0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Mô hình “A hơn B”

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 49 -49 )

c. So sánh cái trùn tượng vói cái trừu tượng

2.3.2.2. Mô hình “A hơn B”

Mô hình so sánh này, vế A được so sánh trội hơn hắn so với vế в

Ví dụ:

Anh đã khô đau, khố đau dài hơn số tuoi

(Anh đã mất chi anh đã được gì, Tr. 49)

vế A của phép so sánh nỗi “khố ĐAUgiàu tính trừu tượng được so sánh với tính cụ thể đó là “số tuổi” của nhà thơ. Qua đó để cụ thể hóa nỗi buồn đau trong tâm hồn mình. Anh đã trải qua bao nỗi đau của chiến tranh, những nỗi đau mang tầm nhân loại, nỗi đau khi tình yêu tan vỡ. Lưu Quang Vũ buồn trước cuộc đời, cô đơn giữa chốn đông vui của lớp học, đường phố. Lưu Quang Vũ cho rằng nỗi buồn trong anh nhiều hơn cả SO TUỔI” ở vế в mà anh đang có. Nhưng những vần thơ trong thơ anh vẫn bứt lên như muốn đối mặt với buồn đau: TÔICHANGMUỐNKỈNIỆMVỀ TÔILÀ MỘT ĐIỆUHÁTBUỒN.

Tiểu kết:

Như vậy, so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ Lưu Quang Vũ. Nó là một biện pháp nghệ thuật đặc sắc và chủ đạo trong thơ Lưu Quang Vũ khiến thơ anh luôn giàu tính tạo hình.

Trong thơ Lưu Quang Vũ, cấu trúc so sánh được xây dựng phức hợp từ nhiều mối quan hệ ngữ nghĩa, song đậm nhất vẫn là quan hệ giữa cái cụ thể và cái cụ thể. Những hình ảnh ám gợi trong thơ Lưu Quang Vũ cũng được tạo nên bởi mối quan hệ so sánh này. So sánh là phương tiện để Lưu Quang Vũ nhận thức và khám phá cuộc sống.

Có thể nói, thơ Lưu Quang Vũ là thơ hướng nội. Thơ anh là tiếng thơ của cuộc sống tự nhiên, giản dị nhưng không phải

49 9

thứ ngôn ngữ bụi bặm, xô bồ. Những câu thơ đã đưa chúng ta lạc vào một thế giới đa dạng hình ảnh của nhũng câu chuyện đa thanh đa nghĩa. Qua đó, ta thấy được sự phong phú và dạt dào trong tâm hồn thi sĩ.

50 0

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh từ góc độ phong cách học nói chung và cụ thể trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng, nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh trong thơ, từ đó góp phần khắng định tài năng thơ ca của Lưu Quang Vũ.

2. Ket quả thống kê phân loại cho thấy so sánh trong thơ Lưu Quang Vũ được thế hiện rất đa dạng. Sự đa dạng đó được thế hiện ở chỗ so sánh xuất hiện dưới nhiều mô hình, nhiều dạng, nhiều loại, trong đó nhiều nhất là so sánh ngang bằng. Với phương thức này, hai sự vật hai đối tượng đem ra so sánh thường khác loại nhưng bao giờ cũng có nét tương đồng và thể hiện đầy đủ khả năng tạo hình và biểu cảm của nó. Phương thức so sánh không ngang bằng được xuất hiện ở tần số ít hơn. Tất cả các phương thức, các mô hình, dạng, loại, so sánh đều thể hiện sự đa dạng, phong phú và độc đáo trong thơ Lưu Quang Vũ. Mô hình so sánh mà một hoặc cả hai vế là khái niệm trừu tượng được sử dụng ít. Do nhu cầu tìm tòi, sáng tạo muốn khắng định phong cách cá nhân của mình mà Lưu Quang Vũ đã sử dụng biện pháp so sánh để đưa người đọc vào một trường liên tưởng, tưởng tưởng đế phát hiện ra cái hay, cái đẹp của đối tượng được nói đến.

Thông qua việc khảo sát biện pháp tu từ trong thơ Lưu Quang Vũ, ta nhận thấy so sánh tu từ là một trong những biện pháp được nhà thơ sử dụng linh hoạt và đạt hiệu quả tu từ cao trong các tác phẩm của mình. Phương thức so sánh nghệ thuật trong thơ Lun Quang Vũ góp phần quan trọng tạo nên thành công của tác giả, khiến cho thơ Lưu Quang Vũ giàu tính tạo hình. Khóa luận giúp ta hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật trong từng bài thơ cụ thể, đồng thời đóng góp hướng nghiên cứu mới về nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ, góp phần vào công việc học tập và giảng dạy học phần Phong cách học cũng như dạy học văn chương.

Một phần của tài liệu KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ (Trang 49 -49 )

×