Nhìn lại sau gần 3 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới có thể thấy rõ hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và sôi động cả về quy mô chất lượng, các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ ngân hàng không ngừng được nâng cao.Tuy nhiên, việc gia nhập chính thức tổ chức WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam bước vào thị trường lớn mang tính toàn cầu, nơi mà các nước thành viên được bình đẳng cạnh tranh trong thị trường chung.Đặc biệt các ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế ngày nay đang phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đa quốc gia hùng mạnh với số vốn lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào của các nước phát triển.Trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung , Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, rủi ro cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế .Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn,điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnh tranh.Như vậy , hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng .Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng BIDV trong thời kỳ hội nhập trở nên cấp thiết .Chuyên đề thực tập với đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu nói trên.Nội dung bài viết gồm các chương mục sau:CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGCHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMCHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 7
1.1) Ngân hàng và các hoạt động cơ bản: 7
1.1.1) Khái niệm ngân hàng thương mại 7
1.1.2) Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 8
1.1.2.1) Chức năng luân chuyển tài sản: 9
1.1.2.2) Chức năng cung cấp dịch vụ 11
1.2) Vốn và các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: 12
1.2.1) Khái quát về vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại: 12
1.2.2) Các hình thức sử dụng vốn: 13
1 2.2.1) Cho vay 13
1.2.2.2) Đầu tư chứng khoán 16
1.2.2.4) Cho thuê tài chính 17
1.2.2.5) Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác 18
1.2.2.6 Đầu tư tài sản cố định 18
1.2.2.7) Dự trữ bắt buộc: 19
1.2.2.8) Cơ chế quản lý vốn tập trung: 19
1.3) Hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại 22
1.3.1) Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại 22
1.3.2) Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại 24
1.4) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại 30
1.4.1) Năng lực của bản thân ngân hàng 30
1.4.2) Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội 32
1.4.3) Chính sách của nhà nước 33
1.5) Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại 34
1.5.1) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội 34
Trang 21.5.2) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại 35
1.5.3) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn do yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 36
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 37
2.1) Khái quát quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 37
2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 37
2.1.2) Khái quát về mô hình tổ chức hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 41
2.2) Thực trạng , hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 43
2.2.1) Cơ cấu, kết quả phát triển tài sản nợ , có: 43
2.2.2) Huy động vốn 51
2.2.3) Cho vay và đầu tư 53
2.2.3.1) Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu cho vay , đầu tư Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 53
2.2.3.2) Chất lượng dư nợ cho vay và đầu tư 57
2.3) Phân tích các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 59
2.3.1) Thu nghiệp vụ 64
2.3.2) Chi phí 65
2.4) Đánh giá tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 65
2.4.1) Những kết quả thành công cơ bản 65
2.4.2) Những mặt yếu kém tồn tại 66
2.4.3) Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 66
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 69
3.1) Định hướng về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 69
3.2) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 76
Trang 33.2.1.1) Xây dựng chính sách sử dụng vốn để đầu tư cho vay có hiệu quả
76
3.2.1.2) Bổ sung , hoàn thiện cơ chế sử dụng vốn cho vay và đầu tư theo hướng nâng cao tiêu chuẩn chất lượng 81
3.2.2) Nhóm giải pháp về tín dụng: 82
3.2.2.1) Hoàn thiện quy trình, thủ tục đầu tư vốn tín dụng 82
3.2.2.2) Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, phương án sử dụng vốn để đầu tư cho vay 82
3.2.2.3) Thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay 85
3.2.2.4) Tăng cường công tác quản lý và xử lý nợ 86
3.2.2.5) Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng 87
3.2.3) Nhóm giải pháp về dịch vụ: 88
3.2.3.1) Tổ chức triển khai chiến lược marketing chủ động và tích cực để đa dạng hóa các hình thức huy động và sử dụng vốn của ngân hàng 88
3.2.3.2) Nâng cao hiệu quả và chất lượng các dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ mới 89
3.2.4) Nhóm giải pháp về quản trị điều hành: 91
3.2.4.1) Nâng cao năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 91
3.2.4.2) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 94
3.3) Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên 95
3.3.1) Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam 95
3.3.2) Kiến nghị với ngân hàng nhà nước 97
3.3.3) Kiến nghị với Chính phủ 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 4Nhìn lại sau gần 3 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới có thể thấy
rõ hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ và sôi động cả vềquy mô chất lượng, các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ ngân hàng khôngngừng được nâng cao.Tuy nhiên, việc gia nhập chính thức tổ chức WTO đồngnghĩa với việc Việt Nam bước vào thị trường lớn mang tính toàn cầu, nơi màcác nước thành viên được bình đẳng cạnh tranh trong thị trường chung.Đặcbiệt các ngân hàng thương mại- là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quantrọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế -ngàynay đang phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đa quốc gia hùng mạnhvới số vốn lớn và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào của các nước pháttriển.Trong khi các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung , Ngân hàngĐầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển sang cơ chếthị trường hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, rủi ro cao, chưa đáp ứng đượcnhững yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế Các ngân hàng không có khảnăng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có hiệu quả hơn,điềunày cho thấy chỉ có các ngân hàng có hiệu quả nhất mới có lợi thế về cạnhtranh.Như vậy , hiệu quả trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồntại của một ngân hàng trong một môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng giatăng
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cần phải đẩy mạnh khả năng cạnhtranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng BIDV trong thời kỳ hộinhập trở nên cấp thiết Chuyên đề thực tập với đề tài : “Nâng cao hiệu quả sửdụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam” được chọn làm đềtài nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết các yêu cầu nói trên
Nội dung bài viết gồm các chương mục sau:
Trang 5CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên viết đầy đủ tiếng việt Tên viết đầy đủ tiếng anh
BIDV Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam
Bank for Investment andDevelopment of VietnamROA Thu nhập ròng/tổng tài sản Return On Assets ratioROE Thu nhập ròng/vốn chủ sở
hữu
Return On Equity ratio
EPS Hệ số thu nhập/ cổ phiếu Earnings Per ShareNIM Tỷ lệ thu lãi biên ròng
NOM Thu ngoài lãi biên ròng
TNHĐB Thu nhập hoạt động biên
NHTM Ngân hàng thương mại
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Official Development AssistanceHTXHTDNB Hệ thống xếp hạng tín dụng
nội bộ
CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
VAS Chuẩn mực kế toán Việt
NamIFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tếTCTD Tổ chức tín dụng
Trang 7CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1) Ngân hàng và các hoạt động cơ bản:
