Ân dụ chuyến đoi cảm giác

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp ẩn dụ trong thơ phan thị thanh nhàn (Trang 28)

Ấn dụ chuyển đổi cảm giác hay còn được gọi là ẩn dụ bổ sung tức là sự thay thế một cảm giác này bằng cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt bằng ngôn ngữ. Tiểu loại ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là tiểu loại xuất hiện với tần suất không cao trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn (16 phiếu, chiếm 7,1% tổng số ẩn dụ tu từ) song đây lại tiểu loại ẩn dụ tương đối quan trọng và có ý nghĩa khá to lớn. Bởi nhờ có tiểu loại ấn dụ này mà những vần thơ giản dị của Phan Thị Thanh Nhàn trở nên mới lạ, gợi hình, gợi cảm. Đồng thời người đọc sẽ thấu hiếu được tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Hon thế nữa, nó giúp người đọc cảm nhận và khám phá thế giới một cách sinh

động, mới mẻ. Khi phân tích những ví dụ cụ thể, chúng ta sẽ thêm hiểu những điều này.

2.2.2.1. Ẩn dụ chuyến đối cảm giác từ thỉnh sang xúc giác Ví dụ:

“Đài ngâm thơ con nghe ướt thế Mẹ cũng ngâm thơ vào nước cho hay “Nghe ướt” là một ấn dụ chuyển đối cảm giác từ thính giác sang xúc

giác. Như ta đã biết, “nghe” là một động tù’ chỉ sự “cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan thính giác” [14B, tr 653]. “Ướt” là một tính từ nói đến “tình trạng có thấm nước hay có nước trên bề mặt” [14B, tr 1054], thường gây khó chịu và nó được cảm nhận bằng cơ quan xúc giác. Ớ đây, Phan Thị Thanh Nhàn đã sử

dụng từ “nghe” đi liền với từ “ướt” một cách vô cùng độc đáo và tinh tế. Cảm giác ướt ở đây không còn được cảm nhận bàng xúc giác mà lại được cảm nhận bằng tai: nghe thấy ướt. Điều đó tưởng chừng như vô lí song lại vô cùng hợp lí bởi vì đây không còn là cái “nghe” đơn thuần bằng tai là là cái nghe của một tâm hồn, tâm hồn con trẻ. Nhà thơ đã đứng ở vị trí người con nói lên cảm nhận của mình khi nghe chiếc đài có những cô phát thanh viên đọc thơ một cách truyền cảm. Trong câu thơ trên, tác giả sử dụng từ “ướt” là muốn nhấn mạnh giọng đọc hay, tình cảm. Bà phải là một người mẹ yêu con đến nhường nào thì mới có thể viết ra những câu thơ hay và ý nghĩa như vậy. Bà đã nói lên những suy nghĩ, cảm nhận thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên của trẻ thơ. Neu bằng con mắt lí trí và lạnh lùng của người lớn thì sẽ chẳng bao giờ có được điều bất ngờ, lí thú trong cách tư duy con trẻ. Bà đã hoà mình vào thế giới trẻ thơ lung linh đầy màu sắc để hiểu và cảm nhận được thế giới tình cảm, thế giới bên ngoài được thâu tóm trong cái nhìn trẻ thơ. Đó là tấm lòng của người mẹ hiểu con, yêu con.

Ta đều biết thính giác là cơ quan cảm giác có thể nhận biết được âm thanh một cách gián tiếp, ở khoảng cách xa, còn xúc giác là cơ quan cảm giác có thể nhận biết được khi có sự tác động trực tiếp. Vậy mà Phan Thị Thanh Nhàn đã có sự tráo đổi với nhau, thay thế chúng cho nhau. Thông qua cách chuyến đối này nhà thơ vừa thể hiện được tình cảm, cảm xúc của mình với đứa con thân yêu vừa thể hiện được sự tinh tế, phong phú trong cách sử dụng ngôn từ của chính mình.

2.2.2.2. Ân dụ chuyến đối cảm giác từ thính giác sang vị giác Ví dụ:

“Em chờ anh đã từ ỉâu Trong câu hát cũ ngot H 2 ào mẹ ru Quay tơ thì giữ mối tơ Dâu năm bảy mối vân chờ mối anh

(Thành phố tôi yêu)

Trong đoạn thơ này, Phan Thị Thanh Nhàn đã sử dụng ấn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang vị giác. Bởi “câu hát cũ” lại được cảm nhận bằng vị “ngọt ngào”.

“Câu hát cũ” là những âm thanh được cảm nhận bằng cơ quan thính giác, còn “ngọt ngào” là một tính từ chỉ vị ngọt, tạo ra cảm giác dễ chịu thuộc cơ quan vị giác. Ở đây, nhà thơ không chỉ cảm nhận được câu hát cũ là những lời mẹ ru bằng âm thanh mà còn thấy vị ngọt ngào, âu yếm ẩn chứa đằng sau đó. Việc chuyển đối giữa hai giác quan này làm cho người đọc cảm nhận được sự ấm áp, gần gũi, thân quen trong những câu hát ru của mẹ, tưởng như chúng có thế nhìn thấy và nếm được vậy. Cách sử dụng ngôn từ như thế này khiến chúng ta hiểu rõ hơn tình thương mẹ dành cho con qua những câu hát ru và thấu hiểu sự êm ả, ngọt ngào, sự gắn bó tình cảm mẹ con, một thứ tình cảm thiêng liêng. Thông qua câu hát ru ấy, tác giả cũng muốn bày tỏ tình cảm của cô gái cho chàng trai cô yêu. Cô gái đã, đang và sẽ chờ đợi anh, chờ đợi anh từ khi cô được nghe câu hát ru của mẹ. Phan Thị Thanh Nhàn thực sự có cái cảm nhận rất tinh tế về điều này.

2.2.2.3. Ân dụ chuyến đối cảm giác từ thính giác sang thị giác Ví dụ:

“Xóm nhỏ dưới chần đê Khách qua đường không thấy Chỉ bờ dâu vang dậy Tiếng thoi reo rộn ràng Tiens thoi mang sac vans Của nong tam mọng kén

(Tiếng quê)

“Tiếng thoi” là hoạt động được cảm nhận bằng thính giác. Phan Thị Thanh Nhàn đã nói ở câu thơ trước đó: “tiếng thoi reo rộn ràng” nhưng câu sau nhà thơ lại nói thêm “tiếng thoi mang sắc vàng”. “Sắc vàng” ở đây thuộc tính từ, được cảm nhận bằng cơ quan thị giác, được nhà thơ dùng để biểu thị một hình ảnh về “tiếng thoi”. Đây là cách dùng từ khá độc đáo, sáng tạo của Phan Thị Thanh Nhàn về “tiếng thoi”. Tiếng thoi hiện lên cụ thể là nó không chỉ có âm thanh mà còn

khoác trên mình bộ áo vàng rực rỡ. Với cách dùng từ như vậy, chúng ta thấy được sự tinh tế trong cách cảm nhận sự vật trong thế giới xung quanh của tác giả. Tiếng thoi ấy gắn với tiếng quê hương, tiếng thoi cũng giống như quê hương đang có những bước tiến mới.

2.2.2.5. Ẩn dụ chuyến đoi cảm giác từ thị giác sang xúc giác Ví dụ:

“Tuyết sẽ tan trên tóc chàng thỉ sĩ Mùa xuân về mắt ướt với tình yêu

(Nhớ Liên Xô)

“Mắt” là cơ quan thị giác, còn “ướt” là một tính từ nói đến “tình trạng có thấm nước hay có nước trên bề mặt” [14B, tr 1054], thường gây khó chịu và nó được cảm nhận bằng cơ quan xúc giác. Ở đây, tác giả đã sử dụng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang xúc giác là “mắt ướt” để diễn tả tâm trạng, tâm tư tình cảm của mùa xuân, tuối trẻ hay chính là con người với tình yêu. Mắt không chỉ nhìn mà còn cảm nhận, sờ thấy được cái “ướt” của tỉnh yêu. Quả là một sự tỏ bày táo bạo. Và chính điều đó làm cho “mắt” trở nên có hồn hơn. Phan Thị Thanh Nhàn dùng từ rất hay và độc đáo, qua cách dùng ấy, tác giả muốn tỏ bày nỗi nhớ với mảnh đất Liên Xô xa xôi. Nơi ấy có cảnh đẹp thiên nhiên, nơi có những con người nhân hậu, mảnh đất cho tác giả nhiều kỉ niệm thân thương.

Như vậy, với việc sử dụng biện pháp ẩn dụ này, Phan Thị Thanh Nhàn đã cho chúng ta thấy đôi mắt trở nên chân thực, có hồn hơn và càng khẳng định bà là một người có cảm nhận tinh tế.

2.2.2.5. Ân dụ chuyến đối cảm giác từ thính giác sang khứu giác Ví dụ:

“Dừng chân gỡ một cọng rơm Bông nghe bát ngát mùi hương lúa đồng Tiếng ai cười đến là trong Nhấp nhô nón trắng lưng ong mịn màng

Ruộng xa càng gặt càng thơm Má ai trong nắng chiều hôm cũng hòng

(về Tân Phong mùa gặt)

Bài thơ “Ve Tân Phong mùa gặt” thế hiện niềm vui, niềm hân hoan của tác giả khi được trong thấy hoạt động sản xuất chăm chỉ của bà con Tân Phong. Có được sự thành công ấy, một phần là tác giả đã sử dụng phép ấn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang khứu giác “nghe mùi hương lúa đồng”.

“Nghe” là một hoạt động được cảm nhận bằng cơ quan thính giác. Nhưng ở đây Phan Thị Thanh Nhàn lại nói “nghe bát ngát mùi hương lúa đồng” mà “mùi hương lúa đồng” được cảm nhận bằng cơ quan khứu giác. Đây là một cách thể hiện ngôn từ cũng như tâm tư, tình cảm của tác giả rất đặc biệt. Cảnh vật làng quê gắn bó với nhà thơ từ ngày còn thơ ấu, cho nên khi được về thăm một vùng quê khác dường như bà không thấy xa lạ mà trở nên thân thiết, gần gũi hơn. Làng quê với những cánh đồng lúa bao la, thẳng cánh cò bay. Đen mùa gặt thì thơm mùi lúa, rơm mới. Những con người bình thường chỉ ngửi được mùi thơm của cảnh vật ấy một cách thông thường. Nhưng với nhà thơ, bà không chỉ cảm nhận mùi hương ấy bằng cách truyền thống mà bà còn “nghe” mùi hương ấy từ chính trái tim của mình, “nghe” và cảm nhận được mùi của quê hương.

Tiểu loại này góp phần đem lại sự phong phú, sinh động cho lời thơ Phan Thị Thanh Nhàn, đồng thời mang lại sự cảm nhận độc đáo, tinh tế cho chính độc giả.

* Ngôn ngữ thơ ca vô cùng phong phú và sinh động. Nhờ ngôn ngữ thơ, các nhà thơ thoả sức gửi gắm những suy tư, cảm xúc tinh tế nhất. Đặc biệt, sử dụng các biện pháp ẩn dụ tu từ chuyển đổi cảm giác, Phan Thị Thanh Nhàn đã thành công trong việc chuyển tải thế giới tâm hồn mình - một tâm hồn nhân hậu, yêu thương con người, yêu quý thiên nhiên. Có như vậy bà mới có thể viết ra những dòng thơ hay và độc đáo. Mặc dù số lần xuất hiện của tiểu loại này không nhiều trong các bài thơ, nhưng nó đã góp một phần không nhỏ trong việc tạo những khoảng lặng trong thơ, đồng thời thể hiện phong cách thơ, tài năng

sáng tạo của bà. Bên cạnh Ý Nhi trầm trầm, sâu sắc, Xuân Quỳnh mạnh mẽ, Lê Thị Mây táo bạo... thì Phan Thị Thanh Nhàn lại rất dịu dàng, nữ tính.

2.2.3. Nhân hoá

Nhân hoá là một phương thức biểu hiện nghệ thuật làm cho các đối tượng vô sinh hay đối tượng trừu tượng có những khả năng và thuộc tính như con người, có cách cảm, cách nghĩ như con người.

