiêu của thế giới giai đoạn 2008 – 2010 trong điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ duy trì ở mức 300.000 tấn – 350.000 tấn/ năm.
Xu hướng giá:
Cầu sản phẩm hồ tiêu co giãn rất ít theo giá do hồ tiêu được dùng chủ yếu là thành phần gia vị trong thực phẩm tiêu dùng hàng ngày, nên chỉ chiếm một lượng rất nhỏ với mức chi phí không đáng kể trong tổng chi phí hàng hóa thực phẩm. Vì thế khi đường cung hồ tiêu dịch chuyển sẽ làm giá thay đổi nhiều nhưng lượng cân bằng hay lượng cầu ít thay đổi, điều này có nghĩa là giá hồ tiêu chủ yếu do yếu tố cung quyết định, chỉ cần cung tăng hay giảm một chút cũng sẽ làm cho giá giảm hoặc tăng một cách nhanh chóng. Phân tích các chu kỳ giá trong giai đoạn 1989 – 2007 dưới đây sẽ thấy một cách cụ thể hơn.
Hình 3.1 Biểu đồ giá xuất khẩu FOB/tấn tiêu đen và lượng cung Giai đoạn 1989 – 2007 0 100000 200000 300000 400000 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 198 9 199 0 199 1 199 2 199 3 199 4 199 5 199 6 199 7 199 8 199 9 200 0 200 1 200 2 200 3 200 4 200 5 200 6 200 7
Gia xuat khau
Trong giai đoạn 1989 - 1999: 1990/1989 lượng cung tăng 18% lập tức giá giảm 27%, giá tiếp tục giảm cho đến 1992 khi lượng cung giảm 8% so với 1991 thì giá bắt đầu tăng trở lại; cung năm 1993 tiếp tục giảm 19% so với 1992 làm giá tăng mạnh vào năm 1994 với mức tăng 48% so với 1993; từ năm 1994 – 1999, lượng cung tăng không đáng kể, giá duy trì ở mức cao theo chiều hướng tăng.
Trong giai đoạn 2000 - 2007: 2000/1999 cung bắt đầu tăng mạnh 18% giá giảm ngay 13%; tiếp đến năm 2001 khi cung vẫn tăng 18% so với 2000 thì giá giảm mạnh 53%, và giá trượt giảm cho đến năm 2005, phải bước sang 2006 khi cung giảm thì giá tăng ngược lại với mức cao.
Như vậy, chu kỳ giá tăng giảm trung bình từ 8 đến 10 năm, đây là khoảng thời gian tương thích với sinh trưởng của cây làm tăng hay giảm diện tích và năng suất thu hoạch. Vì vậy với điểm xuất phát của chu kỳ tăng giá lần này từ giữa năm 2006, mức giá trên 2500USD/tấn/tiêu đen theo thông lệ vẫn tiếp tục duy trì trong vòng 3 đến 4 năm nữa, tuy nhiên có thể giá sẽ không giảm như những chu kỳ trước nếu các nước sản xuất tích cực khuyến cáo người sản xuất không tăng diện tích trồng hồ tiêu.
3.1.2 Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu của Việt Nam
Từ kết quảđiều tra hiện trạng sản xuất cây hồ tiêu và một số cây công nghiệp lâu năm khác trên toàn quốc năm 2005, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra định hướng quy hoạch đến năm 2020 cho ngành hồ tiêu Việt Nam với diện tích trồng chỉ duy trì ở mức 50.000 ha, tập trung vào việc thâm canh tăng năng suất, và phát triển cây hồ tiêu ở những vùng có đất thích hợp, có tiềm năng về năng suất cao như Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
2005 Quy hoạch 2010 Quy hoạch 2020 Diện tích trồng (ha): 48.996 50.000 50.000 Diện tích cho sản phẩm (ha): 39.501 45.000 45.000 Năng suất (tấn/ha): 2,03 2,87 3,00 – 4,00 Sản lượng (tấn/ha): 80.306 128.930 135.000 - 180.000 Lượng xuất khẩu (tấn/năm): 110.000 110.000 120.000 - 160.000
Định hướng của Viện phù hợp với các quan điểm của Viện Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng như phương hướng phát triển nông sản xuất khẩu của Vùng Đông Nam bộ đến năm 2010 được chính phủ
đề cập trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005 – 2010 với diện tích cây hồ tiêu của Vùng từ 25.000 ha - 30.000 ha.