1.1.1) Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Ngân hàng bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào sự phát triển của nềnkinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thươngmại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngânhàng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các tư tưởng kinh tế,
sự đa dạng hóa của các sản phẩm dịch vụ và đặc thù hoàn cảnh thực tế củatừng quốc gia, từng đạo luật mà khái niệm ngân hàng thương mại có thể đượcnhìn nhận dưới góc độ này hay góc độ khác nhưng tựu chung đều nhất quánvới nhau đó là: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làmcầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế hay nói cụthể hơn thì Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiềngửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay
và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cungcấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tácnhân trong nền kinh tế
Có thể thấy, rõ ràng ngân hàng thương mại là một trong những tổ chứctài chính có vai trò quan trọng của nền kinh tế Trước hết, với vai trò trunggian tài chính, ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển các khoản tiếtkiệm (chủ yếu từ hộ gia đình) thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinhdoanh và các tác nhân khác thực hiện các hoạt động đầu tư Đồng thời, ngânhàng thương mại là người cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dùngvới quy mô lớn nhất, là một trong những thành viên quan trọng nhất của thịtrường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát
Trang 8hành để tài trợ cho các chương trình công cộng Ngân hàng thương mại cũng
là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động , vốn trung hạn và dài hạnquan trọng cho các doanh nghiệp
Với vai trò thanh toán, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng thựchiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ như bằng cách phát hành và
bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử
Với vai trò người bảo lãnh , ngân hàng thương mại cam kết trả nợ chokhách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán
Với vai trò đại lý, các ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng quản
lý và bảo lãnh phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán
Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các ngân hàng thương mạicòn là một kênh quan trọng để thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ, gópphần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội
1.1.2) Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnhvực tạo lập và cung cấp các dịch vụ tài chính , tiền tệ cho công chúng cũngnhư thực hiện nhiều vai trò khác trong nền kinh tế Thành công trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực, khả năngcung cấp các dịch vụ cho công chúng theo giá cạnh tranh trên thị trường Dựatrên chức năng của ngân hàng thương mại , chúng ta có thể phân chia các hoạtđộng kinh doanh cơ bản của các ngân hàng thương mại như được mô tả tómtắt trong sơ đồ sau:
Trang 91.1.2.1) Chức năng luân chuyển tài sản:
Phân theo chức năng này ngân hàng thương mại đồng thời thực hiện haihoạt động sau:
Hoạt động huy động vốn: là hoạt động mang tính chất tiền đề nhằm
tạo lập nguồn vốn hoạt động của ngân hàng Bởi vậy, để đảm bảo nguồn vốntừ:
Vốn chủ sở hữu: đây là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá
trình hoạt động Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn, thông thườngkhoảng 10% tổng số vốn, nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt độngcủa ngân hàng, cụ thể nó là điều kiện cho phép các ngân hàng có thể mở rộngmạng lưới kinh doanh, quy mô huy động, mua sắn tài sản cố định, góp vốnliên doanh, cấp vốn cho các công ty con và các hoạt động kinh doanh khác,
-Tiền gửi tiết kiệm
-Tiền gửi giao dịch
- Kinh doanh chứng khoán…
-Hoạt động tín dụng -Hoạt động đầu tư
Sơ đồ khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại
Trang 10đồng thời nó cũng là thước đo năng lực tài chính của mỗi ngân hàng và khảnăng phòng vệ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Nguồn vốn chủ sở hữu gồm có vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng hình thànhtrong quá trình kinh doanh và các tài sản khác theo quy định của Nhà nước.
Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi giao dịch: trong đó tiền gửi tiết kiệm của
dân cư chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn huy động của ngân hàng thươngmại Ngoài ra còn có các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổchức xã hội , các khoản tiền gửi này có thể là các khoản phải trả đã xác địnhthời hạn chi hoặc các khoản tích lũy của doanh nghiệp Bên cạnh các khoảntiền gửi có kỳ hạn , ngân hàng thương mại còn huy động các khoản tiền gửikhông kỳ hạn, đây là những khoản tiền mà người gửi có thể rút bất kỳ lúc nào.Các khoản tiền gửi không kỳ hạn này có thể bao gồm tiền gửi thanh toán vàtiền gửi để bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng Điểm nổi bật của loại tiềngửi này đó là có chi phí huy động thấp nhưng biến động mạnh , tính chất vậnđộng phức tạp và có nhiều rủi ro
Phát hành chứng khoán: thông qua thị trường tài chính, hiện nay các
ngân hàng thương mại có thể huy động vốn bằng cách phát hành các chứngchỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác với nhiều loại kỳhạn, lãi suất khác nhau, có ghi danh hoặc không ghi danh nhằm đa dạng hóacác hình thức huy động vốn và đáp ứng nhu cầu nắm giữ các tài sản khác nhaucủa khách hàng, đồng thời thông qua các hoạt động này ngân hàng có thểnâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường
Vay từ ngân hàng thương mại khác: trong quá trình hoạt động kinh
doanh của mình nếu các ngân hàng thương mại nhận thấy nhu cầu vay vốncủa khách hàng gia tăng mạnh hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do có nhiều dòngtiền rút ra, thì các ngân hàng thương mại có thể vay nợ tại các ngân hàng khácnhư Ngân hàng Nhà nước thông qua hình thức chiết khấu, tái chiết khấu cácgiấy tờ có giá, các hợp đồng tín dụng đã cấp cho khách hàng; hoặc vay của
Trang 11các tổ chức tài chính khác trên thị trường tiền tệ nhằm bổ sung cho thiếu hụttạm thời về vốn
Hoạt động sử dụng vốn: chức năng thứ hai trong hoạt động luân
chuyển tài sản của các ngân hàng thương mại là thực hiện các hoạt động tíndụng và đầu tư Đây là các hoạt động đem lại nguồn thu cho ngân hàng và bùđắp các chi phí trong hoạt động
Hoạt động tín dụng: hiện nay vẫn là một trong những hoạt động cơ
bản, truyền thống và đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động tạo rathu nhập của ngân hàng thương mại (hoạt động này thường chiếm 60%-80%tài sản của ngân hàng) Mặc dù, hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại lợinhuận chủ yếu cho các NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngânhàng, tuy nhiên nó cũng chứa đựng nhiều rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãisuất, rủi ro chính trị và rủi ro đạo đức) khi những rủi ro này xảy ra sẽ gây ảnhhưởng lớn đến ngân hàng vì phần lớn vốn của ngân hàng là được huy động từnền kinh tế
Hoạt động đầu tư: để đa dạng hóa việc sử dụng nguồn vốn, giảm rủi ro
trong hoạt động, tăng thu nhập và hỗ trợ thanh khoản khi cần thiết, ngoài hoạtđộng tín dụng các ngân hàng thương mại còn thực hiện các hoạt đầu tư như:hoạt động đầu tư gián tiếp (các hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoánthông qua việc mua bán các chứng khoán do chính phủ, công ty phát hành),hoặc các hoạt động đầu tư trực tiếp (góp vốn vào các doanh nghiệp, các công
ty tài chính )
1.1.2.2) Chức năng cung cấp dịch vụ :
Cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động cung cấp dịch vụ ngàycàng đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các hoạt động của ngânhàng, đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập khôngnhỏ Các hoạt động dịch vụ này bao gồm các hoạt động như dịch vụ thanhtoán và ngân quỹ, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, uỷ thác, đại lý, kinh doanhchứng khoán Ngoài ra, trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin,
Trang 12hiện nay các ngân hàng còn phát triển và cung cấp các dịch vụ mới như cácdịch vụ thẻ, Internet Banking, Phonebanking cũng như phát triển mạnh cácdịch vụ ngân hàng quốc tế.
1.2) Vốn và các hình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:
1.2.1) Khái quát về vốn và sử dụng vốn của ngân hàng thương mại:
Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu để đảm bảo khả năng tồn tại vàphát triển của một ngân hàng thương mại Giá trị đầy đủ của vốn được phảnánh trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng bao gồm các nguồn: Vốn chủ sởhữu( vốn cổ đông);Vốn huy động từ tiền gửi các loại, tiết kiệm, chứng chỉ tiềngửi, vốn vay và các loại Tài sản nợ khác
Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại được thực hiệnthông qua các hoạt động tín dụng và đầu tư của các ngân hàng thương mại đốivới nền kinh tế.Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự pháttriển kinh tế theo một hệ số tăng trưởng vững chắc.Nếu tín dụng ngân hàngkhông tạo được tiền đề mở ra điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất vànhững hoạt động của nó thì trong nhiều trường hợp sản xuất không thực hiệnđược và nguồn tích lũy từ lợi nhuận và các nguồn khác sẽ bị hạn chế.Hơn thếnữa các đơn vị sản xuất có thể phải gánh chịu tình trạng ứ đọng vốn luânchuyển không được sử dụng trong quá trình sản xuất Một thực tế như thế cóthể không mang lại hiệu quả , trong khi xuất hiện tình trạng vốn không được
sử dụng vào những giai đoạn cụ thể của quá trình sản xuất, nhưng trong cácthời kỳ cao điểm mang tính thời vụ của các doanh nghiệp lại không đủ vốn đểthúc đẩy nhu cầu sản xuất kinh doanh
Do đó để khỏi thiệt hại, ngân hàng luôn luôn phải cho vay hoặc đầu tưvào những dịch vụ sinh lãi.Từ lãi thu được ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãisuất cho vốn đã huy động, thanh toán các chi phí trong hoạt động, phần còn lại
sẽ là lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên đối với các hình thức sử dụng vốn
Trang 13đều có những ưu thế và nhược điểm riêng và từ đó nó có những rủi ro khácnhau, việc đa dạng hóa các hình thức sử dụng vốn và cơ cấu lại các loại hình
sử dụng vốn trong một ngân hàng thương mại sẽ giúp cho các ngân hàngthương mại có thể mở rộng được qui mô kinh doanh của ngân hàng , giảmthiểu rủi ro và tăng lợi nhuận
Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
là sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa từ nhữngvốn huy động được và giảm thiểu rủi ro Bởi vậy việc cho vay hay đầu tư đểsinh lời từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của ngân hàng thươngmại Cho vay hay đầu tư chỉ khác nhau về hình thức vì vậy nhiều khi người tagọi chung cả hai hoạt động trên là “đầu tư”.Khi ngân hàng đầu tư tiền vốn vàothương vụ hoặc cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng vay , nó trở thành chủ
nợ, các đối tượng kia là người vay nợ.Vì thế các khoản đầu tư trên biến thànhtài sản có của ngân hàng, ngân hàng đầu tư nhiều càng sinh lãi nhiều từ vốn đãcó.Nếu không đầu tư được, ngân hàng sẽ bị lỗ vì phải trả lãi cho nguồn vốnhuy động
1.2.2) Các hình thức sử dụng vốn:
1 2.2.1) Cho vay
Cho vay là nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng trong đó người đi vay sẽphải cam kết với người người cho vay một khoản tiền mà người đi vay phảichấp nhận hoàn trả sau thời gian sử dụng nhất định.Giá trị hoàn trả lớn hơngiá trị khoản vay, phần chênh lệch đó là lãi suất cho vay và nó tỷ lệ với sốlượng tiền và thời hạn vay
Dựa trên nguyên tắc cơ bản của cơ chế tín dụng trong nền kinh tế thịtrường là “Cho vay có hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đãcam kết”.Thực hiện nguyên tắc này để đảm bảo cho các ngân hàng thươngmại có thu nhập để bù đắp đầy đủ chi phí và có lãi đảm bảo cho sự tồn tại, tíchlũy và phát triển của các ngân hàng thương mại Do nguồn vốn cho vay của
Trang 14ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp vàdân cư mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng ,ngân hàng cũng có nghĩa
vụ đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu.Nếu các khoản tíndụng không được hoàn trả đúng hạn nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năngthanh khoản của ngân hàng
Từ nguyên tắc cơ bản nói trên hình thành nên hai nguyên tắc bổ trợ sau(Là điều kiện cần và đủ để thực hiện nguyên tắc cơ bản nói trên):
Nguyên tắc “Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích , có hiệu quả”
Đây là điều kiện cần để thực hiện nguyên tắc cơ bản của tín dụng trong
cơ chế thị trường.Sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả tạo cơ sở cho kháchhàng thu hồi vốn để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng thương mại Đảm bảođiều kiện này giúp cho việc loại trừ vào các lĩnh vực pháp luật nhà nướcnghiêm cấm hạn chế rủi ro về đạo đức, tránh được rủi ro về cơ chế ,chính sáchtrong hoạt động tín dụng Điều này tạo ra việc sử dụng vốn vay luôn hướngđến mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn cụ thể Ngoài rađối với các ngân hàng thương mại đây còn là phương châm hoạt động tíndụng bởi hiệu quả làm đẩy nhanh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa ,tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm , dịch vụ , thúc đẩy các đơn vị hoàn thànhnhiệm vụ sản xuất kinh doanh đồng thời tạo ra nhiều tích lũy để thực hiện táisản xuất mở rộng
Nguyên tắc “Vay vốn phải có đảm bảo”
Nếu nguyên tắc vay vốn phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệuquả là điều kiện cần thì vay vốn phải có đảm bảo là điều kiện đủ để thực hiệnnguyên tắc cơ bản của cơ chế tín dụng trong nền kinh tế thị trường Việc bảođảm vốn vay được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Thế chấp, cầm cốbằng tài sản của người vay,đảm bảo bằng tài sản hình thành vốn vay; bảo lãnhbên thứ ba; cầm cố thương phiếu giấy tờ có giá Điều này đảm bảo cho ngânhàng thương mại khi có rủi ro xảy ra đối với người vay vì một lý do nào đó
Trang 15trường hợp này sẽ được thực hiện thông qua xử lý tài sản làm đảm bảo.Vì tínhchất vận động của vốn tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tư hànghóa, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Điều kiện cho vay:
Tùy thuộc vào luật pháp, cơ chế tín dụng của từng nước và chính sáchtín dụng của từng ngân hàng thương mại.Nhưng nói chung thủ tục về cơ bảnđối với các đơn vị , cá nhân muốn vay vốn tại ngân hàng thương mại phải thỏamãn các điều kiện cơ bản sau:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và tránh nhiệmdân sự theo quy định của pháp luật
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết:
+ Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất , kinh doanh ,dịch vụ , đời sống theo quy định
+ Kinh doanh có hiệu quả , có lãi
+ Không có nợ khó đòi
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất , kinh doanh , dịch vụ khả thi và
có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của ChínhPhủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của ngân hàng cần vay.Tài sản đảm bảo có thể là động sản hoặc bất động sản:
+ Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà , tài sản gắn liền với đất
+ Sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, các loại giấy tờ có giá khác
+ Vàng, bạc, đá quí
+ Các tài sản khác theo qui định của pháp luật
Đối tượng cho vay:
Ngân hàng thương mại sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các
tổ chức, đơn vị, cá nhân, Hộ gia đình phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh,
Trang 16các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời sống trừ các đối tượng mà phápluật cấm.Cụ thể:
- Đối tượng cho vay tiêu dùng bao gồm các chi phí mua sắm tài sản ,phương tiện sinh hoạt của cá nhân
- Đối với các trường hợp cho vay chiết khấu thì đối tượng cho vay làcác thương phiếu và các giấy tờ có giá
- Đối tượng cho vay trung hạn, dài hạn là các công trình, hạng mụccông trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp,nhanh chóng phát huy tác dụng thu hồi vốn nhanh
- Đối với các đơn vị thuộc ngành thương mại dịch vụ thì đối tượng chovay là hàng hóa luân chuyển và các chi phí lưu thông
- Đối với các đơn vị thuộc ngành sản xuất thì đối tượng cho vay là vật
tư, hàng hóa ở khâu dự trữ chi phí sản xuất chưa hoàn thành ở khâu sản xuất,hàng hóa và thành phẩm ở khâu lưu thông
1.2.2.2) Đầu tư chứng khoán
Ngân hàng thương mại sử dụng hình thức này để giải quyết tình trạngtạm thời thừa vốn chưa sử dụng đầu tư cho vay nền kinh tế mà đầu tư ngắnhạn vào chứng khoán bao gồm các loại như :Công trái, trái phiếu công ty ,tráiphiếu đô thị, tín phiếu, cổ phiếu với mục đích: đa dạng hóa các dịch vụ kinhdoanh nhằm phân tán rủi ro,tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanhkhoản
Các dự trữ sơ cấp , dự trữ thứ cấp: dự trữ thứ cấp không phải dự trữdưới hình thức tiền tệ mà dự trữ dưới hình thức các loại chứng khoán.Tuynhiên không phải loại chứng khoán nào cũng được coi là dự trữ thứ cấp,những chứng khoán có 3 đặc điểm sau đây được các ngân hàng sử dụng làm
dự trữ thứ cấp: ít rủi ro về tín dụng và lãi suất, thời gian đáo hạn ngắn, mangtính thanh khoản cao
Trang 17Các loại chứng khoán sau đây đáp ứng được 3 đặc điểm trên và đượcngân hàng dùng làm dự trữ thứ cấp:
- Thương phiếu thuộc thị trường mở: đó là các công ty được đánh giácao về sử dụng tín dụng thì được phép phát hành để vay vốn trên thịtrường.Loại chứng khoán này cũng được tái chiết khấu tại ngân hàng trungương
- Hối phiếu chấp nhận thanh toán của các ngân hàng là hối phiếu do cáccông ty phát hành và được ngân hàng ký chấp nhận thanh toán khi đếnhạn.Thông thường loại chứng khoán này có thời hạn tối đa là 180 ngày.Loạichứng khoán này được mua bán phổ biết trên thị trường tiền tệ và được táichiết khấu tại ngân hàng trung ương
- Tín phiếu kho bạc: là loại giấy nợ ngắn hạn do kho bạc nhà nước pháthành và giao cho ngân hàng trung ương tổ chức bán đấu giá
Ngoài ra các ngân hàng thương mại còn đầu tư dài hạn vào các chứngkhoán có chất lượng cao và thời hạn tương đối dài như chứng khoán các công
ty lớn, công trái chính phủ Vì đây là nghiệp vụ sinh lời quan trọng trong cáchình thức sử dụng vốn của ngân hàng thương mại
Tuy nhiên trong hoạt động mua bán chứng khoán , ngân hàng thươngmại luôn cân nhắc đến lợi ích đem lại.Vì có nhiệm vụ quan trọng là phân tánrủi ro trong hoạt động kinh doanh nhưng lợi nhuận đem lại từ chứng khoán lànhỏ
Trang 181.2.2.4) Cho thuê tài chính
Đây là hình thức cho thuê tài sản dài hạn mà trong đó người thuê đượcquyền sử dụng tài sản trong một thời gian nhất định mà người sở hữu tài sảnđồng ý.Tài sản thuê mua bao gồm động sản như: xe ô tô, xe máy, máy bay,tàu biển, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng….hay bất động sản như: nhàmáy xí nghiệp,trụ sở làm việc, nhà ở… Người thuê có trách nhiệm thanh toántiền thuê trong suốt thời hạn và được quyền sở hữu tài sản thuê trong khoảngthời gian đó hoặc được quyền mua tài sản thuê hay thuê tiếp theo các điềukiện hai bên thỏa thuận
Có thể coi là một hình thức tín dụng đặc biệt trong trung dài hạn bởi vìngười đi thuê hay người đi vay phải hoàn trả cho người thuê hay người chovay toàn bộ gốc và lãi trong thời hạn hợp đồng
Thuê mua có những lợi ích riêng so với các hình thức tài trợ khác như:+ Đối với người cho thuê: được mở rộng loại hình tài trợ,khách hàng vànâng cao sức cạnh tranh.Đây là phương thức tài trợ ít rủi ro vì người cho thuêđược quyền kiểm soát , quản lý tài sản theo các điều kiện thỏa thuận và việchoàn trả tiền thuê đảm bảo bằng chính hoạt động tài sản đó
+ Đối với người đi thuê: đi vay phải có vốn hoặc tài sản đảm bảo chokhoản tiền vay( mỗi ngân hàng qui định một tỷ lệ tối thiểu khác nhau)
1.2.2.5) Đầu tư tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác
Gồm các khoản tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, ngân hàng và tổ chứctín dụng khác Ngân hàng thương mại phải thực hiện dự trữ bắt buộc,hìnhthức này ở mỗi nước có thể khác nhau.Nhiều ngân hàng Trung ương yêu cầungân hàng thương mại phải duy trì dự trữ bắt buộc dưới hình thức tiền gửi tạingân hàng Trung ương.Ngoài ra ngân hàng thương mại sử dụng loại tiền nàyvào nhiều việc thanh toán rất tiện lợi như các khoản thanh toán với các ngânhàng thương mại khác qua ngân hàng Nhà nước, hoặc qua các ngân hàng đạilý(thanh toán qua các nước khác nhau)
Trang 191.2.2.6 Đầu tư tài sản cố định
Đó là việc đầu tư vào nhà cửa , trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinhdoanh và cho thuê của ngân hàng.Điều này được chú trọng vì nó ảnh hưởngđến vị thế , bộ mặt cũng như phản ánh năng suất lao động của ngân hàng
1.2.2.7) Dự trữ bắt buộc:
Là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt vàtiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tínhthanh khoản Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dựtrữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này.Nếu thiếuhụt tiền mặt các ngân hàng thương mại phải vay thêm tiền mặt , thường là từngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc.Đây là một trongnhững công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệbằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ
Thông thường , tỷ lệ dữ trữ bắt buộc được các ngân hàng trung ươngtrên thế giới quy định là tỷ lệ giữa dự trữ tiền mặt so với tiền gửi vãng lai làmột bộ phận cấu thành của M1( Tiền mặt lưu thông ngoài ngân hàng + Cáckhoản tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng) mà không quy định tỷ lệ giữa dựtrữ tiền mặt với tiền gửi có kỳ hạn(tiền gửi tiết kiệm…, một bộ phận cấu thànhcủa M2( M1 + Các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng) ).Dự trữ bắt buộc
có thể được gửi ở ngân hàng trung ương để được hưởng lãi suất.Ở Việt Nam ,
tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kỳhạn cộng với tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm và tiền gửi có thời hạn từ 1 nămđến 2 năm, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến 2năm thấp hơn Ngoài ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được quy định khác nhau đốivới những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạtđộng…Ngân hàng trung ương của một số quốc gia như các nước thuộc Anh ,Thụy Sỹ ,… đã không còn áp dụng quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc nữa
Trang 201.2.2.8) Cơ chế quản lý vốn tập trung:
Hiện nay, các ngân hàng thương mại vẫn thực hiện công tác quản trịnguồn vốn và sử dụng vốn theo từng chi nhánh, không có nguyên tắc thốngnhất cho các chi nhánh trong cùng một ngân hàng Tình trạng này gây nênhiện tượng có những chi nhánh rất tốt về khả năng thanh khoản thậmchí thừa vốn, không có đầu ra, có những chi nhánh đang lâm vào tìnhtrạng thâm hụt thanh khoản nghiêm trọng, phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổchức khác với lãi suất cao Cơ chế quản lý vốn tập trung khắc phục được tìnhtrạng này trên sở sở quản lý tập trung rủi ro và nguồn vốn
Khái niệm và mục đích thực hiện cơ chế Quản lý vốn tập trung:
- Khái niệm:
Cơ chế quản lý vốn tập trung còn được gọi là cơ chế FTP (FundTransfer Pricing) Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý vốn từTrung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng Các chi nhánh trởthành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua bán vốn với Hội sở chính (thôngqua trung tâm vốn) Hội sở chính sẽ mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh vàbán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Có Từ đó, thu nhập và chi phí củatừng chi nhánh được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sởchính Tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về Hội sở chính
- Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
+ Quản lý tập trung nguồn vốn của toàn hệ thống đáp ứng chocác mục tiêu sử dụng vốn phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh,đảm bảo các giới hạn an toàn theo quy định, kiểm soát rủi ro thanhkhoản, rủi ro lãi suất trong hoạt động ngân hàng;
+ Quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả, đạt được các chỉ tiêu
kế hoạch tài chính của ngân hàng
+ Phát huy được lợi thế kinh doanh của các chi nhánh trên các địa bànkhác nhau
Trang 21+ Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, côngbằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chungcủa toàn hệ thống.
- Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
+ Quản lý vốn tập trung và thống nhất:
Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, cả hệ thống làmột bảng tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, không tồn tại nghiệp vụcân đối vốn tại các đơn vị kinh doanh qua cơ chế “mua - bán” vốn
+ Thực hiện cơ chế mua-bán vốn với chi nhánh:
Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ cơ chế “vay - gửi” vốn sang
cơ chế “mua - bán” vốn, Hội sở chính thực hiện mua toàn bộ tài sản Nợ vàbán tài sản Có cho các chi nhánh Cùng với hoạt động “mua – bán” vốn, toàn
bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất) được chuyển về Hội sởchính
Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động “mua” vốn (tương ứng với Tài sảnCó) và nhận được lãi khi “bán” vốn cho Hội sở chính (tương ứng với Tài sảnNợ) Lãi, hay giá của hoạt động “mua – bán” vốn (gọi là giá chuyển vốn) doHội sở chính xác định và định kỳ thông báo tới các đơn vị kinh doanh
Giá chuyển vốn là công cụ đắc lực cho hoạt động điều hành vốn tại Hội
sở chính cũng như là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗiđơn vị kinh doanh Khi đó, hiệu quả hoạt động của chi nhánh sẽ được đánhgiá thống nhất, bằng chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giáchuyển vốn
TRUNG TÂM VỐN
TRUNG TÂM VỐN
Cho vay
Đầu tư
Nguồn vốn khác Tiền gửi
Trang 22Minh họa cơ chế mua - bán vốn
+ Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất:
Tập trung công tác quản trị, điều hành vốn tại Hội sở chính trong đó có
tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống Chi nhánhthực sự trở thành các đơn vị kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt độngcung cấp dịch vụ cho khách hàng
- Ưu điểm Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
+ Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản, rủi ro ngoại hối và rủi ro lãisuất
+ Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ được một số công tácbáo cáo, báo cáo thủ công
+ Phương pháp quản lý nguồn vốn thống nhất nhưng không canthiệp vào hoạt động kinh doanh cụ thể của từng chi nhánh
+ Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản
- Nhược điểm Cơ chế Quản lý vốn tập trung:
+ Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh:
+ Chi phí ứng dụng cao:
1.3) Hiệu quả sử dụng vốn tại các ngân hàng thương mại
1.3.1) Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại
Hiệu quả là mối quan hệ giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra.Nhưvậy, hiệu quả có nội dung rất rộng và được xem xét dưới nhiều góc độ khácnhau: góc độ kinh tế, góc độ xã hội hoặc vừa kinh tế vừa xã hội
Xét về mặt kinh tế thì hiệu quả kinh tế là hiệu quả được xem xét trênkhía cạnh phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra để
Trang 23đạt được lợi ích đó Biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào chủthể và mục tiêu mà chủ thể đặt ra.Cũng như bao hoạt động khác thì hoạt động
sử dụng vốn của các ngân hàng thương mại cũng cần vươn tới tính hiệu quả
Do giới hạn là chuyên đề thực tập nên chỉ tập trung nghiên cứu vào hoạt độngđầu tư vốn tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn ở đây được xét dưới góc độhiệu quả hoạt động đầu tư vốn tín dụng đối với ngân hàng thương mại
Trước tiên, hiệu quả sử dụng vốn đối với ngân hàng thương mại phảithực hiện mục tiêu của nguồn vốn huy động.Chẳng hạn , mục tiêu của nguồnvốn huy động là để xóa đói giảm nghèo, có hoàn trả ,không hoàn trả , có lãisuất, không lãi suất, thời hạn dài hay ngắn…tùy theo tính chất của từng nguồnvốn
Tiếp đó , hiệu quả đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại cao hay thấpcòn thể hiện ở chỗ đầu tư vốn làm gì để góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh
tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển
Kế đó, hiệu quả hoạt động đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại còn thểhiện trực tiếp mang lại hiệu quả cho công tác ngân hàng như lợi nhuận , sốlượng khách hàng tăng, phát triển thị phần …Như vậy , rõ ràng hiệu quả sửdụng vốn đối với ngân hàng thương mại mà không gắn liền với sự tăng trưởngcủa nền kinh tế thì hiệu quả đó sẽ là hiệu quả cục bộ.Do đó trong bất kỳtrường hợp nào, đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại cũng phải góp phần thúcđẩy nền kinh tế phát triển , phù hợp với định hướng, mục tiêu của nhà nước
Qua những vấn đề được nêu, chúng ta có thể rút ra quan điểm đánh giá
về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại như sau:
Trước tiên ,thực hiện tốt mối quan hệ mục tiêu của đầu tư vốn tại ngânhàng thương mại và tiêu chuẩn hiệu quả Theo nguyên tắc này , mục tiêu làtiêu chuẩn để xác định hiệu quả kinh tế, khi mục tiêu thay đổi thì hiệu quảkinh tế-xã hội thay đổi Mỗi chủ thể có những mục tiêu khác nhau khi thamgia hoạt động đầu tư vốn.Mục tiêu của chủ thể cũng thay đổi tùy theo từngthời kỳ.Khi ngân hàng không nhấn mạnh về yêu cầu lợi nhuận mà nhấn mạnh
Trang 24mục tiêu trước mắt là phải thu hút khách hàng và mở rộng đầu tư vốn thì tiềuchuẩn để đánh giá hiệu quả là số lượng dự án đầu tư và số lượng khách hàngđược đầu tư.Nếu một ngân hàng thương mại coi nâng cao lợi nhuận là tiêuchuẩn hàng đầu thì tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế là lợi nhuận
và tỉ suất lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư vốn đó
Tiếp đó, hiệu quả sử dụng vốn đối với ngân hàng thương mại là bộ phậnkhông thể tách rời của hiệu quả tái sản xuất toàn bộ xã hội Quá trình thựchiện đầu tư vốn tại ngân hàng thương mại thể hiện thời điểm tạm thời của quátrình sản xuất , đảm bảo hiệu quả hơn của mỗi chu kỳ tái sản xuất tiếp theo.Vìthế , trong việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cầnphải coi hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại có hiệu quả cao nhất
là góp phần sử dụng kinh tế nhất các nguồn vốn xã hội, thiên nhiên con người
và kỹ thuật, đảm bảo trình độ cao nhất của sự thỏa mãn nhu cầu của hiện tại
và tương lai không ngừng tăng lên của xã hội từ việc đầu tư vốn này.Bởi vìmức độ hiệu quả của nền kinh tế quốc dân chịu ảnh hưởng không chỉ bởi hoạtđộng của việc sử dụng phương tiện đầu tư, mà còn do các nhân tố khác tácđộng như là việc sử dụng các nguyên liệu và năng lượng thích hợp nhất, sựphân công lao động quốc tế…
Kế đó, hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa với việc đạt được sự thốngnhất về lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng.Hoạt động kinh doanh của cácngân hàng luôn gắn liền với việc thực hiện các lợi ích của ngân hàng và lợi íchkhách hàng Tức là khi lợi ích của các chủ thể tham gia vào dự án này đượckết hợp một cách hài hòa Nếu lợi ích của một chủ thể nào đó bị vi phạm, hoạtđộng đó sẽ bị ảnh hưởng không thể trôi chảy được.Đó là mối quan hệ tạo tiền
đề và hỗ trợ nhau cùng phát triển Khi khách hàng có phát triển thì hiệu quả sửdụng vốn tại ngân hàng thương mại mới được thực hiện trên cả hai phươngdiện định lượng và định tính
Trang 251.3.2) Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại
Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cónhiều, nhưng trong khuôn khổ một chuyên đề thực tập chỉ tập trung chủ yếuvào hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tín dụng nên phải đánh giá một hệ thống chỉtiêu cả định tính lẫn định lượng.Đồng thời , cũng cần căn cứ vào từng trườnghợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tượngnày hay đối tượng khác
+ Vốn vay từ ngân hàng đầu tư có tác dụng tốt đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh và đạt được mục tiêu khi đi vay đề ra
+ Khả năng thu được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã qui địnhtrong hợp đồng đã vay vốn.Nghĩa là, hoạt động sử dụng vốn tại người vayphải đảm bảo để ngân hàng thương mại thực hiện các chức năng vốn có của
nó, đồng thời phải mang lại thu nhập cho ngân hàng thương mại đủ để trangtrải các khoản chi phí liên quan và hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro( khôngthu hồi được vốn đầu tư hoặc thu hồi chậm, không đủ…)
+ Đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của vùng , địaphương và cả nước.Kết quả này đạt được khi cả bên sử dụng vốn tại ngânhàng thương mại và ngân hàng thương mại đều hoạt động tốt Tức là , hoạtđộng của ngân hàng thương mại sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ sở vậtchất kỹ thuật , thúc đẩy sản xuất phát triển , tăng kim ngạch xuất khẩu , thúc
