1. 2.2.1) Cho vay
2.3) Phân tích các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng vốn Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
Tìm hiểu về xu hướng an toàn vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam:
Các chỉ số an toàn vốn 2003 2004 2005 2006 2007
Vốn / Tổng tài sản (%) 3,59 3,07 2,7 2,80 4,17
Vốn / Tài sản có rủi ro (%) - CAR 4,58 4,29 3,36 5,5 6,67
Đánh giá lại tài sản tài chính sẵn sàng để bán - - - 621 221
Tổng Vốn chủ sở hữu 3.084 3.062 3.15 4.428 8.405
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Qua bảng số liệu này ta biết thêm hệ số CAR – một thước đo chính khả năng của ngân hàng chống đỡ rủi ro không được dự tính mà không làm ảnh hưởng tới nguồn vốn cơ bản của ngân hàng. Mức tiêu chuẩn của Việt Nam đã thay đổi từ giữa năm 2005, yêu cầu về hệ số CAR ngày càng tiếp cận đến mức chuẩn quốc tế (theo QĐ 457/ 2005/QĐ -NHNN tháng 4/2005). Quyết định này bắt buộc duy trì hệ số CAR ở mức tối thiểu 8% và có thời gian ân hạn 3 năm (tới tháng 5/2008) cho các tổ chức tín dụng thực hiện để đáp ứng mức tối thiểu này.
Vốn tự có của BIDV trong 2 năm gần đây:
2006 2007 Vốn cấp I 6.648 10.276 Vốn cấp II 3.341 3.223 Khoản loại trừ -3.644 -2.856 Tổng vốn tự có tính CAR 6.345 10.643 Tỷ lệ vốn cấp 1/ Tổng tài sản có rủi ro 5,8% 6,4% Hệ số an toàn vốn – CAR 5,5% 6,7%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam) Nhận thấy với tiềm lực đang có với số vốn Vốn cấp I năm 2007 đạt 10.276 tỷ VND, tăng 3.628 tỷ VND so với 2006. Ngân hàng BIDV được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phát hành trái phiếu tăng vốn cấp II với khối lượng: 3.223 tỷ VND. Ngân hàng đã phát hành thành công 2 đợt trái phiếu vào tháng 5 và tháng 12 năm 2006, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp II theo đúng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính. Mức vốn cấp II vừa đảm bảo mức an toàn vốn vừa tuân theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 50% vốn cấp I. Tổng vốn cấp I và cấp II đều tăng đảm bảo tăng hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng. Theo báo cáo kiểm toán quốc tế, CAR năm 2007 của ngân hàng được cải thiện đáng kể do đã được Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 3.400 tỷ VND và ngân hàng thực hiện thành công đề án
tăng vốn cấp II, đạt mức 6,7%, đang tiến tới chuẩn tối thiểu về an toàn vốn theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế là 8%. Từ năm 2003 tới năm 2007, hệ số an toàn vốn cơ bản (Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản) cũng đã tăng gần 2 lần, từ 3,59% tới 4,17%, góp phần đảm bảo an toàn vốn cho hệ thống.
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn ,thông thường người ta dùng một số chỉ tiêu chủ yếu: hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư tín dụng và một số chỉ tiêu liên quan khác để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng BIDV đã đề cập ở chương I cụ thể như sau:
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của BIDV:
Các chỉ số khả năng sinh lời (%) 2003 2004 2005 2006 2007
ROA 0,03 0,04 0,11 0,39 0,89
ROE 1,11 1,25 3,70 14,23 25,01
Lợi nhuận ròng (triệu VND) 26.395 38.338 114.992 538.996 1.604.745
Tăng trưởng thu nhập lãi ròng 13,96 44,04 53,62 -5,47 44,78 Thu nhập lãi ròng / Tổng thu nhập
hoạt động 70,18 61,61 91,05 80,42 81,23
Lãi cận biên ròng 2,19 2,77 3,38 2,73 3,07
Thu nhập ngoài lãi / Tổng tài sản 0,70 1,19 1,01 0,52 0,56 (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam)
Xem ở bảng trên ta thấy ngoài những chỉ tiêu định lượng chủ yếu phản ánh khả năng sinh lời của BIDV trong chương I như thu lãi cận biên ròng(NIM), thu nhập ngoài lãi biên ròng(NOM), thu nhập hoạt động biên(TNHĐB) , thu nhập ròng trên tổng tài sản(ROA) và thu nhập ròng trên tổng vốn chủ sở hữu(ROE) còn có thêm chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập lãi ròng và lợi nhuận ròng.
