và giá thành sản phẩm hồ tiêu
Các công trình đã xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm và giá thành hồ tiêu của Hộ bao gồm: khí hậu, đất đai, giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, sâu bệnh, lao động, vốn, thu hái và sơ chế biến, thị trường, hỗ trợ khuyến nông, thủy lợi, và điều tra thống kê mức độ khó khăn và thuận lợi của các yếu tốảnh hưởng này với kết quả cụ thể dưới đây.
Bảng 1.4 Kết quảđánh giá những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu
trên các vùng trồng tiêu cả nước
Đơn vị tính (%) Các yếu tố Khó khăn Thuận lợi Bình thường Thời tiết 20,4 34,9 43,2 Đất 22,9 51,8 25,3 Vốn 57,2 18,4 23,8 Lao động 20,4 42,0 37,6 Hiểu biết kỹ thuật 27,0 29,5 42,3 Hỗ trợ khuyến nông 38,1 28,7 31,7 Thủy lợi 32,4 39,3 28,0 Sâu bệnh 54,5 22,9 21,9 Chế biến sản phẩm 40,3 19,7 38,8 Giá bán 48,4 29,0 22,1
Nguồn: “Điều tra hiện trạng sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm trên toàn quốc 2005”
Kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu này đã là những căn cứ quan trọng giúp ngành hàng hồ tiêu Việt Nam kế thừa sử dụng xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2020, tuy nhiên, mối tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả
sản xuất của Hộchưa được các công trình phân tích định lượng bằng mô hình kinh tế lượng.
1.2.2 Trên thế giới
Tại các nước sản xuất hồ tiêu, các nhà khoa học và kinh tế có nhiều công trình nghiên cứu về cây hồ tiêu, điển hình có:
Các công trình nghiên cứu “Các giải pháp kiểm soát sâu bệnh” của Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, SriLanka thực hiện qua các năm 2000 – 2007;
Công trình nghiên cứu “Tỷ lệ sử dụng và kiểm soát dư lượng thuốc trừ
sâu và bảo vệ thực vật cho sản xuất hồ tiêu” của Malaysia 2004 và Brazil 2007; Các công trình nghiên cứu “Hiệu quả sản xuất hồ tiêu”của các nước thực hiện 2002 – 2004;
Công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu đối với giảm nghèo đói ở nông thôn” của SriLanka 2004
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các nước sản xuất tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật, còn về nghiên cứu kinh tế ít hơn và chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chính. Riêng công trình nghiên cứu “Vai trò của hồ tiêu
đối với giảm nghèo đói ở nông thôn của Sri Lanka” của Vụ Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển Nông sản Xuất khẩu của Sri Lanka đã sử dụng phân tích hồi quy để đánh giá thu nhập của các hộ sản xuất nông nghiệp từ một số các loại cây con nuôi trồng chính như: gia súc, dừa, chè, cà phê, hồ tiêu, cam, chanh vàng. Tuy nhiên đề tài cũng chưa nghiên cứu định lượng về các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập của hộ trong sản xuất hồ tiêu.
Sau khi tìm hiểu nội dung của một số công trình điển hình trong và ngoài nước như đã trình bày trên đây, đề tài tập trung vào phân tích định lượng - phương pháp chưa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam cũng như trên thế giới nhằm bổ sung thêm cơ sở dữ liệu cho các công trình nghiên cứu trước đó thông qua việc phân tích mô hình kinh tế về mối tương quan giữa một số yếu tố chính về phía cung và thu nhập của Hộ sản xuất.
1.3. Mô hình lựa chọn Lựa chọn các biến Lựa chọn các biến
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn đã trình bày, tác giả lựa chọn một số các biến chính mang tính đặc thù của sản xuất nông nghiệp và của sản xuất hồ tiêu tác động đến thu nhập của Hộ như sau:
Biến phụ thuộc: Sử dụng hai thước đo thu nhập là thu nhập ròng và thu nhập lao động gia đình, trong đó:
Thu nhập ròng Y1 là lợi nhuận tính trên 1ha có đơn vị tính là triệu đồng/ha/năm, công thức tính Y1= (P*Q – Cu*Q)/ha, Y1 sẽ đánh giá hiệu quả kinh tế của các Hộ sản xuất theo quy mô.
Thu nhập lao động gia đình Y2 trong năm, có đơn vị tính là triệu đồng/năm, công thức tính Y2 = P * Q – Cu*Q + Chi phí cơ hội lao động gia đình, Y2 sẽ đánh giá thực tế thu nhập của Hộ.
Với P là giá bán trung bình, Q là sản lượng thu hoạch, và Cu là chi phí trung bình của năm sản xuất.
Các biến độc lập:
Diện tích đất trồng tiêu đang cho sản phẩm (S), đơn vị tính là ha, đây là biến đại diện cho quy mô sản xuất, kỳ vọng quy mô đất trồng sẽ có tác động dương đến thu nhập.
Năng suất đất (Aps) đơn vị tính là tấn/ha, là biến tổng hợp cho năng suất của các yếu tố đầu vào, công thức tính Aps = Q/S,kỳ vọng sẽ có tác động dương đến thu nhập, sau đây gọi tắt là năng suất.
Chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay chi phí trung bình (Cu), đơn vị tính là đồng/kg, Cu được cấu thành bởi chi phí cố định trung bình và chi phí biến đổi trung bình, cụ thể:
Chi phí cố định trung bình – chi phí kiến thiết trung bình (Ckt) được xác định bằng công thức: Ckt = TCkt*S/(Tổng diện tích trồng *10 năm * Q).
Trong đó: chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (TCkt) là chi phí trồng mới và chi phí của các năm chưa cho sản phẩm gồm các loại chi phí: mua đất (nếu có), làm đất, giống, trụ trồng (cây choái), phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động gia đình và lao động thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn vay, nhiên liệu)
10 năm là chu kỳ kinh doanh trung bình của một vườn tiêu đã được các chuyên gia đưa ra trên cơ sở thực tế của sản xuất hồ tiêu tại vùng Đông Nam bộ.
Chi phí biến đổi trung bình – chi phí kinh doanh trung bình (Ckd) được xác định bằng công thức: Ckd = TCkd/Q
Trong đó: chi phí kinh doanh (TCkd) là chi phí trong năm thu hoạch gồm các loại chi phí: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, lao động (lao động gia đình và lao động thuê), và chi phí khác (tưới nước, thuế sử dụng đất, lãi vốn vay, nhiên liệu), chi phí này được phân bổ cho năm kinh doanh.
Do vậy Cu = Ckt + Ckd
Vì Cu là chi phí nên kỳ vọng có quan hệ ngược chiều với thu nhập.
Kiến thức nông nghiệp (U), đo lường theo thang bảng – chi tiết Phụ lục 2, là những hiểu biết của lao động tại Hộ về: kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ
chế biến, giá bán, kênh mua bán, chất lượng sản phẩm. Kỳ vọng U có tác động dương đến thu nhập.
Giống (Se) đo lường theo biến giả: 0 làgiống cũ không phù hợp,1là giống cũ phù hợp,và 2là giống mới, đây là yếu tố phản ánh trình độ công nghệ, do vậy kỳ vọng có tác động dương đến thu nhập.
Giả thiết: với số liệu điều tra từng vùng tại một thời điểm nên giả định yếu tố
giá không ảnh hưởng. Mô hình
Sử dụng mô hình dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas, một hàm phổ biến trong phân tích kinh tế lượng dùng cho hồi quy đa biến với tương quan phi tuyên tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc để phân tích định lượng mức độảnh hưởng của các yếu tố lựa chọn đến thu nhập của các hộ sản xuất hồ tiêu tại Vùng Đông Nam bộ, cụ thể mô hình như sau:
Y1 = α1 Sβ1 Aps β2 Cuβ3 Uβ4 Seβ5 (1) Y2 = α2 Apsγ1 Cuγ2 Uγ3 Seγ4 (2)