Trang 26đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa , tạo thêm việclàm cho người lao động, nâng cao mức sống người dân…
+ Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng, cung cấp vốn đầy
đủ , nhanh chóng , kịp thời.Qua đó , bên đi vay sẽ tiết kiện được các chi phígiao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là sẽ không bỏ lỡ những cơ hội sản xuấtkinh doanh tốt
Các chỉ tiêu cơ bản về định lượng:
Có nhiều loại chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn,nhưng thông thường người ta dùng một số chỉ tiêu chủ yếu: hệ thống chỉ tiêuđánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng và một số chỉ tiêu liên quan khác để đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại :
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời – phản ánh tính hiệu quả
của một đồng vốn kinh doanh – theo thông lệ quốc tế thường được phản ánhthông qua các chỉ tiêu sau: thu lãi biên ròng(NIM), thu ngoài lãi biênròng(NOM), thu nhập hoạt động biên(TNHĐB), hệ số thu nhập trên cổphiếu(EPS), thu nhập ròng trên tổng tài sản(ROA) và thu nhập ròng trên tổngvốn chủ sở hữu(ROE)
Trang 27Tỷ lệ thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), thu nhậphoạt động biên (TNHĐB) phản ánh năng lực của hội đồng quản trị và nhânviên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu
từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủyếu là chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lươngnhân viên và phúc lợi) Tỷ lệ thu nhập lãi biên ròng đo lường mức chênh lệchgiữa thu từ lãi và chi trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông quahoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn cóchi phí thấp Trái lại tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng đo lường mức chênhlệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ vớicác chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí sửachữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng) Còn thu nhập trên cổphiếu (EPS) đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi
cổ phiếu hiện hành đang lưu hành
Trang 28ROA là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý Nó chỉ rarằng khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sảncủa ngân hàng thành thu nhập ròng ROA được sử dụng rộng rãi trong phântích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng , nếumức ROA thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay chovay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàngquá mức Ngược lại, mức ROA cao thường phản ánh kết quả của hoạt độnghữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữacác hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế
ROE là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngânhàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tưvào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mứchợp lý) Chỉ tiêu này cũng được sử dụng khá phổ biến trong phân tíchhiệu quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, cácnhà quản trị ngân hàng còn xem xét mỗi quan hệ giữa chỉ tiêu ROA và ROE
vì trên thực tế hai chỉ tiêu này phản ảnh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro vàthu nhập Chính điều này cho thấy một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưngvẫn có thể đạt được ROE khá cao do họ sử dụng đòn bảy tài chính lớn
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập, chi phí :
Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thườngnâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạtđộng, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình
độ nhân viên Bởi vậy, các thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt độngcủa ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêu sau:
* Tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động: là một thước đo phảnánh mỗi quan hệ giữa đầu vào (tử số) và đầu ra (mẫu số) hay nói cách khác nóphản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng
Trang 29* Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/Số nhân viên làm việc đầy
đủ thời gian): phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng
* Tổng thu hoạt động/tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.Nếu hệ số này lớn phản ánh ngân hàng đã phân bổ tài sản (danh mục đầu tư)một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính :
Ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnhkhả năng sinh lời, thông thường trong hoạt động của mình các ngânhàng thương mại cũng thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họphải đối mặt Trong một nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, khiếncác nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều hơn vào công việc kiểm soát và
đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đó là: rủi ro tín dụng, rủi rothanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập
* Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và cho thuê): chỉ tiêu phảnánh chất lượng của tín dụng, chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lượngtín dụng càng cao
* Tỷ lệ cho vay (cho vay ròng/tổng tài sản): phản ánh phần tài sản cóđược phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém Như vậy tỷ lệnày cho thấy, việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi rothanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng củacác khoản cho vay giảm
* Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm vớilãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạycảm với lãi suất trong một thời kỳ nhất định, một ngân hàng có thể sẽ rơi vàotình trạng bất lợi và thua lỗ có thể xảy ra nếu lãi suất giảm Ngược lại, khi quy
mô vốn nhạy cảm với lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗchắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng
* Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tổng tài sản/tổng vốn chủ sở hữu): chỉ tiêunày phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn
Trang 30chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu Trên thực
tế cho thấy tỷ lệ này trung bình khoảng trên 15 lần, nhưng vì vốn chủ có chứcnăng bù đắp thua lỗ nên tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàngcàng cao
Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, trong phân tích hiệu quả hoạt động củacác ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng nhiều hệ số tài chínhkhác như: tổng dự nợ/vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồngvốn huy động) hay chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có (phản ánh khả năng
và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế )
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đem lại hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh của mình các ngân hàng thương mại cần chú ý và kiểm soát hợp lýcác chỉ tiêu như: quy mô ngân hàng (ROA và ROE); kiểm soát chi phí (chi phíhoạt động/ tổng thu hoạt động); cơ cấu tiền gửi; đòn bảy tài chính; mởrộng các dịch vụ thu phí; tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoảncho vay Tuy nhiên không nên coi tiêu chí tăng trưởng về tài sản, tiền gửi vàcác khoản cho vay như là một chỉ tiêu tốt cho lợi nhuận vì sự tăngtrưởng quá mức có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng kiểm soát, làm chi phíhoạt động nhanh hơn tổng nguồn thu
1.4) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại
1.4.1) Năng lực của bản thân ngân hàng
Vốn tự có của bản thân ngân hàng: Năng lực tài chính của một ngân
hàng thương mại thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng mở rộngnguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của mộtngân hàng Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh củangân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính
và trình độ trang bị công nghệ Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tốphản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu
Trang 31quả của một đồng vốn kinh doanh Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống
đỡ rủi ro của một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính Nếu
nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa làkhả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra Ngượclại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa làtình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chiphí này bị thu hẹp
Uy tín của ngân hàng: khách hàng bao giờ cũng tìm những ngân hàng
có uy tín cao để gửi hoặc vay tiền mong rằng ngân hàng có thể đáp ứng tốtnhất nhu cầu của mình, có như vậy đồng vốn đầu tư của họ mới hạn chế rủi
ro Ngân hàng có uy tín bao giờ cũng có nhiều khách hàng lớn hơn nhữngngân hàng khác
Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: chính là phản ánh năng lực
công nghệ thông tin của một ngân hàng Trước sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội nhưngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranhcủa mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống Năng lực công nghệcủa ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị
và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tích độc đáo vềcông nghệ của mỗi ngân hàng
Thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng : các tổ chức kinh tế cũng
như các cá nhân ngoài mục đích hưởng một chút lợi nhuận từ đồng vốn nhànrỗi của mình , mà có khi còn muốn hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ ngânhàng như dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ chuyển tiền , dịch vụ thẻ séc, thẻtín dụng, thẻ rút tiền…Khi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các
tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội trongviệc huy động và cho vay
Tác phong giao tiếp của ngân hàng: nhân tố con người là yếu tố quyết
định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các ngân
Trang 32hàng thương mại Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng càngphải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng Chính điều này đòi hỏichất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thờiđối với những thay đổi của thị trường, xã hội Việc sử dụng nhân lực có đạođức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập đượcnhững khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ratrong các hoạt động kinh doanh , đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngânhàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động Tuy nhiên, trong quá trình pháttriển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lựcvới công nghệ mới.
Chính sách khách hàng: mục đích của người gửi tiền và vay tiền ngân
hàng thường là nhờ ngân hàng quản lý, chi trả hộ trong thanh toán hoặc là đểtiết kiệm và hưởng lãi…Trong thế giới cạnh tranh không ngừng , khách hàng
có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư của mình, họ chỉ tìm đến gửi , vaytiền ở những nơi mà họ cảm thấy tiện nhất chứ không chỉ đơn thuần là “ăn quảtrả tiền” Trong điều kiện ít có sự khác biệt về sản phẩm của ngân hàng và giá
cả như hiện nay thì chính sách khách hàng trở thành một nhân tố số một đểgiữ thị phần của mình.Bởi vậy, ngân hàng phải hiểu được động cơ, thói quen,mong muốn của các khách hàng Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra một
hệ thống chính sách khách hàng như: Chính sách về giá cả , chính sách vềkhuyến mại, tiếp thị quảng cáo, chính sách về dịch vụ ,sản phẩm mới…
Chính sách lãi suất:là tổng hợp các loại chính sách và qui phạm được
đặt ra về lãi suất của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, dựa vàohoàn cảnh kinh tế khác nhau và yêu cầu mục tiêu chính sách kinh tế khácnhau, trong nền kinh tế thị trường tác động của lãi suất tương đối rộng từ góc
độ qui mô trong sự phân phối giữa chi tiêu và mức để dành, đầu tư của ngườilao động.Từ góc độ vĩ mô lãi suất có tác động tới cung cầu tiền tệ, tới giá cảhàng hóa , tới tỷ suất lợi nhuận Đối với ngân hàng nói riêng , lãi suất huy
Trang 33và vay tiền của ngân hàng Khi lãi suất ngân hàng lớn hơn lãi suất đầu tư trựctiếp vào nền kinh tế sẽ kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng và ngượclại.Bởi lẽ vấn đề người dân quan tâm nhất là lợi nhuận, ở đâu có lãi suất hấpdẫn thì vốn sẽ được đầu tư nhiều vào đó Để thu hút và duy trì quan hệ với cáckhách hàng , ngân hàng phải ấn định từng mức lãi suất cụ thể cho từng kháchhàng , từng loại số dư và kỳ hạn , thực hiện những ưu đãi về lãi suất chonhững khách hàng, từng loại số dư kỳ hạn, thực hiện những ưu đãi về lãi suấtcho những khách hàng lớn, khách hàng có uy tín…Hơn thế, hệ thống lãi suấtphải linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường và phù hợp với mong muốn vềqui mô, chất lượng cho vay và huy động vốn của ngân hàng
1.4.2) Môi trường kinh tế-chính trị-xã hội
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nốigiữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biếnđộng của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động của các ngân hàng Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xãhội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngânhàng thương mại, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nềnkinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trảvốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Khi nền kinh tế có tăng trưởngcao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạtđộng sản xuất, kinh doanh do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho các ngân hàngthương mại dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng
nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng đượcnâng cao
Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thìlại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại nhưnhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệuquả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Trang 34Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụthuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh
mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thốngngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồnvốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển tuy nhiên,bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quátrình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực(về vốn, công nghệ, năng lực quản lý ) Trong khi thực tế hiện nay cho thấycác ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tàichính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực
Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng, thì sựbiến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới
mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ
1.4.3) Chính sách của nhà nước
Ngân hàng nói chung và ngân hàng thương mại là một tổ chức kinhdoanh đặc biệt chịu tác động trực tiếp từ các chính sách pháp luật của nhànước, các qui định điều chỉnh của Chính Phủ và của Ngân hàng Trung ương.Bất kỳ một sự điều chỉnh nào của nhà nước và ngân hàng Trung ương về tàichính tiền tệ, tín dụng, lãi suất đều ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vốn củangân hàng Ta cũng có thể thấy ngay trong thời gian qua kinh tế thế giới cónhiều diễn biến phức tạp, cụ thể trong thời kỳ lạm phát vừa qua nhà nước banhành chính sách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm và cho vay nhằm mục đích thubớt tiền trong lưu thông , hạn chế đầu tư để ổn định nền kinh tế vĩ mô.Trongkhi đó bây giờ nước ta đang phải đối mặt với tình trạng giảm phát nên chínhsách của nhà nước lúc này đối với các ngân hàng là giảm lãi suất tiền gửi vàtiền vay với mục đích kích thích đầu tư để tạo nhiều công ăn việc làm trongnước
Trang 351.5) Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển kinh doanh ngân hàng cho ta thấy vaitrò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường đangngày càng phát triển.Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hànghóa, kinh doanh ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đờisống trong xã hội đồng thời cũng là để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngânhàng trong thời buổi cạnh tranh gay gắt Trong điều kiện đó, tăng cường hiệuquả sử dụng vốn là vấn đề ngày càng được quan tâm
