Nguyên nhân chủ quan về những bất cập việc trả hồ sơ điều tra bổ sung

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự (Trang 57 - 58)

5. Bố cục của đề tài

3.3.2.Nguyên nhân chủ quan về những bất cập việc trả hồ sơ điều tra bổ sung

Do năng lực, trình độ của một số Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán còn hạn chế khi được giao nhiệm vụ điều tra, thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, xét xử do đó trong quá trình giải quyết vụ án còn lúng túng, chưa bám sát các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về việc thu thập, kiểm sát, đánh giá chứng cứ trong từng loại tội cụ thể, không kịp thời phát hiện những chứng cứ còn thiếu hoặc những vi phạm trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Về mặt tinh thần trách nhiệm của một số kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án chưa được nâng lên, có trường hợp chưa làm hết trách nhiệm. Một số trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung với lý do vi phạm thủ tục tố tụng như việc xác định vấn đề về nhân thân của bị can, bị cáo như độ tuổi, nơi cư trú…

Nhận thức và áp dụng pháp luật của một số Thẩm phán chưa đúng quy định của pháp luật tố tụng về trả hồ sơ điều tra bổ sung. Có nhiều vụ thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung không đúng, Viện kiểm sát không chấp nhận vì những vấn đề yêu cầu điều tra bổ sung đã có trong hồ sơ vụ án hoặc những trường hợp không phải trả hồ sơ điều tra bổ sung như quan điểm xử khung hình phạt nặng hơn ở cùng tội danh, bị can đồng phạm bỏ trốn mới bắt được…

Về sự phối hợp giữa Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử vụ án và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chưa chặt chẽ nên có vụ có thể khắc phục được trước hoặc tại phiên tòa, không cần thiết trả hồ sơ nhưng Tòa án vẫn trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.

Phần lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án ở một số đơn vị còn buông lõng trong việc chỉ đạo các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nên chất lượng công tác này có lúc có nơi chưa đạt chất lượng cao. Việc xác định tội danh, thu thập, đánh giá chứng cứ chưa khách quan, toàn diện nên dẫn đến thiếu sót, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sự phối hợp giữa cấp trên và cấp dưới đôi lúc chưa chặt chẽ. Công

Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự

tác thỉnh thị của cấp dưới, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên chưa kịp thời đối với những vụ việc phức tạp, có quan điểm khác nhau giữa các ngành tố tụng cùng cấp.

Một phần của tài liệu lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự (Trang 57 - 58)