Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác lý luận và thực tiễn ở tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 89)

5 Bố cục của đề tài

2.3.1Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

ngƣời khác với tội giết ngƣời trong trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt

Giữa giết người chưa đạt khi phương pháp giết người là gây thương tích như bắn, chém, đánh….với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, xét về mặt khách quan rất giống nhau. Đều có những hành vi gây thương tích cho người khác và hậu quả chết người không xảy ra. Tuy nhiên, mặt chủ quan và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì rất khác nhau. Đối với tội giết người, người phạm tội mong muốn cho hành vi của mình gây ra hậu quả chết người, nhưng hậu quả đó không xảy ra là ngoài ý muốn của họ. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thì người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe mà không nghĩ đến và cũng không mong muốn có hậu quả chết người xảy ra.

Qua thực tiễn và các yếu tố cấu thành tội phạm, chúng ta có thể rút ra những căn cứ sau:

- Căn cứ vào dấu hiệu khách quan để phân biệt

Hành vi khách quan của hai tội này về cơ bản giống nhau, đều có hành vi tấn công vào con người nhằm tước đoạt tính mạng, sức khỏe của người đó. Những hành vi tấn công

này có thể được thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội giống nhau hoặc khác nhau như súng, dao, gậy gộc, đá…hoặc có thể thông qua người hay súc vật…Tuy nhiên, xét về mức độ tấn công, hung khí nguy hiểm, đặc biệt là vị trí tấn công nhằm vào cơ thể nạn nhân trong nhiều trường hợp, người phạm tội có sự lựa chọn để đạt được mục đích phạm tội của mình là giết người hay chỉ nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe. Ví dụ hành vi đâm vào tim nạn nhân hoặc đâm vào tay…Bên cạnh đó, xét về mức độ tấn công, hành vi tấn công có mang tính quyết liệt, sử dụng hung khí nguy hiểm để tấn công vào những vùng trọng yếu của cơ thể nạn nhân với quyết tâm phạm tội đến cùng. Nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra là do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội thì xác định tội giết người là thỏa đáng. Trong trường hợp hành vi phạm tội không thỏa mãn những yếu tố nêu trên thì cần cân nhắc, kết hợp với việc làm rõ ý thức chủ quan của người phạm tội để định tội cho đúng.

Tìm ý thức chủ quan của người phạm tội để phân biệt giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, cần phân tích khả năng làm chết người nhiều hay ít của hành vi khách quan. Tức là dựa vào hành vi tấn công, cách tấn công, tấn công mạnh hay nhẹ, tấn công vào chỗ nào trong cơ thể nạn nhân, dùng vũ khí gì…có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu xác định được người phạm tội có những hành vi ít nguy hiểm, ít khả năng gây chết người, hoặc có thể dẫn đến chết người nhưng ngoài ý muốn của họ thì xác định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Ví dụ như chỉ đánh nhau, chém vào tay, chân những vết thương bình thường, hoặc cũng có trường hợp do không đưa cấp cứu kịp thời, điều kiện cứu chữa kém nên làm cho nạn nhân chết. Đây là trường hợp thường gặp trong thực tế của những vụ đánh nhau, nhưng qua cách tấn công, có thể thấy rõ người phạm tội gây những vết thương ít khả năng làm chết người. Ngược lại, hành vi là cố ý dùng hung khí nguy hiểm để tước đoạt sinh mạng người khác như dùng súng bắn vào đầu nhưng trúng bụng hoặc tay, chân nên nạn nhân không chết là ngoài ý muốn của người phạm tội thì xác định tội giết người chưa đạt.

Trường hợp, người phạm tội là có ý định giết người hoặc khi không thể xác định được ý thức của người phạm tội là xâm phạm tính mạng hay sức khỏe thì phải xem xét kỹ hành vi khách quan để đánh giá ý thức chủ quan của người phạm tội. Nếu đang nửa chừng hành động, thấy nạn nhân đã bị thương tích thì chủ động tự mình chấm dứt tấn công, tuy biết rõ còn có thể tiếp tục hành động, trường hợp này xác định tội là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Ví dụ: Anh N.V.V tức giận vì vợ đâm đơn xin ly hôn, đã rút dao đâm vợ nhiều nhát vào mặt và tay trái làm chị bị mất nhiều máu…Thấy vậy, V hoảng sợ không đâm nữa, ngồi chờ người đến bắt.

Một ví dụ khác: N.V.P, thợ cắt tóc, đang cắt tóc cho khách thì có H.V.K đến sinh sự, chửi mắng P. P nổi giận dùng dao cạo sắc “nắm chắc cán dao vào lòng bàn tay, lưỡi dao trở xuống, sống dao dựa vào phía cổ tay…với tư thế vững chắc, chém K một nhát vào mặt đứt mũi và một nhát vào gần nách đứt xuyên qua cổ hai chiếc áo, gây một vết thương dài 30 cm thì bị mọi người đến ngăn, tướt đoạt con dao nên không thể có hành vi tiếp tục được.

Qua tình huống ta thấy hành vi của P là rất nguy hiểm, có thể làm chết người, điều mà P có thể và phải nhận thức được. Nhận thức được mà vẫn làm, thái độ của P là thái độ quyết tâm, hậu quả không chết người là do được nhiều người ngăn chặn kịp thời nên nạn nhân không chết. Với thái độ tâm lý đó sẽ định tội giết người.

Hậu quả của tội phạm trong cả hai tội giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đều chỉ làm nạn nhân bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe. Mức độ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân không phải là căn cứ để xác định tội danh là giết người hay cố ý gây thương tích, mà còn phải xem xét qua mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Thực tế, có trường hợp tỷ lệ thương tích thấp, thậm chí dưới 11% nhưng vẫn định tội giết người (chưa đạt).

- Căn cứ vào dấu hiệu chủ quan để phân biệt

Đây là dấu hiệu quan trọng và có tính chất quyết định cho việc định tội giết người chưa đạt hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Lỗi của người phạm tội giết người là lỗi cố ý. Lỗi cố ý ở đây có thể là cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp.

Trong trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra (hoặc tất nhiên sẽ xảy ra), nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.

Trong trường hợp lỗi cố ý gián tiếp, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình, người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, hay nói một cách khác, họ chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra).

Lỗi cố ý gián tiếp trong tội giết người chỉ có trong trường hợp người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra. Nếu thấy trước hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì đó là lỗi cố ý trực tiếp.

Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra thì việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp không còn có ý nghĩa trong việc định tội, nhưng việc xác định này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra.

Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.

Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác (nếu thương tích đủ cấu thành tội phạm này) mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.

Như vậy, tội giết người chưa đạt chỉ có trong trường hợp người phạm tội cố ý trực tiếp. Thế nhưng, thực tiễn áp dụng, việc xác định lỗi cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp trong tội giết người nhiều khi rất phức tạp và phải căn cứ vào hành vi khách quan.

Khi không xác định rõ ý thức chủ quan của người phạm tội, thì dựa vào hành vi khách quan. Nếu hành vi khách quan thể hiện rõ không phải chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà là cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác thì phạm tội giết người. Như dùng mã tấu, dao, súng nhằm vào những bộ phận quan trọng trong cơ thể người khác để chém, đâm, bắn thì cho dù hậu quả không dẫn đến chết người cũng định tội giết người vì khi sử dụng các hung khí, phương tiện nguy hiểm đó buộc bị cáo phải nhận thức được có thể và tất yếu dẫn đến tước đoạt tính mạng của người khác.

Sử dụng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người (như ném lựu đạn vào chỗ đông người; bắn súng vào chỗ đông người, đặt mìn, bỏ thuốc độc vào nguồn nước hoặc thức ăn..) tuy không có chết người nhưng cũng là tội giết người vì hậu quả chết người hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì lỗi của người phạm tội có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp, người phạm tội có thể mong muốn cho hậu quả thương tích hoặc hậu quả tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân, nhưng cũng có thể không mong muốn mà chỉ có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Từ những phân tích trên cho thấy rằng, căn cứ quan trọng nhất để phân biệt giữa tội giết người phạm tội chưa đạt với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là lỗi và mục đích của người thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, để định tội danh được chính xác cần xem xét một cách khách quan, toàn diện các yếu tố trên và mối quan hệ biện chứng với các chứng cứ khác mới có thể xác định được đúng bản chất của tội phạm và ý thức chủ quan của người phạm tội.

Phân tích tình huống 1

N.V.S và N.T.T là hai vợ chồng nhưng trong quá trình sống phát sinh mâu thuẫn nên chị T yêu cầu ly hôn. Không đồng ý ly hôn và nghi ngờ T có người yêu khác nên S mua 1 con dao phay, bản rộng, lưỡi sắc, mục đích để chém chị T và người yêu. Đến 21 giờ ngày 03/8/2013, S mang dao đến cổng Xí nghiệp may 6 nơi T làm phục chờ. Khi thấy

chị T tan ca trên đường đi bộ về nhà, S đi đến gần, rút dao trong người ra thì chị T phát hiện, bỏ chạy. S liền đuổi theo, một tay túm được tóc chị T, một tay cầm dao chém liên tiếp nhiều nhát trúng vào đầu, vào người chị T. Chị T vùng vẫy thoát ra được và cố bỏ chạy nhưng S vẫn đuổi theo bắt kịp, tiếp tục dùng dao chém thêm nhiều nhát nữa trúng vào người chị T làm cho chị T gục ngã xuống đường. S cầm dao trốn thoát khỏi hiện trường và vứt dao trên đường bỏ chạy. Chị T bị thương nặng, được mọi người đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.

Hậu quả: Qua bản giám định pháp y kết luận tình trạng thương tích của chị T với đa thương tích vùng đầu, cổ gáy, vai, cánh tay, cẳng tay và cổ tay do vật sắc để lại nhiều vết thương. Trong đó, có hai vết thương vùng trán hình chữ Y, tổng chiều dài 14 cm, vết thương xấu về thẩm mỹ; vết thương vùng cổ gáy bên trái, kích thước 11 cm, bờ mép sắc gọn; kết quả chụp CT-Scanner: vỡ xương hộp sọ vùng trán đỉnh hai bên, không thấy tổn thương nhu mô não…Xếp loại tỷ lệ thương tật 52% tạm thời.

Hành vi phạm tội của bị cáo có sự tính toán dự mưu, có sự chuẩn bị hung khí nguy hiểm từ trước. Bị cáo phục chờ đến lúc người bị hại chỉ còn một mình trên đường về trong đêm tối, dùng dao phay bất ngờ tấn công nạn nhân, chém liên tiếp xối xả vào người, vào vùng đầu là nơi hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân, có nguy cơ dẫn đến tử vong. Khi nạn nhân vùng vẫy cố chạy thoát thì bị cáo tiếp tục đuổi theo dùng dao chém nhiều nhát cho đến khi nạn nhân gục ngã xuống đất. Hành vi của bị cáo thể hiện sự truy sát quyết liệt, cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; thể hiện ý thức chủ quan nhằm tước đoạt sinh mạng người bị hại. Chị T không chết là ngoài ý muốn của bị cáo. Hành vi phạm tội của bị cáo có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội giết người theo quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình huống 2

Khoảng 9h ngày 10/6/2013 N.V.L là công nhân được thuê làm việc tại nhà của anh N.D.M thuộc khóm 5, phường 1, thành phố Sa Đéc. Trong lúc L đang quét sơn lên các thanh gỗ thành phẩm thì N.D.M đến kiểm tra thấy chưa đạt yêu cầu nên quát mắng dẫn đến việc hai bên xảy ra mâu thuẫn. Khi anh M tiếp tục đến kiểm tra cách khoảng 2 mét thì L nhặt một cây gỗ thành phẩm kích thước 89cm x 10cm x 2,5cm đến phía sau lưng anh M, dùng hai tay cầm khúc gỗ đánh mạnh một cái vào gáy của anh M làm anh ngã xuống bất tỉnh rồi bỏ đi. Anh M được đi cấp cứu kịp thời với tỷ lệ thương tật tạm thời 67 %.

Trong tình huống này, hành vi tấn công của L là rất nguy hiểm. Tuy nhiên, người phạm tội thực hiện hành vi chỉ nhằm thỏa mãn cơn bực tức nhất thời, sau khi cầm khúc gỗ đánh mạnh một cái vào gáy của anh M làm anh M ngã xuống bất tỉnh, L bỏ đi, không tiếp tục tấn công, mặc dù không có sự ngăn cản, không quan tâm đến nạn nhân có chết

hay không. Hành vi trên không thể hiện mục đích giết người, nên xác định là tội cố ý gây thương tích.

Với hai tình huống trên, chúng ta thấy rằng không dễ dàng trong việc xem xét hành vi khách quan để xác định ý thức chủ quan, mục đích của người phạm tội. Do vậy, khi hậu quả chết người chưa xảy ra, cần có sự thống nhất về nhận thức khi phải xem xét, đánh giá hành vi khách quan để định tội giết người hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Từ việc phân tích tình huống trên thấy rằng, khi định tội giết người phạm tội chưa đạt, ngoài việc xác định mức độ quyết liệt, hung khí sử dụng, vị trí tấn công…cần thông qua phân tích hành vi khách quan để làm rõ người phạm tội cố ý trực tiếp với hậu quả chết người.

Cần chứng minh được một trong các tình tiết sau

 Sự quyết tâm thực hiện tội phạm đến cùng để đạt được mục đích phạm tội. Việc không thực hiện được tội phạm đến cùng, không giết chết được nạn nhân là do trở ngại khách quan.

 Khi thực hiện hành vi tấn công hết sức nguy hiểm, người phạm tội có cơ sở để tin rằng đã đạt được mục đích phạm tội, nạn nhân tất yếu phải chết. Việc nạn nhân sống sót nằm ngoài tính toán của người phạm tội.

2.3.2 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác dẫn đến hậu quả chết ngƣời (quy định tại khoản 3, Điều 104 của Bộ luật ngƣời khác dẫn đến hậu quả chết ngƣời (quy định tại khoản 3, Điều 104 của Bộ luật

Một phần của tài liệu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác lý luận và thực tiễn ở tỉnh đồng tháp (Trang 39 - 89)