1.5.1) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn là đòi hỏi của phát triển nền kinh tế - xã hội
Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện để ngân hàng làm tốt chứcnăng trung tâm thanh toán vì khi chất lượng vốn được đảm bảo sẽ tăng vòngquay vốn tín dụng , nó tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trunggian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư ,góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế
Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn làm cho hoạt động của kinh doanhngân hàng ngày càng được mở rộng về khối lượng, đồng thời chất lượng cũngngày càng được nâng cao
Ngân hàng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương củaĐảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội theo từng ngành , từng lĩnhvực Nâng cao chất lượng sử dụng vốn trên cơ sở tăng cường hiệu quả sửdụng vốn sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội , đảm bảo sự phát triểncân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước , ổn định và phát triển nềnkinh tế
Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừatrong lưu thông , nó góp phần kiềm chế lạm phát , ổn định tiền tệ , tăng trưởngkinh tế , tăng uy tín quốc gia.Đồng thời , thông qua các công trình đầu tư vốn
Trang 36phát huy tác dụng , tạo ra những sản phẩm , dịch vụ cho nền kinh tế , làm tăng
uy tín quốc gia
1.5.2) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại
Tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm , dịch vụ ngân hàng do giảmđược sự chậm trễ , giảm chi phí quản lý , các chi phí thiệt hại do không thuhồi được vốn vay Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng , tạothế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh
Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần củng cố mối quan hệ xãhội của ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợinhất cho hoạt động ngân hàng
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho sự tồn tạo lâu dài của ngân hàng ,cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợinhuận bổ sung vốn đầu tư
Là điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh ngân hàng làm tăng khảnăng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại do tạo thêm nguồn vốn
từ việc tăng được vòng quay vốn và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởicác hình thức của sản phẩm , tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tíncủa ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng
1.5.3) Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn do yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Đảm bảo những lợi ích hài hòa trong mối quan hệ giữa các ngân hàngthương mại , các tổ chức tín dụng , các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư ,gắn liền với lợi ích của nhà nước
Đảm bảo cho các ngân hàng thương mại đề phòng , hạn chế đượcnhững rủi ro trong kinh doanh có nguồn gốc từ nhiều phía đưa lại
Hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại vừa phải đảm bảotính khách quan , phù hợp với các chức năng vốn có của ngân hàng thươngmại trong nền kinh tế, vừa phải thể hiện được tính chủ quan , gắn hoạt động
Trang 37của ngân hàng thương mại theo định hướng của nhà nước trong từng thời kỳphát triển của nền kinh tế.
Đảm bảo cho ngân hàng thương mại thực thi các chính sách tiền tệ, tíndụng của ngân hàng Nhà nước Trung ương một cách có hiệu quả , hoạt độngkinh doanh có lãi…
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy việc tăng cường hiệu quả sửdụng vốn tại ngân hàng thương mại là sự cần thiết khách quan Cũng bởi vậy,tăng cường hiệu quả sử dụng vốn luôn luôn phải được chú trọng trong quátrình phát triển và trên một ý nghĩa là thường trực của quá trình tồn tại và pháttriển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1) Khái quát quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Thời kỳ từ 1957- 1980:
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tàichính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định
Trang 38177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ Quy mô ban đầu gồm 8chi nhánh, 200 cán bộ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản
lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh
tế, xã hội
Thời kỳ 1981- 1989:
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thànhNgân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, chovay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tếthuộc kế hoạch nhà nước
Thời kỳ 1990 - nay:
Thời kỳ 1990- 1994:Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theoQuyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tụcnhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước;Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinhdoanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắpphục vụ đầu tư phát triển
Từ 1/1/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV:
Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại,phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước
Thời kỳ 1996 - nay:Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới,
lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất
Trang 39Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDVnhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất,hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anhhùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…
Những thành tựu tiêu biểu qua các năm phát triển:
Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)
Giai đoạn 1957-1960
Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồngthời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn, Có tác dụng góp phầnvào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trư ờng, giữvững giá cả
Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất củanhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phátcủa Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Gópphần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhàmáy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch ; Góp phầndựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phátthanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại họcThuỷ Lợi
Giai đoạn 1960-1965
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốncấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơbản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nềnkinh tế miền Bắc Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệpViệt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, BảnThạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả
Trang 40Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, ĐôngAnh – Thái Nguyên,…
Giai đoạn 1965-1975
Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thựchiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho cáccông trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quantrọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giaothông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương
Giai đoạn 1975- 1981
Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắnvết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ởmiền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát củachiến tranh Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nướcvừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, ĐôngNam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (QuảngNam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su
ở Tây Nguyên, các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,
Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)
Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng ViệtNam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếptục khẳng định để đứng vững và phát triển Những đóng góp của Ngân hàngĐầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả vềtổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định
đã hình thành trong nền kinh tế
Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những côngtrình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫntrong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầuThăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng