1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp biện pháp ẩn dụ trong thơ phan thị thanh nhàn

54 1,9K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 82,21 KB

Nội dung

... hiệu biện pháp ẩn dụ thơ Phan Thị Thanh Nhàn không khắng định phong cách tài Phan Thị Thanh Nhàn mà giúp ích cho việc học tập giảng dạy sau thân Từ lí trên, lựa chọn đề tài: “j Biện pháp ẩn dụ thơ. .. tâm tình Đặc biệt, biện pháp ẩn dụ giúp hiểu rõ phong cách thơ Phan Thị Thanh Nhàn Cùng thời với Phan Thanh Nhàn có nhà thơ Xuân Quỳnh Đen với Phan Thị Thanh Nhàn không gặp hồn thơ nữ tính giống... đế nhận thấy hiệu biện pháp ấn dụ tu từ thơ Phan Thị Thanh Nhàn từ rút kết luận cần thiết Đối tượng phạm vi nghiên cún a Đối tượng: Biện pháp ấn dụ tu từ thơ Phan Thị Thanh Nhàn b Phạm vi nghiên

Trang 1

Người hưóng dẫn khoa học ThS -

GVC LÊ KIM NHUNG

HÀ NỘI – 2015

Trang 2

LỜI CẲM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài này, em xin chân thành cảm ơn các thầy côgiáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tố Ngôn ngữ, đặc biệt là cô giáohướng dẫn Lê Kim Nhung đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khoá luận củamình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn đề tài nghiên cứu của emkhông tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý vàphê bình của các thầy cô và các bạn để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứucủa mình

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 6 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thi Ngọc

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, em đã thu được một số nhữngkết quả nhất định Tuy đề tài nghiên cứu của em không phải mới nhưng em xincam đoan những kết quả mà em thu được trong đề tài này không trùng với kếtquả nghiên cứu của các tác giả khác

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, 6 tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

Trang 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của đề tài 6

NỘI DUNG 8

Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN 8

1.1 Biện pháp ẩn dụ 8

Trang 6

Chương 2 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP ẨN DỤ TRONG THƠPHAN THỊ THANH NHÀN 17

2.1 Kết quả khảo sát - thống kê - phân loại17

2.1.1 Kết quả khảo sát - thống kê 17 2.1.2 Nhận xét 18

Trang 7

2.2 Phân tích kết quả thống kê 19

2.2.1 Ẩn dụ đích thực 19

2.2.2 Ân dụ chuyến đoi cảm giác 28

2.2.3 Nhân hoá 34

2.2.4 Vậthoả 44

2.3 Nhận xét về hiệu quả của việc sử dụng ấn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn45 2.3 ì Tỉ lệ sử dụng 45 2.3.2 Hiệu quả 46

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Tác phấm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, điều đó quả thực

là đúng đắn Bởi tác phẩm văn học là bức tranh phản ánh cuộc sống nhưng khôngphải là sự sao chép đơn thuần mà nó được tạo nên từ những gì tinh tuý nhất, đẹp

đẽ nhất của cuộc đời Thông qua tác phẩm văn học, người nghệ sĩ muốn bộc lộ tưtưởng, tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộc đời, trước thế giới vạn vật

Sức mạnh của tác phẩm văn chương chính là việc vận dụng ngôn ngữ mộtcách điêu luyện, tài hoa của mỗi nhà văn, nhà thơ Tuy nhiên, trong thực tế, lớp vỏngôn từ thì hữu hạn mà lời nói thì vô hạn Đe giải quyết mâu thuẫn ấy, người nghệ

sĩ đã chắt chiu, gạn lọc những từ ngữ, hình ảnh giàu sắc thái ý nghĩa và có tínhbiểu cảm cao để thể hiện nội dung, tư tưởng tác phẩm

Hơn thế nữa, thơ ca bao giờ cũng “ý ngôn tại ngoại”, tức là người nghệ sĩkhông bộc lộ một cách trực tiếp suy tư, tình cảm của mình trong tác phẩm bằnglớp nghĩa mà các thực từ mang lại Một trong những phương tiện để người nghệ sĩbộc lộ mình một cách kín đáo, tế nhị song vẫn đạt được hiệu quả nhất định đó là

sử dụng các biện pháp tu từ Đây là một trong những tiêu chí làm nên đặc trưngcủa ngôn ngữ văn chương Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các biện pháp tu từtrong tiếng Việt là một việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết

Ấn dụ là biện pháp được sử dụng nhiều trong thơ ca Đây là phép chuyểnnghĩa trong lời nói của mỗi cá nhân dựa vào sự tương đồng giữa hai đối tượngcùng loại hay khác loại Thông qua việc sử dụng biện pháp tu từ này, các nhà văn,nhà thơ đã gửi gắm tâm sự và mong muốn của mình một cách sâu sắc, độc đáo và

tế nhị Và cũng thông qua đó, tác giả sẽ tạo cho bạn đọc có cơ hội đồng sáng tạovới mình

1.2 Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy Phan Thị Thanh Nhàn là một nhàthơ đã vận dụng một cách linh hoạt, phong phú và sáng tạo các biện pháp tu từ,

Trang 9

đặc biệt là biện pháp ẩn dụ trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của mình quatác phấm.

Phan Thị Thanh Nhàn là một thi sĩ tài năng và có cá tính đặc biệt Bằng cácsáng tác thơ, Phan Thị Thanh Nhàn đã thế hiện được tài năng sáng tạo nghệ thuậtcủa mình, đồng thời cũng khắng định được chỗ đứng trong lòng khán giả và trênthi đàn văn học Việt Nam

Bởi vậy, việc nghiên cứu, tìm hiếu và phân tích hiệu quả của biện pháp ẩn

dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn không chỉ khắng định phong cách tài năng củaPhan Thị Thanh Nhàn mà còn giúp ích cho việc học tập và giảng dạy sau này củabản thân

Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “jBiện pháp ẩn dụ trong thơ

Phan Thị Thanh Nhàn” để từ đó hiểu sâu hơn về nội dung, tư tưởng trong tác

phẩm của bà và khẳng định được cá tính, phong cách của nữ thi sĩ tài năng này

2 Lịch sử vấn đề

Viết về thơ Phan Thị Thanh Nhàn, các nhà nghiên cứu, phê bình, các độcgiả đã dành cho nhà thơ một tình cảm yêu thương vô bờ Đã có khá nhiều bài viết,công trình nghiên cứu về thơ Phan Thị Thanh Nhàn Chúng ta có thể điểm quamột số bài nghiên cứu, phân tích tiêu biểu sau:

+ Trong bài “Đợc Hương thầm” (Tác phẩm mới- số 4/1976), tác giả Thu

Vân nhận định: Phan Thị Thanh Nhàn không sắc sảo nhưng có một hồn thơ dễ

cảm “như một bông hoa dịu nhẹ, khiêm nhường, phảng phất, kín đảo” Tác giả

nhìn thấy ở Phan Thị Thanh Nhàn khả năng phát hiện tinh tế những vẻ đẹp củacuộc sống, tiếng thơ ấm áp ân tình, đề tài bình dị, cảm xúc khoẻ khoắn được dẫndắt bởi con tim hơn là lí trí Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy những hạn chế củaPhan Thị Thanh Nhàn “thiếu rung động có suy nghĩ và chiều sâu”, cảm xúc trànlan, kết thúc gò gẫm

Trang 10

+ Trong bài viết Một nét thơ đảng yêu (Tạp chí Văn học số 1/1978), Thiếu Mai đã đưa ra nhận định chính xác về đặc điểm thơ Phan Thị Thanh Nhàn: “Dịu

nhẹ, duyên dáng và kín đảo, không chỉ khác nhau với những nhà thơ nam giới mà ngay cả với các nhà thơ phụ nữ cũng không thê lân Đọc là mến ngay Và nhớ ngay Nét dịu nhẹ, kín đáo vừa thế hiện phong cách thơ độc đáo, giàu nữ tính song

không kém phần sáng tạo, dồi dào

+ Trong bài “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn”, Vũ Quần Phương có nhận xét: “Đợc Thanh Nhàn đùng bận tâm đi tìm tư tưởng Bù lại, thơ bà dễ thân, dê thành bạn tâm tình chia sẻ với mọi người Giọng thơ giản dị, câu thơ càng ngày càng được chăm sóc tỉ mỉ Tình cảm chín dần trong nôi thấm thìa nội tâm Bước tiên của Thanh Nhàn song hành với sự lịch lãm từng trải và sự lao động kiên trì của bà Thanh Nhàn ngày càng lặn sâu vào lòng mình, mạnh dạn mà cũng khả nhuần nhuyên bộc lộ nôi riêng tư rất cá thế trước cuộc đời”.

nhan.htm)

+ Trên báo Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam ngày 30/8/2004, tác giả Nguyễn Kim Anh trong bài: “Hình như mình vẫn cô đơn ” đã nói tới “Chuyên thơ dịu dàng hương bưởi”, “Chuyên hương thầm”, “Không thế ngờ bài thơ đã đủng như cải tên Hương thầm cứ lặng lẽ đến mức ngay cả những người trong cuộc “tử biệt sinh ly” cũng không hề biết Và rồi người ta hình dung ra nữ thi sĩ

đã làm bài thơ về cuộc chia ly của chính mình Họ cho rằng đó ỉà mối tình thầm của chị” Tác giả đánh giá khá tinh tế về hồn thơ Thanh Nhàn: “Con người ấy giản dị và chân thực đời thơ làm sao Những kỹ thuật làm thơ chưa bao giờ len lỏi vào hon chị Người ta đọc thơ chị như tâm tình, thấy thương mến chứ không lạc vào loi thơ trúc trăc Phan Thị Thanh Nhàn luôn

Trang 11

tìm thấy cảm hứng sáng tạo từ chất liệu của cuộc sống thường nhật, không cố

ép mình để có những chủ đề lớn vưọt quá khả năng, cảm xúc giản dị, chânthành song không kém phần sâu lắng

+ Trong bài “Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào cũng thương”, tác giả Trần Hoàng Thiên Kim cũng có những nhận xét về Phan Thị

Thanh Nhàn: “Chị đi đên đâu, nơi đó hát Hương thẩm ”, “Chị trải lòng mình

chân thật chứa chất trong những vần thơ ấy, nó như những trang nhật ký được viết bằng thơ vậy

Đa số các bài viết chỉ đi sâu vào nhận xét về giọng điệu thơ của Phan ThịThanh Nhàn Tất cả đều thống nhất đưa ra: giọng điệu thơ Phan Thị ThanhNhàn mộc mạc, giản dị, chân thành nhưng vô cùng sâu lắng Có được đặc điểm

ấy không chỉ nhờ đề tài, chủ đề được phản ánh trong thơ mà còn nhờ cách sửdụng ngôn ngữ rất tài tình, rất riêng của bà

Ngoài ra còn một số khoá luận, luận văn cũng đề cập đến vấn đề này:

+ Trong khoá luận tốt nghiệp “Thơ Phan Thị Thanh Nhàn” của Hà Thị Thanh Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội có khẳng định: “Ngôn ngữ trong thơ chị là thứ ngôn ngữ đời thườỉĩg, dung dị đến bất ngờ nhưng tự nó vân có chất thơ riêng biệt, đầy sức hấp dân”.

+ Trong khoá luận tốt nghiệp Nội trong hành trình sắng tác của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn” của Nguyễn Thị Thương, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cũng có nhận xét như sau: “Trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chúng ta bẳt gặp ở đó thứ ngôn ngữ của làng quê, của người dân, của chính nhà thơ: giản

dị, mộc mạc mà nói được rất nhiều”.

Đặc biệt vấn đề ấn dụ trong thơ Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng được

quan tâm, luận văn “77zề giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn” của tác giả Phạm Lê Lan Kiều, Trường Đại học Đà Nằng có nhận định như sau: “Sức

hút của Phan Thị Thanh Nhàn trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ thê hiện ở sự

Trang 12

gần gũi, giản dị, nhiều khi bỏ qua cách điệu đế chỉ còn lại lời nói thông thường Nhưng chính từ sự khống trau chuôt ây lại nông nàn chât men khiên người đọc bị lôi cuốn.

Một đặc điếm nữa tạo nên sự lôi cuốn của ngôn ngữ thơ Phan Thị Thanh Nhàn bên cạnh việc sử dụng ngôn từ mộc mạc giản dị nhà thơ đã có ỷ thức vận dụng các phương thức chuyên nghĩa theo phương thức ân dụ Tác giả mượn hình ảnh thiên nhiên làm phương tiện biếu đạt đế chuyến tải những cung bậc tình cảm của mình đến độc giả”.

Có thể nói, ẩn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn được các nhà nghiên cứukhá quan tâm Điều này cho thấy đây là một biện pháp tu từ khá quan trọng trongthơ bà, cho nên việc nghiên cứu về nó là cần thiết Tuy nhiên, các bài viết mới chỉdừng lại ở việc nêu nhận xét minh hoạ hoặc phân tích một vài ví dụ tiêu biếu

Cho đến nay, trong số các công trình nghiên cứu chúng tôi tập hợp, tìmhiểu được, chưa có một chuyên luận nào nghiên cứu sâu về biện pháp ẩn dụ trongthơ Phan Thị Thanh Nhàn Trên cơ sở của những tác giả đi trước, ở đề tài này,chúng tôi khảo sát, thống kê, phân loại và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biệnpháp ấn dụ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn một cách có hệ thống và chuyên sâuhơn

Với hướng nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng sẽ làm phong phú thêm vốn

tư liệu phục vụ cho việc dạy và học Phong cách học, vừa góp tiếng nói của mình

đế khắng định phong cách tài năng nghệ thuật của nhà thơ

3 Mục đích nghiên cún và nhiệm yụ nghiên cún

Trang 13

- Góp thêm một tiếng nói khẳng định tài năng, những đóng góp của Phan

Thị Thanh Nhàn

b Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tập họp nhũng vấn đề lí thuyết có liên quan tới đề tài

Khảo sát, thống kê, phân loại các biện pháp ấn dụ tu từ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Phân tích từ góc độ tu từ đế nhận thấy hiệu quả của biện pháp ấn dụ tu

từ trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn và từ đó rút ra những kết luận cần thiết

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cún

thắng, Nhà xuất bản Tác phấm mới 1977; Nghiêng về anh, Nhà xuất bản Hội Nhà

văn 1992; Tuyển tập Phan Thị Thanh Nhàn, Nhà xuất bản Hội Nhà văn 2012.

- về mặt thực tiễn:

Trang 14

Khoá luận giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hon về tác phẩm văn học dựatrên mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, nhất là con đường tiếp cận ngôn ngữtác phẩm ở cấp độ từ ngữ Ngoài ra kết quả nghiên cứu khoá luận còn mở ra mộthướng phân tích mới cho việc tìm hiếu, học tập và giảng dạy thơ Phan Thị ThanhNhàn trong nhà trường nói riêng và cách tìm hiếu ấn dụ trong các tác phẩm thơ canói chung.

NỘIDUNG Chương 1: cơ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Biện pháp ẩn dụ

1.1.1,Khái niệm ẩn dụ

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Trong tiếng Việt có hai loại

ẩn dụ, đó là ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng Ẩn dụ tu từ là đối tượng nghiên cứu củachuyên ngành Phong cách học, còn ẩn dụ từ vựng là đối tượng của chuyên ngành

Từ vựng học Ở đề tài này chúng tôi xem xét và nghiên cứu về ẩn dụ tu từ

Có nhiều định nghĩa khác nhau về ẩn dụ tu từ Ở đây chúng tôi lựa chọnđịnh nghĩa của tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt:

“An dụ thực chất là so sánh ngầm, trong đó vế so sánh giảm lược đi chỉ còn

vế được so sánh Như vậy, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa của một đối tượngnày thay thế cho một đối tượng khác khi hai đối tượng có một nét nghĩa tươngđồng nào đó” [2A, tr 194]

Trang 15

Nhà thơ nói về thuyền mà không phải là thuyền, về biển mà không phải làbiển Tác giả thông qua mối quan hệ khăng khít giữa thuyền và biển trong thực tế

để nói lên tâm trạng của chàng trai và cô gái đang yêu nhau tha thiết

1.1.2 Tiêu chí phân loại ẩn dụ

Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều cách để phân chia ẩn dụ tu từthành nhiều tiểu loại khác nhau Chúng tôi dựa theo cách phân chia của tác giảĐinh Trọng Lạc trong cuốn “Phong cách học tiếng Việt” Theo tác giả, ẩn dụđược phân chia thành các tiếu loại sau:

Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng

Ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về trạng thái giữa hai đối tượng

Ân dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về hành động giữa hai đốitượng Ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về hình dáng giữa hai đốitượng Ẩn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về màu sắc giữa hai đốitượng Ấn dụ xây dựng trên cơ sở tương đồng về chức năng giữa hai đốitượng

Trang 16

7.7.2.2 Ân dụ chuyến đối cảm giác

“Ẩn dụ bổ sung hay còn gọi là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, tức là sự thaythế một cảm giác này bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trongdiễn đạt ngôn ngữ” [2A, tr 196]

Ví dụ:

“Lời yêu mỏng mánh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay”

(“Hoa cỏ may”, Xuân Quỳnh)

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác có thể phân chia thành những kiểu nhỏ nhưsau:

+ Chuyến đổi từ thính giác sang thị giác

+ Chuyển đổi từ thị giác sang thính giác

+ Chuyến đổi từ thính giác sang vị giác

+ Chuyển đổi từ vị giác sang thị giác

+ Chuyến đổi từ thính giác sang xúc giác

+ Chuyển đổi từ thị giác sang xúc giác

+ Chuyển đổi từ một cảm giác cụ thể (Thị giác) sang một cảm giác trừu tượng (trạng thái tình cảm)

(“Xuân tha hương”, Nguyễn Bính)Tiểu loại ấn dụ này có thế phân chia thành những kiếu nhỏ như sau:

Trang 17

- Dùng những từ chỉ hành động, trạng thái của con người cho đối tượng

không phải là người

- Dùng những từ chỉ phẩm chất đặc điểm con người cho đối tượng

không phải là người

- Coi đối tượng vô sinh như con người đế tâm tình, trò chuyện với chúng.

- Dùng đại từ nhân xưng của con người cho đối tượng không phải là

người

ỉ.ỉ.2.4 Vật hoá

Vật hoá là “lấy những từ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của loài vật, đồ vật

để biếu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người, nhằm mục đích châm biếm, đùavui và nhiều khi qua đó thế hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình” [3A, tr64]

1.1.3 Hiệu quả cửa việc sử dụng các ấn dụ

1.13.1 Ân dụ với chức năng tạo hình, biếu cảm trong thơ

Ngôn ngữ thơ nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung có tính hìnhtượng tức là có tính tạo hình và biếu cảm Điều đó gắn với chức năng của ngônngữ thơ ca khi chúng được nghệ sĩ dùng để tái hiện hiện thực (âm thanh, màusắc, hoạt động, tính chất, đặc điểm của đối tượng được phản ánh trong thơ).Bởi trong thơ, đối tượng được phản ánh không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên màcòn là những trạng thái cảm xúc của thi nhân, cho nên tính hình tượng đượchiểu là tính tạo hình, biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật.Trong thực tế sáng tạo, các tác giả đã phát hiện và sử dụng tối đa biện phápnghệ thuật ấn dụ nhằm xây dựng hình tượng thơ và biếu đạt những tâm tư, xúccảm của mình Trong quá trình nghiên cứu, tác giả giáo trình “Phong cách họctiếng Việt” (Đinh Trọng Lạc, 2003, Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục)

đã khẳng định vai trò của các ẩn dụ đối với tác phẩm văn học như sau:

Trang 18

“Ẩn dụ thể hiện hình ảnh cụ thể, tránh được cách nói khô khan của vănchính luận, đồng thời gia tăng sức mạnh biểu cảm trong lời nói Nhưng nói đến

ẳn dụ phải nói đến thơ ca, đặc biệt là thơ trữ tình Thơ trữ tình mới thực sự là

“Vương quốc của các ẩn dụ” Ở đây có thể là một địa hạt khai phá nghệ thuậtkhông bao giờ cũ mòn bởi vì mỗi bài thơ là một tâm trạng, mỗi bài thơ

có mã riêng của nó và do vậy từ dùng phải mang ý nghĩa khác” Và “Ấn dụ khôngchỉ có giá trị hình tượng, phương tiện xây dựng hình tượng mà còn hàm chứa sứcmạnh biểu cảm Bởi vì ẩn dụ thể hiện những hàm ý mà người đọc phải suy ra mớihiểu được” [2A, tr 195]

1.1.3.2 Ân dụ với chức năng tạo tính hàm súc trong thơ

Ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng có tính hàm súc(tức là ngôn ngữ thế hiện được nhiều nhất các đặc trưng như tính chính xác, cáthể, hình tượng bằng số lượng các yếu tố ngôn ngữ ít nhất) Khi sáng tạo nghệthuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng, người nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở việctái hiện hiện thực bằng một thứ ngôn ngữ hàng ngày, mà bao giờ cũng sử dụngmột thứ ngôn ngữ đã được sàng lọc, chọn lựa, trau chuốt kĩ càng cùng với nhữngtrạng thái cảm xúc của thi nhân Biện pháp nghệ thuật ẳn dụ đã góp phần làm cholời thơ có tính hàm súc cao Thông qua việc dùng các hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá,người nghệ sĩ vừa tái hiện được hiện thực cuộc sống thiên nhiên, con người mộtcách sống động, vừa bày tỏ được thái độ, tư tưởng, tình cảm đối với cuộc đời, xãhội và thời đại Đặc biệt ấn tượng là các ẩn dụ chuyển đối cảm giác, nó làm cholời thơ trở nên linh hoạt, sống động trong cách cảm, cách nghĩ của bạn đọc Thôngqua đó mà “Nhà thơ không chỉ “nghe” bằng tai mà nghe cả bằng mắt, bằng làn da,bằng lưỡi “thấm vào tâm hồn”; lúc này mọi giác quan được huy động đến tộtcùng và dẫn đến sự giao thoa, xuyên thấm, lẫn lộn Phải là người nghệ sĩ mới cócái “nghe” kì diệu ấy và cũng chính là lúc chính nhà thơ làm cho độc giả trở thànhnghệ sĩ” [2A, tr 197]

Trang 19

] 1.3.3 Ẩn dụ với chức năng tạo tính cá thế trong thơ

Thông qua ngôn ngữ, nhà thơ tạo ra những đứa con tinh thần của mình, cụthể là tạo ra các tác phẩm thơ Ngôn ngữ là tài sản chung của cả cộng đồng nhưngcách vận dụng nó trong từng hoàn cảnh sáng tác cụ thể lại tuỳ thuộc vào sở thích,

sở trường của từng nhà thơ Qua việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong các tácphẩm, ta thấy được phong cách riêng của từng thi sĩ VI thế, có thể nói, nhữngcách dùng ngôn ngữ nghệ thuật của mỗi tác giả sẽ giúp chúng ta nhận ra cá tínhsáng tạo của họ trong sản phẩm của mình Khẳng định điều này, tác giả cuốn

“Phong cách học tiếng Việt” đã nhận định:

“Ấn dụ thể hiện phong cách sáng tạo của tác giả, phong cách thời đại vàphong cách dân tộc Ân dụ của ca dao khác ấn dụ của “Truyện Kiều”, của thơ HồXuân Hương, của “Lục Vân Tiên” Ẩn dụ của Huy Cận khác Chế Lan Viên, ChếLan Viên khác Tố Hữu Nghiên cứu ẩn dụ của một tác giả ta đã có những

“trường phong cách” khác nhau và có thể bao quát thế giới thơ ca của tác giả đó”[2A, tr 196]

1.1.3.4 Ân dụ với dấu ấn thời đại trong thơ

Thời đại nào cũng có sự ảnh hưởng tới nghệ thuật nói chung và thơ ca nóiriêng Vì thế, tìm hiểu nghệ thuật là một phương thức tìm hiểu dấu ấn thời đại ẩndấu trong đó An dụ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong vănchương, đặc biệt là trong thơ Cùng với việc tạo nên dấu ấn phong cách tác giả, nócòn in đậm dấu ấn thời đại mà tác giả đó đang sống Do vậy, cùng viết về đề tàichiến tranh, mỗi tác giả lại có một cách sáng tạo và cảm nhận khác nhau

* Cách phân loại ẩn dụ và cơ sở đánh giá hiệu quả của biện pháp ẩn dụtrong các sách Phong cách học của tác giả Đinh Trọng Lạc là cơ sở lí luận đểchúng tôi vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài này

1.2 Vài nét về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn

1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp

Trang 20

1.2.1.1 Cuộc đời :

Phan Thanh Nhàn sinh ngày 9-8-1943 Quê ở phường Tứ Liên, quận Tây

Hồ, Hà Nội Bà là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và là hội viên Hội Nhàvăn Việt Nam Bà đã từng theo học: Khoa báo chí trường tuyên giáo

Trung ương, Khóa 5 lớp bồi dưỡng những người viết văn trẻ Hội Nhà văn ViệtNam, Khóa cao học dành cho các nhà văn trẻ Việt Nam tại học viện Gorky(Liên Xô)

Văn xuôi: Xóm đê ngày ấy (tái bản ba lần, Kim Đồng - 1975, Hà Nội,

1982, Kim Đồng - 1999)\Hoa mặt trời (Phụ nữ, 1981); Ánh sáng của anh (Kim Đằng, 1978); Tuổi trăng rằm (Kim Đồng, 1982); Bỏ trốn (Kim Đồng, 1995 - 1996- 1999).

Phan Thị Thanh Nhàn đã nhận được các giải thưởng văn học: Giải nhì

cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969; Giải A của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật

Hà Nội các năm 1974 và 1980; Giải c Nhà xuất bản Kim Đồng cho tác phẩm

Tuổi trăng rằm năm 1982; Giải A Nhà xuất bản Kim Đồng cho tác phẩm Bỏ tron năm 1995 Năm 1996 tác phẩm này được xưởng phim truyện Việt Nam

dựng phim nhựa và đoạt giải Bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1996

Trang 21

Quả thực những thành quả nhà thơ đã mang lại cho công chúng là một

sự đóng góp rất đáng trân trọng Bà xứng đáng được Nhà nước trao tặng giảithưởng Văn học nghệ thuật năm 2007

Tiêu biếu nhất là mảng thơ tình, nếu như thơ Xuân Quỳnh ồn ào, mạnh mẽ,sôi sục trong con sóng trào của tình yêu thì thơ Phan Thị Thanh Nhàn lại như mộtloài hoa đêm tụ’ toả hương dịu dàng trong lòng người đọc Thơ của bà cũng nhưngười con gái không mang vẻ đẹp rực rỡ nhưng nét duyên thầm là điếm nhấn làmsay đắm lòng người đọc Mở đầu là tập “Tháng giêng hai” (1969) đến “Hươngthầm” (1973) rồi “Chân dung người chiến thắng” (1977) và “Bông hoa khôngtặng” (1987) ta thấy thơ Thanh Nhàn có những bước chuyển mới Những bài thơcủa bà từ nhẹ nhàng sang trải nghiệm, trăn trở nhung độ lượng hon Nhưng dù thếnào những bài thơ của bà cũng rất chân thành, gần gũi và vì thế chiếm được chỗ

đứng trong lòng độc giả Tác giả từng cho rằng: “Thơ hay là gì? Thơ hay là thơ

được nhiều người yêu mến và thuộc Mình viết tâm trạng của mình nhưng rồi

“gặp ” được tâm trạng của rất nhiều người

Rõ ràng, Phan Thị Thanh Nhàn là một tác giả nữ có bản sắc thơ khá rõ nét.Thơ bà không sắc sảo như nhiều gương mặt thơ nữ cùng thời nhưng nó đáng quýbởi tiếng nói dịu dàng, tiếng nói ấy khiêm nhường, phảng phất như một thứ hươngthầm kín đáo, thanh tao

1.2.3 Đặc điêm ngôn ngữ

Trang 22

“Neu trên thế giới này không có lời nói thì thế giới đã không giống như nóđang tồn tại Nhà thơ sinh ra từ một trăm năm trước khi thế giới tạo thành Người

hạ bút làm thơ mà không am hiếu ngôn ngữ chang khác gì anh chàng mất trí laođầu xuống dòng sông cuồn cuộn mà không biết bơi” (Raxun Gamzatop) Nhà thơ

là những người am tường ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách đầy sáng tạo.Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ giản dị và chân thành Ngôn ngữ trong thơ bà làthứ ngôn ngữ đời thường, dung dị đến bất ngờ nhưng tự nó vẫn có chất thơ riêngbiệt, đầy sức hấp dẫn Thứ ngôn ngữ ấy là ngôn ngữ không trau chuốt, không màu

mè mà là ngôn ngữ từ trái tim

Thơ Phan Thị Thanh Nhàn chủ yếu sử dụng các câu kế, câu trần thuật vàđặc biệt sử dụng khá nhiều các biện pháp nghệ thuật như so sánh, ấn dụ để thếhiện được tâm tư, tình cảm của chính nhà thơ

Và đọc thơ bà, chúng ta thấy một cảm giác gần gũi thân thiện bởi bà đã đưađược chất liệu dân gian vào trong từng câu thơ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưngchứa đầy tình cảm chân thành, tha thiết đã tạo nên nét riêng biệt trong thơ bà.Tóm lại, tất cả những đặc điểm, phong cách thơ, cuộc đời và sự nghiệp làcăn cứ, là cơ sở lí luận cho chúng tôi thực hiện, phân tích đề tài này

Chương 2 HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP ẤN DỤ TRONG THƠ

PHAN THỊ THANH NHÀN

2.1 Kết quả khảo sát - thống kê - phân loại

2.1.1 Kết quả khảo sát - thống kê

số phiếu - tỉ lệ %Loại ẩn dụ

Sôphiếu Tỉ lệ

Trang 23

An dụ xây dựng trên cơ sở tương

phẩm chất của con người cho đối

tượng không phải là người

22 15,5%

Coi đôi tượng vô sinh như con

người để tâm tình, trò chuyện với

chúng

23 16,2%

Dùng đại từ nhân xưng của con

người cho đối tượng không phải là

Từ thị giác sang xúc giác 3 18,8%

Từ thính sang khứu giác 2 12,4%

Trang 24

2.1.2 Nhận xét

+ Ân dụ đích thực là tiểu loại ấn dụ xuất hiện nhiều và khá là phố biến

trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (65 phiếu, chiếm 28,9%) Tiểu loại này đượcchia ra làm 3 tiếu loại nhỏ, mỗi kiếu xuất hiện với một tần suất lớn nhỏ khácnhau Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nhờ việc sử dụng một cách linhhoạt, phong phú, với tần suất khá cao tiếu loại ấn dụ này, Phan Thị Thanh Nhàn

đã tạo ra cho ngôn ngữ thơ của mình giá trị thẩm mĩ khá cao Qua đó, nhà thơbộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình với cuộc đời, với xã hội và thời đại

+ Ẩn dụ chuyến đổi cảm giác xuất hiện ít hơn so với ẩn dụ đích thực (gồm

16 phiếu, chiếm 7,1%) nhưng nó lại có vai trò và giá trị vô cùng to lớn Chínhnhờ việc sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác này mà Phan Thị Thanh Nhàn đãtạo được ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc Tiểu loại ẩn dụ này không chỉ thểhiện cái nhìn mới lại về thế giới xung quanh của nhà thơ mà còn bộc lộ tài năngsáng tạo độc đáo của bà

+ Nhân hoá trong các sáng tác thơ của Phan Thị Thanh Nhàn là một biện

pháp tu từ được sử dụng với tần số cao, đáng kể nhất (142 phiếu, chiếm 63,1%).Đặc biệt là trong các bài thơ viết cho thiếu nhi, tiểu loại này xuất hiện một cáchđậm đặc và phổ biến Ngoài tác dụng làm cho thế giới trẻ thơ trở nên sống động,chân thực và phong phú, nhân hoá còn giúp Phan Thị Thanh Nhàn bày tở, gửigắm tâm tư tỉnh cảm một cách kín đáo, tế nhị mà sâu lắng

+ Vật hoả là một tiểu loại ấn dụ được sử dụng với tần số thấp nhất trong

thơ Phan Thị Thanh Nhàn Nhưng không vì thế mà tiểu loại này không có vai tròquan trọng trong các sáng tác của các nhà thơ Nó góp phần thế hiện một cách tậptrung nhất, sâu sắc nhất quan điểm, thái độ, tình cảm, lòng yêu quê hương của tácgiả

Trang 25

* Như vậy mỗi tiểu loại ẩn dụ có sự đóng góp khác nhau về mức độ, về giátrị và tầm quan trọng để tạo nên phong cách thơ Phan Thị Thanh Nhàn Tất cả đãgóp phần tạo nên nét duyên dáng, kín đáo mà vô cùng trẻ trung ở tác giả.

2.2 Phân tích kết quả thống kê

2.2.1 Ần dụ đích thực

Đây là tiểu loại ấn dụ được xây dựng trên cơ sở những nét tương đồng (vềtính chất, màu sắc, hình dáng, trạng thái ) giữa hai đối tượng A, B Dựa vào sựtương đồng đó, người đọc sẽ tìm hiểu và phát hiện ra đối tượng mà tác giả ngầm

so sánh và hiểu hơn về chúng

Trong tống số 225 phiếu thống kê, ấn dụ đích thực chiếm 65 phiếu, tươngđương với 28,9% tổng số các an dụ tu từ

2.2.1.1 Ân dụ xây dựng trên cơ sở sự tương đồng về tính chất giữa hai đối tượng

Trong các tác phẩm thơ chọn lọc của Phan Thị Thanh Nhàn, đây là kiểu ẩn

dụ khá phố biến (49 phiếu, chiếm 75,4% ẩn dụ đích thực) Bằng việc sử dụng kiểu

ẩn dụ này, tác giả đã bộc lộ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình trước cuộcđời Hay nói cách khác, những ẩn dụ tu từ này đã chuyển tải thế giới cảm xúc củanhà thơ đến với bạn đọc một cách tế nhị nhất, sâu sắc nhất Chúng ta sẽ đi phântích một số ví dụ tiêu biểu để hiểu rõ điều này

Ví dụ 1:

“Bây giờ em yếu mệt Biết nhờ ai đỡ đần Và em đang khoẻ lại Chỉnh là nhờ mùa xuân ”

(Chính là nhờ mùa xuân)Chúng ta đều biết một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông Và mùa xuân

là mùa bắt đầu của một năm, mùa của tuổi mới, mùa của sức sống mới và là mùacủa những gì hạnh phúc ngọt ngào nhất Ở đây, mùa xuân là vế B, ta liên tưởng tới

Trang 26

vế A là mục tiêu, nghị lực sống, tình yêu thương giữa con người với con người.

Sự so sánh, liên tưởng giữa nghị lực sống, mục tiêu, tình yêu thương của conngười với hình ảnh mùa xuân thật độc đáo, sâu sắc

Phan Thị Thanh Nhàn là nhà thơ có một cuộc sống khá vất vả bởi ngườichồng gắn bó với bà chưa được bao lâu thì phải lìa xa bà đến với thế giới bên kia.Một mình bà vừa phải lo toan, chăm sóc chu toàn cho gia đình, vừa phải hoànthành tốt công việc được xã hội giao phó Vì vậy, ta cảm thấy nhiều lúc bà cảmgiác rất mệt mỏi song vì tình yêu cuộc sống, vì gia đình, vì người con thân yêu mà

bà đã vượt qua đế trở thành một Phan Thị Thanh Nhàn như ngày hôm nay

Hình ảnh ấn dụ “mùa xuân” còn trở đi trở lại trong thơ của bà như trong bài

“Nhà cũ”:

“Căn nhà đã nhốt Những ngày trong veo Mùa xuân còn mãi Nơi mình buông neo ”

Mùa xuân là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, hình ảnh “mùa xuân”

là một ẩn dụ còn xuất hiện khá nhiều trong thơ của Chế Lan Viên, Nguyễn ĐìnhThi, Tố Hữu và Xuân Quỳnh Nhưng với cách nói của Phan Thị Thanh Nhàn,

“mùa xuân” trong thơ bà có vẻ sinh động, hấp dẫn và đặc biệt riêng, nó không trởnên sáo mòn, nhàm chán mà vẫn vô cùng hấp dẫn và tươi mới

Ví dụ 2:

“Bác về, gửi gạch tặng dân Giếng đẩu tiên ấy ở sân đình làng Tròn xoe dưới một tản bàng ơi gàu nước mát đầy tràn thương yêu Lòng Cha chia khắp xóm nghèo Thắm sâu mạch nước trong veo giếng này”

(Giếng nước Bác Hồ)

Trang 27

Bài thơ “Giếng nước Bác Hồ” được Phan Thị Thanh Nhàn viết tại Quảng

An vào tháng 9 năm 1969 Giếng làng quê hương nhà thơ không chỉ là nơi gặp gỡcâu chuyện làm ăn thôn xóm mà là kỉ niệm gắn liền với Bác Hồ Năm 1969, cảnước đau đớn vì sự ra đi của một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ ChíMinh Bà viết bài thơ này cũng như góp một tiếng khóc, một sự nhớ nhung vô bờtới vị lãnh tụ vị đại của dân tộc Hình ảnh ấn dụ “Cha” được tác giả dùng để chỉBác Hồ Người không chỉ là một vĩ lãnh tụ xuất sắc trong phong trào giải phóngdân tộc mà Người còn có phẩm chất giống người cha, luôn chăm sóc chu đáo đốivới đàn con - nhân dân Việt Nam, không màng tới quyền lợi của bản thân, làmmọi việc, hi sinh cho hạnh phúc của các con Các con luôn được sống trong vòngtay che chở của Người Qua hình ảnh ẩn dụ “cha”, ta thấy được sự giản dị, gần gũicủa một vị lãnh tụ cách mạng, một vị Cha già thực thụ và vô cùng gần gũi, thânthiết của con dân đất Việt Qua đây ta còn thấy tình yêu, sự kính trọng của tác giảnói riêng và toàn thể dân tộc nói chung đối với Bác Hồ Dù Bác có ra đi mãi mãithì trong tâm trí mọi người, Bác vẫn sống, Bác vẫn tồn tại Và những gì liên quantới Bác sẽ vẫn được duy trì và bảo vệ đến cùng Một bài hát nào đó có câu: “Bác

Hồ là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại” Phan ThịThanh Nhàn là một người con trong số nhiều người con của dân tộc Việt bày tỏtình cảm thiêng liêng ấy với người Cha già của dân tộc một cách chân thành nhất

Ngày đăng: 29/09/2015, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Hữu Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Hữu Đạt
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1999
2. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà (2003), Phong cách học tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
3. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2003
4. Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn Thái Hoà - Võ Bình (1982), Phong cách học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.B. Tài liệu tham khảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học
Tác giả: Cù Đình Tú - Lê Anh Hiền - Nguyễn Thái Hoà - Võ Bình
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1982
1. Nguyễn Kim Anh (2004), Hình như mình vẫn cô đơn, Báo Tin tức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình như mình vẫn cô đơn
Tác giả: Nguyễn Kim Anh
Năm: 2004
2. Hà Thị Thanh Hà (2005), Thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Phan Thị Thanh Nhàn
Tác giả: Hà Thị Thanh Hà
Năm: 2005
3. Phạm Lê Lan Kiều (2011), Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Đà Nang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nghệ thuật thơ Phan Thị Thanh Nhàn
Tác giả: Phạm Lê Lan Kiều
Năm: 2011
5. Thiếu Mai (1978), Một nét thơ đảng yêu, Tạp chí Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một nét thơ đảng yêu
Tác giả: Thiếu Mai
Năm: 1978
6. Phan Thị Thanh Nhàn (1969), Tháng Giêng hai, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tháng Giêng hai
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1969
7. Phan Thị Thanh Nhàn (1973), Hương thầm, Nhà xuất bản Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hương thầm
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn học
Năm: 1973
8. Phan Thị Thanh Nhàn (1977), Chân dung người chiến thắng, Nhà xuất bản Tác phẩm mới.Khoá luận tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung người chiến thắng", Nhà xuất bản Tác phẩm mới
Tác giả: Phan Thị Thanh Nhàn
Nhà XB: Nhà xuất bản Tác phẩm mới."Khoá luận tôt nghiệp Nguyễn Thị Ngọc K37A
Năm: 1977
4. Trần Hoàng Thiên Kim (2008), Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào cũng thương, An ninh thế giới Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w