Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 36)

1. 2.2.1) Cho vay

2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

2.1) Khái quát quá trình hoạt động Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Triển Việt Nam

2.1.1) Sự hình thành và phát triển Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Nam

Thời kỳ từ 1957- 1980:

Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PTVN - được thành lập theo quyết định

177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội

Thời kỳ 1981- 1989:

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ.

Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước .

Thời kỳ 1990 - nay:

Thời kỳ 1990- 1994:Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng

Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

Từ 1/1/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV:

Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.

Thời kỳ 1996 - nay:Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới,

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Những thành tựu tiêu biểu qua các năm phát triển: Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Giai đoạn 1957-1960

Ngân hàng đã thực hiện cung ứng vốn cho hàng trăm công trình, đồng thời tránh cho tài chính khỏi ứ đọng và lãng phí vốn,.. Có tác dụng góp phần vào việc thăng bằng thu chi, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trư ờng, giữ vững giá cả...

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc Hưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đường sắt huyết mạch... ; Góp phần dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì rồi các trường Đại học Bách khoa, Kinh tế - Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi...

Giai đoạn 1960-1965

Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi hẳn diện mạo nền kinh tế miền Bắc. Hàng trăm công trình đã được xây dựng và sử dụng như khu công nghiệp Cao - Xà - Lá (Thượng Đình - Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả

Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì - Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên,…

Giai đoạn 1965-1975

Thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết đã cùng với nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản thời chiến, cung ứng vốn kịp thời cho các công trình phòng không, sơ tán, di chuyển các xí nghiệp công nghiệp quan trọng, cấp vốn kịp thời cho công tác cứu chữa, phục hồi và đảm bảo giao thông thời chiến, xây dựng công nghiệp địa phương.

Giai đoạn 1975- 1981

Ngân hàng Kiến thiết đã cùng nhân dân cả nước khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh, tiếp quản, cải tạo và xây dựng các cơ sở kinh tế ở miền Nam, xây dựng các công trình quốc kế dân sinh mới trên nền đổ nát của chiến tranh. Hàng loạt công trình mới được mọc lên trên một nửa đất nước vừa được giải phóng: các rừng cây cao su, cà phê mới ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Quảng Trị; Hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh), Phú Ninh (Quảng Nam),… Khu công nghiệp Dầu khí Vũng Tàu, các công ty chè, cà phê, cao su ở Tây Nguyên,... các nhà máy điện Đa Nhim, xi măng Hà Tiên,...

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển . Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế .

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước, cả trong lĩnh vực sản xuất lẫn trong lĩnh vực sự nghiệp và phúc lợi như: công trình thủy điện Sông Đà, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, nhà máy xi măng Hoàng

Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – 9/2007)

Mười năm thực hiện đường lối đổi mới (1990 - 2000):

Nhờ việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên kết quả hoạt động giai đoạn 10 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam rất khả quan, được thể hiện trên các mặt sau:

* Tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển

* Phục vụ đầu tư phát triển theo đường lối Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

* Hoàn thành các nhiệm vụ đặc biệt

* Kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của Ngân hàng thương mại

* Hình thành và nâng cao một bước năng lực quản trị điều hành hệ thống

* Xây dựng ngành vững mạnh

* Đổi mới công nghệ ngân hàng để nâng cao sức cạnh tranh

Trong 10 năm đổi mới Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ từ không đến có, từ thủ công đến hiện đại . Công nghệ tin học được ứng dụng và phát huy hiệu quả trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, huy động vốn, quản lý tín dụng, kinh doanh tiền tệ và quản trị điều hành. Các sản phẩm mới như Home Banking, ATM… được thử nghiệm và thu được kết quả khả quan. Những tiến bộ về công nghệ ngân hàng đã góp phần quan trọng vào kết quả và sự phát triển của BIDV trong 10 năm đổi mới .

Giai đoạn đổi mới và hội nhập (2000 – 2007)

Sau những năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng. Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra bước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của

BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới. Những thành quả đó được thể hiện trên một số bình diện sau đây:

* Quy mô tăng trưởng và năng lực tài chính được nâng cao * Cơ cấu lại hoạt động theo hướng hợp lý hơn

* Lành mạnh hóa tài chính và năng lực tài chính tăng lên rõ rệt * Đầu tư phát triển công nghệ thông tin

* Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức- quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại

* Đầu tư, tạo dựng tiềm lực cơ sở vật chất và mở rộng kênh phân phối sản phẩm

* Không ngừng đầu tư cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

* Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới * Chuẩn bị tốt các tiền đề cho Cổ phần hóa BIDV

* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình Tập đoàn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w