1. 2.2.1) Cho vay
2.4.3) Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
- Môi trường kinh tế nhiều rủi ro:
Do BIDV là ngân hàng với số vốn lớn và quy mô rộng khắp lãnh thổ đất nước nên ảnh hưởng do môi trường kinh tế thường lớn. Như có thể thấy trong thời gian qua tình hình kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam sau hơn 2 năm gia nhập WTO rất rõ rệt biểu hiện ở tốc độ lạm phát phi mã do hệ quả tồi tệ của nền kinh tế Mỹ mang lại cho thế giới.Cũng trong thời gian ngắn sau đó là tỷ lệ giảm phát xuất hiện.Các điều này ảnh hưởng và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng về hoạt động tín dụng.
nước đang trong quá trình điều chỉnh , đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định.Do vậy ,chỉ một sự thay đổi của chính sách vĩ mô là có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chế độ , thể chế cho vay và đầu tư của ngân hàng còn nhiều vướng mắc và chưa phù hợp:
Ở nước ta hầu hết các thông tin rủi ro cung cấp ít được ngân hàng sử dụng , vì tin tức thiếu sự cập nhật , giữa các tổ chức tín dụng chưa tuân thủ đúng quy định về cung cấp thông tin , xác nhận dư nợ, thiếu tinh thần hợp tác với nhau đã làm cho các thông tin về khách hàng không chính xác , nếu bị lợi dụng thì rất nguy hiểm, gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong hoạt động tín dụng.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng còn nhiều bất cập:
Ở nước ta hiện nay , vấn đề khó khăn nhất mà các ngân hàng thương mại nói chung gặp phải khi cần thiết phải xử lý tài sản thế chấp của tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc khu vực ngoài quốc doanh là vấn đề liên quan đến quyền sở hữu bất động sản.
-Năng lực tài chính của khách hàng thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý còn non kém:
Năng lực vay vốn của khách hàng còn hạn chế: đặc điểm của doanh nghiệp nước ta là quy mô vốn tự có nhỏ bé, toàn bộ vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hầu hết là vay ngân hàng.Do vốn tự có thấp nên doanh nghiệp không thể vay được nhiều vốn của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu bản thân.Nếu ngân hàng không cho vay thì ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội, nếu cố tình cho vay thì không đảm bảo an toàn do năng lực thanh toán của khách hàng bị hạn chế.
Trình độ quản lý kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không hợp lý , làm thất thoát vốn vào
- Chất lượng thẩm định dự án đầu tư còn nhiều hạn chế:
Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để BIDV có thể xác định các yếu tố có liên quan đến khoản tín dụng sẽ cấp ra như: tổng nhu cầu vốn, lãi suất và thời gian đầu tư…Hiện nay , đa số khách hàng khi lập dự án xin vay gửi đến chi nhánh đều đưa ra những con số thể hiện hiệu quả kinh tế nhằm mục đích vay được vốn của ngân hàng .Tuy nhiên tính thiếu xác thực của các con số không được đảm bảo.Điều này dẫn đến hậu quả là vốn tín dụng có thể bị người vay cố tình sử dụng sai lệnh với dự án đầu tư làm vốn thất thoát hoặc không phát huy được hiệu quả kinh tế như yêu cầu.
-Trình độ cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế:
Chỉ có những cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thì mới có thể dự đoán phát hiện ra những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện tín dụng. Đặc biệt là loại tín dụng theo dự án.Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế đặc biệt là kiến thức về kinh tế thị trường; Sự hiểu biết về chuyên ngành sản xuất kinh doanh được Ngân hàng tài trợ vốn; Trình độ thẩm định dự án, phương án cho vay; Phân tích tài chính, sản xuất kinh doanh và thị trường…
- Trình độ quản lý và kiểm soát sử dụng vốn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế:
Mặc dù ở thời gian gần đây Ngân hàng BIDV đã đẩy mạnh việc thẩm định dự án doanh nghiệp thực hiện cho vay một cách có chọn lọc cao như việc kiểm tra các tài sản làm đảm bảo giúp cho Ngân hàng BIDV thấy được giá trị hiện tại của tài sản đó có thể đưa ra những cách thức xử lý cho phù hợp khi giá trị tài sản thay đổi.Nhưng không tránh khỏi việc kiểm tra sơ sài do không có đủ năng lực chuyên môn khi định giá trị tài sản.Khi rủi ro xảy ra doanh nghiệp không hoàn được nợ, tài sản thế chấp có giá trị không đủ bù đáp được giá trị vốn vay .Điều này làm cho vốn tín dụng bị mất mà đáng ra nếu thực hiện tốt quy chế tín dụng thì có thể hạn chế được.
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM