1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp biện pháp tu từ so sánh trong thơ lưu quang vũ

61 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 192,41 KB

Nội dung

Trong văn chương, biện pháp tu từ so sánh được người nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác

Trang 1

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG vũ

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

NGUYỄN THỊ THƯƠNG

HÀ NỘI, 2015

Trang 2

TRONG THƠ LƯU QUANG vũ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Ngưòi hưóng dẫn khoa học TS Đỗ Thị Thu Hưong

HÀ NỘI, 2015

Trang 3

các thầy cô giáo trong tổ ngôn ngữ, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm HàNội 2 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô, đặc biệt là tới cô giáo

TS Đỗ Thị Thu Hương - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoànthành khóa luận này

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thương

Trang 4

Tôi xin cam đoan khóa luận “B IỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ L ƯU

Q UANG V Ũ ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những

người đi trước, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo TS Đỗ Thị Thu Hương.Khóa luận này không trùng với bất kì công trình, tài liệu nghiên cứu nào đã đượccông bố trước đó Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Thương

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

Sức mạnh của tác phẩm văn chương chính là ở việc vận dụng ngôn ngữmột cách điêu luyện, tài hoa của mỗi nhà văn, nhà thơ Tuy nhiên, trong thực tế,lóp vỏ ngôn ngữ thì hữu hạn mà tình cảm, cảm xúc thì vô hạn Đe giải quyết mâuthuẫn ấy, người nghệ sĩ ngôn từ luôn biết cách tìm đến và khai thác năng lực biểucảm đặc biệt của các phương tiện và biện pháp tu từ đế biểu hiện tối ưu ý tưởngnghệ thuật của mình Trong nhiều phương tiện và biện pháp tu tù' tiếng Việt thì

so sánh được coi là biện pháp tu từ được sử dụng rộng rãi và có giá trị nghệ thuật

to lớn Chính vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh là một hướng tiếp cậnđúng để chúng ta thấy cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học và tài năng củangười nghệ sĩ dưới cái nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật

Trong văn chương, biện pháp tu từ so sánh được người nghệ

sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn

về bản chất, đặc điểm của sự vật, sự việc, nhận thức một cách sâu sắc và biểu cảm về đối tượng chưa biết Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về biện pháp nghệ thuật này trong thơ là một nhiệm vụ cần thiết đối với những người dạy và học Ngữ văn nói chung

Trang 8

1.2. Phần lớn mọi người biết đến Lưu Quang Vũ với tư cách là một nhà

viết kịch tài hoa, nối tiếng với các vở như: H ỒN T RƯƠNG B A DA HÀNG THỊT , T ÔI VÀ CHỦNG TA , Ô NG KHÔNG PHẢI BỐ TÔI Song ít ai biết

rằng thơ mới chính là địa hạt, là miền sâu thắm, là đời sống của LưuQuang Vũ Có thể nói rằng đọc thơ Lưu Quang Vũ có cảm giác ôngviết kịch để sống với mọi người và làm thơ đế sống với riêng mình,chính mình Hay như nhà thơ Vũ Quần Phương, người thơ cùng thế hệ

với Lưu Quang Vũ: “T HƠ MỚI ỈÀ NƠI ANH KỈ THÁC NHIỀU NHẤT VÀ TÔI TIN NHIỀU BÀI THƠ CỦA ANH SẼ THẮNG ĐƯỢC THỜI GIAN ” Thậm chí

Bằng Việt còn cho rằng: “D Ù NHIỀU NGƯỜI NHẬN ĐỊNH KỊCH CỦA L ƯU

Q UANG V Ũ VƯỢT XA HƠN THƠ ANH ẤY NHƯNG TÔI VÂN TIN RẰNG TRONG KỊCH CỦA L IM Q UANG V Ũ ĐẦY CHẤT THƠ ”.

So sánh là biện pháp tu từ không chỉ được sử dụng phổ biến trong văn họcViệt Nam - văn học dân gian mà trong thơ hiện đại, biện pháp so sánh lại đượcvận dụng với nhiều sắc diện mới Lưu Quang Vũ - một nhà thơ luôn muốn cảmnhận cuộc sống trong cái tường tận của không gian, của thời gian và của mỗi sựviệc thường nhật Có thể nói, so sánh là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và chủđạo trong thơ Lưu Quang Vũ khiến cho thơ Lưu Quang Vũ giàu tính tạo hình

Xuất phát từ hai lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “B IỆN PHÁP TU TỪ SO SẢNH TRONG THƠ L ƯU Q UANG V Ũ ” chọn đề tài này, chúng tôi nhằm tự trang bị

và rèn luyện cho mình năng lực nghiên cứu khoa học, kĩ năng tư duy và phân tíchvấn đề, góp phần vào công việc học tập và giảng dạy sau này

2 Lịch sử vấn đề

2 1 N g h i ê n c ú n s o s á n h t u t ừ t ừ g ó c đ ộ p h o n g c á c h

h ọ c Ở lĩnh vực ngôn ngữ, đặc biệt là lĩnh vực phong cách học xem

xét về biện pháp tu tù’ so sánh phải kể đến tác giả sau:

8

Trang 9

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong giáo trình “ Phong cách học tiếng Việt” đã dành những trang viết, dành cả một chuyên mục về biện pháp so sánh tu từ Tác giả viết: Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình phương thức gợi cảm Nói đến văn chương là nói đến so sảnh A-Phơrăngxơ một lẩn định nghĩa

“ Hình tượng là gì? Chính là sự so sánh ” Gô-lủp “Hầu như bất cứ sự biếu đạt hình ảnh nào cũng có thế chuyến thành hình thức so sảnh Một so sảnh đẹp là

so sảnh phát hiện Phát hiện những gì người thường không nhìn ra; không nhận thấy” Không phải ngâu nhiên mà Chế Lan Viên khen thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ Một vị chủ tịch nước mà có được một so sảnh: Tiếng suối trong như tiếng hát xa [3; 192]

Các so sánh phong cách học thường nhắc đến ý kiến của Paolơ: “S ỨC MẠNH CỦA SO SÁNH LÀ NHẬN THỨC CÒN SỨC MẠNH CỦA ẤN DỤ ỈÀ BIẾU CẢM” [dẫntheo 3; 193] Nếu nói so sánh nói chung thì điều ấy có lý Nhưng không phải mọi

so sánh đều cụ thể, đều lấy một hình ảnh cụ thể hơn để miêu tả một hình ảnhchưa được cụ thể

- Tiếng hát trong như suối Ngọc Tuyền

Êm như gió thoảng cung tiên

(Thế Lữ)

9

Trang 10

Nào ai đã một lần thấy hạc bay qua, “ SUỐI N GỌC T UYỀN ”, “ CUNG TIÊN

để mà nói cụ thể Ở đây chỉ là sự gợi cảm và hứng thú được một lần bay bổngtrong tưởng tượng Ây vậy mà vẻ đẹp chiếm lĩnh tâm hồn ta làm cho hình tượngthêm đẹp, ta có cảm giác thêm cụ thế mà thôi Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữcủa sự liên hội và so sánh nghệ thuật là đôi cánh giúp ta bay vào thế giới của cáiđẹp, của tưởng tượng hơn là đến ngưỡng của logic học

Tác giả còn viết “7zra được một điều so sánh đâu có phải dê dàng, vì đó

là tâm hồn, tài năng nghệ thuật” [3; 193].

Như vậy điều tác giả muốn nói là tìm hiếu hiệu quả của biện pháp tu từ sosánh không phải là việc đơn giản mà phải công phu Vì vậy vấn đề này luôn hấpdẫn các nhà nghiên cứu Các giáo trình phong cách học cho ta thấy được kháiniệm, các cách phân loại, cơ chế của phép so sánh tu từ, từ đó, người viết lấy làm

cơ sở để đi vào nghiên cứu phép so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ

Trong cuốn “99 Phương tiện và phương pháp tu từ tiếng Việt” tác giả Đinh Trọng Lạc còn phát hiện ra “trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã biếu hiện đầy đủ những khả năng tạo hình - diên cảm của nó Nhà văn luôn cố gắng phát hiện ra những điều mà người ta không chủ ỳ đến hoặc không cảm thấy ” [4]

Theo Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa: Phương thức

so sánh một hình thức biểu hiện đơn giản nhất của lời nói hình ảnh về mặthình thức, so sánh khác với tất các cách chuyển nghĩa, ở chỗ bao giờ cũng gồm

có hai đối tượng lập thành hai vế, các đối tượng này có thể là sự vật, tính chất hayhành động Hai đối tượng được gắn với nhau để tạo nên một hình thức so sánh.[146, 1]

Như vậy, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phố biến, đem lại giá trịnghệ thuật cao

1 0

Trang 11

2.2 Nghiên cửu so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ

Trên thi đàn Việt Nam, Lưu Quang Vũ xuất hiện với một phong cách thơriêng biệt, độc đáo đôn hậu, hiền hòa và thiết tha tình nghĩa Chính vì thế, thơ ông

dễ đi vào lòng người, gây được cảm tình cho độc giả Với Lưu Quang Vũ, thơluôn là một phần của tâm hồn, của cuộc đời, của lẽ sống, của tình yêu Tuy nhiên,

so với kịch, thơ Lưu Quang Vũ lại chịu sự thách thức và sàng lọc kĩ lưỡng củathời gian Trong khoảng thời gian dài, độc giả dường như dã quên thơ Lưu Quang

Vũ bởi sự ra đời rầm rộ hơn 50 vở kịch của ông Và phải đến khi Lưu Quang Vũqua đời thì các giá trị thơ của ông mới lại tiếp tục được đánh giá và khẳng định

Nhiều bài nghiên cứu, phê bình cũng đã đi sâu vào tìm hiểu các phươngdiện thể hiện trong thơ Lưu Quang Vũ Một số yếu tố được các nhà phê bình rấtchú ý đó là những biểu tượng của thế giới nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ người tathường nhắc đến biểu tượng gió, hoa, lửa , yếu tố thứ hai về cách thức biểu hiệntrong thơ Lưu Quang Vũ được nói đến khá tập trung là giọng điệu, thể thơ, ngôn

ngữ Hoài Thanh nhận ra thơ Lưu Quang Vũ thường “ NGỌT NGÀO , HIỀN HẬU

Quần Phương lại nhận thấy ở anh “ MỘT GIỌNG THƠ RẤT ĐẮM ĐUỐI

Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên mới chỉ đi sâu vào việctìm hiểu nội dung thơ Lưu Quang Vũ còn ở phương diện nghệ thuật, việc tìmhiểu các biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ dường như còn bỏ ngỏ chưađược khai thác một cách cụ thế

Tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đồng thời thấy rằng

so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ là một đề tài hấp dẫn thuộc phạm vinghiên cứu phong cách học chưa được khai thác và nghiên cứu một cách cụ thể,

vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài khóa luận “ B IỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ L UĨÍ Q UANG V Ũ ” với hy vọng sẽ đưa ra những kết quả thống kê phân loại,

nhận xét bước đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ

1 1

Trang 12

so sánh trong các tác phẩm của Lưu Quang Vũ Đồng thời, góp phần vào việc tìmhiểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với tiến trình thơhiện đại Việt Nam.

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ, đề tài nhằm

khắng định những hiệu quả nghệ thuật to lớn mà biện pháp tu từ so sánh mang lạicho thơ ông, qua đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tống hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

- Khảo sát, thống kê và phân loại ngữ liệu

- Miêu tả, phân tích nghệ thuật của biện pháp so sánh từ góc độ tu từ

5 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ

6 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát tập thơ “ơ/ớ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI ”, Nxb Hội

Nhà Văn, năm 2014

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương

pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp tu từ: người viết đãkhảo sát các trường hợp sử dụng biện pháp tu tư so sánh thông qua việc đọc 129bài thơ của Lưu Quang Vũ

Từ những kết quả đã có được, căn cứ vào những tiêu chí phân loại, người viết đã phân chia số liệu thống kê thành các nhóm cụ thể:

Phương pháp phân tích: Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học

đế phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp so sánh tu từ

1 2

Trang 13

Phương pháp tổng hợp: Từ những ví dụ đã phân tích nhận xét, người viết

đã tống hợp và đưa ra những kết luận khái quát nhất, chung nhất về biện pháp tu

từ so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ

8 Đóng góp của khóa luận

8.1 Khoa học

Đe tài tiếp tục khắng định giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánhtrong thơ, từ đó góp phần khẳng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ

8.2 Thực tiễn

Các kết quả nghiên cứu của bài viết có thể được vận dụng trong hoạt động

dạy học học phần P HONG CÁCH HỌC cũng như dạy học văn chương

9 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận nàygồm có hai chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Phân tích các mô hình so sánh trong thơ Lưu

Quang Vũ

1 3

Trang 14

NỘI DƯNG CHƯƠNG 1: CO SỞ LÍ LUẬN 1.1 Biện pháp tu từ so sánh

1.1.1 Khái nỉệm

Khi nói đến các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chương chính là chúng tanói tới hiệu quả của các biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng của tác phẩm So sánh

là biện pháp tu từ tiêu biểu có giá trị tạo hình và gợi cảm Vậy so sánh là gì?

T Ừ ĐIỂN THUẬT NGỮ VẪN HỌC (2006) định nghĩa: “So sánh (comparison) làphương thức biểu đạt ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiệntượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nối bật đặc điếm, thuộc tính của hiệntượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [6; 282]

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” định nghĩanhư sau: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sựvật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụthể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [3; 189]

Ngoài ra so sánh tu từ còn được định nghĩa: “So sánh là sự đối chiếu hai đốitượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng củamột trong hai đối tượng đó” [145, 1]

Đe phục vụ cho mục đích nghiên cứu, trong trường hợp này chúng tôi chọnđịnh nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc

1.1.2 Cấu tạo của biện pháp so sánh tu từ

So sánh thực chất là sự đối chiếu giữa một hình ảnh này hoặchình ảnh kia hay một vài hình ảnh khác không giống nhau về phạm trù nhưng dựa vào liên tưởng mà người ta có thể tìm ra những nét tương đồng nào đó về mặt

nhận thức hoặc tâm lý Một phép so sánh đúng đắn nhất bao giờ cũng phải thỏamãn hai điều kiện sau đây:

- Đối tượng đưa ra so sánh là khác loại

- Giữa hai đối tượng phải có nét tương đồng đế so sánh

Trang 15

So sánh bao giờ cũng phải dựa vào hai đối tượng khác phạm trù nhau tạo thànhhai vế: vế A và vế в Giữa hai vế bao giờ cũng có từ làm công cụ so sánh.

Mô hình cấu tạo chung: А X в (x là tù’ so sánh)

Theo tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếngViệt” thì mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố:

- Yeu tố 1 : Yeu tố được hoặc bị so sánh tùy theo so sánh là tích cực hay tiêucực

-Yeu tố 2: Yeu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động có vaitrò nêu rõ ràng biện pháp so sánh

- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh

- Yeu tố 4: Yeu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh

Nhưng trên thực tế, nhiều mô hình chung А X в không có đầy đủ cả 4 yếu tốtrên, chính vì vậy mà biện pháp so sánh được chia ra làm : So sánh tu tù’ nổi và sosánh tu từ chìm

+ So sánh tu từ nổi:Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh được thể hiện ra bằng những từ ngữ cụthể mà người đọc và người nghe dễ nhận thấy

Ví dụ:

Các chóp mái đều lượn rập rờn như các nếp sóng bạc đầu.

(Nguyễn Tuân)+ So sánh tu từ chìm:Nét tương đồng, cơ sở của sự so sánh không được thể hiện ra bằng những từngữ cụ thế mà người đọc và người nghe tụ’ liên hội đế tìm ra

So sánh tu từ chìm tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi hơn so với so sánh

tu từ nối, nó tác động đến sự tưởng tượng của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để tìm tòi

và phát hiện được nét giống nhau giữa các đối tượng của hai vế

Ví dụ:

Trang 16

Gái thương chồng, đương đông buốỉ chợ

(Ca dao)

1.1.3 Phân loại

Theo Đinh Trọng Lạc trong “99 PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNG V IỆT

”, căn cứ vào từ ngữ dùng làm yếu tố thể hiện quan hệ so sánh, có thể chia ra các hìnhthức so sánh sau đây:

+ Yếu tố thứ 3 là từ “như” (tựa như, chừng như )

+ Yếu tố thứ 3 là từ hô ứng (bao nhiêu bấy nhiêu)

+ Yếu tố thứ 3 là từ “là”

Nếu thay từ “là” bằng từ “như” thì nội dung cơ bản khôngthay đốichỉthay đổi về sắc thái ý nghĩa từ sắc thái khẳng định chuyển sang sắc thái giảđịnh

Theo giáo trình “P HONG CÁCH HỌC TIẾNG V IỆT ” do Đinh Trọng Lạc chủ biên,

so sánh tu từ được phân chia theo các hình thức sau:

+ Hình thức đầy đủ gồm cả 4 yếu tố của phép so sánh tu từ

Trang 17

+ Dùng từ “là” làm từ so sánh Đây là loại so sánh ẳn dụ, gọi như vậy là vì “là” cóchức năng liên hệ so sánh ngầm mà không phải “là” trong kiểu câu tường giải kháiniệm.

Sách giáo khoa Ngữ văn 6, chương trình cơ bản phân chia so sánh thành hai loại:+ A như B (so sánh ngang bằng)

+ A không như (hơn, kém, không bằng) B (so sánh không ngang bằng)

Trên cơ sở phân loại của các tác giả đi trước, chúng tôi tiến hành phân loại sosánh tu từ thành các loại sau đây:

- So sánh ngang bằng gồm các kiểu sau:

+ A bao nhiêu B bấy nhiêu

- So sánh không ngang bằng gồm các kiểu sau:

+ A thua B + A

hơn B

Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Bằng con đường so sánh, nhà văn có thế phát hiện ra rất nhiều đặc điểm, thuộc tính của một đối tượng, hiện tượng Do đó, so sánh là biện pháp nghệ thuật quan trọng, góp phần tạo cho người đọc những ấn tượng thẩm mĩ hết sức phong phú.” [6]

1.1.4 Hiệu quả của các biện pháp tu từ so sánh

Biện pháp tu từ so sánh là một hình thức biếu hiện đơn giản nhất của lời nói

hình ảnh Gô-lúp khẳng định: “H ẦU NHƯ BẤT KÌ SỰ BIẾU ĐẠT NÀO CŨNG CÓ THẾ CHUYẾN THÀNH HÌNH THỨC SO SÁNH” [3, 192]

Pao-lơ đã tổng kết: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức” (theo Đinh Trọng Lạc)

Trang 18

Một cách khái quát, biện pháp tu từ so sánh giúp chúng ta có thế hiếu một cáchsâu sắc và toàn diện về sự vật, sự việc So sánh tu từ làm tăng thêm tính gợi hình ảnh

và tính biểu cảm cho câu văn câu thơ Đồng thời, so sánh cũng là một biện pháp đểgiúp chúng ta bày tỏ lòng yêu ghét, khen chê, thái độ khắng định hoặc phủ định đốivới sự vật

Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm cùng với sự cấu tạo đơn giảncho nên so sánh được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày,phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1.2 Vài nét về nhà thơ Lưu Quang Vũ

1.2.1 Cuộc đòi

1.2.1.1 Gia đình và quê hương

Lưu Quang Vũ sinh ngày 17/4/1948 tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh PhúThọ nhưng quê gốc ở thành phố Đà Nang, tỉnh Quảng Nam Ông là con trai nhà viếtkịch Lun Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh Có thể nói, gia đình và quê hương chính

là cái nôi nuôi dưỡng tài năng Lưu Quang Vũ nảy nở và phát triển

Cha ông - nhà viết kịch Lưu Quang Thuận đồng thời cũng là một nhà thơ tàihoa Chính ông là một tính cách thơ đằm thắm, dạt dào và mặn mà như biển Đà Nangquê ông Lưu Quang Vũ mang nợ thơ từ trong huyết thống Ngay thuở mới lên năm,lên sáu nhà thơ Lưu Quang Thuận đã sớm phát hiện ra tâm hồn đa cảm, tài hoa nơiđứa con trai đầu lòng của mình, và ông “đã tin chắc rằng sau này lớn lên con trai củamình sẽ trở thành thi sĩ” (Lưu Quang Vũ - Thơ và đời)” Còn mẹ ông là một ngườiphụ nữ tần tảo, đảm đang, giàu lòng yêu thương và đức hy sinh Bà đã đế lại trong tâmtrí Lưu Quang Vũ những hình ảnh ngọt ngào của tuổi thơ “mải chơi trốn học”, “nhữngtối mẹ ngồi khâu lại áo” Đó là những kỉ niệm một thời không thể quên đã in dấu trongcác sáng tác của Lưu Quang Vũ sau này

Hình thành nên diện mạo và phong cách thơ Lưu Quang Vũ còn bởi vùng trung

du Bắc Bộ - thôn Chu Hưng “ấm những ngày gian khổ khó quên nhau” Chính ở nơi

Trang 19

đây, Lưu Quang Vũ được sinh ra trong mối tình nồng thắm của cha mẹ và sự yêuthương, bao bọc của làng xóm Vì thế cái tên “Chu Hưng” đi vào trong thơ Lưu Quang

Vũ một cách rất giản dị tự nhiên không chỉ như một địa danh, một nơi chôn nhau cắtrốn mà còn như nguồn cội sáng tạo đời thơ Lưu Quang Vũ

Từ 1978 đến 1988, Lưu Quang Vũ làm biên tập viên Tạp chí sân khấu, băt đầu

sáng tác kịch nói với vở kịch đầu tay “ SỐNG MÃI TUỐỈ 17” (được trao tặng Huy

chương Vàng Hội diễn viên sân khấu năm 1980)

Lưu Quang Vũ kết hôn hai lần Lần thứ nhất với diễn viên điện ảnh Tố Uyênnăm 1969 Hai người li dị năm 1972 Ông kết hôn lần hai với nữ sĩ Xuân Quỳnh năm1973

Giữa lúc tài năng đang độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tôtrên quốc lộ 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và contrai Lưu Quỳnh Thơ (29/8/1988)

Cuộc sống của Lưu Quang Vũ tuy ngắn ngủi nhưng ông đã sống và làm việchết mình, đã có những đóng góp không nhỏ cho đời sống văn học dân tộc ở nhiều thểloại: thơ, văn xuôi, kịch Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ bay bổng, tài hoa mà còngiàu cảm xúc, trăn trở, khát khao Các vở kịch, truyện ngắn, thơ của Lưu Quang Vũgiàu tính hiện thực và nhân văn cũng như in đậm dấu ấn của từng giai đoạn trong cuộcsống của ông

Trang 20

Năm 2000, Lun Quang Vũ được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn họcnghệ thuật.

20 tuổi thì Lưu Quang Vũ nhanh chóng được biết đến với tư cách là một nhà thơ trẻ tài năng đầy triển vọng

Trang 21

Lưu Quang Vũ đã sống trong lòng bạn đọc yêu thơ bằng những câu thơ, bài thơ

“không thế thay thế” Độc giả như tìm thấy một cảm xúc rất riêng tư, một cá tính rấtđộc đáo qua các tập thơ:

1 H ƯƠNG CẤY - В ЕР LỬA - Tập thơ (In chung), Nxb Văn học, 1968.

2 M ÂY TRẮNG CỦA ĐỜI TÔI - Tập thơ, Nxb Tác phẩm mới, 1989.

3 B ẦY ONG TRONG ĐÊM SÂU - Tập thơ, Nxb Tác phấm mới, 1993.

Ngoài ra, Lưu Quang Vũ có 12 tập thơ đã được đặt tên, có những tập đã hoàn

chỉnh: C UỐN SÁCH XẾP LẦM TRANG, CỎ TÓC TIÊN và những tập thơ còn dang dở

Phần lớn các bài thơ của anh sau này đã được tập họp trong cuốn “L ƯU Q UANG

V Ũ THƠ VÀ ĐỜI ”, Nxb Văn hóa - Thông tin, 1997 Và mới đây nhất là cuốn “L ƯU

Q UANG V Ũ - D I CẢO , THƠ VÀ NHẬT KỈ ”, Nxb Lao động, 2008; đặc biệt là tuyển thơ

“G IÓ VÀ TÌNH YÊU THỐI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI ”, Nxb Hội nhà văn, 2014 Với thơ, anh đã

có được giọng điệu riêng, ổn định một bản sắc thơ nhất quán Đọc thơ Lưu Quang Vũ,chúng ta mới hiếu hết vì sao người ta lại nói: Với thơ, anh đã được sống cho riêngmình Đó là tấm lòng của một thi nhân nhiều trắc trở Neu như thơ và kịch đã ghi tênLưu Quang Vũ trong lòng bạn đọc bao thế hệ thì khi nhắc đến anh chúng ta cũngkhông thể không nhắc đến nhũng sáng tác truyện ngắn giàu chất thơ và kịch Truyệnngắn được xem là nhịp cầu nối liền hành trình nghệ thuật của người nghệ sĩ

Đã từng làm thơ, làm báo, lại có duyên với văn xuôi, Lưu Quang Vũ đã chuấn

bị một vốn liếng văn học và nghề nghiệp nhất định trước khi bước vào lĩnh vực sân

khấu Ngay từ vở kịch đầu tay “S ỐNG MÃI TUỔI 17” đã đem lại vinh quang cho anh khi

anh được trao tặng huân chương vàng tại hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1980 Đó làmột sự động viên, tạo niềm tin cho anh, để anh miệt mài sáng tạo cho đến trước khimất (1988) Hơn 50 vở kịch đã ra đời làm thay đổi hẳn diện mạo của nền sân khấunước nhà: từ tư duy của người diễn, người xem cho đến người phê bình Giờ đây nhắc

đến anh có lẽ không ai quên được: “Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng

thịt, Nàng Sita, Tôi và chủng ta, Lời thề thứ 9,

2 1

Trang 22

Trong những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời, Lưu Quang Vũ đã kịp để lạicho đời nhiều tác phẩm có dấu ấn, là một trong số những kịch gia lớn nhất của ViệtNam thế kỉ XX Tuy vậy, trước hết anh vẫn là một nhà thơ Bởi với thơ, anh đã đượcsống cho riêng mình Sinh thời niềm say mê lớn nhất của anh là: vẽ tranh, viết nhật kí

và làm thơ Thơ có thế không mang lại cho anh những thành công rực rỡ, huy hoàng

như kịch nhưng “ THƠ CHÍNH LÀ NƠI ẤN NÁU CUỐI CHÓT CỦA CHÀNG THỈ SĨ BUỒN NÀY

T HƠ VỚI L IM Q UANG V Ũ LÀ TẤT CẢ SỰ HÀM ƠN VÀ TRANG TRẢI RIÊNG CỦA TÂM HỒN CHÀNG VỚI ĐỜI SỐNG ” (Nguyễn Thị Minh Thái) Thơ Lưu Quang Vũ vì thế mang

nhiều tính chất tự thuật, nó giống như những dòng nhật kí chia sẻ với anh những khianh đau khố, vui sướng và hạnh phúc trong cuộc đời

1.2.3 Phong cách thơ Lưu Quang Vũ

Cùng với các nhà thơ trẻ, Lưu Quang Vũ đã có nhiều đóng góp trong việc hiệnđại hóa thơ ca dân tộc Lưu Quang Vũ làm thơ khá dễ dàng, cũng có thể so sánh giống

như cách người ta nhận xét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi viết về các ca khúc “D E DÀNG NHƯ LẤY MỘT MÓN ĐỒ TỪ TRONG TỦI ẢO RA ” Cộng với một thế giới tâm hồn và

Đặc biệt trong mảng thơ tình, sự đắm đuối ấy của Lưu Quang Vũ càng được thể hiện

rõ hơn bao giờ hết

Phong cách thơ Lưu Quang Vũ còn được thể hiện cụ thể qua những đề tài mànhà thơ chọn lựa, qua những mảng nội dung hiện thực mà nhà thơ phản ánh Từ hiện

2 2

Trang 23

thực chiến tranh đến những vấn đề bức thiết của đời sống, từ số phận của từng cá nhânđến số phận, vận mệnh của cả dân tộc, từ những trăn trở mang tính cá nhân đến nhữngvấn đề mang tính đồng loại và nhân loại Nhưng tất cả đều được nhìn qua một thếgiới quan đầy khác biệt với các nhà thơ cùng thế hệ bấy giờ Đó là một cái nhìn thực

tế, trần trụi, đau xót, nhưng tràn đầy yêu thương, đầy hy vọng, và luôn kiếm tìm, luônluôn tranh đấu

Thơ Lưu Quang Vũ thực sự là một thứ thơ làm người ta yêu nhiều hơn làmngười ta phục Điều đó có nghĩa rằng, nó đem lại niềm cảm xúc lớn Trong chừng gần

30 năm Lưu Quang Vũ đến với thơ ca, ông đã đế lại một khối lượng thơ không nhỏ, vàrất nhiều bài thơ trong đó, đã tìm được chỗ đứng sâu rộng trong lòng bạn đọc vàchứng minh được độ bền của nó với thời gian Chính vì thế, bên cạnh một Lưu Quang

Vũ của sân khấu, người ta vẫn cần phải nhắc đến một Lưu Quang Vũ nhà thơ, vớinhững cống hiến không hề ít ỏi của ông

T i ễ u k ế t : Trên đây, chúng tôi trình bày các vấn đề lí thuyết

về biện pháp tu từ so sánh dưới góc độ ngôn ngữ học và vài nét về nhà thơ Lưu Quang Vũ Qua đó, rút ra những đóng góp nhất định của biện pháp so sánh tu từ trong văn học nói chung và tác dụng của biện pháp so sánh tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng

2 3

Trang 24

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC MÔ HÌNH so SÁNH TRONG

THƠ LƯU QUANG vũ

2.1 Kết quả khảo sát thống kê

Qua việc thống kê 129 bài thơ trong tập thơ G IÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN

ĐẤT NƯỚC TÔI, chúng tôi nhận thấy có 111 bài thơ Lưu Quang Vũ sử dụng biện pháp tu từ so sánh, trong đó có 296 phép so sánh, cụ thế như sau:

L o ạ i S T T M ô h ì n h

S ô l â n

x u ấ t h i ệ n ( p h i ế u )

Trang 25

dụng nhiều biện pháp so sánh tu từ trong việc diễn đạt lời thơ, ý thơ để bày tỏ quan điếm của mình.

Các mô hình so sánh được Lưu Quang Vũ sử dụng đa dạng, phong phú, có mặt

ở hầu hết các mô hình so sánh Trong đó, mô hình so sánh ngang bằng được sử dụngnhiều nhất, chiếm 290/296 phiếu tương ứng với 97,97% Đây là kiểu so sánh dễ sửdụng, mang lại hiệu quả cao Kiểu so sánh này có thế chia thành các loại nhỏ theo mô

hình riêng Mô hình A n h ư B chiếm đa số với 192 phiếu tương ứng với 64,86% Các

mô hình còn lại có tỉ lệ % không quá chênh lệch nhau, tuy nhiên tỉ lệ này không cao

Mô hình so sánh không ngang bằng cũng xuất hiện, tuy nhiên chỉ với số lượng ít ỏivới 6/296 phiếu tương ứng 2,03%

Trong thơ Lun Quang Vũ, các phép so sánh được sử dụng như một phương tiệntạo hình, có khi lại được sử dụng như một phương tiện biếu hiện, hoặc kết họp cả biểuhiện lẫn tạo hình Chính vì thế, chuẩn mực so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ rất đadạng, có nhiều kiếu so sánh hết sức bất ngờ, độc đáo

2.3 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các mô hình so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ

Trên cơ sở kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả củabiện pháp tu từ so sánh trong các tác phẩm tiêu biểu, độc đáo của Lưu Quang Vũ trong

tập thơ: G IÓ VÀ TÌNH YÊU THỔI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI

2.3.1 So sánh ngang bằng

2.3.1.1 Mô hình A như B

Mô hình “ A n h ư B” là mô hình được Lưu Quang Vũ s ử dụng với tần số

cao nhất, thống kê được 192/296 phiếu, chiếm tỉ lệ 64,86% Ở mô hình này, vế Ađược so sánh với vế B thông qua từ so sánh “như” Giữa hai vế A B luôn có sự tươngđồng nhất định, đối tượng ở hai vế được đem ra so sánh phải giống nhau ở một nét nào

đó làm cơ sở Sự vật được nêu ở vế B dùng để đối chiếu nhờ đó ta có thể hiểu được vế

A Sự vật được đem ra so sánh ở vế B được tác giả cân nhắc, lựa chọn rất kĩ càng để

2 5

Trang 26

đạt hiệu quả nghệ thuật nhất định Căn cứ vào các đối tượng được nêu ở hai vế A, B ta

có thể chia thành một số tiểu loại nhỏ như sau:

a, So sánh cái cu thể với cái cu thể

Xét trong mô hình so sánh “A n h ư B” mô hình tiểu loại này chiếm tỉ lệ cao nhất với 171/296 số phiếu a l , C ả h a i v ế A v à B c ù n g l à s ự v ậ t c ụ t h ễ

Tiểu loại này chúng tôi thống kê được 134 phiếu

Ví dụ 1:

Nhà chật như khoang thuyền hẹp nhỏ giữa sông Vừa căng buồm đế đi, vừa nấu cơm đế sống

(Nhà chật, Tr 211)Trong hai câu thơ trên tác giả đã so sánh không gian ngôi nhà ở vế A so với không gian của khoang thuyền ở vế B, cơ sở

so sánh là “ CHẬT ” và từ so sánh “ NHƯ ” Trong thơ, Lưu Quang

Vũ luôn đi tìm không gian cho riêng mình Hiện lên ở hai câuthơ trên là không gian hiện thực đời thường đã được Lưu

Quang Vũ thi vị hóa đầy ấn tượng, đầy chất thơ Không gian ngôi nhà chật hẹp như khoang thuyền nhỏ hẹp giữa sông Nhưngtrong không gian đó nhà thơ như được giao hòa với thiên

nhiên, tâm hồn như tràn ngập cảm xúc tươi trong, êm đềm Hình ảnh “vzkz CĂNG BUỒM ĐỂ ĐI ” tức là vừa làm việc để sống, để

tồn tại, còn hình ảnh “ VỪA NẤU COM ĐỂ SỐNG” gợi cho ta liên tưởng tới không gian sinh hoạt đầm ấm Trong không gian chậthẹp ấy luôn ánh lên nhũng tia sáng hạnh phúc gia đình Đó làkhông gian của tổ ấm tình yêu, không gian mang đến cho nhữngthành viên trong gia đình những hạnh phúc giản dị với những niềm tin yêu ấm áp Đặc biệt từ không gian chật hẹp của ngôinhà nhỏ con người luôn vươn lên đến một không gian bao la, rộng lớn, mênh mông hơn

2 6

Trang 27

Tuy nhiên, trong thơ Lưu Quang Vũ, không gian nhiều khi không còn thấm đẫmchất thơ nữa mà gắn liền với hiện thực cuộc đời với nỗi đau của con người khiến conngười cảm thấy chật chội, bí bách:

Trời chật chội như chiếc lồng trống rỗng Thành phố đầy bụi bặm

Những mặt người ỉì nhăn chen nhau

(Có những lúc, Tr 183)Như vậy, thông qua biện pháp tu từ so sánh, tác giả so sánh không gian bầu trời

ở vế A với hình ảnh “CHIẾC LONG TRỐNG RỖNG” ở vế B, cơ sở so sánh “CHẬT CHỘI”cho ta thấy một không gian bị bao bọc bởi hiện thực của cuộc chiến tranh và bởi tâmtrạng cô đơn, u uất của nhà thơ Đồng thời, câu thơ giúp người đọc có nhiều ám gợisâu xa về hiện thực cuộc sống

