1. 2.2.1) Cho vay
3.3.1) Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
- Xây dựng định hướng, cơ chế hoạt động và tổ chức thực hiện:
Để đảm bảo thực hiện thống nhất hiệu quả sử dụng vốn đồng thời quản lý, kiểm soát được hoạt động vận hành cơ chế trong toàn hệ thống ngân hàng, Hội sở chính phải có trách nhiệm nghiên cứu ban hành quy chế quản lý vốn tập trung và quy trình thực hiện cho toàn hệ thống.
- Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất: Theo mô hình hiện đại định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính , mọi rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sẽ được tập trung về Hội sở chính. Vì thế, hàng năm, ngoài việc lập kế hoạch kinh doanh, giao các chỉ tiêu thực hiện cho các chi nhánh, Hội sở chính phải lập kế hoạch và chịu trách
nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.Đây là một áp lực không nhỏ cho Hội sở chính khi mọi rủi ro sẽ được tập trung về đây. Tuy nhiên, việc chuyên môn hóa trong quản lý và thực hiện sẽ nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro cho ngân hàng.
- Ban hành quy chế về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng: Hiện nay môi trường pháp lý chưa đồng bộ , để thực hiện đầy đủ quyền , nghĩa vụ , trách nhiệm giữa người đi vay và người cho vay.Trong khi chờ đợi Nhà nước ban hành các chính sách đảm bảo quyền , nghĩa vụ của người đi vay và người cho vay đề nghị Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ban hành rõ quy chế trách nhiệm của người cho vay trong hoạt động kinh doanh tín dụng để đảm bảo tính pháp lý khi có rủi ro xảy ra.
- Tạo dựng nét đặc trưng của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam trong hoạt động kinh doanh:
Ngày nay , ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh và tạo thị phần cho mình.Với định hướng mô hình tập đoàn tài chính trong tương lai thì việc tạo dựng nét văn hóa riêng đặc trưng thương hiệu BIDV ngày càng trở nên cấp thiết vì điều này giúp cho Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng trong và ngoài nước ,giữ được những khách hàng đã gắn bó lâu dài đồng thời đây cũng là cái đích hướng đến cho tập thể cán bộ trong ngân hàng cần phải phấn đấu và đạt được.
- Đổi mới quy chế tiền lương kinh doanh của Ngân hàng BIDV:
Việc phân phối tiền lương kinh doanh cho các chi nhánh không nên thiên quá về chỉ tiêu lợi nhuận mà không xét đến yếu tố bất lợi và thế mạnh thị trường của mỗi chi nhánh.Hiện nay mặc dù môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt,rất nhiều chi nhánh làm rất tốt công tác kinh doanh và tiếp thị cho hoạt động của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nhưng môi trường không có các doanh nghiệp lớn, không có các dự án lớn cho nên
không phát triển được các dự án đầu tư cho vay, trong khi đó một số chi nhánh có địa bàn thuận lợi, việc tăng trưởng dư nợ rất dễ dàng mà không thể hiện nhiều sự cố gắng và đóng góp cho ngành . Do vậy Ngân hàng BIDV cần cân nhắc gắn việc phân phối tiền lương kinh doanh với việc phát huy thế mạnh của từng chi nhánh(có chi nhánh ưu thế về cho vay , có chi nhánh ưu thế về phát triển các sản phẩm dịch vụ mới,có chi nhánh ưu thế về huy động vốn, …) cần phải xem xét những thế mạnh đó, đánh giá mức độ , chất lượng hoàn thành các chỉ tiêu chính mà từ đó làm cơ sở để xét lương kinh doanh.