Năng lực của bản thân ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 29)

1. 2.2.1) Cho vay

1.4.1) Năng lực của bản thân ngân hàng

Vốn tự có của bản thân ngân hàng: Năng lực tài chính của một ngân

hàng thương mại thường được biểu hiện trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của ngân hàng như: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu

quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính . Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

Uy tín của ngân hàng: khách hàng bao giờ cũng tìm những ngân hàng

có uy tín cao để gửi hoặc vay tiền mong rằng ngân hàng có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mình, có như vậy đồng vốn đầu tư của họ mới hạn chế rủi ro. Ngân hàng có uy tín bao giờ cũng có nhiều khách hàng lớn hơn những ngân hàng khác.

Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: chính là phản ánh năng lực

công nghệ thông tin của một ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tích độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng.

Thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng : các tổ chức kinh tế cũng

như các cá nhân ngoài mục đích hưởng một chút lợi nhuận từ đồng vốn nhàn rỗi của mình , mà có khi còn muốn hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ trong thanh toán, dịch vụ chuyển tiền , dịch vụ thẻ séc, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền…Khi thói quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức kinh tế và cá nhân phát triển thì ngân hàng càng có nhiều cơ hội trong việc huy động và cho vay.

Tác phong giao tiếp của ngân hàng: nhân tố con người là yếu tố quyết

hàng thương mại. Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hàng càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng . Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội . Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh , đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới.

Chính sách khách hàng: mục đích của người gửi tiền và vay tiền ngân

hàng thường là nhờ ngân hàng quản lý, chi trả hộ trong thanh toán hoặc là để tiết kiệm và hưởng lãi…Trong thế giới cạnh tranh không ngừng , khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn hình thức đầu tư của mình, họ chỉ tìm đến gửi , vay tiền ở những nơi mà họ cảm thấy tiện nhất chứ không chỉ đơn thuần là “ăn quả trả tiền”. Trong điều kiện ít có sự khác biệt về sản phẩm của ngân hàng và giá cả như hiện nay thì chính sách khách hàng trở thành một nhân tố số một để giữ thị phần của mình.Bởi vậy, ngân hàng phải hiểu được động cơ, thói quen, mong muốn của các khách hàng .Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể đưa ra một hệ thống chính sách khách hàng như: Chính sách về giá cả , chính sách về khuyến mại, tiếp thị quảng cáo, chính sách về dịch vụ ,sản phẩm mới…

Chính sách lãi suất:là tổng hợp các loại chính sách và qui phạm được

đặt ra về lãi suất của một ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, dựa vào hoàn cảnh kinh tế khác nhau và yêu cầu mục tiêu chính sách kinh tế khác nhau, trong nền kinh tế thị trường tác động của lãi suất tương đối rộng từ góc độ qui mô trong sự phân phối giữa chi tiêu và mức để dành, đầu tư của người lao động.Từ góc độ vĩ mô lãi suất có tác động tới cung cầu tiền tệ, tới giá cả hàng hóa , tới tỷ suất lợi nhuận. Đối với ngân hàng nói riêng , lãi suất huy

và vay tiền của ngân hàng .Khi lãi suất ngân hàng lớn hơn lãi suất đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế sẽ kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng và ngược lại.Bởi lẽ vấn đề người dân quan tâm nhất là lợi nhuận, ở đâu có lãi suất hấp dẫn thì vốn sẽ được đầu tư nhiều vào đó. Để thu hút và duy trì quan hệ với các khách hàng , ngân hàng phải ấn định từng mức lãi suất cụ thể cho từng khách hàng , từng loại số dư và kỳ hạn , thực hiện những ưu đãi về lãi suất cho những khách hàng, từng loại số dư kỳ hạn, thực hiện những ưu đãi về lãi suất cho những khách hàng lớn, khách hàng có uy tín…Hơn thế, hệ thống lãi suất phải linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường và phù hợp với mong muốn về qui mô, chất lượng cho vay và huy động vốn của ngân hàng .

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w