Ví dụ 2:

ơi người thương sắp tới ngày làm mẹ Anh nhìn

em như mới gặp lần đầu Dâu yêu nhiều chưa hiếu hết em đâu

(Gửi em và con, 1970)Đây là những vần thơ Lun Quang Vũ viết tặng mối tình đầu của mình Tác giả

so sánh ánh mắt anh nhìn em ở vế A như ‘7AN ĐẦU ” mới gặp ở vế B “L ẦN ĐẦU” thểhiện sự mới mẻ, lạ lẫm, thân quen Qua đó ta mới thấu hiểu được tình yêu thương bao

la mà Lưu Quang Vũ dành cho người yêu đầu tiên nhiều đến nhường nào Đó là nhữngvần thơ náo nức niềm vui, đằm thắm yêu thương anh viết khi chị mang thai đứa conđầu lòng Hình ảnh người phụ nữ có bầu được nhà thơ nhìn với ánh mắt mới mẻ, lạlẫm, vừa thân quen Và tình yêu đầu này đã trở thành nguồn năng lượng, nguồn cảm

hứng cho các sáng tác của anh: V ƯỜN TRONG PHỐ , H ƠI ẤM BÀN TAY VÀ H ƯƠNG CÂY

2 7

Trang 28

Và tình yêu đầu đã đơm hoa kết trái, anh thấy tất cả như xốn xang, tràn ngập

niềm vui hạnh phúc ngọt ngào: “E M CÓ NGHE ĐẤT TRỜI ĐANG NÁO ĐỘNG / N HƯ TÌNH

EM NOI GIÓ GIỮA HỒN ANH ”.

Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể hơn là tiểu loại so sánh “A n h ư B” với

vế А, В đều là những sự vật cụ thể là phương tiện giúp nhà thơ cảm nhận tinh tế về những biến đối tinh vi của sự vật Nó giúp tác giả thể hiện rõ ràng, cụ thế những tâm

(Từ biệt, Tr 176)Mối tình đầu đẹp đẽ nhưng mỏng manh ấy cuối cùng cũng tan vỡ Năm 1972,

họ đã chia tay nhau Bức thư Vũ viết cho Tố Uyên trước khi họ đi đến quyết định này

là nỗi đau đớn, nát tan cõi lòng ‘Tơ U YÊN , CHỦNG MÌNH KHÔNG SONG CHUNG VỚI NHAU ĐƯỢC NỮA E M HÃY THA THỨ CHO ANH , VÌ CHÍNH ANH CŨNG CHANG VUI SƯỚNG

GÌ , LÒNG ANH TAN NÁT , ANH KHỐ LẮM” Tác giả mượn biện pháp tu tù’ so sánh để nói

về sự ra đi của Tố Uyên - “ш” ở vế A “ NHƯ ” hình ảnh của “cánh chim bay mất” ở vế

B Trên đời này có bao nhiêu mối tình tan vỡ thì có bấy nhiêu nguyên nhân khácnhau Với Lưu Quang Vũ, điều khiến anh không giữ nối tình yêu này chỉ đơn giản là:

“P HÒNG ANH CHANG CỎ GÌ ĂN ĐƯỢC” Một nguyên nhân giản dị mà nan giải mà chấtchứa nỗi xót xa đến đắng lòng Cứ nghĩ chẳng có gì bền vững như tình yêu thế mà

tình yêu lắm khi “ BAY MẤT” chỉ vì những điều tưởng như cỏn con như thế Thủa trướcXuân

2 8

Trang 29

Diệu đã từng chua chát: ‘Wỡ/ ĐỜI CAY CỰC ĐANG GIƠ VUỐT / C ƠM ÁO KHÔNG ĐÙA VỚI KHÁCH THƠ ” Nhờ biện pháp tu từ so sánh ta nhận thấy được sự tiếc nuối, hụt hẫng của

Lưu Quang Vũ trong mối tình đầu

trầm lặng Lưu Quang Vũ so sánh người bạn mới của mình ở vế A - “ш” với hình ảnh

“ HOA HUỆ TRANG XANH” ở vế в , cơ sở so sánh “GẦY ”, hình ảnh “ HOA HUỆ TRẮNG XANH” hiện lên với sự trắng trong, gầy guộc, mong manh, yếu đuối Nhờ biện pháp tu

từ so sánh, ta thấy chị hiện lên không phải bằng những gam nóng như Tố Uyên, mà lànhững gam lạnh, chị có một vẻ đẹp trắng trong, gầy guộc, mảnh mai, yếu đuối của hoahuệ Đó là hình ảnh của người phụ nữ nhưng cũng là hình ảnh tinh thần của anh trongnhững năm tháng ấy Người yêu đem đến cho thơ anh tính tạo hình cao độ, những sắcmàu lạnh, những sắc màu xám, những mảng khối góc cạnh hiển hiện làm nên tính chấtđặc biệt đặc biệt trong câu thơ

của anh về mối tình đầu ở vế A “ NHƯ ” “ MIỀN XA” ở vế

В, “miền xa” gợi lên một không gian rộng lớn, xa vắng cùng với thời gian vô vọng

Đó một nỗi nhớ không biết bao giờ mới tắt trong tâm hồn nhà thơ Thông qua biệnpháp tu từ so sánh ta nhận thấy Lưu Quang Vũ rất trân trọng những cảm xúc đã thuộc

2 9

Trang 30

về quá khứ, với người con gái mình yêu Dù cố gắng níu lấy những kỉ niệm để xoa dịunỗi đau, nhưng Lưu Quang Vũ vẫn phải nói ra những điều cay đắng, nỗi nhớ em mãimãi sẽ ở trong tim như một miền xa vắng không biết ngày trở về.

đất “ KHÓI MỜ SƯƠNG” Với việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở 2 câu thơ trên tanhận thấy Lun Quang Vũ luôn mở rộng lòng mình với thiên nhiên, đất nước, conngười Điều đó góp phần thể hiện cái tôi trữ tình của nhà thơ, làm nên phong cách thơLưu Quang Vũ

Phép tu từ so sánh ngang bằng, cụ thể là tiểu loại so sánh “A n h ư B” với vế

A là con người và vế в là những sự vật cụ thể, là phương tiện giúp Lưu Quang Vũ thếhiện một cách đắc địa sự cảm nhận tinh tế về những biến đối tinh vi của sự vật Nógiúp nhà thơ thể hiện rõ ràng, cụ thể những tâm sự kín đáo của mình với quê hương,đất nước, con người, với mối tình đầu đẹp đẽ, trong sáng của mình

Đối với tiểu loại này tôi thống kê được 13 phiếu

Ví dụ 1:

Những trái giâu gia ngoài thềm không ai nhặt Như những trẻ con bị bỏ rơi lăn lóc

(Mấy đoạn thơ, Tr 136) vế A

“ TRẢI GỈÂU GIA TRÊN THỀM KHÔNG AI NHẶT ” so sánh với vế в “írẻ CON BỊ BỎ RƠI LĂN

3 0

Ngày đăng: 01/10/2015, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982), P HONG CÁCH HỌC TIẾNG V IỆT , Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: P"HONG"CÁCH"HỌC"TIẾNG" V"IỆT
Tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1982
2. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 BÀI TẬP PHONG CÁCH HỌC , Nxb Giáo dục, Hà Nội 3. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2002), P HONG CÁCH HỌC TIẾNG V IỆT , Nxb GiáoDục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 "BÀI TẬP"PHONG"CÁCH"HỌC", Nxb Giáo dục, Hà Nội3. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2002), "P"HONG CÁCH"HỌC"TIẾNG" V"IỆT
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (1999), 300 BÀI TẬP PHONG CÁCH HỌC , Nxb Giáo dục, Hà Nội 3. Đinh Trọng Lạc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
4. Đinh Trọng Lạc (chủ biên) (2003), 99 PHƯƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TIẾNGV IỆT , Nxb Giáo Dục, Hà Nội.Sách tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 "PHƯƠNG"TIỆN"VÀ"BIỆN"PHÁP"TU"TỪ"TIẾNG"V"IỆT
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2003
5. Trinh Đường (1999), T HƠ V IỆT THẾ KỈ XX ( CHỌN ỈỌC VÀ BÌNH ), Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"HƠ" V"IỆT"THẾ"KỈ" XX ("CHỌN"ỈỌC"VÀ"BÌNH
Tác giả: Trinh Đường
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 1999
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), T Ừ ĐỈẾN THUẬT NGỮ VÃN HỌC , Nxb Giáo Dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: T"Ừ"ĐỈẾN"THUẬT"NGỮ"VÃN"HỌC
Nhà XB: Nxb Giáo Dục Việt Nam
7. Nguyễn Đăng Mạnh (1991), C ON ĐƯỜNG ĐI VÀO THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN , Nxb Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: C"ON"ĐƯỜNG"ĐI"VÀO"THẾ"GIỚI"NGHỆ"THUẬT"CỦA"NHÀ"VĂN
Tác giả: Nguyễn Đăng Mạnh
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 1991
8. Lưu Khánh Thơ (1997), L U T4 Q UANG V Ũ THƠ VÀ ĐỜI , Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: L"U"T4 Q"UANG" V"Ũ"THƠ"VÀ"ĐỜI
Tác giả: Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 1997
9. Lưu Khánh Thơ (2001), L UV , Q UANG V Ũ TÀI NĂNG VÀ LAO ĐỘNG NGHỆ THUẬT , Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: L"UV", Q"UANG" V"Ũ"TÀI"NĂNG"VÀ"LAO"ĐỘNG"NGHỆ"THUẬT
Tác giả: Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: Nxb Văn hóa - Thông tin
Năm: 2001
10. Lí Hoài Thu (2007), “Thơ Lưu Quang Vũ - Gió và tình yêu thối trên đất nước tôi”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí Hoài Thu (2007), “Thơ Lưu Quang Vũ - Gió và tình yêu thối trên đất nước tôi
Tác giả: Lí Hoài Thu
Năm: 2007
11. Lí Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu, L ƯU Q UANG V Ũ VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM , Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: L"ƯU" Q"UANG" V"Ũ"VỀ"TÁC"GIA"VÀ"TÁC PHẨM
Nhà XB: Nxb Giáo dục
12. Lưu Quang Vũ, Bằng Việt (1968), H ƯƠNG CÂY - В ЕР LỬA , Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: H"ƯƠNG"CÂY" - В"ЕР"LỬA
Tác giả: Lưu Quang Vũ, Bằng Việt
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1968
13. Lưu Quang Vũ (1989), M ÂY TRẮNG CỦA ĐỜI TÔI , Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: M"ÂY"TRẮNG"CỦA"ĐỜI"TÔI
Tác giả: Lưu Quang Vũ
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1989
14. Lưu Quang Vũ (1993), B ẦY ONG TRONG ĐÊM SÂU , Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: B"ẦY"ONG"TRONG"ĐÊM"SÂU
Tác giả: Lưu Quang Vũ
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1993
15. Lưu Quang Vũ (2014), G IÓ VÀ TÌNH YÊU THỐI TRÊN ĐẤT NƯỚC TÔI , Nxb Hội Nhà VănWebsite Sách, tạp chí
Tiêu đề: G"IÓ"VÀ"TÌNH"YÊU"THỐI"TRÊN"ĐẤT"NƯỚC"TÔI
Tác giả: Lưu Quang Vũ
Nhà XB: Nxb Hội Nhà VănWebsite
Năm: 2014
17. Phạm Xuân Nguyên (2008), “Lưu Quang Vũ, tâm hồn trở gió”, Google.com Lê Hồ Quang, “Thơ Lưu Quang Vũ - tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh”, Phongdiep.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Quang Vũ, tâm hồn trở gió”, Google.comLê Hồ Quang, “Thơ Lưu Quang Vũ - tâm hồn anh dằn vặt cuộc đời anh
Tác giả: Phạm Xuân Nguyên
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w