Với xu hướng cầu của thế giới giai đoạn 2011 - 2020 trung bình khoảng 360.000 - 400.000 tấn/năm, mức sản lượng và xuất khẩu của Việt Nam như định hướng là hợp lý và Việt Nam có thể tiếp tục duy trì vị trí số một về lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.
3.1.3 Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có khả năng hỗ trợ phát triển sản xuất hồ tiêu xuất hồ tiêu
Sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực khoa học công nghệ và những kinh nghiệm áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong nông nghiệp của các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất hồ tiêu của Việt Nam, cụ thể:
Quy trình kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh IPM (quản lý dịch bệnh tổng hợp) và GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm) trong lĩnh vực trồng trọt đã và đang áp dụng có hiệu quả trên thế giới. Tại Việt Nam sản xuất theo quy trình GAP đang áp dụng cho một số cây trồng như rau, trái cây, và bắt đầu triển khai thí điểm cho cây cà phê và cây hồ tiêu tại Quảng Trị, đây sẽ là cơ sở thực tiễn tốt giúp cho việc cải tiến kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế biến, bảo quản theo hướng năng suất ổn định, chất lượng an toàn đối với cây hồ tiêu.
Công nghệ sinh học trong lĩnh vực phân bón đã sản xuất ra phân hữu cơ vi sinh, phân hoá hữu cơ sinh học đáp ứng được yêu cầu cải thiện môi trường sản xuất của cây hồ tiêu.
Các kỹ thuật chuyển gen và lai ghép - nuôi cấy mô hoặc xử lý đột biến có thể tạo ra giống hồ tiêu có khả năng chống chịu sâu bệnh, úng hạn và năng suất ổn định.
Các công nghệ chế biến hồ tiêu như loại bỏ tạp chất và phân loại, tiệt trùng bằng hơi nước được các nhà chế biến Việt Nam và nước ngoài áp dụng, đã và đang hỗ trợ rất tích cực cho chất lượng của các sản phẩm hồ tiêu Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và viễn thông đã mở rộng khả năng tiếp cận các nguồn thông tin trong và ngoài nước tại các vùng nông thôn thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình và internet.
Có thể tóm tắt cơ sở khoa học của các giải pháp từ những nhận định về thị trường, định hướng phát triển của các ban ngành và các cấp, tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới, và kết quả phân tích thực trạng các yếu tố chính về phía cung tác động đến thu nhập của Hộ sản xuất hồ tiêu Vùng Đông Nam bộ như sau:
Sơđồ - Cơ sở khoa học của các giải pháp
Các giải pháp Ổn định năng suất
Giảm chi phí trung bình
Nâng cao kiến thức nông nghiệp cho hộ Phát triển giống tiêu mới Giải pháp hỗ trợ Hiện trạng các yếu tố tác động - Năng suất chưa ổn định do các yếu tố về kỹ thuật: nhân giống, trồng và chăm sóc, và dịch bệnh. - Chi phí trung bình tăng mạnh do giá của tất cả các yếu tố đầu vào ngày một tăng, rủi ro từ dịch bệnh và cây choái. - Kiến thức nông nghiệp của hộ bị hạn chế do thiếu nguồn cung cấp thông tin và chất lượng của chuyển giao kỹ thuật đến người sản xuất. - Giống có ít chủng loại và có khả năng chống chịu bệnh, hạn, úng kém. Xu hướng thị trường - Cầu tăng trung bình 2% -3% /năm. - Cung tăng ít trong giai đoạn 2008 -2010 - Co giãn của cầu theo giá nhỏ Định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu VN - Diện tích trồng 50.000 ha/ cả nước; 25.000 – 30.000/ ha vùng Đông Nam bộ. - Năng suất: 3tấn/ha Các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