Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, phương án sử dụng vốn để đầu tư cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 82)

1. 2.2.1) Cho vay

3.2.2.2)Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, phương án sử dụng vốn để đầu tư cho vay

để đầu tư cho vay

Hiện đại hoá quy trình thẩm định dự án, ứng dụng phần mềm phục vụ cho công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, triển khai hệ thống này đến các cấp quản lý tín dụng cần thiết. Bố trí những cán bộ có trình

độ, kinh nghiệm và có đạo đức,trình độ ngoại ngữ và tin học, nắm chắc về pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế và luật dân sự trong việc thẩm định dự án. Thẩm định dự án có nhiều lĩnh vực khác nhau, cán bộ thẩm định cần phải nắm chắc các quy định, thể chế và vận dụng một cách linh hoạt,phải có khả năng tổng hợp, phân tích, xác định những điều đúng, chưa đúng, chưa phù hợp của các chế độ, thể chế để kiến nghị với cấp trên tham khảo và tìm hiểu thông tin dự án có cùng lĩnh vực đầu tư để đưa ra các nhận định chính xác. Thẩm định dự án không chỉ thẩm định cho vay mà cần tái thẩm định sau cho vay để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

Do vậy để đạt được những mục tiêu trong việc thẩm định thì ngân hàng cần:

*Đối với cán bộ tín dụng:

Bồi dưỡng nhận thức về tầm quan trọng của công tác khách hàng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng bố trí sắp xếp cán bộ theo đúng năng lực sở trường phù hợp với yêu cầu phục vụ khách hàng.Một nhân viên ngân hàng chuyên nghiệp chính là chìa khóa mang đến thành công cho ngân hàng.Để có niềm tin với khách hàng, nhân viên ngân hàng phải luôn hiểu biết khách hàng,hiểu biết quy trình nghiệp vụ để hướng dẫn , tư vấn giúp khách hàng với sự tận tâm, nhiệt tình, coi lợi ích của khách hàng như lợi ích của chính mình.Chất lượng phục vụ được nâng cao yêu cầu nhân viên ngân hàng phải chuyên môn sâu một nghiệp vụ-Khi cần khách hàng trao đổi bất kỳ lĩnh vực nào, mọi nơi, mọi lúc người cán bộ ngân hàng có thể trả lời, giải thích để khách hàng hiểu vấn đề mà khách hàng cần biết.

Thường xuyên có các cuộc thảo luận khoa học, có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ đối với cán bộ hoạch định chính sách tín dụng để đào tạo ra người có trình độ lý luận nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, có kiến thức kinh tế tổng hợp, có phương pháp nghiên cứu khoa học, am hiểu thị trường và giàu

kinh nghiệm thực tế, có khả năng tổng hợp vấn đề , có kiến thức pháp luật vững chắc và sâu rộng.

Định kỳ tổ chức các cuộc thi nhằm khuyến khích các cán bộ thực hiện tốt công việc của họ, đặc biệt chú ý đến công tác khen thưởng cũng như các chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho những thành tích lao động của toàn thể cán bộ công nhân viên.Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ công nhân viên trau dồi kiến thức chuyên môn , học tập để nâng cao trình độ và có những sáng kiến trong lao động.

*Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:

Thông tin tín dụng là yếu tố cơ bản trong quản lý tín dụng theo nghĩa rộng .Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không.Thông tin tín dụng có thể thu được từ các nguồn sẵn có ở ngân hàng( hồ sơ vay vốn , thông tin giữa các tổ chức tín dụng, phân tích của cán bộ tín dụng…), từ khách hàng( theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp) từ các nguồn thông tin khác( các cơ quan thông tin đại chúng , tòa án…).Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác , do vậy cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt ,xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án , dự án từ nhiều nguồn khác nhau.Mặt khác , tổ chức lưu trữ , thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin công nghệ , xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng…dựa trên việc áp dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

Để đảm bảo cho hệ thống thông tin của các NHTM hoạt động có hiệu quả , là nơi tin cậy để giúp các cán bộ tín dụng nắm được các thông tin cần thiết , cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với khách hàng doanh nghiệp .Trước mắt phải kiểm toán tài liệu, cân đối kế toán và kết quả hoạt động tài chính của các đơn vị xin vay vốn, trước mắt thực hiện đối với các dự

án có quy mô trung bình trở lên ( Nếu không có kiểm toán thì phải có báo cáo quyết toán thuế )

+ Tổ chức dữ liệu trên cơ sở các chỉ tiêu tín dụng chuẩn hóa, cung cấp thông tin các báo cáo ngược lại trên mạng cho tất cả các chi nhánh NHTM và các phòng ban NHTM TW.

*Đổi mới quy trình thẩm định ,xét duyệt cho vay:

Hồ sơ cho vay đầu tư trước khi lãnh đạo ký duyệt cần phải được kiểm tra xem xét toàn diện, chính xác và khách quan từ khâu lập hồ sơ, nhận xét năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp, khả năng tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của phương án…Do vậy,nếu chỉ để một cán bộ tín dụng đảm nhận tất cả các khâu sẽ không tránh khổi sai sót do trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của mỗi cán bộ khác nhau.Trong các NHTM nên tổ chức phòng tín dụng theo các bộ phận:

+ Bộ phận thẩm định tài sản đảm bảo

+ Bộ phận chuyên trách mảng làm các báo cáo về tín dụng + Bộ phận thẩm định , cho vay, thu nợ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 82)