Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 (có đáp án chi tiết)

146 14.7K 158
Tuyển tập 30 đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 (có đáp án chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ỨNG HÒA A ------------------------------- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT – NĂM HỌC: 2013– 2014 ---------------------------------------------MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1.( 2 điểm). Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích! a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. c. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. Câu 2. (2 điểm) Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit? Câu 3.( 2 điểm). Cho một phân tử ADN của sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6 và có (A1+T1) / (G1+X1) = 0,4. Trên phân tử ADN này có 760 liên kết hiđrô. a. Tính số lượng liên kết hoá trị của cả phân tử ADN. Giải thích cách tính? b. Tính số nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch của phân tử ADN trên? Câu 4: (1 điểm). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. Câu 5. ( 1 điểm). Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 6. ( 2 điểm). Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Trang 1 /6. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C. a. Theo em, bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 7 (2 điểm). Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống! Câu 8 (2 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 9.( 2 điểm). Em hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc. Câu 10.( 4 điểm). Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. * * * Hết * * * ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!) Trang 2 /6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ỨNG HÒA A ------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT – NĂM HỌC: 2013– 2014 ---------------------------------------------MÔN THI: SINH HỌC Thời gian 150 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2 điểm) Đáp án Điểm a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. 0.25 Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ. c. Tinh bột và xenlulôzơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. 0.25 Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. 0.25 Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực. 0.25 e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân. 0.25 f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. 0.25 Đúng. g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu. 0.25 h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ thể hình sao. 0.25 Câu 2. (2 điểm). Đáp án Điểm - Nuclêôtit là đơn phân của ADN , Cấu tạo gồm bazơ nitơ, axit phôt phoric và đường đêôxi ribôzơ. Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phốt phođieste (ở mỗi mạch polinuclêôtit) Trang 3 /6. 0.5 - Giữa các nu liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân gồm rất nhiều đơn phân. Đơn phân gồm 4 loại A, T ,G, X. Các đơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A của mạch này liên kết với T của mạh kia bằng 2 LK hiđ rô và ngược lại. G của mạch này LK với T của mạch kia bằng 3 LK hiđrô và ngược lại 1 - Các nu khác nhau ở các loại bazơnitơ A, T, G, X 0.5 Câu 3.( 2 điểm). Đáp án a. Theo nguyên tắc bổ sung ta có: T1=A2 và X1=G2 nên (A1+T1) / (G1+X1) = 0,4 A/G=0,4 (1) Mà liên kết Hiđrô được tính theo công thức : H=2A+3G=760 (2) từ 1 và 2 A = 80 (nu) G = 200 (nu). Số liên kết hóa trị của phân tử ADN = tổng số liên kết hóa trị giữa đường và axit trong một nu + số liên kết hóa trị giữa các nu. Do ADN dạng vòng nên HT = 2 x N = 2 x 560=1120 (lk). b. Do tỉ lệ giữa các nu trên mạch 1 là A1: T1: X1: G1 = 1: 3: 4: 6 và theo nguyên tắc bổ sung ta có A1=T2= (1x280)/14= 20 nu. T1=A2= 3 x A1= 60 nu. X1=G2= 4 x A1= 80 nu. G1= X2= 6 x A1= 120 nu. Điểm 1.0 1.0 Câu 4: (1 điểm). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? Đáp án Nhân cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN Câu 5. ( 1 điểm). Đáp án - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào. Trang 4 /6. Điểm 0.25 0.25 0.5 Điểm 0.5 0.25 0.25 Câu 6. ( 2 điểm). Đáp án Điểm a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim. 0.5 b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. 0.5 Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). 0.5 Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi: - ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính; ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi 0.5 trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. . Câu 7 (2 điểm). Đáp án Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong tế bào, cơ thể: • Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu trúc chính của tế bào( màng sinh chất, tế bào chất, nhân). • Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần chính của các enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa. • Chức năng điều hòa: Prôtêin là thành phần chính của các hoocmon. • Chức năng bảo vệ cơ thể: Prôtêin là thành phần của kháng thể. • Chức năng vận chuyển các chất: Prôtêin cấu tạo nên hêmôglôbin. Điểm 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 Câu 8 (2 điểm). Đáp án Điểm Dấu hiệu Điều kiện xảy ra Pha sáng Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Pha tối Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối. 0.5 Nơi xảy ra Ở tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp. 0.5 Sản phẩm ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP. tạo ra * Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Pha tối cần sử dụng các sản phẩm của pha sáng( ATP, NADPH). 0.5 0.5 Câu 9.( 2 điểm). Đáp án Trang 5 /6. Điểm Hô hấp tế bào gồm ba giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron. • Năng lượng ATP được giải phóng dần dần quan ba giai đoạn đó, giai đoạn chuỗi chuyền electron giải phóng nhiều năng lượng nhất. • Ví dụ. Nguyên liệu hô hấp là 1 phân tử glucôzơ thì năng lượng giải phóng qua các giai đoạn như sau: - Đường phân: giải phóng 2 ATP. - Chu trình Crep: giải phóng 2 ATP. - Chuỗi chuyền electron giải phóng 34 ATP. • 0.5 0.5 1.0 Câu 10.( 4 điểm). Đáp án Gọi - số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a ( a € N). - Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n. số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n. • Ta có: - Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là: a.2n = 360 (1). - Số tế bào sinh tinh là: a.2n. - Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. - Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được hình thành. - Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). - Từ (1) và (2) suy ra: n = 4. a. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm. b. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 a = 45. Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720. • ------- Hết--------------- Trang 6 /6. Điểm 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0. 5 0.5 0.5 0.5 0.5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG THPT BA ĐÌNH – TÂY HỒ ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2011-2012 Môn Sinh học - Lớp 10 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm có 02 trang. Câu 1.( 2 điểm). Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích! a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. c. Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. Câu 2. (2 điểm) Các chữ A, B, C, D trong hình sau tương ứng với những chất nào? Nêu tên cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng. A B C Aquaporin Aquaporin D D D Aquaporin D Câu 3.( 2 điểm). Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có một lớp photpholipit kép, không có các thành Trang 1 /6. phần khác để tiến hành xác định tính thấm của màng này với glixêrol và ion K+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích. Câu 4: (1 điểm). Mô tả cấu trúc của nhân tế bào. Câu 5. ( 1 điểm). Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Câu 6. ( 2 điểm). Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C. a. Theo em, bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Câu 7 (2 điểm). Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống! Câu 8 (2 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 9.( 2 điểm). Em hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc. Câu 10.( 4 điểm). Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. * * * Hết * * * ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!) Trang 2 /6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI CỤM TRƯỜNG BA ĐÌNH- TÂY HỒ Đáp án chính thức HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLIMPIC NĂM HỌC 2011- 2012 Môn: Sinh học- Khối 10 Thời gian làm bài: 120 phút. Câu 1.( 2 điểm). Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích! Đáp án Điểm a. Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP. Sai. Lục lạp cũng là bào quan tổng hợp ATP. 0.25 b. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ. c. Tinh bột và xenlulôzơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật. 0.25 Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. d. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn. 0.25 Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ti thể, lục lạp của tế bào nhân thực. 0.25 e. Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại phân tử có cấu trúc đa phân. Sai. Lipit không có cấu trúc đa phân. 0.25 f. Loại monosacarit tham gia cấu tạo nên ADN là C5H10O4. 0.25 Đúng. g. Mọi tế bào trong cơ thể nhân thực đều có nhân chính thức. Sai. Có tế bào không có nhân. Ví dụ tế bào hồng cầu. 0.25 h. Trong quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật, thoi phân bào được hình thành nhờ trung thể. Sai. Thực vật bậc cao không có trung thể, thoi phân bào hình thành nhờ thể hình sao. 0.25 Câu 2. (2 điểm). Các chữ A, B, C, D trong hình tương ứng với những chất nào? Nêu tên cơ chế vận chuyển các chất đó qua màng. Đáp án Điểm 0.25 A- Những chất có kích thước nhỏ, không phân cực, không tích điện hoặc chất tan trong lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Khuếch tán trực tiếp qua lớp kép photpholipit. 0.25 B- Nước, vận chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. 0.25 Trang 3 /6. - Thẩm thấu qua kênh prôtêin aquaporin. 0.25 C- Những chất có kích thước lớn, phân cực, tích điện, không tan trong lipit, vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. 0.25 - Khuếch tán qua kênh prôtêin 0.25 D- Các chất vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. - Vận chuyển chủ động, cần sử dụng năng lượng ATP. 0.25 0.25 Câu 3.( 2 điểm). Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có một lớp photpholipit kép, không có các thành phần khác để tiến hành xác định tính thấm của màng này với glixêrol và ion K+ nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích. Đáp án - Glixerol tan trong lipit nên glixerol dễ dàng thấm qua màng nhân tạo đó. - K + là một ion mang điện tích nên nó không thể thấm qua màng nhân tạo đó vì màng không có các kênh prôtêin. Câu 4: (1 điểm). Điểm 1.0 1.0 Mô tả cấu trúc của nhân tế bào? Đáp án Điểm Nhân cấu tạo gồm 3 phần: - Màng nhân: là một màng kép, trên màng có nhiều lỗ nhỏ để thực hiện sự trao đổi chất 0.25 giữa nhân với tế bào chất. - Nhân con: là nơi tổng hợp ribôxôm cho tế bào chất. 0.25 - Nhiễm sắc thể: là vật chất di truyền tồn tại dưới dạng sợi mảnh. Lúc sắp phân chia tế 0.5 bào, những sợi này sẽ co xoắn lại và dày lên thành các nhiễm sắc thể với số lượng và hình thái đặc trưng cho loài. Thành phần của nhiễm sắc thể gồm có: prôtein và ADN Câu 5. ( 1 điểm). Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng hay không? Vì sao? Đáp án - Tế bào gan là tế bào có nhiều nhân, tế bào hồng cầu là tế bào không nhân. - Tế bào không nhân thì không có khả năng sinh trưởng. - vì nhân chứa nhiều nhiễm sắc thể mang ADN có các gen điều khiển và điều hoà mọi hoạt động sống của tế bào. Điểm 0.5 0.25 0.25 Câu 6. ( 2 điểm). Bạn Nam đã đặt 3 ống nghiệm sau: Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi. Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng. Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl 2M. Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 37- 400C. a. Theo em bạn muốn làm thí nghiệm chứng minh điều gì? Trang 4 /6. b. Nếu bạn Nam quên không đánh dấu các ống. Em hãy nêu phương pháp giúp bạn nhận biết được các ống nghiệm trên? Đáp án a. Bạn muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ và pH đến hoạt tính của enzim. b. Dùng dung dịch iôt loãng và giấy quỳ tím để nhận biết. Phương pháp: - Dùng iôt nhỏ vào tất cả các ống, chỉ có một ống không có màu xanh tím, đó chính là ống 2 (có tinh bột và nước bọt pha loãng). Hai ống còn lại 1 và 3 có màu xanh, nghĩa là tinh bột không được biến đổi: - ống 1 có dung dịch tinh bột và nước bọt, nhưng nước bọt đã đun sôi nên enzim mất hoạt tính; ống 3 có dung dịch tinh bột và nước bọt nhưng có axit là môi trường không thích hợp cho hoạt động của ezim trong nước bọt. Chỉ cần thử bằng quỳ tím sẽ phân biệt được ống 3 và ống 1. Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 . Câu 7 (2 điểm). Chứng minh rằng prôtêin là hợp chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể sống! Đáp án Prôtêin đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong tế bào, cơ thể: • Chức năng cấu trúc: Prôtêin là thành phần cấu trúc chính của tế bào( màng sinh chất, tế bào chất, nhân). • Chức năng xúc tác: Prôtêin là thành phần chính của các enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa. • Chức năng điều hòa: Prôtêin là thành phần chính của các hoocmon. • Chức năng bảo vệ cơ thể: Prôtêin là thành phần của kháng thể. • Chức năng vận chuyển các chất: Prôtêin cấu tạo nên hêmôglôbin. Điểm 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 0.25 Câu 8 (2 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Đáp án Điểm Dấu hiệu Điều kiện xảy ra Pha sáng Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Pha tối Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối. 0.5 Nơi xảy ra Ở tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp. 0.5 Sản phẩm tạo ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP. ra * Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Pha tối cần sử dụng các sản phẩm của pha sáng( ATP, NADPH). Trang 5 /6. 0.5 0.5 Câu 9.( 2 điểm). Em hãy chứng minh rằng trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng được giải phóng dần dần qua từng giai đoạn khác nhau chứ không giải phóng ồ ạt ngay một lúc. Đáp án • Hô hấp tế bào gồm ba giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron. • Năng lượng ATP được giải phóng dần dần quan ba giai đoạn đó, giai đoạn chuỗi chuyền electron giải phóng nhiều năng lượng nhất. • Ví dụ. Nguyên liệu hô hấp là 1 phân tử glucôzơ thì năng lượng giải phóng qua các giai đoạn như sau: - Đường phân: giải phóng 2 ATP. - Chu trình Crep: giải phóng 2 ATP. - Chuỗi chuyền electron giải phóng 34 ATP. Điểm 0.5 0.5 1.0 Câu 10.( 4 điểm). Một nhóm tế bào sinh dục đực sơ khai chứa 360 nhiễm sắc thể đơn, đang phân bào tại vùng sinh sản. Mỗi tế bào đều nguyên phân một số lần bằng số nhiễm sắc thể đơn có chung một nguồn gốc trong một tế bào. Tất cả các tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh tinh, giảm phân tạo tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12,5%. Các hợp tử tạo ra chứa tổng số 2880 nhiễm sắc thể đơn. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, tên loài. b. Xác định số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu và số tế bào sinh tinh. Đáp án • Gọi - số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu là a ( a € N). Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n. số NST đơn có chung một nguồn gốc trong 1 tế bào là n. • Ta có: - Tổng số NST đơn có trong các tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là: a.2n = 360 (1). - Số tế bào sinh tinh là: a.2n. - Số tinh trùng được tạo ra là: 4.a.2n. - Số tinh trùng được thụ tinh là: 4.a.2n.12,5% = 0,5. a.2n = Số hợp tử được hình thành. - Tổng số NST đơn trong các hợp tử: 0,5. a.2n. 2n = 2880 (2). - Từ (1) và (2) suy ra: n = 4. a. Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 8. Ruồi giấm. b. Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 a = 45. Số tế bào sinh tinh = 45. 24 = 720. ------- Hết--------------- Trang 6 /6. Điểm 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0. 5 0.5 0.5 0.5 0.5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu) Câu 1. Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: Lớp Bộ Họ Chi Loài Mammalia Carnivora Felidae Panthera P. pardus (Báo hoa mai) Mammalia Carnivora Felidae Neofelis N. nebulosa (Báo gấm) Mammalia Carnivora Ursidae Ursus U. thibetanus (Gấu ngựa) Mammalia Artiodactyla Cervidae Muntiacus M. vuquangensis (Mang Vũ Quang) Mammalia Carnivora Felidae Panthera P. tigris (Hổ) Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Câu 2. a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật. b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào? c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có thể ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng? Câu 3. a. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic? Hãy nêu đặc điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó. b. Khi một prôtêin lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu phân hủy các prôtêin này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có prôtêin lạ bị bạch cầu phân hủy còn các prôtêin của cơ thể thì không? Câu 4. a. Hãy hoàn thành nội dung của bảng dưới đây: Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Điều kiện xảy ra Vai trò b. Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng ôxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 5. Trong nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho các tế bào con có bộ NST hoàn toàn giống với bộ NST của tế bào mẹ? 1 Câu 6. Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật (môi trường D) gồm các thành phần sau: NaCl: 5g/l; (NH ) PO : 0,2g/l; KH PO : 1g/l; MgSO : 0,2g/l; CaCl : 0,1g/l. 4 2 4 2 4 4 2 Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như sau: Môi trường nuôi cấy Chủng A Chủng B Chủng C Môi trường D + 10g cao thịt bò, để trong bóng tối Mọc Không mọc Không mọc Môi trường D, để trong bóng tối có sục CO Không mọc Mọc Không mọc Môi trường D, chiếu sáng, có sục CO Không mọc Mọc Mọc 2 2 a. Môi trường D thuộc loại môi trường gì? Giải thích. b. Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng. Câu 7. Giải thích các hiện tượng sau a. Rau quả khi muối chua thì bảo quản được lâu hơn so với bình thường. b. Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn. Câu 8. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 10. Tại vùng chín của một cá thể đực, có 3 nhóm tế bào đang ở giảm phân. Các tế bào nhóm I đang ở kì giữa giảm phân I, các tế bào nhóm II đang ở kì sau giảm phân I và các tế bào nhóm III đang ở giai đoạn cuối của kì sau giảm phân II. Số tế bào của nhóm I nhiều gấp 2 lần số tế bào của nhóm II. Trong các tế bào, tổng số NST đơn bằng 4/3 tổng số NST kép. Số tâm động trong tất cả các tế bào của 3 nhóm là 700. Biết rằng giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. a. Xác định số lượng tế bào của mỗi nhóm. b. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra từ các tế bào của nhóm III là bao nhiêu? c. Tất cả các tinh trùng tạo ra từ 3 nhóm tế bào đều tiến hành thụ tinh và đã tạo được 2 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 10%. Hãy xác định hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra đủ số trứng tham gia vào quá trình thụ tinh. ---------- HẾT ---------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:.................................................................SBD:.............................. 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: 1 (2 đ) Lớp Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Bộ Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora Họ Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae Chi Panthera Neofelis Ursus Muntiacus Panthera P. pardus N. nebulosa U. thibetanus M. vuquangensis P. tigris Loài (Báo hoa mai) (Báo gấm) (Gấu ngựa) (Mang Vũ Quang) (Hổ) Dựa vào thông tin trong bảng, hãy sắp xếp các loài theo thứ tự quan hệ họ hàng từ gần đến xa. Giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. - Thứ tự: Báo hoa mai, hổ, báo gấm, gấu ngựa, mang Vũ Quang - Giải thích: + Dựa vào nguyên tắc phân loại: Các loài gần gũi xếp vào 1 chi, các chi gần gũi xếp vào 1 họ, các họ gần gũi xếp vào 1 bộ. + Các loài cùng chi có quan hệ gần gũi nhất, sau đó đến các loài cùng họ khác chi, tiếp đến là các loài cùng bộ khác họ và cuối cùng là các loài cùng lớp khác bộ. a. Nêu những điểm khác biệt cơ bản về cấu trúc giữa prôtêin và ADN trong tế bào sinh vật. 2 (3 đ) b. Tại sao prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng trong tế bào? c. Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến tụy nội tiết và được bài xuất vào máu để tham gia vào cơ chế điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy cho biết trong tế bào β tuyến tụy, Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào để có thể ra khỏi tế bào, đi vào máu thực hiện chức năng? Điểm 1,0 0,5 0,5 a. Prôtêin ADN Thành phần C, H, O, N, S C, H, O, N, P hóa học Đơn phân 20 loại axit amin 4 loại nucleotit Số bậc cấu trúc 4 bậc 2 bậc - Mỗi phân tử gồm 1 hoặc nhiều - Mỗi phân tử gồm hai chuỗi chuỗi polipeptit liên kết với nhau, tạo polinucleotit song song ngược nên hình dạng không gian ba chiều chiều, liên kết với nhau bằng các Cấu trúc không đặc trưng (hình cầu hoặc hình sợi) liên kết H tạo nên cấu trúc xoắn gian đều đặn. - Cấu trúc không gian dễ bị thay đổi - Cấu trúc không gian tương đối dưới tác động của các nhân tố môi ổn định, phân tử có độ bền tương trường. đối. b. - Prôtêin có thể tham gia vào hầu hết các chức năng khác nhau trong tế bào là do prôtêin có tính đa dạng cao về cấu trúc. - Tính đa dạng về cấu trúc phân tử của prôtêin có được là do nó được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau và có cấu trúc nhiều bậc. - Sự đa dạng về cấu trúc của prôtêin dẫn đến sự đa dạng về đặc tính lí hóa. - Sự đa dạng về đặc tính lí hóa giúp cho prôtêin có thể tham gia vào rất nhiều chức năng khác nhau trong tế bào. 1 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 c. - Con đường tổng hợp và phân phối Insulin: + Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên lưới nội chất hạt sau đó được đóng gói trong các túi đưa sang bộ máy gôngi để hoàn thiện cấu trúc. + Sau khi hoàn thiện cấu trúc, Insulin được đóng gói trong các túi xuất bào và đưa ra màng tế bào. Khi có tín hiệu, các túi này dung hợp với màng tế bào để giải phóng Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô, Insulin khuếch tán vào máu để thực hiện chức năng. Mỗi ý 0,5 điểm a. Trong tế bào động vật, những cấu trúc dưới tế bào nào có chứa axít nuclêic? Hãy nêu đặc 3 (3 đ) điểm cấu tạo và chức năng chủ yếu của các cấu trúc đó. b. Khi một prôtêin lạ xuất hiện trong máu của người, chúng thường bị các tế bào bạch cầu phát hiện và phân hủy. Hãy cho biết tế bào bạch cầu có thể phân hủy các prôtêin này theo cơ chế nào? Tại sao chỉ có prôtêin lạ bị bạch cầu phân hủy còn prôtêin của cơ thể thì không? a. - Các cấu trúc dưới tế bào trong tế bào động vật có chứa axit nucleic: Nhân, ti thể, ribôxôm. - Cấu tạo và chức năng của các cấu trúc: + Ribôxôm: Là bào quan không có màng bọc, cấu tạo gồm rARN và prôtêin liên kết với nhau tạo thành 2 tiểu phần lớn và bé. Bình thường các tiểu phần tách nhau ra, chỉ liên kết lại khi thực hiện chức năng. Ribôxôm là bào quan chuyên tổng hợp prôtêin cho tế bào. + Nhân: Được bọc bởi 2 lớp màng, bên trong có chứa dịch nhân, chất nhiễm sắc (ADN) và nhân con. Về chức năng, nhân là nơi lưu giữ thông tin di truyền quy định toàn bộ đặc tính của tế bào, kiểm soát mọi hoạt động của tế bào và tham gia vào quá trình phân bào. + Ti thể: Được bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài nhẵn, màng trong gấp nếp tạo thành các mào trên đó có nhiều enzim hô hấp. Bên trong chất nền chứa ADN và ribôxôm. Ti thể là nơi tổng hợp ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. b. + Các prôtêin bị phân hủy theo cơ chế thực bào: Màng tế bào tiếp xúc với prôtêin, lõm vào hình thành túi nhập bào sau đó túi nhập bào được dung hợp với lizôxôm, các enzim thủy phân trong lizôxôm sẽ phân hủy prôtêin lạ. + Bạch cầu có thể phân biệt được đâu là prôtêin lạ, đâu là prôtêin của cơ thể nhờ các thụ thể trên màng tế bào. Chỉ những prôtêin liên kết được với thụ thể trên màng tế bào bạch cầu mới bị phân hủy. a. Hãy hoàn thành nội dung của bảng dưới đây: 4 (3 đ) Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Nguyên liệu Sản phẩm Điều kiện xảy ra Vai trò b. Chất độc A có tác dụng ức chế các enzim trong chu trình Canvin của tế bào thực vật. Nếu xử lí tế bào đang quang hợp bằng chất A thì lượng oxy tạo ra từ các tế bào này thay đổi như thế nào? Giải thích. a. Pha sáng Pha tối Nơi diễn ra Màng tilacoit Chất nền lục lạp Nguyên liệu H2O, ADP, Pi, NADP+ CO2, ATP, NADPH Sản phẩm O2, ATP, NADPH Chất hữu cơ, ADP, Pi, NADP+ Điều kiện xảy ra Có ánh sáng Không cần ánh sáng Vai trò Chuyển hóa năng lượng ánh sáng Tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và thành năng lượng ATP và tái sinh ADP, Pi, NADP+ cung NADPH cung cấp cho pha tối cấp cho pha sáng. 2 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,25 b. - Chu trình Canvin sử dụng ATP và NADPH, tạo ra ADP, Pi, NADP+ cung cấp trở lại cho pha sáng. - Khi xử lí chất độc A, chu trình Canvin bị ngừng, lượng ADP, Pi và NADP+ không được tái tạo → pha sáng thiếu nguyên liệu → pha sáng bị ngừng → lượng oxy tạo ra giảm dần đến 0. Trong nguyên phân, những cơ chế nào đảm bảo cho các tế bào con có bộ NST hoàn toàn 5 (2 đ) giống với bộ NST của tế bào mẹ? Các cơ chế: + Nhân đôi ADN và NST ở pha S: Quá trình nhân đôi ADN phải đảm bảo chính xác để tạo ra các cromatit hoàn toàn giống nhau. + Tổng hợp prôtêin thoi phân bào ở pha G2: Lượng prôtêin tham gia cấu tạo thoi phân bào cần được tổng hợp đầy đủ ở pha G2 để đảm bảo tất cả các NST đều được đính trên tơ vô sắc vào kì giữa. + Sự sắp xếp các NST kép ở kì giữa: Vào kì giữa, tất cả các NST kép phải được đính trên tơ vô sắc và xếp trong một mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. + Sự phân li của các crômatit trong các NST kép ở kì sau: Các crômatit trong NST kép phải tách nhau ra và phân li bình thường về hai cực của tế bào. Người ta pha chế một dung dịch nuôi cấy vi sinh vật (môi trường D) gồm các thành phần sau: 6 (2 đ) NaCl: 5g/l; (NH4)2PO4: 0,2g/l; KH2PO4: 1g/l; MgSO4: 0,2g/l; CaCl2: 0,1g/l. Tiến hành nuôi cấy các chủng vi khuẩn A, B, C trong các môi trường và điều kiện khác nhau, thu được kết quả như sau: Môi trường nuôi cấy Chủng A Chủng B 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Chủng C Môi trường D + 10g cao thịt bò, để trong bóng tối Mọc Không mọc Không mọc Môi trường D, để trong bóng tối có sục CO2 Không mọc Mọc Không mọc Môi trường D, chiếu sáng, có sục CO2 Không mọc Mọc Mọc a. Môi trường D thuộc loại môi trường gì? Giải thích. b. Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng. a. Môi trường D là môi trường tổng hợp vì đã biết được thành phần và hàm lượng các chất trong đó. Nếu HS không giải thích thì không cho điểm. b. - Chủng A sống được trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ → kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng - Chủng B sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng. - Chủng C chỉ sống được trong điều kiện có CO2 và ánh sáng → quang tự dưỡng Giải thích các hiện tượng sau: 7 (2 đ) a. Rau quả khi muối chua thì bảo quản được lâu hơn so với bình thường. b. Tác nhân gây hư hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn. a. - Rau quả muối chua thì trong môi trường chứa nhiều axit lactic làm cho pH của môi trường thấp. - pH thấp ức chế hoạt động của phần lớn các loài vi sinh vật gây hại. Do vậy bảo quản rau quả được lâu hơn. b. - Nấm mốc là loại vi sinh vật ưa axit và hàm lượng đường cao. Trong dịch bào của quả thường có lượng axit và đường cao, không thích hợp với vi khuẩn. 3 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 - Nhưng do hoạt động của nấm mốc, hàm lượng đường, hàm lượng axit trong quả giảm, lúc đó vi khuẩn mới có khả năng hoạt động gây hỏng quả. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 10. Tại vùng sinh sản của một cá thể đực, có 3 nhóm tế bào 8 (3 đ) đang ở giảm phân. Các tế bào nhóm I đang ở kì giữa giảm phân I, các tế bào nhóm II đang ở kì sau giảm phân I và các tế bào nhóm III đang ở giai đoạn cuối của kì sau giảm phân II. Số tế bào của nhóm I nhiều gấp 2 lần số tế bào của nhóm II. Trong các tế bào, tổng số NST đơn bằng 4/3 tổng số NST kép. Số tâm động trong tất cả các tế bào của 3 nhóm là 700. Biết rằng giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo. a. Xác định số lượng tế bào của mỗi nhóm. b. Số loại tinh trùng tối đa có thể được tạo ra từ các tế bào của nhóm III là bao nhiêu? c. Tất cả các tinh trùng tạo ra từ 3 nhóm tế bào đều tiến hành thụ tinh và đã tạo được 2 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 10%. Hãy xác định hiệu suất thụ tinh của tinh trùng và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra đủ số trứng tham gia vào quá trình thụ tinh. a. Gọi a, b, c lần lượt là số tế bào của các nhóm I, II, III Theo bài ra ta có: a = 2b a - 2b = 0 (1) Tổng số tâm động trong các tế bào của 3 nhóm là: 10a + 10b + 10c = 700 a + b + c = 70 (2) Tổng số NST đơn bằng 4/3 tổng số NST kép nên: 10c = 4/3 (10a + 10b) c = 4/3(a + b) 4a + 4b - 3c = 0 (3) Giải hệ (1), (2), (3) ta được : a = 20; b = 10; c = 40 Vậy số tế bào của các nhóm I, II, III lần lượt là 20, 10, 40 b. - Mỗi tế bào của nhóm III sau khi kết thúc giảm phân tạo ra 1 loại giao tử. - Tuy nhiên số loại giao tử không vượt quá 2n = 25. - Do vậy, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ 40 tế bào của nhóm III là 25 = 32 loại. c. - Số tinh trùng tạo ra từ quá trình giảm phân của 3 nhóm tế bào là: 20.4 + 10.4 + 40.2 = 200 (tinh trùng) - Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là: 2:200 = 1% - Số trứng tham gia thụ tinh là: 2 : 10% = 20 (trứng) - Số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra số trứng nói trên là: 20:1 = 20 (tế bào) 4 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng A) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) a. Cho các nguyên tố đại lượng và vi lượng sau đây: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu, Zn,Co,Mo. + Những nguyên tố nào liên quan đến hàm lượng diệp lục trong lá và quá trình cố định nitơ khí quyển? + Khi đất thiếu Mg, cây có thể lấy Mg từ đâu cho các lá non? + Vì sao khi trồng cây họ đậu lại phải bón phân vi lượng chứa Mo? b. Một gen dài 0,51 micrômet và có 3900 liên kết hyđrô. Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại Ađênin là 150, mạch đối diện có số Xitôzin là 300 nuclêôtit. Hãy xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của từng mạch đơn của gen. Câu 2: (4 điểm) a- Nêu cấu trúc và chức năng của ti thể. Dựa vào đâu để biết được ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ? b- Nêu thí nghiệm chứng minh sự co và phản co nguyên sinh. Câu 3: (4 điểm) a. -Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? - Trong quá trình hô hấp nội bào, có những giai đoạn nào xảy ra tại ti thể? Tóm tắt nguyên liệu và sản phẩm nếu nguyên liệu ban đầu là một phân tử glucoz? b. Giải thích nguyên lí sinh học của quá trình làm sữa chua ? Câu 4: (4 điểm) 1. Một tế bào mẹ có hàm lượng ADN trong nhân là 9pg trải qua một lần phân bào bình thường đã tạo ra tế bào con đều có hàm lượng ADN không đổi so với tế bào mẹ. Hỏi tế bào trên có thể trải qua quá trình phân bào nào? Giải thích. 2. Xét 3 tế bào A, B, C đều nguyên phân. Tế bào A nguyên phân 7 lần, tế bào B nguyên phân ít hơn tế bào A 3 lần. Tổng số tế bào con được sinh ra từ cả 3 tế bào bằng bình phương của một số nguyên dương. Xác định số lần nguyên phân của tế bào C? Câu 5: (4 điểm) a. - Thế nào là nuôi cấy liên tục? Tại sao người ta chọn nuôi cấy vi sinh vật liên tục để thu sinh khối? - Muốn xác định tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật, người ta phải xác định ở pha nào? 1 b. . Người ta đưa vào môi trường nuôi cấy liên tục 50 tế bào vi khuẩn E.coli, nhiệt độ của môi trường nuôi cấy được duy trì ổn định ở 400C. Thời gian sinh trưởng được xác định là 2 giờ. Hãy tìm: - Số lần phân bào của mỗi tế bào tế bào vi khuẩn ban đầu. - Tổng số tế bào vi khuẩn có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy trên. Giả sử các tế bào vi khuẩn không bị chết và thời gian sinh trưởng nói trên đã loại trừ giai đoạn tiềm phát của vi khuẩn. --- HẾT --- 2 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng A) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) a. + Hàm lượng diệp lục: N, Mg,Fe. (0,5đ) + Quá trình cố định nitơ khí quyển: Mo,Fe,S. (0,5đ) + Khi đất thiếu Mg, cây có thể lấy Mg từ các lá già trước khi rụng cho các lá non. (0,5đ) + Mo chứa trong phức hệ ezim nitrôgenaza và họat hóa cho enzim này.Cây họ đậu có khả năng cố định nitơ khí quyển và ezim nitrôgenaza xúc tác cho quá trình này. (0,5đ) b. * Tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của gen : - Tổng số nuclêôtit của gen = 0,51.104 / 3,4 .2 = 3000 (nuclêôtit) - Theo đề ta có : 2A + 3G = 3900 (1) 2A + 2G = 3000 (2) -Từ (1) và (2) ta được: G = X = 900 (nuclêôtit) => A = T = 3000/2 – 900 = 600 (nuclêôtit) (0,25đ) (0,5đ) - Tỷ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 600/3000 .100% = 20% G = X = 50% - 20% = 30%. (0,25đ) * Tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của từng mạch đơn của gen: - Theo đề ta có: A1 = 150 => A2 = 600 – 150 = 450 (nuclêôtit) X2 =300 => X1 = 900 – 300 = 600 (nuclêôtit) -Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 (nuclêôtit) T1 = A2 = 450 (nuclêôtit) G1 = X2 = 300 (nuclêôtit) X1 = G2 = 600 (nuclêôtit) - Vậy tỷ lệ phần trăm của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 .100%: (3000 : 2 ) = 10% T1 = A2 = 450.100%: (3000 : 2 ) = 30% G1 = X2 = 300.100%: (3000 : 2 ) = 20% X1 = G2 = 600 .100%: (3000 : 2 ) = 40% 1 (0,5đ) (0,5đ) Câu 2: (4 điểm) a. - Cấu trúc của ti thể: (0,5đ) Ti thể được bao bọc bởi hai màng: màng ngoài và màng trong. Ở giữa hai màng là khe gian bào + Màng ngoài là màng lipoprotein trơn điều hòa sự ra vào ti thể của các chất + Màng trong gấp nếp hình thành các tấm răng lược hoặc các tấm nhỏ xuyên vào khối cơ chất ở trong lòng ti thể làm tăng diện tích của màng trong. Hình dạng, số lượng và cách sắp xếp của các tấm răng lược thay đổi tùy thuộc vào từng loại tế bào. Trên màng trong và các tấm răng lược có đính các cấu trúc nhỏ là các oxixom hay ATP- xom Cơ chất trong lòng ti thể chứa ADN, ARN, ADP, ATP, các riboxom rất bé và các hệ enzim. - Chức năng: (0,5đ) + Diễn ra chu trình Creps + Dãy hô hấp (dãy truyền điện tử) + Quá trình phosphorin hóa + Nơi tích lũy nhiều sản phẩm như : Protein, lipit, kim loại (Ag, Fe, Ca), và các chất màu. - Nguồn gốc ti thể được dựa vào: (1,0đ) + Tế bào nhân chuẩn thực bào tế bào nhân sơ + Màng ngoài của ti thể giống màng nguyên sinh chất của tế bào nhân thực. Màng trong của ti thể giống màng nguyên sinh chất của tế bào nhân sơ. b.* Mẫu vật, dụng cụ và hóa chất: (0,5đ) - Lá thài lài hoặc một số lá cây có tế bào với kích thước tương đối lớn và dễ tách lớp biểu bì ra khỏi lá. - Kính hiển vi quang học với vật kính x10, x40 và thị kính x10 hoặc x15. - Lưỡi dao cạo râu, phiến kính và lá kính. - Ống nhỏ giọt - Nước cất, dung dịch muối (hoặc đường) loãng - Giấy thấm * Cách tiến hành: (1,0đ) - Dùng lưỡi dao cạo râu tách lớp biểu bì của lá cây thài lài tía sau đó đặt lên phiến kính trên đó đã nhỏ sẵn một giọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy thấm hút bớt nước còn dư ở phần ngoài. - Đặt phiến kính lên bàn kính hiển vi sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa hiển vi trường rồi quay vật kính x10 để quan sát vùng có mẫu vật 2 - Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào biểu bì của lá rồi sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan sát cho rõ hơn - Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ một dung dịch muối loãng vào rìa của lá kính rồi dùng mảnh giấy thấm đặt ở phía bên kia của lá kính hút dung dịch để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào. - Quan sát các tế bào biểu bì khác nhau kể từ sau khi nhỏ dung dịch nước muối để thấy quá trình co nguyên sinh diễn ra như thế nào. Chú ý nếu nồng độ đường hoặc muối quá cao sẽ làm hiện tượng co nguyên sinh xảy ra quá nhanh khó quan sát. Có thể dùng các dung dịch có nồng độ muối hoặc đường khác nhau và quan sát trên kính để thấy sự khác biệt về mức độ và tốc độ co nguyên sinh. - Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính giống như khi ta nhỏ giọt nước muối trong thí nghiệm co nguyên sinh. - Đặt tiêu bản lên kính và quan sát tế bào * Kết quả: (0,5đ) - Chất nguyên sinh co lại tách khỏi thành tế bào - Chất nguyên sinh trở lại trạng thái ban đầu Câu 3: (4 điểm) a b - Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng. * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là một chất vô cơ), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ). - Các giai đoạn hô hấp xảy ra tại ti thể: Xảy ra tại chất nền ti thể : + Chuyển hóa trung gian: 2axit pyruvic Æ 2Acetyl Co.A + 2CO2 + 2NADH + Chu trình crep: 2Acetyl Co.A + 2ADP + 6NAD+ + 2FAD+Æ 4CO2 + 6NADH + 2FADH2 + 2ATP Xảy ra ở màng trong ti thể: chuỗi chuyền điện tử: 10NADH + 2FADH2 + 6O2 Æ 34 ATP + 12H2O – Làm sữa chua là ứng dụng quá trình lên men lăctic trong điều kiện kị khí – Vi khuẩn lăctic trong “sữa cái” sẽ được cấy vào môi trường dinh dưỡng là dung dịch sữa có đường lactoz - Ủ trong 6-8h để tạo môi trường kị khí với nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng. - Vi khuẩn lên men đường tạo axit lăctic làm protein trong sữa đông tụ có độ sánh, và tạo ra nhiều vitamin, axit amin… có hàm lượng dinh dưỡng cao 3 0,25đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 4: (4 điểm) 1) - Đó có thể là quá trình nguyên phân. Vì kết quả nguyên phân cũng tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST không đổi ⇒ hàm lượng ADN bằng nhau và bằng với tế bào mẹ. 1,0đ - Đó cũng có thể là giảm phân I. Vì kết quả giảm phân I tạo ra 2 tế bào con có số 1,0đ lượng NST giảm đi một nửa nhưng mỗi NST đều ở trạng thái kép ⇒ hàm lượng ADN bằng nhau và bằng với tế bào mẹ. 2) Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào C Gọi k là số nguyên dương Theo đề ta có: 27 + 27-3 + 2x = k2 0,5đ ⇔ 2x = k2 - 144 = k2 - 122 = (k +12) (k - 12) m Đặt 2 = k + 12 (1) 2n = k - 12 (2) 0,5đ Điều kiện: m, n ≥ 0; m > n và m + n = x Lấy (1) - (2) ta có 2m - 2n = 24 (3) 0,5đ ⇔ 2n(2m-n - 1) = 23.3 n 3 ⇔2 =2 ⇒ n = 3 thế vào (3) ta có m = 5 và x = m + n = 3 + 5 = 8 0,5đ Vậy tế bào C nguyên phân liên tiếp 8 lần Câu 5: (4 điểm) a/ Nuôi cấy liên tục là phương pháp nuôi cấy vi sinh vật trong một môi trường được bổ sung chất dinh dưỡng và rút bỏ các sản phẩm trao đổi chất và sinh khối tế bào dư thừa một cách liên tục. Do đó, các vi sinh vật được duy trì ở trạng thái sinh trưởng tương ứng với pha lũy thừa, mật độ tế bào ổn định trong suốt quá trình nuôi cấy. Đây là phương pháp nuôi cấy được sử dụng trong sản xuất sinh khối vi sinh vật, enzim, vitamin,… 1,0đ - Muốn xác định tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật, người ta phải xác định ở pha lũy thừa. vì ở pha này thời gian thế hệ hầu như không thay đổi. 1,0đ b/ - Số lần phân bào của mỗi tế bào tế bào vi khuẩn ban đầu + Ở nhiệt độ 400C thời gian thế hệ (tức thời gian của một lần phân bào của vi khuẩn E.coli là 20 phút + Số lần phân bào của mỗi tế bào ban đầu: 2 giờ/20 phút = 6 lần 1.0đ - Tổng số tế bào vi khuẩn có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy: N = N0 x 2n = 50 x 26 = 3200 (tế bào) 1.0đ --- HẾT--- 4 Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng B) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) a. Cho các nguyên tố đại lượng và vi lượng sau đây: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu, Zn,Co,Mo. + Những nguyên tố nào liên quan đến hàm lượng diệp lục trong lá và quá trình cố định nitơ khí quyển? + Khi đất thiếu Mg, cây có thể lấy Mg từ đâu cho các lá non? + Vì sao khi trồng cây họ đậu lại phải bón phân vi lượng chứa Mo? b. Một gen dài 0,51 micrômet và có 3900 liên kết hyđrô. Mạch đơn thứ nhất của gen có số nuclêôtit loại Ađênin là 150, mạch đối diện có số Xitôzin là 300 nuclêôtit. Hãy xác định tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của từng mạch đơn của gen. Câu 2: (4 điểm) a. Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào nhân chuẩn. b. Nêu thí nghiệm chứng minh vai trò của nhân là mang thông tin di truyền, trung tâm điều khiển, điều hòa các hoạt động sống của tế bào. Câu 3: (4 điểm) a. -Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? - Trong quá trình hô hấp nội bào, có những giai đoạn nào xảy ra tại ti thể? Tóm tắt nguyên liệu và sản phẩm nếu nguyên liệu ban đầu là một phân tử glucoz? b. Giải thích nguyên lí sinh học của quá trình làm sữa chua ? Câu 4: (4 điểm) 1. Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của chu kì tế bào. Anh (Chị) có nhận xét gì về kì trung gian ở các loại tế bào sau: tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? 2. Có 10 tế bào của cùng một loài tiến hành nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng từ môi trường nguyên liệu tương đương với 2100 nhiễm sắc thể (NST) đơn. Tổng số lượt thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân là 150. Xác định: - Số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST lưỡng bội của loài. - Số NST, số tâm động và số crômatit có trong các tế bào khi các tế bào đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ hai. Câu 5: (4 điểm) a. - Thế nào là nuôi cấy liên tục? Tại sao người ta chọn nuôi cấy vi sinh vật liên tục để thu sinh khối? 1 - Muốn xác định tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật, người ta phải xác định ở pha nào? b. . Người ta đưa vào môi trường nuôi cấy liên tục 50 tế bào vi khuẩn E.coli, nhiệt độ của môi trường nuôi cấy được duy trì ổn định ở 400C. Thời gian sinh trưởng được xác định là 2 giờ. Hãy tìm: - Số lần phân bào của mỗi tế bào tế bào vi khuẩn ban đầu. - Tổng số tế bào vi khuẩn có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy trên. Giả sử các tế bào vi khuẩn không bị chết và thời gian sinh trưởng nói trên đã loại trừ giai đoạn tiềm phát của vi khuẩn. --- HẾT --- 2 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng B) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) a. + Hàm lượng diệp lục: N, Mg,Fe. (0,5đ) + Quá trình cố định nitơ khí quyển: Mo,Fe,S. (0,5đ) + Khi đất thiếu Mg, cây có thể lấy Mg từ các lá già trước khi rụng cho các lá non. (0,5đ) + Mo chứa trong phức hệ ezim nitrôgenaza và họat hóa cho enzim này.Cây họ đậu có khả năng cố định nitơ khí quyển và ezim nitrôgenaza xúc tác cho quá trình này. (0,5đ) b. * Tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của gen : - Tổng số nuclêôtit của gen = 0,51.104 / 3,4 .2 = 3000 (nuclêôtit) - Theo đề ta có : 2A + 3G = 3900 (1) 2A + 2G = 3000 (2) -Từ (1) và (2) ta được: G = X = 900 (nuclêôtit) => A = T = 3000/2 – 900 = 600 (nuclêôtit) (0,25đ) (0,5đ) - Tỷ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen: A = T = 600/3000 .100% = 20% G = X = 50% - 20% = 30%. (0,25đ) * Tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nuclêôtit của từng mạch đơn của gen: - Theo đề ta có: A1 = 150 => A2 = 600 – 150 = 450 (nuclêôtit) X2 =300 => X1 = 900 – 300 = 600 (nuclêôtit) -Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 (nuclêôtit) T1 = A2 = 450 (nuclêôtit) G1 = X2 = 300 (nuclêôtit) X1 = G2 = 600 (nuclêôtit) - Vậy tỷ lệ phần trăm của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 .100%: (3000 : 2 ) = 10% T1 = A2 = 450.100%: (3000 : 2 ) = 30% G1 = X2 = 300.100%: (3000 : 2 ) = 20% X1 = G2 = 600 .100%: (3000 : 2 ) = 40% 1 (0,5đ) (0,5đ) Câu 2: (4 điểm) a- Học sinh vẽ được cấu tạo tế bào nhân chuẩn (động vật hoặc thực vât) và chú thích đủ (tối thiểu) 8 nội dung: (mỗi nội dung cho 0,25 điểm) (Nếu học sinh vẽ đúng nhưng không chú thích thì cho 0,5 điểm; Ribosom phải đính trên lưới nội chất mới cho điểm) * Đối với tế bào động vật: - Màng sinh chất - Nhân, nhân con - Lưới nội chất (trơn, hạt) - Ti thể - Ribosom - Bộ máy gôngi - Lizosom - Khung xương tế bào * Đối với tế bào thực vật: - Thành tế bào - Ti thể - Lục lạp - Ribosom - Màng sinh chất - Không bào - Lưới nội chất - Bộ máy gôngi - Nhân, nhân con b- * Thí nghiệm thứ nhất: Cho một cơ thể đơn bào, cắt cơ thể đó thành hai phần: phần chứa nhân và phần không chứa nhân. Phần chứa nhân sau một thời gian sẽ tái tạo thành một cơ thể đơn bào, phần không nhân tồn tại một thời gian sau đó tiêu biến. * Thí nghiệm thứ hai: Cho hai cơ thể đơn bào: Cơ thể thứ nhất có hình cầu, tốc độ sinh sản với thời gian thế hệ là 20 phút. Cơ thể thứ hai có hình que, tốc độ sinh sản với thời gian thế hệ là 40 phút. Bằng phương pháp ghép và trao đổi nhân giữa hai cơ thể đó sau một thời gian thì cơ thể thứ nhất sẽ có hình que, tốc độ sinh sản với thời gian thế hệ là 40 phút và cơ thể thứ hai sẽ có hình cầu, tốc độ sinh sản với thời gian thế hệ là 20 phút. Mỗi thí nghiệm cho 1 điểm. Câu 3: (4 điểm) - Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời a giải phóng năng lượng. * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là một chất vô cơ), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ). b - Các giai đoạn hô hấp xảy ra tại ti thể: Xảy ra tại chất nền ti thể : + Chuyển hóa trung gian: 2axit pyruvic Æ 2Acetyl Co.A + 2CO2 + 2NADH + Chu trình crep: 2Acetyl Co.A + 2ADP + 6NAD+ + 2FAD+Æ 4CO2 + 6NADH + 2FADH2 + 2ATP Xảy ra ở màng trong ti thể: chuỗi chuyền điện tử: 10NADH + 2FADH2 + 6O2 Æ 34 ATP + 12H2O – Làm sữa chua là ứng dụng quá trình lên men lăctic trong điều kiện kị khí – Vi khuẩn lăctic trong “sữa cái” sẽ được cấy vào môi trường dinh dưỡng là dung dịch sữa có đường lactoz - Ủ trong 6-8h để tạo môi trường kị khí với nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng. 2 0,25đ 0,75đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ - Vi khuẩn lên men đường tạo axit lăctic làm protein trong sữa đông tụ có độ sánh, và tạo ra nhiều vitamin, axit amin… có hàm lượng dinh dưỡng cao Câu 4: (4 điểm) 1. - Đặc điểm các pha trong kì trung gian: + Pha G1: Gia tăng tế bào chất, hình thành thêm các bào quan và tổng hợp các ARN và các protein, chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện cho sự tổng hợp ADN + Pha S: 9 Nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST 9 Trung tử cũng nhân đôi + Pha G2: Tiếp tục tổng hợp protein và những chất cần thiết để tạo thoi phân bào - Đặc điểm kì trung gian ở tế bào: + Tế bào vi khuẩn: Phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian + Tế bào hồng cầu: Không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Tế bào thần kinh: Kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể + Tế bào ung thư: Kì trung gian rất ngắn 2. - Số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST lưỡng bội của loài: Gọi a là số lần nguyên phân của mỗi tế bào Ta có: 10 x (2a - 1) = 150 ⇔ 2a = 16 ⇒ a = 4 Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Ta có: 10 x 2n (2a - 1) = 2100 ⇒ 2n = 14 - Số NST, số tâm động và số crômatit có trong các tế bào khi các tế bào đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ hai: Ta có: số tế bào tham gia nguyên phân lần thứ hai là: 10 x 21 = 20 tế bào + Giai đoạn pha G1 của kì trung gian (khi chưa nhân đôi NST): 9 Số NST trong các tế bào = 20 x 2n = 20 x 14 = 280 (NST đơn) 9 Số tâm động trong các tế bào = 20 x 2n = 20 x 14 = 280 (tâm động) 9 Số crômatit có trong các tế bào = 0 (crômatit) + Giai đoạn pha S, G2 của kì trung gian (khi đã nhân đôi NST): 9 Số NST trong các tế bào = 20 x 14 = 280 (NST kép) 9 Số tâm động trong các tế bào = 20 x 14 = 280 (tâm động) 9 Số crômatit có trong các tế bào = 20 x 2 x 14 = 560 (crômatit) Câu 5: (4 điểm) 0,5đ (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) (0,25đ) a/ Nuôi cấy liên tục là phương pháp nuôi cấy vi sinh vật trong một môi trường được bổ sung chất dinh dưỡng và rút bỏ các sản phẩm trao đổi chất và sinh khối tế bào dư thừa một cách liên tục. Do đó, các vi sinh vật được duy trì ở trạng thái sinh trưởng tương ứng với pha lũy thừa, mật độ tế bào ổn định trong suốt quá trình nuôi cấy. Đây là phương pháp nuôi cấy được sử dụng trong sản xuất sinh khối vi sinh vật, enzim, vitamin,… 1,0đ - Muốn xác định tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật, người ta phải xác định ở pha lũy thừa. vì ở pha này thời gian thế hệ hầu như không thay đổi. 1,0đ b/ - Số lần phân bào của mỗi tế bào tế bào vi khuẩn ban đầu + Ở nhiệt độ 400C thời gian thế hệ (tức thời gian của một lần phân bào của vi khuẩn E.coli là 20 phút + Số lần phân bào của mỗi tế bào ban đầu: 3 2 giờ/20 phút = 6 lần - Tổng số tế bào vi khuẩn có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy: N = N0 x 2n = 50 x 26 = 3200 (tế bào) --- HẾT--- 4 1.0đ 1.0đ TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 Web: http://bacninh.edu.vn/thptthuanthanh1 Ngày 14/03/2013 (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1(2,0 điểm). Cho biết thành phần MT Hansen (nuôi cấy nấm men) gồm: Glucose: 50g, Pepton : 10g, KH2PO4: 3g, MgSO4.7H2O: 2g, Nước : 1000ml, Thạch :15-20g (pH= 5-6) Môi trường trên thuộc loại môi trường gì ? giải thích? Câu 2 (4,0 điểm) a. Một tế bào đang thực hiện quá trình phân bào. Quan sát dưới kính hiển vi thấy có 8 NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo. Tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào? Xác định bộ NST lưỡng bội của loài đó? b.Có 4 tế bào lưỡng bội của loài trên nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau và đã tạo ra 32 tế bào con. + Xác định số lần nguyên phân của các tế bào trên? +Xác định số lượng NST mà môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân nói trên? Câu 3 (1,0 điểm). Trong quá trình sản xuất nước mắm từ cá hãy giải thích vì sao người ta không loại bỏ ruột cá và phải ủ kín trong thời gian dài? Câu 4 (2,0 điểm). Trong tế bào lưỡng bội 2n của cơ thể người có chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nu . Hãy cho biết số lượng cặp nu tương ứng ở các giai đoạn sau đây của tế bào và giải thích? Tế bào ở pha G1 Tế bào ở pha G2 Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân Tế bào ở kì cuối của giảm phân 2. Câu 5 (1,0 điểm). Phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Giải thích? a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương và vỡ ra. b. Lizoxom là một bào quan có nhiều trong tế bào thực vật. --------------------------------- Hết -------------------------------Họ tên thí sinh: …………………………………….. SBD: …………………….. ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Hướng dẫn chấm thi HSG cấp trường môn sinh học 10 năm học 2012 – 2013 Câu 1(2đ) 2(4đ) Nội dung - là môi trường bán tổng hợp (1đ) - Vì có chứa cả các thành phần các chất tự nhiên là dịch pepton… và cấc chất tổng hợp là KH2PO4: 3g, MgSO4.7H2O: 2g …. (1đ) a. + Tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân (1đ) + Bộ NST của loài 2n = 8 ( vì kì giữa các NST của loài ở dạng kép tương đồng) (1đ) b. + theo bài ra ta có pt: 4. 2k = 32 suy ra k = 3 ( số lần nguyên phân của một tế bào là 3) (1đ) + Adct: 2n( 2k – 1 ) = 8( 2 3 – 1) = 56 NST ( một tế bào) mà bài cho là 4 tế bào cùng tham gia quá trình nguyên phân thì tổng số NST mà môi trường cung cấp là: 4. 56 = 224 (NST) (1đ) 3(1đ) - Vì trong ruột cá có một loại vi khuẩn có khả năng phân hủy pr của cá tạo thành các aa trong nước mắm.(0.5đ) - loại vk này hoạt động trong môi trường kị khí nên phải ủ kín dài ngày (0.5đ) 4(2đ) - pha G1 = 6. 10 9 cặp nu - Pha G2 = 2. 6. 109 cặp nu - Kì giữa của quá trình nguyên phân = 2.6. 109 cặp nu - Kì cuối của giảm phân 2 = 3. 109 cặp nu Mỗi ý đúng cho 0.5đ a. sai vì tế bào thực vật có thành rất bền vững (0.5đ) b. sai vì bào quan này chỉ có ở tế bào động vật. (0.5đ) 5(1đ) SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ………………. ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HSG 10 CẤP TỈNH MÔN THI: SINH HỌC (Dành cho HS không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? Câu 2 a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 3 a. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha đó? b. Để tạo ra 20 phân tử glucôzơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? Câu 4 a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo phương thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra phương thức vận chuyển đó? Câu 5 a. Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng thực hiện và nguồn năng lượng? Câu 6 a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiếu lizôxôm nhất? Tại sao? Câu 7 Nêu các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Điều kiện để xẩy ra vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Câu 8 a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? b. Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích tại sao? Câu 9 a. Trong quá trình hô hấp nội bào, có 2 giai đoạn xẩy ra tại ti thể. Đó là giai đoạn nào và xẩy ra ở đâu? b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 5 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra? Câu 10 Ở ruồi giấm, một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm. - Hết Họ và tên thí sinh...............................................................SBD...................................... SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên) Câu Nội dung 1 a. Giải thích: (1.0đ) - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định.......................................................................................................................................... - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn..................................................................................................................... b. Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: - Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế bào......................................................................... - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: Vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào................................................................................................................... 2 a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : (1.0đ) - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức)................................................................. - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước................................................................... b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu............................................................ - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. ............................................................................. 3 a. (1,0đ) - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp.............................................................. - Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và nước => Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO2. Vì CO2 chỉ tham gia vào pha tối............................................................................................................................................... b. Tạo 20 glucôzơ, pha tối đã dùng: 20X18 = 360 ATP……………………………………………… 20X12 = 240 NADPH…………………………………………. 4 a. (1,0đ) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng............................................................................................................................. * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ)..................................................................................................................................... b. - Phương thức: Bị động (thụ động)........................................................................................ - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ......................................................................... 5 a. (1,0đ) * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................................... * Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian............... b. Phân biệt: Chỉ tiêu so sánh Hóa tổng hợp Quang tổng hợp Đối tượng Vi khuẩn hóa tổng hợp Vi khuẩn quang hợp, trùng roi, tảo, thực vật………………….. Nguồn năng lượng Phản ứng hóa học Năng lượng ánh sáng……….. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 a. (1,0đ) - Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B..................................................................... 0,25 - Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào).............................. 0,25 b. - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất................................................................................... - Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều lizoxom nhất....................................................... * Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất: 7 (1.0đ) - Vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit....................................................................... - Vận chuyển qua kênh prôtêin................................................................................................. * Điều kiện: - Phải có kênh prôtêin.............................................................................................................. - Phải được cung cấp năng lượng ATP.................................................................................... 8 a. (1.0đ) - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá, vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi khuẩn .................................................................................................................... 0,25 - Axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm vàng hoa cau)..................................................................................................... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Giải thích: - Trên vỏ quả có rất nhiều tế bào nấm men. Nấm men sẽ lên men đường thành rượu etilic và CO2............................................................................................................................................................................................................... - Khí CO2 được tạo thành không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.............................................................................................................................................. a. Các giai đoạn hô hấp xẩy ra tại ti thể: 9 (1.0đ) - Chu trình crep: Xẩy ra tại chất nền ti thể………………………………………………….. - Chuỗi vận chuyển điện tử: Xẩy ra ở màng trong ti thể……………………………………. b. Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 5 x 10 = 50................................................................................................ - Sô FADH2 tạo ra: 5 x 2 = 10................................................................................................. 10 Xác định số lần nguyên phân và giới tính (1.0đ) - Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128………………………………………………… - Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1)2n = (2k – 1)8 + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8 => Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504 tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn.................................................................................................................... 0,25 2 a. (1.0đ) * Những phân tử có liên kết hiđrô: ADN và prôtêin........................................................... 0,25 * Vai trò của liên kết hiđrô trong cấu trúc các phân tử: - ADN: Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung tạo cấu trúc không gian của ADN - Protein: Tham gia cấu trúc không gian của prôtêin.............................................................. 0,25 b. Tế bào thực vật không dự trữ glucôzơ mà thường dự trữ tinh bột vì: - Tinh bột không tạo áp suất thẩm thấu, còn glucozơ tạo áp suất thẩm thấu.......................... 0,25 - Tinh bột khó bị ôxi hóa, còn glucozơ dễ bị ôxi hóa (tính khử mạnh).................................. 0,25 + 3 a. So sánh tính thấm giữa 2 loại màng với glyxêrol và Na : (1,0đ) - Glixeron đi qua cả 2 màng vì glixeron là chất không phân cực có thể đi qua lớp 0,25 phôtpholipit kép..................................................................................................................... - Ion Na+ chỉ đi qua màng sinh chất, không đi qua màng nhân tạo vì Na+ là chất tích điện nên chỉ có thể đi qua kênh prôtêin của màng sinh chất, còn màng nhân tao không có kênh prôtêin nên không thể đi qua đươc......................................................................................... 0,25 b. * Thí nghiệm chứng minh tính chất động của màng…….......………………………….. 0,25 * Ý nghĩa tính động của màng với tế bào: Giúp tế bào linh hoạt thực hiện nhiều chức năng 0,25 4 a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : (1,0đ) - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức).............................................................. 0,25 - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước.................................................................. 0,25 b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu........................................................... 0,25 - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. ........................................................................ 0,25 a. Các hình thức photphorin hóa quang hóa 5 (1,0đ) - Phôtphorin hóa quang hóa vòng............................................................................................ 0,25 - Phôtphorin hóa quang hóa không vòng................................................................................. 0,25 b. Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 7 x 10 = 70............................................................................................... 0,25 - Sô FADH2 tạo ra: 7 x 2 = 14..................................................................................................... 0,25 6 a. (1,0đ) - Đặc điểm cơ bản của nấm men: Đơn bào, nhân thực, sinh sản vô tính bằng nảy chồi hoặc phân cắt là chủ yếu, dị dưỡng ....................................................................................... 0,25 - Nấm men thuộc nhóm vi sinh vật: Kị khí không bắt buộc................................................. 0,25 b. Hoạt động chính của nấm men: - Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic........................ 0,25 - Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí -> sinh trưởng và sinh sản nhanh.......... 0,25 7 a. (1.0đ) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng........................................................................................................................................ * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ)..................................................... b. - Phương thức: Bị động (thụ động) (khuếch tán). ................................................................ - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ, kênh prôtêin (Với các chất cần kênh)........... 8 a. (1.0đ) * Đặc trưng cơ bản của virut là: - Kích thước vô cùng nhỏ bé, cấu tạo gồm 2 thành phần chính là vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic ( là ADN hoặc ARN)................................................................................................. - Sống kí sinh nội bào bắt buộc trong tế bào vật chủ............................................................. b. Chứng minh: - Khi trong tế bào vật chủ nó có biểu hiện những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống ( trao đổi chất và năng lượng, sinh sản...)............................................................................... - Chưa có cấu tạo tế bào (cấu tạo đơn giản gồm 2 thành phần là: prôtêin và axit nuclêic), khi tồn tại bên ngoài tế bào vật chủ thì không các dấu hiệu đặc trưng của sự sống.............. a. Sai. Vì chỉ tế bào thực vật bậc thấp mới có trung thể, tế bào thực vật bậc cao không có 9 (1.0đ) trung thể.................................................................................................................................. b. Sai. Vì có tế bào sinh dưỡng có bộ NST là n như tế bào sinh dưỡng ở rêu, cây phát triển từ nuôi cấy hạt phấn........................................................................................................ c. Đúng................................................................................................................................... d. Sai. Vì tế bào nhân sơ (vi khuẩn) chưa có nhân mà chỉ có vùng nhân............................... 10 a. (1.0đ) * Gọi x là thời gian của kì trung gian của một chu kì tế bào, y là thời gian nguyên phân Theo bài ra ta có: x + y = 11 x–y=9 => x = 10, y = 1 Vậy kì trung gian diễn ra trong 10 giờ, nguyên phân diễn ra trong 1 giờ........................... * Thời gian diễn ra từng kì trong nguyên phân: - Thời gian kì đầu = thời gian kì cuối = (3/10) x 1 giờ = 0,3 giờ = 0,3 x 60 phút = 18 phút - Thời gian kì giữa = thời gian kì sau = (2/10) x 1giờ = 0,2 giờ = 0,2 x 60 phút = 12 phút... b. Tại thời điểm 32 giờ: 11 giờ x 2 + 10 giờ => hợp tử nguyên phân hai lần tạo ra 22 = 4 tế bào mới, và 4 tế bào này vừa kết thúc kì trung gian - Số lượng nhiễm sắc thể: 40 x 4 = 160 .................................................................................. - Trạng thái nhiễm sắc thể: Trạng thái kép.............................................................................. ………………………………………..Hết………………………………………. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Së gd & ®t b¾c giang Côm t©n yªn ®Ò thi häc sinh giái líp 10 n¨m häc 2011 -2012 M«n: Sinh häc (Thêi gian lµm bµi 90 phót, kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò) C©u 1 (1®): M« t¶ thµnh phÇn cÊu t¹o cña mét nuclª«tit vµ liªn kÕt gi÷a c¸c nuclª«tit trong ph©n tö ADN. §iÓm kh¸c nhau gi÷a c¸c lo¹i nuclª«tit? C©u2 (1®): So s¸nh sù kh¸c nhau vÒ cÊu tróc, chøc n¨ng cña ADN víi ARN? C©u3 (2®): a. H y m« t¶ cÊu tróc cña nh©n tÕ bµo? b.Quan s¸t h×nh d−íi h y cho biÕt h×nh vÏ m« t¶ thÝ nghiÖm nµo? M« t¶ tãm t¾t thÝ nghiÖm vµ nªu kÕt luËn rót ra tõ thÝ nghiÖm ®ã? C©u 4(3®): C¸c nhµ khoa häc ® kÕt luËn r»ng: "H« hÊp tÕ bµo lµ qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi n¨ng l−îng rÊt quan träng cña tÕ bµo" a. H y tr×nh bµy tãm t¾t qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi n¨ng l−îng quan träng ®ã? b. Cã ý kiÕn cho r»ng" Qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo ® chuyÓn ®æi n¨ng l−îng trong ph©n tö Gluc«zo ®Ó thu ®−îc 36ATP vµ mét sè s¶n phÈm kh¸c" nh−ng l¹i cã ý kiÕn kh¸c cho r»ng: "Qu¸ tr×nh chuyÓn ®æi n¨ng l−îng trong ph©n tö Gluc«zo qua h« hÊp tÕ bµo thu ®−îc 38ATP". H y gi¶i thÝch ®Î lµm s¸ng tá nh÷ng ý kiÕn trªn? c. Sau khi häc xong vÒ h« hÊp tÕ bµo em cã liªn t−ëng g× víi qu¸ tr×nh ®èt ch¸y nhiªn liÖu vÉn diÔn ra h»ng ngµy trong cuéc sèng? C©u 5.(1.0®) a. Qu¸ tr×nh muèi d−a, cµ lµ sù øng dông kÜ thuËt lªn men nµo? CÇn t¸c dông cña lo¹i vi sinh vËt nµo? b. T¹i sao muèi d−a, cµ ng−êi ta th−êng dïng vØ tre ®Ó nÐn chÆt rau qu¶, bªn trªn l¹i ®Æt hßn ®¸? dông g×? C©u6(2®): B»ng ph−¬ng ph¸p nu«i cÊy trong èng nghiÖm, tõ 1 tÕ bµo mÑ qua mét sè lÇn nguyªn ph©n ng−êi ta thu ®−îc 64 tÕ bµo. tæng sè NST ®¬n ë tr¹ng th¸i ch−a nh©n ®«i trong tÊt c¶ c¸c tÕ bµo lµ 2560. a. X¸c ®Þnh sè lÇn nguyªn ph©n x¶y ra. b. X¸c ®Þnh sè l−îng nhiÔm s¾c thÓ cña tÕ bµo mÑ. c. C¸c tÕ bµo con cã sè l−îng nhiÔm s¾c thÓ b»ng bao nhiªu? HÕt Së gd & ®t b¾c giang ®¸p ¸n thi häc sinh giái líp 10 n¨m häc 2011 -2012 Côm t©n yªn M«n: Sinh häc §iÓm C©u §¸p ¸n - Nuclª«tit lµ ®¬n ph©n cña ADN , CÊu t¹o gåm 3 thµnh phÇn: baz¬ ni t¬, axit 0.25 C©u 1 ph«tphoric vµ ®−êng pent«z¬. - Liªn kÕt gi÷a c¸c Nuclªotit trong ph©n tö ADN: + Trªn mçi m¹ch ®¬n c¸c nuclª«tit liªn kÕt víi nhau b»ng liªn kÕt phèt 0.25 pho®ieste - liªn kÕt ho¸ trÞ- ®−îc h×nh thµnh gi÷a ph©n tö ®−êng cña Nuclªotit nµy víi axit photphoric cña Nu kÕ tiÕp t¹o thµnh chuçi polinucleotit + Trªn hai m¹ch ®¬n c¸c Nuclªotit liªn kÕt víi nhau b»ng liªn kÕt Hi®r« gi÷a c¸c baz¬nit¬ cña c¸c Nuclªotit theo NTBS( A liªn kÕt víi T b»ng 2 liªn kÕt Hi®r«, G lk víi X b»ng 3liªn kÕt hi®r« vµ ng−îc l¹i) 0.25 - §iÓm kh¸c nhau cña c¸c Nucleotit lµ thµnh phÇn baz¬nit¬. Cã 1 trong 4 lo¹i Baz¬nit¬ tham gia vµo cÊu t¹o Nucleotit lµ A, T, G, X nªn tªn cña Nuclªotit ®−îc gäi tªn cña c¸c baz¬nit¬ t−¬ng øng 0.25 C©u 2 - CÊu tróc: + ADN gåm 2 m¹ch dµi hµng chôc ngh×n ®Õn hµng triÖu nu. Thµnh phÇn gåm 4 lo¹i Nuclªotit: A, T, G, X. + ARN cã mét m¹ch ®¬n ng¾n, dµi hµng trôc ®Õn hµng ngh×n nu. Thµnh phÇn 0.5 gåm 4 lo¹i Nuclªotit A, U, G, X - Chøc n¨ng: + ADN mang th«ng tin di truyÒn, truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn +ARN truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn tõ nh©n ra tÕ bµo chÊt. Tham gia tæng hîp pr«tªin. VËn chuyÓn axit amin tíi rib«x«m ®Ó tæng hîp pr«tªin tham 0.5 gia cÊu t¹o nªn riboxom a. CÊu tróc nh©n tÕ bµo. C©u 3 - Lµ bµo quan cã kÝch th−íc lín nhÊt vµ dÔ quan s¸t trong tÕ bµo nh©n thùc. Nh©n TB cã h×nh bÇu dôc, h×nh cÇu cã ®−êng kÝnh kho¶ng 5 micr«met, phÝa ngoµi ®−îc bao bäc bëi mµng kÐp. Mçi mµng cã cÊu tróc gièng mµng nguyªn sinh chÊt bªn trong chøa khèi nguyªn sinh chÊt gäi lµ dÞch nh©n trong ®ã cã 1 hoÆc vµi nh©n con vµ sîi chÊt nhiÔm s¾c *mµng nh©n: gåm mµng ngoµi vµ mµng trong, mçi mµng dµy 6- 9 micr«met. Mµng ngoµi nèi víi l−íi néi chÊt. Trªn mÆt mµng nh©n cã nhiÒu lç nh©n cã ®−êng kÝnh 50- 80 nm. Lç nh©n ®−îc g¾n víi nhiÒu ph©n tö Pr«tªin cho phÐp c¸c ph©n tö nhÊt ®Þnh ®i vµo hay ®i ra khái nh©n *ChÊt nhiÔm s¾c chøa ADN, nhiÒu ph©n tö Pr«tªin (Histon) c¸c sîi nhiÔm s¾c xo¾n l¹i t¹o nªn NST. Sè l−îng NST trong mçi tÕ bµo nh©n thùc mang tÝnh ®Æc tr−ng cho loµi *Nh©n con: Bªn trong cã 1 hay vµi thÓ h×nh cÇu b¾t mµu ®Ëm h¬n so víi phÇn cßn l¹i cña chÊt nhiÔm s¾c, ®ã lµ nh©n con hay cßn gäi lµ h¹ch nh©n. 1.0 Nh©n con chØ gåm Pr«tªin vµ rARN c. H×nh vÏ m« t¶ thÝ nghiÖm vÒ chøc n¨ng cña nh©n tÕ bµo 0.5 - M« t¶ thÝ nghiÖm + Mét nhµ khoa häc ® tiÕn hµnh ph¸ huû nh©n cña tÕ bµo trøng Õch thuéc loµi A, sau ®ã lÊy nh©n cña tÕ bµo sinh d−ìng cña loµi B cÊy vµo. Sau nhiÒu lÇn thÝ nghiÖm «ng ® nhËn ®−îc nh÷ng con Õch con tõ tÕ bµo ® ®−îc chuyÓn nh©n, nh÷ng chó Õch con nµy mang ®Æc ®iÓm cña loµi B. 1.0 KL rót ra tõ thÝ nghiÖm: Nh©n tÕ bµo lµ n¬i l−u gi÷ vµ truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn cña tÕ bµo. 0.5 Qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo diÔn ra qua 3 giai ®o¹n : ®−êng ph©n, chu tr×nh Crep C©u 4 vµ chuçi chuyÒn electron h« hÊp, trong ®ã ph©n tö gluc«z¬ ®−îc ph©n gi¶i tõng phÇn ë c¸c giai ®o¹n kh¸c nhau. 0.25 + Qu¸ tr×nh ®−êng ph©n lµ qu¸ tr×nh biÕn ®æi gluc«z¬ trong tÕ bµo chÊt. Tõ mét ph©n tö gluc«z¬( C6H12O6) bÞ biÕn ®æi t¹o ra hai ph©n tö a xitpiruvic (C3H4O3) vµ 2 ph©n tö ATP 0.25 + Chu tr×nh Crep: Hai ph©n tö axitpi ruvic bÞ «xi ho¸ thµnh hai ph©n tö axªtyl C«A, t¹o ra 2 ATP 0.25 + Chuçi truyÒn electr« h« hÊp x¶y ra trªn mµng trong cña ti thÓ, t¹o ra C©u 5 C©u 6 nhiÒu ATP nhÊt 34 ATP b. Trong qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo ë Sinh vËt nh©n thùc giai ®o¹n chuçi truyÒn e diÔn ra t¹i chÊt nÒn cña ti thÓ nªn ® tiªu tèn mÊt 2ATP vµo viÖc vËn chuyÓn s¶n phÈm trung gian cña giai ®o¹n ®−êng ph©n (NADH) tõ bµo t−¬ng vµo trong ti thÓ nªn sè ATP thu ®−îc sau toµn bé qu¸ tr×nh lµ 36ATP. Cßn ë sinh vËt nh©n s¬ do kh«ng cã ti thÓ nªn giai ®o¹n chuçi truyÒn e diÔn ra ngay trªn mµng sinh chÊt v× vËy kh«ng tiªu tèn ATP cho viÖc vËn chuyÓn s¶n phÈm trung gian cña giai ®o¹n ®−êng ph©n tíi chuçi truyÒn e. Do ®ã sè l−îng ATP thu ®−îc qua h« hÊp tÕ bµo ë sinh vËt nh©n s¬ lµ 38ATP. C¶ hai ý kiÕn ®Òu nãi vÒ s¶n phÈm cña qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo. Tuy nhiªn cÇn bæ sung ®ã lµ s¶n ph¶m cña qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo ë sinh vËt nh©n s¬ hay sinh vËt nh©n thùc. c. Thùc chÊt qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo rÊt gièng víi qu¸ tr×nh ®èt ch¸y nhiªn liÖu vÉn diÔn ra h»ng ngµy trong cuéc sèng , con ng−êi ®èt cñi, than, x¨ng, dÇu ®Ó lÊy n¨ng l−îng s−ëi Êm, nÊu n−íng , ch¹y ®éng c¬ « t«, xe m¸y … C¸c tÕ bµo sèng "®èt" c¸c ph©n tö h÷u c¬ ®Ó lÊy n¨ng l−îng cho c¸c ho¹t ®éng cña m×nh. C¶ hai qu¸ tr×nh nµy ®Òu gåm c¸c ph¶n øng «xiho¸ - khö, ®Òu tiªu tèn oxi cña khÝ quyÓn vµ sinh ra khÝ Cacbonnic. Nh−ng qu¸ tr×nh ®èt ch¸y nhiªn liÖu sinh ra trong mét ph¶n øng cßn qu¸ tr×nh h« hÊp tÕ bµo diÔn ra tõ tõ th«ng qua mét chuçi ph¶n øng kÕ tiÕp nhau vµ ®−îc xóc t¸c bëi hµng lo¹t c¸c enzim sinh häc. a. ViÖc muèi d−a, cµ lµ øng dông qu¸ tr×nh lªn men lactic. T¸c nh©n cña hiÖn t−îng lªn men lactic lµ VK lactic sèng kÞ khÝ b. §Ó qu¸ tr×nh lªn men diÔn ra tèt ®Ñp ng−êi ta dïng vØ tre nÐn chÆt vµ d»n ®¸ ®Ó t¹o m«i tr−êng kÞ khÝ cho VK lactic ho¹t ®éng tèt. a. Sè lÇn nguyªn ph©n: 6 b. Sè l−îng NST cña tÕ bµo mÑ: 2n = 40 c. Sè l−îng NST cña tÕ bµo con: 2n = 40 0.25 1.0 1.0 0.5 0.5 0.5 0.25 0.25 TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Môn : SINH HỌC 10 ( 2010 – 2011) ( Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1 (4.0 điểm): Sơ đồ sau đây phản ánh cây phát sinh thuộc hệ thống phân loại 5 giới. Hãy điền vào các ô trống các sinh vật , nhóm sinh vật tương ứng và nêu những đặc điểm sai khác về dinh dưỡng ,lối sống giữa các nhóm sinh vật ở các ô 16 , 17 , 18. Vi khuẩn 3 14 4 5 15 6 7 8 Giới Nấm 9 10 17 11 12 13 18 Tổ tiên chung Câu 2 ( 4.5 điểm): a. Vẽ, chú thích và mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào? b. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào? Câu 3 (3.0 điểm): a. Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ở tế bào nhân thực? b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau: - dung dịch ưu trương - dung dịch nhược trương. Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích? Câu 4 (3.0 điểm): Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150.(Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau) Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên. Câu 5 ( 3.0 điểm) : a.Phân biệt quá trình hô hấp với quá trình quang hợp về các điểm sau: Phương trình tổng quát,bào quan thực hiện,năng lượng và sắc tố. b.ATP là gì? ATP chuyển năng lượng cho các hợp chất bằng cách nào? Câu 6 ( 2.5 điểm): a. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật được giải thích như thế nào? b. Ở một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số sợi crômatit, số nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở kì giữa , kì sau của quá trình nguyên phân. ----------------------------------------- -- HẾT--------------------------------------------------------- ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Sinh học. Khối 10 Thời gian: 120 phút Câu ý Nội dung trả lời * Hoàn thành sơ đồ 2.Vi khuẩn cổ ; 3. Động vật nguyên sinh ; 4.Thực vật nguyên sinh (Tảo); 5. Nấm nhầy ; 6. Nấm men ; 7.Nấm sợi ; 8. Rêu ; 9.Quyết ; 10. Hạt trần ; 11. Hạt kín; 12. Động vật không xương sống ; 13. Động vật có xương sống 14. Giới khởi sinh ; 15. Giới nguyên sinh ; 17. Giới thực vật ; 18. Giới động vật 1 * Đặc điểm sai khác giữa các nhóm sinh vật 16,17,18. Giới nấm Giới thực vật Giới động vật -Sống cố định - Sống cố định - Di chuyển -Dinh dưỡng hoại sinh - Tự dưỡng quang hợp - Dị dưỡng a * Vẽ và chú thích đúng 2 * Mô tả cấu trúc + Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào, trên có nhiều loại enzim hô hấp + Chất nền ti thể chứa các enzim ham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND vòng, ARN và riboxom * Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào vì: có khả năng biến đổi năng lượng dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucozơ) thành năng lượng ATP cho tế bào *Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm * Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào : - Theo cơ chế xuất bào ( bằng cách hình b. thành các bóng xuất bào ) ( Con đường : Prôtêin (Lưới nội chất hạt) -> Túi tiết -> Bộ máy Gôngi (lắp ráp , đóng gói) -> Túi tiết trong tế bào -> Màng sinh chất -> Ra ngoài ) a 3 b * Chức năng các thành phần: + Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và cho 1 số chất khuếch tán qua + Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa các tế bào trong mô. + Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng + GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các tế bào lạ * Hiện tượng: Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Tế bào trương lên ->Vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước ) Điểm 1.5 1.0 1.5 1.0 1.0 1.0 0.5 1.0 1.0 1.0 4 * Giải thích + Tế bào hồng cầu : Trong môi trương ưu trương:-> tế bào mất nước -> tế bào co lại và nhăn nheo 0.5 Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước , do không có thành tế bào nên khi tế bào hút no nước -> vỡ tế bào + Tế bào biểu bì hành: Trong môi trường ưu trương -> tế bào mất nước -> Màng sinh chất tách dần ra 0.5 khỏi thành tế bào -> co nguyên sinh Trong môi trương nhược trương -> tế bào hút nước -> Màng sinh chất căng ra áp sát thành tế bào (tế bào trương nước) * Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: + A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen + => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu) ( HS có thể có cách giải khác – trên đây chỉ là một cách) 1.5 - Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 5 Ở gen của loài vi khuẩn 2: Theo gt , có: b G – A = 150 G = X = 390 2A + 3G = 1650 A = T = 240 Điểm Hô hấp Quang hợp phân biệt C6H12O6 + 6O2 6CO2+ Ánh sáng PTTQ 6H2O + Năng lượng (ATP CO2 +H2O a. +Nhiệt năng) Diệp lục 0.5 1.0 0.5 [CH2O ]+O2 Bào quan Ti thể Lục lạp 0.5 Nlượng Giải phóng năng lượng Tích luỹ năng lượng 0.5 Sắc tố Không có sắc tố Có sắc tố quanghợp *ATP là hợp chất cao năng ,được cấu tạo từ 3 thành phần :bazơ ađênin,đường b. pentôzơ ,3 nhóm photphat. 0.5 0.5 * ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat 0.5 cuối cùng để trở thành ADP (giải phóng khoảng 7.3 Kcalo) rồi ngay lập tức ADP được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP. a 6 b * Điểm khác nhau : - Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài ( màng sinh chất) vào trung tâm.. - Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào). 1.0 * Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ , làm cho tế bào không vận động được. Cromatit Nhiễm sắc thể Kì giữa 32 16 NST kép 0.5 Kì sau 0.5 0 32 NST đơn 0.5 SỞ GD& ĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2008-2009 Đề thi đề xuất ( Gồm 1 trang) Môn thi : Sinh học Lớp: 10 Thới gian làm bài : 180 phút ( không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1( 4 điểm): Mạch thứ nhất cùa gen có G = 75, hiệu suất giữa X với T bằng 10% số Nuclêotit của mạch. Ở mạch thứ hai, hiệu số giữa T va G bằng 10% số nuclêotit của mạch . Hãy xác định: a. Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêotit trong mỗi mạch đơn của gen. b. Tỉ lệ % và số lượng từng loại Nuclêotit của gen c. Chiều dài, khối lượng, số liên kết photphodieste giữa axit va đườngcó trong gen trên Câu 2 (4 điểm): Thế nào là bào quan của tế bào? Phân biệt sự khác nhau trong cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào chất? Câu 3 (4 điểm): Hãy dùng sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào ? Câu 4 (4 điểm): Bốn tế bào A, B, C, D đều thực hiện quá trình nguyên phân . Tế bào B có số lần nguyên phân gấo ba lần so với tế bào A và chỉ bằng ½ số lần nguyên phân của tế bào C. Tổng số lần nguyên phân của cả bốn tế bào là 19. Hãy xác định: a. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào trên . b. Số thoi vô sắc xuất hiện qua quá trình nguyên phân của cả bốn tế bào c. Nếu môi trường nội bào cung cấp tất cả là 3492 NST đơn thì bộ NST lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu? Câu 5 (4 điểm): a. Quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trỡ thành sệt b. Vì sao ăn sữa chua lại có ich cho sức khoẻ ? c. Trong điều kiện thích hợp nhất, thời gian thế hệ của vi khuẩn (vibrio cholerae) là 20 phút. Trong một quần thể ban đầu có 9. 105 tế bào vi khuẩn ; sau thời gian 146 phút số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu ? HẾT SỞ GD& ĐT BẠC LIÊU KỲ THI HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2008-2009 Đề thi đề xuất ( gồm 2 trang) Môn thi: Sinh học Lớp : 10 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: a. Tỉ lệ phần trăm và số lượng từng loại Nuclêotit trong mỗi mach đơn: - Gọi A1, T1, G1, X1: Các loại Nuclêotit trong mạch thứ nhất A2, T2,G2 , X2 : Các loại nuclêotit trong mạch thứ hai - Theo đề ta có: X1 – T1 = 10% => T1 =X1 – 10% T2 – G2 = A1 – X1 = 10% => A1 = X1 + 10% G2 - X2 = X1 – G1 = 20% => G1 = X1 – 20% A1 + T1 + G1 + X1 = 100% (4) Thay (1), (2), (3) vào (4) ta có : X1 + 10% + X1 – 10% + X1 – 20% + X1 = 100% Suy ra X1 = 30% (1) (2) (3) - Thay vào (1) => T1 = 30% - 10% = 20%. - Thay vào ( 2 ) => A1 = 30% + 10% = 40%. - Thay vào ( 3) => G1 = 30% - 20% = 10%. Vậy tỷ lệ % và số lượng từng loại Nuclêotit trong mỗi mạch đơn của gen: Mạch 1 Mạch 2 Tỉ lệ % Số lượng A1 = T2 = 40% = ( 40: 10 ): 75 = 300 ( Nu ) T1 = A2 = 20% = ( 20 : 10 ) : 75 = 150 ( Nu ) G1 = X2 = 10% = 75 ( Nu ) X1 = G2 = 30% = ( 30 : 10 ) x 75 = ( 225 Nu ) b. Tỷ lệ % số lượng từng loại Nuclêotít của gen: - Về số lượng: A=T=300+150=450 ( Nu ) G=X=75+225=300 ( Nu ) - Về tỷ lệ % : A = T = ( 40%+20% ): 2 = 30% - G = X = ( 10%+30% ) : 2 = 20% c. Chiều dài, khối lượng, số liên kết phốtphođieste giữa axít và đường của gen - Chiều dài gen: ( 450 + 300 ) x 3,4 Ao = 2550 A0 - Khối lượng gen: ( 450 + 300 ) x 2 x 300 đvC = 45 x 104 đvC - Số liên kết phôtphođieste giữa axít và đường: [ ( 450 + 300 ) x 2 x 2 ] – 2 = 2998 liên kết. Câu 2: - Bào quan là cấu trúc siêu hiển vi định khu tại từng vùng riêng biệt trong tế bào chất và thực hiện một chức năng nhất định. - Bảng phân biệt sự khác nhau trong cấu trúc màng và chức năng của các bào quan trong tế bào Bào quan Cấu trúc màng Chức năng Ti thể Màng kép Hô hấp tế bào Lục lạp Lưới nội chất Lưới nội chất hạt Màng kép Màng đơn Màng đơn Bộ máy gôngi Màng đơn Lizoxom Không bào Ribôxom Trung thể Màng đơn, dạng bóng Màng đơn dạng bóng Không có màng Không có màng Câu 3: tao ATP, NADH Glucôzơ 2phân tử axit piruvic H2O Quang hợp Vận chuyển nội bào Vận chuiyển nội bào tổng hợp Prôtêin Đóng gói và xuất xưởng các sản phầm prôtêin, glicôprôtêin Tiêu hoá nội bào Tạo sức trương, dự trữ các chất Tổng hợp Prôtêin Phân bào diều kiện có O2 Acetyl Co.A chất nền ti thể Chu trình Creb tại chất nền ti thể ATP Chuổi truyền electron CO2 + ATP + NADH + FADH2 Câu 4: Màng trong ti thể Số lần nguyên phân: + Gọi x : số lần nguyên phân của tế bào A 3 x : số lần nguyên phân của tế bào B 6 x : số lần nguyên phân của tế bào C y : số lần nguyên phân của tế bào D ( x, y ∈ Z+ ) Ta có: x + 3 x + 6 x + y = 19 10 x + y = 19 => x = 1, y = 9 Vậy các tế bào A,B,C,D có số đợt nguyên phân lần lượt là: 1, 3,6,9 b. Số thoi vô sắc xuất hiện: 21 – 1 + 23 – 1 + 26 – 1 + 29 – 1 = 582 thoi c. Bộ lưỡng bội: gọi 2 n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ( n ∈ Z+ ) Ta có: ( 21 – 1 ) x 2n + ( 23 – 1 ) x 2 n + ( 26 – 1 ) x 2n + ( 29 – 1 ) x 2n = 3492 2 n [21 – 1 + 23 – 1 + 26 – 1 + 29 – 1 ] = 3492 => 2n = 3492: 582 = 6 Câu 5: - Sửa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do khi axítlactíc được hình thành, PH của dung dịch sửa giảm, Prôttêin của sữa đã kết tủa. - Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại ( như vi khuẩn gây thối ). Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactíc trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hoá bình thường không gây hiện tượng đầy hơi trướng bụng. - 2n = 27 N = N0 x 2n = 9 x 105 x 27 Së gd & §T thanh ho¸ Trường THPT Ba Đình §Ò thi kh¶o s¸t ch©t l−îng ®éi tuyÓn lÇn 2 N¨m häc 2010-2011 M«n: sinh häc lớp 10 Thời gian làm bài: 180 phút - Ngày thi: 16/1/2011 (Đề thi gồm 10 câu - 02 trang) Câu 1. (1,5điểm) Sự giống nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. Sự giống nhau đó nói lên điều gì trong sự tiến hoá của sinh vật. Câu 2. (1,5điểm) Trong tế bào có các loại đại phân tử: pôlisaccarit, prôtêin, axit nucleic. a/ Mỗi loại đại phân tử được cấu tạo từ những nguyên tố nào? Đơn phân của mỗi đại phân tử đó là gì? b/ Đại phân tử nào có tính đa dạng và đặc trưng cho loài? Đại phân tử nào chứa thông tin di truyền? Câu 3. (1,5điểm) a/ Hãy phân biệt m-ARN, t-ARN, r-ARN về cấu trúc. b/ Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại sao? câu 4. (1,5điểm) Trong tế bào thực vật có hai loại bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP. a/ Đó là hai loại bào quan nào? b/ so sánh cấu trúc của hai loại bào quan đó Câu 5. (2,5điểm) a/ Những hiện tượng nào trong giảm phân làm xuất hiện nhiều loại giao tử ? Hãy mô tả hiện tượng đó .Ý nghĩa của nó đối với sự tiến hoá của các loài sinh vật. b/Tế bào thực vật không có trung thể thì thoi phân bào được hình thành như thế nào? Câu 6. (2,5điểm) a/ Chu kì tế bào là gì? Nêu tóm tắt những sự kiện chủ yếu của các pha G1,S,G2 . b/ Điều gì xảy ra nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát R và prôtêin loại Tubulin không được tổng hợp? Từ sự hiểu biết về chu kì tế bào hãy đề xuất thời điểm gây đột biến gen có hiệu qủa nhất. Câu 7. (2,0điểm) a/ Trình bày tóm tắt cấu tạo của màng sinh học . Tại sao màng sinh học được gọi là màng khảm lỏng? Liệt kê các bào quan có cấu tạo màng sinh học. b/ Có giả thuyết cho rằng : Nguồn gốc của ty thể chính là vi khuẩn hiếu khí cộng sinh với tế bào nhân thật theo em giả thuyết đó đã căn cứ vào những dẫn chứng nào? câu 8 . (1,5điểm) a / Viết các phương trình phản ứng để giải thích vì sao cây xanh sinh trưởng , phát triển tốt trên đất có nhiều mùn ? b/ Vì sao khi bón phân cần phải kết hợp với tưới nước? Giải thích hiện tượng cây bị chết khi bón quá nhiều phân . Câu 9. (2,5điểm) a/ Quang hợp là gì ? Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ? b/ Trong giờ thảo luận một học sinh cho rằng muốn tăng năng suất cây trồng ta cần tăng khả năng quang hợp và giảm khả năng hô hấp của cây trồng theo em ý kiến đó đúng hay sai ? Giải thích. Câu10. (3điểm) 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp nhiều đợt với số lần bằng nhau môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra 930 nhiễm sắc thể(NST) đơn . Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu dể tạo ra 960 NST đơn .Biết rằng hiệu suất thụ tinh của giao tử là 2,5% và đã hình thành nên 16 hợp tử. a/ Xác dịnh bộ NST lưỡng bội của loài . b/ Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai. c/Xác định giới tính của cơ thể. d/ Một tế bào sinh giao tử của cơ thể này trong bộ NST lưỡng bội các cặp NST tương đồng đều gồm các cặp có cấu trúc khác nhau và không thay đổi cấu trúc trong giảm phân , khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại giao tử ? Hãy qui ước ký hiệu cho NST và viết tổ hợp NST trong các loại giao tử đó . ----------------- Hết --------------------- Së gd & §T thanh ho¸ H−íng dÉn chÊm Trường THPT Ba Đình §Ò thi kh¶o s¸t ch©t l−îng ®éi tuyÓn lÇn 2 N¨m häc 2010 - 2011 M«n: sinh häc 10 Thời gian làm bài: 180 phút - Ngày thi: 16/01/2011 C©u ý Yªu cÇu vÒ kiÕn thøc 1 a) - TÕ bµo nh©n s¬ vµ tÕ bµo nh©n thùc ®Òu cã mµng sinh chÊt, tÕ bµo chÊt, vËt ch¸t di truyÒn lµAND,Riboxom còng ®−îc cÊu t¹o tõ rARN vµ pr«tein . - Ty thÓ vµ lôc l¹p cña tÕ bµo nh©n chuÈn chøa AND vµ ARN gièng AND vµ ARN cña tÕ bµo nhân sơ. ..................................................................................... Sù gièng nhau gi÷a tÕ bµo nh©n thùc vµ tÕ bµo nh©n s¬ ph¶n ¸nh nguån gèc thèng nhÊt cña sinh giíi............................................................................. - P«lisacarit:C, H, O ; Pr«tªin: C, H, O, N, S, P ; Axit nucleic: C, H, O,N,P - §¬n ph©n cña polisacarit lµ gluc«, cña pr«tªin lµ axit amin, cña axit nuclªic lµ nuclª«tit................................................................................................................ - Pr«tªinvµ axit nuclª«tit cã tÝnh ®Æc tr−ng cho loµi, axit nuclªic lµ vËt mang th«ng tin di truyÒn............................................. - m ARN cã cÊu tróc m¹ch th¼ng, tARN cã cÊu tróc xo¾n t¹o ra nh÷ng tay vµ thuú trßn mét trong c¸c thuú trßn cã mang bé ba ®èi m . ....................... - rARN còng cã cÊu t¹o xo¾n t−¬ng tù nh− tARN nh−ng kh«ng cã c¸c tay, c¸c thuú, cã cè cÆp nu liªn kÕt bæ sung nhiÒu h¬n............................................ - Thêi gian tån t¹i trong tÕ bµo cña rARN lµ lín nhÊt, Ýt nhÊt lµ cña mARN v× rARN cã nhiÒu liªn kÐt hi®r« h¬n c¶ và được liên kết với prôtêin nên khó bị en zim phaan huỷ tiÕp theo lµ tARN, mARN kh«ng cã cÊu t¹o xo¸n kh«ng cã liªn kÕt hi®r« nªn dÔ bÞ enzim ph©n huû nhÊt............................................. 1,5điểm 2 b) a) 1,5điểm b) 3 a) 1,5điểm b) 4 a) b) 1,5điểm 5 a) 2,5điểm b) 6 a) - §ã lµ Lôc l¹p vµ Ty thÓ.......................................................................... - Giống nhau: Đều có màng kép bao bọc, đều có ADN dạng vòng, ARN, riboxom, chứa ty thể, có 1 số Protein tham gia vào chuõi chuyền electron...... Khác nhau: Lục lạp chứa các phân tử diệp lục, ty thể chứa hệ enzim hô hấp......... ....................................................................................................... - Hai hiện tượng làm xuất hiện nhiều loại giao tử trong giảm phân là: + Phân ly độc lập , tổ hợp tự do của các NST và trao đổi đoạn. + Hiện tượng phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các NST xảy ra ở kỳ giữa của giảm phân 1. Một NST kép của cặp tương đồng này có thể phân ly và tổ hợp với 1 trong 2 NST kép của các cặp tương đồng kia...................... -Hiện tượng trao đổi đoạn xảy ra ở kỳ đầu của giảm phân 1 do NST kép tiếp hợp quá chặt dẫn đến trao đổi đoạn và hoán vị gen..................................... - Ý nghĩa: Làm đa dạng phong phú đối với sinh vật, tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hoá................................................................................................ - Tế bào thực vật không có trung thể nhưng có những vùng đặc trách như trung thể có vai trò tạo ra thoi phân bào................................................................ - Chu k× tÕ bµo lµ tr×nh tù c¸c sù kiÖn mµ tÕ bµo tr¶i qua vµ lÆp l¹i gi÷a c¸c lÇn nguyªn ph©n liªn tiÕp mang tÝnh chÊt chu k×............................................... điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2,5điểm b) a) 7 2,0điểm b) 8 a) 1,5điểm b) 9 a) 2,5điểm b) - Pha G1: Tế bào chuẩn bị các tiền chất cho quá trình tổng hợp ADN, hình thành thêm các bào quan. Trong pha G1 có điểm kiểm soát R...................... Pha S: Tổng hợp ADN, NST tự nhân đôi..................................................... - Pha G2: Tổng hợp các bào quan, protein loại tubulin cần thiết cho sự hình thành thoi phân bào...................................................................................... - Nếu tế bào không vượt qua điểm kiểm soát R sẽ đi vào trạng thái biệt hoá ,nếu tubulin không được tổng hợp, thoi vô sắc không được hình thành........ - Thời điểm gây đột biến gen có hiệu quả là tác động vào pha S lúc ADN đang nhân đôi................................................................................................................. - Gåm líp kÐp phèt pho li pit, cã nhiÒu lo¹i pr«tªin kh¶m ®éng trong líp kÐp ph«t pho lipit ngoµi ra cßn cã c¸c ph©n tö c¸cbonhi®rat, tÕ bµo ®éng vËt cßn cã colesteron, trªn mµng cã nhiÒu læ nhá......................................................... - C¸c ph©n tö pr«tªin cã thÓ di chuyÓn vÞ trÝ trong líp phèt pho lipit do vËy mµng ®−îc gäi lµ mµng kh¶m láng (kh¶m ®éng)........................................ - Trõ rib«xom vµ trung thÓ cßn tÊt c¶ c¸c bµo quan kh¸c ®Òu cã mµng sinh häc.................................................................................................................... Dẫn chứng : Ti thể và vi khuẩn đều có màng kép , có ADN dạng vòng chuỗi chuyền electron xảy ra trên màng trong , ribôxôm cũng có cấu tạo giống nhau....................................................................................... - Các phương trình phản ứng: ................................................................. + Mùn → NH3 + CO2 + H2O. + NH3 + 3O2 → 2 HNO2 + 2H2O + Q + 2 HNO2 + O2 → 2 HNO3 + Q + HNO3 + NaCl → NaNO3 + HCl + NaNO3 → Na+ + NO3- (Dạng cây hấp thụ) - Bón phân phải kết hợp với tưới nước vì cây hấp thụ khoáng dưới dạng ion, sự hấp thụ nước và khoáng xảy ra đồng thời............................................................. - Khi bón quá nhiều phân, nồng độ khoáng trong dung dịch đất lớn hơn trong dịch tế bào lông hút dẫn đến cây hấp thụ nước khó khăn. Mặt khác sự thoát hơi nước làm cây bị mất nước vì thế cây bị chết............................................. - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ thự hiện nhờ sắc tố quang hợp và năng lượng của ánh sáng.................................................. - Hô hấp là quá trình chuyển hoá năng lượng diễn ra trong mọi tế bào sống, trong quá trình này chất hữu cơ bị phân giải thành nhiều sản phẩm trung gian và cuối cùng tạo thành CO2 và H2O đồng thời năng lượng được tích luỹ trong chất hữu cơ được chuyển thành năng lượng trong ATP.............................. - Mối quan hệ: + Quang hợp và hô hấp là 2 quá trình sinh lý ngược chiều nhau nhưng thống nhất với nhau......................................................................................................... + Sản phẩm của qúa trình này là nguyên liệu cho quá trình kia và ngược lại. + Quang hợp và hô hấp có chung nhiều sản phẩm trung gian là các axit hữu cơ. - Ý kiến của học sinh đó là sai .................................................................. vì tuy quang hợp và hô hấp ngược chiều nhau nhưng hô hấp có tốt thì quang hợp mới hiệu quả, mặt khác 2 quá trình này có quan hệ mật thiết với nhau vì vậy muốn nâng cao năng suất cây trồng phải chú ý nâng cao cả khả năng 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 quang hợp và hô hấp. ......................................................................................... 10 a) b) 3,0diểm c) d) Bộ NST 2n: - Số lượng NST cung cấp cho giảm phân chính bằng số NST có trong các tế bào con tham gia giảm phân Gọi 2n là số lượng NST của loài ta có. 5x2n + 930 = 960 , Giải ra có 2n = 6 ............................................................. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục. Gọi k là số lần nguyên phân, ta có 5x6 (2k - 1) = 930, giải ra co k = 5................................................................ Giới tính của cơ thể Số tế bào con tham gia giảm phân: 960/6 = 160 Số giao tử tạo ra : (16x100)/2,5 = 640 Số giao tử được tạo ra từ 1 tế bào sinh giao tử: 640/160 = 4 Vậy cơ thể đó là đực..................................................................................... Số loại giao tử: Chỉ hình thành 2 trong 8 loại giao tử................................. Ký hiệu bộ NST 2n là AaBbDd 2 loại giao tử là ABD và abd hay ABd và abD hay AbD và aBd hay Abd và aBD................................................................. ----------------- Hết --------------------- 0,5 0,75 0,5 0,75 0.5 0.5 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 14/01/2011 Câu 1 : (2,0 điểm) - Trình bày tiêu chí phân loại sinh giới theo hệ thống 5 giới và ba lãnh giới? Thể hiện ngắn ngọn các tiêu chí phân loại ở giới nấm ?Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vật ? Câu 2: (3,0 điểm) - Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn. Có phải mọi tế bào vi khuẩn đều có lớp màng nhầy không? Cho ví dụ. - Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Nhóm Gram dương (G+) và nhóm Gram âm (G-)? - Khi trực khuẩn G+ (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy thì vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không? Vì sao? Câu 3: (3,0điểm) a.Tính linh hoạt của màng tế bào được thể hiện như thế nào? b.Tính linh hoạt của màng tế bào có ý nghĩa gì trong hoạt động sống của tế bào? Câu 4: ( 2.0 điểm) Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được ATP trong điều kiện invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm? Hãy nói rõ cơ sở khoa học của cách làm đó. Câu 5 : ( 3 điểm) Trong tế bào có 1 bào quan được ví như " Hệ thống sông ngòi kênh rạch trên đồng ruộng" đó là bào quan nào? Trình bày cấu trúc và chức năng của bào quan đó? Nêu 2 ví dụ khác nhau về loại tế bào có chứa bào quan đó? Câu 6: ( 3điểm) Quá trình quang hợp của cây xanh được tóm tắt bằng sơ đồ đơn giản sau: (1) (4) (7) 3 6 (5) (2) (8) + Hãy điền thông tin đầy đủ cho sơ đồ trên. + Trong hai phương trình tổng quát sau phương trình nào là đại diện tổng quát nhất cho quá trình quang hợp ở sinh vật nói chung ? Vì sao ? Diệp lục 1. CO2 + H2O + ánh sáng [CH2O]n + O2 Diệp lục 2. . CO2 +2H2A + ánh sáng [CH2O]n + H2O +2A Câu 7 ( 2 điểm) Em có nhận xét gì về kì trung gian của các tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, nơ ron thần kinh và tế bào ung thư? Sự khác nhau về chu kỳ tế bào của tế bào phôi sớm và tế bào bình thường? Câu 8 (2 điểm). Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 25 gà con. Biết ở gà 2n = 78. a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân. ------ Hết ------ Họ và tên: …………………………………………………… SBD: ……………………. Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC CÂU 1 HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2010 - 2011 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút Ngày thi : 14/1/2011 NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 : (2,0 điểm) - Trình bày tiêu chí phân loại sinh giới theo hệ thống 5 giới và ba lãnh giới? Thể hiện ngắn ngọn các tiêu chí phân loại ở giới nấm ? - Loài sinh vật nào được xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vật ? a.5 giới: +Loại tế bào: Nhân sơ hay nhân thực + Mức độ tổ chức của cơ thể ( Đơn bào hay đa bao) + Kiểu dinh dưỡng ( tự dưỡng, dị dưỡng hay hoại sinh…) - 3 lãnh giới: Cấu trúc của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử, gen có intron hay không ( Thành Tb có được cấu trúc bởi peptidolglican hay không) - Các tiêu chí thể hiện ở giới nấm: TB nhân thực, đa bào phức tạp, dị dưỡng hoại sinh, sống cố định *. Loài sinh vật được xem là dạng trung gian giữa động vật và thực vật : Trùng roi xanh - Đặc điểm của thực vật: Có lục lạp => có khả năng tự dưỡng - Đặc điểm của động vật : Di chuyển và bắt mồi. - Cấu tạo đơn bào nhân thực thuộc giới nguyên sinh. Câu 2: (3,0 điểm) - Hãy nêu thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn. Có phải mọi 2 tế bào vi khuẩn đều có lớp màng nhầy không? Cho ví dụ. - Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Nhóm Gram dương (G+) và nhóm Gram âm (G-)? - Khi trực khuẩn G+ (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy thì vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không? Vì sao? 1. Thành phần hóa học và tác dụng của lớp màng nhầy ở vi khuẩn + Thành phần hoá học: Màng nhầy vi khuẩn có thành phần trên 90% là nước, pôlisaccarit, ở một số vi khuẩn có thêm một ít lipôprôtêin. + Tác dụng: Bảo vệ vi khuẩn, tăng khả năng kết dính, tăng độc lực, hạn chế thực bào. ải mọi tế bào vi khuẩn đều có lớp màng nhầy không? Cho ví dụ. + Không phải mọi vi khuẩn đều có màng nhầy. + Ví dụ: - Vi khuẩn nhiệt thán hình thành màng nhầy khi có prôtêin động vật. - Vi khuẩn gây bệnh viêm màng phổi chỉ hình thành màng nhầy khi xâm nhập vào cơ thể động vật, khi ở ngoài không có màng nhầy. 3. Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành 2 nhóm: Nhóm Gram dương (G+) và nhóm Gram âm (G-). - Chia (G+) và (G-): Gram là tên nhà khoa học người Đan mạch tìm ra phương pháp nhuộm màu vi khuẩn và phân biệt: Nhóm G+ bắt màu tím (màu Gram) , nhóm G- bị mất màu Gram khi tẩy rửa và mang màu đỏ của thuốc nhuộm bổ sung. Nguyên nhân bắt màu khác nhau là do sự khác nhau về thành phần và cấu trúc của thành tế bào 4) Khi trực khuẩn G+ (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy thì vi khuẩn này có tiếp tục sinh sản không? Vì sao? Vi khuẩn không tiếp tục sinh sản vì: Lizôzim làm tan thành tế bào của vi khuẩn. Vi khuẩn trở thành tế bào trần không có khả năng phân chia. Mặt khác dễ bị phá huỷ do các tác nhân. 0.5 0.5 0.5 0. 5 0.75 0.75 0.75 0.75 3 4 5 Câu 3: (3,0điểm) a.Tính linh hoạt của màng tế bào được thể hiện như thế nào? b.Tính linh hoạt của màng tế bào có ý nghĩa gì trong hoạt động sống của tế bào? a.Tính linh hoạt của màng tế bào: *Tính linh hoạt của lớp kép lipid: -Do cấu trúc kép của lớp đôi lipid làm cho các phân tử bên trong màng luôn luôn di chuyển => giới hạn bề dày của màng. -Lipid có thể di chuyển do chuyển động nhiệt cho phép thấm nhanh qua màng những chất có kích thước phân tử nhỏ. =>Tính linh hoạt cho phép protein màng khuếch tán nhanh qua lớp kép lipid & tác động lẫn nhau => Màng có thể gắn với màng khác & kết hợp các phân tử với nhau đảm bảo các phân tử trên màng được phân phối bằng nhau giữa các tế bào con khi tế bào phân chia. -Ở tế bào động vật, có nhiều phân tử cholesterol ngắn, không linh động, nằm xen trong đuôi kỵ nước không bảo hoà làm màng cứng hơn & kém thấm. *Tính linh hoạt của các protein màng: -Protein thực hiện phần lớn các chức năng của màng. -Protein màng vận chuyển các chất dinh dưỡng, các sản phẩm của quá trình trao đổi chất, các ion. -Protein màng là nơi nhận tín hiệu từ môi trường ngoài chuyển vào trong tế bào. -Protein làm nhiệm vụ như enzim xúc tác các phản ứng đặc trưng b.Ý nghĩa: -Trao đổi chất thuận lợi -Chọn lọc các chất cho qua màng Hiệu quả trao đổi chất cao hơn -Giúp cho quá trình phân bào -Thông tin giữa các tế bào thống nhất hoạt động Câu 4: ( 2.0 điểm) Thực nghiệm chứng tỏ rằng khi tách ti thể ra khỏi tế bào, nó vẫn có thể tổng hợp được ATP trong điều kiện invitro thích hợp. Làm thế nào để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm? Hãy nói rõ cơ sở khoa học của cách làm đó. + Để ti thể tổng hợp được ATP trong ống nghiệm cần tạo ra sự chênh lệch về nồng độ H+ giữa hai phía màng trong của ti thể. Cụ thể là nồng độ H+ ở xoang gian màng phải cao hơn nồng độ H+ trong chất nền Giải thích: + Ti thể tổng hợp ATP từ ADP và Pvc là do các ion H+ khuếch tán qua kênh đặc hiệu tại phức hợp ATP-sylthaza từ xoang gian màng vào chất nền. + Muốn vậy, thoạt đầu cho ti thể vào trong dung dịch có pH cao (pH ≥ 8), nhằm làm giảm nồng độ H+ trong ti thể. + Sau đố chuyển ti thể vào dung dịch có pH thấp (ví dụ pH = 4), nhằm nâng cao nồng độ H+ ở xoang gian màng trong khi nồng độ H+ ở chất nền vẫn còn + Dễ kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi. Câu 5 : ( 3 điểm) Trong tế bào có 1 bào quan được ví như " Hệ thống sông ngòi kênh rạch trên đồng ruộng" đó là bào quan nào? Trình bày cấu trúc và chức năng của bào quan đó? Nêu 2 ví dụ khác nhau về loại tế bào có chứa bào quan đó? - Cấu tạo: + Là một hệ thống màng xuất phát từ màng nhân, có thể nối liền màng sinh chất, liên hệ với bộ máy Gongi, thể hòa tan thành một thể thống nhất. + Gồm những túi dẹp, các ống dẫn thường xếp song song và thông với nhau. + Trên mạng lưới nội chất hạt còn có nhiều riboxom đính trên bề mặt ngoài. - Chức năng + Chức năng chung: Là một hệ thống chung chuyển nhanh chóng các chất vào, ra tế bào. Đảm bảo sự cách ly của các quá trình khác nhau diễn ra đồng thời trong tế bào. + Chức năng riêng: Mạng lưới nội chất hạt là nơi tổng hợp protein. Mạng lưới nội chất 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 6 trơn là nơi tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc của cơ thể Học sinh có thể trả lời bằng đáp án cụ thể: Mạng lưới nội sinh chất có các chức năng sau: - Tập trung và cô đặc một số chất từ ngoài tế bào vào hay ở trong tế bào. Những protein do ribosome bám ở ngoài màng tổng hợp được đưa vào lòng ống. - Tham gia tổng hợp các chất: mạng lưới nội sinh chất có hạt tổng hợp protein, còn gluxit và lipid do mạng lưới nội sinh chất không hạt tổng hợp. - Vận chuyển và phân phối các chất. Những giọt lipid trong lòng ruột lọt vào trong tế bào biểu mô ruột (bằng cơ chế ẩm bào) được chuyền qua mạng lưới nội sinh chất để đưa vào khoảng gian bào. - Màng của mạng lưới nội sinh chất cũng góp phần quan trọng vào sự hình thành các màng của ty thể và peroxysome bằng cách tạo ra phần lớn các lipid của các bào quan này c. Ví dụ: 1-Lưới nội chất hạt phát triển nhiều nhất ở tế bào bạch cầu, (vì bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các kháng thể và prôtêin đặc hiệu,mà prôtêin chỉ tổng hợp được ở lưới nội chất hạt là nơi có các riboxom tổng hợp prôtêin.Ngoài ra còn có các tuyến nội tiết và ngoại tiết cũng là nơi chứa nhiều lưới nội chất hạt vì chúng tiết ra hoocmôn và enzim cũng có thành phần chính là prôtêin). 2-Lưới nội chất trơn phát triển nhiều ở tế bào gan (vì gan đảm nhiệm chức năng chuyển hóa đường trong máu thành glicôgen và khử độc cho cơ thể,hai chức năng này do lưới nội chất trơn đảm nhiệm vì chức năng của lưới nội chất trơn là thực hiện chức năng tổng hợp lipit,chuyển hoá đường và phân huỷ chất độc hại đối với tế bào). Câu 6: ( 3 điểm) Quá trình quang hợp của cây xanh được tóm tắt bằng sơ đồ đơn giản sau: (1) (4) (7) 3 6 (5) (2) (8) + Hãy điền thông tin đầy đủ cho sơ đồ trên. + Trong hai phương trình tổng quát sau phương trình nào là đại diện tổng quát nhất cho quá trình quang hợp ở sinh vật nói chung ? Vì sao ? Diệp lục 1. CO2 + H2O + ánh sáng [CH2O]n + O2 Diệp lục 2. . CO2 +2H2A + ánh sáng [CH2O] n + H2O +2A 7 1. Điền thông tin đầy đủ cho sơ đồ trên. 1. H2O 5. NADPH + H+ 2. O2 6.Pha tối. 3. Pha sáng 7. CO2 4. ATP 8. [CH2O]n 2.0 2. Phương trình Diệp lục 2. . CO2 +2H2A + ánh sáng [CH2O]n + H2O +2A Vì không phải quá trình quang hợp nào cũng giải phóng khí O2 . Các vi khuẩn (vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh) khi quang hợp không giải phóng O2 do chúng sử dụng nguồn H+ không phải là nước mà là những chất cho H+ khác như : H2S, axít hữu cơ... Câu 7 ( 2 điểm) Em có nhận xét gì về kì trung gian của các tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, nơ ron thần kinh và tế bào ung thư? Sự khác nhau về chu kỳ tế bào của tế bào phôi sớm và tế bào bình thường? 1. Đặc điểm kì trung gian của các tế bào: + Tế bào vi khuẩn: VK phân chia kiểu trực phân nên không có kì trung gian 1.0 1.0 8 + Tế bào hồng cầu: TB hồng cầu không có nhân, không có khả năng phân chia nên không có kì trung gian + Nơ ron thần kinh: sau khi đã tạo ra 1014 tế bào thì các tế bào thần kinh đi vào quá trình biệt hóa không vượt qua điểm giới hạn R=> kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. • Sự khác nhau về chu kỳ tế bào của tế bào phôi sớm và tế bào bình thường Điểm khác nhau Tế bào bình thường Tế bào phôi sớm 1. Các pha Gồm có 4 pha: G1 , S, G2 Không có pha G1 , đôi khi và pha phân chia M không có pha G2 2. Thời gian của chu kì tế Dài Rất ngắn bào 3. Hệ thống điều chỉnh Hệ thống điều chỉnh phải Hệ thống điều chỉnh phải chu kỳ tế bào thích ứng với khoảng thời thích ứng với khoảng thời gian dài, tế bào phải vượt gian ngắn, cho phép tế bào qua điểm giới hạn R trong khoảng thời gian ngắn phải hoàn thành được các quá trình Câu 8 (2 điểm). Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 25 gà con. Biết ở gà 2n = 78. a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân. a. Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng) - Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng). b. Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. - Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST) . Học sinh có thể làm bài theo cách khác nếu đúng, giải thích hợp lí vẫn cho điểm tối đa 1.0 1.0 1.0 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Sinh học. Khối 10 Thời gian: 180 phút Câu 1 (1,5 điểm): a. Dựa vào cơ sở nào mà Whittaker và Margulis đã phân chia sinh vật thành 5 giới?. Trong mỗi giới thì các sinh vật lại được sắp xếp theo các bậc phân loại nào?. b. Nêu nguồn gốc của giới thực vật?. Phân biệt các ngành trong giới thực vật theo các tiêu chí: hệ mạch dẫn, tinh trùng, hình thức thụ tinh?. Câu 2 (1,5 điểm): a. Vì sao nước là dung môi tốt nhất trong tế bào? b. So sánh lipit và cacbohidrat về cấu tạo, tính chất, vai trò? Câu 3 ( 1,5 điểm): a. Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN? Vì sao phân tử ADN có đường kính không đổi suốt dọc chiều dài của nó? b. Phân biệt các thuật ngữ: axitamin, polipeptit và protein? Câu 4 ( 1,75 điểm): a. Vẽ, chú thích và mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng lượng của tế bào? b. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào? Câu 5 (2 điểm): a. Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất?. b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau: - dung dịch ưu trương - dung dịch nhược trương. Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích? Câu 6 (1,75 điểm): Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G=10% tổng số Nu của gen. Trên 1 mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa Nu loại G và A là 150. Từ những phân tích ở trên, em hãy dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn?. Giải thích? --------------------------------------------------------HẾT------------------------------------------------------(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Sinh học. Khối 10 Thời gian: 180 phút Câu ý Nội dung trả lời Điểm 1 a. - Cơ sở phân loại: dựa vào đặc điểm cấu tạo (tế bào và cơ thể), đặc điểm dinh 0,25 dưỡng - Các bậc phân loại trong mỗi giới: loài – chi - họ - bộ - lớp – ngành - giới 0,25 b. - Nguồn gốc giới TV: từ tảo lục đa bào nghuyên thuỷ 0,25 - Phân biệt 2 3 Nội dung Ngành Rêu Hệ mạch Tinh trùng Thụ tinh Chưa có Có roi Cần nước Ngành Quyết Ngành Hạt trần Có Có Có roi Không roi Cần nước Không cần nước Ngành hạt kín Có Không roi Không cần nước, thụ tinh kép a. Nước là dung môi tôt nhất vì: - Nước là phân tử phân cực: điện tích + ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích - ở gần mỗi nguyên tử oxi - Phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử chất tan b. - Điểm giống nhau: đều cấu tạo từ C, H, O và đều cung cấp năng lượng cho tế bào - Điểm khác nhau Nội dung Cacbohidrat Lipit Cấu tạo CT chung: (CH2O)n, Lượng O ít hơn trong đó tỉ lệ H: O = 2:1 Tính chất Tan nhiều trong nước, Không tan trong nước, dễ bị phân huỷ chỉ tan trong dung môi hữu cơ, khó phân huỷ Vai trò Đường đơn: cung cấp Tham gia cấu trúc NL, cấu trúc nên đường màng sinh học, cấu tạo đa nên hoocmon, VTM, Đường đa: dự trữ NL, dự trữ NL… cấu trúc tế bào…. a. - Các loại liên kết: + Liên kết photphođieste: hình thành giứa các Nu liên tiếp nhau trên một mạch poliNu + Liên kết hiđro: hình thành giứa 2 Nu đứng đối diện nhau trên 2 mạch poliNu theo NTBS - Vì: giữa 2 mạch poliNu các Nu liên kết với nhau theo NTBS: cứ 1 bazơ lớn lại liên kết với 1 bazơ nhỏ b. Phân biệt: 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 4 5 + axitamin: là phân tử hữu cơ gồm 1 nguyên tử C trung tâm liên kết với 1 nhóm amin, 1 nhóm cacboxyl và 1 gốc R. Là đơn phân cấu tạo nên các protein + Polipeptit: Gồm 1 chuỗi các aa đồng nhất hoặc không đoòng nhất liên kết với nhau bằng liên kết peptit, có khối lượng phân tử thấp hơn protein + Protein: Là một đại phân tử sinh học được cấu trúc từ 1 hoặc nhiều chuỗi polipeptit a - Vẽ và chú thích đúng - Mô tả: + Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài: trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào, trên có nhiều loại enzim hô hấp + Chất nền ti thể chứa các enzim ham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND vòng, ARN và riboxom - Ti thể là trạm NL vì: có khả năng biến đổi NL dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucozơ) thành NL ATP cho tế bào - Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm b. - Con đường vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào : Lưới nội chất hạt-> túi tiết -> bộ m áy Gôngi-> Túi tiết-> màng sinh chất a, Chức năng các thành phần: + Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng và cho 1 số chất khuyÕch tán qua + Pr màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất mang, ghép nối giữa các TB trong mô. + Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng + Glic«Pr«tein:Tạo các dấu chuẩn đặc trưng cho từng lọai tÕ bào giúp cho các tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các TB lạ b. - Hiện tượng: Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương Nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Vỡ MSC áp sát thành tế bào (tế bào trương nước) - Giải thích: + Tế bào hồng cầu: Trong môi trương ưu trương:-> tế bào mất nước -> nhăn nheo Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước , do không có thành tế bào > tế bào hút no nước -> vỡ tế bào + Tế bào biểu bì hành: Trong môi trường ưu trương -> tế bào mất nước -> MSC tách dần ra khỏi thành tế bào -> co nguyên sinh Trong môi trương nhược trương -> tế bào hút nước -> MSC căng ra áp sát thành tế bào 0,25 0,25 0,25 0.5 0.25 0,25 0.25 0,25 0,25 0.25 0.25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 6 Ở gen của loài vi khuẩn 1 - Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen: + A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của gen + => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu) - Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 Ở gen của loài vi khuẩn 2: G – A = 150 G = X = 390 2A + 3G = 1650 A = T = 240 Loài vi khuẩn 2 có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn vì có số cặp G = X nhiều hơn 0,5 0,25 0,5 0,5 Tr−êng THPT DTNT Con Cu«ng §Ò thi chän häc sinh giái tr−êng N¨m häc 2009 - 2010 §Ò chÝnh thøc M«n thi: Sinh häc 10 (Thêi gian lµm bµi: 180 phót) C©u 1 (2,0®) Nªu c¸c thµnh phÇn chÝnh cÊu t¹o nªn mµng tÕ bµo (mµng sinh chÊt) theo m« h×nh kh¶m ®éng vµ chøc n¨ng tõng thµnh phÇn ®ã? Cho biÕt yÕu tè nµo cã thÓ ¶nh h−ëng ®Õn tÝnh ®éng cña mµng ? C©u 2 (4,0®) H« hÊp tÕ bµo gåm nh÷ng giai ®o¹n nµo? Nªu n¬i thùc hiÖn, nguyªn liÖu, diÔn biÕn vµ s¶n phÈm cña mçi giai ®o¹n? TÝnh sè ATP qua c¸c giai ®o¹n khi ph©n gi¶i 4 ph©n tö gluc«z¬. C©u 3 (1,5®) Tr×nh bµy qu¸ tr×nh cè ®Þnh CO2 theo chu tr×nh C3? C©u 4 (1,0®) a. Xµ phßng cã ph¶i lµ chÊt diÖt khuÈn kh«ng ? b. V× sao trong s÷a chua hÇu nh− kh«ng cã vi khuÈn kÝ sinh g©y bÖnh ? C©u 5. (1,0®) Nªu cÊu tróc, chøc n¨ng, nguån gèc vµ vÞ trÝ cña ribox«m trong tÕ bµo? C©u 6 (3,5®) So s¸nh qu¸ tr×nh nguyªn ph©n vµ gi¶m ph©n ? C©u 7 (4,0®) Ng−êi ta t¸ch mét tÕ bµo tõ m« ®ang nu«i cÊy sang mét m«i tr−êng míi. Qua qóa tr×nh nguyªn ph©n liªn tiÕp, sau 13 giê 7 phót, ® sö dông cña m«i tr−êng néi bµo t−¬ng ®−¬ng 720 NST ®¬n vµ lóc nµy quan s¸t thÊy c¸c NST ®ang ë tr¹ng th¸i xo¾n cùc ®¹i. a. T×m bé NST 2n cña loµi? BiÕt trong nguyªn ph©n thêi gian diÔn ra ë c¸c kú ®Çu, kú gi÷a, kú sau, kú cuèi cã tû lÖ lµ 3:2:2:3 t−¬ng øng víi 9/19 chu kú tÕ bµo, trong ®ã kú gi÷a chiÕm 18 phót. b. Sau 16 giê 40 phót th× qu¸ tr×nh ph©n chia trªn ®ang ë thÕ hÖ thø mÊy? Tæng sè NST trong c¸c tÕ bµo ë thêi ®iÓm nµy lµ bao nhiªu? C©u 8 (3,0®) Mét gen cã 120 chu kú xo¾n. HiÖu sè % nuclª«tit lo¹i A víi nuclª«tit kh«ng bæ sung víi nã b»ng 20%. Trªn m¹ch 1 cña gen cã G1 =120, A1 =240. X¸c ®Þnh: a. ChiÒu dµi cña gen? b. Tû lÖ % vµ sè l−îng nuclª«tit mçi lo¹i cña gen? c. Tû lÖ % vµ sè l−îng nuclª«tit mçi lo¹i trªn mçi m¹ch ®¬n cña gen? -------------Hết------------Họ và tên thí sinh:....................................................................Số báo danh:..................... Tr−êng THPT DTNT Con Cu«ng kú thi chän häc sinh giái tr−êng N¨m häc 2009 - 2010 H−íng dÉn chÊm m«n sinh häc 10 Néi dung C©u 1 - Photpholipit; Pr«tªin; Cacbohydrat; Cholesteron (2 ®) - Ph….lµ chÊt kh«ng ph©n cùc do ®ã nã kh«ng cho c¸c chÊt tan trong n−íc còng c¸c chÊt tÝch ®iÖn ®i qua. - Pro….cã thÓ lµ E, c¸c kªnh vËn chuyÓn c¸c chÊt, c¸c thô thÓ. - Cacbo…chØ cã ë bÒ mÆt phÝa ngoµi cña mµng, nã liªn kÕt víi Pr hoÆc Lipit t¹o nªn dÊu chuÈn ®Æc tr−ng riªng cho tõng lo¹i tÕ bµo. - Choles…cã chøc n¨ng lµm cho cÊu tróc mµng thªm æn ®Þnh vµ v÷ng ch¾c h¬n. - TÝnh ®éng cña mµng ®−îc quy ®Þnh bëi thµnh phÇn ho¸ häc cña mµng, cô thÓ nÕu chøa nhiÒu axit bÐo kh«ng no th× tÝnh ®éng cao h¬n so víi chøa nhiÒu axit no; chøa nhiÒu cholesteron th× mµng æn ®Þnh h¬n. Ngoµi ra, nhiÖt ®é m«i tr−êng còng ¶nh h−ëng ®Õn tÝnh ®éng §iÓm 0,25 0,25 C©u 2 Gåm ®−êng ph©n, chu tr×nh Crep, chuçi truyÒn e (4 ®) §−êng ph©n Chu tr×nh crep N¬i TH Bµo t−¬ng ChÊt nÒn ti thÓ Nguyªn G A. pyruvic liÖu DiÔn G bÞ biÕn ®æi - 2 A. Pyruvic -> 2 biÕn (c¸c liªn kÕt axetyl CoA = 2CO2 bÞ ph¸ vì) + 2 NADH - n¨ng l−îng gi¶i phãng ra 2 ATP, khö 6 ph©n tö NAD+ vµ 2 ptö FAD+ 0,25 S¶n phÈm C©u 3 - Chuçi truyÒn e Mµng trong ti thÓ NADH, FADH2 - e chuyÓn tõ NADH, FADH2 tíi O2 th«ng qua 1 chuçi ph¶n øng OXH –K kÕ tiÕp nhau - n¨ng l−îng ®−îc gi¶i phãng tõ OXH NADH, FADH2 tæng hîp nªn ATP H2O 34 ATP 2. a.pyruvic 6 CO2 2 ATP 2 ATP 2NADH 6NADH, 2FADH2 4.2ATP 4.2ATP 4.34ATP DiÔn ra trong chÊt nÒn ti thÓ CO2 + Ri 1.5 diphotphat -> 2APG 2APG -> AlPG AlPG -> RiDP ; AlPG -> Tinh bét, saccaroz¬ 0,25 0,25 0,25 0,75 0,25 0,75 1,0 0,75 1,0 1,5 C©u 4 Xµ phßng kh«ng ph¶i lµ chÊt diÖt khuÈn nh−ng cã t¸c dông lo¹i 0,5 khuÈn v× xµ phßng t¹o bät vµ khi röa vi sinh vËt sÏ tr«i ®i. Trong s÷a chua hÇu nh− kh«ng cã Vk kÝ sinh g©y bÖnh lµ v× trong s÷a chua lªn men tèt th× VK lactic ®ã sÏ t¹o ra m«i tr−êng axit 0,5 víi ®é pH thÊp sÏ øc chÕ mäi VK kÝ sinh g©y bÖnh v× nh÷ng Vk nµy th−êng sèng trong ®iÒu kiÖn pH trung tÝnh. C©u 5` - CÊu tróc: h×nh cÇu, kh«ng cã mµng bao bäc, gåm pr vµ rARN - CN: n¬i tæng hîp pr - Nguån gèc: ®−îc t¹o ra tõ nh©n con, tõ eo thø hai cña mét sè NST - VÞ trÝ: n»mg r¶i r¸cc trong TBC hoÆc b¸m vµo mÆt ngoµi cña 1 sè l−íi néi chÊt, trªn mµng nh©n; trong lôc lap, ti thÓ Gièng nhau: - §Òu cã c¸c kú t−¬ng tù nhau : kú ®Çu, kú gi÷a, kú sau vµ kú cuèi. - NST ®Òu tr¶i qua nh÷ng biÕn ®æi: tù nh©n ®«i, ®ãng xo¾n, tËp trung ë mÆt ph¼ng xÝch ®¹o cña thoi v« s¾c, ph©n li vÒ c¸c cùc cña tÕ bµo, th¸o xo¾n. - Sù biÕn ®æi cña trung thÓ, mµng nh©n, thoi v« s¾c, tÕ bµo chÊt t−¬ng tù nhau - §Òu lµ nh÷ng c¬ chÕ cã t¸c dông duy tr× sù æn ®Þnh cu¶e bé NST trong sinh s¶n v« tÝnh vµ h÷u tÝnh. Kh¸c nhau NP GP - X¶y ra ë TB sinh d−ìng, - x¶y ra ë Tbsd t¹i vïng Tbsdsk (vïng sinh s¶n) chÝn - Gåm 1 lÇn ph©n bµo, 1 - Gåm 2 lÇn ph©n bµo, lÇn NST tù nh©n ®«i 1lÇn NST tù nh©n ®«i - Kh«ng x¶y ra hiÖn t−îng - X¶y ra hiÖn t−îng tiÕp tiÕp hîp vµ T§C NST hîp vµ T§C tõng ®o¹n t−¬ng øng gi÷a 2 cr« kh¸c nguån trong cÆp NST kÐp ®ång d¹ng - ChØ cã mét lÇn c¸c NST - Cã 2 lÇn NST tËp trung tËp trung t¹i mÆt ph¼ng trªn mÆt ph¼ng xÝch ®¹o xÝch ®¹o cña TVS cña TVS C©u 6 - KÕt qu¶: cã sù ph©n li ®ång ®Òu cña c¸c NST cho 2 tÕ bµo con nªn bé NST cña TB con gièng hÖt bé NST cña TB mÑ - KÕt qu¶: Cã sù ph©n li ®éc lËp vµ tæ hîp tù do cña c¸c NST khi ®i vÒ c¸c TB con nªn mçi giao tö chØ chøa mét trong 2 NST (cã nguån gèc tõ bè hay mÑ) cña cÆp ®ång d¹ng. Mét tÕ bµo mÑ(2n) t¹o ®−îc 4 tÕ bµo con (n) 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0.5 0,5 0,5 0,5 0,5 C©u 7 C©u 8 a. b. a. b. c. 2n= 24 6; L=4080A0 %A=%T=35% ; %G=%X= 15% ; A=T = 840;G=X= 360 2,0 2,0 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. —————————— Câu 1 (1 điểm). Nêu các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống? Những đặc điểm nào là đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống? Câu 2 (1 điểm). Cho biết các đặc điểm của giới thực vật về các mặt: Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, và tổ tiên của chúng? Câu 3 (1 điểm). Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? Câu 4 (1 điểm). Các chất tan vận chuyển qua màng có thể đi theo những con đường nào? Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 5 (1 điểm). Trình bày cấu tạo của ATP? Hãy phân loại các kiểu phôtphorin để tổng hợp ATP trong tế bào nhân thực? Trong các kiểu đó thì kiểu nào tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào? Câu 6 (1 điểm). Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? Nêu các đặc tính chính của enzim? Câu 7 (1 điểm). Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? Câu 8 (1 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 9 (1điểm): a.Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzym thì hoạt tính của enzym đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn? b.Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzym? Câu 10 (1 điểm). Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 25 gà con. Biết ở gà 2n = 78. a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân. ---Hết--Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh..................................................................................... SBD.................... 1 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT không chuyên —————————— Câu Nội dung trả lời 1 * Những đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống: - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc............................................................................... - Là 1 hệ thống mở và tự điều chỉnh............................................................................ - Thế giới sống liên tục tiến hoá.................................................................................. * Những đặc điểm nổi trội: TĐC và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh............................................................................................................................. - Cấu tạo: Đa bào, nhân thực....................................................................................... 2 - Dinh dưỡng: Tự dưỡng theo kiểu quang hợp (phổ biến), dị dưỡng theo kiểu kí sinh ( một số)............................................................................................................... - Sinh sản: Vô tính( bào tử, sinh dưỡng), hữu tính.................................................... - Tổ tiên: Tảo lục đa bào nguyên thuỷ....................................................................... 3 * Chức năng chính của prôtêin màng gồm: 6 7 8 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin.................................................................. 0,25 - Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng ................................... 5 0,25 0,25 0,25 - Ghép nối 2 tế bào với nhau........................................................................................ - Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin).............. 4 Điểm * Các con đường các chất tan có thể đi qua: - Qua trực tiếp lớp phôtpholipit................................................................................... - Qua kênh prôtêin....................................................................................................... * Tốc độ khuếch tán theo phương thức bị động phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Kích thước của chất cần vận chuyển - Sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng........................................................................... - Bản chất hoá học của chất - Môi trường: Nhiệt độ, độ nhớt, ................................................................................ * Cấu tạo: Gồm 2 thành phần là ađênôzin( bazơ ađênin + đường ribôzơ) và triphôtphat( 3 gốc phôtphat)......................................................................................... * Các kiểu phôtphorin hoá: - Phôtphorin hoá quang hoá: Vòng và không vòng..................................................... - Phôtphorin hoá ôxi hoá: Ở mức nguyên liệu và mức enzim..................................... * Kiểu phôtphorin hoá ôxi hoá ở mức enzim tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.................................................................... * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................. * Enzim làm giảm nặng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian............................................................................................................................... * Đặc tính của enzim: - E có hoạt tính mạnh................................................................................................... - E có tính chuyên hoá cao........................................................................................... * Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp......................................................................... * Điểm giống nhau: - Đều có cấu tạo 2 lớp màng ....................................................................................... - Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S................................................................ * Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc ( từvi khuẩn)................... * Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về : Dấu hiệu Pha sáng Pha tối Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối…………………………. 2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 9 10 Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp . …… Sản phẩm tạo ra ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP……… * Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Sản phẩm của pha sang là nguyên liệu chop ha tối……………………………………………………………… a. Vì: E có bản chất là pr-> khi tăng nhiệt độ quá tối ưu của E-> E bị biến tính, mất chức năng xúc tác........................................................................................................... b. Vì: Mỗi E có thể cần các điều kiện khác nhau -> vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại E nhất định..................................................... a. Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng).............................. - Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng). b. Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. .............................. - Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST)................................................................................... ---Hết--- 3 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Sở Giáo Dục & Đào Tạo TP. HỒ CHÍ MINH Trường PTTH Chuyên Lê Hồng Phong KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN VIII - NĂM 2002 MÔN SINH VẬT KHỐI 10 Thời gian làm bài: 180 phút Ghi chú : Thí sinh làm mỗi câu trên 1 hay nhiều tờ giấy riêng và ghi rơ câu số .... ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài Câu 1 : (5 điểm) a. Theo dơi 3 nhóm tế bào sinh dục sơ khai đang nguyên phân , sau cùng một khỏang thời gian người ta nhận thấy: nhóm A gồm 1/4 số tế bào đă nguyên phân 3 lần; nhóm B gồm 1/3 số tế bào đă nguyên phân 4 lần; nhóm C gồm các tế bào cn lại đă nguyên phân 5 lần ; tất cả tạo thành 2480 tế bào con. Hăy xác định số tế bào đă tham gia nguyên phân. b. Nhuộm màu các tế bào con của nhóm A đang ở lần nguyên phân thứ 3 đếm được 1920 nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về các cực tế bào . Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của lai. c. Giả sử đây là 1 lai động vật đơn tính, các cặp nhiễm sắc thể đều có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau. Hăy kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 1 tế bào lưỡng bội này. Khi các tế bào nói trên chuyển sang giảm phân th sẽ tạo nên số lọai giao tử bnh thường của lai là bao nhiêu ? Xác định tỉ lệ và thành phần nhiễm sắc thể của mỗi lọai giao tử . d. Số lọai giao tử không mang nhiễm sắc thể nào của ông nội là bao nhiêu? Khả năng xuất hiện 1 hợp tử mang 1 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ ông nội và 2 nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bà ngọai là bao nhiêu ? Câu 2 : (5 điểm) a. So sánh nấm men và vi khuẩn. b. Hăy gọi tên và so sánh 2 phản ứng lên men sau: C6H12O6 2 C2H5OH + 2 CO2 C6H12O6 2 CH3 CHOH COOH c. Thuốc trừ sâu sinh học là g? d. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của thuốc trừ sâu sinh học. Câu 3 : (5 điểm) a.Quá tŕnh quang hợp diễn ra ở bào quan nào của tế bào thực vật ? Vẽ sơ đồ và chú thích các thành phần cấu tạo nên bào quan đó . b.Pha sáng và pha tối của quang hợp giống và khác nhau như thế nào? c.Cơ chế và ư nghĩa của quá tŕnh quang phân li nước trong quang hợp d.Đối với thực vật ở cạn , nước tham gia vào quá tŕnh quang hợp đi qua những con đường nào và do những cơ chế nào ? Câu 4 : (5 điểm) a. ATP là g ? V sao ATP được gọi là "tiền tệ năng lượng" của sinh giới . b. Trong tế bào thực vật có 2 lọai bào quan có khả năng tổng hợp ATP . Hăy gọi tên và mô tả cấu tạo các bào quan đó . c. Nêu những điểm khác nhau trong quá tŕnh tổng hợp và sử dụng ATP ở các bào quan vừa mô tả. HẾT Së gi¸o dôc & ®µo t¹o b¾c giang Tr−êng THPT Lôc Ng¹n sè 4 ®Ò thi häc sinh giái cÊp tr−êng n¨m häc 2009 -2010 M«n : Sinh 10 Thêi gian lµm bµi 120 phót Câu 1 (2,5điểm) Trình bày cấu trúc phân tử ADN theo mô hình Watson- Crick. Phân biệt các điểm khác nhau giữa ADN và ARN? Câu 2 (2 điểm) Mô tả cấu trúc của màng sinh chất? Giải thích về các chức năng của màng sinh chất? Câu 3 (2 điểm) Trong tế bào nhân thực có những bào quan nào có cấu trúc màng đơn và màng kép. Mô tả sơ qua về cấu trúc của các bào quan đó? Câu 4 (2,5 điểm) Thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Cho ví dụ mịnh hoạ? Phân biệt hai phương thức vận chuyển đó? Câu 5 (1 điểm) Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó bị giảm thậm trí bị mất hoàn toàn? ------------------------------- Hết ---------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!) KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN THỨ XIII TẠI THÀNH PHỐ HUẾ ĐỀ THI MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài 180’ Chú ý: Mỗi câu hỏi thí sinh làm trên một tờ giấy riêng biệt. Câu I. (6,0 điểm) 1. (2,0 điểm) Tinh bột, xenlulôzơ, photpholipit và protêin là các đại phân tử sinh học. a. Chất nào trong các chất kể trên không phải là pôlime? b. Chất nào không tìm thấy trong lục lạp? c. Nêu công thức cấu tạo và vai trò của xenlulôzơ 2. (1,0 điểm) Tại sao có giả thiết cho rằng ti thể có nguồn gốc từ tế bào nhân sơ? 3.(1,0 điểm) Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai?. Nếu sai em hãy sửa lại cho đúng. a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và bị vỡ ra. b. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là prôtêin bám màng. c.Tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay dổi hình dạng nhưng vẫn hoạt động bình thường. d.Các vi ống và vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào. 4.(2,0 điểm) a. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sau khi tổng hợp chúng sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào bằng con đường nào? b. Vì sao nước đá nổi trong nước thường? Câu II: (3,0 điểm) 1. (2,0 điểm) a. Nêu cơ chế chung của quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp và hô hấp theo thuyết hoá thẩm (của Michell) và vai trò của ATP được tạo ra trong quá trình này ? b.Ở chu trình C3 enzym nào có vai trò quan trọng nhất? vì sao? Hãy tính hiệu qủa năng lượng của chu trình C3 (với 1ATP = 7,3Kcal, 1NADPH = 52,7Kcal )? (cho biết khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử C6H12O6 = 674Kcal ) 2. (1,0 điểm) Tại sao đồng hoá cacbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật? Câu III: (5,0 điểm) 1. (1,5 điểm) Sơ đồ sau đây biểu diễn hàm lượng ADN trong một tế bào của quá trình phân bào (a:Hàm lượng AND) Hàm lượng ADN trong 1 tế bào 4a 2a a I II III IV V VI 1 Thời gian a. Đây là quá trình phân bào gì? b. Xác định các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V, VI trong sơ đồ trên. 2. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm các pha trong kỳ trung gian của quá trình phân bào. Em có nhận xét gì về kỳ trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào ung thư? 3. (2,0 điểm) 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 2480 nhiểm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 2560 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định: a. Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài và tên của loài đó?. b. Tế bào sinh dục sơ khai là đực hay cái? Giải thích? Câu IV: (3,0 điểm) 1. (1,0 điểm) Vi khuẩn lam tổng hợp chất hữu cơ của mình từ nguồn C nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì? 2. (1,0 điểm) Vì sao vi sinh vật kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có oxy không khí? 3. (1,0 điểm) Nêu ứng dụng của vi sinh vật trong đời sống. Câu V: (3,0 điểm) 1.(1,5 điểm) Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi cắt làm đôi, khoét bỏ phần ruột tạo 2 cốc A và B. Đặt 2 cốc bằng củ khoai vào 2 đĩa petri. - Lấy 1 củ khoai khác có kích thước tương tự đem đun trong nước sôi trong 5 phút. Gọt vỏ rồi cắt đôi. Khoét ruột 1 nửa củ tạo thành cốc C. Đặt cốc C vào đĩa petri. - Cho nước cất vào các đĩa petri. - Rót dung dịch đường đậm đặc vào cốc B và C. Đánh dấu nước dung dịch bằng kim ghim. - Để yên 3 cốc A, B, C trong 24 giờ. a. Mức dung dịch đường trong cốc B và C thay đổi thế nào? Tại sao? b. Trong cốc A có nước không? Tại sao? 2.(1,5 điểm) a. Nêu cơ chất, tác nhân, sản phẩm, phương trình phản ứng của quá trình lên men rượu? b. Tại sao trong thực tế, quá trình lên men rượu thường phải giữ nhiệt độ ổn định? Độ pH thích hợp cho quá trình lên men rượu là bao nhiêu? Tăng pH >7 được không? Tại sao? ( Đề này gồm có 02 trang) ------------------------------Hết--------------------------------- 2 ĐÁP ÁN ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - LỚP 10 Câu I: (6đ) 1.(2 điểm) a.Chất trong các chất kể trên không phải là đa phân (polime) là photpholipit vì nó không được cấu tạo từ các đơn phân ( là monome) b.Chất không tìm thấy trong luc lạp là celluloz. c. Công thức cấu tạo: (C6H10O5)n - Tính chất: Celluloz được cấu tạo từ hàng nghìn gốc β-D-glucoz lên kết với nhau bằng liên kết β-1,4glucozit. tạo nên cấu trúc mạch thẳng, rất bền vững khó bị thủy phân. - Vai trò: * Celluloz tạo nên thành tế bào thực vật. * Động vật nhai lại: celluloz là nguồn năng lượng cho cơ thể. * Người và động vật không tổng hợp được enzym cellulaza nên không thể tiêu hóa được celluloz nhưng celluloz có tác dụng điều hòa hệ thống tiêu hóa làm giảm hàm lượng mỡ, cholesteron trong máu, tăng cường đào thải chất bã ra khỏi cơ thể. 2.(1 điểm) Ty thế có nguồn gốc từ vi khuẩn hiếu khí. Bằngchứng: - ADN của ty thể giống ADN của vi khuẩn : cấu tạo trần, dạng vòng. - Ribosom của ty thể giống ribosom của vi khuẩn về kích thước và thành phần rARN. - Màng ngoài của ty thể giống màng tế bào nhân chuẩn. Màng trong tương ứng với màng sinh chất của vi khẩun bị thực bào. 3. .(1 điểm) - Sai.Không bị vỡ vì có thành tế bào. - Sai. Dấu chuẩn là glycoprotein. - Đúng. - Thành phần bền nhất là sợi trung gian. 4. ( 2 điểm) a. Con đường vận chuyển prôtêin ra khỏi tế bào : - Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm - Lưới nội chất hạt-> thành túi tiết-> Gôngi-> Túi bóng-> màng sinh chất b. Nước đá nổi trên nước thường vì: - Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo mối liên kết yếu H2. Liên kết này mạnh nhất khi nó nằm trên đường thẳng qua trục O-H của phân tử nước bên cạnh và yếu hơn khi nó lệch trục O-H - Ở nước đá liên kết H2 bền vững , mật độ phân tử ít , khoảng trống giữa các phân tử lớn. - Ở nước thường liên kết H2 yếu, mật độ phân tử lớn , khoảng trống giữa các phân tử nhỏ. Vậy nước đá có cấu trúc thưa hơn và nó nổi trên nước thường. Câu II (3,0 điểm): 1.( 2 điểm) a. Cơ chế chung: 3 - Thực hiện thông qua photphoryl hóa gắn gốc P. vô cơ vào ADP nhờ năng lượng từ qúa trình quang hóa (ở QH) và oxy hóa (ở hô hấp) để tạo ATP. - Thông qua chuổi vận chuyển điện tử và H+ qua màng: tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion H+ hai bên màng tạo ra điện thế màng. Đây chính là động lực kích thích bơm ion H+ hoạt động và ion H+ đưpợc bơm qua màng, đi xuyên qua phức hệ ATP sintetaza, Kích động chúng tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ. - Ở quang hợp thực hiện tại màng tilacoit và cứ 3 ion H+ qua màng sẽ tổng hợp 1 ATP. Ở hô hấp được thực hiện tại màng trong của ty thể và cứ 2 ion H+ qua màng sẽ tổng hợp được 1 ATP. ** Vai trò của ATP: * Ở quang hợp: Cung cấp ATP cho giai đoạn khứ APG thành AlPG và giai đoạn phục hồi chất nhận Ri1,5DP. * Ở hô hấp: ATP được sử dụng để: - Sinh tổng hợp các chất. - Vận chuyển các chất. - Co cơ. - Dẫn truyền xung thần kinh. b. Enzym quan trọng nhất là: - Enzym Ribuloz 1,5 DP carboxylaza. - Vì enzym này quyết định tốc độ vận hành và chiều hướng của chu trình. Nó quyết định phản ứng đầu tiên, phản ứng carboxyl hóa Ri-1,5DP. 2. ( 1 điểm) Hiệu quả năng lượng của chu trình C3 là: - Để tổng hợp1phân tử C6H12O6, chu trình phải sử dụng 12 NADPH , 18 ATP tương đương với 764 KC. Vì 12 NADPH x 52,7 KC + 18 ATP x 7,3 KC = 764 KC. - 1 phân tử C6H12O6 với sự trữ năng lượng là 764 KC Hiệu quả: (674 / 764) x 100% = 88% • Quang hợp ở cây xanh sử dụng hydro từ H2O rất dồi dào còn hóa năng hợp ở vi sinh vật sử dụng hydro từ chất vô cơ có hydro với liều lượng hạn chế. • Quang hợp ở cây xanh nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời là nguồn vô tận còn hoá năng hợp ở vi sihn vật nhận năng lượng từ các phản ứng oxy hóa rất ít. Câu III (5,0 điểm) 1. (1,5 điểm) Đây là quá trình giảm phân: - I. Pha G1 - II. Pha S , G2 - III. Kỳ đầu 1, giữa 1, sau 1 - IV. Kỳ cuối 1 - V. Kỳ đầu 2, giữa 2, sau 2. - VI. Kỳ cuối 2 2. (1,5 điểm) Đặc điểm của các pha trong ký trung gian: - Pha G1: gia tăng tế bào chất, hình thành nên các bào quan tổng hợp các ARN và các protein chuẩn bị các tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Thời gian pha G1 rất khác nhau ở các loại tế bào. Cuối pha G1 có điểm kiểm soát R tế bào nào vượt qua R thì đi vào pha S, tế bào nào không vượt qua R thì đi vào quá trình biệt hóa. - Pha S: có sự nhân đôi của ADN và sự nhân đôi NST, nhân đôi trung tử, tổn gợhp nhiều hợp châ`1t cao phân tử từ các hợp chất nhiều năng lượng. - Pha G2: Tiếp tục tổng ợhp protein , hình thành thoi phân bào. - Tế bào vi khuẩn: bphân chia kiểu trực phận nên không có kỳ truing gian. 4 - tế bào hồng cầu: không có nhân, không có khả năng phân chia nê7n không có kỳ trung gian. - Tế bào thần kinh: Kỳ trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể. - Tế bào ung thư: kỳ trung gian rất ngắn. 3. (2 điểm) a.Gọi x là số lần NP của tế bào sinh dục sơ khai. 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Ta có : 2n (2x - 1) 10 = 2480 2n.2x. 10 = 2560 2n = 8 : ruồi giấm. b. Xác định giới tính: Số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai: 2n.2x. 10 = 2560 2x = 32. x = 5. Số tế bào con sinh ra là 320. số giao tử tham gia thụ tinh: 128 x 100/ 10 = 1280. Số giao tử hình thành từ mỗi tế bào sinh giao tử: 1280 / 320 = 4. con đực. Câu IV: ( 3đ) 1. (1 điểm) Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng: sử dụng nguồn C của CO2. Vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 tự do ( N2 → NH3). 2. (1 điểm) Chúng không có enzim catalaza và một số enzim khác do đó không thể loại được các sản phẩm oxi hoá độc hại cho tế bào như H2O2, các ion superoxit. 3. (1 điểm) Ứng dụng: - Xử lý nước thải, rác thải. - Sản xuất sinh khối ( giàu prôtêin, vitamin, enzim,..) - Làm thuốc. - Làm thức ăn bổ sung cho ngưòi và gia súc. - Cung cấp O2. Câu V: (3 điểm) 1. (1,5 điểm) a. Mức dung dịch đường trong cốc B tăng vì: - Tế bào sống có tính chọn lọc. - Thế nước trong đĩa pêtri cao hơn trong dung dịch đường trong cốc B → nước chui qua củ khoai vào cốc B bằng cách thẩm thấu → mực dung dịch dường trong cốc B tăng lên. b. Dung dịch đường trong cốc C hạ xuống vì: - Tế bào trong cốc C đã chết do đun sôi → thấm tự do → đường khuếch tán ra ngoài → dung dịch đường trong cốc C hạ xuống. c. Trong cốc A không thấy nước → sự thẩm thấu không xảy ra vì không có sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường. 2. (1,5 điểm) a. - Cơ chất: tinh bột, đường glucô - Tác nhân : nấm men có trong bánh men rượu, có thể có một số loại nấm mốc, vi khuẩn. - Sản phẩm: về mặt lý thuyết có Etanol 48,6%, CO2 46,6%, glixeron 33, 3%, axit sucxinic 0, 6%, sinh khối tế bào 1,2% so với lượng glucô sử dụng - Phương trình (C6H10O5 )n + H2O - C6H12O6 Nấm men rượu Nấm mốc C2H5OH + CO2 + Q. 5 n C6H12O6 b. Nhiệt độ cao giảm hiệu suất sinh rượu. - pH : 4 - 4,5. - Không. Nếu pH lớn hơn 7 sẽ tạo glixêrin là chủ yếu. 6 së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr−êng thpt cÈm thuû 3 k× thi tuyÓn chän häc sinh giái cÊp tr−êng líp 10 – n¨m häc 2007-2008 M«n: Sinh Thêi gian:180 phót C©u 1 (1®iÓm): Gi¶i thÝch t¹i sao tÕ bµo c¬ nÕu co liªn tôc sÏ mái vµ kh«ng tiÕp tôc co ®−îc n÷a ? C©u 2 (1,5 ®iÓm): T¹i sao nãi mµng sinh häc lµ mµng kh¶m láng? LiÖt kª c¸c bµo quan cã cÊu t¹o mµng sinh häc. C©u3 (1,5 ®iÓm): ThÕ nµo lµ s¸c tè quang hîp ? t¹i sao mçi c¬ thÓ quang hîp l¹i cã nhiÒu s¾c tè quang hîp kh¸c nhau mµ kh«ng ph¶i chØ cã mét lo¹i duy nhÊt? C©u 4 (3 ®iÓm): TÝnh ®a d¹ng vµ phong phó cña thÕ giíi sinh vËt ®−îc thÓ hiÖn trong ADN, ARN vµ Pr«tªin nh− thÕ nµo ? C©u 5 (2,5 ®iÓm): Tr×nh bµy nh÷ng diÔn biÕn cña sù ph©n bµo ë tÕ bµo nh©n s¬ . Nªu s− kh¸c nhau c¬ b¶n gi÷a ph©n bµo ë sinh vËt nh©n s¬ vµ nh©n thùc? C©u6(2,5 ®iÓm) : em h y tr×nh bµy mèi quan hÖ gi÷a nguyªn ph©n vµ gi¶m ph©n vµ thô tinh. C©u7 (4 ®iÓm): ë gµ 2n=78 , mét sè tÕ bµo sinh tinh( tinh bµo I) diÔn ra qu¸ tr×nh gi¶m ph©n t¹o ®−îc 5120 tinh trïng. Em h y x¸c ®Þnh: 1- Sè tÕ bµo sinh tinh tham gia vµo qu¸ tr×nh gi¶m ph©n . 2- X¸c ®Þnh sè nhiÔm s¾c thÓ kÐp , sè cÆp NST t−¬ng ®ång (kh«ng tÝnh cÆp NST giíi tÝnh ) sè NST ®¬n , sè t©m ®éng trong mçi tÕ bµo ë tõng kú. C©u 8(4 ®iÓm) Mét ph©n tö ADN cã chiÒu dµi lµ 5100 A0 ,trong ®ã cã A®ªnin chiÕm tØ lÖ lµ 20%. Mét m¹ch gèc cña ph©n tö ADN nµy ® thùc hiÖn sao m 1 lÇn tæng hîp nªn 1 ph©n tö ARN. Em h y tÝnh: 1- tÝnh sè nuclª«tit cña ph©n tö ADN , ARN nãi trªn. ? 2- ph©n tö ADN , ARN nãi trªn cã nh÷ng lo¹i liªn kÕt nµo ? Em h y tÝnh sè l−îng tõng lo¹i vµ tr×nh bµy ý nghÜa cña tõng lo¹i liªn kÕt ®ã. ....................................................... hÕt .................................................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 - 2012 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 28/3/2012 Đề thi này gồm 2 trang, 8 câu hỏi. Câu 1 (2,0 điểm) a. Trong tế bào có các loại đại phân tử: pôlisaccarit, prôtêin, axit nuclêic. Hãy cho biết: - Đơn phân và thành phần hóa học của các đại phân tử trên. - Vai trò của mỗi đại phân tử. b. Phân biệt cấu trúc mARN, tARN, rARN. Từ đặc điểm về cấu trúc của các loại ARN hãy dự đoán về thời gian tồn tại của mỗi loại trong tế bào? Giải thích tại sao? Câu 2 (2,0 điểm) a. Phân biệt các loại liên kết trong phân tử ADN? Vì sao phân tử ADN có đường kính ổn định suốt dọc chiều dài của nó? b. Phân biệt các thuật ngữ: axit amin, pôlipeptit và prôtêin. Câu 3 (2,0 điểm) a. Phân biệt phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Hãy giải thích về sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất. b. Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số crômatit, số NST khi tế bào đang ở kì giữa, kì sau của quá trình nguyên phân. Câu 4 (4,0 điểm) Bộ NST lưỡng bội của mèo 2n = 38. Tổng số tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng bằng 320. Tổng số NST đơn trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn các NST đơn trong các trứng 18240. Các trứng tạo ra đều được thụ tinh. Một trứng thụ tinh với 1 tinh trùng tạo ra 1 hợp tử. a. Nếu các tế bào sinh tinh trùng và sinh trứng nói trên đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực sơ khai và từ 1 tế bào sinh dục cái sơ khai thì mỗi loại tế bào phải trải qua mấy đợt nguyên phân? b. Tìm hiệu suất thụ tinh của tinh trùng? c. Số lượng NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai để tạo trứng? Câu 5 (2,0 điểm) a. Vì sao màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động?. b. Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích. Câu 6 (2,0 điểm) a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng thực hiện và nguồn năng lượng? 1 Câu 7 (2,0 điểm) Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi truyền elêctrôn hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa? Câu 8 (4,0 điểm) a. Trong quá trình làm sữa chua, vì sao sữa đang ở trạng thái lỏng trở thành sệt? b. Vì sao ăn sữa chua lại có ích cho sức khoẻ? c. Trong điều kiện thích hợp nhất, thời gian thế hệ của vi khuẩn (vibrio cholerae) là 20 phút. Trong một quần thể ban đầu có 9.105 tế bào vi khuẩn; sau thời gian 146 phút số lượng tế bào trong quần thể là bao nhiêu? ------ Hết ------ Họ và tên: ……………………………………………… SBD: ……………………. Thí sinh không sử dụng tài liệu khi làm bài. Giám thị không giải thích gì thêm. 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011 – 2012 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút Ngày thi: 28/3/2011 CÂU NỘI DUNG 1 a. * Thành phần hoá học: Pôlisacarit: C, H, O ; Prôtêin: C, H, O, N, S, P ; Axit nuclêic: C, H, O, N, P * Đơn phân: của pôlisacarit là glucô, của prôtêin là axit amin, của axit nuclêic là nuclêôtit * Vai trò: Prôtêin hình thành nên các đặc điểm, tính chất của cơ thể; Axit nuclêic là vật chất mang thông tin di truyền. b. * Phân biệt cấu trúc: mARN có cấu trúc mạch thẳng, tARN có cấu trúc xoắn tạo ra những tay và thuỳ tròn, một trong các thuỳ tròn có mang bộ ba đối mã, rARN cũng có cấu tạo xoắn tương tự như tARN nhưng không có các tay, các thuỳ, có số cặp nu liên kết bổ sung nhiều hơn. * Thời gian tồn tại trong tế bào của rARN là dài nhất, tiếp theo là tARN, ngắn nhất là của mARN. * Giải thích: vì rARN có nhiều liên kết hiđrô hơn cả và được liên kết với prôtêin nên khó bị enzim phân huỷ, mARN không có cấu tạo xoắn, không có liên kết hiđrô nên dễ bị enzim phân huỷ nhất. a. * Các loại liên kết: + Liên kết photphođieste: hình thành giữa các nuclêôtit kế tiếp nhau trên một mạch pôlinuclêôtit + Liên kết hiđrô: hình thành giữa 2 nuclêôtit đứng đối diện nhau trên 2 mạch pôlinuclêôtit theo NTBS * Giải thích: Vì giữa 2 mạch pôlinuclêôtit các nuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS: cứ 1 bazơ lớn lại liên kết với 1 bazơ nhỏ b. Phân biệt: + Axit amin: là phân tử hữu cơ gồm 1 nguyên tử C trung tâm liên kết với 1 nhóm amin, 1 nhóm cacboxyl và 1 gốc R. Là đơn phân cấu tạo nên các prôtêin + Pôlipeptit: Gồm 1 chuỗi các aa đồng nhất hoặc không đồng nhất liên kết với nhau bằng liên kết peptit, có khối lượng phân tử thấp hơn prôtêin + Prôtêin: Là một đại phân tử sinh học được cấu trúc từ 1 hoặc nhiều chuỗi pôlipeptit a. Điểm khác nhau : - Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co thắt từ ngoài (màng sinh chất) vào trung tâm. - Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế bào). * Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào bằng xenlulôzơ vững chắc, làm cho tế bào không thắt eo lại được. b. Crômatit Nhiễm sắc thể Kì giữa 32 16 NST kép 2 3 3 ĐIỂM 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 1,0 4 Kì sau 0 32 NST đơn a/ Gọi: Số tế bào sinh tinh trùng là x, số tế bào sinh trứng là y (x, y nguyên dương).  x + y = 320  x = 256 Ta có hệ:  ⇒ 19.4 x − 19 y = 18240  y = 64 Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai: 2 k = 256 ⇒ k = 8 (lần) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục cái sơ khai: 2 k = 64 ⇒ k = 6 (lần) 64 b/ Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng: × 100% = 6,25% 256 × 4 c/ Số NST đơn mới tương đương mà môi trường cung cấp cho tế bào sinh dục cái sơ khai để tạo trứng: 2 6 − 1 × 38 + 2 6 (2 − 1) × 38 = 4826( NST ) ( 5 6 7 2,0 1,0 1,0 ) a/ * Cấu trúc khảm động - Khảm vì: Ngoài 2 lớp phốt pho lipit của màng, còn có nhiều phân tử prôtêin, côlestêrôn nằm xen kẽ và các phân tử cacbohiđrat liên kết trên bề mặt màng - Động vì: các phân tử phôtpholipit và prôtêin có khả năng di chuyển trên màng b/ * Hiện tượng Môi trường Hồng cầu Tế bào biểu bì hành Ưu trương Nhăn nheo Co nguyên sinh Nhược trương Vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế bào (tế bào trương nước) * Giải thích - Tế bào hồng cầu: trong môi trường ưu trương, do không có không bào trung tâm, tế bào mất nước ở chất nguyên sinh nên nhăn nheo lại; trong MT nhược trương, tế bào hút nước, do không có thành tế bào nên tế bào no nước và bị vỡ - Tế bào biểu bì hành: MT ưu trương, do có không bào trung tâm nên TB mất nước ở không bào. Khi đó, màng sinh chất tách dần khỏi thành tế bào (co nguyên sinh). MT nhược trương, TB hút nước, màng sinh chất áp sát thành tế bào. a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian. b. Phân biệt: Chỉ tiêu Hóa Quang so sánh tổng hợp tổng hợp Đối tượng VK hóa tổng hợp VK quang hợp, trùng roi, tảo, thực vật Nguồn năng Phản ứng hóa học Năng lượng ánh sáng lượng Phân biệt đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền êlêctrôn + Quá trình đường phân là quá trình biến đổi glucôzơ trong tế bào chất. Từ một phân tử glucôzơ bị biến đổi tạo ra 2 phân tử axit piruvic (C3H4O3) và 2 phân tử ATP + Chu trình Crep: Hai phân tử axit piruvic bị ôxi hoá thành hai phân tử axêtyl côenzim A, tạo ra 2 ATP + Chuỗi truyền êlêctrôn hô hấp xảy ra trên màng trong của ti thể, tạo ra nhiều ATP nhất 34 ATP - Nếu tế bào cơ co liên tục sẽ bị “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa vì khi cơ làm việc cơ hấp thụ nhiều ôxi và glucô, thải nhiều CO2 và axit lactic, nên cơ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng và mang đi chất thải. Khi cơ làm việc nhiều, cơ sẽ thiếu chất dinh dưỡng (nếu không được cung cấp kịp thời). Mặt 4 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 8 khác axit lactic ứ đọng đầu độc cơ làm cho biên độ co cơ giảm, dần dần cơ không thể tiếp tục co nữa gây cảm giác mỏi, mệt nhọc a/ Sữa từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái sệt là do khi axit lăctíc được hình thành, pH của dung dịch sữa giảm, prôttêin của sữa đã kết tủa. b/ Trong đường ruột có nhiều loại vi khuẩn có hại (như vi khuẩn gây thối). Khi ăn sữa chua, vi khuẩn lactíc trong sữa chua sẽ ức chế vi khuẩn gây thối phát triển. Vì vậy sữa chua không những cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn đề phòng vi khuẩn gây thối gia tăng, bảo đảm quá trình tiêu hoá bình thường không gây hiện tượng đầy hơi chướng bụng. c/ Trong vòng 146 phút, quần thể vi khuẩn đã thực hiện được 7 thế hệ → 2n = 27 Ta có: N = N0 × 2n = 9 × 105 × 27 5 1,0 2,0 1,0 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ------------------------------ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT – NĂM HỌC: 2012 – 2013 ---------------------------------------------MÔN THI: SINH HỌC Thời gian 180 phút – Ngày thi 05. 04. 2013 Đề thi gồm 01 trang Câu 1 (1,5 điểm) 1. Hãy cho biết chức năng của không bào ở các tế bào sau đây: a. Tế bào lông hút của rễ cây. b. Tế bào cánh hoa. c. Tế bào đỉnh sinh trưởng. d. Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn. 2. Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy tế bào có hình gì? Giải thích? Câu 2 (1,5 điểm) 1. Thế nào là hô hấp tế bào? Tại sao ở người khi vận động quá sức thường thấy mỏi cơ? Nguyên nhân làm xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người? 2. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? Câu 3 (1,5 điểm) 1. Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? 2. Cho một lát khoai tây sống vào đĩa thứ nhất và một lát khoai tây chín vào đĩa thứ hai ở nhiệt độ phòng rồi nhỏ vào mỗi lát khoai tây một giọt H2O2 thì lượng khí thoát ra ở mỗi đĩa như thế nào? Giải thích? Câu 4 (2 điểm) 1. Tại sao trong quá trình nguyên phân các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử? Tại sao khi phân chia xong NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh? 2. Người ta tách một tế bào vừa kết thúc kỳ trung gian từ mô đang nuôi cấy sang một môi trường mới. Trải qua 14 giờ 15 phút ở môi trường mới các tế bào sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 420 NST đơn. a. Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết rằng thời gian các kỳ của quá trình nguyên phân có tỉ lệ 2:1:1:2 tương ứng với 6/19 chu kỳ tế bào, kỳ cuối chiếm 18 phút. b. Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 128 tế bào? Câu 5 (1,5 điểm) 1. Trình bày đặc điểm chung của vi sinh vật. Nêu các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật. 2. Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng nào? Câu 6 (1 điểm) 1. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, em hãy phân loại các nhóm vi sinh vật? Con người đã ứng dụng khả năng chịu nhiệt của vi sinh vật vào đời sống như thế nào? 2. Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh? Câu 7 (1 điểm) 1. Virut là gì? Virut có những dạng cấu trúc nào? 2. Giải thích tại sao virut được coi là dạng trung gian giữa sự sống và không sống? ….….………Hết……………… Họ và tên thí sinh:…………………………… Số báo danh:………………… Chữ ký giám thị 1: ……………………………Chữ kí giám thị 2:…………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 10 NĂM HỌC 2012 – 2013 Câu 1 (1,5 điểm) Nội dung 1. a. Tế bào lông hút của rễ cây: không bào chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước. b. Tế bào cánh hoa: không bào chứa các sắc tố để thu hút côn trùng đến thụ phấn. c. Tế bào đỉnh sinh trưởng: không bào tích nhiều nước có tác dụng làm cho tế bào dài ra giúp tế bào sinh trưởng nhanh. d. Tế bào lá cây của một số loài cây mà động vật không dám ăn: không bào tích các chất độc, chất phế thải nhằm bảo vệ cây. 2. + Nếu loại bỏ thành tế bào của các loài vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào này vào môi trường đẳng trương rồi làm tiêu bản và quan sát bằng kính hiển vi quang học, ta sẽ quan sát thấy các tế bào có hình cầu. + Giải thích: Vì thành tế bào có chức năng cố định hình dạng tế bào, khi mất thành tế bào áp suất thẩm thấu tác động đều lên bề mặt màng sinh chất làm cho chúng căng tròn → tế bào có hình cầu. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 (1,5 điểm) Nội dung 1. + Khái niệm hô hấp tế bào: hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu là glucozo) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống. + Khi vận động ta thường thấy mỏi cơ vì: - Khi vận động quá sức, quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ oxi cho quá trình hô hấp tế bào nên các tế bào cơ phải sử dụng quá trình hô hấp kị khí để tạo năng lượng ATP. - Sản phẩm của quá trình hô hấp kị khí là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào gây nên hiện tượng mỏi cơ. + Nguyên nhân xuất hiện các bệnh rối loạn chuyển hóa ở người: Khi một enzim nào đó trong tế bào không được tổng hợp hoặc tổng hợp quá ít hay bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng sẽ bị tích lũy lại gây độc cho tế bào hoặc có thể được chuyển hóa theo con đường phụ thành các chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí. 2. Tế bào tự điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng những cánh sau: - Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt hóa hay ức chế. - Tế bào điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng ức chế ngược: Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như 1 chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 (1,5 điểm) Nội dung 1. Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể vì: - Năng lượng chứa trong phân tử glucôzơ quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng đơn lẻ trong tế bào. - ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa các enzim đã thích nghi với việc dùng năng lương ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế bào. 2. - Lượng khí thoát ra ở hai đĩa khác nhau: Lượng khí thoát ra ở đĩa thứ nhất nhiều, không có khí thoát ra ở đĩa thứ hai. - Giải thích: + Ở đĩa thứ nhất, lát khoai tây sống, enzim có hoạt tính cao nên tốc độ phản ứng xảy ra nhanh, H2O2 bị enzim catalaza phân hủy thành H2O và O2 nên khí O2 thoát ra nhiều → bọt khí trên bề mặt lát khoai tạo ra nhiều. + Ở đĩa thứ hai, lát khoai tây chín, enzim đã bị nhiệt độ cao phân hủy làm mất hoạt tính nên phản ứng không xảy ra, H2O2 không bị phân hủy → không có bọt khí. Điểm 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 Câu 4 (2 điểm) Nội dung 1. - NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. - Sau khi phân chia xong NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh để thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và protêin trong chu kì tế bào sau được thuận lợi. 2. a. - Thời gian các kì của quá trình nguyên phân: Kì trước + Kì giữa + Kì sau + Kì cuối = (2 + 1 + 1 + 2)18/2 = 54 phút - Thời gian của cả chu kì tế bào: 54 x 19/6 = 171 phút - Vì tế bào đầu tiên được tách ra khi kết thúc kì trung gian của chu kì tế bào, ta có: 14giờ 15phút = 855phút = 54phút + 4 x 171phút + 117phút → Sau 14giờ 15phút các NST của tế bào đã nhân đôi 5 lần. - Gọi bộ NST của loài là 2n. (n: nguyên, dương) Ta có: 2n x 25 – 2 x 2n = 420 2n = 420 : 30 = 14 NST b.Gọi k là số lần phân chia để tạo 128 tế bào 2k = 128 → k = 7 - Thời gian để tế bào trên thực hiện 7 lần phân chia: (171 x 7) – 117 = 1080phút = 18h Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 5 (1,5 điểm) Nội dung 1. - Đặc điểm chung của vi sinh vật: + Cơ thể đơn bào (một số là tập doàn đơn bào), nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước hiển vi. + Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh. + Sinh trưởng và sinh sản nhanh, có khả năng thích ứng cao với môi trường sống. - Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật: + Môi trường tự nhiên + Môi trường tổng hợp + Môi trường bán tổng hợp 2. Các kiểu dinh dưỡng của VSV: Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ánh sáng CO2 Quang tự dưỡng Chất vô cơ CO2 Hóa tự dưỡng Ánh sáng Chất hữu cơ Quang dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Hóa dị dưỡng Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 (1điểm) Nội dung 1. - Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật chia thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt. - Ứng dụng: + Dùng nhiệt độ cao để thanh trùng + Dùng nhiệt độ thấp để kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật 2. Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì trong sữa chua lên men tốt, vi khuẩn lactic đã tạo môi trường axit (pH thấp) ức chế vi sinh vật gây bệnh. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 (1 điểm) Nội dung 1. Khái niệm virut: - Virút là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ và có cấu tạo rất đơn giản, hệ gen chỉ chứa 1 loại axitnucleic (ADN hoặc ARN) được bao bọc bởi phân tử protein. - Virut có 3 dạng cấu trúc: xoắn, khối, hỗn hợp 2. Virut được coi là dạng trung gian giữa sự sống và không sống, vì: - Khi ở ngoài tế bào chủ, virut biểu hiện như là thể vô sinh. Có thể tách hệ gen (axit nuclêic) ra khỏi vỏ protein để được hai chất riêng như là các hợp chất hóa học. - Khi trộn hệ gen với vỏ protêin chúng lại trở thành virut hoàn chỉnh. Khi nhiễm virut vào tế bào chủ chúng lại biểu hiện như là cơ thể sống, có thể nhân lên, tạo thế hệ virut mới. Điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 HỘI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU VỰC DH & ĐB BẮC BỘ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC MỞ RỘNG NĂM HỌC 2011- 2012 MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 10 Ngày thi: 21 tháng 4 năm 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 trang Câu 1 (1,0 điểm) Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại thành đúng? a. Trong phân tử amilôzơ, các đơn phân glucôzơ liên kết với nhau bằng liên kết β 1, 4 glycozit, có phân nhánh. b. Các vitamin A, D, E, K có bản chất photpholipit. c. Prôtêin chính của tơ tằm có cấu trúc bậc 2 là dạng gấp nếp β. d. Trong tổng số ARN của tế bào, rARN chiếm tỉ lệ 2% - 5%, tARN chiếm tỉ lệ 10% - 20%, mARN chiếm tỉ lệ 70% - 80%. Câu 2 (2,0 điểm) a. Nêu vai trò của lưới nội chất trơn? Giải thích vì sao nếu sử dụng thuốc giảm đau, an thần thường xuyên thì có thể xảy ra hiện tượng nhờn thuốc (dùng liều cao mới có tác dụng)? b. Cho tế bào vi khuẩn Gram âm, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có lizôzim. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên? Hãy giải thích? Câu 3 (3,0 điểm) a. Hãy nêu các bằng chứng lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm để chứng minh ôxi sinh ra trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ nước? b. Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp của cây xanh. Tại sao hai pha này lại xảy ra ở hai nơi khác nhau trong lục lạp? c. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (không có PSII) có tác động lên nồng độ O2. Tác động đó là gì và thực vật đó có thể có lợi như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm) a. Sự thiếu O2 ảnh hưởng như thế nào đến chuỗi electron hô hấp và quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm? b. Nêu vai trò của NAD+ và FAD trong hô hấp hiếu khí? Câu 5 (3,0 điểm) a. Tế bào phôi chỉ cần 15 – 20 phút là hoàn thành 1 chu kì tế bào, trong khi đó tế bào thần kinh ở cơ thể người trưởng thành hầu như không phân bào. Hãy giải thích tại sao? b. Nêu 2 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào mẹ có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân? Câu 6 (1,0 điểm) Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ, nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó. Giải thích tại sao có hiện tượng trên? 1 Câu 7 (3,0 điểm) a. Hãy nêu và giải thích ít nhất hai đặc điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong môi trường quá khắc nghiệt đối với các sinh vật khác? b. Vi khuẩn lactic chủng I tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tổng được phenylalanin (một loại axit amin). Còn vi khuẩn lactic chủng II thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trong môi trường thiếu axit folic và axit phenylalanin được không? Vì sao? c. Người ta cấy vi khuẩn Proteus vulgaris trên các môi trường dịch thể có thành phần tính theo đơn vị g/l: NH4Cl - 1 FeSO4.7H2O - 0,01 K2HPO4 - 1 CaCl2 - 0,01 MgSO4.7H2O - 0,2 H2O - 1 lít Các nguyên tố vi lượng (Mn, Mo,Cu, Zn): mỗi loại 2. 10-5 Bổ sung thêm vào mỗi loại môi trường: Chất bổ sung Các loại môi trường M1 M2 M3 M4 Glucose 0 5g 5g 5g Axit nicotinic 0 0 0,1mg 0 Cao nấm men 0 0 0 5g Sau 24h nuôi trong tủ ấm ở nhiệt độ phù hợp, người ta thấy có sự sinh trưởng của vi khuẩn trên các môi trường M3, M4 còn trên môi trường M1 và M2 không có vi khuẩn phát triển. - Các môi trường M1, M2, M3 và M4 thuộc loại môi trường gì? - Nêu vai trò của axit nicotinic đối với vi khuẩn Proteus vulgaris? Câu 8 (2,0 điểm) a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quá trình lên men lactic đồng hình và lên men rượu? b. Hãy cho biết các loại vi sinh vật sau đây có kiểu dinh dưỡng nào? Nguồn năng lượng, nguồn cacbon chủ yếu, hình thức sống của mỗi loại vi sinh vật đó (vi khuẩn lactic, vi khuẩn lam Anabaena, vi khuẩn tả, Nitrosomonas, Nitrobacter). Câu 9 (3,0 điểm) a. Vì sao virut chưa có cấu trúc tế bào mà vẫn được coi là một dạng sống? b. Virut HIV có lõi là ARN. Làm thế nào nó tổng hợp được vỏ protein và ARN của mình để hình thành virut HIV mới? c. Thế nào là phagơ độc và phagơ ôn hòa? ----- HẾT ----- 2 Së gd&®t VÜnh Phóc ------------------ kú thi chän hsg líp 10 thpt n¨m häc 2006 - 2007 §Ò chÝnh thøc M«n thi: sinh häc Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên Thêi gian lµm bµi: 180 phót, kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò --------------------------- C©u 1: V× sao tÕ bµo ®−îc xem lµ cÊp ®é tæ chøc c¬ b¶n cña thÕ giíi sèng ? C©u 2: Cã bèn lo¹i ®¹i ph©n tö nh− sau: Tinh bét, xenlul«, protein vµ photpholipÝt. H y cho biÕt: a. Lo¹i chÊt nµo kh«ng cã cÊu tróc ®a ph©n ? b. Lo¹i chÊt nµo kh«ng cã trong lôc l¹p cña tÕ bµo ? c. CÊu t¹o ph©n tö tinh bét vµ ph©n tö xenlul« kh¸c nhau ë ®iÓm c¬ b¶n nµo ? C©u 3: a. V× sao n−íc lµ dung m«i tèt nhÊt trong tÕ bµo ? b. Nªu sù kh¸c nhau c¬ b¶n gi÷a hai h×nh thøc: khuyÕch t¸n vµ khuyÕch t¸n nhanh cã chän läc c¸c chÊt qua mµng sinh chÊt. C©u 4: Tr×nh bµy nh÷ng nÐt c¬ b¶n vÒ c¸c bËc cÊu tróc cña protein. C©u 5: Ph©n biÖt ADN vµ ARN vÒ cÊu tróc vµ chøc n¨ng. C©u 6: Nªu vai trß cña c¸c thµnh phÇn: PhotpholipÝt, protein, colesterol, glicoprotein trong cÊu tróc mµng sinh chÊt. C©u 7: Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp tÕ bµo theo b¶ng sau: DÊu hiÖu Quang hîp H« hÊp 1. Kh«ng gian, thêi gian x¶y ra 2. C¸c thµnh phÇn tham gia 3. C¸c s¶n phÈm t¹o ra 4. Lo¹i ph¶n øng C©u 8: H y lËp b¶ng ph©n biÖt c¸c kiÓu dinh d−ìng ë vi sinh vËt theo nguån n¨ng l−îng vµ nguån c¸c bon. C©u 9: a. Cho biÕt vai trß cña c¸c vi sinh vËt trong quy tr×nh s¶n xuÊt t−¬ng. b. Nªu sù gièng vµ kh¸c nhau c¬ b¶n cña h« hÊp vµ lªn men. C©u 10: ë ng−êi cã bé nhiÔm s¾c thÓ 2n = 46. H y cho biÕt: a. Sè l−îng nhiÔm s¾c thÓ ®¬n trong mét tÕ bµo ë kú sau nguyªn ph©n. b. H y x¸c ®Þnh: - Kh¶ n¨ng sinh ra ®øa trÎ cã 23 nhiÔm s¾c thÓ cña «ng néi vµ 23 nhiÔm s¾c thÓ cña «ng ngo¹i khi kh«ng cã trao ®æi chÐo. - Kh¶ n¨ng sinh ra ®øa trÎ cã Ýt nhÊt 1 cÆp nhiÔm s¾c thÓ trong ®ã cã mét nhiÔm s¾c thÓ cña «ng néi, 1 nhiÔm s¾c thÓ cßn l¹i lµ cña bµ ngo¹i khi kh«ng cã trao ®æi chÐo. c. Gi¶ thiÕt cã trao ®æi chÐo ë 1 cÆp nhiÔm s¾c thÓ t¹i 2 ®iÓm cè ®Þnh th× tõ 1 c¸ thÓ cã thÓ t¹o ra nhiÒu nhÊt bao nhiªu lo¹i tinh trïng ? ----- HÕt ----(C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm) Hä vµ tªn thÝ sinh ................................................................................. SBD......................... h−íng dÉn chÊm m«n sinh häc - líp 10 THPT kh«ng chuyªn n¨m häc 2006 - 2007 C©u ý Néi dung 1 §iÓm 1,0 TÕ bµo lµ cÊp ®é tæ chøc c¬ b¶n cña thÕ giíi sèng v×: + TÕ bµo lµ ®¬n vÞ cÊu tróc cña mäi c¬ thÓ sèng… + Mäi ho¹t ®éng sèng chØ diÔn ra trong tÕ bµo… + Tõ tÕ bµo sinh ra c¸c tÕ bµo míi t¹o sù sinh s¶n ë mäi loµi. + C¬ thÓ ®a bµo lín lªn, nhê sù sinh s¶n cña tÕ bµo. 2 a b c ChÊt kh«ng cã cÊu tróc ®a ph©n lµ photpholipit Xenlul« kh«ng cã trong lôc l¹p cña tÕ bµo Sù kh¸c nhau gi÷a tinh bét vµ xenlul«: + Tinh bét cã cÊu tróc m¹ch nh¸nh, c¸c ®¬n ph©n liªn kÕt nhau theo nguyªn t¾c cïng chiÒu (ngöa). + Xenlul« kh«ng cã m¹ch nh¸nh, c¸c ®¬n ph©n liªn kÕt theo nguyªn t¾c sÊp - ngöa (2 chiÒu xen kÏ) 3 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 1,0 a b 4 N−íc lµ dung m«i tèt nhÊt trong tÕ bµo lµ v×: + N−íc lµ ph©n tö ph©n cùc: §iÖn tÝch (+) ë gÇn mçi nguyªn tö hy®r«, ®iÖn tÝch (-) ë gÇn nguyªn tö oxy. 0,25 + Ph©n tö n−íc dÔ dµng liªn kÕt víi ph©n tö chÊt tan 0,25 Sù kh¸c nhau gi÷a khuyÕch t¸n vµ khuyÕch t¸n nhanh cã chän läc + KhuyÕch t¸n: vËn chuyÓn c¸c ph©n tö nhá, qua líp photpholipit cña mµng. Kh«ng cÇn chän läc vµ chÊt mang. Tèc ®é chËm. 0,25 + KhuyÕch t¸n cã chän läc: Sù khuyÕch t¸n c¸c thµnh phÇn cã ph©n cùc (Na+, H2O…) qua c¸c kªnh chuyªn ho¸ cho tõng lo¹i chÊt (cã chän läc) vµ cÇn chÊt mang. Tèc ®é nhanh h¬n. 0,25 CÊu tróc protein 1,0 + CÊu tróc bËc I: C¸c axit amin liªn kÕt peptit víi nhau theo nguyªn t¾c nhãm amin cña axit amin nµy víi nhãm c¸c boxyl cña axit amin tiÕp theo t¹o chuçi polypeptit, mçi chuçi cã sè l−îng, thµnh phÇn vµ tr×nh tù a.a ®Æc tr−ng. 0,25 + BËc II: Chuçi polypeptit xo¾n α hoÆc gÊp β t¹o c¸c liªn kÕt hy®r« gi÷a c¸c ®o¹n cïng phÝa gÇn nhau. 0,25 + BËc III: CÊu tróc xo¾n hoÆc gÊp cuén xÕp theo kiÓu ®Æc tr−ng cho tõng lo¹i protein, cã liªn kÕt ®isunphua. 0,25 + BËc IV: Sù liªn kÕt 2 hoÆc nhiÒu chuçi polypeptit víi nhau t¹o protein phøc t¹p 0,25 5 1,0 a Ph©n biÖt ADN vµ ARN vÒ cÊu tróc: DÊu hiÖu ADN ARN 2 1 1. Sè m¹ch ®¬n b 0,25 2. Sè ®¬n ph©n trong 1 ph©n tö RÊt nhiÒu (hµng v¹n ®Õn hµng triÖu) Ýt (hµng chôc ®Õn hµng ngh×n) 0,25 3. Thµnh phÇn trong ®¬n ph©n + §−êng C5H10O4, cã baz¬nit¬ T, kh«ng cã U + §−êng C5H10O5, cã baz¬nit¬ U, kh«ng cã T 0,25 Chøc n¨ng kh¸c nhau: + ADN: L−u gi÷, b¶o qu¶n, truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn 0,25 + ARN: Trùc tiÕp tham gia tæng hîp protein 6 1,0 Vai trß cña c¸c thµnh phÇn c¬ b¶n cña mµng tÕ bµo + Líp photpholipit kÐp: T¹o ra khung cho mµng sinh chÊt, t¹o tÝnh ®éng cho mµng vµ cho mét sè chÊt khuyÕch t¸n qua. 0,25 + Protein mµng: T¹o c¸c kªnh vËn chuyÓn ®Æc hiÖu, t¹o thô thÓ hoÆc chÊt mang, t¹o ghÐp nèi gi÷a c¸c tÕ bµo trong m«. 0,25 + Colesterol: T¹o c¸c giíi h¹n ®Ó h¹n chÕ di chuyÓn c¸c ph©n tö photpholipit lµm æn ®Þnh cÊu tróc mµng. 0,25 + Glycoprotein: T¹o c¸c dÊu chuÈn ®Æc tr−ng cho tõng lo¹i tÕ bµo gióp cho c¸c tÕ bµo cïng c¬ thÓ nhËn biÕt nhau, ph©n biÖt c¸c tÕ bµo l¹. 0,25 7 1,0 Ph©n biÖt quang hîp vµ h« hÊp trong tÕ bµo DÊu hiÖu Quang hîp H« hÊp 1. Kh«ng gian vµ thêi gian + Trong lôc l¹p cña c¸c tÕ + Trong ti thÓ cña mäi tÕ bµo quang hîp, khi cã bµo, ë mäi lóc ¸nh s¸ng 0,25 2. Thµnh phÇn tham gia + CO2; H2O, n¨ng l−îng ¸nh s¸ng vµ chÊt diÖp lôc + Oxy vµ chÊt h÷u c¬ (CH2O)n 0,25 3. S¶n phÈm t¹o ra + (CH2O)n vµ Oxy + CO2, H2O, ATP vµ toC 0,25 4. Lo¹i ph¶n øng + Ph¶n øng khö (tæng hîp) + Ph¶n øng oxy ho¸ (ph©n gi¶i) 0,25 8 1,0 Ph©n biÖt c¸c kiÓu dinh d−ìng ë vi sinh vËt KiÓu dinh d−ìng Theo nguån n¨ng l−îng Theo nguån c¸c bon 1. Quang tù d−ìng + ¸nh s¸ng + CO2 0,25 2. Ho¸ tù d−ìng + ChÊt v« c¬ (NH4+, NO2-, H2S, Fe+2 vv) + CO2 0,25 3. Quang dÞ d−ìng + ¸nh s¸ng + ChÊt h÷u c¬ 0,25 4. Ho¸ dÞ d−ìng ChÊt h÷u c¬ + ChÊt h÷u c¬ 0,25 9 1,0 a b Vai trß VSV trong s¶n xuÊt t−¬ng + NÊm mèc hoa c¶i (nÊm sîi) tiÕt enzim amilaza biÕn ®æi tinh bét chÝn thµnh ®−êng 0,25 + Vi khuÈn tiÕt enzim proteaza biÕn ®æi protein trong ®Ëu t−¬ng thµnh axit amin 0,25 So s¸nh h« hÊp vµ lªn men: + Gièng nhau: Ph©n gi¶i hy®rat cacbon nhê enzim cña vi sinh vËt 0,25 + Kh¸c nhau ë chÊt nhËn ®iÖn tö cuèi cïng: - H« hÊp: O2 (h« hÊp hiÕu khÝ) vµ CO2, NO-3, SO4-2 (khi h« hÊp kÞ khÝ) 0,25 -Lªn men: chÊt h÷u c¬ 10 1,0 a b + Sè l−îng NST ®¬n ë k× sau nguyªn ph©n: 4n = 92 + Kh¶ n¨ng sinh ®øa trÎ cã 23 NST cña «ng néi vµ 23 nhiÔm s¾c thÓ cña «ng 1 1 1 ngo¹i: 23 x 23 = 46 2 2 2 + Kh¶ n¨ng sinh ra ®øa trÎ nhËn ®−îc Ýt nhÊt mét cÆp NST trong ®ã cã 1 NST tõ «ng néi, 1 NST cßn l¹i tõ bµ ngo¹i: c 0,25 0,25 0,25 1 1 1 x = 2 2 4 Khi cã trao ®æi chÐo t¹i 2 ®iÓm, ë 1 cÆp NST, sè kiÓu tinh trïng nhiÒu nhÊt cã thÓ t¹o ra tõ 1 c¸ thÓ lµ: 2n-1 x 8 = 222 x 23 = 225 kiÓu. Tæng ®iÓm --- HÕt --- 0,25 10,0 ĐỀ THI HSG LỚP 10 – VĨNH PHÚC Năm học 2007-2008 Câu 1: Phân tích cấu trúc phân tử nước? Dựa vào cấu trúc phân tử nước hãy giải thích các hiện tượng sau: Ở vùng ôn đới nhiệt độ thấp một số loài động vật biến nhiệt vẫn sống được trong nước? Nhiệt độ bề mặt quả dưa chuột luôn thấp hơn 1-2 độ so với nhiệt độ không khí xung quanh Khi toát mồ hôi ta cảm thấy mát hơn Câu 2: Nêu các dữ liệu chứng minh ty thể và lục lạp do vi khuẩn cộng sinh vào tế bào nhân chuẩn Ngân tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì vảy hành vào các dung dịch sau: Dung dịch ưu trương Dung dịch nhược trương Nêu hiện tượng và giải thích? Câu 3: Phân biệt đường phân và chu trình Crep, chuỗi vận chuyển e về: vị trí, nguyên liệu và sản phẩm Giải thích tại sao các tế bào cơ người nếu co liên tục sẽ mỏi và không thể co được nữa? Câu 4: Tóm tắt cơ chế quang hợp ở thực vật C3? Oxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi tạo ra oxi phải qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào? Câu 5: Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của quá trình phân bào? Em có nhận xét gì về kì trung gian của các dạng tế bào sau: Tế bào hồng cầu, thần kinh, ung thư? Tổng số tế bào con sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ một tế bào 2n của người là 62, Xác định số lượng NST có trong thế hệ tế bào cuối cùng? Câu 6: Tên gọi một kiểu dinh dưỡng được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn nào? Hãy nêu các kiểu dinh dưỡng ở VSV? Cho các VSV sau: Trùng biến hình, vi tảo, vi khuẩn Nitrobacter và vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh, hãy xếp chúng và các kiểu dinh dưỡng phù hợp. Câu 7: Vì sao trong nuôi cấy không liên tục VSV cần có pha tiềm phát mà trong nuôi cấy liên tục không có. Vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản mà lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao? ĐỀ THI HSG LỚP 10 – VĨNH PHÚC Năm học 2008 – 2009 Câu 1: Dựa vào những đặc điểm nào có thể coi tế bào là cấp tổ chức cơ bản của các cơ thể sống? Câu 2: Nêu 2 chức năng cơ bản của Hidratcacbon với cơ thể sống? Tinh bột và xenlulo đều là Hidratcacbon nhưng chúng khác nhau như thế nào? Giải thích vì sao nói: Màng sinh chất có cấu trúc theo mô hình khảm động? Các phân tử Colesteron có vai trò gì? Câu 3: a. Trình bầy cấu trúc hóa học của ATP, trong tế bào ATP cung cấp năng lượng chủ yếu cho những quá trình nào? b. Vẽ sơ đồgiải thích sự điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể bằng cơ chế ức chế ngược của enzim? Câu 4: Lập bảng so sánh giữa quá trình đường phân và chu trình Crep về: vị trí, nguyên liệu, sản phẩm, năng lượng? Lập bảng so sánh pha sáng, pha tối trong quang hợp về: nơi xẩy ra, điều kiện, nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, vai trò trong chuyển hóa năng lượng? Câu 5: a. Nêu các đặc điểm chung của các nhóm VSV? Phân biệt các hình thức hô hấp hiếu khí, kị khí và lên mem ở VSV? b. Một học sinh đã viết phương trình lên men ở VSV kị khí như sau: C12H22O11 – CH3CHOHCOOH CH3CH2OH + O2 – CH3COOH + H2O + Q Theo em viết như vậy đúng chưa? Giải thích? Căn cứ vào sản phẩm tạo ra em hãy cho biết tác nhân gây ra hiện tượng trên? Câu 6: Trong cơ quan sinh giao tử có 10 tế bào sinh dục sơ khai đang nguyên phân liên tiếp một số lần, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu tương đương 2480 NST, tất cả các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử môi trường cung cấp nguyên liệu tạo ra 2560 NST. Nếu tất cả các giao tử đều tham gia thụ tinh và hiệu suất 10%, tổng số hợp tử là 128. Xác định bộ NST 2n của loài Xác định giới tính SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT không chuyên) Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. —————————— Câu 1 (1 điểm). Nêu các đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống? Những đặc điểm nào là đặc điểm nổi trội đặc trưng cho thế giới sống? Câu 2 (1 điểm). Cho biết các đặc điểm của giới thực vật về các mặt: Cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản, và tổ tiên của chúng? Câu 3 (1 điểm). Nêu những chức năng chính của prôtêin màng trong hoạt động sống của tế bào? Câu 4 (1 điểm). Các chất tan vận chuyển qua màng có thể đi theo những con đường nào? Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào? Câu 5 (1 điểm). Trình bày cấu tạo của ATP? Hãy phân loại các kiểu phôtphorin để tổng hợp ATP trong tế bào nhân thực? Trong các kiểu đó thì kiểu nào tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào? Câu 6 (1 điểm). Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? Nêu các đặc tính chính của enzim? Câu 7 (1 điểm). Trong tế bào thực vật có hai bào quan tổng hợp ATP là bào quan nào? Cho biết điểm giống nhau trong cấu tạo giữa 2 bào quan đó? Từ đó rút ra nhận xét gì về nguồn gốc 2 loại bào quan này? Câu 8 (1 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về các dấu hiệu: Điều kiện xảy ra, nơi xảy ra và sản phẩm tạo ra. Tại sao trong quang hợp, pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Câu 9 (1điểm): a.Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzym thì hoạt tính của enzym đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn? b.Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzym? Câu 10 (1 điểm). Trong tinh hoàn của 1 gà trống có 6250 tế bào sinh tinh đều qua giảm phân hình thành tinh trùng. Nhưng trong quá trình giao phối với gà mái chỉ có 1/1000 số tinh trùng đó trực tiếp thụ tinh với các trứng. Các trứng hình thành trong buồng trứng đều được gà mái đẻ ra và thu được 32 trứng. Nhưng sau khi ấp, chỉ nở được 25 gà con. Biết ở gà 2n = 78. a. Tính số lượng tinh trùng hình thành, số lượng tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng. b. Cho biết số lượng tế bào sinh trứng của gà mái và số NST bị tiêu biến trong các thể định hướng khi các tế bào sinh trứng này qua giảm phân. ---Hết--Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh..................................................................................... SBD.................... SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ―――――― KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM 2009-2010 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC Dành cho học sinh THPT không chuyên —————————— Câu Nội dung trả lời 1 * Những đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống: - Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc............................................................................... - Là 1 hệ thống mở và tự điều chỉnh............................................................................ - Thế giới sống liên tục tiến hoá.................................................................................. * Những đặc điểm nổi trội: TĐC và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh............................................................................................................................. - Cấu tạo: Đa bào, nhân thực....................................................................................... 2 - Dinh dưỡng: Tự dưỡng theo kiểu quang hợp (phổ biến), dị dưỡng theo kiểu kí sinh ( một số)............................................................................................................... - Sinh sản: Vô tính( bào tử, sinh dưỡng), hữu tính.................................................... - Tổ tiên: Tảo lục đa bào nguyên thuỷ....................................................................... * Chức năng chính của prôtêin màng gồm: 3 6 7 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 - Là thụ thể bề mặt tiếp nhận các thông tin.................................................................. 0,25 - Là các kênh vận chuyển các chất qua màng, là enzim màng ................................... 5 0,25 0,25 0,25 - Ghép nối 2 tế bào với nhau........................................................................................ - Giúp tế bào nhận biết nhau nhờ dấu hiệu nhận biết đặc hiệu ( glicôprôtêin).............. 4 Điểm * Các con đường các chất tan có thể đi qua: - Qua trực tiếp lớp phôtpholipit................................................................................... - Qua kênh prôtêin....................................................................................................... * Tốc độ khuếch tán theo phương thức bị động phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Kích thước của chất cần vận chuyển - Sự chênh lệch nồng độ 2 bên màng........................................................................... - Bản chất hoá học của chất - Môi trường: Nhiệt độ, độ nhớt, ................................................................................ * Cấu tạo: Gồm 2 thành phần là ađênôzin( bazơ ađênin + đường ribôzơ) và triphôtphat( 3 gốc phôtphat)......................................................................................... * Các kiểu phôtphorin hoá: - Phôtphorin hoá quang hoá: Vòng và không vòng..................................................... - Phôtphorin hoá ôxi hoá: Ở mức nguyên liệu và mức enzim..................................... * Kiểu phôtphorin hoá ôxi hoá ở mức enzim tạo ra hầu hết các phân tử ATP cung cấp cho hoạt động sống của tế bào.................................................................... * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................. * Enzim làm giảm nặng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian............................................................................................................................... * Đặc tính của enzim: - E có hoạt tính mạnh................................................................................................... - E có tính chuyên hoá cao........................................................................................... * Đó là 2 bào quan: Ti thể và lục lạp......................................................................... * Điểm giống nhau: - Đều có cấu tạo 2 lớp màng ....................................................................................... - Có ADN vòng, trần, kép; có ribôxôm 70S................................................................ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 8 * Nhận xét: 2 bào quan này đều có chung từ 1 nguồn gốc ( từvi khuẩn)................... * Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp về : Dấu hiệu Pha sáng Pha tối Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có ánh sáng và cả trong tối…………………………. 0,25 Nơi xảy ra Ở màng tilacôit của lục lạp Trong chất nền của lục lạp . …… 0,25 0,25 0,25 Sản phẩm tạo ra ATP và NADPH ,Ôxi Cacbohiđrat ,ADP, NADP……… 0,25 * Trong quang hợp, pha tối phụ thuộc vào pha sáng vì: Sản phẩm của pha sang là nguyên liệu chop ha tối……………………………………………………………… 9 10 a. Vì: E có bản chất là pr-> khi tăng nhiệt độ quá tối ưu của E-> E bị biến tính, mất chức năng xúc tác........................................................................................................... b. Vì: Mỗi E có thể cần các điều kiện khác nhau -> vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại E nhất định..................................................... a. Số tinh trùng được hình thành là: 6250 x 4 = 25 000( tinh trùng).............................. - Số tinh trùng trực tiếp tham gia thụ tinh với trứng: 25 000 x 1/1000 = 25(tinh trùng). b. Số lượng tế bào sinh trứng = số lượng trứng tạo ra = 32 tế bào. .............................. - Số thể định hướng bị tiêu biến có số nhiễm sắc thể là: 32 x 3 x 39 = 3744 (NST)................................................................................... ---Hết--- 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ………………. ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HSG 10 CẤP TỈNH NĂM 2010 -2011 MÔN THI: SINH HỌC (Dành cho HS không chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 a. Người ta cho chuối chín vào ngăn đá tủ lạnh để nó đông cứng lại, sau đó lấy ra để tan hết đá thấy quả chuối mềm hơn rất nhiều so với lúc chưa để vào tủ lạnh. Hãy giải thích? b. Nêu vai trò của mỗi nhóm nguyên tố hóa học có trong tế bào? Câu 2 a. Vì sao phôtpholipit có tính lưỡng cực? b. Khi tiến hành thí nghiệm về tính thấm của tế bào sống và tế bào chết, kết quả có sự khác nhau về màu sắc của lát cắt phôi không đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy. Hãy giải thích về sự khác nhau đó ? Câu 3 a. Nước được hình thành trong quang hợp ở pha sáng hay pha tối? Bằng cách nào có thể chứng minh trong quá trình quang hợp nước sinh ra ở pha đó? b. Để tạo ra 20 phân tử glucôzơ, pha tối cần sử dụng bao nhiêu ATP, NADPH từ pha sáng? Câu 4 a. Vì sao nói hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, lên men đều là quá trình dị hoá? Căn cứ vào đặc điểm nào người ta phân biệt 3 quá trình này? b. Quá trình vận chuyển H+ từ xoang gian màng vào chất nền ti thể để tổng hợp ATP được thực hiện theo phương thức vận chuyển nào? Điều kiện để xẩy ra phương thức vận chuyển đó? Câu 5 a. Cho biết các quá trình chuyển hoá vật chất có thể xẩy ra trong tế bào? Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng cách nào? b. Nêu điểm khác biệt giữa hóa tổng hợp và quang tổng hợp về đối tượng thực hiện và nguồn năng lượng? Câu 6 a. Nhà khoa học tiến hành phá nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi A rồi lấy nhân của tế bào trứng ếch thuộc nòi B cấy vào. Ếch con được tạo ra mang đặc điểm chủ yếu của nòi nào? Thí nghiệm chứng minh điều gì? b. Tế bào cơ, tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu, loại tế bào nào có nhiếu lizôxôm nhất? Tại sao? Câu 7 Nêu các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất? Điều kiện để xẩy ra vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất? Câu 8 a. Trong nước mắm và trong tương có rất nhiều axit amin. Chất này có nguồn gốc từ đâu, do vi sinh vật nào tác động để tạo thành? b. Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích tại sao? Câu 9 a. Trong quá trình hô hấp nội bào, có 2 giai đoạn xẩy ra tại ti thể. Đó là giai đoạn nào và xẩy ra ở đâu? b. Trong quá trình hô hấp nội bào có 5 phân tử glucôzơ được phân giải. Tính số NADH và FADH2 tạo ra? Câu 10 Ở ruồi giấm, một tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều qua giảm phân tạo giao tử. Các giao tử hình thành tham gia thụ tinh với hiệu suất là 12,5% đã tạo ra 16 hợp tử. Tổng số nguyên liệu tương đương với số nhiễm sắc thể đơn mà môi trường cung cấp cho quá trình trên là 504. Xác định số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và giới tính của ruồi giấm. - Hết Họ và tên thí sinh...............................................................SBD...................................... SỞ GD VÀ ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM HSG 10 NĂM 2010 -2011 MÔN THI: SINH HỌC (Không chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 a. Giải thích: (1.0đ) - Quả chuối khi chưa cho vào tủ lạnh, các tế bào chưa bị vỡ liên kết với nhau tạo độ cứng nhất định.................................................................................................................................... 0,25 - Khi đưa vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào quả chuối đông thành đá -> tế bào bị vỡ -> khi đá tan tế bào đã vỡ không còn liên kết với nhau như ban đầu nữa => quả chuối sẽ mềm hơn..................................................................................................................... 0,25 b. Vai trò của mỗi nhóm nguyên tố: - Nguyên tố đa lượng: Tham gia cấu tạo tế 0,25 bào......................................................................... - Nguyên tố vi lượng: Tham gia trao đổi chất: Vì cấu tạo enzim xúc tác cho các phản ứng 0,25 sinh hoá trong tế bào............................................................................................................... 2 a. Phôtpholipit có tính lưỡng cực vì : (1.0đ) - Phôtpholipit có cấu trúc gồm: 1 phân tử glixeron liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (nhóm này nối glixeron với 1 ancol phức)................................................................. 0,25 - Đầu ancol phức ưa nước, đuôi axit béo kị nước................................................................... 0,25 b. Giải thích : - Phôi sống không nhuộm màu còn phôi chết bắt màu............................................................ 0,25 - Tế bào sống có khả năng thấm chọn lọc chỉ cho các chất cần thiết đi qua màng vào trong 0,25 tế bào, còn phôi chết không có đặc tính này. ........................................................................ 3 a. (1,0đ) - Nước được hình thành trong pha tối của quang hợp.............................................................. 0,25 - Chứng minh nước sinh ra từ pha tối dựa trên phản ứng quang hợp đầy đủ: 6CO2 + 12H2O -> C6H12O6 + 6O2 + 6H2O Dùng ôxi nguyên tử đánh dấu trong CO2, khi quang hợp thấy ôxi nguyên tử đánh dấu có trong glucozơ và nước => Như vậy, ôxi của nước là ôxi từ CO2. Vì CO2 chỉ tham gia vào pha tối........................................................................................................................................ 0,25 b. Tạo 20 glucôzơ, pha tối đã dùng: 20X18 = 360 ATP……………………………………………… 0,25 20X12 = 240 NADPH…………………………………………. 0,25 4 a. (1,0đ) * Vì: Cả 3 quá trình này đều là quá trình phân giải chất hữu cơ, đồng thời giải phóng năng lượng............................................................................................................................. * Căn cứ vào chất nhận e cuối cùng: Hô hấp hiếu khí (Chất nhận e cuối cùng là O2),hô hấp kị khí (Chất nhận e cuối cùng là ôxi liên kết), lên men (Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ)..................................................................................................................................... b. - Phương thức: Bị động (thụ động)........................................................................................ - Điều kiện: Cần phải có chênh lệch nồng độ......................................................................... 5 a. (1,0đ) * Các quá trình chuyển hoá có thể xẩy ra: Đồng hoá và dị hoá............................................... * Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá bằng cách: Tạo nhiều phản ứng trung gian............... b. Phân biệt: Chỉ tiêu so sánh Hóa tổng hợp Quang tổng hợp Đối tượng Vi khuẩn hóa tổng hợp Vi khuẩn quang hợp, trùng roi, tảo, thực vật………………….. Nguồn năng lượng Phản ứng hóa học Năng lượng ánh sáng……….. 0,25 0,25 6 a. (1,0đ) - Kết quả: Ếch con này mang đặc điểm của nòi B................................................................... 0,25 - Qua thí nghiệm chuyển nhân chứng minh được rằng nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào (Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào).............................. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. - Tế bào bạch cầu có nhiều lizoxom nhất................................................................................ - Giải thích: Do tế bào bạch cầu có chức năng tiêu diệt các tế bào vi khuẩn cũng như các tế bào bệnh lí, tế bào già nên nó phải có nhiều lizoxom nhất....................................................... * Các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất: 7 (1.0đ) - Vận chuyển trực tiếp qua lớp kép phôtpholipit....................................................................... - Vận chuyển qua kênh prôtêin................................................................................................. * Điều kiện: - Phải có kênh prôtêin.............................................................................................................. - Phải được cung cấp năng lượng ATP.................................................................................... 8 a. (1.0đ) - Axit amin trong nước mắm có nguồn gốc từ protein của cá, vi sinh vật tác động để tạo thành là: vi khuẩn .................................................................................................................... - Axit amin trong tương có nguồn gốc từ đậu tương, vi sinh vật tác động để tạo thành là: Nấm sợi (nấm vàng hoa cau)................................................................................................... 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Giải thích: - Trên vỏ quả có rất nhiều tế bào nấm men. Nấm men sẽ lên men đường thành rượu etilic và CO2............................................................................................................................................................................................................... - Khí CO2 được tạo thành không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.............................................................................................................................................. 0,25 0,25 a. Các giai đoạn hô hấp xẩy ra tại ti thể: 9 (1.0đ) Chu trình crep: Xẩy ra tại chất nền ti thể………………………………………………….. - Chuỗi vận chuyển điện tử: Xẩy ra ở màng trong ti thể……………………………………. b. Số NADH và FADH2 tạo ra: - Số NADH tạo ra: 5 x 10 = 50................................................................................................ 0,25 0,25 - Sô FADH2 tạo ra: 5 x 2 = 10................................................................................................. 0,25 0,25 Xác định số lần nguyên phân và giới tính 10 (1.0đ) - Số giao tử tạo ra : (16 x 100) : 12,5 = 128………………………………………………… 0,25 - Gọi k là số lần guyên phân của tế bào ban đầu (k nguyên, dương) + Số NST môi trường cung cấp cho nguyên phân : (2k – 1)2n = (2k – 1)8 + Số NST cung cấp cho quá trình giảm phân : 2k.2n = 2k . 8 => Từ giả thiết ta có : (2k – 1)8 + 2k . 8 = 504 tế bào bị bắt buộc chuyển sang hô hấp kị khí tạo axit lactic => gây “mỏi” cơ.................................. 0,5 b. Giải thích: 6 - Năng lượng giải phóng từ mỡ chủ yếu từ các axit béo. Axit béo có tỉ lệ ôxi/cacbon thấp (1.0đ) hơn nhiều so với đường glucôzơ => khi ôxi hóa các axit béo, tế bào cơ cần tiêu tốn rất nhiều ôxi................................................................................................................................ 0,25 - Mà khi cơ thể hoạt động mạnh lượng ôxi mang đến các tế bào cơ bị giới hạn bởi khả năng hoạt động của hệ tuần hoàn, do vậy mặc dù phân giải mỡ tạo nhiều năng lượng nhưng tế bào cơ lại không sử dụng mỡ vì ôxi không được cung cấp đầy đủ……………………… 0,25 a. - Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau để việc di chuyển về 2 cực tế bào 0,5 được dễ dàng, không bị rối loạn do kích thước của NST....................................................... - Nếu ở kì trước của nguyên phân thoi phân bào không được hình thành thì các NST không phân li được về 2 cực tế bào => tế bào không phân chia => tạo ra tế bào có bộ NST tăng 0,5 gấp đôi(4n)........................................................................................................................... 7 b. (2.0đ) - Số loại tinh trùng tối đa được tạo ra: 15 x 4 = 60 loại......................................................... 0,25 - Số loại trứng tối đa tạo ra: 15 x 1 = 15 loại.......................................................................... 0,25 c. - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài = (1672-1496)/4 = 44 NST....................................................... - Giới tính: Số tế bào sinh giao tử = 1672/44 = 38 Số giao tử giao tử được sinh ra từ 1 tế bào sinh giao tử = 152/38 = 4 => Giới đực................... -----Hết----- 0,25 0,25 Họ tên TS: ............................................................... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH THUẬN (Đề thi chính thức) Số BD: ....................... Chữ ký GT 1: ..................... KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2014 – 2015 Khóa ngày: 09 / 11 / 2014 Môn thi: Sinh học Cấp: THPT Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ: (Đề thi có 02 trang/20 điểm) Bài 1: Cho các tế bào thực vật vào trong dung dịch chứa chất X có pH thấp. Sau từng khoảng thời gian người ta tiến hành đo pH của dung dịch và đo lượng chất X được tế bào hấp thu và nhận thấy theo thời gian pH của dung dịch tăng dần lên, còn lượng chất X đi vào tế bào theo thời gian cũng gia tăng. a. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích cơ chế vận chuyển chất X vào trong tế bào. b. Làm thế nào có thể chứng minh được giả thuyết đã đưa ra là đúng? Bài 2: Thế hệ thứ nhất của một quần thể động vật ở trạng thái cân bằng di truyền có: q(a) = 0,2; p(A) = 0,8. Thế hệ thứ hai của quần thể có cấu trúc 0,672AA : 0,256Aa : 0,072aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ thứ ba. Biết rằng cách thức giao phối tạo ra thế hệ thứ ba cũng giống như cách thức giao phối tạo ra thế hệ thứ hai. Bài 3: Tại sao nói chọn lọc tự nhiên là nhân tố cơ bản nhất tạo nên sự tiến hoá thích nghi? Bài 4: a. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường? b. Làm rõ sự khác biệt về cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở sa mạc với cấu trúc thận của loài động vật có vú sống ở dưới nước. Giải thích? Bài 5: a. Ốc bươu vàng có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ. Ốc được du nhập vào Việt Nam trong những năm 1985-1988 và đã trở thành một trong những sinh vật gây hại nghiêm trọng cho nền nông nghiệp. Vì sao ốc bươu vàng đã du nhập vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại trong nông nghiệp? Giải thích. 1 b. Cây Thanh long ở tỉnh Bình Thuận và một số nơi ở tỉnh Ninh Thuận thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến tháng 01 năm sau, nông dân ở các tỉnh này áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên? Bài 6: Người ta dùng một màng nhân tạo chỉ có 1 lớp phôpholipit kép để tiến hành thí nghiệm xác định tính thấm của màng này với glixêrol và iôn Na + nhằm so sánh tính thấm của màng sinh chất. Hãy dự đoán kết quả và giải thích? Bài 7: Hãy thiết kế 01 thí nghiệm “Phát hiện hô hấp của thực vật qua sự thải CO2”. Bài 8: Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh (kí hiệu là a) là lặn so với alen bình thường (A) và không có đột biến xảy ra trong phả hệ này. Thế hệ I 1 2 II 1 III. 2 3 4 1 2 5 3 4 a. Viết các kiểu gen có thể có của các cá thể thuộc thế hệ I và III. b. Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu? Viết cách tính. Bài 9: Phân tích bộ nhiễm sắc thể trong tế bào của một bào thai bị xảy ở người, người ta nhận thấy tế bào có số lượng nhiễm sắc thể là 92, XXYY. Hãy nêu 1 giả thuyết giải thích cơ chế hình thành bộ nhiễm sắc thể trên ? ------- HẾT ------- 2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 NĂM HỌC 2010 - 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 2 trang) Môn: Sinh học Câu 1. Cho sơ đồ sau: A. Glucôzơ B. Glucôzơ Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 05/4/2011 Nấm men (không có O2) Vi khuẩn lactic (không có O2) X + CO2 + năng lượng. Y + năng lượng. a) Tên gọi của hai quá trình trên là gì? Xác định tên của chất X, Y. b) Tại sao số lượng ATP được tạo ra từ hai quá trình trên lại rất ít? c) Xác định chất nhận điện tử cuối cùng của hai quá trình trên. d) Nếu có oxi (O2) thì các quá trình trên có diễn ra hay không? Vì sao? Câu 2. Cho sơ đồ sau: J I Chu trình Crep A B H C G D E F a) Hãy viết tên các chất tương ứng với các kí hiệu từ A đến J trên hình vào bài làm. b) Phần lớn năng lượng thu được từ các phản ứng ôxy hóa thuộc chu trình này được tích lũy trong những phân tử nào? Năng lượng từ những phân tử đó được dùng để tổng hợp ATP như thế nào? Câu 3. a) Vì sao màng sinh chất có cấu trúc khảm động và có tính chọn lọc? b) Adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ. Vẽ sơ đồ mô tả con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen. c) Các chất: O2, NO, CO2, Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O được vận chuyển qua màng sinh chất bằng những con đường nào? d) Phân biệt quá trình khuyếch tán của NO với quá trình khuyếch tán của Na+ qua màng sinh chất. Câu 4. a) Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp và trên màng ti thể. b) Phân biệt chiều khuyếch tán của H+ ở ti thể và lục lạp qua ATPaza. Câu 5. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa. Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng. Câu 6. a) Có 3 dung dịch để trong phòng thí nghiệm. Dung dịch 1 chứa ADN, dung dịch 2 chứa amylaza, dung dịch 3 chứa glucôzơ. Người ta đun từ từ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích. b) Phân biệt các bậc cấu trúc không gian của prôtêin. Câu 7. Một cơ thể thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, gồm 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd. a) Viết kí hiệu của các nhiễm sắc thể ở cực 1 và cực 2 trong một tế bào đang ở kì sau của nguyên phân. b) Trong trường hợp không xẩy ra trao đổi chéo, hãy viết kí hiệu của các nhiễm sắc thể ở cực 1 và cực 2 trong một tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân I và ở kì sau của giảm phân II. c) Giả sử rằng trong quá trình giảm phân sinh giao tử của loài trên, 3 cặp NST đó đều xẩy ra trao đổi chéo tại một điểm thì tối đa sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? _______Hết_______ Họ và tên thí sinh…………………………….. Số báo danh……………………….………….. k× thi chän häc sinh giái cÊp tr−êng khèi 10 N¨m häc 2008 – 2009 M«n thi : Sinh häc (Thêi gian : 180 phót) §Ò thi cã 9 c©u, gåm 2 trang Tr−êng THPT CÈm thñy I ®Ò chÝnh thøc Câu 1 : (2 điểm ) Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN với ARN . Câu 2 : (2 điểm) So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật . Câu 3 : (3 điểm) Cho c¸c h×nh vÏ vÒ cÊu tróc mµng sinh chÊt (A, B, C, D vµ E) d−íi ®©y (1) (3) (4) (3) (3) (3) (2) (a) (3) A B C (b) D ATP E a) Gäi tªn c¸c thµnh phÇn t−¬ng øng ®−îc kÝ hiÖu (1), (2), (3) vµ (4) ë c¸c h×nh trªn. b) Tõ mçi h×nh trªn, h y nªu chøc n¨ng cña pr«tªin trong mµng sinh chÊt. Câu 4 : (2 điểm ) a. Phân biệt các cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của các phân tử prôtêin. Kể tên các loại liên kết hoá học tham gia duy trì cấu trúc prôtêin ? b. Vì sao khi nấu canh cua (giã nhỏ cua lọc lấy nước để nấu canh) thì có hiện tượng đóng lại từng mảng nổi lên mặt nước nồi canh? Câu 5 : (1 điểm) Một học sinh muốn cây rau cải mình trồng nhanh lớn đã hòa nước giải để tưới cho cây nhưng không hiểu tại sao sau khi tưới cây lại bị héo. Em có thể cho biết học sinh đó mắc sai lầm gì ? muốn tưới nước giải để cho cây phát triển tốt thì cần phải làm như thế nào ? Câu 6 : (2 điểm) V× sao sau khi x©m nhËp vµo c¬ thÓ ng−êi, HIV cã kh¶ n¨ng l©y lan vµo tÕ bµo Limph« T, tÕ bµo ®¬n nh©n, ®¹i thùc bµo cña hÖ thèng miÔn dÞch ? V× sao ng−êi tiªm chÝch ma tóy l¹i dÔ bÞ nhiÔm HIV ? Câu 7 : (2 điểm) a. Hãy cho biết trong tế bào nhân thực những bộ phận nào có cấu trúc màng đơn, màng kép ? b. Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào ? Từ nơi được tạo ra, ôxi phải đi qua những lớp màng nào để ra khỏi tế bào ? Câu 8 : (2 điểm) Cho sơ đồ mô tả quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật như sau : Sè l−îng tÕ bµo (a) (b) (c) (d) Thêi gian a. Sơ đồ trên mô tả quá trình quá trình nuôi cấy nào của vi sinh vật ? Hãy gọi tên các kí hiệu (a), (b), (c), (d) trong hình vẽ và cho biết sự phát triển của vi sinh vật trong từng giai đoạn ? b. Ý nghĩa của sơ đồ trong nuôi cấy vi sinh vật ? Câu 9 : (4 điểm) Cho rằng trong một lần thụ tinh có 32768 tinh trùng tham gia thụ tinh, nhưng chỉ có 2 hợp tử được hình thành: 2 hợp tử này nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra 48 tế bào mới và có tổng số 1920 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể lượng bội 2n của loài? b. Xác định số tế bào sinh tinh tạo ra các tinh trùng nói trên? c. Xác định số nhiễm sắc thể đơn trong toàn bộ số tinh trùng tham gia thụ tinh nói trên? d. Xác định số đợt phân bào của mỗi hợp tử? -------------------- Hết ---------------------- (Giám thị không giải thích gì thêm) SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT ĐẠI TỪ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG NĂM HỌC 2008-2009 Môn: SINH HỌC 10 (Thời gian làm bài: 150 phút – Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Tại sao nói tế bào là cấp tổ chức sống cơ bản của sinh giới ? Câu 2: (1.5 điểm) Chứng minh màng sinh chất có cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển các chất qua màng ? Câu 3: (1 điểm) Vẽ sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và chú thích ? Câu 4: (1 điểm) Chứng minh năng lượng sinh vật dùng cho mọi hoạt động sống có nguồn gốc từ năng lượng ánh sáng mặt trời ? Câu 5: (1 điểm) Phân biệt ba hình thức cố định CO2 ở thực vật C3, C4 và CAM ? Câu 6: (1 điểm) Tóm tắt diễn biến quá trình hô hấp tế bào ? Câu 7: (2 điểm) Vẽ sơ đồ diễn biến quá trình giảm phân của loài có bộ NST 2n = 6 ? Câu 8: (1.5 điểm) Hai phân tử ADN đều có chiều dài 4080Ao. Phân tử thứ nhất có tỉ lệ giữa A và một loại nucleotide khác là 1,5. Phân tử thứ 2 có tổng số guanine và một loại nucleotide khác bằng 60%. a.Tính số lượng từng loại nucleotide của gene ? b.Tính số liên kết hydro của gene ? c.Dựa vào các kết quả trên hãy dự đoán phân tử ADN nào sẽ biến tính nhanh hơn ở nhiệt độ cao ? Giải thích ? ……………………….. Hết …………………………… Họ và tên thí sinh:………………………………………. Số báo danh: …………………………………… Së GI¸O DôC - §µO T¹O H¶I PHßNG TRï¬ng THPT PH¹M NGò L O §Ò THI HäC SINH GIáI – SINH 10 N¨m häc 2007-2008 Thêi gian: 90 phót I - PHÇN TR¾C NGHIÖM: (3 ®iÓm) C©u1: Chän ph−¬ng ¸n tr¶ lêi ®óngnhÊt: 1. §Æc tÝnh næi tréi cña c¸c cÊp tæ chóc sèng lµ: A: Tè chøc sèng cÊp d−íi lµm nÒn t¶ng x©y dùng cho tá chøc sèng cÊp trªn. B: Tæ chøc cÊp sèng cao h¬n cã nh÷ng ®Æc ®iÓm cña tæ chøc sèng cÊp d−íi vµ nh÷ng ®Æc tÝnh næi tréi. C: Tæ chøc sèng cÊp d−íi vµ tæ chøc sãng cao h¬n lu«n kÕt víi nhau ®Ó cïng tån t¹i. D: C¶ A vµ B. E: C¶ A, B, C. 2. CÊu tróc cã mÆt trong c¶ tÕ bµo ®éng vËt, thùc vËt vµ vi sinh vËt lµ: A: Mµng sinh chÊt vµ rib«r«m B: L−íi néi chÊt vµ ti thÎ c: l−íi néi chÊt vµ kh«ng bµo. D: L−íi néi chÊt vµ lôc l¹p e: Mµng sinh chÊt vµ thµnh tÕ bµo 3. VËt chÊt di truyÒn ë tÕ bµo vi khuÈn lµ: A: ADN kÕt hîp víi pr«tªin hist«n B: ADN trÇn, d¹ng vßng C: ARN D: C¶ B vµ C 4: C¸c con ®−êng khuÕch t¸n qua mµng sinh chÊt: A: KhuÕch t¸n qua lç mµng kh«ng mang tÝnh chän läc B: KhuÕch t¸n qua kªnh pr«tªin mang tÝnh chän läc C: KhuÕch t¸n qua mµng mang tÝng chän läc kh«ng chon läc D: C¶ A vµ B ®Òu ®óng 5. Trong c¸c hîp chÊt sau, hîp chÊt nµo kh«ng cã cÊu tróc ®a ph©n lµ: A: Pr«tªin B: Pr«tªin vµ LipÝt C: LipÝt D: Cacbohi®rat E: ADN vµ ARN 6. TÝnh ®a d¹ng cña Pr«tªin ®−îc quy ®Þnh bëi: A: Nhãm amin cña c¸c axit amin B: Nhãm R- cña c¸c axit amin C: Liªn kÕt peptit 1 D: Sè l−îng, th¸nh phÇn vµ tr×ng tù s¾p xÕp c¸c axit amin 7. Hîp chÊt cã ®¬n ph©n lµ gluc«z¬ lµ: A: Tinh bét vµ s©ccacoz¬ B: Tinh bét vµ Glic«ren C: Lipit ®¬n gi¶n D: TÊt c¶ ®Òu ®óng 8. Sè l−îng ti thÓ vµ lôc l¹p trong tÕ bµo ®−îc gia t¨ng b»ng c¸ch: A: ChØ b¾ng sinh tæng hîp míi B: chØ b¾ng c¸ch ph©n chia C: Nh¬f sù di truyÒn D: Sinh tæng hîp míi vµ ph©n chia E: Nhß c¸ch liªn kÕt cña c¸c tói mµng sinh chÊt 9. §¹i ph©n t− h÷u c¬ tham gia thùc hiÖn nhiÒu chøc n¨ng sinh häc nhÊt lµ: A: Lipit B: Pr«tªin C: Axit nuclªic D: Ccbohi®rat 10. C¸c chÊt ®−îc vËn chuyÓn qua mµng ë d¹ng: A: D¹ng thÓ r¾n B: D¹ng khÝ C: D¹ng hoµ tan trong dung m«i D: C¶ B vµ C. C©u2: §iÒn tõ vµo chç (...) ®Ó hoµn thµmh c¸c cau sau: a, Mµng sinh chÊt µ rang giíi bªn ngoµi vµ lµ rµo ch¾n chän läc cña tÕ bµo. Mµng sinh chÊt cã cÊu tróc..............®−îc cÊu t¹o tõ hai thµnh phÇn chÝnh lµ.................. b, Ti thÓ lµ bµo quan phæ biÕn cña tÕ bµo nh©n thùc. §©y lµ bµo quan ®−îc bao bäc bëi ........................bªn trong chÊt nÒn cã ch−a ................. II – PHÇN Tù LUËN: (7 ®iÓm) C©u1 (2®iÓm) So s¸nh tÕ bµo ®éng vËt vµ thùc vËt. Tø sù tù so s¸nh cã thÓ rót ra ý nghÜa g×? C©u2 (2 ®iÓm) Tr×nh bµy cÊu tróc ho¸ häc vµ cÊu tóc khong gian cña pr«tªin. T¹i sao cÇn ¨n nh÷ng lo¹i pr«tªin tõ c¸c nguån thùc phÈm kh¸c nhau? V× sao tr©u ba\ß ®Òu ¨n cá nh−ng thÞt tr©u kh¸c thÞt bß? C©u3 (1.5 ®iÓm) Trong tÕ bµo Prtªin ®−îc táng hîp vµ hoµn thiÖn tõ nh÷ng bµo quan nµo ? Tr×nh bµy cÈu tróc cña c¸ bµo quan ®ã. Gi¶i hÝch hiÖn t−îng mÊt ®u«i cuÈ nßng näc. C©u4 (1,5 ®iÓm) Mét gen gåm 3000 nuclª«tit vµ cã 3900 liªn kÕt hi®ro. Cho biÕt: a, Sè nuclª«tit tõng lo¹i cña gen b, ChiÒu dµi cña gen 2 c, CÊu tróc cña ADN cã ®¹c ®iÓm gÝ ®Ó thùc hiÖn cøc n¨ng mang, b¶o qu¶n vµ truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn. 3 ĐỀ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30/4 LẦN XV – NĂM 2010 Chuyên đề 1: Thế giới sống Câu 1: 1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng. Tại sao? 2. Tại sao ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới Thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào một giới riêng? Trả lời: 1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa vi sinh vật cổ và vi khuẩn cùng thuộc một nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng vì Đặc điểm Thành tế bào Vi khuẩn Chứa peptidoglican (murein) Hệ gen Điều kiện môi trường sống Không chứa intron Ít khắc nghiệ Vi sinh vật cổ Hỗn hợp gồm polisaccarit, protein và glycoprotein (pseudomurein) Có chứa intron Rất khắc nghiệt về nhiệt độ, độ muối 2. Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật, đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào giới riên vì - Ở thế kỉ XIX nấm được xếp vào giới thực vật vì nấm có đặc điểm giống với thực vật: sinh vật nhân thực, đa bào, sống cố định và có thành tế bào. - Đến thế kỉ XX Whittaker và Margulis lại xếp nấm vào mọt giới riêng vì nấm có những đặc điểm cơ bản khác với thực vật: chất dự trữ của nấm là glycogen, thành tế bào cấu tạo từ kitin và không có chứa lục lạp. Câu 2: 1. Tại sao ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hoa tự dưỡng nhưng lại rất ít vi khuẩn quang hợp? 2. Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày có pH rất thấp (pH = 2-3)? 3. nuôi hai chủng vi sinh vật A, B trong cùng mọt môi trường tối thiểu thấy chúng sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách hai chủng A và B ra nuôi riêng trong điều kiện môi trường tối thiể thì cả hai chủng đều không phát triển được. Hãy giải thích hiện tượng trên. 4. Nuôi Escherichia coli trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo có nguồn cung cấp cacbon và glucozo và sorbitol, sau một thời gian người ta nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn này có dạng như đồ thị sau. Chú thích các pha ứng với các vị trí 1,2,3,4 của đồ thị và giải thích. Trả lời: 1. - Nước biển giàu CO2 và các kẽ nứt từ đáy biển là nơi thải ra nhiều Fe, S, CH4… là nguồn cung cấp C và năng lượng cho vi khuẩn hóa dưỡng phát triển. - Ở đáy bieenrr sâu rất ít ánh sáng có thể xuyên tới được nên không thích hợp cho vi khuẩn quang hợp sinh sống. 2. Sống trong dạ dày,vi khuẩn gắn vào các tế bào tiết chất nhầy của dạ dày và tiết ra enzim ureaza phân giải ure thành NH4+ nâng cao pH tại chỗ chúng ngự trị. 3. Mỗi chủng A và B đều không sống được trong môi truwowngftoois thiểu => Cả hai chngr A, B đều thuộc nhóm khuyết dưỡng - Khi nuôi chủng A và B trong cùng một môi trường tối thiểu, chúng sinh trưởng và phát triển bình thường => chủng A,B là vi sinh vật đồng dưỡng. + Giai thích: TH1: Chủng A sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho củng B và ngược lại chủng B sản xuất nhân tố sinh trưởng khác cung cấp cho chủng A. TH2: Chủng A tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng B tổng hợp thành phần còn lại của cùng nhân tố sinh trưởng. Cả 2 thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần thiết cho chủng A và B. 4. - Pha 1: tiềm phát (nguồn glucozo) - Pha 2: lũy thừa (nguồn glucozo) - Pha 3: tiềm phát (nguồn sorbitol) - Pha 4: lũy thừa (nguồn sorbitol) Câu 3: 1. Trong hệ thống phân loại 3 lãnh giới, giữa VSV cổ và vi khuẩn cùng thuộc nhóm tế bào nhân sơ nhưng chúng được xếp theo 2 lãnh giới riêng. Tại sao? 2. Tại sao thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng loài và phân bố rộng rãi tren Trái đất? 3. Nêu đặc điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn? Trả lời: 1.Vì giữa chúng có sự khác nhau: Điểm khác biệt Vi khuẩn Virut - Chưa có cấu tạo tế bào, cơ thể chỉ gồm: vỏ protein và lõi axit nucleic - Chỉ chữa AND và ARN - Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ VSV cổ Vi khuẩn - Có cấu tạo tế bào - Có chứa cả AND và ARN. - Có nhiều hình thức sống khác nhau: tự dưỡng bằng quang tổng hợp hay hóa tổng hợp, dị dưỡng theo kiểu cộng sinh, kí sinh, - Sinh sản nhờ hệ gen của tế bào chủ hoại sinh. - Sinh sản nhờ các bào quan và hệ gen chính mình Thành tế bào peptidoglican Không phải peptidoglican Hệ gen Không chứa intron Có chứa intron 2.Thực vật hạt kín rất đa dạng về số lượng và phân bố rộng rãi trên trái đất vì: - Có lớp cutin chống mất nước, biểu bì lá có khí khổng trao đổi khis và thoát hơi nước. - Hệ mạch phát triển vận chuyenr nước, muối khoáng, chất hữu cơ. - Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng. - Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhx để nôi phôi. - Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ và nuoi phôi, phát tán, duy trì sự tiếp nối các thế hệ. 3. Điểm khác nhau giữa viruts và vi khuẩn: Câu 4: 1. Thế nào là VSV nguyên dưỡng, VSV khuyết dưỡng? Hãy giải thích tại sao có những vi khuẩn khuyết dưỡng không thể sống được trên môi trường nuôi cấy tối thiểu nhưng khi được nôi cấy chung với với 1 chủng VSV nguyên dưỡng khác thì cả 2 đều sinh trưởng và phát triển bình thường? 2. Khi chiếu ánh qua lăng kính cào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn tập trung ở hai đầu của sợi tảo. Hãy giải thích hiện tượng trên? 3. Trả lời ngắn gọn các câu sau: a. Tại sao vi rút và thể ăn khuẩn thường được dùng làm nghiên cứu thể sống? b. Vì sao địa y không thuộc giới thực vật, mà xếp vào giới nấm cũng không hoàn toàn chính xác? c. Vì sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp, lại vừa có khả năng cố định nitow tự do? d. Vì sao những virut có vật chất di truyền là ARN( ví dụ HIV) thì khó bị tiêu diệt hơn? e. Vì sao khái niệm VSV không được xem là một đơn vị phân loại? Trả lời: 1. - VSV nguyên dưỡng là những vi khuẩn có thể sinh trưởng, phát triển trong môi trường nuôi cấy tối thiểu. - VSV khuyết dưỡng không thể sống được trong môi trường tối thiểu vì thiếu nhân tố sinh dưỡng nào đó mà chúng không thể tổng hợp được. - Khi nuôi cấy 2 chủng nguyên dưỡng và khuyết dưỡng chung trong môi trường tối thiểu thì chủng nguyên dưỡng tổng hợp được một hợp chất được xem như là một nhân tố sinh dưỡng đối với chủng thứ 2. 2 Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, ánh sáng sẽ phâ thành 7 màu: đỏ, da cam, lục, lam, chàm, tím. Các tia sáng đơn sắc này sẽ rơi trên sợi tảo theo thứ tự từ đỏ đến tím từ đầu này đến đầu kia. Như vậy, một đầu của sợi tảo sẽ hấp thụ ánh sáng đỏ, đầu kia sẽ hấp thụ ánh sáng tím và ở hai đầu cuẩ sợi táo sẽ xảy ra quang hợp mạnh nhất, thải nhiều oxy nhất vì thế vi khuẩn hiếu khí sẽ tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo. 3. a. Vì virut và thể ăn khuẩn cấu tạo đơn giản, có thể tồn tại dưới dạng như tinh thể, dễ phân tích về mặt thành phần hóa học. Thể ăn khuẩn còn dùng làm thể truyền (vecto) trong kĩ thuật chuyển gen b. Địa y là một dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa tế bào nấm sợi và các tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam có khả năng quang hợp. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà địa y thường sống trên những môi trường khó khăn, nghèo dinh dưỡng. Địa y không phải là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vaatj và cũng không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao. Địa y cũng không đơn thuần là nấm vì trong cấu tạo ngoài các tế baofsowij nấm còn có các tế bào tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa chất diệp lục. c. Vi khuẩn lam có khả năng quang hợp vì có tilacoit chứa diệp lục a, caroten, phicobilin và chuỗi vận chuyển điện tử trong quang hợp. Vi khuẩn lam có khả năng cố định nito tự do ở các tế bào dị hình có thành dày, không cho oxy xâm nhập, có bộ máy cố định đạm: enzim nitrogenaza, điều kiện kị khí, có lực khử mạnh, có ATP. d. Vì ARN dễ phát sinh đột biến hơn ADN nên tính chất kháng nguyên của virut dễ thay đổi, do đó nên không điều chế được vacxin phòng tránh. e. Vì; - VSV để chỉ các sinh vật có kích thước nhỏ. - Các sinh vật trong nhóm VSV thuộc các giới khác nhau: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm. Câu 5: 1. Trình bày đặc điểm các ngành của giới Thực vật? 2. Tại sao phải bảo tồn đa dạng sinh học? Tại sao chúng ta phải bảo vệ rừng? Trả lời: 1. Đặc điểm các ngành của giới Thực vật: Các ngành Đặc điểm Rêu Quyết Hạt trần Hạt kín - Chưa có hệ mạch. - Tinh trùng có roi. - Thụ tinh nhờ nước - Có hệ mạch. - Tinh trùng có roi. - Thụ tinh nhờ nước. - Có hệ mạch. - Tinh trùng không roi. - Thụ phấn nhờ gió. - Hạt không được bảo vệ. - Có dệ mạch - Tinh trùng không roi. - Thụ phấn nhờ gió, nước, côn trùng. - Thụ tinh kép. - Hạt được bảo vệ trong quả. Một lá mầm: ngô Hai lá mầm: đậu 2. Bảo tồn đa dạng sinh học vì: Thế giới sống không chỉ có tính thống nhaatsmaf có có tính đa dạng thể hiện ở tất cả các cấp tổ chức: + Đa dạng về gen + Đa dạng về loài + Đa dạng về quần xã và hệ sinh thái - Cần bảo vệ rừng vì: rừng tham gia tạo cân bawngfheej sinh thái, cung cấp chất din dưỡng, oxy, năng lượng cho hệ sinh thái. Rừng có lợi ích cho sản xuất và đời sống con người: cung cấp thực phẩm, dược phẩm, nguyên vật liệu. chóng sói mòn, điều chỉnh hệ sinh thái, làm sạch môi trường sống. Câu 6: 1. Giới sinh vật là gì? Ngoài cách phân loại trên còn có cách phân loại nào khác trong thời gian gần đây? Nêu cách đặt tên loài theo hệ thống kép? 2. Bằng hiểu biết của mình, em hãy trình bày sơ lược sự đa dạng sinh học của Việt Nam và thực trạng khai thác bảo vệ hiện nay? Trả lời: 1.