Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác lý luận và thực tiễn ở tỉnh đồng tháp

89 2.2K 23
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác lý luận và thực tiễn ở tỉnh đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT Bộ Môn Tƣ Pháp  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT NIÊN KHÓA 2012 - 2015 Đề tài Giảng viên hƣớng dẫn: Ts. Phạm Văn Beo Sinh viên thực hiện: Lê Thị Ly Huyền MSSV:S120026 CầnThơ, 12/2014 LỜI CÁM ƠN  Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và có thể tham gia buổi báo cáo hôm nay, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp cơ quan và bạn bè. Vì lẽ đó: Lời đầu tiên, em xin được chân thành cảm ơn quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện cho em có thể học tập trong môi trường tốt nhất. Đặc biệt, quý thầy cô khoa Luật- những người đã hướng dẫn, hỗ trợ em trong suốt những năm trên giảng đường đại học. Và em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Phạm Văn Beo, người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn. Bằng tất cả nổ lực và cố gắng của bản thân trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, với kiến thức có hạn, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành, quý báu từ phía quý thầy cô và các bạn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Em xin trân trọng cám ơn! MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1 2 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................................... 2 4 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. ............................................................................ 3 5 Bố cục của đề tài ............................................................................................................. 3 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ .............................................................................. 4 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC ............................................................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác ........................ 4 1.1.2 Cấu thành tội phạm các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác ............. 5 1.1.2.1 Mặt khách thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ................... 5 1.1.2.2 Mặt khách quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ................ 6 1.1.2.3 Mặt chủ thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ....................... 6 1.1.2.4 Mặt chủ quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ................... 6 1.2 KHÁI QUÁT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ......................................................................................... 7 1.2.1 Khái niệm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................................................... 7 1.2.2 Đặc điểm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................................................... 8 1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................... 10 1.2.4 Sơ lƣợc về lƣợc sử và phát triển của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác .................................................................. 12 1.2.5 Ý nghĩa quy định pháp luật về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................... 14 CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH .......................................................................................................... 17 2.1 TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ........................................................................................................ 17 2.1.1 Mặt khách thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................................. 17 2.1.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................................. 18 2.1.3 Mặt chủ thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ...................................................................................................... 25 2.1.4 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................................. 27 2.2 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ............................................................. 28 2.2.1 Trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 28 2.2.2 Trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 29 2.2.3 Trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 30 2.2.4 Trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 30 2.3 PHÂN BIỆT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC ........................... 31 2.3.1 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác với tội giết ngƣời trong trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt ................ 32 2.3.2 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác dẫn đến hậu quả chết ngƣời (theo quy định tại khoản 3, Điều 104 của Bộ luật hình sự) với tội giết ngƣời ................................................................ 37 2.3.3 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ............................... 42 2.3.4 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng .................................... 47 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ....................................................................................... 49 3.1 TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ....................... 49 3.2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................ 54 3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật ............................................................. 55 3.2.1.1 Bất cập từ quy định của Bộ luật hình sự .............................................. 55 3.2.1.2 Bất cập từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại (quy định tại Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự) .................................................................................................................... 60 3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật .............................................................. 64 3.2.2.1 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại ...................................................................................................... 64 3.2.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật trong xác định tội danh ................ 67 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP... ............................................................................. 70 3.3.1 Về sửa đổi, bổ sung Luật (Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự) và các văn bản dƣới luật ............................................................................................ 70 3.3.2 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật ......................................................... 71 3.3.2.1 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại ...................................................................................................... 71 3.3.2.2 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật trong xác định tội danh ............. 73 3.3.3 Giải pháp nhằm hạn chế nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác.............................. 75 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, Nhà nước ta đã áp dụng nhiều biện pháp, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho mọi người dân bằng các chế tài khác nhau như các biện pháp hành chính, kinh tế, hình sự…Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”. Đây là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền cơ bản của con người. Trên cơ sở đó, Bộ luật hình sự của nước ta ra đời và liên tục được sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện, phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Bộ luật hình sự cũng đã dành một chương riêng, để quy định các điều luật cụ thể nhằm bảo vệ con người. Bộ luật hình sự hiện hành năm 1999, được sửa đổi bổ sung 2009, đã thể chế hóa chế định pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi một cách có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi công dân. Trong những năm gần đây, song song với tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Đồng Tháp, đã cải thiện đời sống trong nhân dân, góp phần an sinh xã hội. Đồng thời, cũng phát sinh và phát triển tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nghiêm trọng đối với tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng trên địa bàn Tỉnh, với phương pháp, thủ đoạn táo bạo, côn đồ và nguy hiểm. Có nhiều vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người và thiệt hại đến vật chất cho gia đình, xã hội. Làm cho nhân dân hoang mang, lo sợ, thiếu an tâm trong lao động sản xuất, gây khó khăn đến chính sách an sinh xã hội. Làm ảnh hưởng không ít đến công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu không được điều tra làm rõ, đưa ra xử lý kịp thời, nghiêm minh thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương. Xác định được tình hình vi phạm và tội phạm trên địa bàn, trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Cần phải có biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như mong đợi. Nguyên nhân là do trình độ, năng lực của cán bộ có trách nhiệm, do tội phạm quá liều lĩnh, xảo quyệt đã gây ra không ít khó khăn cho cơ quan điều tra. Các quy định của pháp luật chưa được đầy đủ, rõ ràng. Sự hướng dẫn của GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -1- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … các ngành chưa kịp thời, nhận thức đánh giá đặc trưng của tội phạm này còn nhiều ý kiến khác nhau, dẫn đến quan điểm, đường lối xử lý khác nhau, làm hạn chế đến kết quả phòng chống loại tội phạm này. Để đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có hiệu quả. Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn, muốn được đóng góp ý kiến một phần nhỏ theo nhận thức của bản thân, nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật. Với lý do đó, người viết chọn và nghiên cứu đề tài:“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác- Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố kiến thức, làm rõ những vấn đề về lý luận- thực tiễn, đánh giá một cách khách quan tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác xảy ra trên địa bàn Tỉnh. Từ đó, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội và những vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết vụ án. Với mong muốn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truy tố các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác- Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp. 3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đa số các công trình đều đề cập và nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, lý luận nhiều hơn thực tiễn. Vì vậy, cần nghiên cứu loại tội phạm này sát với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài:“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác- Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp”, người viết sẽ tập trung tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, có chú ý phân biệt tội phạm này với một số loại tội khác. Trên cơ sở đánh giá một cách đúng đắn tình hình tội phạm xảy ra trong năm 2013 ở tỉnh Đồng Tháp, xác định những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội, cùng những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết các án thuộc loại tội phạm này. Từ đó, có giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -2- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đưa ra biện pháp kịp thời và hiệu quả để đấu tranh phòng chống đối với loại tội phạm này không chỉ trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp mà còn ở phạm vi trên cả nước. 4 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: Thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp với mong muốn vận dụng lý luận vào thực tiễn giải quyết án và công tác đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ở địa phương đạt hiệu quả hơn. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật trong thời gian tới. 5 Bố cục của đề tài Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, ba Chương và danh mục tài liệu tham khảo Chương 1: Khái quát chung về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Hình sự Chương 2: Quy định về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Chương 3: Thực trạng tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác ở tỉnh Đồng Tháp và những giải pháp phòng chống GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -3- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC 1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác Con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi chính sách xã hội và pháp luật. Đấu tranh bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của Nhà nước và mọi cá nhân. Do vậy, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người đều bị trừng phạt rất nghiêm khắc. Bộ luật hình sự hiện hành ở Chương XII đã quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Đây là Chương của Bộ luật hình sự có những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ xã hội. Từ việc tìm hiểu các khái niệm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm theo Từ điển Tiếng Việt và theo tinh thần của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009, cho ta khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Đồng thời, chỉ ra tính nguy hiểm của các hành vi xâm phạm loại khách thể này. Có thể khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là: “những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, gây tổn hại hoặc đe dọa đến quyền sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”.1 Bên cạnh khái niệm chung về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nêu trên thì khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng của con người được hiểu như sau:“Các tội xâm phạm tính mạng của con người là những hành vi (hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác”.2 Bộ luật hình sự hiện hành quy định các tội phạm trong Chương XII gồm 30 điều 1 Trần Văn Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, 2002, tr.45. 2 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr.82. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -4- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … tương ứng với 30 tội danh khác nhau, chia làm 3 nhóm tội như sau: nhóm các tội xâm phạm tính mạng của con người có 11 điều luật (Điều 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103), nhóm các tội xâm phạm sức khỏe của con người có 09 điều luật (Điều 104, 105, 106,107, 108, 109, 110, 117, 118) và nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người có 10 điều luật (Điều 111, 112, 113, 114, 115, 116, 119, 120, 121, 122). Như vậy, Chương XII của Bộ luật hình sự có những quy định riêng, nhằm bảo vệ con người. Nhưng dựa vào khách thể trực tiếp, Bộ luật hình sự đã có sự phân chia rõ ràng giữa quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người. Căn cứ vào dấu hiệu của tội phạm nói chung, cũng như dựa vào các khái niệm nêu trên, người viết đưa ra cách hiểu về các tội xâm phạm sức khỏe của con người như sau: “Các tội xâm phạm sức khỏe của con người là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.” Theo thời gian, qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các quy định pháp luật về hình sự được sửa đổi, bổ sung đầy đủ, chi tiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nhằm hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm đạt hiệu quả. Người viết cũng khẳng định pháp luật hình sự là công cụ sắc bén của Nhà nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Các tội xâm phạm sức khỏe của con người được nhận diện qua các dấu hiệu của tội phạm như: mặt khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả xảy ra), mặt chủ quan (lỗi, động cơ, mục đích), chủ thể, khách thể của tội phạm. Các dấu hiệu này biểu hiện đa dạng và phức tạp ở mỗi loại tội phạm khác nhau. Nó có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong nhận thức về đánh giá, phân biệt các loại tội phạm mà cả trong các biện pháp đấu tranh, phòng chống có hiệu quả đối với các loại tội phạm. 1.1.2 Cấu thành tội phạm các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác 1.1.2.1 Mặt khách thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người. Đối tượng của nhóm tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe. Sức khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong điều kiện bình thường, là trạng thái tâm sinh lý, sự hoạt động hài hòa trong cơ thể về tinh thần và cơ bắp, tạo nên khả năng chống chọi bệnh tật. Hành vi xâm phạm sức khỏe con người là hành vi dùng tác động ngoại lực hoặc bất kỳ hình thức nào làm cho người đó yếu đi hoặc gây nên những tổn thương ở các bộ phận trong cơ thể, gây thiệt hại đến sức GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -5- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … khỏe, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người đó. Nó làm tổn hại đến khả năng suy nghĩ, học tập, lao động, sáng tạo của nạn nhân. 1.1.2.2 Mặt khách quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác Các tội phạm thuộc nhóm này được thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Những hành vi nguy hiểm được thực hiện bằng hành động cụ thể, có thể sử dụng các loại công cụ, phương tiện khác nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể con người, gây ra những tổn hại cho người đó. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội này là gây thương tích, tổn hại về sức khỏe, thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất. Đa số các tội phạm có cấu thành vật chất, tức là phải có hậu quả xảy ra thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không yêu cầu hậu quả cụ thể xảy ra như tội hành hạ người khác- Điều 110 Bộ luật hình sự. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội này cần làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra do hành vi phạm tội đó gây ra. 1.1.2.3 Mặt chủ thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác “Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.”3 Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sức khỏe là chủ thể thường. Tuy vậy, có ba tội phạm ngoài dấu hiệu chung ra còn có các dấu hiệu đặc biệt, như người đang thi hành công vụ (Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ- Điều 107); người có quyền hành nhất định đối với người bị lệ thuộc (Tội hành hạ người khác- Điều 110); người đang bị nhiễm HIV và biết mình đã bị nhiễm HIV (Tội lây truyền HIV cho người khác- Điều 117). 1.1.2.4 Mặt chủ quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý (Điều 104, 105, 106...), hoặc vô ý (Điều 108, 109) hoặc có thể là cố ý hay vô ý. Động cơ phạm tội chỉ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trong các tội quy định tại Điều 106, 107. Do vậy, trong các tội này, dấu hiệu động cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội, đó là động cơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vì lý do công vụ. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định động cơ hoặc mục đích phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một số cấu thành tăng nặng như: để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm k khoản 1 Điều 104). Đối với các tội phạm còn lại, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc. 3 Trần Văn Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, 2002, tr.47. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -6- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … 1.2 KHÁI QUÁT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1.2.1 Khái niệm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự và khái niệm về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác, để xác định hành vi cụ thể phạm vào một tội cụ thể như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Như vậy, theo Điều 104 Bộ luật hình sự bao gồm hai chế định là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Khái niệm về “cố ý gây thương tích” được hiểu là hành vi cố ý dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây thương tích cho cơ thể người khác. Khái niệm về “gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân làm mất hoặc giảm chức năng các bộ phận trên cơ thể nạn nhân. Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ở đây người viết tham khảo và đưa ra một vài khái niệm như: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe”.4 Hay: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng những thương tích hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể”.5 Đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất nên đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra. Vết thương là những dấu vết trên cơ thể của nạn nhân mà ta có thể nhìn thấy được. Tổn hại là những dấu vết bên trong cơ thể nạn nhân mà ta không thể nhìn thấy được, nó nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe… Để giúp cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết vụ án đúng đắn theo quy định của pháp luật, không chỉ dừng lại ở phần khái niệm tội phạm mà chúng ta cần đi sâu làm rõ các dấu hiệu phạm tội cũng như những yếu tố cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 4 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, tập 1, phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr.135. 5 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr.129. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -7- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … 1.2.2 Đặc điểm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm mang tính chất đặc trưng của một tội phạm cụ thể. Nó vừa cho phép xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vừa cho phép phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. Đồng thời, nó còn là cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự và định tội danh một cách chính xác, đúng pháp luật. Khi nói đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là đề cập đến một nhóm tội danh “Các tội xâm phạm sức khỏe của người khác”. Do đó, khi xem xét dấu hiệu pháp lý của tội phạm này cần phải đối chiếu theo từng tội cụ thể. So với Điều 109 Bộ luật hình sự 1985 quy định về loại tội này thì Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về cơ bản đã được cấu tạo lại, lấy tỷ lệ thương tật làm căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự (theo khoản 1 Điều 104) và xác định khung hình phạt (theo các khoản 2, 3 Điều này).  Về phía người phạm tội Đối với loại tội phạm này khi chúng ta phân tích về lỗi, động cơ, mục đích, hành vi, thì phải có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội xảy ra xâm phạm đến khách thể là quyền được Nhà nước, pháp luật tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người. Tức hành vi đó phải tác động lên thân thể người khác làm cho nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe, đặc biệt về yếu tố vật chất như: đâm, chém, đánh đập…Hành vi trên nếu so sánh với tội giết người thì có những điểm giống nhau. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó đối với nạn nhân và cho xã hội ít hơn so với tội giết người. Để xác định có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay không, cần chú ý đến những tài liệu chứng minh về thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, về thương tích hay tổn hại sức khỏe của người bị hại. Đặc biệt, lưu ý những trường hợp người bị hại có các vết thương cũ, có tiền sử bệnh lý hoặc có khiếm khuyết về thể chất để tránh sự nhầm lẫn, ngộ nhận khi thực tế không có sự việc xảy ra hoặc có sự việc xảy ra nhưng không phải do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây nên. Từ những phân tích, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, người thực hiện hành vi nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi và thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp) hoặc cũng có thể chỉ là bỏ mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp). Thông thường, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện một cách công khai, nên rất dễ nhận biết người thực hiện hành vi cũng như ý thức chủ quan của họ. Tuy nhiên GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -8- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … có nhiều trường hợp, để xác định được đối tượng thực hiện hành vi đó có lỗi hay không, lỗi cố ý hay vô ý lại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tổng hợp từ nhiều yếu tố khác như: năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng thực hiện hành vi, về ý thức, động cơ, mục đích, điều kiện, hoàn cảnh xảy ra sự việc, mối quan hệ giữa người bị hại và đối tượng, động cơ, mục đích của đối tượng…mới có thể kết luận được. Hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe người khác đã gây ra hậu quả thiệt hại về mặt thể chất của người bị hại ở mức độ đáng kể. Theo quy định của Điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Giữa hành vi và hậu quả thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả. Hậu quả của hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe của người bị hại với tỷ lệ % thương tật nhất định theo quy định của pháp luật. Vì vậy, để xác định dấu hiệu hậu quả phải có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh. Đặc biệt là kết quả giám định pháp y là một trong những chứng cứ quan trọng để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và cho phép xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm hay vi phạm pháp luật. Trường hợp nạn nhân tử vong, cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố như ý thức chủ quan của người phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội, thái độ của người phạm tội đối với hậu quả xảy ra. Công cụ, phương tiện được sử dụng để phạm tội, mức độ, tính chất của hành vi tấn công người bị hại… Bởi vì, ý thức của người phạm tội là không mong muốn cho nạn nhân chết chỉ mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe. Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tức là họ phải đạt một độ tuổi nhất định theo pháp luật quy định và không bị mắc bệnh tâm thần.  Về phía nạn nhân “Nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe ở mức đáng kể. Nếu 6 thương tích không đáng kể thì chưa phải là tội phạm.” Trước hết, lấy tỷ lệ thương tích nạn nhân làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và định khung hình phạt đối với người phạm tội. Tỷ lệ thương tích là tỷ lệ thiệt hại đến sức khỏe vĩnh viễn hoặc tạm thời dựa trên kết quả của giám định pháp y, nhưng trong trường hợp cần thiết có thể dựa trên kết luận của bác sĩ điều trị khi tiếp nhận bệnh nhân. Thực tiễn, nếu tỷ lệ thương tật dưới 11%, không gây cố tật thì được coi là thương 6 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập 1, phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr.138. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo -9- SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … tích nhẹ, chưa phải chịu trách nhiệm hình sự. Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên là tỷ lệ cần thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp tỷ lệ thương tật không đến 11% nhưng vẫn xét xử về hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. Như vậy, dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có đặc trưng là: tội phạm đã xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức khỏe của người khác; có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; do lỗi cố ý. Tội phạm được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định. Trong đó, dấu hiệu bắt buộc về mặt hậu quả của tội phạm này là để lại thương tích cho nạn nhân với tỷ lệ % thương tích theo quy định. 1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Trên cơ sở tình hình và diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Đồng Tháp, cùng kết quả của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương cho thấy, loại tội phạm này diễn ra khá phổ biến và phức tạp do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau: a/ Nguyên nhân và điều kiện khách quan - Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Biện pháp tuyên truyền giáo dục thiếu chiều sâu. Việc phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các ngành, các cấp, các đoàn thể chưa được thường xuyên để tuyên truyền, giáo dục pháp luật kịp thời đến nơi, đến chốn. - Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa chưa được thường xuyên, chú ý đúng mức. Công tác hòa giải cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống xã hội của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng với tình hình mới. Triển khai phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường tuy có thực hiện nhưng hiệu quả phòng ngừa chưa cao. - Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. Công tác quản lý giáo dục tại xã, phường chưa được quan tâm, giáo dục cải tạo chưa xóa bỏ được tư GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 10 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng tái phạm vẫn còn. Chưa chú ý giáo dục đến đối tượng là thanh thiếu niên, các đối tượng lưu manh, côn đồ, có tiền án, tiền sự. - Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lý của Nhà nước, các cấp, các ngành bao gồm: thiếu sót trong quản lý con người, quản lý văn hóa, quản lý nghề nghiệp… - Việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh công cụ: dao, búa, mã tấu…Công tác vận động gia đình có người thân sử dụng các hung khí tự chế, giao nộp cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên. - Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân. Số vụ án điều tra, khởi tố ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra. Hoạt động điều tra chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý đôi khi chưa nghiêm minh. - Do ảnh hưởng không ít bởi các loại văn hóa phẩm kích động, bạo lực, xã hội đen…chưa được xử lý kịp thời. Nó trực tiếp tác động đến cuộc sống của thanh thiếu niên. Phong tục, tập quán, lối sống lành lạnh chưa được coi trọng. - Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân tầng xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Đời sống khó khăn, làm tăng số người thiếu việc làm, số trẻ em bỏ học, ăn chơi lêu lỏng ngày càng đông. Những người không có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống, bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội. - Chưa kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và loại tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả. - Những quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật còn kém hiệu quả. Đặc biệt là pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn thiếu. b/ Nguyên nhân và điều kiện chủ quan - Các đối tượng phạm tội có ý thức xem thường pháp luật, tính mạng, sức khỏe người khác, kỹ năng văn hóa ứng xử, cư xử giữa người với người trong giải quyết mâu thuẫn còn kém. Phần lớn, số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì người phạm tội do có uống rượu chiếm tỷ lệ khá cao. - Do thói quen lưu manh, côn đồ, tụ tập nhậu nhẹt, vô cớ kiếm chuyện, dù có những mâu thuẫn nhỏ nhặt cũng dễ dùng sức mạnh, dao, mã tấu để thanh toán nhau, để gây thương tích hoặc tìm đối tượng có mâu thuẫn trước để trả thù. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 11 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … - Một số vụ án xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người bị hại trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội. Ý thức đấu tranh của người bị hại đối với những người có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức cho mình chưa kiên quyết. Cho nên thời gian qua loại tội phạm này xử lý chưa triệt để, thiếu tính giáo dục, răn đe phòng ngừa. 1.2.4 Sơ lƣợc về lƣợc sử và phát triển của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác gắn liền với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thời phong kiến cho đến khi có sự ra đời của Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 và tiếp sau đó là Bộ luật năm 1999 có hiệu lực ngày 01/7/2000, sửa đổi bổ sung 2009 đã trãi qua các giai đoạn như sau: a) Giai đoạn phong kiến Trãi qua các thời kì phát triển của lịch sử, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời đại phong kiến được quy định thành những điều luật cụ thể trong các Bộ luật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn…mà nổi bật nhất là Bộ luật Hồng Đức (1483) của nhà Lê hay còn gọi là Quốc triều hình luật. Các tội phạm được quy định khá rõ trong chương Đấu Tụng (đánh nhau kiện tụng), chương này gồm 50 Điều nhưng các điều luật liên quan đến việc đánh nhau gây thương tích chỉ quy định rõ từ Điều 456 đến Điều 499. Nhìn chung, trong Quốc triều hình luật của nhà Lê quy định về những tội đánh nhau gây thương tích chỉ là những điều luật cụ thể chứ không mang tính chất và những hành vi chung (yếu tố khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể) như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định trong Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Những tội phạm trên nếu so sánh với Bộ luật hình sự thì ta thấy nó còn lẫn lộn, không rõ ràng. b) Giai đoạn 1945 đến nay Là giai đoạn gắn liền với các giai đoạn của cuộc cánh mạng Việt Nam chống thực dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và sau đó là cả nước tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đầu tiên là Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 do Bác Hồ ký, cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến mà không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Trong đó, có Luật hình An Nam, Hoàng Việt hình luật và Hình luật canh cải. Sắc lệnh 151/SL ngày 12/4/1953 Điều 6 có quy định: “Đánh bị thương, đánh chết, ám sát nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc xử GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 12 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … tử hình…”. Đến năm 1955 do bối cảnh của lịch sử và tình hình xã hội lúc bấy giờ, miền Bắc nhà nước ta đã tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật hình sự. Thông tư số 19-VHH ngày 30/6/1955 của Bộ Tư pháp đã khẳng định việc hoàn toàn xóa bỏ mọi luật lệ của chế độ cũ. Thông tư số 442/TTg, ngày 19/01/1955 về việc trừng trị một số tội phạm như: đánh bị thương phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm; đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố tật hay chết người có thể phạt đến 20 năm. Thông tư số 24/TATC ngày 25/11/1974 về việc xét xử các tội vô ý giết người hay cố ý gây thương tích. Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời quy định các tội phạm và hình phạt. Ở các tỉnh phía Nam, chính phủ Việt Nam cộng hòa (Ngụy quyền Sài Gòn) đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tội cố ý gây thương tích như Bộ luật hình sự ngày 20/12/1972, thể hiện ở các điều như: Tội cố ý gây thương tích (Điều 334), Tội dự mưu hay mai phục để gây thương tích (Điều 344)… Sang đến năm 1976, Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời đã ban hành sắc luật số 03/SL-76, tại Thông tư này đã hướng dẫn các tội phạm xâm phạm thân thể, nhân phẩm của công dân như cố ý giết người, cố ý gây thương tích, vô ý làm chết người, vô ý gây thương tích. Đầu năm 1985, đây là mốc thời gian lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời một Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật hình sự 1985 ra đời dựa trên sự kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt sau cách mạng tháng Tám. Đây là giai đoạn áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước. Cùng với sự ra đời của Bộ luật hình sự 1985, Tòa án nhân dân tối cao cũng có những văn bản hướng dẫn như: Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29//11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn Điều 109 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích. Nghị quyết 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Từ 1985 đến năm 1997, trong vòng 12 năm, Bộ luật hình sự 1985 đã qua bốn lần sửa đổi bổ sung vào các ngày 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và cuối cùng là ngày 10/5/1997. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 13 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người thì được sửa đổi ba lần. Đó là vào lần thứ nhất, thứ hai và thứ tư. Trong đó, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được sửa đổi, bổ sung vào lần thứ nhất, cùng với tội giết người và giao cấu với người dưới 16 tuổi. Nhìn chung, Bộ luật hình sự 1985 được sửa đổi, bổ sung cuối cùng năm 1997 đã đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, nó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, đòi hỏi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 là sự cần thiết. Bộ luật hình sự 1999 kết cấu lại và có thay đổi về quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Điều 104 so với Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985. Lần sửa đổi bổ sung 2009 đối với Bộ luật hình sự năm 1999 thì loại tội này được giữ nguyên. Công văn 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ có đề cập ở mục B đối với áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự 1985 so với Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội. Bên cạnh sự ra đời của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thay thế cho Bộ luật hình sự 1985 thì những văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành. Riêng đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có các văn bản hướng dẫn như: Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. 1.2.5 Ý nghĩa quy định pháp luật về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Vì vậy, Bộ luật hình sự ra đời là một tất yếu khách quan đã góp phần vào nhiệm vụ chung đó. Một trong những tội phạm cụ thể được quy định ở Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 104 có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trước hết, nội dung quy định loại tội phạm này được xem là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, giữa trách nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác. Một hành vi bị xem là tội phạm, phải GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 14 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … chịu hình phạt khi hành vi phạm tội đó thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và phải được Bộ luật hình sự quy định. Vì vậy, việc quy định tội tại Điều 104 Bộ luật hình sự có ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho việc định tội, mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý theo đúng pháp luật. Khách thể của tội phạm là cơ sở để đánh giá đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khách thể càng quan trọng thì tội phạm xâm hại đến khách thể đó càng nguy hiểm. Bộ luật hình sự hiện hành đã căn cứ vào tính chất giống nhau của các khách thể mà xếp chúng thành từng nhóm tương ứng với các chương. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được xếp vào Chương XIInhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, cho thấy rằng đây là khách thể khá quan trọng. Quy định này góp phần trực tiếp bảo vệ sức khỏe của con người. Việc đưa quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vào trong Bộ luật hình sự còn là công cụ sắc bén và hữu hiệu trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Góp phần đắc lực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế; bảo đảm cho mọi người được sống trong môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Trong thực tiễn áp dụng, nhờ những quy định cụ thể về tội phạm này trong Bộ luật hình mà các cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để định tội danh được chính xác và dễ dàng hơn. Xuất phát từ thực tế đa dạng, phong phú của tội phạm và tình hình tội phạm, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, tại Điều 104 Bộ luật hình sự đã quy định 4 khung hình phạt. Ở đây, có sự phân loại tội phạm từ tội phạm ít nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng là cơ sở để áp dụng pháp luật hình sự và xây dựng các biện pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể. Nhờ những quy định cụ thể của tội phạm này trong Bộ luật hình sự sẽ tạo điều kiện để tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp luật. Việc giáo dục pháp luật không những giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới. Đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác, khuyến khích những hành vi hợp pháp và giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng phát triển tiến bộ của thời đại. Tóm lại, muốn xã hội ổn định và ngày càng phát triển, cần phải có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 15 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn rằng pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Cùng với hệ thống pháp luật nước ta, việc quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Bộ luật hình sự cũng chỉ nhằm mục đích lớn nhất là bảo vệ con người, thể hiện tính nhân văn cao. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 16 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1 TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Để định tội đúng, cần phải dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội. Trong đó đặc biệt chú ý, xem xét các hành vi phạm tội trên cơ sở bốn yếu tố cấu thành tội phạm. Do thực tế, có nhiều trường hợp người phạm tội không gây thương tích mà chỉ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân. Vì vậy, Điều 104 Bộ luật hình sự đã quy định hai tội phạm trong cùng một điều luật. Tuy nhiên, về bản chất đều giống nhau, cả hai tội này đều gây tổn hại cho sức khỏe của con người, chỉ khác là trường hợp này gây thương tích, trường hợp khác không gây thương tích. 2.1.1 Mặt khách thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị người phạm tội xâm hại bằng cách gây thiệt hại. Tội phạm nào cũng xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự thì khách thể bị xâm phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người. Tuy nhiên, để định tội đúng, khi nghiên cứu khách thể của tội này, cần chú ý kết hợp nhận xét các dấu hiệu khác. Một hành vi phạm tội xâm phạm nhiều khách thể, trong đó có khách thể của tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tương tự, cùng hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng có thể định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105) hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106). Đối tượng tác động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là con người cụ thể. Thời điểm xác định sự sống con người bắt đầu là thời điểm đứa trẻ sinh ra, tồn tại một cách độc lập với cơ thể người mẹ và được pháp luật bảo GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 17 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … vệ. Sự sống của con người được coi là kết thúc vào thời điểm chết sinh vật (não ngừng hoạt động). Do đó, khi định tội cần xác định chính xác các đặc điểm của con người bị hành vi phạm tội xâm hại đến. Trong nhiều trường hợp, nó có ý nghĩa định tội, định khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, nạn nhân là người già yếu mà bị người khác cố ý gây thương tích thì có thể phải định tội theo điểm d, khoản 1, Điều 104 hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng ở khoản 2, 3 của tội này. Tính chất nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào tầm quan trọng của khách thể mà tội phạm xâm hại đến. Xác định đúng khách thể của tội phạm là cơ sở cho việc định tội chính xác. Ví dụ: A và B cùng là hàng xóm với nhau. Trong lúc ngồi uống rượu chung, do có mâu thuẫn trong lời nói, dẫn đến hai bên cự cãi. Không đồng ý với thái độ cư xử của A, B đã dùng vỏ chai bia đập vào đầu A một cái, gây thương tích 13%. Được mọi người căn ngăn và đưa A đến bệnh viện điều trị. Trong tình huống trên, khách thể của tội phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của A. Hành vi dùng vỏ chai bia đập vào đầu A một cái của B đã xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo sức khỏe của A. Chính hành vi của B đã dẫn đến hậu quả là A bị thương tích 13%. Đối tượng tác động của tội phạm là con người- A là người đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là chủ thể của quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe. Hành vi B làm biến đổi tình trạng bình thường của A, là hành vi xâm phạm trái pháp luật tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của A. 2.1.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Là những biểu hiện của hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác ra thế giới khách quan. Bao gồm các dấu hiệu như: hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm đó. * Về dấu hiệu hành vi Tội phạm này có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại trái pháp luật cho sức khỏe của người khác. “Hành vi của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có thể thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội (đâm, chém, bắn, đốt…) hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội (đấm, đá, cắn..) hoặc có thể thông qua súc vật (thả chó cắn, trâu chém, bò đá..) hoặc cơ thể của người khác.”7 Các 7 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 129. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 18 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … hành vi này về hình thức có thể giống như hành vi của tội giết người nhưng nó chỉ làm cho nạn nhân bị thương hoặc tổn hại sức khỏe chứ không nhằm làm cho nạn nhân chết. Vì vậy, xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn đối với hành vi giết người. Trong một số trường hợp có thể không hành động trực tiếp tác động lên thương tích của người khác như bắt bị hại tự chặt tay chân, tự chọc vào mắt của mình… * Về dấu hiệu hậu quả Tội cố ý gây thương tích có dấu hiệu bắt buộc là phải có hậu quả thương tích, là vết thương để lại trên cơ thể của con người; tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải có hậu quả xảy ra là làm tổn hại các chức năng, bộ phận trên cơ thể của con người. Hậu quả thương tích hay tổn hại sức khỏe cho người khác có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong mọi trường hợp, cần xác định giữa hành vi mà chủ thể thực hiện với hậu quả đã xảy ra phải có mối quan hệ nhân quả. Khi đã xác định có hành vi thương tích và hậu quả thương tích, đòi hỏi phải xác định hậu quả đó có phải do hành vi gây thương tích đã thực hiện gây ra hay không. Người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thương tích, tổn hại do chính hành vi của họ đã gây ra. Điều 104 Bộ luật hình sự phân biệt hai tội: tội cố ý gây thương tích và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Dù tội nào thì việc xác định mức độ thiệt hại sức khỏe là bắt buộc. Chỉ khi gây thiệt hại về sức khỏe cho nạn nhân với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự mới cấu thành tội phạm. a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người8 Dùng hung khí nguy hiểm: là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm. + Vũ khí: là một trong những loại vũ khí được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.9 + Phương tiện nguy hiểm: là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người. Ví dụ như: dao phay, búa đinh… hoặc những vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm. Ví dụ như: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được. Ví dụ như: gạch, đá, đoạn gậy cứng, thanh sắt… Nếu người phạm tội sử dụng những công cụ, dụng cụ hoặc các vật đó tấn công 8 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, mục 3.1. 9 Xem thêm tại Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, được sửa đổi bổ sung năm 2013. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 19 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … người khác thì sẽ gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị tấn công. Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người: Đây là thủ đoạn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, có khả năng gây ra hậu quả không chỉ cho một người mà cho nhiều người như: bỏ hóa chất gây ngộ độc vào thức ăn chung của gia đình nạn nhân, đốt nhà của người khác trong khi trong nhà có nhiều người…Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người hay không là do điều kiện và hoàn cảnh lúc người phạm tội thực hiện chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào phương tiện mà người phạm tội sử dụng. b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là: “Hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân”.10 Như vậy, có thể hiểu “Cố tật là những tật do hành vi phạm tội gây ra để lại trên cơ thể nạn nhân sau khi đã chữa khỏi vết thương”. “Cố tật nhẹ là những tật để lại không bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến sự hoạt động bình thường của nạn nhân so với trước khi bị xâm hại.” Ví dụ: Trong Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể (Kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của Bộ Y tế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội “quy định tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp”, sửa đổi khoản 1 tại Thông tư liên tịch số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 12/6/2014: + Trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể nạn nhân: gây thương tích làm mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I + II + III + IV có tỷ lệ thương tật 45%. + Trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân: gây thương tích làm cứng một khớp liên đốt ngón tay giữa (III) có tỷ lệ thương tật từ 1% đến 3%. + Trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân: gây thương tích làm một mắt giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 11%. + Trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Ví dụ, gây thương tích để lại sẹo vùng mặt, cổ diện tích từ 1,5% đến 3% diện tích cơ thể có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 15%. 10 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, mục 1. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 20 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … 11 c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người Đây là trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ 2 lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể 1 lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người). Và trong các lần đó, chưa lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, để buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm theo cấu thành tội phạm tăng nặng ở khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 104 thì đòi hỏi điều kiện về tỷ lệ thương tật mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân trong các lần phạm tội. Cụ thể chỉ áp dụng tình tiết này trong cấu thành tội phạm tăng nặng của các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: + Theo khoản 1 Điều 104 trong các trường hợp sau:  Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ 2 lần trở lên mà:  Mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả lần từ 11% trở lên.  Hoặc có 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11%.  Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể 1 lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà:  Mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên.  Hoặc trong các lần đó chỉ có một người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11%. + Theo khoản 2 Điều 104 trong các trường hợp sau:  Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ 2 lần trở lên mà:  Có ít nhất 2 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.  Hoặc có 1 lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31%.  Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có 11 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, mục 3.2. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 21 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … thể 1 lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà:  Có ít nhất hai người và mỗi người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%.  Hoặc trong các lần đó chỉ có một người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 31%. + Theo khoản 3 Điều 104 trong các trường hợp sau:  Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ 2 lần trở lên mà:  Có ít nhất 2 lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.  Hoặc trong các lần đó chỉ có 1 lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61%.  Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (Có thể 1 lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà:  Có ít nhất hai người và mỗi người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.  Hoặc trong các lần đó chỉ có một người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 61%. d) Phạm tội với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ 12 + Trẻ em là người dưới 16 tuổi. + Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc có thể do người khác nói…Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. + Người già là người từ 70 tuổi trở lên. + Người ốm đau. + Người không có khả năng tự vệ: là người có nhược điểm về thể chất, tinh thần… Luật tuy có quy định “ người già là người từ 70 tuổi trở lên”, nhưng “già yếu” hiểu như thế nào thiếu nhất quán. Thực tế, có người già mà không yếu, có người yếu mà chưa già. đ) Phạm tội với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy, cô giáo của mình13 Thầy giáo, cô giáo tức là người đã hoặc đang làm công tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ chức có chức năng giáo dục, đào tạo, dạy nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho 12 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, mục 2. 13 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, mục 3.3. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 22 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … sức khỏe của nạn nhân là vì lý do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với bị cáo, không phân biệt nhiệm vụ đó đã được thực hiện hay đang được thực hiện và không kể thời gian dài hay ngắn. e) Phạm tội có tổ chức “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.” 14 Như vậy, phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người tham gia vào việc phạm tội và có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Trong một vụ phạm tội có tổ chức, tùy thuộc vào quy mô, tính chất mà có thể có những người giữ vai trò khác nhau: người tổ chức, người thực hiện, người xúi dục, người giúp sức... g) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục Những người đang bị áp dụng các biện pháp nêu trên là những người đang bị quản lý chặt chẽ nhất mà họ vẫn phạm tội nên đây là hành vi nguy hiểm cao. Để xác định thời gian phạm tội thuộc trường hợp này, cần căn cứ vào quy định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Không coi là phạm tội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục nếu như người đó đã bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ, trại tạm giam hoặc cơ sở giáo dục. h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê Thuê gây thương tích là thủ đoạn dùng tiền hoặc lợi ích vật chất, tinh thần để yêu cầu người khác thực hiện hành vi phạm tội. Gây thương tích thuê là hành vi của một người nào đó trong ý thức ban đầu không muốn gây thương tích cho người khác, nhưng vì được người nào đó thuê gây thương tích và nếu thực hiện theo yêu cầu ấy thì người đó sẽ nhận được lợi ích nhất định. i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm Phạm tội có tính chất côn đồ là phạm tội có tính chất hung hăng cao độ, coi thường đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại; phạm tội vì một lý do nhỏ nhen mà đâm, đánh người bị hại một cách dã man... “Tái phạm nguy hiểm là trường hợp đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; hoặc đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội 14 Tại khoản 3 Điều 20 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 23 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … do cố ý.” 15 k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân Người thi hành công vụ được hiểu là những người đang thi hành một nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao phó. Ví dụ: Bác sĩ điều trị bệnh, Chiến sĩ công an đang trên đường công tác...Cũng coi là thi hành công vụ đối với những người tuy không được giao nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia giữ gìn an toàn xã hội. Ví dụ như: Người đang đuổi bắt cướp, bắt người có lệnh truy nã...Những người thi hành công vụ nêu trên phải thi hành nhiệm vụ được giao một cách đúng pháp luật. Để cản trở người thi hành công vụ là người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho những người này với động cơ ngăn cản nạn nhân thi hành công vụ. Trong trường hợp có hành vi gây thương tích xảy ra ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, người phạm tội còn có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257 Bộ luật hình sự. Vì lý do công vụ của nạn nhân là trường hợp mà nhiệm vụ của nạn nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến người phạm tội, nên người phạm tội gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân. Hành vi phạm tội cho nạn nhân có thể diễn ra trước hoặc sau khi nạn nhân thực thi công vụ. Như vậy, những trường hợp gây thương tích có tỷ lệ thương tật chưa đến 11% và không thuộc những trường hợp nêu trên là những trường hợp không cấu thành tội phạm. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thương tích: đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Khi đã xác định có hành vi thương tích và hậu quả thương tích, đòi hỏi phải xác định hậu quả xảy ra có phải do chính hành vi đó gây ra hay không. Nếu giữa hành vi và hậu quả không có quan hệ với nhau, có nghĩa là hành vi đó mặc dù có tác động đến con người nhưng không gây ra hậu quả, làm tổn hại cho sức khỏe người khác, mà hậu quả xảy ra là do hành vi khác hoặc do nguyên nhân khác thì không có mối quan hệ nhân quả. Hành vi đó được coi là không có tội mà người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những thương tích (hậu quả) do chính hành vi của mình đã gây ra. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn có những biểu hiện khác như: công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn phạm tội, địa điểm, thời gian, hoàn cảnh phạm tội. Có một số trường hợp những dấu hiệu này là căn cứ để xác định có hay không có tội hoặc nếu đã có tội thì là căn cứ để xác định tính chất, mức độ, hậu quả gây ra để áp dụng khung hình phạt. Ví dụ: Về công cụ, phương tiện phạm tội nếu là hung khí nguy hiểm cho dù thương tích dưới 11% thì vẫn 15 Tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 24 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … xác định là có tội (điểm a khoản 1 Điều 104), nếu thương tích từ 11% đến 30% thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự theo (khoản 2 Điều 104)... Về thủ đoạn phạm tội, nếu là thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người thì cũng là căn cứ để xác định có tội hay không có tội hoặc là căn cứ để xác định khung hình phạt (tương tự như tình tiết dùng hung khí nguy hiểm). Về thời gian phạm tội nếu thực hiện hành vi phạm tội trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục thì tính chất, mức độ nguy hiểm hơn, nên các dấu hiệu này là căn cứ để xác định có tội hoặc không có tội và xác định khung hình phạt cụ thể. Nếu các tình tiết nào không được quy định để làm căn cứ xác định là có tội hoặc không có tội hay và nếu có tội thì là căn cứ để xác định khung hình phạt. Các dấu hiệu về công cụ, phương tiện, phương pháp thủ đoạn, địa điểm, thời gian, hoàn cảnh phạm tội cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, để các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, xử lý đối với hành vi phạm tội đó của người phạm tội. Lấy một ví dụ: H và K đều là công nhân trong một công ty thức ăn thủy sản. Do có mâu thuẫn từ trước vì H và K đều yêu N- là người cùng ở chung dãy trọ. Để ngăn cản K yêu N, nên khi đi làm về, H đã tìm và chặn đường đánh K. H đã dùng tay đánh liên tiếp vào mặt, vào người K. Bị đánh bất ngờ, K không kịp phản ứng nên ngã xuống đất. H tiếp tục dùng chân đá, đạp vào người K cho đến khi K ngất xỉu. Sau đó, H bỏ đi. K được mọi người đưa đi bệnh viện. Kết luận giám định cho thấy tỷ lệ thương tật K gánh chịu là 25%. Dựa vào các dấu hiệu đã phân tích, so sánh, đối chiếu với các tình tiết nêu trong vụ án cho thấy: Hành vi phạm tội của H đã phản ánh đầy đủ các dấu hiệu và tính chất nguy hiểm cho xã hội của loại tội cố ý gây thương tích. H đã dùng tay đấm liên tiếp vào mặt, người K và khi K đã ngã vẫn tiếp tục dùng chân đá vào người K đến khi K ngất xỉu. Hậu quả là đem đến cho K tỷ lệ thương tích là 25%. Giữa thương tích của K và hành vi của H có mối quan hệ nhân quả. Hành vi của A đã thỏa mãn dấu hiệu khách quan của tội cố ý gây thương tích. 2.1.3 Mặt chủ thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đang sống. Nhà nước không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã chết, mặc dù trước đó họ đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Do vậy, chủ thể của tội này là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật hình sự quy định. Có nghĩa là người phạm tội phải đủ tuổi nhất định theo luật định và phải đầy đủ năng lực, không có nhược điểm về thể chất hoặc bị bệnh tâm thần thì mới chịu trách nhiệm hình sự. Tội phạm quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự là tội phạm được phân hóa thành nhiều mức độ khác nhau, từ tội phạm ít nghiêm trọng, đến tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, cần xác định chính GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 25 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … xác tuổi của người phạm tội để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự được đúng đắn. Năng lực trách nhiệm hình sự là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó. Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện để chủ thể có lỗi thể hiện ở năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi mà người đó thực hiện và năng lực điều khiển hành vi của mình theo những đòi hỏi và chuẩn mực của xã hội. Tuy nhiên, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của một người có thể bị giảm sút hoặc bị loại trừ hoàn toàn nếu hoạt động của cơ quan thần kinh trung ương bị rối loạn do nguyên nhân bệnh tật. Do đó, trong quá trình áp dụng luật hình sự, nếu xuất hiện căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự ở một người, thì các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải trưng cầu giám định pháp y để kiểm tra, xác định năng lực trách nhiệm hình sự. “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.”16 Như vậy, theo Điều 104 Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội phạm này phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên đối với khoản 1 đến khoản 4; người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3, 4 Điều này. Ví dụ: T và D (đều sinh năm 1995) ở cùng xã, là bạn bè thường đi chơi chung với nhau. Một lần, T lấy xe mô tô của gia đình đưa cho D chở T đi chơi. D điều khiển xe vi phạm luật giao thông đường bộ. Sau đó, T nhiều lần yêu cầu D đến công an ký vào biên bản để T nộp phạt xin lấy xe ra nhưng D không đồng ý. Từ đó, T và D xảy ra mâu thuẫn và T đã dùng dao đâm D hai nhát vào lưng với tỷ lệ thương tật 25%. Chủ thể của tội phạm tại Điều 104 là chủ thể thường. Bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. T có đủ năng lực nhận thức và năng lực điều khiển hành vi, đã 19 tuổi (đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999). Vậy, T thỏa mãn điều kiện chủ thể của tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, để xác định tuổi của người phạm tội các cơ quan tố tụng cần căn cứ vào các giấy tờ như là giấy khai sinh, giấy chứng sinh, hộ khẩu và các giấy tờ có liên quan khác. Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp người phạm tội tuy có giấy khai sinh nhưng trong đó không ghi ngày, tháng sinh và các tài liệu khác cũng chưa xác định. Trường hợp này nên vận dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo để xác định ngày, tháng sinh 16 Tại Điều 12 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 26 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … là ngày cuối cùng, tháng cuối cùng của năm đã ghi trong giấy khai sinh hoặc cơ quan tố tụng yêu cầu giám định pháp y để xác định tuổi.17 2.1.4 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan. Vì vậy, khi nghiên cứu định tội về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải xác định mặt chủ quan thông qua việc xác định mặt khách quan. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện tội phạm bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với hậu quả của hành vi ấy gây ra cho xã hội, thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dấu hiệu lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý giáp tiếp thì: “Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: - Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; - Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”18 Tuy nhiên, có nhiều trường hợp phải xác định rõ hình thức lỗi mới định tội chính xác. Trường hợp lỗi hỗn hợp trong cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (khoản 3 Điều 104) “dẫn đến chết người” cần xác định đúng để tránh nhầm lẫn với tội giết người. Đối với dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cơ bản. Nhưng có trường hợp là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tăng nặng, có ý nghĩa định tội (khoản 1 điểm k Điều 104) “để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân”. Trường hợp này, được quy định là một căn cứ để xác định có tội hay không có tội hoặc một căn cứ xác định khung hình phạt. Về mục đích phạm tội của hành vi nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức 17 Tham khảo Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 về thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. 18 Điều 9 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 27 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … khỏe của người khác. Việc xác định mục đích và động cơ của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn đối với việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội do họ gây ra. Do đó, muốn biết mục đích, động cơ phạm tội của một người phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, mối quan hệ giữa kẻ phạm tội với người bị hại, các tình tiết về nhân thân của người phạm tội. Ví dụ: Do có hiềm khích với C từ trước, nên A và B bàn tính tìm C đánh cho hả giận. Cả A và B cùng tìm đến nhà và xông vào đánh C tới tấp. Hậu quả C bị tổn thương 13%. Như vậy, trong trường hợp này, A và B cùng có hành vi nguy hiểm cho xã hội và cùng cố ý xâm hại khách thể trực tiếp là sức khỏe của C. A và B nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. A và B thấy hậu quả thương tích cho C sẽ xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra nhằm đánh trả thù C cho hả giận. Đó là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích của A và B tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm cơ bản nhưng nó cho ta thấy tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Tóm lại, cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý bắt buộc để định tội, với ý nghĩa là các dấu hiệu cần và đủ của một tội phạm cụ thể, trở thành cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự. Vì vậy, khi xác định một người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì phải thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm. Một hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không thỏa mãn một trong số các dấu hiệu của cấu thành tội phạm sẽ được xem là không có tội phạm xảy ra và trách nhiệm hình sự không được đặt ra. Do đó, các cán bộ tiến hành tố tụng cần nhận thức đúng đắn bản chất các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong quá trình định tội. 2.2 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2.2.1 Trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự Theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ bị khởi tố, truy tố và xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của người bị hại. “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 28 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.” 19 Trong thực tiễn, có trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất hoặc người bị hại đã chết, hay đang trong tình trạng không thể hiện ý chí của mình được như hôn mê tâm thần…nên không thể tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình thì vụ án có thể khởi tố theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp của những người đó. Nếu những người đại diện hợp pháp rút yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ. Trừ trường hợp bị hại đã khôi phục được những nhược điểm về tâm thần, thể chất hoặc đã tỉnh tảo thể hiện được ý chí của mình thì việc tiếp tục vụ án hay không phải do chính họ quyết định. Về khung hình phạt: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”20 2.2.2 Trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật hình sự “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”21 19 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự. 20 Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. 21 Khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 29 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … 2.2.3 Trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự “Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.” 22 Phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người là trường hợp phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là ngoài ý muốn của người phạm tội. Thương tích dẫn đến chết người trước hết phải là thương tích nặng và chính thương tích làm cho nạn nhân chết. Tức là giữa cái chết của nạn nhân và thương tích mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả. Bên cạnh đó, “Thực tiễn xảy ra trường hợp người phạm tội gây ra thương tích với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên và kèm theo một trong những điểm từ điểm a đến điểm k. Đây phải coi là một trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng để xác định là thuộc khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự”. 23 2.2.4 Trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 104 của Bộ luật hình sự “Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.” 24 Chết nhiều người được hiểu là chết từ hai người trở lên, phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác. Đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn về các trường hợp này nhưng trong thực tiễn xét xử các cơ quan tiến hành tố tụng đã xem các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng: “Gây thương tích cho rất nhiều người; trong đó, có người bị thương tích nhẹ, có người bị cố tật nặng hoặc có tỉ lệ thương tích trên 60%. Ví dụ: A dùng dao đâm B, C, D, E làm E mù 2 mắt; B, C, D đều bị thương tích 10%. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà mỗi người đều có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.” 25 Tùy từng vụ án cụ thể, trên cơ sở xem xét tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và hậu quả gây ra mà các cơ quan tiến hành tố tụng xác định có phải là 22 Khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. 23 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr.137. 24 Khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự. 25 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr.137. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 30 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hay không. Tóm lại, hình phạt theo Điều 104 Bộ luật hình sự được chia làm bốn khung. Khi quyết định hình phạt đối với loại tội này, cần phải căn cứ vào những quy định của pháp luật, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội gây ra, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, động cơ, mục đích, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Nói chung, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã được nhà làm luật xác định để làm căn cứ phân loại tội phạm, xác định khung hình phạt cho từng tội phạm. Tính chất, mức độ phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, phụ thuộc vào tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, xác định lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội và vào các tình tiết có liên quan đến nhân thân người phạm tội. Tuy nhiên, khi cân nhắc để xác định hình phạt chủ yếu là cân nhắc các yếu tố thuộc về hành vi, hậu quả, lỗi, động cơ mục đích. Việc xem xét nhân thân người phạm tội là căn cứ vào toàn bộ các yếu tố về tự nhiên và xã hội có liên quan đến người phạm tội. Các yếu tố này đã được thể hiện trong lý lịch của bị can và các tài liệu khác có liên quan. Đối với người chưa thành niên phạm tội thì khi quyết định hình phạt phải căn cứ vào các quy định tại Chương X từ Điều 68 đến 77 Bộ luật hình sự. Về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự đã được quy định tại Điều 46, 48 Bộ luật hình sự. Trong vận dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 48 cần chú ý là đối với các tình tiết nào đã được xác định là tình tiết định khung hình phạt theo Điều 104 thì không được xem là tình tiết tăng nặng để quyết định hình phạt. Như: Phạm tội có tổ chức (điểm e khoản 1 Điều 104), Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm i khoản 1 Điều 104), Phạm tội nhiều lần đối với một người hoặc đối với nhiều người (điểm c khoản 1 Điều 104), Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữa có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ (điểm d khoản 1 Điều 104), tái phạm nguy hiểm (điểm i, khoản 1 Điều 104), dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (điểm a khoản 1 Điều 104). 2.3 PHÂN BIỆT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC Trong quá trình giải quyết vụ án, việc định sai tội giữa tội giết người với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 31 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … mạnh, trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…sẽ gây ra nhiều hệ lụy lớn. Vì xác định sai tội danh thì áp dụng đường lối xử lý vụ án sai, sẽ bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xử hủy bản án để điều tra, xét xử lại. Làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến các ngành, các cấp có liên quan, người tham gia tố tụng và tình hình trật tự ở địa phương. Người có hành vi phạm tội có thể bị tội nặng hơn hoặc lọt tội, thậm chí có trường hợp xác định là hành vi giết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng nếu xác định là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể thoát tội, vì có trường hợp chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, 2 Điều 104 Bộ luật hình sự). Trường hợp chuyển từ giết người sang cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu đủ cơ sở để xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, đối với tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần được phân biệt rõ để giảm thiểu sai sót khi xử lý. Vì thế, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với các trường hợp như đã nêu trên để đề xuất những căn cứ phân biệt trong định tội sẽ góp phần vào việc nhận thức thống nhất và áp dụng thống nhất pháp luật, bước đầu đáp ứng yêu cầu xử lý các tội phạm được chính xác. 2.3.1 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác với tội giết ngƣời trong trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt Giữa giết người chưa đạt khi phương pháp giết người là gây thương tích như bắn, chém, đánh….với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, xét về mặt khách quan rất giống nhau. Đều có những hành vi gây thương tích cho người khác và hậu quả chết người không xảy ra. Tuy nhiên, mặt chủ quan và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì rất khác nhau. Đối với tội giết người, người phạm tội mong muốn cho hành vi của mình gây ra hậu quả chết người, nhưng hậu quả đó không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thì người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe mà không nghĩ đến và cũng không mong muốn có hậu quả chết người xảy ra. Qua thực tiễn và các yếu tố cấu thành tội phạm, chúng ta có thể rút ra những căn cứ sau: - Căn cứ vào dấu hiệu khách quan để phân biệt Hành vi khách quan của hai tội này về cơ bản giống nhau, đều có hành vi tấn công vào con người nhằm tước đoạt tính mạng, sức khỏe của người đó. Những hành vi tấn công GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 32 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … này có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội giống nhau hoặc khác nhau như súng, dao, gậy gộc, đá…hoặc có thể thông qua người hay súc vật…Tuy nhiên, xét về mức độ tấn công, hung khí nguy hiểm, đặc biệt là vị trí tấn công nhằm vào cơ thể nạn nhân trong nhiều trường hợp, người phạm tội có sự lựa chọn để đạt được mục đích phạm tội của mình là giết người hay chỉ nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe. Ví dụ hành vi đâm vào tim nạn nhân hoặc đâm vào tay…Bên cạnh đó, xét về mức độ tấn công, hành vi tấn công có mang tính quyết liệt, sử dụng hung khí nguy hiểm để tấn công vào những vùng trọng yếu của cơ thể nạn nhân với quyết tâm phạm tội đến cùng. Nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội thì xác định tội giết người là thỏa đáng. Trong trường hợp hành vi phạm tội không thỏa mãn những yếu tố nêu trên thì cần cân nhắc, kết hợp với việc làm rõ ý thức chủ quan của người phạm tội để định tội cho đúng. Tìm ý thức chủ quan của người phạm tội để phân biệt giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần phân tích khả năng làm chết người nhiều hay ít của hành vi khách quan. Tức là dựa vào hành vi tấn công, cách tấn công, tấn công mạnh hay nhẹ, tấn công vào chỗ nào trong cơ thể nạn nhân, dùng vũ khí gì…có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu xác định được người phạm tội có những hành vi ít nguy hiểm, ít khả năng gây chết người, hoặc có thể dẫn đến chết người nhưng ngoài ý muốn của họ thì xác định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ví dụ như chỉ đánh nhau, chém vào tay, chân những vết thương bình thường, hoặc cũng có trường hợp do không đưa cấp cứu kịp thời, điều kiện cứu chữa kém nên làm cho nạn nhân chết. Đây là trường hợp thường gặp trong thực tế của những vụ đánh nhau, nhưng qua cách tấn công, có thể thấy rõ người phạm tội gây những vết thương ít khả năng làm chết người. Ngược lại, hành vi là cố ý dùng hung khí nguy hiểm để tước đoạt sinh mạng người khác như dùng súng bắn vào đầu nhưng trúng bụng hoặc tay, chân nên nạn nhân không chết là ngoài ý muốn của người phạm tội thì xác định tội giết người chưa đạt. Trường hợp, người phạm tội là có ý định giết người hoặc khi không thể xác định được ý thức của người phạm tội là xâm phạm tính mạng hay sức khỏe thì phải xem xét kỹ hành vi khách quan để đánh giá ý thức chủ quan của người phạm tội. Nếu đang nửa chừng hành động, thấy nạn nhân đã bị thương tích thì chủ động tự mình chấm dứt tấn công, tuy biết rõ còn có thể tiếp tục hành động, trường hợp này xác định tội là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ví dụ: Anh N.V.V tức giận vì vợ đâm đơn xin ly hôn, đã rút dao đâm vợ nhiều nhát vào mặt và tay trái làm chị bị mất nhiều máu…Thấy vậy, V hoảng sợ không đâm nữa, ngồi chờ người đến bắt. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 33 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Một ví dụ khác: N.V.P, thợ cắt tóc, đang cắt tóc cho khách thì có H.V.K đến sinh sự, chửi mắng P. P nổi giận dùng dao cạo sắc “nắm chắc cán dao vào lòng bàn tay, lưỡi dao trở xuống, sống dao dựa vào phía cổ tay…với tư thế vững chắc, chém K một nhát vào mặt đứt mũi và một nhát vào gần nách đứt xuyên qua cổ hai chiếc áo, gây một vết thương dài 30 cm thì bị mọi người đến ngăn, tướt đoạt con dao nên không thể có hành vi tiếp tục được. Qua tình huống ta thấy hành vi của P là rất nguy hiểm, có thể làm chết người, điều mà P có thể và phải nhận thức được. Nhận thức được mà vẫn làm, thái độ của P là thái độ quyết tâm, hậu quả không chết người là do được nhiều người ngăn chặn kịp thời nên nạn nhân không chết. Với thái độ tâm lý đó sẽ định tội giết người. Hậu quả của tội phạm trong cả hai tội giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều chỉ làm nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe. Mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân không phải là căn cứ để xác định tội danh là giết người hay cố ý gây thương tích, mà còn phải xem xét qua mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Thực tế, có trường hợp tỷ lệ thương tích thấp, thậm chí dưới 11% nhưng vẫn định tội giết người (chưa đạt). - Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan để phân biệt Đây là dấu hiệu quan trọng và có tính chất quyết định cho việc định tội giết người chưa đạt hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra). Lỗi cố ý gián tiếp trong tội giết người chỉ có trong trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra. Nếu thấy trước hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì đó là lỗi cố ý trực tiếp. Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không còn có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 34 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác (nếu thương tích đủ cấu thành tội phạm này) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt. Như vậy, tội giết người chưa đạt chỉ có trong trường hợp người phạm tội cố ý trực tiếp. Thế nhưng, thực tiễn áp dụng, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp trong tội giết người nhiều khi rất phức tạp và phải căn cứ vào hành vi khách quan. Khi không xác định rõ ý thức chủ quan của người phạm tội, thì dựa vào hành vi khách quan. Nếu hành vi khách quan thể hiện rõ không phải chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà là cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác thì phạm tội giết người. Như dùng mã tấu, dao, súng nhằm vào những bộ phận quan trọng trong cơ thể người khác để chém, đâm, bắn thì cho dù hậu quả không dẫn đến chết người cũng định tội giết người vì khi sử dụng các hung khí, phương tiện nguy hiểm đó buộc bị cáo phải nhận thức được có thể và tất yếu dẫn đến tước đoạt tính mạng của người khác. Sử dụng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (như ném lựu đạn vào chỗ đông người; bắn súng vào chỗ đông người, đặt mìn, bỏ thuốc độc vào nguồn nước hoặc thức ăn..) tuy không có chết người nhưng cũng là tội giết người vì hậu quả chết người hoàn toàn có thể xảy ra. Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn cho hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, nhưng cũng có thể không mong muốn mà chỉ có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra. Từ những phân tích trên cho thấy rằng, căn cứ quan trọng nhất để phân biệt giữa tội giết người phạm tội chưa đạt với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là lỗi và mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, để định tội danh được chính xác cần xem xét một cách khách quan, toàn diện các yếu tố trên và mối quan hệ biện chứng với các chứng cứ khác mới có thể xác định được đúng bản chất của tội phạm và ý thức chủ quan của người phạm tội. Phân tích tình huống 1 N.V.S và N.T.T là hai vợ chồng nhưng trong quá trình sống phát sinh mâu thuẫn nên chị T yêu cầu ly hôn. Không đồng ý ly hôn và nghi ngờ T có người yêu khác nên S mua 1 con dao phay, bản rộng, lưỡi sắc, mục đích để chém chị T và người yêu. Đến 21 giờ ngày 03/8/2013, S mang dao đến cổng Xí nghiệp may 6 nơi T làm phục chờ. Khi thấy GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 35 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … chị T tan ca trên đường đi bộ về nhà, S đi đến gần, rút dao trong người ra thì chị T phát hiện, bỏ chạy. S liền đuổi theo, một tay túm được tóc chị T, một tay cầm dao chém liên tiếp nhiều nhát trúng vào đầu, vào người chị T. Chị T vùng vẫy thoát ra được và cố bỏ chạy nhưng S vẫn đuổi theo bắt kịp, tiếp tục dùng dao chém thêm nhiều nhát nữa trúng vào người chị T làm cho chị T gục ngã xuống đường. S cầm dao trốn thoát khỏi hiện trường và vứt dao trên đường bỏ chạy. Chị T bị thương nặng, được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hậu quả: Qua bản giám định pháp y kết luận tình trạng thương tích của chị T với đa thương tích vùng đầu, cổ gáy, vai, cánh tay, cẳng tay và cổ tay do vật sắc để lại nhiều vết thương. Trong đó, có hai vết thương vùng trán hình chữ Y, tổng chiều dài 14 cm, vết thương xấu về thẩm mỹ; vết thương vùng cổ gáy bên trái, kích thước 11 cm, bờ mép sắc gọn; kết quả chụp CT-Scanner: vỡ xương hộp sọ vùng trán đỉnh hai bên, không thấy tổn thương nhu mô não…Xếp loại tỷ lệ thương tật 52% tạm thời. Hành vi phạm tội của bị cáo có sự tính toán dự mưu, có sự chuẩn bị hung khí nguy hiểm từ trước. Bị cáo phục chờ đến lúc người bị hại chỉ còn một mình trên đường về trong đêm tối, dùng dao phay bất ngờ tấn công nạn nhân, chém liên tiếp xối xả vào người, vào vùng đầu là nơi hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Khi nạn nhân vùng vẫy cố chạy thoát thì bị cáo tiếp tục đuổi theo dùng dao chém nhiều nhát cho đến khi nạn nhân gục ngã xuống đất. Hành vi của bị cáo thể hiện sự truy sát quyết liệt, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; thể hiện ý thức chủ quan nhằm tước đoạt sinh mạng người bị hại. Chị T không chết là ngoài ý muốn của bị cáo. Hành vi phạm tội của bị cáo có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người theo quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự. Tình huống 2 Khoảng 9h ngày 10/6/2013 N.V.L là công nhân được thuê làm việc tại nhà của anh N.D.M thuộc khóm 5, phường 1, thành phố Sa Đéc. Trong lúc L đang quét sơn lên các thanh gỗ thành phẩm thì N.D.M đến kiểm tra thấy chưa đạt yêu cầu nên quát mắng dẫn đến việc hai bên xảy ra mâu thuẫn. Khi anh M tiếp tục đến kiểm tra cách khoảng 2 mét thì L nhặt một cây gỗ thành phẩm kích thước 89cm x 10cm x 2,5cm đến phía sau lưng anh M, dùng hai tay cầm khúc gỗ đánh mạnh một cái vào gáy của anh M làm anh ngã xuống bất tỉnh rồi bỏ đi. Anh M được đi cấp cứu kịp thời với tỷ lệ thương tật tạm thời 67 %. Trong tình huống này, hành vi tấn công của L là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm thỏa mãn cơn bực tức nhất thời, sau khi cầm khúc gỗ đánh mạnh một cái vào gáy của anh M làm anh M ngã xuống bất tỉnh, L bỏ đi, không tiếp tục tấn công, mặc dù không có sự ngăn cản, không quan tâm đến nạn nhân có chết GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 36 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … hay không. Hành vi trên không thể hiện mục đích giết người, nên xác định là tội cố ý gây thương tích. Với hai tình huống trên, chúng ta thấy rằng không dễ dàng trong việc xem xét hành vi khách quan để xác định ý thức chủ quan, mục đích của người phạm tội. Do vậy, khi hậu quả chết người chưa xảy ra, cần có sự thống nhất về nhận thức khi phải xem xét, đánh giá hành vi khách quan để định tội giết người hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Từ việc phân tích tình huống trên thấy rằng, khi định tội giết người phạm tội chưa đạt, ngoài việc xác định mức độ quyết liệt, hung khí sử dụng, vị trí tấn công…cần thông qua phân tích hành vi khách quan để làm rõ người phạm tội cố ý trực tiếp với hậu quả chết người. Cần chứng minh được một trong các tình tiết sau  Sự quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng để đạt được mục đích phạm tội. Việc không thực hiện được tội phạm đến cùng, không giết chết được nạn nhân là do trở ngại khách quan.  Khi thực hiện hành vi tấn công hết sức nguy hiểm, người phạm tội có cơ sở để tin rằng đã đạt được mục đích phạm tội, nạn nhân tất yếu phải chết. Việc nạn nhân sống sót nằm ngoài tính toán của người phạm tội. 2.3.2 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác dẫn đến hậu quả chết ngƣời (quy định tại khoản 3, Điều 104 của Bộ luật hình sự) với Tội giết ngƣời (Điều 93 của Bộ luật hình sự) - Căn cứ hành vi khách quan Tội giết người được đề cập ở đây là tội giết người đã hoàn thành ở Điều 93 của Bộ luật hình sự. Hành vi khách quan trong tội giết người là hành vi tấn công và hậu quả chết người đã xảy ra. Hành vi khách quan trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người cũng là hành vi tấn công nhưng chỉ nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có thể đánh giá mục đích của hành vi tấn công thông qua tính chất, mức độ quyết liệt, hung khí sử dụng, quyết tâm phạm tội…Thông thường người phạm tội sau khi tấn công đã gây thương tích cho nạn nhân, họ sẽ dừng việc tấn công mặc dù không có trở ngại khách quan nào. Cả hai loại tội phạm này đều có cấu thành vật chất và đều dẫn đến hậu quả là chết người. Nếu xét về bản chất giữa hai tội phạm, thì tội giết người về hành vi của người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý và mong muốn cho hậu quả xảy ra là làm cho nạn nhân chết. Còn phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người là trường hợp người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý. Tuy GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 37 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … nhiên lại không mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra, nếu có dẫn đến chết người chỉ là ngoài sự mong muốn của người phạm tội. Như vậy, muốn phân biệt giữa hai tội phạm này, phải nắm được ý thức chủ quan của người phạm tội, dựa trên việc phân tích các tình tiết khách quan; nghĩa là các tình tiết được thể hiện ra bên ngoài một cách toàn diện, biện chứng. Qua thực tiễn, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau Trong khi hành động, người phạm tội có những hành vi cố ý, có nhiều khả năng làm chết người và họ nhận thức được điều đó. Vấn đề đánh giá khả năng làm chết người nhiều hay ít có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu khả năng làm chết người khá lớn (dùng gậy to nặng vụt mạnh vào đầu làm vỡ sọ chết người) thông thường phải định tội là giết người (cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp tùy theo từng trường hợp). Nếu hành vi rất nguy hiểm, khả năng làm chết người rất lớn (cầm dao sắc, thọc mạnh vào bụng), thông thường hay định là tội giết người (với hình thức cố ý trực tiếp) mặc dù nạn nhân không chết. Thực tiễn giải quyết các vụ án giết người, nếu xác định được rõ ràng trong khi hành động, người phạm tội nhận thức được khả năng làm chết người, nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi thì phải xác định là tội giết người. Các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan như: thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện phạm tội…cũng cần được xem xét để định tội đúng. Cụ thể, cần chú ý các trường hợp: + Vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân và mức độ nghiêm trọng của thương tích Đối với tội giết người, thông thường người phạm tội lựa chọn những vùng xung yếu trên cơ thể (như vùng đầu, vùng cổ, ngực, vùng bụng..) để tấn công, làm cho nạn nhân có thể chết ngay. Trong trường hợp này, cần xác định người phạm tội nhận thức được hành vi của mình gây ra hoặc có thể gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng vẫn thực hiện hành vi và mong muốn (hoặc bỏ mặc) cho hậu quả xảy ra. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội không lựa chọn những vị trí xung yếu để tấn công mà tấn công vào bất kỳ vùng nào trên cơ thể nạn nhân, nhằm gây thương tích cho họ. Tuy nhiên, việc xem xét vị trí tấn công trên cơ thể nạn nhân và mức độ nghiêm trọng của thương tích cũng chỉ mang tính chất tương đối. Trong từng trường hợp cụ thể cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố khác mới có thể đánh giá đúng ý thức chủ quan của người phạm tội. + Vũ khí và hung khí tấn công GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 38 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Đối với tội giết người, người phạm tội thường sử dụng vũ khí hoặc các loại hung khí có mức độ nguy hiểm cao, có nhiều khả năng gây chết người như: súng, lựu đạn, lưỡi lê, dao nhọn, mã tấu…đã được chuẩn bị từ trước để tấn công nạn nhân. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thông thường người phạm tội chỉ sử dụng tay, chân, để đấm, đá hoặc dùng các loại hung khí bất kỳ có mức độ nguy hiểm không cao để tấn công nạn nhân. Sự phân biệt trên chỉ mang tính tương đối vì trên thực tế có trường hợp dùng dao là hung khí nguy hiểm nhưng do chỉ muốn gây thương tích nên đâm vào chân, không may vào động mạch chủ dẫn đến hậu quả chết người, thì cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. + Cường độ tấn công Đối với tội giết người, do mong muốn tước đoạt sinh mạng của nạn nhân, nên cường độ tấn công của người phạm tội rất cao và quyết liệt (trừ trường hợp lỗi cố ý gián tiếp). Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, do chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nên thông thường, cường độ tấn công của người phạm tội có mức độ. Hậu quả chết người xảy ra là do những nguyên nhân khách quan khác. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả chết người và thời gian chết của nạn nhân cũng là dấu hiệu quan trọng để phân biệt. Đối với tội giết người, nếu nạn nhân bị các vết thương vào các vùng nguy hiểm trên cơ thể như: đầu, tim, gan…và chết ngay thì định tội danh là giết người. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nạn nhân bị thương vào các vùng khác nhau trên cơ thể và sau một thời gian điều trị thì nạn nhân mới chết. Tuy nhiên, thời gian dài hay ngắn giữa hành vi tấn công với cái chết xảy ra cho người bị hại không phải là một tình tiết đủ cho phép phân biệt giữa giết người với cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Mặt chủ quan là điểm khác nhau giữa hai tội, còn thời gian dài hay ngắn giữa hành vi tấn công và cái chết của nạn nhân chỉ là một tình tiết khách quan. Có khi thời gian dài, nạn nhân bị thương khá lâu rồi mới chết nhưng vẫn phải định tội giết người. Ngược lại, có khi thời gian rất ngắn, nạn nhân chết ngay sau khi bị thương tích, nhưng phải định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây hậu quả chết người. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 39 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Một tình huống ví dụ H và V là hai anh em ở gần nhà. Do có mâu thuẫn từ trước nên có lời qua tiếng lại dẫn đến hai bên cự cãi nhau. V dùng lời thô bỉ chửi H, H bực tức toan dùng tay đánh V mấy tát cho hả giận. Nhưng vừa thấy một khúc củi dài hơn 1m, to bằng cổ tay, H cầm lấy định đánh V hai phát vào bả vai, không may lại trúng một phát vào gáy, V ngã gục, máu chảy nhiều và chết. Trong vụ án này, nhận thấy hành vi phạm tội xảy ra trong lúc bực tức đã đánh nhầm chỗ hiểm, chứ người phạm tội không cố ý giết V. Cần định tội H là cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Nói chung, cả hai trường hợp thương tích đều là nguyên nhân dẫn đến chết người. Tuy nhiên, thời điểm nạn nhân chết không phải là căn cứ duy nhất để định tội danh. Vì trong thực tiễn, có những trường hợp xảy ra ngoài quy luật thông thường nêu trên. Tùy theo mức độ vết thương, thể trạng và sức khỏe của từng người cũng như phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cứu chữa mà nạn nhân có thể chết ngay hoặc sau một thời gian mới chết. Do đó, để kết luận chính xác thì phải trưng cầu giám định pháp y. Nếu vết thương được xác định là nghiêm trọng, nạn nhân được cứu chữa trong điều kiện đầy đủ mà vẫn chết thì cần truy cứu về tội giết người. Ngược lại, vết thương không nghiêm trọng nhưng vì không được cứu chữa kịp thời hoặc việc cứu chữa có sai sót nên nạn nhân chết thì cần xem xét, xử lý người phạm tội về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người. - Căn cứ vào dấu hiệu thuộc mặt chủ quan để định tội Trong tội giết người thì người phạm tội mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra, nghĩa là hậu quả chết người đã nằm trong tính toán của người phạm tội. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý đối với việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân. Còn đối với hậu quả chết người do hành vi của họ gây ra là do lỗi vô ý. Thương tích dẫn đến chết người trước hết là thương tích nặng làm cho nạn nhân chết. Nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả. Để xác định thái độ chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả chết người phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu vẫn phải đánh giá hành vi khách quan: + Sự lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp phạm tội và lựa chọn cách thức sử dụng phương tiện. + Việc luôn theo dõi tình trạng của nạn nhân và khi có biểu hiện nguy hiểm đến tính mạng thì người phạm tội có thể thay đổi cách thức thực hiện hành vi theo hướng làm GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 40 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … giảm bớt mức độ nguy hiểm như: dừng lại hoặc có những hành động cứu chữa cho nạn nhân. Khi hậu quả chết người xảy ra thì người phạm tội có thái độ hoảng hốt, thậm chí không còn quan tâm đến mục đích chính. Trường hợp này nên định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người. + Người phạm tội thấy có biểu hiện hậu quả chết người chưa xảy ra hoặc khả năng khó xảy ra thì có thể thực hiện hành vi với cường độ quyết liệt, mạnh mẽ hơn hoặc thay đổi cách thức, phương tiện, phương pháp phạm tội theo hướng làm tăng tính chất nguy hiểm của hành vi để thỏa mãn mục đích gây hậu quả chết người. Hay trong quá trình thực hiện hành vi, người phạm tội chuyển từ thái độ chủ quan từ loại trừ sang bỏ mặc khả năng hậu quả chết người xảy ra. Với trường hợp này mặc dù ban đầu hành vi tấn công chưa quyết liệt, mục đích giết người chưa rõ ràng nhưng mức độ quyết liệt về sau tăng và mục đích giết người rõ ràng nên phải định tội giết người. + Biểu hiện cử chỉ và ngôn ngữ của người phạm tội trước, trong và sau khi thực hiện tội phạm cũng cần nghiên cứu vì những biểu hiện trên và tâm lý bên trong có liên quan nhau. - Động cơ, mục đích phạm tội Đối với tội giết người, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế lỗi của người phạm tội là mong muốn tước đoạt tính mạng của người khác, hoặc không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Động cơ, mục đích giết người có thể là do ghen tuông, quan hệ tình cảm, trả thù, giết người thuê để kiếm tiền…Nhiều trường hợp, động cơ giết người có thể đi liền với các mục đích khác như giết người để cướp tài sản hoặc để che giấu tội phạm khác. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người, người phạm tội chỉ nhằm xâm phạm sức khỏe của nạn nhân chứ không mong muốn tước đoạt tính mạng của họ, hậu quả chết người xảy ra là ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Hậu quả chết người có thể là do vết thương quá nặng hay do người bị hại già yếu, người bị bệnh lý, do mất máu mà không được cấp cứu kịp thời.... Thực tế, việc xác định tội danh trong một số trường hợp cụ thể thường có nhiều quan điểm khác nhau, gây nhiều tranh cãi và gặp khó khăn trong quá trình giải quyết vụ án. Để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người, khi định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần chứng minh các yếu tố sau:  Lỗi của người thực hiện tội phạm thường là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích rõ ràng là chỉ nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Hành vi khách quan được thực hiện trên thực tế xét về tính nguy hiểm cũng chỉ đến mức gây GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 41 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … thương tích, hậu quả chết người xảy ra là nằm ngoài mong muốn của người phạm tội.  Trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến hậu quả chết người với lỗi cố ý gián tiếp, là trường hợp khi thực hiện hành vi, người phạm tội tuy không mong muốn hậu quả thương tích xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả thương tích. Người phạm tội nhận thức rõ ràng và có cơ sở rằng hậu quả chỉ có thể là thương tích hoặc tổn hại sức khỏe, hậu quả chết người xảy ra nằm ngoài dự tính của họ. Nếu không chứng minh được những yếu tố trên thì trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp nếu hậu quả chết người xảy ra sẽ định tội giết người. 2.3.3 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định: “1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó…”26 Đây là loại tội phạm mới được quy định trong Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Nếu so sánh với Bộ luật hình sự 1985 thì loại tội phạm này được nhà làm luật tách từ khoản 4 Điều 109 của Bộ luật hình sự 1985. Về nhận thức chung, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thực chất cũng là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tức là hành vi xâm phạm sức khỏe của người khác một cách trái pháp luật. Tuy nhiên, có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt làm giảm tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, đó là thực hiện tội phạm trong trạng thái “tinh thần bị kích động mạnh”. Hành vi khách quan của tội phạm trên được thực hiện tương tự như hành vi khách quan trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Điểm khác biệt giữa hai tội này là: người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, kiềm chế được hành vi phạm tội của mình, do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội. Vì vậy, để định tội danh chính xác, chỉ cần xác định người phạm tội khi thực hiện 26 Điều 105 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 42 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … hành vi phạm tội có trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không? Nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội và người thân thích của người phạm tội hay không? Vấn đề xác định tinh thần bị kích động mạnh, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội thực tế gặp không ít khó khăn. Hành vi của nạn nhân phải là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân trước hết bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm phạm tới lợi ích người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội. Thực tiễn cho thấy, thông thường những hành vi trái pháp luật của nạn nhân xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người phạm tội hoặc đối với người thân thích của người phạm tội được xem là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp xâm phạm đến tài sản của người phạm tội như: đập phá tài sản, đốt nhà... và tùy theo từng trường hợp cụ thể coi là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Theo ý kiến của một tác giả thì: “ Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng nói ở đây có thể cấu thành một tội phạm hoặc cũng có thể không hoặc chưa đến mức cấu thành một tội phạm. Nhưng dù ở trường hợp nào thì hành vi đó cũng phải có tính chất là trái pháp luật nghiêm trọng. Nếu hành vi của nạn nhân tuy là trái pháp luật nhưng không nghiêm trọng mà có tính chất nhỏ nhặt thì không thuộc trường hợp này…Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân có thể là một hành vi cụ thể và tức thì dẫn đến tình trạng tinh thần bị kích động mạnh. Nhưng cũng có thể hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là một chuỗi các hành vi khác nhau diễn ra có tính lặp đi lặp lại trong thời gian dài và liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội, làm cho họ bị dồn nén về mặt tâm lý, và đến một thời điểm nào đó khi có một hành vi trái pháp luật cụ thể xảy ra thì trạng thái tinh thần của người phạm tội bị đẩy đến cao độ và người phạm tội lâm vào tình trạng tinh thần bị kích động mạnh...” 27 Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội phải có mối quan hệ nhân quả. Nếu không có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì sẽ không có trạng thái tinh thần bị kích động mạnh của người phạm tội. Vì thế, nếu người phạm tội không bị kích động bởi hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân thì không thuộc trường hợp cố ý gây thương tích 27 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 99. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 43 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Người thực hiện hành vi phạm tội phải bị kích động đến mức không hoàn toàn tự chủ về hành vi của mình. Trong trường hợp, người phạm tội bị kích động mạnh nhưng chưa đến mức không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình thì không bị coi là kích động mạnh và không thuộc trường hợp “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” mà họ phạm tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”; được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 46 Bộ luật hình sự. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân phải gây ra trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ngay tức thì hoặc ngay sau đó. Điều đó có nghĩa là nếu nạn nhân có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, nhưng hành vi đó đã xảy ra từ trước, đã bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Nhưng sau đó, người phạm tội lấy lý do để gây thương tích cho nạn nhân thì không coi là “phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Trên thực tế, việc xác định một người có bị kích động mạnh về mặt tinh thần hay không hết sức phức tạp, bởi lẽ trạng thái tâm lý của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, cần phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến vụ án như: nhân thân người phạm tội; quá trình diễn biến của sự việc; nghề nghiệp, trình độ văn hóa, kiến thức xã hội, hoàn cảnh gia đình, tính tình, bệnh tật, quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân, mức độ lỗi của nạn nhân…để từ đó xác định tội danh phù hợp. “Có nhiều quan điểm khác nhau về trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Có quan điểm cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng (tâm lý) không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình. Gần giống với quan điểm này là quan điểm cho rằng, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi. Như vậy, hai quan điểm nói trên đều thừa nhận trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình.”28 Xét ở gốc độ chủ quan người phạm tội, có thể phân biệt “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “trạng thái tinh thần bị kích động” ở mức độ nhận thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Nguyên nhân làm cho “tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi 28 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 100. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 44 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân là căn cứ để xem tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay không? Khi xem xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật cần đánh giá một cách toàn diện về cả cường độ lẫn số lượng của hành vi. Xét về “lỗi” thuộc yếu tố chủ quan của người phạm tội. “Đa số các tài liệu khi phân tích về tội phạm này đều thừa nhận lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Quan điểm này xuất phát từ sự phân tích mặt chủ quan. Tuy nhiên, qua việc phân tích “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”cho thấy, khi phạm tội, người phạm tội không nhận thức rõ hậu quả nguy hiểm cho xã hội cụ thể nào sẽ xảy ra từ hành vi của mình và do đó, cũng không thể nói họ mong muốn hậu quả cụ thể xảy ra. Trong khi đó, để xác định người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp thì khi thực hiện hành vi, họ phải nhận thức được hậu quả thương tích, tổn hại sức khoẻ sẽ xảy ra từ hành vi của mình, mong muốn hậu quả đó xảy ra. Vì vậy, đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chỉ có thể nói người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp trong khi thực hiện tội phạm. Khẳng định trên có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét tội phạm này, theo đó, tội phạm này sẽ không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa hoàn thành. Bởi vì, giai đoạn chưa hoàn thành chỉ xảy ra đối với các tội phạm có dấu hiệu chủ quan là lỗi cố ý trực tiếp.”29 Như vậy, từ những phân tích trên để phân biệt tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, thì chúng ta căn cứ vào nhiều dấu hiệu. - Xét về mặt chủ quan Lỗi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là lỗi cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là có thể gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng vẫn mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Lỗi của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, chỉ có thể là lỗi cố ý gián tiếp. - Xét về chủ thể: Chủ thể của hai loại tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì chủ thể còn là người đang trong trạng thái tinh 29 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 104. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 45 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây ra cho chính họ hoặc cho người thân thích của họ. Ví dụ: T, V và Đ, sau khi đi nhậu xong, đi xe mô tô đến quán nhà D ngụ cùng ấp để uống nước. Lúc đến nhà D thì D đã khóa cửa để đi mua thuốc. Khi D vừa về, T đập cửa kêu D làm nước uống, D mở cửa và nói nhà hết đá không bán. Ngay lúc đó, T đi thẳng vào trong nhà D mở tủ lạnh thấy có ít đá đang đông và lon nước ngọt (loại nước yến) nên T chửi D. D trả lời “Do vợ bỏ đá nên không biết”. Sau đó, T kêu D làm 2 ly cà phê và lấy một lon nước yến ra uống. D làm 2 ly cà phê và một lon nước yến cho T, V và Đ uống. T cầm lon nước yến bật nắp nhưng do nước bỏ trong tủ lạnh bị đông không uống được nên T kêu D ra và chửi. D nói “Để từ từ nó tan ra rồi uống”, sau đó D đi vào nhà. T tiếp tục chửi D, khoảng 5 phút sau T kêu D ra tính tiền. Khi D ra để tính tiền thì T không trả mà cầm lon nước yến đánh D một cái trúng vào mặt nhưng không gây thương tích. D không nói gì bỏ đi vào nhà. T cầm lon nước đuổi theo D vào trong nhà ở của D và cầm lon nước đánh vào người D. Ngay tức khắc D phát hiện có con dao (loại dao rựa dùng phát cỏ) để ở góc nhà nên D cầm dao chém T một nhát trúng vào bả vai trái gây thương tích. Sau đó, D vứt dao bỏ chạy. Giám định thương tật T là 32%. Qua tình huống trên, rõ ràng ta thấy hành vi của T là một chuỗi hành vi khác nhau diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại trong thời gian ngắn và liên tiếp tác động đến tinh thần của D, làm cho D bị dồn nén không kiềm chế được, dẫn đến khi T cầm lon nước yến chạy vào trong nhà đuổi đánh D thì D đã cầm dao chém một nhát vào bả vai trái của T. D không có ý định từ trước là muốn gây thương tích cho T. Nhưng do tình trạng tinh thần bị kích động mạnh nên D sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 105 của Bộ luật hình sự. Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, trường hợp phạm tội có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt trách nhiệm hình sự nếu hành vi trái pháp luật của nạn nhân đối với chính người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội đã khiến tinh thần của họ trong tình trạng bị kích động mạnh (người phạm tội không hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình…). Trường hợp không có đủ dấu hiệu trên (như người phạm tội bị kích động bởi lý do khác hoặc nạn nhân không có hành vi vi phạm pháp luật nhgiêm trọng…) thì không cấu thành tội phạm này. Hậu quả của tội phạm này phải ở mức độ tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên. Có trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân dẫn đến chết người thì đây là trường hợp nằm ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Người phạm tội chỉ hành động với ý thức bỏ mặc cho hậu quả muốn ra sao thì ra, miễn là GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 46 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … cho hả giận, trường hợp này người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật hình sự. 2.3.4 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng “2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.” 30 Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 106 của Bộ luật hình sự là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thực chất là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có tính chất giảm nhẹ đặc biệt. Loại tội này được rút ra từ khoản 4 Điều 109 của Bộ luật hình sự 1985. Điểm giống nhau giữa hai tội này là người phạm tội đều thực hiện với lỗi cố ý và cả hai tội phạm này đều có cấu thành vật chất. Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội phạm này là ý thức chủ quan của người phạm tội đối với hậu quả, nếu người bị hại chỉ bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên và ý chí của người phạm tội chỉ là phòng vệ thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác chỉ cần tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 11% trở lên hoặc dưới 11% và thuộc trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự là đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự, đối với ý chí của người phạm tội trong trường hợp này không phải là để phòng vệ. - Dấu hiệu pháp lý Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cũng là trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, các dấu hiệu pháp lý của hai tội này cũng tương tự nhau. Nhưng ở một tội có thêm dấu hiệu “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ 30 Tại khoản 2 Điều 15 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 47 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … chức, xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng, hợp pháp của người phạm tội hoặc của người khác. Hành vi đó là trái pháp luật và có mức độ nguy hiểm đáng kể. Người phạm tội đã có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi hành vi xâm phạm nói trên của nạn nhân phải đang diễn ra, tức là đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc hoặc đe dọa sẽ xảy ra ngay tức khắc. Để bảo vệ các lợi ích nói trên, người phạm tội đã có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi có đủ cơ sở để thực hiện quyền phòng vệ. Việc người phạm tội có hành vi phòng vệ là cần thiết. Nhưng người phạm tội đã thực hiện quyền phòng vệ của mình rõ ràng là quá đáng, quá mức cần thiết, không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của sự tấn công của nạn nhân, nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công. Để đánh giá sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân với hành vi gây thương tích, cần xem xét một cách đầy đủ, toàn diện tất cả các tình tiết liên quan. Trước tiên phải chú ý tính chất quan trọng của những lợi ích bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại; mức độ thiệt hại mà hành vi tấn công của nạn nhân nhân có thể gây ra; sức mạnh của hành vi tấn công nạn nhân; khả năng ngăn chặn hành vi tấn công của nạn nhân đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải đang diễn ra và chưa kết thúc, tinh thần của người phạm tội có thể bị kích động (chưa đến mức không hoàn toàn tự chủ) hoặc không bị kích động; hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong trường hợp này là đối với người phạm tội, nhà nước, tổ chức, người khác. Trường hợp nếu người bị hại chết thì cái chết của người bị hại là do bị thương mà dẫn đến chết người chứ không phải vì nguyên nhân khác. Về phía người phạm tội không mong muốn hoặc không bỏ mặc cho người bị hại chết, cái chết của người bị hại là ngoài ý muốn của người phạm tội. Ví dụ: Vào khoảng 18h30 ngày 15/12/2013, T.H.T điều khiển xe máy chở bà nội trên đường về nhà, đi đến Lai Vung thì xảy ra va quẹt với xe máy do N.Q.L điều khiển chở Đ.Q.H (ngụ Lai Vung, Đồng Tháp) làm 2 xe ngã xuống đường. Cho rằng T có lỗi, N.Q.L, Đ.Q.H và nhóm bạn đi cùng gồm: T.C.T, T.T.V xông vào đánh T ngã xuống đường. Để chống lại sự tấn công của đối phương, T rút dao xếp từ túi quần, đâm nhiều nhát về phía H, T, V, rồi bỏ chạy. H bị thương tích nặng với thương tật 39%. Ban đầu, T bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng sau đó được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét và xử lý về tội “Cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 48 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG 3.1 TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP Hiện nay, trước tình hình đổi mới và đi lên của đất nước, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh trật tự ngày càng được coi trọng thì những mặt trái của xã hội cũng nảy sinh và tồn tại. Đó là sự tha hóa trong lối sống, đạo đức, sự xuất hiện ngày càng nhiều những tệ nạn xã hội cũng như các hành vi phạm tội. Trong đó, nhóm tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Bộ công an trong năm 2013, tình hình tội phạm trên cả nước gia tăng trên nhiều lĩnh vực, diễn biến ngày càng nguy hiểm và phúc tạp. Cụ thể, trong lĩnh vực xâm phạm trật tự xã hội, cả nước xảy ra 59.000 vụ, tăng 5,03% so với năm 2012. Đáng chú ý là tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác. Tình trạng giải quyết các mâu thuẫn với nhau trong cuộc sống bằng con đường bạo lực vẫn là điểm nhức nhối về tình hình trật tự an toàn xã hội. Tội phạm có tổ chức, dưới dạng đâm thuê, chém mướn, bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê....Nhiều đối tượng hoạt động manh động, liều lĩnh, thể hiện tính chất hung hãn, côn đồ. Cầm đầu các băng, nhóm tội phạm hầu hết có tiền án, tiền sự, sẵn sàng sử dụng “vũ khí nóng”, vật liệu nổ gây án, các công cụ có tính sát thương cao như mã tấu, dao…Đối với tội phạm này, nó không những trực tiếp gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị hại, mà còn gây ra nhiều hệ lụy xấu cho xã hội như: tổn hại về tinh thần cho bị hại, người thân và những người dân sống trong khu vực, làm thiệt hại về tiền của, thu nhập của bị hại và xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự trị an ở địa phương. Loại tội phạm này tăng cả về số lượng và thủ đoạn gây án ngày càng nguy hiểm. Không riêng gì ở khu vực thành thị mà hành vi phạm tội còn gia tăng ở những vùng sâu, vùng xa. Đồng Tháp là tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp lãnh thổ Cam-pu-chia, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Có địa bàn rộng, dân cư đông, một số đô thị lớn là nơi giao lưu mua bán, đi lại, một trong những trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của khu vực…nên tội phạm xảy ra khá phổ biến như các tội: trộm cắp, cướp giật tài sản; gây rối trật tự công cộng…Riêng tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 49 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … cũng diễn ra ngày càng phức tạp và chiếm tỷ lệ khá cao. Báo cáo Tổng kết công tác nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp, hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gia tăng hằng năm. Cụ thể, tính trong năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường 231 vụ; đã khởi tố vụ án hình sự 193 vụ/218 bị can (tăng 05 vụ/ 07 bị can so với năm 2012), gây thương tích hoặc gây thiệt hại sức khỏe cho 221 người; trong đó, tỷ lệ thương tật: Dưới 10% là 92 người, từ 11% đến 30% là 63 người, từ 31% đến 60% là 47 người, trên 61% là 15 người, chết 04 người. Phần lớn các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều xuất phát từ những bất đồng trong lúc say rượu hoặc mâu thuẫn, bất đồng trong sinh hoạt hằng ngày, vì lời nói khó nghe, trong việc làm, tranh chấp đất đai, ghen tuông mù oán. Có vụ dùng dao, búa để “ra oai” sức mạnh của các băng nhóm côn đồ, nhưng lại có vụ là bạn bè với nhau không mâu thuẫn gì cũng gây thương tích. Một khi xảy ra mâu thuẫn, các đối tượng thường dùng hung khí nguy hiểm như: gậy gộc, dao, mã tấu... để giải quyết với nhau bằng con đường bạo lực và đã để lại hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho các nạn nhân và gia đình. Điển hình như vụ: Phạm Văn Hoàng Anh và Nguyễn Văn Hận làm công nhân tại công ty Cadovimex II, khu công nghiệp C, thành phố Sa Đéc. Do có mâu thuẫn với nhau từ trước nên Hận rủ bạn là Nguyễn Bá Trường (làm công nhân chung) tìm Hoàng Anh để đánh, được Trường đồng ý. Khoảng 13h ngày 21/11/2013, Hận và Trường vào Công ty tìm gặp Hoàng Anh đang cầm con dao thái lan (cán màu vàng hiệu Kiwwi dài 10cm, lưỡi dao bằng kim loại màu trắng, bề ngang 1,9cm, phần dao dài 11,5 cm) để cắt dây đay tại khâu bao gói. Hận kêu Hoàng Anh ra ngoài nói chuyện, khi đi Hoàng Anh cầm theo con dao. Ra đến trước phòng bao gói, Hoàng Anh và Hận nói chuyện qua lại dẫn đến cự cãi, nên Hận dùng tay đánh trúng vào vùng mặt của Hoàng Anh 03-04 cái, thì bị Hoàng Anh dùng dao đâm trúng vùng bụng Hận 02 cái. Trường thấy vậy chạy lại dùng tay đánh vào mặt, lưng Hoàng Anh 03-04 cái, lúc này Hận đang ôm Hoàng Anh thì bị Hoàng Anh đâm trúng vùng ngực 01 cái nữa. Trường lấy cục bê tông ném Hoàng Anh nhưng không trúng. Sau đó, được mọi người can ngăn, đưa Hận đi cấp cứu đến ngày 03/12/2013 thì xuất viện. Tại Bản kết luận giám định pháp y xác định tỷ lệ thương tật của Nguyễn Văn Hận tại thời điểm giám định được tính là 72,35%, xếp loại thương tích tạm thời. Như vậy, hành vi dùng dao kiểu thái lan là hung khí nguy hiểm gây thương tích trên cơ thể Hận với tỷ lệ thương tật là 72,35% là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, làm mất trật tự trị an ở địa phương. Vì vậy, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Sa Đéc đã truy tố ra trước Tòa để xét xử bị can Phạm GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 50 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Văn Hoàng Anh về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Đối với Nguyễn Văn Hận và Nguyễn Bá Trường có hành vi đánh nhau với bị can Hoàng Anh nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên đã xử lý hành chính theo quy định pháp luật. Trong thực tế, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều có mục đích là chỉ nhằm gây thương tích cho nạn nhân. Vì vậy, đa số các trường hợp nạn nhân đều còn sống và biết được thủ phạm là ai nên trong việc điều tra, xử lý đối với người phạm tội của các cơ quan tiến hành tố tụng được tiến hành khá thuận lợi (trừ một số trường hợp người phạm tội đâm chém lén rồi bỏ trốn) ngay từ khi vụ việc mới xảy ra. Về động cơ phạm tội cũng rất phong phú và đa dạng, trong 193 vụ xảy ra mà các cơ quan pháp luật khởi tố, xử lý trong năm 2013 thì: Có 58 vụ là để trả thù cá nhân như vụ: Bùi Châu Hoài Tuấn, ngụ khóm 1, Thị trấn Lai Vung, huyện Lai Vung. Do có mâu thuẫn từ trước giữa Tuấn và Nguyễn Trung Thiện, mặc dù đã được chính quyền địa phương xử lý hành chính. Tuấn vẫn âm thầm tìm cách trả thù Thiện nhiều lần nhưng không được. Đến trưa ngày 12/02/2013 Tuấn thấy Thiện chạy xe đạp ngang nhà nên Tuấn ra chợ mua một con dao yếm mới về cất giấu và chờ đợi Thiện chạy xe trở về. Đến 21h, Tuấn phát hiện Thiện chạy xe ngang nhà liền đuổi theo chém nhiều nhát vào lưng, khi Thiện té xuống thì Tuấn mới bỏ dao chạy trốn. Qua giám định pháp y có 5 vết thương ở vùng lưng, tỷ lệ thương tật 6%. Trong vụ án này tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng do hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, có tính toán chuẩn bị trước và hung khí nguy hiểm, nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố hình sự và xử lý theo quy định của pháp luật. Có 43 vụ phạm tội do tính côn đồ như kiểu xã hội đen tiêu biểu như vụ: Tô Tam Lang, sinh năm 1979, ngụ khóm 3, phường 3, thành phố Sa Đéc. Vào khoảng 21h 30 phút ngày 01/3/2013 sau khi uống rượu xong, Lang cùng với Trần Văn Xích, Nguyễn Văn Thành, Trương Thanh Liêm đánh bài ăn tiền, đánh được vài bàn thì Liêm nghỉ. Trong lúc Lang đang thua nên hai bên cự cãi nhau, Lang đi về nhà ba vợ lấy một cây mã tấu dài 80cm bằng inox, được mài bén trở lại tìm Liêm chém. Khi đến hông nhà của chị Đỗ Thị Liên thì Lang thấy Liêm đi tới nên chạy đến chém vào mặt Liêm một cái, Liêm cúi xuống lượm khúc cây để đánh lại thì bị Lang chém một dao trên lưng, rồi chém tiếp vào hông và bụng của Liêm, được mọi người can ngăn và chở Liêm đi cấp cứu. Qua giám định tỷ lệ thương tật 13% xếp loại thương tật vĩnh viễn. Hay vụ Bùi Trung Nam: Vào khoảng 18h ngày 18/01/2013 anh Phan Thành Phúc đang uống rượu cùng các anh Nguyễn Văn Thành, Lê Tuấn Anh, Nguyễn Thanh Em, GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 51 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Nguyễn Chánh Tâm tại quán của chị Mai Thị Bích Ngọc thuộc khóm Tân Hiệp, phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc thì Bùi Trung Nam vào cùng uống rượu. Trong lúc uống rượu giữa Nam và Tuấn Anh có cự cãi nhau, được anh Phúc khuyên can nhưng Nam không nghe. Sau đó, Nam bỏ về nhà lấy 01 con dao bằng kim loại, cán nhựa, dài 33cm rồi tiếp tục đến nhà dì ruột tên Phan Thị Na lấy thêm 01 con dao và gọi điện gặp Phan Thanh Minh rủ tìm Phúc để chém, được Minh đồng ý. Khoảng 15 phút sau, Minh điều khiển xe mô tô đến nhà của bà Na gặp Nam. Tại đây, Nam đưa cho Minh một con dao, rồi cả hai đi bộ đến tiệm Internet của chị Võ Thị Mỹ Lệ tại số 161A, thuộc khóm Tân Hiệp, phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc, thấy anh Phúc đang xem khách chơi game, nên Nam đến nắm cổ áo và dùng dao chém 01 nhát vào người Phúc, cùng lúc này Minh cũng cầm dao chém 01 nhát nữa vào người Phúc. Xong cả hai bỏ đi, riêng Phúc được mọi người đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua kết luận giám định pháp y, tỷ lệ thương tật của Phúc là 10%, xếp loại thương tật vĩnh viễn. Hành vi của bị can Bùi Trung Nam, Phan Thanh Minh là nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe của người khác, tuy tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng hung khí nguy hiểm, tính chất côn đồ, làm mất trật tự trị an địa phương. Vì vậy, Viện kiểm sát đã truy tố trước Tòa để xét xử bị can Bùi Trung Nam và Phan Thanh Minh về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm a, i, khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự. Có 35 vụ phạm tội vì ghen tuông, cụ thể như vụ Trần Thị Ngọc Trang, sinh năm 1973. Vào tháng 11/2012, Trang cùng chồng là Nguyễn Quốc Phương làm hồ tại công trình Bệnh viện đa khoa thành phố Sa Đéc, nên Phương quen biết với chị Võ Thị Nhật Phượng- là cán bộ hộ lý Bệnh viện đa khoa Sa Đéc. Do biết anh Phương thường xuyên đến nơi ở trọ của chị Phượng để quan hệ nam nữ bất chính ấy, mặc dù Trang đã có lời khuyên can anh Phương và chị Phượng phải chấm dứt quan hệ bất chính, nhưng vẫn không có kết quả. Đến 21 giờ ngày 14/10/2013, Trang đến nhà trọ của Phượng có mang theo một lọ bằng nhựa chứa acid. Khi đến nơi Trang kêu cửa, anh Phương mở cửa thì Trang tạt nguyên lọ nước acid vào người anh Phương, nước acid văng tung tóe ra làm trúng người chị Phượng và con của chị Phượng là Nguyễn Thị Phương Hà, làm ba người bị thương tích. Qua giám định pháp y tỷ lệ thương tật như sau: Nguyễn Thị Phương Hà 33%, Võ Thị Nhật Phượng 30%. Riêng anh Nguyễn Quốc Phương không đồng ý giám định và không yêu cầu xử lý Trang. Hay vụ xảy ra khoảng 17h ngày 24/3/2013, Võ Thị Cẩm Nhung là công nhân của Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex II, thuộc khu Công nghiệp Sa Đéc. Khi đi làm về phòng số 03, nhà trọ Lợi Phát, khóm Tân Mỹ, phường Tân Qui Đông, thành phố Sa Đéc thì gặp chị Nguyễn Thị Thùy Dung đang ngồi trong phòng GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 52 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … số 07, nhà trọ Lợi Phát do anh Hoàng Xuân Huy (sinh năm 1982) đang thuê ở. Vì nghi ngờ Nhung có quan hệ tình cảm nam nữ với anh Huy, nên giữa chị Dung và Nhung xảy ra cãi vã với nhau nhưng được anh Huỳnh Văn Cường (bạn chị Dung) can ngăn. Sau đó, chị Dung quay lại tiếp tục cãi vã với Nhung. Lúc này, chị Dung tháo chiếc giày (loại giày bằng nhựa) đang mang trong chân, đánh vào vùng mặt, mũi của Nhung làm xây xát nhẹ. Do bị đánh và trên tay đang cầm sẵn túi xách (màu xanh), bên trong có 01 con dao bằng kim loại, màu trắng, dài 30cm (loại dao thái lan) dùng để sửa cá, nên Nhung lấy dao chém một nhát vào cánh tay bên phải của chị Dung gây thương tích, rồi đi vào phòng số 03 đóng cửa lại. Riêng, chị Dung được mọi người đưa đến bệnh viện điều trị. Tại bản kết luận giám định pháp y về thương tích kết luận thương tật của Nguyễn Thị Thùy Dung là 10%, xếp loại thương tật vĩnh viễn. Hành vi trên đây của Nhung đã dùng hung khí nguy hiểm nên đã phạm tội: “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Có 57 vụ phạm tội do bất đồng trong sinh hoạt hằng ngày, trong việc làm, tranh chấp đất đai như vụ: Do mâu thuẫn trước đây giữa gia đình của Nguyễn Văn An và Võ Văn Xưa về việc tranh chấp phần đất là lối đi chung nhưng chưa được địa phương giải quyết. Vào khoảng 19h ngày 03/4/2013, ông Võ Văn Sây (cha ruột Võ Văn Xưa) đi xuống ghe đang đậu ở dưới bến sông cách nhà khoảng 25 mét thì gặp Nguyễn Văn An và Nguyễn Văn Bình (hai anh em ruột) cũng đang đứng dưới ghe cách chỗ ông Sây khoảng 05 mét. Ông Sây có lời qua tiếng lại với An và Bình. Từ đó, hai bên cự cãi nhau. Ông Sây bỏ đi lên nhà. An và Bình mỗi người cầm trên tay một con dao đi theo lên đến ngang quán nước phí sau nhà ông Sây. Khi gặp được ông Sây đang ở trong quán nước, Bình xông tới cầm dao quơ qua quơ lại trước mặt ông Sây và chém trúng vào mí mắt ông Sây. Do sợ bị thương nên ông Sây lùi lại phía sau thì bị vấp ngã xuống nền gạch. Lúc này, Nguyễn Văn An xông tới cầm con dao chém trúng vào chân của ông Sây một cái, ông Sây truy hô lên thì Võ Văn Xưa chạy đến ôm An giật lấy con dao. Trong lúc giằng co, con dao rơi xuống nền gạch, Xưa ngồi dậy chụp lấy một ống tuýp sắt gần đó đánh An một cái trúng vào đầu. Lúc này Võ Văn Sáng (em ruột Xưa) chạy ra đánh nhau với Bình. Xưa tiếp tục dùng cây sắt đánh về hướng Bình và An 2-3 cái nữa trúng vào mình và tay của Bình. Bình và An bỏ chạy lên đường, Xưa và Sáng cầm cây rượt đuổi theo. Bình vừa chạy vừa ngoái lại thì bị Sáng cầm cây đánh trúng vào đầu Bình một cái. Sau đó, được quần chúng đến can ngăn. Tại bản giám định pháp y kết luận thương tật của Võ Văn Sây là 32,11% xếp loại tạm thời, Nguyễn Văn An là 0,4% xếp loại vĩnh viễn, Nguyễn Văn Bình là 8,73% tạm thời, xếp loại vĩnh viễn. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 53 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … “Về phương pháp, thủ đoạn, tính chất, mức độ phạm tội hết sức nguy hiểm có 191 bị can (chiếm 87,61%) sử dụng công cụ phạm tội là hung khí nguy hiểm như: Dao, búa, axit, gạch, đá, ống típ sắt, mã tấu….Có 49 bị can (chiếm 22,47 %) thực hiện hành vi phạm tội có tính chất côn đồ, có 09 vụ/15 bị can có hành vi gây thương tích cho nhiều người; phạm tội có tổ chức 05 bị can (chiếm 2,3 %). Có 06 bị can gây thương tích cho người già; có 09 bị can gây thương tích đối với vợ. Có 96 vụ/193 vụ người bị hại có phần lỗi (chiếm 44,03%). Trong 218 bị can, có 69 bị can bị truy tố theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, có 77 bị can bị truy tố theo khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự, có 72 bị can bị truy tố theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Trong 193 vụ, điều tra, truy tố, xét xử theo trình tự sơ thẩm, Cấp phúc thẩm hủy điều tra, xét xử lại 04 vụ/ 07 bị can (chiếm 2,07%). Qua phân tích các vụ án đã khởi tố hình sự cho thấy một số tình tiết có liên quan đến nhân thân người phạm tội như sau: Các đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới (chiếm tỷ lệ 94,20%); phần lớn có độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi, có 02 trường hợp người phạm tội còn ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi); trình độ học vấn cấp I: 12 bị can, cấp II: 36 bị can, cấp III trở lên: 170 bị can; Có nghề nghiệp 58 bị can, nghề nghiệp không ổn định 93 bị can, không nghề nghiệp 67 bị can; Có 05 bị can có tiền án (chiếm 2,29%), 07 bị can có tiền sự (chiếm tỷ lệ 3,21%).”31 Từ thực tiễn truy tố tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Viện kiểm sát nhân tỉnh Đồng Tháp, cho thấy ở địa phương đã giải quyết với số lượng vụ án không nhỏ đối với loại tội phạm này so với các loại tội phạm khác. Tuy nhiên, có thể nói hành vi cố ý gây thương tích đã trực tiếp xâm hại nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người khác trên địa bàn Tỉnh hiện nay vẫn chưa có hồi kết. Đó là một hiện tượng xã hội rất đáng quan tâm và diễn biến ngày càng nguy hiểm, phức tạp. Vấn đề đặt ra là phải có biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả hơn và cấp bách hơn nữa, để đẩy lùi loại tội phạm này trong thời gian tới. 3.2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Tuy Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự đã có sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhưng trong quá trình vận dụng các quy định của pháp luật để xử lý đối với 31 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo thống kê công tác của ngành Kiểm sát Đồng tháp năm 2013, số 441/VKS-VP ngày 15-12-2013. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 54 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … các trường hợp có liên quan đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra trong thực tiễn trên phạm vi cả nước cũng như riêng ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy: vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, chưa đáp ứng với yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn. Đồng thời, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành những văn bản hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện, sát với tình hình thực tế, tránh tình trạng pháp luật đã ban hành mà mỗi cơ quan tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) hay giữa các địa phương khác nhau, nhận thức khác nhau, dẫn đến việc thi hành pháp luật không thống nhất, thiếu chính xác, thậm chí dễ lợi dụng những kẻ hở của pháp luật để giải quyết không đúng đắn vụ án. 3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật 3.2.1.1 Bất cập từ quy định của Bộ luật hình sự  Về hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) Ngoài các hung khí nguy hiểm đã được Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự xác định là: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn..; thanh sắt mài nhọn, côn gỗ..; gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...thì còn nhiều loại hung khí khác cũng có khả năng gây hậu quả nguy hiểm mà không thể liệt kê ra hết được. Trong hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sử dụng dấu “…” khiến cho các cơ quan tiến hành tố tụng rất lúng túng để xác định hung khí nào là nguy hiểm, hung khí nào là không nguy hiểm. Do đó, sự đánh giá, nhận xét cũng khác nhau, việc vận dụng pháp luật mỗi ngành, mỗi địa phương khác nhau. Điều đó làm cho việc xử lý chưa thống nhất, dễ dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm hoặc oan sai trong quá trình giải quyết vụ án, dẫn đến tiêu cực trong việc xử lý đúng đắn vụ án. Lấy ví dụ một vụ án, tang vật vụ án chỉ là một cành cây cao su đường kính 0,5 cm nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn quy kết bị cáo cố ý gây thương tích với tình tiết định khung “dùng hung khí nguy hiểm”. Có không ít tranh cãi giữa các cơ quan tố tụng về việc thế nào là hung khí nguy hiểm vì hiện nay các cơ quan tiến hành tố tụng đang suy luận ngược, tức là lấy tỷ lệ thương tật để suy diễn ra hung khí nguy hiểm. Nếu như vậy, không khéo tất cả mọi vật dụng đều biến thành hung khí nguy hiểm và mọi người dân đều bị truy tố. Hay hai vụ đánh nhau có cùng tình tiết là dùng ly thủy tinh ném vào đầu nạn nhân gây thương tích. Nhưng một vụ không khởi tố vì cơ quan tố tụng cho rằng cái ly không phải là hung khí nguy hiểm. Vụ còn lại, cơ quan tố tụng xác định cái ly là hung khí nguy hiểm nên áp dụng hình phạt ở khung hình phạt cao hơn. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 55 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … “Theo quan điểm của một vị thẩm phán Tòa án nhân dân Tỉnh, cái ly thủy tinh được xem là hung khí nguy hiểm hay không thì phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu người nào đó sử dụng ly thủy tinh gây thương tích ở những vùng xung yếu, nguy hiểm trên cơ thể con người như vùng đầu thì cái ly thủy tinh đó được xem là hung khí nguy hiểm. Còn nếu, ly thủy tinh chỉ ném trúng vào vùng bình thường như chân, tay thì nó không phải là hung khí nguy hiểm. Ngoài ra, ly thủy tinh bị đập vỡ để dùng vào mục đích tấn công người khác thì khả năng gây sát thương cao nên được xem là hung khí nguy hiểm.”32 Bản thân hung khí nguy hiểm đã chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên, tính nguy hiểm của hung khí còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng của người sử dụng các hung khí nguy hiểm đó. Mặt khác, hung khí phạm tội có nhiều loại và tính nguy hiểm của các loại hung khí cũng khác nhau. Tóm lại, không chỉ nhận thức của những người tiến hành tố tụng mà ngay cả hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này cũng chứa đựng những điều bất ổn về mặt lý luận cũng như đối chiếu với tinh thần của pháp luật thực định. Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Như vậy có thể thấy, hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP viện dẫn ở trên đã đồng nhất khái niệm “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác) với khái niệm “sử dụng vũ khí, phương tiện khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 Bộ luật hình sự (tội cướp tài sản). Cách hướng dẫn trên không phù hợp. Lý do, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội cướp tài sản hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau được thể hiện ở khách thể xâm phạm, hành vi và hậu quả của tội phạm không giống nhau. Cần phải hiểu hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là những loại công cụ, phương tiện mà khi người phạm tội sử dụng ngoài việc gây ra thương tích còn có nguy cơ gây thiệt hại cho tính mạng của nạn nhân (hậu quả khác với hậu quả của tội cố ý gây 32 Nguyễn Đức, Cái ly thủy tinh khi nào trở thành hung khí nguy hiểm, Báo Phú Yên online, http://www.baophuyen.com.vn/164/12928/cai-ly-thuy-tinh--khi-nao-tro-thanh-hung-khi-nguy-hiem.html [truy cập 15/10/2014]. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 56 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … thương tích). Chẳng hạn như dùng dao nhọn đâm vào ngực, vào bụng nạn nhân là thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm; còn trường hợp dùng gạch, đá, gậy cứng đánh vào tay, vào chân của người bị hại thì không thể coi là dùng hung khí nguy hiểm. Do đó, không thể đồng nhất khái niệm dùng hung khí nguy hiểm trong tội cố ý gây thương tích với khái niệm sử dụng vũ khí, phương tiện khác trong tội cướp tài sản.  Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người (quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự) “a. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự được hiểu là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ hai lần trở lên hoặc của hai người trở lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) và trong các lần đó chưa có lần nào bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” để xét xử theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự được thực hiện theo hướng dẫn tại các điểm b, c và d tiểu mục 3.2 này. b. Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau: b.1. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ 2 lần trở lên mà:  Mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả lần từ 11% trở lên.  Hoặc có 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11%. b.2. Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể 1 lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà:  Mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở lên.  Hoặc trong các lần đó chỉ có một người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11%.”33 Việc quy định đối với các trường hợp mà tỷ lệ thương tật dưới 11%, nhưng phạm 33 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự, mục 3.2. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 57 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tại điểm b.1 và b.2 Mục 3 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 đã hướng dẫn là không phù hợp với điểm c khoản 1 Điều 104. Bởi lẽ, trong thực tế có trường hợp một người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe nhiều lần đối với cùng một người hoặc với nhiều người (có thể hai người trở lên, thậm chí là bốn người…) nhưng thương tích mỗi người và tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần chưa đến 11% theo hướng dẫn của Nghị quyết, nên không thể khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Thêm vào đó, Nghị quyết hướng dẫn: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ 2 lần trở lên mà có 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở lên (có thể 1 lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà trong các lần đó chỉ có một người 1 lần tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì áp dụng khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự cho người phạm tội. Từ đó cho thấy, “tình tiết phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự không có ý nghĩa trong việc định tội vì chỉ cần “tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%” (không thuộc trường hợp từ điểm a đến điểm k) đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Vấn đề thứ ba, điều luật quy định tỷ lệ thương tật dưới 11%, kèm theo một trong số các điểm từ a đến k sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, “dưới 11%” là bao nhiêu thì không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể. Theo một tác giả cho rằng, có hai quan điểm về vấn đề này: “Dưới 11% được hiểu là có tỷ lệ thương tật, bao nhiêu cũng được, có thể 1%, 2%...cũng được. Quan điểm khác cho rằng, “dưới 11% thì cũng phải gần 11% như 7%, 8%, 9%, 10%, kèm với một trong số các điểm từ a đến k khoản 1 Điều 104, thì người phạm tội mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.34  Tình tiết “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực pháp luật, đã có nhiều văn bản hướng áp dụng Bộ luật hình sự. Trong đó, có hướng dẫn về tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, 34 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011, tr. 135. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 58 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … đối với khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự thì cho đến nay chưa có hướng dẫn, nhất là đối với trường hợp “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác”. Do đó, thực tiễn xét xử hầu như các cơ quan tiến hành tố tụng rất ít áp dụng tình tiết này khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Vậy hiểu thế nào là “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” đối với khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự. Đây là vấn đề không đơn giản, không phải vì chưa có giải thích hoặc hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, mà nội dung tình tiết phạm tội này cũng khá đặc biệt. Vấn đề đặt ra là cần xác định nội hàm cụ thể của tình tiết này để có cơ sở pháp lý cho việc thống nhất nhận thức và áp dụng trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử. Có ý kiến cho rằng, khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự quy định “Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” nên “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” cũng phải tương đương với trường hợp dẫn đến chết nhiều người (hai người trở lên).35 Ý kiến trên chủ yếu căn cứ vào hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây ra, nhưng phải nghiêm trọng hơn trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật. Việc nhà làm luật quy định “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” là đã dự liệu trong thực tế. Người phạm tội chưa gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thậm chí chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng tính chất của hành vi là đặc biệt nghiêm trọng. Như vậy, tình tiết “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” là tình tiết thuộc tính chất nghiêm trọng của hành vi chứ không phải tình tiết thuộc về mức độ nghiêm trọng của hành vi, nên nó không phụ thuộc vào những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.36 Để xác định chính xác tình tiết “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự, thông qua thực tiễn xét xử và nghiên cứu các quy định của Bộ luật hình sự cho thấy: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự, ngoài tỷ lệ thương tật và tính mạng (dẫn đến chết người) do hành vi phạm tội gây ra, nhà làm luật còn quy định nhiều tình tiết khác có ý nghĩa làm tăng trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 104, nhà làm 35 Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về tình tiết cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ I, số 17, tháng 09-2010. 36 Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về tình tiết cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ I, số 17, tháng 09-2010. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 59 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … luật không quy định như khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật, mà chỉ quy định: “Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác”…Phải chăng, nhà làm luật coi trường hợp “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” là trường hợp phạm tội dẫn đến chết một người, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự? Nếu hiểu như vậy, có trường hợp sẽ khó lý giải như: “Trường hợp chỉ dẫn đến chết một người nhưng còn gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật gây ra là 95% thì áp dụng khoản nào của Điều 104. Hoặc gây chết một người và còn gây thương tích cho nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người bị hại trên 100%”. Như vậy, quy định “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” là quy định một dấu hiệu độc lập, thuộc về tính chất nghiêm trọng của hành vi, không phụ thuộc vào các dấu hiệu được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều luật. Tuy nhiên, khi xem xét, đánh giá hành vi phạm tội có thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hay không thì không thể không xem xét kết hợp các tình tiết khác mà nhà làm luật đã quy định là dấu hiệu định tội, định khung hình phạt tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Tính chất đặc biệt nghiêm trọng của hành vi phụ thuộc vào phương pháp, phương tiện, thủ đoạn, động cơ, mục đích của người phạm tội; vào nhân thân của người phạm tội và tình trạng của người bị hại; vào tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội xảy ra ở nơi xảy ra vụ án và dư luận xã hội đối với hành vi của người phạm tội. Tóm lại, để xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện các tình tiết của vụ án liên quan đến tính chất nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội thực hiện, không chỉ căn cứ vào những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe mà người phạm tội gây ra cho nạn nhân. Bên cạnh đó cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này. 3.2.1.2 Bất cập từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về vấn đề khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại (quy định tại Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự) Trong pháp luật hình sự Việt Nam, chỉ có ngành Luật hình sự mới đề cập đến thuật ngữ người bị hại. “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.”37 Người bị hại có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự, họ là người bị hành vi phạm tội gây thiệt hại. Bởi vậy, họ tham gia tố tụng với địa vị pháp lý là người được Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Khi tham gia tố tụng người bị hại 37 Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Tố tụng hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 60 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … có những quyền năng pháp lý nhất định, thông qua việc thực hiện những quyền năng pháp lý này, người bị hại đã đưa ra những thông tin, lập luận, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị hành vi phạm tội xâm hại. Ngoài ra, trong các vụ án thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại thì yêu cầu khởi tố của người bị hại là căn cứ làm phát sinh việc khởi tố vụ án hình sự. Nếu không có yêu cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền không thể khởi tố vụ án được, ý chí của người bị hại cũng là căn cứ để chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện ở việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa, nếu việc rút yêu cầu đó không do ép buộc. “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ…”38 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự là một trong những tội phạm được quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. Việc khởi tố đối với hành vi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 104 nhất thiết phải có yêu cầu của người bị hại và khi người bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương thực hiện tốt quy định về khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thực tế về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác khi thuộc các trường hợp như: “thuê gây thương tích, gây thương tích thuê, tái phạm nguy hiểm, phạm tội để cản trở hoặc trả thù người thi hành công vụ..”, mặc dù thuộc khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự cũng gặp không ít khó khăn. Thường việc xử lý bị kéo dài thời gian, chưa đáp ứng cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc xử lý thiếu kịp thời, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật kém hiệu quả do phải chờ người bị hại điều trị vết thương xong mới tổ chức giám định tỷ lệ thương tật xem đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự hay chưa. Người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án hình sự hay không. Nếu họ không yêu cầu khởi tố thì phải xử lý hành chính hoặc khi đã khởi tố điều tra, kết thúc, đề nghị Viện kiểm sát truy tố, Viện kiểm sát ban hành cáo trạng quyết định truy tố bị can ra trước tòa để xét xử theo quy định của pháp luật. Nhưng trước khi mở phiên tòa bị hại rút yêu cầu khởi tố thì phải đình chỉ vụ án. Thực tiễn tình trạng này cũng diễn ra khá phổ biến ở tỉnh Đồng Tháp 38 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 61 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … trong thời gian qua. Do đó, luật cần quy định khởi tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, không phụ thuộc vào ý chí của người bị hại. Vấn đề thứ hai, theo luật hiện hành thì vụ án sẽ bị khởi tố trong trường hợp nạn nhân có tỷ lệ thương tật trên 11% (trừ thương tật dưới 11% và thuộc một trong các điểm quy định tại khoản 1 Điều 104)... Thế nhưng trên thực tế có nhiều vụ cố ý gây thương tích, mặc dù đã đủ điều kiện khởi tố nhưng do gia đình nạn nhân và gia đình đối tượng đã đạt được thỏa thuận về mặt dân sự và có bãi nại, nên vụ việc được giải quyết êm xuôi mà không đưa ra xét xử trước pháp luật. Chỉ có những trường hợp sau khi gia đình hai bên không đạt thỏa thuận, vụ việc mới được chuyển cơ quan điều tra. Người viết đồng quan điểm với một tác giả khi viết về vấn đề:“Bảo vệ người bị hại là phụ nữ và trẻ em trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại”.39 Tác giả cho rằng, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự không nên đưa vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Trong thực tế, người phụ nữ bị chồng đánh đập, hoặc trẻ em bị cha mẹ đánh đập diễn ra khá phổ biến, có trường hợp gây ra thương tích nặng nhưng cơ quan pháp luật “bó tay” không thể xử lý được khi người bị hại từ chối giám định thương tật và không yêu cầu khởi tố vì sợ tiếp tục bị đánh đập nữa hoặc bị bỏ rơi, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đấu tranh, xử lý tội phạm. Trên bình diện người bị hại chung, cũng có trường hợp không thể xử lý được hành vi cố ý gây thương tích vì người bị hại không dám yêu cầu khởi tố do sợ bị trả thù. Thứ ba nữa, quy định về người có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự chưa cụ thể và chưa đầy đủ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ hai loại người có quyền yêu cầu khởi tố là người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại (trong trường hợp bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất) là chưa đầy đủ. Trong trường hợp không xác định được người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì ai sẽ đại diện cho những người này thực hiện quyền yêu cầu. Do đó, nếu giao quyền quyết định việc khởi tố cho Viện kiểm sát sẽ khắc phục được tình trạng trên. Hoặc trường hợp, người bị hại của một vụ án thuộc diện khởi tố theo yêu cầu người bị hại đã chết trước khi họ yêu cầu, chết vì lý do khác chứ không phải do hành vi phạm tội gây ra. Do luật không quy định về trường hợp này, nên người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết không có quyền yêu cầu khởi tố, như vậy là bất hợp lý, không công bằng. 39 Nguyễn Đức Thái, Bảo vệ người bị hại là phụ nữ và trẻ em trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại, Tạp chí Kiểm sát, số 6, tháng 3/2014, tr.26. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 62 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Lại có trường hợp, người bị hại sau khi bị xâm hại đã bị stress dẫn đến suy nhược thần kinh hoặc rối loạn tâm thần cấp. Vì vậy, tạm thời họ bị hạn chế năng lực nhận thức và năng lực hành vi, không thể thực hiện ngay quyền yêu cầu khởi tố của mình. Nhưng người đại diện hợp pháp của họ có yêu cầu khởi tố và xét thấy hành vi phạm tội thuộc khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự nên cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, để kịp thời điều tra, xử lý tội phạm. Thiết nghĩ, việc khởi tố theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp này có đảm bảo tính hợp pháp? Vấn đề thứ tư đặt ra, theo quy định: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. 40 Trên thực tế, vấn đề hiện còn có nhiều quan điểm khác nhau do nhận thức khác nhau. Trường hợp người bị hại rút yêu cầu khởi tố tại phiên tòa sơ thẩm trong một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, có nhiều quan điểm và cách giải quyết, xử lý khác nhau... Về góc độ thực tiễn, ta thấy cùng là sự kiện người bị hại rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo, chỉ khác nhau ở thời điểm rút yêu cầu. Đó là “rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa” và “rút yêu cầu tại phiên tòa”. Như vậy, xét về bản chất thì việc rút yêu cầu này là không có gì khác nhau, vì hồ sơ vụ án không có gì thay đổi về nội dung cơ bản. Tuy nhiên, khác nhau về “thời điểm” được thể hiện ở sự tiếp tục trình tự, thủ tục tố tụng đối với vụ án. “Nếu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án. Điều này có ý nghĩa là vụ án chưa được đưa ra xét xử tại phiên tòa sơ thẩm, mặc dù vụ án đã được Viện kiểm sát chuyển hồ sơ sang Tòa án. Còn tại phiên tòa sơ thẩm, người bị hại mới rút yêu cầu khởi tố, thì có nghĩa là Viện kiểm sát đã làm cáo trạng truy tố bị cáo và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án đề nghị xét xử đối với bị cáo. Tòa án đã thụ lý án, chánh án đã phân công Thẩm phán và Hội thẩm tham gia xét xử vụ án này, Thẩm phán đã nghiên cứu hồ sơ, ký giấy triệu tập những người tham gia tố tụng đến tòa, đã lập kế hoạch xét hỏi. Thực tế, Tòa đã và đang mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo.”41 Phân tích “thời điểm trước ngày mở phiên tòa” và “thời điểm tại phiên tòa” để có sự so sánh tính chất quan trọng của hai thời điểm này. Từ đó, có cách đánh giá và áp dụng pháp luật phù hợp. Người viết cũng đồng quan điểm với tác giả khi cho rằng: “Pháp luật cho phép người bị hại rút yêu cầu khởi tố từ khi vụ án hình sự vừa mới được khởi tố theo yêu cầu của họ, cho đến trước ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm họ vẫn có quyền này. Đây là một khoảng thời gian tương đối dài, đủ để người bị hại suy nghĩ, cân nhắc, để quyết định việc rút yêu cầu khởi tố đối với bị cáo trước ngày mở phiên tòa. Vì vậy nếu tại 40 Khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. 41 Võ Hồng Sơn, Vấn đề người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa trong một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí Nghề Luật, số 02/2012, tr. 4. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 63 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … phiên tòa, họ có ý kiến xin rút yêu cầu khởi tố thì tòa vẫn xét xử theo thủ tục chung và chỉ xem đây là việc bị hại xin giảm hình phạt cho bị cáo.”42 Bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa, thì xác định là ngày nào? Ngày ra quyết định xét xử hay ngày xét xử và ngay ngày xét xử nhưng chưa làm thủ tục xét xử bị hại rút khởi tố thì có được đình chỉ xét xử không hay tiếp tục xét xử, luật quy định chưa rõ ràng. Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa thì vụ án phải đình chỉ. Trường hợp, người bị hại rút yêu cầu khởi tố rồi lại tiếp tục yêu cầu khởi tố lại, thì có chấp nhận hay không? Các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết ra sao? 3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật 3.2.2.1 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại Theo quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”43 Như vậy, với quy định trên, để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, bắt buộc phải giám định mức độ tổn hại thương tích của nạn nhân. Việc giám định tỷ lệ thương tật để làm căn cứ xử lý người phạm tội. Nhưng qua thực tiễn đấu tranh với loại tội phạm này ở tỉnh Đồng Tháp, thì việc xác định mức độ tổn hại thương tích của nạn nhân gặp rất nhiều bất cập, khó khăn. Có nhiều trường hợp sau khi bị thương tích, sức khỏe của người bị hại bị giảm sút nghiêm trọng như: bị thủng ruột, cắt lách, gãy tay chân, bị chém nhiều nhát vào người… Mặc dù có cơ sở thực tế để nhận định thương tích xảy ra đối với người bị hại là nghiêm trọng (có thể từ 31% trở lêntức không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) nhưng từ phía nạn nhân kiên quyết không chịu đi giám định (vì nhiều lý do khác nhau). Vì vậy, không thể xử lý người phạm tội. Hoặc trường hợp để quá lâu mới tố giác hành vi bị xâm hại, khi đó vết thương đã lành, quá trình chữa trị thương tích không chịu lấy hóa đơn và không làm bệnh án nên đã 42 Võ Hồng Sơn, Vấn đề người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa trong một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí Nghề Luật, số 02/2012, tr. 5. 43 Khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 64 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … gây rất nhiều khó khăn, lúng túng cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi thụ lý và giải quyết. Nhiều trường hợp không thể xử lý được, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, thưa kiện kéo dài, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tư pháp. Vụ cố ý gây thương tích xảy ra huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp: Nguyễn Thị Hương nghi ngờ chị Nguyễn Thị Vui có thai 3 tháng là do quan hệ bất chính với chồng của mình nên khoảng 10h ngày 12/12/2013, Nguyễn Thị Hương đã đến gặp chị Vui hỏi sự việc, dẫn đến hai bên xô xát, cãi nhau. Trong lúc xô xát, Hương đã dùng tay, chân đấm, đá vào bụng chị Vui, gây hậu quả làm chị Vui bị xảy thai. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định mức độ tổn hại sức khỏe của chị Vui. Kết quả giám định xác định chị Vui bị tổn hại 0% sức khỏe, còn hậu quả về thai bị xảy không xác định được do không có văn bản pháp luật hướng dẫn, nên không quy kết được hành vi của Hương có phạm tội hay không. Kết luận giám định pháp y là cơ sở chủ yếu để đánh giá hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trên cơ sở đó, để xem xét có khởi tố bị can hay không và nếu có thì khởi tố bị can theo khoản nào của Điều 104 Bộ luật hình sự. Trong đa số các trường hợp, khi đánh giá hậu quả do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây ra, chúng ta không chú ý xem xét tình trạng sức khỏe của người bị hại trước khi bị xâm hại mà chỉ xem xét những tổn thương trên cơ thể của người bị hại sau khi bị xâm hại. Từ đó, cho kết luận giám định pháp y về tỷ lệ thương tật của người bị hại là bao nhiêu để xác định hậu quả của tội phạm. Ví dụ, bị chém cụt mất 5 ngón tay thì tỷ lệ thương tật của người này được xác định là mất 47% sức khỏe (căn cứ vào Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể…), cho dù trước khi bị chém, các ngón tay của họ có thể đã có tổn thương nhưng vẫn được coi là nguyên vẹn. Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự vì đã dùng hung khí nguy hiểm và gây thương tích cho người bị hại với tỷ lệ thương tật là 47%. Trên thực tế, việc xác định tỷ lệ thương tật của người bị hại gặp khó khăn trong trường hợp người bị hại đã có thương tích hoặc đã suy giảm chức năng của một hoặc một số bộ phận nào đó trước khi bị xâm hại. Ví dụ: người bị hại đã bị xơ gan trước khi bị đánh dập gan, người bị hại đã bị giảm thị lực do bị cận trước khi bị đấm vào mắt… Để đánh giá chính xác tỷ lệ thương tật do hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải chú ý đến những tổn thương và tình trạng sức khỏe trước đó của bị hại để có cơ sở xem xét đúng quy định. Khi đã sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định mà vẫn không thể phân định cụ thể tỷ lệ % thương tật của người bị hại do hành vi cố ý gây thương tích gây ra là bao nhiêu trong tổng tỷ lệ thương GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 65 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … tật chung của người bị hại thì theo quan điểm, phải áp dụng nguyên tắc có lợi cho người phạm tội trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là trường hợp phức tạp và rất dễ xảy ra oai, sai, bỏ lọt tội phạm. Ngay từ khi chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can người bị hại đã từ chối đi giám định tỷ lệ thương tật như nêu ở trên. Bên cạnh đó, có trường hợp người bị hại đã có kết luận giám định về tỷ lệ thương tích. Căn cứ vào kết quả giám định, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng bị can khiếu nại và cho rằng kết quả giám định là không khách quan, không đúng (theo hướng bất lợi cho bị can) nên đề nghị giám định lại thương tật của người bị hại. Xét thấy, đề nghị của bị can là có cơ sở, cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định trưng cầu giám định lại nhưng người bị hại không đi giám định lại làm cho việc xử lý bị kéo dài, có trường hợp không xử lý được do giám định tỷ lệ thương tật không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Khó khăn, vướng mắc khi các cơ quan giám định, người giám định có kết luận khác nhau về cùng một vấn đề giám định. Đây là trường hợp, trong một vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cùng một yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật với cùng một hồ sơ giám định và đối tượng giám định nhưng các giám định viên, các cơ quan giám định khác nhau lại có những kết luận khác nhau. Dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tụng lúng túng không biết sử dụng kết quả giám định nào để làm căn cứ xác định hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy, không thống nhất trong việc sử dụng kết quả giám định nên giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về đường lối giải quyết vụ án. Trường hợp, cơ quan giám định chỉ kết luận tỷ lệ thương tích của người bị hại là “tạm thời” nên bị can hoặc người bị hại không đồng ý và có yêu cầu giám định lại. Khi giám định lại, thường thì tỷ lệ thương tật của người bị hại có thể khác với kết quả giám định ban đầu. Vấn đề này cũng thường làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất trong việc lựa chọn kết quả giám định làm căn cứ xác định hậu quả của tội phạm trong các vụ án. Việc cơ quan giám định xác định thương tật là “tạm thời” hay “vĩnh viễn” chỉ là kết luận đơn thuần về mặt y học. Trường hợp sau khi có kết luận tỷ lệ thương tật tạm thời và người bị hại được giám định lại. Nếu kết quả giám định có khác đi là do thương tích đã tiến triển theo chiều hướng tốt lên hoặc xấu đi. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quá trình điều trị, sức đề kháng người bị hại…Vì vậy, kết luận tỷ lệ thương tật “tạm thời” vẫn được sử dụng làm chứng cứ buộc hay gỡ tội trong các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nếu kết luận giám định này phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 66 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Khó khăn, vướng mắc khi thực hiện quy định của pháp luật về thời gian trả kết quả giám định. Theo quy định thì một trong những quyền và nghĩa vụ của người giám định tư pháp là “thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết”. 44 Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể “thời gian trả kết luận giám định” hoặc hướng dẫn thế nào là “trường hợp cần thiết” phải có thêm thời gian để thực hiện việc giám định hay quy định thời hạn tối đa để thực hiện việc giám định. Do đó, trên thực tế, nhiều vụ án vì phải chờ kết quả giám định tỷ lệ thương tích của người bị hại nên không thể ra quyết định khởi tố vụ án, hết hạn điều tra, làm cho việc xử lý vụ án không kịp thời và triệt để. 3.2.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật trong xác định tội danh Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bồ sung năm 2009. Đây là một trong những tội phạm cụ thể mà hiện nay còn có sự nhận thức và áp dụng chưa thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương. Xét về phương diện luật thực định, thì những quy định của pháp luật hình sự cũng như các quy định của pháp luật liên quan chưa thật sự là cơ sở pháp lý thống nhất bởi thiếu tính cụ thể và rõ ràng. Xét dưới góc độ thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự, thì việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn có nhiều khó khăn, vướng mắc mà chủ yếu là do việc nhận thức và áp dụng các quy định pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng không riêng ở tỉnh Đồng Tháp trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử chưa thống nhất, đặc biệt là việc xác định tội danh. Định tội là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự. Định tội cũng là một dạng tư duy do người tiến hành tố tụng-chủ thể định tội thực hiện. Đồng thời, đó cũng là hình thức hoạt động thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đang được kiểm tra, xác định trong mối tương quan với các quy phạm pháp luật hình sự. Để định tội cho một hành vi cụ thể, người áp dụng phải căn cứ vào cấu thành tội phạm được rút ra từ những quy định của Bộ luật hình sự. Vì thế, chủ thể định tội cần nhận thức đúng bản chất các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong quá trình định tội. Trong đó, quan trọng nhất là xác định sự khác nhau giữa tội phạm này với tội phạm khác. Do Bộ luật hình sự vẫn còn một vài tội phạm mà tính đặc trưng của chúng chưa rõ, khiến cho chủ thể định tội gặp khó khăn khi xác định một hành vi là phạm tội này hay tội khác. Trong thời gian qua, tội phạm giết người và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại 44 Điểm c, khoản 1 Điều 23 Luật giám định tư pháp 2012. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 67 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xảy ra vẫn còn nhiều. Nhìn chung, Viện kiểm sát hai cấp đã phối hợp với Cơ quan điều tra và Tòa án cùng cấp khởi tố, truy tố, xét xử các vụ án về hai loại tội phạm nêu trên cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết án ở tỉnh Đồng Tháp về loại tội giết người và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác thì một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất thường gặp là việc xác định tội danh. Cùng một dạng hành vi nhưng có nơi thì xử lý về tội giết người nhưng nơi khác lại xử lý về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có hai trường hợp rất dễ nhầm lẫn: Tội giết người (chưa đạt) với tội cố ý gây thương tích và tội giết người với tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Về mặt khách quan, giữa tội giết người (chưa đạt) với cố ý gây thương tích rất giống nhau. Tuy nhiên, về mặt chủ quan, tội giết người (chưa đạt) là người phạm tội mong muốn cho nạn nhân chết, hậu quả không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. Trong khi, tội cố ý gây thương tích thì người phạm tội chỉ muốn gây thương tích cho người khác chứ không muốn làm chết người. Tuy Nghị quyết số 04 ngày 29/11/1986; Nghị quyết số 01 ngày 19/4/1989 của HĐTP TANDTC; Công văn số 03 ngày 22/10/1987 và Công văn 140 ngày 11/12/1998 của TANDTC là những văn bản đã có hướng dẫn. Nhưng những văn bản này được ban hành khá lâu, nội dung hướng dẫn còn chưa được cụ thể, nội dung không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Do đó, cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương khi xác định tội danh trong những vụ án cụ thể thường gặp không ít khó khăn, thậm chí có nhiều vụ án gây tranh cãi, phải xử đi xử lại nhiều lần. Ví dụ một vài vụ án xảy ra ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. Đây là những vụ án có tính chất phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau về xác định tội danh như: Do mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng ngày, nên P. T. C dùng 01 đoạn cây củi dài khoảng 1m vụt nhiều nhát vào đầu chồng là anh N. V.A. Hậu quả làm anh A bị thương nặng được đưa đi cấp cứu hai ngày sau thì chết do vỡ hộp sọ. Hay vụ án khác: Ngày 16/11/2013, khi thấy H.M.T say rượu gây mất trật tự khu trọ nên N.V.K (chủ nhà trọ) nói phải đánh cảnh cáo để lần sau không được gây mất trật tự nữa. L.H.V là người cùng trọ dùng tay đấm nhiều cái vào mặt anh T, làm anh T bị ngã xuống đất. Sau đó, K đi đến dùng chân đạp 2 cái vào đầu anh T. Hậu quả làm anh T bị chết trên đường đi cấp cứu do chấn thương sọ não. Theo quan điểm khi xem xét định tội của Viện kiểm sát trong hai tình huống trên thì cần xử lý về tội giết người với lỗi cố ý gián tiếp. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 68 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Tòa án và Viện kiểm sát đã từng tranh cãi với nhau về tội danh trong vụ án của Đ.T.Đ. Do mâu thuẫn, Đ dùng mã tấu chém K, buộc K bỏ chạy vào hẻm cụt. Đ sấn tới ép K vào gốc tường rồi chém nhiều nhát vào vùng đầu của K, theo hướng từ trên xuống. K đưa tay ra đỡ thì bị chặt đứt bàn tay phải và bị thương tật ở vùng đầu 27%. Viện kiểm sát truy tố về tội cố ý gây thương tích nhưng xét xử sơ thẩm Tòa không đồng ý vì đó là tội giết người do bị cáo dùng mã tấu chém vào đầu người bị hại. Tòa tuyên Đ 10 năm tù và buộc bồi thường cho nạn nhân 51 triệu đồng về tội giết người. Hay ví dụ khác: Có mâu thuẫn từ trước, A chuẩn bị con dao thái lan, khi gặp B đi ngược chiều, A chạy đến ẩu đả với B, rồi dùng dao đâm mạnh vào vùng bụng của B một cái gây thủng ruột, phổi. Nhưng do cấp cứu kịp thời nên B không chết. Cơ quan cảnh sát điều tra xác định A dùng hung khí nguy hiểm, đâm mạnh vào vùng bụng gây thiệt hại nghiêm trọng, do cấp cứu kịp thời nên B không chết. Từ đó, khởi tố A phạm tội giết người chưa đạt. Theo quan điểm của Viện kiểm sát thì xác định đây là tội cố ý gây thương tích, với tình tiết định khung là dùng hung khí nguy hiểm. Vì ngay từ đầu A không có ý định tước đoạt sinh mạng của B, A chỉ đâm một dao rồi bỏ chạy chứ không quyết tâm đâm nhiều dao cho B chết. Theo nguyên tắc chung khi xem xét giải quyết vụ án là hậu quả đến đâu xử lý đến đó nhưng thực tế với việc định tội trong trường hợp này thì không đơn giản. Mặc dù nghị quyết và các tài liệu tập huấn chuyên ngành đã có hướng dẫn về tình tiết “Dùng hung khí nguy hiểm, tấn công vào vùng trọng yếu của cơ thể nạn nhân” thì xem xét định tội giết người. Vì khi thực hiện các hành vi nguy hiểm đó thì buộc người phạm tội phải nhận thức được hành vi của mình có khả năng gây chết người...Đã có thời gian, các cơ quan tiến hành tố tụng trong tỉnh Đồng tháp cũng đã định tội giết người trong tình huống nêu trên, mặc dù hậu quả chết người có khi chưa xảy ra. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng hiểu như vậy là khiên cưỡng, cứng nhắc. Chẳng hạn, một người dùng thanh sắt đánh một cái vào đầu người bị hại nhưng không đánh tiếp cho đến chết mà bỏ đi thì có xử tội giết người được không? Qua thực tiễn giải quyết các vụ án trong thời quan gần đây, nhận thấy khi xem xét định tội giữa tội giết người với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì không nên chỉ căn cứ vào ý thức chủ quan của người phạm tội mà còn phải căn cứ vào các yếu tố khác như: Tính nguy hiểm của công cụ, phương tiện phạm tội, vị trí, cường độ tấn công, tương quan lực lượng, hoàn cảnh khi thực hiện hành vi phạm tội, thời gian nạn nhân chết, mối quan hệ nhân quả của hành vi và hậu quả…Đây là những yếu tố có ý nghĩa quyết định để định tội danh. Xác định tội danh phải đánh giá đầy đủ các yếu tố thuộc mặt khách quan và chủ quan của tội phạm. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 69 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … 3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP Từ những khó khăn, bất cập trong quá trình vận dụng pháp luật, giữa lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp cho thấy việc đấu tranh phòng chống tội phạm đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Trước hết là các quy định về pháp luật, các văn bản hướng dẫn pháp luật chưa thật sự đầy đủ, rõ ràng, còn nhiều sơ hở…tạo điều kiện cho tội phạm lợi dụng để trốn tránh việc xử lý của pháp luật, làm cho tình hình trật tự xã hội thiếu ổn định, các chủ thể thiếu bình đẳng trước pháp luật…Từ những bất cập, khó khăn, sơ hở nêu trên, đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm nghiên cứu một số ý kiến, đề xuất những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua. Nâng cao chất lượng đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt hiệu quả, ổn định tình hình an ninh, trật tự, tránh việc xử lý thiếu công bằng, bình đẳng trước pháp luật. Công tác phòng ngừa tội phạm đạt kết quả cao hơn, với các biện pháp cụ thể sau đây: 3.3.1 Về sửa đổi, bổ sung Luật (Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự) và các văn bản hƣớng dẫn  Đối với tình tiết dùng hung khí nguy hiểm (quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự) cần có văn bản quy định về hung khí nguy hiểm gồm những loại nào, có bảng kê cụ thể, rõ ràng. Vì trên thực tế áp dụng tình tiết này rất khó khăn. Ví dụ: cục đá đập vào đầu thì xem là hung khí nguy hiểm, nếu cục đá đánh vào phần mềm cơ thể thì xem cục đá là hung khí ít nguy hiểm, cần có phân biệt và hướng dẫn thật rõ.  Từ những phân tích nêu ở phần bất cập, người viết cho rằng cần nên sửa đổi Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 đã hướng dẫn về tình tiết “phạm tội nhiều lần” vì nó không phù hợp với điểm c khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Điển hình như tình tiết “phải tội nhiều lần” phải được hiểu là gây thương tích nhiều lần hoặc đối với nhiều người, mỗi lần gây thương tật dưới 11%, không cần tổng tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên như hướng dẫn của Nghị quyết. Có như vậy, điểm c Điều 104 Bộ luật hình sự mới thực sự có ý nghĩa. Những khó khăn, vướng mắc và việc áp dụng pháp luật không thống nhất giữa các địa phương, các cơ quan tiến hành tố tụng về vấn đề xác định tỷ lệ thương tật “dưới 11%” là bao nhiêu thì người viết đề xuất nên có văn bản hướng dẫn cụ thể về những vấn đề này. Để đảm bảo việc quy định của pháp luật được rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng vào thực tế chính xác và nhanh chóng. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 70 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …  Để thống nhất về kỹ thuật lập pháp giữa các điều luật trong Bộ luật hình sự, cũng như nhận thức và áp dụng trong thực tiễn công tác, đề nghị sửa đổi khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự theo hướng không quy định trường hợp: “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác”. Vì thực tế, tình tiết này rất hiếm được áp dụng và khó xác định. Điển hình vừa qua, có vụ án vợ chồng chủ trại tôm “Minh Đức” là Huỳnh Thanh Giang và Mã Ngọc Thơm ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã có hành vi hành hạ dã man, tàn ác đối với cháu Hào Anh. Gây thương tích cho cháu Anh với tỷ lệ thương tật gần 67%. Dư luận xã hội rất bức xúc, nhiều cơ quan, cá nhân trong nước lên tiếng đòi trừng trị hành vi của Giang và Thơm. Tuy nhiên, khi trao đổi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có những ý kiến khác nhau về trường hợp phạm tội của vợ chồng Giang- Thơm có phải là “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự? Trước mắt, các cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tình tiết “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 4 Điều 104 Bộ luật hình sự.  Nên sửa đổi những quy định của pháp luật ở Điều 104 Bộ luật hình sự và Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng bỏ việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại đối với loại tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có như vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải quyết án đối với loại tội phạm này trong thời gian tới. Vì quy định đó gây không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, thậm chí người bị hại không chấp nhận tỷ lệ thương tật, nên không thể có căn cứ để xem xét, xử lý. Làm cho cơ quan điều tra phải tốn kém, mất thời gian, tiền bạc của Nhà nước mà không xử lý kịp thời, đứt điểm được, không phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Thậm chí có nhiều tiêu cực trong xã hội như người phạm tội xem thường pháp luật, khi có tiền bồi thường cao thì bị hại rút yêu cầu khởi tố, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư dễ lợi dụng để tiêu cực trong quá trình xử lý vụ án. Từ đó, sẽ dẫn đến xử lý vụ án không công bằng, thiếu bình đẳng trước pháp luật, dễ bỏ lọt tội phạm, không đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không mang lại hiệu quả cao, tội phạm phát triển tăng, táo bạo, nguy hiểm…. Nếu không bỏ việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản quy định “Đã khởi tố thì không đình chỉ khi bị hại rút yêu cầu”. 3.3.2 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật 3.3.2.1 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại - Đối với trường hợp người bị hại không chịu đi giám định tỷ lệ thương tật, thực tế GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 71 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … ở Tỉnh giải quyết theo hướng “không có căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác”. Trong trường hợp này, để tránh những rắc rối về sau, cơ quan điều tra ở địa phương đã yêu cầu người bị hại viết cam đoan về việc sẽ không khiếu kiện gì liên quan đến việc không khởi tố vụ án và không khởi tố bị can. Cách xử lý này là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về khởi tố vụ án nói chung và khởi tố vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Còn khi khởi tố bị can thì phải có căn cứ xác định chính xác người có hành vi phạm tội là ai, con người cụ thể mới khởi tố bị can về tội gì, theo điều, khoản nào của Bộ luật hình sự. Nhưng nếu người bị hại từ chối giám định thì không có kết luận giám định pháp y về tỷ lệ thương tật của người bị hại. Do đó, không có căn cứ xác định chính xác hậu quả nguy hiểm của hành vi phạm tội. - Trong tình huống nếu có căn cứ xác định kết luận giám định lần đầu là không khách quan, không đúng thì phải động viên, thuyết phục người bị hại đi giám định lại. Đồng thời, phải giải thích rõ nếu người bị hại không đi giám định lại sẽ không đủ căn cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị can. Trường hợp, người bị hại vẫn kiên quyết từ chối giám định thì sau khi hết thời hạn điều tra phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự và nếu bị hại đi giám định lại mà tỷ lệ giảm, chưa đến mức khởi tố thì phải đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can vì không phạm tội. Thực tiễn thời qua ở Tỉnh về sử dụng kết quả giám định, các cơ quan tiến hành tố tụng thường sử dụng kết luận giám định của cơ quan giám định cao hơn. Tuy nhiên, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng oan, sai hoặc gây thắc mắc, khiếu kiện kéo dài trong quá trình giải quyết các vụ án. Vì giám định là hoạt động có tính chất chuyên môn khoa học, nên không thể khẳng định kết quả của tổ chức giám định cao hơn là đúng đắn hơn. Do đó, theo người viết khi thấy có mâu thuẫn về kết quả giám định của các cá nhân, tổ chức giám định khác nhau, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải đề nghị giám định viên, cơ quan giám định giải thích rõ ràng về quá trình tiến hành giám định, về hồ sơ và những căn cứ thực tiễn cũng như cơ sở khoa học của kết luận giám định. Đồng thời, phải kết hợp nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp hay mâu thuẫn của kết quả giám định với các chứng cứ khác. Sau đó, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ quyết định sử dụng kết quả giám định của cá nhân hay tổ chức giám định nào. Việc sử dụng kết quả giá định phải căn cứ vào tính khoa học, tính khách quan và sự phù hợp của kết luận giám định với những chứng cứ khác. Những giải pháp nêu trên được áp dụng trong thời gian qua ở tỉnh Đồng Tháp chỉ mang tính tạm thời, chưa thật sự thống nhất. Để các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương dễ dàng hơn khi giải quyết các vụ án liên quan đến vấn đề giám định tỷ lệ thương tât, người viết đề xuất như sau: GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 72 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … - Các văn bản dưới luật cần phải được rà soát, sửa đổi bổ sung cho phù hợp như Nghị quyết hướng dẫn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Có văn bản quy định về giám định tỷ lệ thương tật (pháp y) cụ thể, rõ ràng, thời gian, thẩm quyền, giá trị sử dụng… - Cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan giám định pháp y, giám định viên pháp y, về trình tự, thủ tục, thời hạn thực hiện giám định pháp y, từ chối giám định pháp y đối với giám định viên hoặc trách nhiệm khi giám định sai. - Bộ luật tố tụng hình sự cần quy định rõ trường hợp nào phải bắt buộc giám định, nếu không chấp hành thì phải bị dẫn giải. Trường hợp nào cần được yêu cầu giám định lại. 3.3.2.2 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật trong xác định tội danh Có thể nói rằng việc định tội danh là việc rất khó khăn, nhất là khi văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chưa thật rõ ràng, cụ thể và nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án còn thiếu thống nhất. Ví dụ: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn thương tích làm chết người là thương tích nặng và làm cho nạn nhân chết. Nghĩa là giữa thương tích và cái chết của nạn nhân có mối quan hệ nhân quả. Về mặt khoa học thì hướng dẫn này có giá trị nhưng chỉ giải thích được trường hợp gây thương tích dẫn đến chết người mà không đề cập đến trường hợp giết người với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Hoặc một số tài liệu có hướng dẫn đều quan niệm theo hướng cứ dùng hung khí nguy hiểm đánh vào vùng trọng yếu của cơ thể nạn nhân là định tội giết người. Vì thế, khi áp dụng để định tội, các cơ quan tố tụng không thể thống nhất quan điểm với nhau. Trong thực tiễn tiến hành hoạt động tố tụng của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trên cả phương diện lý luận và thực tiễn về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Những quan điểm khác nhau đó, có thể xuất phát từ ba lý do cơ bản: một là, các quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự chưa rõ ràng, chưa cụ thể, còn chồng chéo; hai là, thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống loại tội phạm này diễn biến rất phức tạp và; ba là, sự nhận thức và áp dụng pháp luật hình sự khi xử lý loại tội phạm này của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật sự thống nhất, có nơi, có lúc còn áp đặt và duy ý chí, nhất là chưa có sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. Từ đó, dẫn đến tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm, cũng như việc xét xử diễn ra ở nhiều cấp đối với loại tội phạm này chiếm tỷ lệ cao hơn so với các loại tội phạm khác. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 73 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … Để hạn chế và loại bỏ những nguyên nhân nêu trên, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống loại tội này trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, đề xuất một số giải pháp sau đây: - Về mặt luật định, cần tiến hành sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật liên quan để quy định cụ thể, rõ ràng dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải có một văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để áp dụng chung. Bởi thực tiễn xét xử cho thấy trong nhiều vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng rất khó xác định chính xác mục đích, động cơ phạm tội; người phạm tội có thấy trước hậu quả chết người, mong muốn hay bỏ mặc nó xảy ra. Cũng không dễ có điều kiện xác định cụ thể những hành vi, tình tiết để chứng minh được ý thức của người phạm tội…như trong trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm đánh vào vùng trọng yếu của cơ thể nạn nhân”. - Về thực tiễn, cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật hình sự về loại tội phạm này cho công dân, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân. Đồng thời, khi có vụ việc xảy ra, cơ quan có thẩm quyền kịp thời tiến hành các hoạt động tố tụng, giúp cho quá trình giải quyết án được nhanh chóng, đúng luật định, tránh tình trạng kéo dài gây phiền hà cho người dân. - Mối quan hệ phối hợp, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không có điều luật riêng quy định về mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Song trong quá trình áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương đã kịp thời ban hành Quy chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án để thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương cũng cần có sự thống nhất trong việc nhận thức và áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về xử lý loại tội phạm này. Muốn vậy, mỗi cán bộ cần nâng cao trình độ pháp luật bằng nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn. Bên cạnh đó, cần tập hợp những vướng mắc và có thông báo rút kinh nghiệm chung cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, thể hiện được vai trò nòng cốt của các cơ quan bảo vệ pháp luật. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 74 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … 3.3.3 Giải pháp nhằm hạn chế nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của ngƣời khác Qua công tác đấu tranh ngăn chặn, phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng ở Tỉnh, các ngành chức năng đã có nhiều cố gắng áp dụng các biện pháp toàn diện, đồng bộ. Nhằm đấu tranh phòng chống loại tội phạm đạt hiệu quả cao như: Mở đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, có biện pháp đẩy mạnh phong trào quần chúng nhân dân, bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền pháp luật, phòng ngừa tội phạm, kịp thời phát hiện và đưa ra xử lý nghiêm minh theo pháp luật, góp phần đấu tranh ngăn chặn tội phạm về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt hiệu quả ở địa phương. Tuy nhiên, các biện pháp trên phần nào đạt kết quả tương đối do thiếu tính thường xuyên và đồng bộ. Vì vậy, không mang lại hiệu quả phòng chống như mong đợi. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân và điều kiện khách quan, chủ quan dẫn đến tội phạm xảy ra nhiều và có chiều hướng tăng, diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ hết sức nguy hiểm. Gây ra hậu quả nghiêm trọng, tạo dư luận xấu cho xã hội, làm mất trật tự trị an ở địa phương. Đòi hỏi các ngành chức năng, người dân cần quan tâm hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, để đẩy lùi tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn còn đang diễn ra. Yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các ngành chức năng và mỗi cán bộ cần làm tốt vai trò của mình. Mỗi người dân cần phải hiểu biết pháp luật, chấp hành pháp luật và có ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác. Thời gian qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn có hiệu quả như ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chủ trương:“Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”. Kết quả bước đầu đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, góp phần nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Tất cả các vụ án đều được khởi tố, điều tra, truy tố trong hạn luật định, không để xảy ra oan sai, không bỏ lọt tội phạm, không có trường hợp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung do thiếu chứng cứ hoặc do vi phạm thủ tục tố tụng. Các đối tượng chủ mưu, cầm đầu đều bị xử lý nghiêm, có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cao trong cộng đồng, đã góp phần đấu tranh, ngăn chặn tội phạm nói chung trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bên cạnh nhiệm vụ của các cấp các ngành trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì đây cũng được xem là nhiệm vụ chung của toàn xã hội mà đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức cần GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 75 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … phải có ý thức thực hiện. Để công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm này đạt được hiệu quả cao hơn nữa và hạn chế những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thì cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Các ngành có chức năng tuyên truyền, có những biện pháp thích hợp, hình thức đa dạng, phong phú để nhân dân hiểu biết, kiểm tra giám sát các cơ quan có liên quan đến công tác này và tự tuân thủ theo pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình khi bị xâm hại. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho mọi người dân như: “Luật phòng chống bạo hành gia đình, pháp luật về hình sự”, đẩy mạnh phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn việc xây dựng gia đình văn hóa với khu phố, khóm, ấp, phường, xã đảm bảo an toàn, an ninh trật tự. Tổ chức học tập các văn bản pháp luật hiện hành, thông qua các bài giảng về pháp luật, chương trình của đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, phim ảnh…Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo các điều kiện cho sự nghỉ ngơi, văn hóa và nâng cao sự giáo dục của những người lao động, phát triển tính chất tích cực chính trị- xã hội. - Chính quyền và các ban ngành, đoàn thể các cấp, phải đề cao hơn trách nhiệm của mình trong công tác quản lý đối tượng. Xem trọng việc giáo dục phẩm chất, đạo đức, kỹ năng ứng xử, hình thành nhân cách lối sống cho mọi lứa tuổi, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên. Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa phải chú ý đến môi trường sống là một trong những nhân tố quan trọng hình thành nên nhân cách và ý thức hành động của con người. Đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho họ. Vì vậy, cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội tham gia phát hiện, tổ chức hòa giải cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân một cách triệt để, ngăn chặn nguy cơ dẫn đến hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát các địa bàn, tụ điểm phức tạp về an ninh trật tự, kịp thời phát hiện những băng, nhóm thanh thiếu niên, chú ý đến các đối tượng có tiền án, tiền sự, không nghề nghiệp, có trình độ thấp, tụ tập đông người, có biểu hiện càn quấy, gây rối trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhằm có biện pháp xử lý dứt điểm. - Chủ động, tích cực phối hợp giữa Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xét chọn các vụ án nghiêm trọng có tính chất phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội…làm án điểm để kịp thời đưa ra xét xử lưu động với đường lối nghiêm khắc. Nhằm răn đe, tuyên truyền về phương pháp, thủ đoạn, nguyên nhân, điều kiện phạm tội để quần GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 76 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … chúng nhân dân tự có ý thức phòng ngừa, tôn trọng pháp luật, có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình và người khác. - Các ngành, các cấp, tổ chức, đoàn thể thường xuyên phối hợp chặt chẽ, vận động các cơ sở sản xuất, mua bán, người dân không nên tự chế, sử dụng và giao nộp các công cụ tự chế như: đao, kiếm, mã tấu…không nhằm mục đích sinh hoạt, lao động, sản xuất. - Các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương cần có sự thống nhất ban hành chung một văn bản (Thông tư liên tịch) sao cho đầy đủ, rõ ràng, tiên lượng những khó khăn, vướng mắc…làm cho các ngành, các cấp và mọi người dân đều biết, hiểu vận dụng thống nhất, tránh mỗi ngành mỗi hiểu khác nhau, nhất là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, luật sư. Mỗi ngành cần phổ biến chung cho các cán bộ nghiệp vụ ở mỗi cấp hiểu giống nhau, thực hiện cho thống nhất, tránh làm oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Công tác phòng ngừa phải được quan tâm kịp thời, đúng mức, các biện pháp phòng ngừa phải phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả cao trong đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở địa phương. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 77 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … KẾT LUẬN Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một thực trạng xã hội đáng lo ngại. Nó đã, đang diễn ra ngày càng phức tạp và gia tăng hằng năm không riêng ở tỉnh Đồng Tháp mà trên phạm vi cả nước. Do vậy, Nhà nước ta cần phải ban hành những quy định pháp luật cụ thể để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi tội phạm phát sinh. Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua năm 1985, trãi qua 4 lần sửa đổi, bổ sung và được thay thế bằng Bộ luật hình sự năm 1999 đã trở thành một công cụ sắc bén, phục vụ đắc lực và kịp thời cho công cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một tội phạm hết sức nguy hiểm. Nó không chỉ xâm phạm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội. Việc khắc phục những hậu quả đó là điều kiện không thể thực hiện một cách trọn vẹn, đầy đủ được. Do đó, khi giải quyết một vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chúng ta cần có quan điểm toàn diện, phải cân nhắc kỹ càng các vấn đề của vụ án như: bị cáo có phạm tội hay không phạm tội, xem xét định tội chính xác, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…Từ đó, mới có thể đề ra mức hình phạt phù hợp đảm bảo tính giáo dục và ngăn ngừa cao. Đồng thời, trong xử lý vụ án, cần phải chú ý áp dụng những quy định về trách nhiệm dân sự theo quy định của Điều 42 Bộ luật hình sự và những quy định của Bộ luật dân sự để buộc người phạm tội phải bồi thường các khoản thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người bị hại hoặc những người khác có liên quan. Theo sự phát triển của xã hội, những hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng sẽ ngày càng phong phú và đa dạng. Một trong những biểu hiện của các hành vi đó là những hung khí và thủ đoạn mà người phạm tội sẽ sử dụng có thể trở thành hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Do đó, các cơ quan có thẩm quyền cần coi trọng công tác tổng kết thực tiễn để có những quy định về hình sự, bổ sung kịp thời khi cần thiết, nhằm phục vụ tốt hơn việc đấu tranh phòng chống đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Qua việc nghiên cứu đề tài:“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp” trong năm 2013 GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 78 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … cho ta thấy, những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam nói chung và quy định của pháp luật về tội phạm này nói riêng, còn nhiều vướng mắc và bất cập, cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hơn. Việc hoàn thiện những quy định pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một bộ phận của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự nước ta ngày một vững chắc. Góp phần xây dựng một nhà nước pháp quyền và có ý nghĩa rất lớn trong đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện nay, đem lại sự công bằng cho mọi người./. GVHD: Ts. Phạm Văn Beo - 79 - SVTH: Lê Thị Ly Huyền TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật 1 Hiến pháp năm 2013. 2 Bộ luật hình sự năm 1985. 3 Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm 1999 đươ ̣c sửa đổ i bổ sung năm 2009, Nxb Chính tri ̣quố c gia , 2009. 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 5 Luật giám định tư pháp 2012. 6 Quốc triều Hình luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995. 7 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12, ngày 30/6/2011, sửa đổi bổ sung năm 2013). 8 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. 9 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12- 5-2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự. 10 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27-9-2013 quy định tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp. 11 Thông tư liên tịch số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 12/6/2014 sửa đổi khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27-9-2013 quy định tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp. 12 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Sách, tạp chí 1 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 1, phần chung, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010. 2 Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011. 3 Lê Văn Đệ, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2008. 4 Trần Văn Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, 2002. 5 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập 1, phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. 6 Đinh Văn Quế, Một số vấn đề về tình tiết cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ I, số 17, tháng 09-2010. 7 Đinh Văn Quế, Thực tiễn xét xử và pháp luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, 2000. 8 Đinh Văn Quế, Tội phạm và hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2001. 9 Võ Hồng Sơn, Vấn đề người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa trong một số vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, Tạp chí Nghề Luật, số 02/2012. 10 Nguyễn Đức Thái, Bảo vệ người bị hại là phụ nữ và trẻ em trong các vụ án khởi tố theo yêu cầu người bị hại, Tạp chí Kiểm sát, số 6, tháng 3/2014. 11 Vũ Mạnh Thông, Nguyễn Ngọc Điệp, Bình luận Bộ luật hình sự, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2008. 12 Trịnh Tiến Việt, Pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2003. 13 Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005. 14 Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự , Phần các tội phạm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 15 Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tài liệu tập huấn nghiệp vụ, tháng 10/2013. 16 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo Tổng kết công tác của ngành Kiểm sát Đồng tháp năm 2013, số 432/VKS-VP ngày 12-12-2013. 17 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo thống kê công tác của ngành Kiểm sát Đồng tháp năm 2013, số 441/VKS-VP ngày 15-12-2013. 18 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp: Kiến nghị phòng ngừa tội phạm “Cố ý gây thương tích” xảy ra trên địa bàn thành phố Sa Đéc, số 74/KN-VKS ngày 22-8-2013. 19 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát năm 2013, số 03/BC- VKS ngày 05-12-2013. Trang thông tin điện tử 1 Bảo vệ pháp luật, Ống kính kiểm sát, http://baobaovephapluat.vn/ong-kinh-kiemsat/ky-su-phap-dinh/# [truy cập 29/8/2014]. 2 Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, Tội cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, http://luatminhkhue.vn/toi-pham/toi-co-y-gay-thuong-tich-trongtrang-thai-tinh-than-bi-kich-dong-manh.aspx [truy cập 10/9/2014]. 3 Thư viện pháp luật, Văn bản pháp luật, http://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tim-vanban.aspx?keyword=hinh%20su&match=True&area=0 [truy cập 08/10/2014]. 4 Ngô Tiến Thụy, Bàn về việc xác định tội danh “Giết người” và “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người”, http://kiemsatbacgiang.vn/chuyendephapluat/59/3116 [truy cập ngày 10/9/2014]. 5 Thái Văn Đoàn, Khoảng trống trong một số tội danh xâm phạm đến thân thể, sức khỏe của con người, http://vksdanang.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=vanbanmoi/KHOAN G-TRONG-TRONG-MOT-SO-TOI-DANH-XAM-PHAM-DEN-THAN-THE-SUCKHOE-CUA-CON-NGUOI-1109 [truy cập 20/9/2104]. 6 Nguyễn Đức, Cái ly thủy tinh khi nào trở thành hung khí nguy hiểm, Báo Phú Yên online, http://www.baophuyen.com.vn/164/12928/cai-ly-thuy-tinh--khi-nao-tro-thanhhung-khi-nguy-hiem.html [truy cập 15/10/2014]. [...]... cho sức khỏe của người khác Tương tự, cùng hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng có thể định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105) hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của. .. thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân Như vậy, dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có đặc trưng là: tội phạm đã xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức khỏe của người khác; có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe. .. khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe .4 Hay: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng những thương tích hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể”.5 Đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất nên đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra Vết thương là những... hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này Giữa hành vi và hậu quả thiệt hại xảy ra có mối quan hệ nhân quả Hậu quả của hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe của người bị hại với... hại cho sức khỏe của ngƣời khác Tội phạm là thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan Vì vậy, khi nghiên cứu định tội về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phải xác định mặt chủ quan thông qua việc xác định mặt khách quan Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý. .. Ly Huyền Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe … CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 2.1 TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ Để định tội đúng, cần phải dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ... vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức cho mình chưa kiên quyết Cho nên thời gian qua loại tội phạm này xử lý chưa triệt để, thiếu tính giáo dục, răn đe phòng ngừa 1.2.4 Sơ lƣợc về lƣợc sử và phát triển của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe. .. gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân làm mất hoặc giảm chức năng các bộ phận trên cơ thể nạn nhân Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Ở đây người viết tham khảo và đưa ra một vài khái niệm như: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là... thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009 Như vậy, theo Điều 104 Bộ luật hình sự bao gồm hai chế định là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Khái niệm về cố ý gây thương tích được hiểu là hành vi cố ý dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác gây thương tích cho cơ thể người khác Khái niệm về gây. .. người, chỉ khác là trường hợp này gây thương tích, trường hợp khác không gây thương tích 2.1.1 Mặt khách thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị người phạm tội xâm hại bằng cách gây thiệt hại Tội phạm nào cũng xâm phạm đến khách thể được luật hình sự bảo vệ Đối với tội cố ý gây thương tích ... xảy hành vi cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác gây nên Từ phân tích, tội cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác thực hình thức lỗi cố ý, người thực hành... Hay: Tội cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác hành vi cố ý gây thương tích tổn hại cho sức khỏe người khác dạng thương tích tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể”.5 Đây loại tội phạm... phạm tội xâm phạm nhiều khách thể, có khách thể tội giết người tội cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác Tương tự, hành vi cố ý gây thương tích gây tổn hại cho sức khỏe người khác,

Ngày đăng: 01/10/2015, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan