5 Bố cục của đề tài
2.3 PHÂN BIỆT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠ
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC
Trong quá trình giải quyết vụ án, việc định sai tội giữa tội giết người với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh, trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…sẽ gây ra nhiều hệ lụy lớn. Vì xác định sai tội danh thì áp dụng đường lối xử lý vụ án sai, sẽ bị cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm xử hủy bản án để điều tra, xét xử lại. Làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến các ngành, các cấp có liên quan, người tham gia tố tụng và tình hình trật tự ở địa phương.
Người có hành vi phạm tội có thể bị tội nặng hơn hoặc lọt tội, thậm chí có trường hợp xác định là hành vi giết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng nếu xác định là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì có thể thoát tội, vì có trường hợp chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, 2 Điều 104 Bộ luật hình sự). Trường hợp chuyển từ giết người sang cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu đủ cơ sở để xét xử theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự thì chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, đối với tội giết người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cần được phân biệt rõ để giảm thiểu sai sót khi xử lý.
Vì thế, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với các trường hợp như đã nêu trên để đề xuất những căn cứ phân biệt trong định tội sẽ góp phần vào việc nhận thức thống nhất và áp dụng thống nhất pháp luật, bước đầu đáp ứng yêu cầu xử lý các tội phạm được chính xác.