* Giới sinh vật là đơn vị phân loại lốn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định * Những năm gần đay cacs nhà khoa học đã đề nghị một hệ thống gồm 3 lãnh giới (Domain) và 6 giới. Tách giới Monera thành 2 lãnh giới riêng: - Lãnh giới vi sinh vật cổ gồm một giới Vi sinh vật cổ (Archaea). - Lãnh giới vi khuẩn (Bacteria) gồm 1 giới vi khuẩn. - Lãnh giới thứ 3 là lãnh giới sinh vật nhân thực (Eucarya) gồm 4 giới : + Giới Nguyên sinh (Protista) + Giới Nấm (Fungi) + Giới Thực vật (Plantea) + Giới Động vật (Alimalia) * Cách đặt tên theo hệ thống tên kép: gồm có tên loài và tên chi trong đó tên chi người ta dùng bằng chữ cái in hoa viết phía trước, tên loài dùng chữ thường và viết sau tên chi. 2. Đa dạng sinh học ở Việt Nam: Việt Nam là một trong các nước có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và độ đa dạng cao. Rừng bao phủ gần 50% diện tích với hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy kéo theo hệ động vật và vi sinh vật cũng rất phong phú. Theo ước tính sơ bộ của các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam có ít nhất 15.000 loài thực vật thuộc trên 2500 chi và 378 họ khác nhau, trong đó có khoảng 2300 loài có ý nghĩa kinh tế cao được dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, làm thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, gia cầm, làm vật liệu xây dựng cũng như nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như công nghiệp giấy, công nghiệp dệt…Riêng họ phong lan (Orchidaceae) đã có tới 470 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 425 loài, họ lúa (Poaceae) có tới 400 loài, họ cà phê(Rubiacreae) có tới 400 loài. Nhiều loài thuộc loại quý hiếm, nhiều chi thuộc loại đặc hữu (chỉ đặc trưng Đại diện Rêu. Dương xỉ. Thông, tuế. cho Việt Nam và vùng Đông Nam Châu Á) cần được bảo vệ. Nhiều loài phong lan đẹp và quý là nguồn cây có giá trị xuất khẩu cao, những cây gỗ rất quý như mun, trắc, gụ, lim, táu, pomu…, cây dược liệu được liệt vào cây dược liệu quý như nhân sâm…Hệ động vật cũng rất phong phú và đa dạng cả về loài quý hiếm và loài đặc hữu. Theo nghiên cứu sơ bộ có khoảng 7000 loài côn trùng, 2600 loài cá, gần 1000 loài chim, 275 loài thú và 260 loài bò sát. Chỉ tính riêng lớp thú đã thống kê được trên 10 loài quý hiếm và 18 loài đặc hữu ( vooc, cu li lùn, sao la, bò rừng,…). Chim ở Việt Nam cũng rất phong phú như các loài gà lôi, trĩ, sếu… So sự phá rừng, săn bắt mà nhiều loài thực vật cũng như động vật quý hiếm và đặc hữu đang bị đe dọa tiêu diệt như các loài gỗ quý, các loài động vật quý thuộc tầm cỡ quốc tế như bò rừng, tê giác, voi vượn, vooc, gà lôi, trĩ, sếu. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản vô giá của đất nước cần được bảo vệ và khai thác hợp lí. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các nhà khoa học, của chính phủ mà còn là nhiệm vụ của mỗi người dân chúng ta. Câu 7: a. Cơ thể sống có những dấu hiệu riêng biệt nào mà giới vô sinh không có? b. Căn cứ vào đâu để một nhà khoa học có thể phân loại sinh giới thành 3 lãnh giới? Đó là những lãnh giói nào? Trả lời: a.- Cấu tạo bởi thành phần protein và axit nucleotit đặc trưng. Phân tử AND tự nhân đôi đảm bảo cơ thể sinh sản và di truyền trong quá trình tự sao, AND phát sinh các biến dị di truyền được qua nhiều thế hệ làm cho gen ngày càng đa dạng. - Thường xuyên tự đổi mới thành phần cấu tạo cơ thể. - Có khả năng tự điều hòa nhờ hoạt động của hệ enzim và hoocmon. - Qua trao đổi chất và năng lượng với môi trường thường dẫn đến sinh trưởng và phát triển. Trong lúc các vật thể vô sinh khi tương tác với môi trường thường bị biến tính dẫn đến hủy hoại. b. Căn cứ vào: sự khác nhau ở hệ gen và cấu trúc thành tế bào người ta chia sinh vtj thành ba lãnh giới: - Lãnh giới vi sinh vật cổ chỉ có một giới là vi sinh vật cổ. - Lãnh giới vi khuẩn chỉ có một giới là vi khuẩn. - Lãnh giới sinh vật nhân thực gồm có 4 giới: Nguyên sinh, Nấm, Thực vật và Động vật. Câu 8: 1. Sự sai khác trong tiêu chí phân loại của hệ thống 2 giới, 4 giới, 5 giới và 3 lãnh giới? Ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống phân loại 5 giới là gì? 2. Nêu đặc điểm cơ bản trong cấu tạo các lớp Tuế, Á tuế, Thông và Dây gắm thuộc ngành hạt trần. 3. Địa y là dạng sống như thế nào? Vì sao địa y không thuộc giới Thực vật nhưng nếu xếp vào giới nấm cũng không chính xác? Trả lời: 1.- Dựa vào tiêu chí dễ quan sát về giải phẫu hình thái của cơ thể 2 giới là thực vật và động vật. - Dựa cào sự nghiên cứu sâu hơn trong cấu tạo hiển vi và phương thức dinh dưỡng 4 giới là Nấm, Vi khuẩn, Thực cật (tảo và thực vật), Động vật (nguyên sinh động vật và động vật) - Dựa vào cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể và kiểu dinh dưỡng 5 giới là Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật. - Dựa vào sự khác biệt ở hệ genvà cấu trúc thành tế bào 3 lãnh giới là vi khuẩn ( giới vi khuẩn), VSV cổ (giới VSV cổ), sinh vật nhân thực (4 giới: ĐVNS, Thực vật, Nấm, Động vật). - Ưu điểm của hệ thống phân loại 5 giới: cấu trúc đơn giản, dễ nhớ, thể hiện được ý tưởng trọng tâm cơ bản của hệ thống phân loại. - Khuyết điểm: không thể hiện được nguồn gốc phát sinh sinh vật, không phân biệt được vi nấm với các nấm lớn. 2. - Lớp tuế: Thân hình cột đơn có phần ruột khs phát triển, lá to, hình lông chim tập trung ở đỉnh, có nón đơn tính. - Lớp Á tuế: Thân hình cột hoặc hình củ, không phân nhánh, lá to, hình lông chim, nón lưỡng tính. - Lớp thông: Thân phân nhánh, lá nhỏ hình kim, mũi mác hoặc hình vảy, nón đơn tính. - Lớp dây gắm: thân nhỏ, lá mọc đối, nón đơn tính. 3. – Địa y là dạng sống cộng sinh đặc biệt giữa các tế bào nấm sợi và tảo lục đơn bào hay vi khuẩn lam. - Địa y không là thực vật vì không có cấu tạo tế bào đặc trưng của thực vật và không có cấu trúc mô, cơ quan của thực vật đa bào bậc cao. - Địa y cũng không là nấm vì trong cấu tạo còn có tảo lục hay vi khuẩn lam có chứa diệp lục. Câu 9: 1. Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào? 2. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, em hãy chứng minh chúng có cùng tổ tiên. 3. Nguyên nhân làm cho đa dạng sinh học của Việt Nam bị giảm sút và tăng độ ô nhiễm? Trả lời: 1.Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc: - Các cấp tổ chức từ thấp lên cao bao gồm: phân tử, bào quan, tế bào, mô, hệ cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển. - Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp dưới không có được. 2. Dựa vào cấu trúc tế bào vi khuẩn và tế bào nhân chuẩn, chứng minh chúng có cùng tổ tiên: - Cả hai nhóm sinh vật đều có các thành phần hóa học chính của tế bào: axit nucleotit, protein, hidratcacacbon và lipit. - Đều có màng sinh chất rất nhau và có cấu trúc của một màng cơ sở. - Đều chứa cấu trúc axit nucleic AND, ARN chứa thông tin di truyền, protein đều được tổng hợp từ khuôn mARN kết hợp với các riboxom. - Ti thể và lục lạp của cá tế bào nhân chuẩn đều chứa ARN và AND, nhiều loại protein và các ribosome 70S giống nhau như của các sinh vật có nhân nguyên thủy. - Hai bao quan này hoạt động không phụ thuộc vào tế bào trong việc tạo ATP nhờ các quy trình (hô hấp hiếu khí và quang hợp) cũng gặp trong các sinh vật có nhân nguyên thủy. 3. Đa dạng sinh học ở Việt Nam giảm sút và tăng dộ ô nhiễm môi trường vì: - Chưa bảo vệ tài nguyên. - Khai thác tài ngyên hợp lí (khai thác rừng, đốt rừng, săn bắn động vật quý hiếm, chặt phá thực vật quý hiếm) - Gây ô nhiễm môi trường do đô thị hóa, công nghiệp hóa,…làm tăng cao các tác nhân vật lý, hóa chất độc hại, gây nguy hiểm cho sản xuất và con người. Câu 10: Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chính của sinh giới? Trong các cấp tổ chức của thế giới sống cấp tổ chức nào được xẹm là đơn vị cơ bản? Vì sao? Trả lời: Các tôt chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan, hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chính cuarsinh giới vì: - Các tổ chức này ở trạng thái riên biệt không thực hiện được chứa năng của chúng. + Các đại phân tử axit nucleic, protein khi ở trong tế bào mới thực hiện chức năng của chúng. + Các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiệ được đầy đủ chức năng của chúng khi ở trong cơ thể. - Tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống. + Tế bào là đơn ị cấu trúc của các cơ thể sống. + Tế bào là đơn vị chức năng vì thể hiện các đặc trưng cơ bản của sự sống: trao đổi chất, sinh trưởng phát triển, sinh sản, cảm ứng… Câu 11: 1. Cho các sinh vật: vi khuẩn lam, trùng đế giày, tảo lục, nấm sợi, cây lúa và con người. Mỗi sinh vật đó được xếp vào các giới nào? Nêu đặc điểm chung của mỗi giới. 2. Kể tên các ngành của giới Thực vật; giới Đọng vật/ Trả lời 1. Các giới và đặc điểm của mỗi giới: a. Vi khuẩn lam: thuộc giới khởi sinh Đặc điểm: Sinh vật nhân sơ, đơn bào sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng. b. Trùng đế giày và Tảo lục: thuộc giới nguyên sinh. Đặc điểm: sinh vật nhân thực; đơn bào (trùng đế giày) hoặc đa bào (Tảo lục), sống dị dưỡng (trùng đế giày…) hoặc tự dưỡng quang hợp (tảo lục…) c. Cây lúa: giới thực vật Đặc điểm: nhân thực, đa bào, tự dưỡng quang hợp. d. Con người: giới Động vật. Đặc điểm: nhân thực, đa bào, dị dưỡng. 2.Tên các ngày của giới Thực vật và giới Động vật: * Các ngành của giới Thực vật: Rêu, quyết, hật trần, hạt kín. * Các ngành của giới Động vật: Động vật không xương sống và động vật có xương sống. Câu 12: 1. Nêu đặc điểm của giới Thực vật? Ngành thực vật nào được xem là tiến hóa nhất? Giải thích. 2. Động vật khác thực vật ở những đặc điểm nào? Vì sao động vật nguyên sinh không xếp vào giới động vật? Trả lời: 1. * Đặc điểm của giới thực vật: - Sinh vật nhân thực, đa bào phân hóa thành nhiều mô và cơ quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa. - Tế bào có thành xenlulozo, thích nghi với đời sống cố định. - Thực vật chưa các sắc tố quang hợp (clorophyl), có khả tự dưỡng quang hợp. * Ngành thực vật được xem là tiến hóa nhất là ngành hạt kín: - Có hệ mạch rất phát triển thuận lợi đưa chất dinh dưỡng đi nuôi khắp cơ thể. - Thụ phấn nhờ gió và côn trùng nên không còn phải phụ thuộc vào nước, khả năng thụ phấn cao hơn, có chọn lọc hơn. - Thụ tinh kép: Ngoài ra hợp tử còn tạo phôi nhũ giàu chất dinh dưỡng nuôi hợp tử phát triển nên tỉ lệ nảy mầm, sống sót cao. - Hạt được bảo vệ trong quả, tránh được các tác động bất lợi của môi trường, phát tán tốt hơn, phát triển hơn. 2. * Động vật khác thực vật ở những đặc điểm: - Tế bào khong có thành xenlulozo, không có lục lạp, sống dị dưỡng. - Động vật có hệ xương và hệ thần kinh nên vận động di chuyển, phản ứng nhanh và thích ứng cao với điều kiện môi trường. * Động vật nguyên sinh khong xếp vào giới động vật vì: - Dộng vật nguyên sinh là cơ thể đơn bào hoặc sống thành tập đoàn nhưng còn đơn giản, động vật là cơ thể đa bào phức tạp. - Động vật nguyên sinh có kiểu dinh dưỡng tự dưỡng hoặc dị dưỡng, còn động vật có kiểu dinh dưỡng là dị dưỡng dạng nuốt. Câu 13 1. Nêu những đặc giống nhau và khác nhau giữa đông vật nguyên sinh và động vật bậc cao. 2. Tại sao hệ thống là hệ thống mở và tự điều chỉnh? Nêu ví dụ? Trả lời: 1. * Giống nhau: - Cấu tạo: được cấu tạo từ tế bào nhan thực, không có thành xenlulozo, không có lục lạp. - có khả năng vận động , sống dị dưỡng. * Khác nhau: Nội dung phân biệt Động vật nguyên sinh Động vật bậc cao - Cấu tạo Đơn bào Đa bào phức tạp - Vân động Bằng lông hoặc roi Hệ xương và hệ cơ - Hệ thần kinh Chưa có Phát triển thích ứng cao với những biến đổi của môi trường 2. * Hệ sống là một hệ thống mở vì sinh vật ở mọi cấp tổ chức đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đổi môi trường. Ví dụ: Thực vật sủ dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ và tham gia hô hấp trả lại CO2 cho môi trường. * Mọi cấp tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để dùy trì cân bằng động giúp tổ chức đó tồn tại và phát triển. Ví dụ: Ở cơ thể động vật có cơ chế cân bằng nội môi đảm bảo duy trì ổn định môi trường bên trong; trong quần thể, khi mật độ tăng lên qua cao, nguồn thức ăn khan hiếm, cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể làm cho nhiều cá thể bị chết hoặc di cư đi nơi khác làm mật độ quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng. Câu 14: 1. Nêu những điểm khác nhau giữa vi khuẩn cổ và vi khuẩn? 2. Cho biết sự khác nhau giữa hệ hô hấp của động vật không xương sống và động vật có xương sống? Trả lời: 1. Những điểm khác nhau giữa vi khuẩn cổ và vi khuẩn: - Thành tế bào không có peptidoglycan. - Trong hệ gen chưa các đoạn intron. - Thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt như ở nhiệt độ 100C 2. Sự khác nhau giữa hệ dô hấp của động vật không xương sống và động vật có xương sống: Động vật không xương sống Động vật có xương sống Thẩm thấu qua da hoặc bằng ống khí Bằng mang hoặc bằng phổi Câu 15: 1. Phân biệt giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh. 2. Vì sao Nấm được tách ra khỏi giới Thực vật. 3. Tại sao xem tế bào là cấp tổ chức cở bản của sự sống. 4. Những điểm khác biệt giữa động vật có xương sống và động vật không xương sống. Trả lời: 1.- Giới Khởi sinh gồm những sinh vật đơn bào nhân sơ; giới Nguyên sinh gồm những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực. - Giới Khởi sinh gồm các nhóm vi khuẩn; giới Nguyên sinh gồm thực vật nguyên sinh, động vật nguyên sinh, nấm nhầy. 2.- Thành tế bào của nấm có chứa kitin - Sống dị dưỡng hoại sinh, kí sinh, cộng sinh. - Tế bào không chưa lục lạp. - Sinh sản bằng bào tử, một số nảy chồi, phân cách. Chuyên đề 2: Thành phần hóa học và cấu trúc tế bào. Câu 1: 1. Hãy cho biết ở tế bào động vật thì ba loại cấu trúc dưới tế bào nào có chứa protein và axit nucleic? Hãy nêu sự khác nhau giữa các axit nucleoic có trong ba loại cấu trúc đó. 2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích. a. Các tế bào có thể nhận biết nhau do màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là protein bám màng. b. Mỗi tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất, các bào quan và nhân. c. Dầu và mỡ đều là este của glixerol với axit béo nên chúng có cấu tạo giống nhau. d. Guanin và xitozin có cấu trúc vòng kép còn adenin và timin có cấu trúc vòng đơn. Trả lời: 1.- Đó là riboxom ( chứa rARN và protein ), ti thể ( chứa AND vòng và protein ) và nhân tế bào ( chứa AND và protein ). - Điểm khác nhau: rARN AND ti thể AND nhân Mạch đơn Mạch kép Mạch kép Dạng cuộn xoắn Dạng vòng Dạng thẳng Đơn phân A, U, G, X Đơn phân A, T, G, X Đơn phân A, T, G, X 2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích. a. Sai. Vì dấu chuẩn là gai glicoprotein. b. Sai. Vì tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, chỉ có bào quan riboxom, chưa có các bào quan khác. c. Sai. Vì dầu có gốc axit béo không no, còn mỡ chứa gốc axit béo no. d. Sai. Vì G và A có cấu trúc vòng kép còn T và X có cấu trúc vòng đơn. Câu 2 : Các câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích? a. Tế bào thần kinh là tế bào duy nhất không sử dụng gluxit. b. Lipit không tan trong nước và dung dịch hữu cơ. c. Vi khuẩn Gram âm không bắt màu thuốc nhuộm tím tinh thể mà bắt màu đỏ fuschin khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram. d. Plasmit là một chuỗi ADN 2 mạch dạng vòng có trong vùng nhân của vi khuẩn. e. Vi khuẩn nitrat hóa là loại vi khuẩn hấp thu nitrat từ môi trường đất để tổng hợp các phân tử axit amin cần cho cơ thể. f. Hoạt động của vi khuẩn phản sulfat hóa thường gây hại cho cây lúa hoặc làm chết các hải sản. g. Axit teicoic là thành phần của vi khuẩn Gram âm. h. Thuật ngữ “VSV khuyết dưỡng” dùng để chỉ các VSV có khả năng phát triển với CO2 là nuồn cacbon độc nhất. Trả lời: a. Sai. Vì tế bào thần kinh là tế bào sử dụng nhiều gluxit. b. Sai. Vì phân tử Lipit không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. c. Đúng. d. Sai. Vì tế bào Plasmit có trong tế bào chất của vi khuẩn. e. Sai. Vi khuẩn nitrat hóa sử dụng năng lượng sinh ra khi oxi hóa nitrit thành nitrat để khử cacbon trong khí CO2. f. Đúng. g. Sai. Vi khuẩn Gram dương có axit teicoic, vi khuẩn Gram âm không có. h. Sai. VSV khuyết dưỡng dùng để chỉ các vi sinh cật đòi hỏi sự có mặt của một hoặc nhiều nhân tố sinh trưởng trong môi trường để chúng phát triển. Còn vi sinh vật tự dưỡng mới có khẳ năng phát triển với CO2 là nguồn cacbon độc nhất. Câu 3: 1. Tại sao thành phần các nguyên tố có trong tế bào của các loài sinh vật về cơ bản lại giống nhau? 2. Hãy nêu hai chức năng của cacbonhidrat đối với cơ thể sống? 3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp? Trả lời: 1. Thành phần các nguyên tố có trong tế bào của các loài sinh vật về cơ bản lại giống nhau vì: + Trong quá trình phát sinh sự sống có sự tham gia của các nguyên tố C, H, O, N… + Các loại tế bào đều tiến hóa từ một tổ tiên chung. 2. Hai chức năng của Cacbonhidrat đối với cơ thể sống: + Chức năng cấu trúc như xenlulozo là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật. + Chức năng cung cấp năng lượng như glucozo là nguồn năng lượng chủ yếu. 3. So sánh cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp: * Giống nhau: + Màng kép + Bên trong chứa ADN vòng, riboxom, protein, protein, enzim. + Đều có nguồn gốc cộng sinh từ vi khuẩn + Đều là bào quan chuyển hóa năng lượng trong tế bào. * Khác nhau: Ti thể Lục lạp - Màng trong nếp gấp nhiều mào có - Màng trong không gấp nếp, không có đính enzim hô hấp. enzim hô hấp. - Bên trong: - Bên trong: + Xoang trong chứa chất bán lỏng, + Stroma chưa enzim quang hợp. enzim hô hấp. + Hạt granna: Gồm các tilacoit, trên + Xoang ngoài có chứa ion H+ màng tilacoit có hệ sắc tố, enzim quang + ADN vòng nỏ. hợp đơn vị quang hợp, giữa các hạt - Có ở mọi tế bào. có phiến màng. Câu 4: 1. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể? 2.a.Khi phân tích thành phần hóa học của một bào quan, người ta thu được nhiều enzim như photphoidase, Cytochrom B, transferase… Hãy cho biết đây là bào quan nào? Nêu cấu tạo của bào quan đó. b.Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh đó có vai trò như thế nào với quá trình quang hợp? Trả lời: 1. Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể, vì: * Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản của cơ thể sinh vật: - Từ cơ thể có cấu trúc đơn giản đến cơ thể có cấu trúc phức tạp đều có đơn vị cấu tạo cơ bản nên cơ thể là tế bào. Ở vi khuẩn, tế bào là một cơ thể hoàn chỉnh. - Trong mỗi tế bào có nhiều bào quan, mỗi bào quan thực hiện các chức năng khác nhau. Mỗi tế bào gồm các phần điển hình là màng tế bào, tế bào chất và nhân. * Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống: - Tất cả các dấu hiệu của sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải… đều xảy ra trong tế bào. Tế bào là đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất, nhân giữ vai trò điều khiển. - Các cơ chế từ hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã ARN…) đến cấp độ tế bào (hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh…) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ đó mà thông tin được truyền đạt qua các thế hệ ổn định. 2.a. – Bào quan đó là ti thể. - Cấu tạo của ti thể: + Bên ngoài có lớp màng kép bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc tạo nên các mào trên có nhiều enzim hô hấp. + Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và riboxom. b. Trong lá cây có nhiều lục lạp và trong lục lập chứa các hạt diệp lục, khi ánh sáng chiếu vào lá thì tia sáng màu xanh lục bị phản xạ trở lại nên ta nhìn thấy màu xanh. Như vậy màu xanh lục tà nhìn thấy không có vai trò gì trong quang hợp. Câu 5: 1. Sự khác nhau về cấu trúc, tính chất, chức năng giữa màng sinh chất và màng nhân? 2. Trong quá trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hòa tan trong nước, chúng phải thông qua thụ quang màng. - Có những loại thụ qua nào? - Với loại thụ quan liên kết với protein G, hãy nêu vai trò của protein G? 3. Trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh cả tế bào thực vật. Thành phần cấu trúc nào của tế bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao? Trả lời: 1. Sự khác nhau về cấu trúc, tích chất, chức năng của màng sinh chất và màng nhân Chỉ tiêu Màng nhân Màng sinh chất Cấu trúc - Cấu tạo màng kép, có - Cấu tạo màng đơn xoang gian màng (xoang quanh nhân) - Độ dày khoảng 40nm - Độ dày khoảng 10nm - Màng nhân không liên - Liên tục không có hệ tục do có hệ thống lỗ. thống lỗ. - Mặt ngoài của màng có - Mặt trong có liên kết đính riboxom, mặt trong với các vi sợi của khung có hệ thống tấm lamina xương tế bào có vai trò cơ học. Tính chất - Không có khả năng hàn - Có khả năng hàn gắn gắn khi bị phá hủy. khi bị phá hủy. - Tính thấm chọn lọc - Tính thấm chọn lọc khác nhau khác nhau. Ví dụ: các protein kiềm histon dễ dàng qua màng nhân Chức năng - Trao đổi chất giữa nhân - Trao đổi chất giữa tế và tế bào chất bào và môi trường. - Phân lập, cách li NST ra - Giới hạn giữa tế bào và khỏi tế bào môi trường. 2. – Có 3 loại thụ quan màng: thụ quan liên kết với protein G, thụ quan- kênh ion, thụ quan tirozinkinaza. - Vai trò của protein G: nó có linh hoạt của GTPaza, khi ở dạng hoạt hóa nó bám vào một enzim làm cho enzim này được hoạt hóa để kích hoạt bước tiếp theo trong con đường truyền tín hiệu, dẫn đến một đáp ứng của tế bào. Do đó protein G hỗ trợ cho hoạt động của thụ quan liên kết với nó. 3. – Không bào đóng vai tro chính trong thí nghiệm này. - Do không có kích thước rất lớn, có chứa nước và dịch hòa tan, tạo ra dịch tế bào. Dịh tế bào luôn có một áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của nước nguyên chất. Câu 6: 1. Mô tả cấu trúc và chức năng của ribozim? 2. Dựa vào hình dạng và cách sắp xếp của mạch, protein được chia thành những nhóm nào? Phân biệt các đặc tính chính của nhóm. 3. Các phân tử Lipit có vai trò như thế nào trong việc quy định tính ổn định nhưng lại mềm dẻo của màng. Trả lời: 1.- Cấu trúc: ribozim thực chất là một loại ARN có hoạt tính enzim + Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là 4 loại nucleotit (A,U,G,X), mỗi đơn phân gồm: đường ribozo, bazo nito, gốc photphat. + Cấu tạo phân tử: một chuỗi polinucleotit gồm các nucleotit gắn vào nhau bằng liên kết cộng hóa trị. - Chức năng: xúc tác cho phản ứng loại bỏ các intron của tiền mARN, nối các đoạn exon lại với nhau tạo thành mARN trưởng thành. 2.- 2 nhóm: protein sợ và protein hạt. - Phân biệt: Tiêu chí Protein sợi Protein hạt Cấu trúc Các mạch duỗi thẳng Các mạch gấp cuộn phúc tạp Tính chất Không tan, bền vẵng với Dễ hòa tan tạo dung dịch biến động của nhiệt độ keo, nhạy cảm với sự và PH thay đổi của nhiệt độ và pH Chức năng Nguyên liệu cấu trúc Thành phần chức năng quan trọng của sự trao đổi chất 3.- Tính ổn định + Lớp kép photpholipit tạo nên một cái khung liên tục. + Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái no + Sự xen kẽ của các phân tử colesterol. - Tính mềm dẻo: + Các phân tử photpholipit có thể tự quay,dịch chuyển ngang và trên dưới. + Khi các phân tử photpholipit có đuôi kị nước ở trạng thái không no. + Sự linh hoạt của khung Lipit màng có thể thay đổi tính thấm đáp ứng với các hoạt động thích nghi của tế bào. Câu 7: 1. Hai bào quan nào trong tế bào đã tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng? Hãy so sánh cấu trúc và chức năng của hai loại bào quan đó. Hai bào quan trên có nguồn gốc từ đâu? 2. Lizoxom có chức năng gì đối với tế bào? Tại sao các ezim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ chính nó? 3. Có bốn ống nghiệm, mỗi ống chứa 20ml nước cất, người ta tiến hành một số thí nghiệm như sau: - Thí nghiệm 1: cho thêm vào ống nghiệm 1 vi khuẩn gram dương và 5ml nước bọt. - Thí nghiệm 2: cho thêm vào ống nghiệm 2 tế bào thực vật và 5ml nước bọt - Thí nghiệm 3: cho thêm vào ống nghiệm 3 vi khuẩn cổ và 5 ml nước bọt - Thí nghiệm 4: cho thêm vào ống nghiệm 4 tế bào hồng cầu và 5ml nước bọt Sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra Trả lời: 1. * Ti thể và lục lạp * So sánh ti thể và lục lạp: - Giống nhau: + Có màng kép + Có AND, riboxom riêng . + Có chứa enzim ATP synthaza tổng hợp ATP + Tham gia chuyển hóa năng lượng. - Khác nhau: Ti thể Lục lạp Cấu trúc: Cấu trúc: - Màng trong gấp nếp tạo thành mấu lồi - Màng không có gấp nếp. có chứa enzim tổng hợp ATP - Không có tilacoit - Có chứa các hạt granna: bào gồm các túi tilacoit xếp chồng lên nhau. Trên màng tilacoit có chứa enzim tổng hợp - Xoang giữa hai màng là bể chứa H+ ATP. - Xoang tilacoit là bể chứa H+ - Chất nền chứa các enzim của chu trình - Chất nền chứa các enzim của chu trình crep. canvin Chức năng: Chức năng: Nơi thực hiện quá trình hô hấp, chuyển Nơi thực hiện quá trình quang hợp, háo năng lượng trong cá hợp chất hữu chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt cơ thành ATP cung cấp cho mọi hoạt trời thành hóa năng trong các hợp chất động sống của tế bào. hữu cơ. * Ti thể và lục lạp có nguồn gốc cộng sinh; Trong quá trình tiến hóa, một loại vi khuẩn hiếu khí đã xâm nhập vào tế bào, chúng cộng sinh trong tế bào, trở thành một bào quan hô hấp (ti thể) và phụ thuộc vào tế bào. Tương tự, một loại vi khuẩn lam đã xâm nhập vào tế bào, sống cộng sinh với tế bào, trở thành lục lạp và phụ thuộc vào tế bào. 2. *Chức năng: - Tiêu hóa, tự vệ. - Tham gia vào quá trình phân hủy tế bào già, các tế bào bị tổn thươn, cũng như các tế bào thoái hóa, hư hỏng. - Lúc cơ thẻ bị đói kéo dài lizoxom tiêu hóa một số bào quan để cung cấp năng lượng cho các hoạt động quan trọng nhất đối với sự duy trì sự sống. * Giải thích: Các enzim thủy phân có trong lizoxom lại không làm vỡ lizoxom vì trong điều kiện bình thường các enzim này ở trạng thái bất hoạt. Khi có nhu cầu sử dụng, các enzim này mới được hoạt hóa bằng cách thay đổi độ pH trong lizoxom. Sau đó enzim lại được trở về trạng thái bất hoạt cho nên không làm vỡ lizoxom. 3. Các hiện tượng có thể xảy ra: - Ở ống nghiệm 1: Tế bào vi khuẩn vỡ vì nước bọt có chứa lizozim, làm tan thành tế bào và trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh làm vỡ tế bào. - Ở ống nghiệm 2: Không có hiện tượng gì xảy ra do lizozim không tác động làm tan thành tế bào thực vật trong môi trường nhược trương mặc dù tế bào hút nước mạnh nhưng tế bào không bị vỡ. - Ở ống nghiệm 3: Tế bào không bị vỡ do lizozim không phá vỡ thành tế bào vi khuẩn cổ trong môi trường nhược trương tế bào hút nước mạnh nhưng do có thành tế bào vững chắc nên tế bào không bị vỡ. - Ở ống nghiệm 4: Tế bào hồng cầu bị vỡ vì mặc dù lizozim không tác động vào màng tế bào nhưng trong môi trường nhược trương tế bào hồng cầu hút nước mạnh nên tế bào vỡ. Câu 8: Trả lời ngắn gọn các câu sau đây: a, Tại sao tế bào bạch cầu có thể thay đổi hình dạng mạnh mẽ mà không làm đứt tế bào? b, AND và hệ gen ở lục lạp khác ti thể ở điểm nào? c, Chức năng của thành tế bào là gì? d, Tại sao sự thẩm thấu lại phục thuộc tổng nồng độ chất tan trong dung dịch? e, Sự tương tác giữa tế bào với môi trường qua màng sinh chất có những phương thức nào? f, Tại sao nói quá trình quang hợp là các phản ứng oxi hóa khử? Trả lời: a, Vì tế bào có khung nâng đỡ gồm vi ống, vi sợi, sợi trung gian. Cả vi sợi và sợi trung gian đều được néo chặt vào protein gắn ở phía trong màng sinh chất, giúp tế bào có độ bền cơ học. Sợi trung gian hoạt động như một gân nội bào có tác dụng ngăn ngừa sự co giãn quá mức của tế bào còn vi sợi xác định hình dạng tế bào. b, AND vòng của lục lạp lớn hơn của ti thể nhưng nhiều gen quy định các thành phần của lục lạp thì được định vị trong nhân. c, Tạo bộ khung ngoài ổn định hình dạng tế bào Bảo vệ bề mặt và gắn dính nhưng vẫn đảm bảo liên lạc giữa các tế bào nhờ khớp nối hay cầu nguyên sinh chất. d, Vì khi có nhiều chất tan khác nhau cung tan trong nước thì càng có nhiều phân tử nước liên kết với cá chất tan, do đó càng ít có phân tử nước tự do, mà sự khuếch tán của nước chỉ được thực hiện bởi các phân tư nước tự do này. e, Các phương thức: - Dẫn truyền nước đi ua. - Dẫn truyền khối vật chất (ẩm bào, thực bào). - Dẫn truyền chọn lọc phân tử. - Tiếp nhận thông tin. - Sự nhận dạng tế bào. - Liên kết tự nhiên với các tế bào khác. f, Vì: * Phản ứng oxi hóa: - Mất điện tử, loại H, giải phóng năng lượng. - Diệp lục mất điện tử thực hiện quang phân li nước sẽ mất e, loại H và giải phóng ATP *Phản ứng khử: - Nhận e, thêm H, tích lũy năng lượng. - NADP nhận e, thêm H thành NADPH. Khử CO2 thành glucose, tích lũy năn lượng. Câu 9: 1. Nêu sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ? 2. Phân biệt hình thức phân bào nguyên phân ở tế bào nhân thực và phân đôi ở tế bào nhân sơ? Trả lời: 1.Sự khác nhau giữa tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ: Sinh vật điển hình Tế bào nhân sơ Vi khuẩn, vi sinh vật cổ Kích thước điển hình Khoảng 1-10 micromet Cấu trúc nhân tế bào Có vùng nhân, không có màng nhân Nhiễm sắc thể Một phân tử không liên kết với protein histon và thường dạng vòng Tế bào nhân thực Nguyên sinh vật, nấm, thực vật, động vật Khoảng 10-100 mictomet (tinh trùng không kể đuôi) Cấu trúc nhân điển hình với màng nhân có cấu trúc lỗ nhân Thường nhiều phân tử AND dạng thẳng được bao bọc bởi các protein Vị trí xảy ra quá trình phiên mã và dịch mã Diễn ra động thời trong tế bào chất Cấu trúc riboxom Cấu trúc nội bào 50S + 30S Rất ít bào quan và hệ thống nội màng, không có khung tế bào. Vận động tế bào Lông, roi VK được tạo thành từ các protein flagelin Không có Ti thể histon trong cấu trúc NST Tổng hợp ARN (phiên mã) ở nhân tế bào. Tổng hợp protein (dịch mã) tại tế bào chất 60S + 40S Được tổ chức phức tạp và riêng biệt bởi hệ thống màng nội bào và khung tế bào Lông, roi được cấu tạo từ tupulin dạng vi ống 9+2 Mỗi tế bào thường có hàng chục đến hàng ngàn Lục lạp Không có Có ở tế bào tảo và thực vật Mức độ tổ chức cơ thể Thường là đơn bào Đơn bào, tập đoàn, và các cơ thể đa bào với các tế bào được biệt hóa rõ rệt Phân bào Phân đôi Nguyên phân Giảm phân 3. Phân biệt hình thức phân bào ở tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ: Phân đôi ở tế bào nhân sơ Nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn - Chỉ phân chia khi gặp điều kiện thích - Phân chia theo một chương trình đã hợp lập trình sẵn trong hệ gen hoặc do nhu - Phân chia theo lối trực tiếp không hình cầu thay thế tế bào tổn thương thành thoi phân bào - Phân chia theo hình thức nguyên phân - Chu kì tế bào đơn giản, tốc độ phân có hình thành thoi phân bào chia tế bào nhanh hơn - Chu kì tế bào phức tạp hơn, tốc độ - AND nhân đôi và chia đôi bám vào phân chia tế bào chậm hơn màng sinh chất ở các mezoxom - AND nhân đôi, NST nhân đôi ở trong - Sự phân chia vật chất di truyền nhờ sờ nhân tế bào, sau đó tập hợp trên mặt sự phát triển của màng sinh chất tạo phẳng xích đạo và đính với thoi phân thành vách ngăn bào ở tâm động - Sự phân chia tế bào chất: tạo vách - Sự phân chia vật chất di truyền nhờ ngăn ở giữa chia tế bào mẹ thành hai tế vào thoi phân bào bào con - sự phân chia tế bào chất: ở tế bào thực vật hình thành vách ngăn ở giữa, ở tế bào động vật hình thành eo thắt chia tế bào mẹ thành hai tế bào con Câu 10: 1. Thành tế bào thực vật có vai trò gì? Nhờ đặc trưng gì mà giúp thành tế bào thực hiện được vai trò trên? 2. a. ARN là gì? Nguồn gốc và phân loại ARN ở tế bào nhân chuẩn? b. Nêu những giống nhau và khác nhau trong cấu trúc của phân tử ARN ở tế bào nhân chuẩn? Trả lời: 1.- Vai trò của thành tế bào: + Làm nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ cho hệ chất nguyên sinh bên trong + Chống lại áp suất thẩm thấu do không bào trung tâm gây nên. - Đặc trưng của thành tế bào: Thành tế bào bền vững về mặt cơ học nhưng cũng mềm dẻo để có thể sinh trưởng + Tính bền vững: nhờ vật liệu cấu trúc có tính đàn hồi và ổn định của phân tử xenlulose. + Tính mềm dẻo: Các vật liệu cấu trúc mềm mại dưới dạng khuôn vô định hình của propectin và hemixenlulose. 2.a. * ARN: tên viết tắt của axit ribonucleic * Nguồn gốc: - Có nguồn gốc từ nhân tế bào - Được tổng hợp dựa trên khôn mẫu là mạch gốc của AND trong nhân tế bào * Phân loại: - ARN thông tin (mARN) - ARN vận chuyển (tARN) - ARN riboxom (rARN) b. Điểm giống nhau và khác nhau trong cấu trúc phân tử ARN * Điểm giống nhau: - Cấu trúc: + Mạch đơn, đơn phân là ribonucleotit gồm 3 thành phần. + Có 4 loại ribonucleotit: A,U,G,X - Chức năng: cung tham gia quá trình tổng hợp protein cho tế bào * Điểm khác nhau: - Cấu trúc: + Có cấu trúc xoắn (tARN và rARN) hay thẳng mARN + Co liên kết bổ sung hay không có liên kết bổ sung - Chức năng: + mARN là bản sao thông tin di truyền của gen trong nhân + tARN tham gia vận chuyển axit amin + rARN tham gia cấu tạo ribosome. Câu 11: 1. Theo mô hình khảm-động màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa học nào? Nêu chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất? 2. Trình bày những chức năng của ti thể trong tế bào? Căn cứ vào đâu mà thuyết cộng sinh cho rằng: sự có mặt của ti thể trong tế bào nhân chuẩn là kết quả cộng sinh của một dạng vi khuẩn hiếu khí với tế bào? Trả lời: 1.- Thành phần hóa học của màng sinh chất: + Lipit màng: lớp photpholipit kép + Các phân tử colesrol + Protein màng + Cacbonhidrat màng - Chức năng của các thành phần: + Lớp photpholipit tạo nên tính mềm dẻo, linh hoạt của màng + Các phân tử colestrol tạo nên khung ổn định của màng nếu tỉ lệ photpholipit / colestrol cao màng sẽ mềm dẻo, còn tỉ lệ này thấp (lượng colestrol cao), màng bền chắc và kém linh động. + protein màng: phân bố khảm vào màng lipit ở dạng bám màng hay xuyên màng và có những chức năng: vận chuyển, xúc tác, thu nhận và truyền đạt thông tin, nhận biết tế bào, kết nối… + Cacbonhidrat màng: liên kết với protein bám ngoài màng tạo chất nền ngoại bào lipoprotein vừa có chức năng kết dính giữa các tế bào vừa có chức năng thu nhận thông tin 2.- Chức năng của ti thể: + Có vai trò qua trọng trong hô hấp hiếu khí, là nhà máy sản sinh ATP cho tế bào + Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào + Chất nền ti thể có AND và các loại ARN, ribosome để tổng hợp được một số protein riêng cho mình + Ti thể tham gia vào quá trình tự chết của tế bào bằng cách giải phóng vào tế bào chất các nhân tố cos tác dụng hoạt hóa các enzim gây tự chết theo chương trình của tế bào - Dựa vào những bằng chứng: + Cấu trúc AND và kích thước ribosome của ti thể giống vi khuẩn + Cơ chế tổng hợp protein của ti thể có nhiều đặc điểm giống vi khuẩn + Màng ti thể có cấu tạo giống màng vi khuẩn + Ti thể được hình thành do sự sự phân chia của ti thể trước đó Câu 12: Các tế bào nhận biết nhau bằng các dẫu chuẩn có trên màng sinh chất. Theo em, dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và vận chuyển tới màng sinh chất như thế nào? Trả lời: Dấu chuẩn là hợp chất glycoprotein Protein được tổng hợp ở các ribosome trên màng lưới nội chất hạt, sau đó được đưa vào trong xoang của lưới nội chất hạt tạo thành túi bộ máy gonghi. Tại đây protein được hoàn thiện cấu trúc. Gắn thêm hợp chất saccarit glycoprotein hoàn chỉnh đóng gói đưa ra bên ngoài màng bằng xuất bào. TUYỂN TẬP ĐỀ THI OLYMPIC 30 THÁNG 4 LẦN THỨ XVII – 2011 SINH HỌC Câu 1: Một hợp tử có 2n = 16 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1. Thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ 1 : 1,5 :1 : 1,5. Theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. 1. Tính thời gian của mỗi kỳ trong quá trình phân bào trên? 2. Xác định số tế bào, số cromatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút? 3. Cá thể phát triển từ hợp tử trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm? Biết rằng các cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. Đáp án: 1. Thời gian kỳ trước = thời gian kỳ sau = 2 phút Thời gian kỳ giữa = thời gian kỳ cuối = 3 phút 2. Số tế bào: 8 tế bào Số cromatit: 256 cromatit Số NST: 128 NST ở trạng thái kép 3. Số giao tử: 1024 loại Câu 2:a) Trong quá trình giao phối của 2 cá thể cùng loài, các kiểu tổ hợp về các NST tính từ đời ông bà nội và ngoại đều được xuất hiện ở các hợp tử. Nếu mỗi kiểu tổ hợp chọn 1 hợp tử thì tổng số kiểu hợp tử chứa 1 NST nhận từ ông ngoại và 2 NST nhận từ ông nội là 24. Các gen trên mỗi NST đều liên kết hoàn toàn. Xác định bộ NST của loài sinh vật trên. b) Theo dõi sự sinh sản của 2 tế bào của 1 loài động vật. - Tế bào 1 có 2 cặp NST ký hiệu AABb. - Tế bào 2 có 2 cặp NST ký hiệu AaBb. Sau quá trình nguyên phân của 2 tế bào, số tế bào con của tế bào 2 gấp 4 lần số NST B của tế bào con của tế bào 1. Tổng số NST phải cung cấp cho 2 tế bào trong quá trình nguyên phân là 624 NST đơn. b1. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài. b2. Tính NST mỗi loại mà môi trường cung cấp. c) Tổng số NST của các tinh trùng tham gia 1 đợt thụ tinh là 3840. Trong đó số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 1,5625%. Các hợp tử tạo thành nguyên phân và lấy nguyên liệu từ môi trường tế bào tương đương 2760 NST đơn. Biết khi quan sát 1 tế bào đang nguyên phân ở kỳ giữa có 120 cromatit. Xác định số lần phân bào của mỗi hợp tử. Đáp án: a) 2n = 8 b) Nếu x = 1 => 2n = 78. NST mỗi loại: A = 9, B = b = 8, a = 7 Nếu x = 4 => 2n = 4. NST mỗi loại: A = 93, B = b = 78, a = 63 c) Hợp tử 1 = 4, hợp tử 2 = 5 (hoặc ngược lại). Câu 3: Một tế bào sinh dục sơ khai (TBSDSK) cùng loài có số lần nguyên phân khác nhau. TBSDSK thứ nhất có số lần nguyên phân bằng ½ số lần nguyên phân liên tiếp của TBSDSK thứ 2. TBSDSK thứ 2 có số lần nguyên phân bằng 1/3 số lần nguyên phân của TBSDSK thứ 3. Tổng số tế bào mới được tạo ra qua quá trình nguyên phân của 3 TBSDSK nói trên có 490pg ADN ở trong nhân tế bào và 3840 NST cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào. Biết rằng ở các thế hệ tế bào cuối cùng được tạo ra từ 3 TBSDSK nói trên, các NST ở trạng thái chưa nhân đôi và hàm lượng ADN đặc trưng trong nhân tế bào lưỡng bội của loài là 7pg. a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai và bộ NST 2n của loài? b) Trong quá trình nguyên phân nói trên, mỗi tế bào sinh dục sơ khai đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tạo ra tương đương với bao nhiêu NST đơn? c) Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng của TBSDSK thứ 3 đều trải qua giảm phân bình thường cho 256 giao tử. - Xác định giới tính của TBSDSK? - Tổng số NST đơn tương đương mà môi trường nội bào cung cấp cho TBSDSK thứ 3 tạo giao tử là bao nhiêu? Đáp án: a) TBSDSK 1: 1 lần. TBSDSK 2: 2 lần. TBSDSK 3: 6 lần Bộ NST lưỡng bội của loài là: 2n = 60 b) TBSDSK 1: 60. TBSDSK 2: 180. TBSDSK 3: 3780 c) Cá thể thuộc giới tính đực. Số NST đơn môi trường nội bào cung cấp: 7620. Câu 4: Bộ NST lưỡng bội của 1 loài động vật có số lượng là 2n = 38. Một tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 1 số đợt, môi trường tế bào cung cấp nguyên liệu để hình thành 155610 NST. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối đều tiến hành giảm phân bình thường cho các tinh trùng. a) Hãy xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục nói trên và tổng số NST mà môi trường cần cung cấp cho cả quá trình nguyên phân và giảm phân? b) Để tạo 100 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% thì có bao nhiêu cromatit trong các tế bào sinh tinh vào thời điểm các tế bào bắt đầu thực hiện sự giảm phân? c) Tìm số loại tinh trùng có thể được hình thành từ cơ thể đực của loài này khi sự trao đổi đoạn 1 chỗ xảy ra trên 6 cặp NST, sự trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc xảy ra trên 3 cặp NST khác và các cặp NST còn lại không xảy ra trao đổi đoạn cũng như đột biến. d) Trong trường hợp cơ thể đực khi giảm phân không có trao đổi đoạn và đột biến ở tất cả các cặp NST thì mỗi tế bào sinh tinh đó giảm phân tạo mấy loại tinh trùng và khả năng loại tinh trùng này mang 3 NST có nguồn gốc từ ông nội là bao nhiêu? Đáp án: a) Số lần nguyên phân là 12 lần Tổng số NST mà môi trường cung cấp: 311258 NST b) Số cromatit: 3800 cromatit c) 6 cặp NST trao đổi đoạn 1 chỗ sẽ tạo ra: 46 3 cặp NST trao đổi đoạn 2 chỗ không cùng lúc: 63 Số cặp không trao đổi đoạn và đột biến: 210 Tổng số loại tinh trùng có thể tạo ra: 210 x 63 x 46 d) Số loại tinh trùng: 2 loại trong số 219 loại tinh trùng Khả năng mang 3 NST: (19!/ 3!16!) : 219 Câu 5: Người ta tách tế bào từ 1 mô đang nuôi cấy sang 1 môi trường mới. Qua quá trình nguyên phân liên tiếp, sau 13 giờ 7 phút, các tế bào đã sử dụng của môi trường nội bào lượng ADN tương đương 720 NST đơn và lúc này quan sát thấy các NST đang ở trạng thái xoắn cực đại. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài. Biết thời gian các kỳ của quá trình phân bào có tỷ lệ 3 : 2 : 2 : 3 tương ứng với 9/19 chu kỳ tế bào, trong đó kỳ giữa chiếm 18 phút. b) Sau 16 giờ 40 phút thì quá trình phân chia trên đang ở thế hệ thứ mấy? Tổng số NST trong các tế bào ở thời điểm này là bao nhiêu? c) Cần bao nhiêu thời gian để tế bào trên tạo thành mô gồm 128 tế bào? Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu NST cho số tế bào này? Đáp án: a) 2n = 24 NST b) Tế bào đang ở kỳ sau của thế hệ thứ 6 Tổng số NST là: 48 x 25 = 1536 NST đơn c) Thời gian cần là: 20 giờ 30 phút Số NST môi trường cung cấp: 3024 NST đơn Câu 6: 1. Ở 1 loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại 1 điểm trên 1 cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa đã có thể đạt được là 32. Hãy xác định tên của loài đó? 2. Trong vùng sinh sản của 1 ống dẫn sinh dục của 1 cá thể đực thuộc loài nói trên có 1 số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp. Có 87,5% số tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và 12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử. Tính số tế bào sinh dục sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó. 3. Cho biết tế bào sinh giao tử đực và tế bào sinh giao tử cái của ruồi giấm giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo NST. Hãy xác định: a) Số loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ bố và số loại giao tử chứa 1 NST có nguồn gốc từ mẹ. Tỉ lệ của mỗi loại giao tử? b) Số hợp tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ ông nội và chứa 3 NST có nguồn gốc từ ông ngoại chiếm bao nhiêu % trong tổng số hợp tử tối đa có thể thu được? Đáp án: 1. 2n = 8 => ruồi giấm 2. Số tế bào sinh dục sơ khai: 8 Số NST môi trường cung cấp: 4032 NST 3. a) Số loại giao tử chứa 3 NST có nguồn gốc từ bố: 4 chiếm 25% Số loại giao tử chứa 1 NST có nguồn gốc từ mẹ: 4 chiếm 25% b) 9,375%. Câu 7: 1. Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên 1 cặp NST tương đồng. Mỗi alen đều dài 5100Å. Gen B có 900A, gen b có 1200G. a) Tìm số lượng nucleotit mỗi loại trên mỗi alen. b) Khi tế bào bước vào kỳ giữa I của phân bào giảm phân, số lượng từng loại nucleotit của các gen trong tế bào là bao nhiêu? c) Khi kết thúc giảm phân lần thứ nhất, số lượng nucleotit mỗi loại trong mỗi tế bào con bằng bao nhiêu? d) Khi tế bào hoàn thành giảm phân, số lượng từng loại nucleotit trong mỗi loại giao tử bình thường bằng bao nhiêu? e) Giả sử rằng có 1 tế bào sinh dục sơ khai chứa cặp gen nói trên nguyên phân 4 đợt ở vùng sinh sản, các tế bào này đều trải qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín thực hiện giảm phân, môi trường tế bào đã cung cấp bao nhiêu nucleotit mỗi loại? 2. Ở 1 loài động vật 2n = 60. a) Một tế bào sinh dục đực nguyên phân liên tiếp môi trường nôi bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 15300 NST đơn. Các tế bào sinh ra từ lần nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường thì có bao nhiêu tinh trùng Y tạo thành. b) Giả thiết rằng sự giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục của cá thể cái, mỗi cặp NST tương đồng gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau, sự trao đổi đoạn tại 1 điểm xảy ra ở 2 cặp NST thường, đột biến dị bội xảy ra ở lần giảm phân I của cặp NST giới tính. Khả năng cá thể cái có thể tạo bao nhiêu loại trứng? c) Nếu cho cá thể này thụ tinh, khả năng có thể hình thành bao nhiêu kiểu hợp tử? Biết rằng cá thể đực giảm phân binhg thường và không có trao đổi đoạn. Đáp án: 1. a) Gen B: A = T = 900 nu, G = X = 600 nu Gen b: A = T = 300 nu, G = X = 1200 nu b) A = T = 2400 nu, G = X = 3600 nu c) Tế bào BB: A = T = 1800 nu, G = X = 1200 nu Tế bào bb: A = T = 600 nu, G = X = 2400 d) Giao tử B: A = T = 900 nu, G = X = 600 nu Giao tử b: A = T = 300 nu, G = X = 1200 nu e) Nguyên phân: A = T = 18000 nu, G = X = 27000 nu Giảm phân: A = T = 19200 nu, G = X =28800 nu Tổng số nu cần cho 2 vùng: A = T = 37200 nu, G = X = 55800 nu 2. a) Số tinh trùng Y tạo thành: 512 b) Tổng số loại trứng có thể tạo được: 232 c) Số kiểu hợp tử được tạo thành: 230 x 232 Câu 8:a) Có 32 tế bào con được sinh ra từ hợp tử của 1 loài sinh vật. Số tế bào con này chia thành 3 nhóm A, B và C. Tế bào nhóm B có số lần nguyên phân ít hơn tế bào nhóm A 1 lần và nhiều hơn tế bào nhóm C 1 lần. Các tế bào trong mỗi nhóm có số lần nguyên phân như nhau. Sau đợt nguyên phân, số tế bào con thuộc nhóm A gấp 8 lần số tế bào con thuộc nhóm B và tổng số tế bào con sinh ra từ 3 nhóm là 440. Biết số tế bào nhóm C cuối cùng bằng số nhiễm sắc thể đơn trong bộ lưỡng bội của hợp tử. Hãy xác định số tế bào ban đầu của mỗi nhóm A, B, C. Số lần nguyên phân của mỗi loại tế bào và bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu? b) Hãy cho biết có thể có bao nhiêu bộ 3 mã kết thúc TAG, TAA và TGA, có thể xuất hiện trên 1 đoạn mạch kép gồm 3000 cặp bazơ nitric của đoạn phân tử ADN có tỉ lệ A+T/G+X = 1,5? Đáp án: a) Số tế bào ban đầu trong nhóm A, B, C lần lượt là: 24, 6, 2 Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm A, B, C là: 4, 3, 2 Bộ NST lưỡng bội của loài là: 2n = 8 b) Số bộ 3 mã kết thúc có thể xuất hiện: 630. Câu 9: Ở gà (2n=78), xét 3 tế bào sinh dục sơ khai (I, II và III) của cùng 1 cơ thể, ở vùng sinh sản đang thực hiện nguyên phân với số lần nguyên phân hơn nhau 1 đợt (tăng từ I đến III). Do tế bào III trong lần nguyên phân cuối có 1 số tế bào không tham gia nguyên phân, nên tổng số tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên giảm đi 8 tế bào. Chỉ có 2/3 trong số các tế bào con tạo ra từ 3 tế bào trên chuyển qua vùng sinh trưởng và vùng chín để tạo giao tử. Biết rằng trong quá trình nguyên phân của cả 3 tế bào trên đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3510 nhiễm săc đơn. 1. Xác định số tế bào của tế bào III không tham gia nguyên phân đợt cuối. 2. Xác định số tế bào con sinh ra từ mỗi tế bào I, II và III. 3. Trong tất cả các giao tử được tạo ra chứa bao nhiêu NST giới tính X. Đáp án: 1. Số tế bào không tham gia nguyên phân đợt cuối: 8 2. Số tế bào con sinh ra từ 3 tế bào I, II và III lần lượt là: 8, 16 và 24 3. Số NST X có trong tinh trùng là 128 hoặc trong trứng là 16. Câu 10: Một số tế bào sinh dục sơ khai của cơ thể động vật đang ở vùng sinh sản thực hiện phân bào liên tiếp 1 số đợt bằng nhau đã hình thành nên 5120 tế bào con ở thế hệ cuối cùng. Các tế bào con sinh ra đều bước vào vùng chín giảm phân tạo giao tử. Các giao tử sinh ra đều thụ tinh với hiệu suất 1,5625% để hình thành 320 hợp tử. a) Xác định số tế bào sơ khai ban đầu và số lần phân bào của mỗi tế bào. Biết số đợt phân bào của mỗi tế bào gấp đôi gấp đôi số tế bào ban đầu. b) Giới tính của cơ thể chứa tế bào trên? c) Số tế bào sinh giao tử của giới kia, biết hiệu suất thụ tinh là 6,25%. d) Nếu kỳ giữa của lần phân bào cuối cùng của các tế bào sơ khai trên người ta xác định được 40960 cromatit. Xác định bộ NST 2n và tên loài. Số NST bị hao phí trong quá trình giảm phân và thụ tinh tạo các hợp tử trên. e) Nếu tế bào của loài khi phát sinh giao tử không có đột biến. Mỗi cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. Có trao đổi chéo xảy ra tại 1 điểm trên 3 cặp NST thì tối đa xuất hiện bao nhiêu loại giao tử? Đáp án: a) Số tế bào sơ khai ban đầu: 5 và số lần phân bào:10 b) Tế bào thuộc giới đực. c) Số tế bào sinh giao tử của giới kia: 5120 d) Bộ NST: 2n = 8, ruồi giấm. Số NST bị hao phí: 161280 NST e) Số loại giao tử xuất hiện tối đa: 128 Câu 11: Một hợp tử có 2n = 26 nguyên phân liên tiếp. Biết chu kỳ nguyên phân là 40 phút, tỉ lệ thời gian giữa giai đoạn chuẩn bị với quá trình phân chia chính thức là 3/1. thời gian của kỳ trước, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối tương ứng với tỉ lệ 1 : 1,5 : 1 : 1,5. theo dõi quá trình nguyên phân của hợp tử từ đầu giai đoạn chuẩn bị của lần phân bào đầu tiên. Xác định số tế bào, số cromatit, số NST cùng trạng thái của nó trong các tế bào ở 2 giờ 34 phút. Đáp án: Số tế bào: 8, số cromatit: 416, số NST cùng trạng thái: 208 NST kép. Câu 12: Có 4 tế bào sinh dưỡng của cùng 1 cơ thể phân bào liên tiếp 1 số lần bằng nhau và đã tạo ra các tế bào con chứa 4992 NST đơn. Vào kỳ trước của lần nguyên phân đầu tiên, trong mỗi tế bào người ta đếm được 156 cromatit. 1. Tìm số lần phân bào của mỗi tế bào. 2. Khi các tế bào ở lần phân bào cuối cùng. Hãy xác định; a) Số NST và trạng thái của chúng ở kỳ trước và ở kỳ sau của các tế bào. b) Số tâm động ở kỳ cuối của các tế bào. c) Số cromatit ở kỳ trung gian của các tế bào. Đáp án: 1. Số lần phân bào: 4 2. a) Số NST ở kỳ trước: 2496 NST kép, số NST ở kỳ sau: 4992 NST đơn b) Số tâm động ở kỳ cuối: 2496(chưa phân cắt) hoặc 4992(đã phân cắt) c) Số cromatit ở kỳ trung gian: 4992. Câu 13: 1. Quan sát các tế bào sinh dục sơ khai của 1 ruồi giấm đực và 1 ruồi giấm cái đang phân bào thấy: số NST kép loại Y của ruồi giấm đực khi đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc bằng 1/6 số NST đơn các loại khi đang phân ly về các cực ở tế bào ruồi giấm cái. Tổng số NST đơn và kép các loại ở 2 cá thể trên tại thời điểm quan sát là768. a) Xác định số tế bào tại mỗi thời điểm quan sát. b) Nếu các tế bào trên đều được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục sơ khai ban đầu, thì số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai ban đầu là bao nhiêu? 2. Tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục có 4 tế bào sinh dục A, B , C, D trong cùng thời gian đã phân bào liên tiếp 1 số lần, môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương 2652 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều qua vùng chín giảm phân, môt trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương 2964 NST đơn để hình thành 152 giao tử. a) Xác định bộ NST lưỡng bội. b) Xác định giới tính, cặp NST giới tính của cá thể trên. Đáp án: 1. a) Số NST ở kỹ giữa của cá thể đực: 32, ở cá thể cái: 32 b) Số lần nguyên phân: 5 lần 2. a) Bộ NST lưỡng bội: 2n = 78 b) Cá thể đực XX. Câu 14: 1. Tại 1 lò ấp trứng người ta thu được 400 chim cút. Biết tỉ lệ nở của trứng dem ấp là 80%, tỉ lện thụ tinh của tinh trùng là 50% còn của trứng là 100%. Hãy xác định số lượng tế bào sinh dục sơ khai đực và cái đã tham gia vào quá trình tạo đàn chim cút nới trên. Giả thiết rằng ở vùng sinh sản của ống sinh dục thì tốc độ và thời gian phân chia của các tế bào là đồng đều nhau nếu so sánh giữa các chim trống và giữa các chim mái với nhau. 2. Một phân tử mARN tổng hợp nhân tạo chứa 60% A và 40%X. Xác xuất gặp của các tổ hợp bộ 3 nucleotit có thể được tạo thành ngẫu nhiên. Đáp án: 1. 250 hoặc 125 tế bào sinh dục sơ khai đực và 250 hoặc 125 tế bào sinh dục sơ khai cái 2. AAA = 0,216 2A + 1X = 0,432 1A + 2X = 0,288 XXX = 0,064 Câu 15: Một tế bào sinh dục sơ khai ở ruồi giấm (2n = 8) tiến hành nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra số tế bào mới ở thế hệ cuối cùng có 512 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. 1. Hãy xác định số đợt phân bào của tế bào sinh dục sơ khai nói trên. 2. Các tế bào tạo ra đều tham gia quá trình giảm phân tạo giao tử. - Tính số NST môi trường cung cấp cho các đợt nguyên phân và giảm phân trên? - Quá trình giảm phân trên hoàn thành thì tạo ra bao nhiêu giao tử và tổng số NST trong các giao tử là bao nhiêu? - Biết hiệu suất thụ tinh của các giao tử là 25%. Tính số hợp tử được tạo ra. Đáp số:1. Số đợt nguyên phân: 6 2. - Số NST môi trường cung cấp: 1016 - Nếu là đực: 256 giao tử; 1024 NST. Nếu là cái: 64 giao tử; 256 NST - Nếu là đực: 256 hợp tử. Nếu là cái: 16 hợp tử Câu 16:1. Ở một loài ong, trứng thụ tinh sẽ nở thành con cái, trứng không thụ tinh sẽ nở thành con đực. Một ong chúa đẻ một số trứng bằng 87/16 số NST đơn trong bộ NST 2n của loài. Tổng số NST đơn trong tất cả trứng trên là 4704, các NST trong một cặp tương đồng đều có cấu trúc không giống nhau. a) Xác định bộ NST 2n của loài ong nói trên. b) Số loại giao tử mà ong chúa có thể tạo ra được. c) Tỉ lệ loại giao tử chứa 5 NST có nguồn gốc từ bố của ong chúa đó. 2. Theo dõi quá trình nguyên phân của 3 tế bào sinh dưỡng A, B, C trên một cơ thể sinh vật người ta thấy: số NST đơn mà môi trường tế bào đã cung cấp cho quá trình nguyên phân của 3 tế bào này gấp 11 lần số NST giới tính X có trong các tế bào C; số lần nguyên phân của 3 tế bào A, B, C là 3 số nguyên liên tiếp lớn hơn không. Hãy xác định bộ NST của sinh vật nói trên. Biết rằng bộ NST của A, B, C và các tế bào con đều ở trạng thái chưa nhân đôi. Đáp số: 1. a) 2n = 32 b) Số loại giao tử: 2n = 65536 c) Tỉ lệ: 6,67% 2. TH1: 2n = 16. TH2: 2n = 8 Câu 17: Một tế bào sinh dục 2n của một loài nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường tế bào đã cung cấp nguyên liệu để hình thành nên 9690 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con sinh ra từ lần nguyên phân cuối giảm phân bình thường cho các tinh trùng trong đó có 512 tinh trùng mang Y. a) Tìm bộ NST lưỡng bội của loài? b) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục? Số lượng thoi tơ vô sắc được hình thành trong các đợt nguyên phân? c) Để tạo ra 5 hợp tử, với hiệu suất thụ tinh của trứng là 50% thì có bao nhiêu cromatit trong các tế bào sinh trứng vào thời điểm các tế bào bắt đầu thực hiện quá trình giảm phân? d) Trong các tế bào sinh trứng, 2 NST đơn trong cặp tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. Sự trao đổi đoạn một chỗ xảy ra trên một cặp NST, sự trao đổi đoạn hai chỗ không cùng lúc xảy ra trên ba cặp NST. Tìm số loại trứng có thể hình thành? Khi thụ tinh với các loại tinh trùng bình thường không xảy ra các trường hợp trao đổi đoạn nói trên đã tạo nên bao nhiêu loại hợp tử? Đáp số: a) 2n = 38 b) Số đợt NP: 8; Số lượng thoi tơ vô sắc: 255 c) 760 cromatit d) Số loại trứng: 27.220. Số loại hợp tử: 27.239 Câu 18: 1. Bộ NST ở ruồi giấm là 2n = 8. a) Tìm số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ “ông nội”? b) Tìm số loại trứng chứa 3 NST từ “bà ngoại”? c) Số kiểu hợp tử hình thành ở ruồi giấm con chứa 2 NST từ “ông nội” và 3 NST từ “bà ngoại”? d) Nếu trong quá trình phát sinh trứng có 1 cặp NST trao đổi đoạn tại 1 điểm, 2 cặp NST khác trao đổi đoạn tại hai điểm không cùng lúc. Ở các thể đực không xảy ra trao đổi đoạn. Cấu trúc của mỗi NST đơn trong từng cặp NST khác nhau. Xác định số loại tinh trùng? Số loại trứng? Số kiểu hợp tử hình thành? 2. Một tế bào sinh dục đực sơ khai (2n = 8) trải qua vùng sinh sản, sinh trưởng và vùng chín; tất cả các tế bào đều bước vào quá trình giảm phân tạo giao tử. Hãy xác định: a) Số loại tinh trùng sinh ra ít nhất là bao nhiêu? Khi nào? b) Số loại tinh trùng sinh ra nhiều nhất. c) Số tế bào sinh tinh tối thiểu để sinh ra số loại tinh trùng tối đa là bao nhiêu, khi nào? Đáp số: 1. a) 6 loại b) 4 loại c) 24 kiểu d) Số loại tinh trùng: 16; Số loại trứng: 288; Số kiểu hợp tử hình thành: 4608 2. a) Ít nhất là 2. Khi các tế bào có cùng 1 cách sắp xếp các NST ở kì giữa. b) Nhiều nhất là 16. c) 8 tế bào. Khi các tế bào có cách sắp xếp ở kì giữa khác nhau. Câu 19: Có 10 tế bào của cùng một loài tiến hành nguyên phân 1 số lần bằng nhau và đã sử dụng từ môi trường nguyên liệu tương đương với 2100 NST đơn. Tổng số lượt thoi vô sắc hình thành trong quá trình nguyên phân là 150. a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST lưỡng bội của loài. b) Khi các tế bào đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ hai, hãy xác định số NST, số tâm động, số cromatit có trong tế bào. c) Khi các tế bào đang ở kì sau của lần nguyên phân thứ ba, hãy xác định số NST và số tâm động có trong các tế bào. d) Tính số cromatit và số tâm động có trong các tế bào khi chúng đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4. Đáp số: a) Số lần NP: 4; 2n = 14 b) - Ở kì trung gian chưa nhân đôi: 280 NST đơn, 280 tâm động - Ở kì trung gian đã nhân đôi: 280 NST kép, 560 cromatit c) 1120 NST đơn, 1120 tâm động d) 2240 NST đơn, 1120 tâm động Câu 20: Ở cá thể cái của một loài, có 4 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân một số lần bằng nhau. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ ba, người ta đếm được trong các tế bào con có 2496 cromatit. Tất cả các tế bào tạo ra đều đi qua vùng chín và cần cung cấp 9984 NST đơn để tạo trứng. Với hiệu suất thụ tinh của trứng là 18,75% và tỉ lệ nở của trứng là 75%. Phục vụ cho quá trình sinh sản, ở con đực chỉ có 1 tế bào sinh dục sơ khai tham gia, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 9,375%. a) Xác định bộ NST của loài. b) Xác định số lần nguyên phân của các tế bào sinh dục sơ khai cái và số cá thể con nở ra. c) Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực. d) Xác định số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái. Đáp số: a) 2n = 78 b) Số lần NP: 5 lần. Số cá thể con nở ra: 18 c) Số lần NP: 6 lần d) 29562 NST Câu 21:Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm nguyên phân liên tiếp một số lần, các tế bào con tạo ra đều nở thành tế bào sinh tinh giảm phân tạo tinh trùng. Quá trình thụ tinh chỉ sử dụng 6,25% tinh trùng mang NST giớt tính X và 12,5% tinh trùng mang NST giới tính Y thu được 24 hợp tử. 1. Xác định số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực sơ khai. 2. Xác định số thoi phân bào được hình thành cũng như biến mất trong quá trình tạo tinh trùng của tế bào sinh dục sơ khai đực. 3. Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương vói bao nhiêu NST đơn trong quá trình tạo tinh trùng. 4. Để tạo nên số hợp tử nói trên, các tế bào trứng thụ tinh với hiệu suất 50%. Các tế bào sinh trứng được tạo ra từ 3 tế bào sinh dục sơ khai cái. Hãy xác định: a) Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái. b) Số NST đơn bị tiêu biến trong các thể định hướng. 5. Giả sử các cặp NST tương đồng có nguồn gốc khác nhau, không có trao đổi đoạn và đột biến. Hãy xác định: a) Số giao tử của “bố” không mang NST nào của “ông nội”. b) Tỉ lệ giao tử của “mẹ” mang 2 NST của “bà ngoại”. Đáp số: 1. Số lần NP: 6 lần 2. Số thoi vô sắc: 255 3. Nguyên liệu môi trường nội bào cung cấp: 1016 NST đơn 4. a) Số lần NP: 4 lần b) Số NST đơn bị tiêu biến: 576 5. a) 1 giao tử b) Tỉ lệ: 0,375 Câu 22: Hai tế bào sinh dục sơ khai A và B của cùng một loài đã trải qua các vùng sinh sản, vùng sinh trưởng và vùng chín để hình thành giao tử. Trong đó tế bào A là tế bào sinh dục sơ khai đực, tế bào B là tế bào sinh dục sơ khai cái. Tổng số lần NST tự nhân đôi của hai tế bào ở vùng sinh sản là 9. Số giao tử được tạo ra từ tế bào A gấp 8 lần số giao tử được tạo ra từ tế bào B. a) Tìm số lần NST tự nhân đôi của mỗi tế bào ở vùng sinh sản. b) Tính số kiểu tổ hợp giao tử có thể có được hình thành từ các kiểu giao tử của các tế bào A và B. Biết số NST có trong một giao tử gấp 2 lần số lần phân bào của tế bào A tại vùng sinh sản và các gen trên mỗi NST đều liên kết hoàn toàn. c) Các giao tử của tế bào A và tế bào B phối hợp với nhau để hình thành các hợp tử. Tính số cá thể con được hình thành nếu tỉ lệ thụ tinh của giao tử đực là 12,5%, của giao tử cái là 75% và khả năng phát triên từ hợp tử thành các thể con là 85%. Đáp số: a) Tế bào A nhân đôi 5 lần; Tế bào B nhân đôi 4 lần b) Số kiểu tổ hợp giao tử: 1048576 c) Số cá thể con được hình thành: 10,2 ~ 10 ( 10 cá thể con) Câu 23: Trong cơ quan sinh sản của một loài động vật, tại vùng sinh sản quan sát 4 tế bào sinh dục trong cùng một thời gian đã phân chia liên tiếp một số lần và môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 9672 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều chuyển qua vùng chín và đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp thêm nguyên liệu tương đương với 9984 NST đơn đẻ hình thành 128 giao tử. a) Xác định bộ NST 2n của loài? b) Xác định giới tính của các thể trên? c) Số tế bào tham gia phân bào nguyên phân ở lần cuối cùng? d) Số thoi phân bào xuất hiện qua tất cả các lần phân bào? Đáp số:a) 2n = 78 b) Cá thể cái c) Số tế bào tham gia phân bào lần cuối cùng: 64 d) Số thoi vô sắc xuất hiện qua các lần phân bào: 124 Câu 24: 1. Cho rằng một lần thụ tinh có 32768 tinh trùng tham gia thụ tinh, nhưng chỉ có 3 hợp tử được tạo thành. Các hợp tử nguyên phân một số lần liên tiếp tạo ra 64 tế bào mới. Trong quá trình phân bào đó, các hợp tử lấy nguyên liệu từ môi trường tế bào tạo ra 1220 NST đơn. a) Xác định bộ NST 2n của loài. b) Xác định số tế bào sinh tinh trùng đủ để tạo ra các tinh trùng nói trên và số NST đơn mới môi trường cung cấp cho quá trình sinh ra các tinh trùng đó. c) Xác định số đợt phân bào của mỗi hợp tử. Biết số tế bào con của hợp tử 1 bằng 25% số tế bào con được tạo ra từ 3 hợp tử. Số tế bào con của hợp tử 2 bằng 1/3 số tế bào con của hợp tử 1 và hợp tử 3. d) Cho rằng các NST đều có nguồn gốc khác nhau trong 2n của loài. Hãy xác định số loại tinh trùng được tạo thành biết có 2 cặp NST xảu ra trao đổi chéo ở 1 điểm, 1 cặp NST xảy ra trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1 cặp không phân ly trong giảm phân I. 2. Quan sát một tế bào sinh dục sơ khai của một loài đang thực hiện quá trình nguyên phân, người ta đếm được có 8 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào. Biết rằng các NST trong cặp tương đồng đều có nguồn gốc khác nhau. Hai tế bào sinh dục sơ khai của loài này đi từ vùng sinh sản đến vùng chín tạo nên các tinh trùng. Các tinh trùng tạo ra tham gia vào quá trình thụ tinh với hiệu suất 50%. Biết mỗi kiểu tổ hợp giao tử tạo ra 3 hợp tử. a) Tính số tinh trùng và số tế bào sinh tinh được sinh ra từ 2 tế bào sinh dục sơ khai nói trên. b) Tính số lần nguyên phân của 2 tế bào sinh dục sơ khai nói trên. Đáp số: 1. a) 2n = 20 b) Số tế bào sinh tinh: 8192. Số NST đơn mới cung cấp cho quá trình tạo tinh trùng: 2n.8192 c) Số lần phân bào của mỗi hợp tử lần lượt là 4 lần, 4 lần, 5 lần d) Số loại tinh trùng: 12288 loại 2. a) Số tinh trùng: 96. Số tế bào sinh tinh: 24 b) Số lần phân bào: Tế bào 1 NP 3 lần và tế bào 2 NP 4 lần (hoặc ngược lại) Câu 25: Ở vùng sinh sản trong tuyến sinh dục của một cá thể có 5 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp nhiều đợt, môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương để tạo 1240 NST đơn, các tế bào con sinh ra đều phát triển và giảm phân hình thành giao tử đòi hỏi môi trường cung cấp thên 1280 NST đơn, giao tử tạo ra được thụ tinh với hiệu suất 10% tạo 64 hợp tử. a) Xác định bộ NST của loài? b) Xác định giới tính của loài đó? Đáp số: a) 2n = 8 b) Giới tính của loài là giới tính đực Câu 26: Ở một loài ong mật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tùy điều kiện dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Một ong chúa, đẻ được số trứng gồm trứng được thụ tinh và không được thụ tinh nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trứng còn lại đều không nở hoặc bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST. Biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. a) Tìm số ong đực con và số ong thợ con. b) Tổng số trứng được ong chúa đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu? c) Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu? Đáp số: a) Số ong đực con = 96. Số ong thợ con = 4800 b) Số trứng đã đẻ = 6160 c) Số NST bị tiêu biến = 9543424 Câu 27: 1. Vịt nhà 2n = 80. Một nhóm tế bào sinh dục của vịt nhà đang giảm phân có tổng số NST đơn và kép là 8000; trong đó số NST kép nhiều hơn số NST đơn là 1600. Số NST ở kì giữa, kì sau lần phân bào I và kì đầu lần phân bào II tương ứng với tỉ lệ 1:3:2, số NST còn lại là kì sau lần phân bào II. a) Xác định số tế bào ở mỗi kì nói trên. b) Xác định tổng số tế bào đơn bội (n) được tạo thành qua giảm phân của nhóm tến bào trên và tổng số NST của chúng. 2. Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường đã cung cấp 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định số NST 2n của loài. Cho biết không có đột biến xảy ra. Đáp số: 1. a) Số tế bào ở mỗi kì: Kì giữa I: 40; Kì sau I: 120; Kì đầu II: 80; Kì sau II: 80 b) Số tế bào đơn bội = 320; Số NST đơn = 12800 2. TH1: Trong tế bào chỉ có 1 NST X: 2n = 8 hoặc 2n = 7 TH2: Trong tế bào có 2 NST X: 2n = 16 Câu 28: Ở vùng chín trong cơ quan sinh dục cái của một loài côn trùng có một số tế bào sinh tứng đang phân chia. Ở kì giữa lần phân bào I người ta đếm được trên mặt phẳng xích đạo ở mỗi tế bào có 16 NST kép. Kết thúc giảm phân, các tế bào tạo thành đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 75%. Các hợp tử tạo thành đều nguyên phân liên tiếp 4 lần cho tế bào con với tổng số NST đơn là 1536. a) Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu? b) Số tế bào sinh trứng đã giảm phân, số NST đã hao phí trong quá trình tạo trứng là bao nhiêu? c) Số thoi vô sắc hình thành và phân hóa trong quá trình nguyên phân của các hợp tử là bao nhiêu? d) Nếu trong quá trình phát sinh tế bào trứng có 1 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm, 1 cặp NST trao đổi chéo tại 2 điểm. Giả sử các NST ở mỗi cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau. d1. Tìm số loại giao tử có thể tạo ra. d2. Tìm số trứng có thể tạo ra trong đó có 1 NST có nguồn gốc từ “bà nội”. Đáp số: a) 2n = 16 b) Số NST hao phí cho quá trình = 64 NST c) Số thoi vô sắc = 90 d) d1. - TĐC tại 2 điểm không cùng lúc: 1536 giao tử - TĐC tại 2 điểm cùng lúc: 2048 giao tử d2. Số loại giao tử có 1 NST nguồn gốc từ “bà nội” = 8 giao tử Câu 29: Ở một loài sinh vật, giả thuyết trong mỗi cặp NST tương đồng đều chứa hai NST có nguồn gốc từ bố và mẹ khác nhau. Khi không có hiện tượng trao đổi đoạn và đột biến xảy ra thì số loại tinh trùng sinh ra nhiều nhất là 256. a) Bộ NST lưỡng bội của loài là bao nhiêu? b) Số cách sắp xếp của NST tối đa ở kì giữa nguyên phân là bao nhiêu? c) Giả sử trong các cặp NST tương đồng đó, nếu có 3 cặp NST xảy ra trao đổi đoạn tại một điểm thì số loại tinh trùng sinh ra tối đa là bao nhiêu? d) Cho biết ý nghĩa của hiện tượng trao đổi đoạn trong giảm phân? Đáp số: a) 2n = 16 b) Số cách sắp xếp = 128 c) Số loại trinh trùng = 2048 [...]... bội của loài: 2n = 8 Ruồi giấm b Số tế bào sinh dục đực sơ khai ban đầu: a.2n = 360 a = 45 Số tế bào sinh tinh = 45 24 = 720 - Hết - Trang 6 /6 Điểm 0.25 0.5 0.25 0.25 0.25 0 5 0.5 0.5 0.5 0.5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu) Câu 1 Bảng dưới... (nuclêôtit) G1 = X2 = 300 (nuclêôtit) X1 = G2 = 600 (nuclêôtit) - Vậy tỷ lệ phần trăm của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 100 %: (300 0 : 2 ) = 10% T1 = A2 = 450 .100 %: (300 0 : 2 ) = 30% G1 = X2 = 300 .100 %: (300 0 : 2 ) = 20% X1 = G2 = 600 100 %: (300 0 : 2 ) = 40% 1 (0,5đ) (0,5đ) Câu 2: (4 điểm) a- Học sinh vẽ được cấu tạo tế bào nhân chuẩn (động vật hoặc thực vât) và chú thích đủ (tối thi u) 8 nội dung:... N0 x 2n = 50 x 26 = 3200 (tế bào) 1.0đ - HẾT - 4 Họ và tên thí sinh: …………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng B) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) a Cho các nguyên tố đại lượng và vi lượng sau... X2 =300 => X1 = 900 – 300 = 600 (nuclêôtit) -Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 (nuclêôtit) T1 = A2 = 450 (nuclêôtit) G1 = X2 = 300 (nuclêôtit) X1 = G2 = 600 (nuclêôtit) - Vậy tỷ lệ phần trăm của từng mạch đơn của gen là: A1 = T2 = 150 100 %: (300 0 : 2 ) = 10% T1 = A2 = 450 .100 %: (300 0 : 2 ) = 30% G1 = X2 = 300 .100 %: (300 0 : 2 ) = 20% X1 = G2 = 600 100 %: (300 0... nuôi cấy trên Giả sử các tế bào vi khuẩn không bị chết và thời gian sinh trưởng nói trên đã loại trừ giai đoạn tiềm phát của vi khuẩn - HẾT - 2 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC (Gồm 04 trang) * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng B) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) a + Hàm lượng diệp lục: N, Mg,Fe... THỨC (Gồm 02 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: SINH HỌC * Lớp: 10 (Bảng A) * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) a Cho các nguyên tố đại lượng và vi lượng sau đây: N, P, K, S, Mg, Fe, Cu, Zn,Co,Mo + Những nguyên tố nào liên quan đến hàm lượng diệp lục trong lá và quá trình cố định nitơ khí quyển? + Khi đất thi u Mg, cây có thể lấy... THÀNH SỐ 1 Web: http://bacninh.edu.vn/thptthuanthanh1 Ngày 14/03/2013 (Đề thi gồm 01 trang) ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1(2,0 điểm) Cho biết thành phần MT Hansen (nuôi cấy nấm men) gồm: Glucose: 50g, Pepton : 10g, KH2PO4: 3g, MgSO4.7H2O: 2g, Nước : 100 0ml, Thạch :15-20g (pH= 5-6) Môi trường trên thuộc loại môi trường... THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 180 phút (Đề thi có 02 trang, gồm 08 câu) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Bảng dưới đây mô tả hệ thống phân loại của 5 loài thú khác nhau ở Việt Nam: 1 (2 đ) Lớp Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Mammalia Bộ Carnivora Carnivora Carnivora Artiodactyla Carnivora Họ Felidae Felidae Ursidae Cervidae Felidae Chi Panthera... (0.5đ) 4(2đ) - pha G1 = 6 10 9 cặp nu - Pha G2 = 2 6 109 cặp nu - Kì giữa của quá trình nguyên phân = 2.6 109 cặp nu - Kì cuối của giảm phân 2 = 3 109 cặp nu Mỗi ý đúng cho 0.5đ a sai vì tế bào thực vật có thành rất bền vững (0.5đ) b sai vì bào quan này chỉ có ở tế bào động vật (0.5đ) 5(1đ) SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ……………… ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HSG 10 CẤP TỈNH MÔN THI: SINH HỌC (Dành cho HS không chuyên)... b Lizoxom là một bào quan có nhiều trong tế bào thực vật - Hết -Họ tên thí sinh: …………………………………… SBD: …………………… ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Hướng dẫn chấm thi HSG cấp trường môn sinh học 10 năm học 2012 – 2013 Câu 1(2đ) 2(4đ) Nội dung - là môi trường bán tổng hợp (1đ) - Vì có chứa cả các thành phần các chất tự nhiên là dịch pepton… và cấc chất tổng hợp là ... nhiễm sắc thể bao nhiêu? Hết Sở gd & đt bắc giang đáp án thi học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 -2012 Cụm tân yên Môn: Sinh học Điểm Câu Đáp án - Nuclêôtit đơn phân ADN , Cấu tạo gồm thành phần:... x 2n = x 105 x 27 Sở gd & ĐT hoá Trng THPT Ba ỡnh Đề thi khảo sát chât lợng đội tuyển lần Năm học 2 010- 2011 Môn: sinh học lp 10 Thi gian lm bi: 180 phỳt - Ngy thi: 16/1/2011 ( thi gm 10 cõu -... 0,25 0,25 Sở gd & đt bắc giang Cụm tân yên đề thi học sinh giỏi lớp 10 năm học 2011 -2012 Môn: Sinh học (Thời gian làm 90 phút, không kể thời gian giao đề) Câu (1đ): Mô tả thành phần cấu tạo nuclêôtit

Ngày đăng: 01/10/2015, 14:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan