5. Bố cục của đề tài
2.1.1.3. Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là trường hợp Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định bắt buộc phải tiến hành tố tụng hoặc phải tiến hành theo thủ tục đó nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã bỏ qua không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định nên đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện vụ án37 như phải khởi tố vụ án hình sự sau đó mới ra quyết định khởi tố bị can, khi lấy lời khai của người chưa thành niên phải có mặt người giám hộ, phải có người bào chữa cho người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần hoặc bị can, bị cáo bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự, có dấu hiệu tài liệu chứng cứ trong hồ sơ bị sai lệch, vật chứng của vụ án bị đánh tráo… Cụ thể, những trường hợp sau đây được xem là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hình sự38:
a. Lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, nhưng đã không có phê chuẩn của Viện kiểm sát hoặc việc ký lệnh, quyết định tố tụng không đúng thẩm quyền; Ví dụ: Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra không gửi cho Viện kiểm sát thực hiện thủ tục phê chuẩn.
b. Không yêu cầu cử người bào chữa cho bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật tố tụng hình sự; Ví dụ: bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần có khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình nhưng Cơ quan điều tra không yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can.
c. Xác định không đúng tư cách người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến xâm hại nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
d. Khởi tố vụ án hình sự nhưng không có yêu cầu người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự;
e. Nhập vụ án hoặc tách vụ án không có căn cứ trái với quy định tại Điều 117 của Bộ luật tố tụng hình sự;
f. Không giao các lệnh quyết định tố tụng cho bị can, bị cáo theo quy định của pháp luật xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo;
37 Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
38 Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự
g. Chưa điều tra lập lý lịch của bị can; chưa xác định được đặt điểm quan trọng về nhân thân của người có hành vi phạm tội (tuổi, tiền án, tiền sự của bị can, bị cáo”);
h. Không có người phiên dịch cho người tham gia tố tụng trong trường hợp không sử dụng được tiếng việt hoặc họ là người câm, điếc theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật hình sự;
i. Không từ chối tiến hành tố tụng hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng trong các trường hợp quy định tại Điều 42, Điều 60 và Điều 61 của Bộ luật tố tụng hình sự;
k. Việc điều tra thu thập chứng cứ quan trọng đối với vụ án không đúng trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nên không có giá trị chứng minh trong vụ án hình sự;
l. Chứng cứ tài liệu quan trọng đối với vụ án đã được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố nhưng không đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bị sữa chữa, thêm bớt làm sai lệch hồ sơ vụ án;
m. Việc điều tra truy tố không đúng thẩm quyền, trừ trường hợp cơ quan có thẩm quyền phân công điều tra vụ án cụ thể;
n. Có căn cứ để xác định có việc mớm cung, bức cung, nhục hình trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự làm cho lời khai của bị can không đúng sự thật;
o. Khiếu nại, tố cáo của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác không được giải quyết theo quy định của pháp luật đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích của họ;
p. Những trường hợp khác phải ghi rõ trong quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Như vậy, chỉ khi nào vi phạm một trong số các trường hợp nêu trên thì Viện kiểm sát mới tiến hành trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án tuân thủ đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khi xét thấy cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải nghiên cứu toàn diện hồ sơ vụ án để phát hiện các nội dung và thủ tục cần điều tra bổ sung, tránh trường hợp trả hồ sơ nhiều lần cho Cơ quan điều tra. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đều phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chỉ trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra yêu cầu điều tra bổ sung khi có vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng không xâm hại nghiêm trọng đến quyền lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc bị can là người chưa thành niên trong giai đoan điều tra nhưng đến khi truy tố bị can đã đủ 18 tuổi39
.
39 Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC ngày 27/8/2010 hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Lý luận và thực tiễn việc trả hồ sơ điều tra bổ sung trong Tố tụng hình sự