5. Bố cục của đề tài
2.3.1. Giải quyết của Cơ quan điều tra sau khi Viện kiểm sát và Tòa án trả hồ
gian, tiền của… của Nhà nước và nhân dân về phía bị cáo thì hậu quả là vụ án bị treo lơ lửng hoặc bị tạm giam kéo dài và một số quyền con người cũng bị hạn chế.
Để thực hiện bất cứ công việc gì, dù đơn giản nhất, cũng cần phải có một thời gian nhất định. Sau khi Hội đồng xét xử ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cũng cần phải có một thời gian nhất định để hoàn chỉnh biên bản phiên tòa, hồ sơ vụ án và làm thủ tục cần thiết khác trước khi chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát. Cũng như trong trường hợp khác khi giải quyết vụ án, Bộ luật tố tụng hình sự thường quy định một khoản thời gian để hoàn chỉnh các thủ tục trước khi chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền. Chẳng hạn ngay trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hủy án để điều tra lại, xét xử lại thì Bộ luật tố tụng hình sự quy định là 15 ngày để làm thủ tục chuyển hồ sơ trước khi chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát. Tuy nhiên, đối với Hội đồng xét xử sơ thẩm quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung, Bộ luật tố tụng hình sự lại không quy định một khoản thời gian nào để hoàn thành thủ tục cần thiết và thời hạn bao lâu để chuyển cho Viện kiểm sát. Vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định về thời hạn phải chuyển hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát sau khi Hội đồng xét xử có quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là cần thiết.
2.3. Việc giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng khi tiếp nhận hồ sơ điều tra bổ sung điều tra bổ sung
2.3.1. Giải quyết của Cơ quan điều tra sau khi Viện kiểm sát và Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung sơ để điều tra bổ sung
Theo quy định của pháp luật, việc trả hồ sơ đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra bổ sung được ghi nhận trong hai trường hợp, cụ thể do Viện kiểm sát trực tiếp
52 Báo Thanh niên, Tòa án 3 lần trả hồ sơ một vụ lừa đảo, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120701/toa- an-3-lan-tra-ho-so-mot-vu-lua-dao.aspx
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra xuất phát từ quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án (trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và giai đoạn xét xử).
Trường hợp, Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố đó là xuất phát từ ý chí của Viện kiểm sát nên việc xác định các vấn đề liên quan khác đều được thực hiện thông qua hai chủ thể là Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Thời hạn để Cơ quan điều tra thực hiện quyết định của Viện kiểm sát là không quá hai tháng53. Còn trong trường hợp Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở giai đoạn xét xử cho Viện kiểm sát, trường hợp này buộc Viện kiểm sát phải tự bổ sung, nếu không bổ sung được thì mới chuyển lại cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. Trường hợp này Cơ quan điều tra sẽ nhận hồ sơ từ Tòa án một cách gián tiếp thông qua Viện kiểm sát thì thời hạn để thực hiện quyết định này không quá một tháng. Sau khi quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung đã được chuyển đến Cơ quan điều tra và có hiệu lực sẽ phát sinh nghĩa vụ của Cơ quan điều tra trong thời hạn luật định.
Theo quy định của pháp luật thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật tố tụng hình sự54. Như quy định thì Điều 114 quy định về trách nhiệm của Cơ quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đây là trường hợp mà Cơ quan điều tra nhận được quyết định yêu cầu điều tra bổ sung từ Viện kiểm sát. Khi nhận được quyết định này thì theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC, việc đầu tiên mà Cơ quan điều tra phải làm là tiến hành xác minh các căn cứ yêu cầu điều tra bổ sung có được ghi nhận tại Điều 1, Điều 2 và Điều 4 của Thông tư liên tịch 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hay không. Việc xác minh này sẽ dẫn đến hai kết quả là nếu đúng thì Cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu để có đầy đủ cơ sở để giải quyết vụ án theo yêu cầu của Viện kiểm sát; ngược lại thì sau khi nhận hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Cơ quan điều tra phải có văn bản nêu lý do, quan điểm của mình đối với việc giải quyết vụ án và chuyển hồ sơ lại cho Viện kiểm sát.
Trường hợp quyết định điều tra bổ sung từ Tòa án thì Cơ quan điều tra buộc phải có nghĩa vụ xem xét lại các căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung như trường hợp trên, vì quy định của luật cũng đã buộc Viện kiểm sát trước đó phải thực hiện công
53 Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
54 Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
việc này55. Như vậy đối với trường hợp này Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các thao tác nghiệp vụ cần thiết để thu thập, bổ sung chứng cứ, tài liệu đầy đủ để có cơ sở giải quyết vụ án theo yêu cầu của Tòa án.
Về phần thủ tục sau khi có kết quả điều tra bổ sung được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC. Cụ thể, sau khi kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung, trong đó kết luận phải nêu rõ đối với từng vấn đề điều tra bổ sung và quan điểm giải quyết vụ án của mình. Nếu kết quả dẫn đến việc đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra phải ra Quyết định đình chỉ theo thẩm quyền quy định tại Điều 164 và 169 của Bộ luật hình sự năm 2003.
2.4.2. Giải quyết của Viện kiểm sát nhân dân sau khi Tòa án nhân dân trả hồ sơ điều tra bổ sung
Việc giải quyết quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát được thực hiện tương tự như Cơ quan điều tra. Tuy là pháp luật có quy định Viện kiểm sát có thể thực hiện một số hoạt động mang tính chất điều tra nhưng thực tế cho thấy, các hoạt động điều tra chủ yếu do các cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện. Khi Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung, về nguyên tắc Viện kiểm sát phải tiến hành xem xét và chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền (trừ trường hợp thiếu chứng cứ mà Viện kiểm sát tự bổ sung được). Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng hình sự cho đến nay chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Trước đây, liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) thống nhất tại điểm c khoản 5 của thông báo số 61/KL-LN ngày 05/11/1996 “Trường hợp Tòa án trả lại hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Nếu vụ án có bị can bị tạm giam nhưng đã hết thời hạn tạm giam thì Viện kiểm sát ra lệnh tam giam tiếp 30 ngày. Việc điều tra bổ sung phải hoàn thành trong thời gian trên dù hồ sơ vụ án ở Cơ quan điều tra hoặc ở Viện kiểm sát”. Nhưng tại khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định “Nếu do Tòa án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng … Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra”. Do Bộ luật tố tụng hình sự không quy định cụ thể thời hạn và thủ tục để Viện kiểm sát tuân thủ khi Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nên Viện kiểm sát các cấp có cách xử lý khác nhau. Có Viện kiểm sát tiếp tục ra một quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra bổ sung, có Viện kiểm sát lại quyết định chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung và việc viện dẫn căn cứ cũng chưa thống nhất, chưa chặt chẽ.
55 Xuất phát từ quy định ở Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
Nói là vậy, thực tế cho thấy khi Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải nghiên cứu kỹ các nội dung mà Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung, xác định căn cứ Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung. Xem xét lại các tài liệu có trong hồ sơ để xác định những yêu cầu của Tòa án đã được phản ánh trong hồ sơ như thế nào? Các yêu cầu đó đã đúng với tài liệu có trong hồ sơ vụ án và quy định của Bộ luật hình sự hay không? Sau đó Kiểm sát viên kiểm tra tính hợp pháp của quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Căn cứ Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự thì thẩm quyền ban hành quyết định trả hồ sơ phải là Thẩm phán chủ tọa phiên tòa; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung phải nêu rõ thuộc trường hợp cụ thể nào quy định tại điểm a, b, c, khoản 1 Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự và những vấn đề cụ thể cần điều tra bổ sung.
Khi nhận hồ sơ vụ án và quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, nếu việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án là không có căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về nội dung quyết định trả hồ sơ. Kiểm sát viên tự phân tích sự thiếu chứng căn cứ và không hợp pháp của quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án, xác định rõ vấn đề Tòa án yêu cầu hoàn toàn có thể làm rõ tại phiên tòa, đề xuất hướng giải quyết có thể là chuyển lại hồ sơ cho tòa hay tiếp tục đề nghị truy tố vụ án. Trường hợp việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án là có căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đề xuất rõ hướng bổ sung chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án. Nếu yêu cầu điều tra bổ sung này không quá phức tạp thì Viện kiểm sát có thể tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu phức tạp thì Kiểm sát viên đề xuất với lãnh đạo trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TRẢ HỒ SƠ ĐIỂU TRA BỔ SUNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VIỆC TRẢ HỒ SƠ
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
3.1. Trả hồ sơ điều tra bổ sung của Viện kiểm sát và Tòa án (trong 3 năm 2011 đến năm 2013) 2011 đến năm 2013)
3.1.1. Thực trạng của việc trả hồ sơ điều tra bổ sung
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổng hợp các báo cáo về việc Viện kiểm sát và Tòa án các cấp trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong ba năm tính từ năm 2011 đến năm 2013 như sau56.
Thực trạng tổng số vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện kiểm sát các cấp trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra cụ thể.
Theo thống kê trong ba năm, tổng số vụ án Viện kiểm sát đã trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra các cấp để điều tra bổ sung là 3.911 vụ/188.302 vụ án Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố. Số vụ Cơ quan điều tra chấp nhận điều tra bổ sung là 3.825 vụ/188.302 vụ Cơ quan điều tra kết thúc điều tra đề nghị truy tố, chiếm tỷ lệ 2,03%. Số vụ không chấp nhận là 50 vụ chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số vụ Viện kiểm sát trả hồ sơ Cơ quan điều tra chấp nhận. Trong đó, trả hồ sơ do thiếu chứng cứ quan trọng là 2.543/3.825 vụ chiếm tỷ lệ 66,48%, trả hồ sơ do có căn cứ khởi tố bị can về một tội danh khác hoặc có người đồng phạm khác là 577/3.825 vụ chiếm tỷ lệ 15,08%, trả hồ sơ do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là 151/3.825 vụ chiếm tỷ lệ 3,94% và trả hồ sơ bổ sung vì lý do khác là 557/3.825 vụ chiếm tỷ lệ 14,56%.
Trong đó, Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần hai chiếm 345 vụ, tập trung chủ yếu ở các địa phương như TP. Hồ Chí Minh 95 vụ/656 vụ chấp nhận trả hồ sơ; Hà Nội 82 vụ/680 vụ; Khánh Hòa 24 vụ/97 vụ; Bình Dương 22 vụ/173 vụ; Cần Thơ 10 vụ/73 vụ; Bình Phước 12 vụ/111 vụ;…
Thực trạng tổng số vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án các cấp trả hồ sơ cho Viện kiểm sát cụ thể.
Thống kê ba năm, tổng số vụ án Tòa án các cấp trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân các cấp để điều tra bổ sung là 6.703 vụ/ 187.620 vụ án mà Viện kiểm sát các cấp đã truy tố. Trong đó, số vụ Viện kiểm sát chấp nhận là 4.518 vụ/187.620 vụ Viện kiểm sát quyết định truy tố chiếm tỷ lệ 2,4%. Số vụ án không được Viện kiểm sát chấp nhận 2.184 vụ/187.620 vụ Tòa án trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ 32,6%. Số vụ trả do thiếu chứng cứ quan trọng chiếm 63,76%, trả do có căn cứ để khởi tố bị can về một tội danh khác hoặc có người đồng phạm khác chiếm 12,3%, trả do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng chiếm 5,5% và trả với lý do khác chiếm 18,43%.
Số vụ Tòa án các cấp trả hồ sơ lần hai chiếm tỷ lệ 15,2%, trong đó đơn vị trả hồ sơ để điều tra bổ sung lần hai nhiều như: Hà Nội 175 vụ/800 vụ chấp nhận; TP. Hồ
56 Vụ 1C Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện thông tư liên tịch số 01 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
Chí Minh 90 vụ/691 vụ; Hải Dương 25 vụ/43 vụ; Khánh Hòa 26 vụ/102 vụ; Đồng Nai 36 vụ/106 vụ; Bình Phước 24 vụ/1142 vụ; Đồng Tháp 11 vụ/62 vụ;…
Nhìn chung, sau khi một thời gian Thông tư liên tịch số 01 ra đời hướng dẫn việc