Dù chịu sự cạnh tranh gay gắt trong năm qua, khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá tốt. Lợi nhuận ròng của ngân hàng năm 2007 là 1.605 tỷ VND. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) của ngân hàng có xu hướng tăng đều qua các năm, năm 2007 tỷ lệ này là 0,89% - đạt mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với
hữu bình quân (ROE) cũng có sự cải thiện rõ rệt qua các năm, cụ thể: đạt 3,7% vào năm 2005, 14,23% năm 2006 và 25,01% năm 2007, chỉ số này đã vượt mức yêu cầu của thông lệ quốc tế. Các chỉ số này là rất tích cực khi tính đến nhiều yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Lãi cận biên tăng mạnh từ năm 2003 đến năm 2005 từ 2,19% tới 3,38% , nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2005 tới năm 2007 (3,1%). Sự thu hẹp lãi biên như vậy có nguyên nhân từ sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường khiến ngân hàng phải nâng cao lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay để giữ khách hàng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn khả dụng thừa nên chủ yếu được sử dụng đầu tư trên liên ngân hàng trong khi thị trường dư thừa vốn lớn đã khiến hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Khả năng sinh lời của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng do ngân hàng đã cho vay các dự án lớn dài hạn, trong đó nhiều dự án là không hiệu quả, lãi suất cho vay thấp và ngoài ra, ngân hàng còn phải thực hiện tăng trích dự phòng rủi ro cho các khoản thua lỗ. Tuy nhiên ngân hàng đang đẩy mạnh đa dạng hóa hoạt động kinh doanh để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng làm giảm đáng kể nợ xấu phát sinh, tăng khả năng sinh lời. Thu nhập từ các hoạt động phi lãi suất của ngân hàng (trước chi phí hoạt động và dự phòng) năm 2007 như thu phí dịch vụ ngân hàng, thu từ các giao dịch ngoại tệ tăng dần qua các năm từ 599 tỷ năm 2003 đến 1.121 tỷ VND năm 2007, tăng 37,4% so với năm 2006, cho thấy ngân hàng đang cố gắng đa dạng nguồn thu nhập. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản vẫn chưa được cải thiện. Thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu hoạt động, trên 60%, một tỷ lệ vẫn còn khá cao so với tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng hiện đại ngày nay.
+ Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của BIDV:
Các chỉ số hiệu quả hoạt động (%) 2003 2004 2005 2006 2007 Chi phí hoạt động / Tổng tài sản 0,77 0,97 1,21 1,1 1,31
Chi phí hoạt động / Dư nợ trước DPRR 1,04 1,33 1,68 1,77 2,10
Chi phí hoạt động / Tổng thu nhập hoạt động 34,37 31,21 34,77 36,59 33,64
Các chỉ số về chi phí hoạt động là một điểm mạnh trong hoạt động của ngân hàng. Chi phí hoạt động/Tổng tài sảnvà chi phí hoạt động/dư nợ tương đối tốt so với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới. Mặc dù các chỉ số này có xu hướng tăng qua các năm, song tốc độ tăng không lớn. Khi so sánh chi phí hoạt động của ngân hàng với thu nhập hoạt động, tỷ số này cũng cho thấy mức độ hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn ở mức tốt, (mặc dù giảm dần qua các năm) và tốt hơn nhiều mức tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng (55-60%). Ngân hàng dù phải tăng chi phí để nâng cao năng lực, bảo vệ thị phần trước những ngân hàng mới thì thu nhập từ hoạt động đã hoàn toàn bù đắp được khoản chi phí tăng lên.
Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV trong 2 năm 2006 , 2007:
THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Triệu VND)2006 (Triệu VND)2007 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 10.991.836 15.224.811
Chi lãi và các khoản chi phí tương tự (7.603.430) (10.607.090)
THU NHẬP LÃI THUẦN 3.388.406 4.617.721
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 455.570 709.896
Chi phí hoạt động dịch vụ -66.931 -88.805
Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 107.871 139.647
Thu nhập hoạt động khác 99.476 219.708
Chi phí hoạt động khác -27.785 -26.042
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 3.956.607 5.572.125
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG
Chi phí nhân viên -846.952 (1.471.652)
Chi phí khấu hao -217.415 -269.536
Chi phí hoạt động -660.147 -805.353
TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (1.724.514) (2.546.541)
Lãi thuần từ đầu tư góp vốn liên kết, liên doanh 13.627 29.025
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (2.336.245) (3.264.698)
Hoàn nhập dự phòng RRTD - 227.075
Thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng RRTD 602.756 1.797.156
THU NHẬP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRƯỚC THUẾ 512.231 1.814.142
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp -90.409 -439.863
LỢI NHUẬN SAU THUẾ 421.822 1.374.279
Nhìn vào bảng số liệu báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam ở trên ta có một số giải thích sau:
Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự - Chi lãi và các khoản chi phí tương tự
Tổng thu nhập hoạt động = Thu nhập lãi thuần + Thu nhập từ hoạt động dịch vụ - Chi phí hoạt động dịch vụ + Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
+ Thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác
Tổng chi phí hoạt động = Chi phí nhân viên + Chi phí khấu hao + Chi phí hoạt động
Thu nhập hoạt động kinh doanh trước thuế = Tổng thu nhập hoạt động – Tổng chi phí hoạt động + Lãi thuần từ đầu tư góp vốn liên kết,liên doanh – Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + Hoàn nhập dự phòng RRTD + Thu hồi nợ đã xử lý bằng nguồn dự phòng RRTD
Lợi nhuận sau thuế = Thu nhập hoạt động kinh doanh trước thuế - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập và chi phí là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp, nó đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong một chu kỳ tài chính , đồng thời phản ánh chất lượng hoạt động của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ.
2.3.1) Thu nghiệp vụ
Nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là thu lãi tiền cho vay.Trong đó nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân hàng chính là quy mô đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng và lãi suất cho vay.Cụ thể năm 2007 thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự tăng 38,5% so với năm 2006(từ 10.991.836 lên 15.224.811 triệu đồng)Trong tổng thu thì thu lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn còn các nguồn thu khác tuy chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng tăng với tốc độ cao cụ thể ở các hoạt động thu nhập khác tăng 221% từ năm 2006 chỉ có 99.476 (triệu đồng) lên 219.708(triệu đồng) năm 2007 hay thu nhập từ hoạt
động dịch vụ tăng 156% lần từ 455.570(triệu đồng) năm 2006 lên 709.896(triệu đồng) năm 2007.