Qua việc khảo sát và thống kê các ấn dụ nhân hoá trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn, chúng tôi nhận thấy đây là một tiếu loại được sử dụng nhiều nhất với 142 phiếu, chiếm 63,1% tống số ấn dụ tu từ. Chúng tôi chia làm năm tiểu loại nhỏ. Tiểu loại chiếm tỉ lệ lớn nhất là các ẩn dụ nhân hoá dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người cho đối tượng không phải là người. Đe thấy được hiệu quả tu từ của từng tiểu loại nhỏ chúng tôi đi vào phân tích một vài ví dụ tiêu biếu.

2.2.3.1. Dùng những từ chỉ hoạt động của con người cho đối tượng không phải là người

Đây là kiểu ẩn dụ được tác giả sử dụng nhiều nhất (61 phiếu, chiếm 43% trong tống số ấn dụ nhân hoá). Nó đã góp phần lớn trong việc bộc lộ cách nhìn, cách nghĩ của Phan Thị Thanh Nhàn về thế giới xung quanh. Khiến cho thế giới tự nhiên và thế giới loài người có sự gắn bó, liên hệ chặt chẽ với nhau, nhiều khi là giao hoà không tách biệt.

Ví dụ 1:

“Chủng tôi đi, núi và nủỉ vây quanh Gió thu đùa mây trên đỉnh núi Đàn trâu mập và vô cùng điềm tĩnh Từ bờ cỏ bước lên chậm rãi qua đường”

(Thác Bản Giốc - lời yêu) “Đùa” là “làm hoặc nói điều gì để cho vui, không phải thật” [13B, tr 351]. Đó là hành động của những người có tâm trạng vui tươi, trẻ trung, yêu đời. Động từ này lại được nhà thơ dùng để biểu thị chuyển động của gió thu:

“gió thu đùa”. Hình ảnh nhân hoá này khiến cho thiên nhiên cũng trở nên sống động, tinh nghịch như con người. Dựa vào đặc điếm của gió thối tràn đi khắp nơi, len lỏi vào mọi chốn nên nhà thơ đã nói: “Gió thu đùa mây trên đỉnh núi”. Vùng cao sẽ có rất nhiều núi, mây trú ngự ở trên ngọn của những quả núi ấy. Và với con mắt tinh tế của nhà thơ, bà đã nhìn thấy “gió thu” và mây đang đùa nghịch vói nhau. Bằng cách nói nhân hoá ấy, Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện một cách sinh động về thiên nhiên, đặc biệt còn diễn tả được tâm trạng, suy nghĩ của mình khi về thăm Bản Giốc.

Ví dụ 2:

“Biến có sóng cao khỉ gió goi Sẽ có tàu đảnh cả vào ra Hơn một nghìn hòn đảo nhấp nhô Đỉnh gió ỉộng sẽ đặt đài khỉ tượng Nơi đẹp nhất sẽ xây nhiều khách sạn Sẽ mọc lên thành phố biến vùng cao

(Thư viết ở Thác Bà)

“Thư viết ở Thác Bà” là một bài thơ thể hiện niềm vui sướng khi được ra với biển, thể hiện cảm xúc của nhà thơ với Thác Bà.Bài thơ sử dụng biện pháp nhân hoá “gió gọi”. “Gọi” là “kêu tên, phát ra tiếng hoặc tín hiệu để người hay vật nghe mà đáp lại hoặc đi đến” [13B, tr 408]. Đó là hành động được thực hiện bằng cơ quan phát âm của con người, Phan Thị Thanh Nhàn lại dùng để chỉ hành động của gió. Ta bắt gặp hình ảnh: “Biển có sóng cao khi gió gọi”. Gió ở đây đã mang hành động, cảm xúc của con người. Đứng trước Thác Bà thân yêu, nhà thơ có tâm trạng hân hoan, vui mừng. Sự đổi thay của cảnh vật đã khiến nhà thơ có biết bao nhiêu cảm xúc. Dùng từ “gọi” của con người cho thiên nhiên là gió, ta thấy sự cảm nhận độc đáo của nữ sĩ Phan Thị

Thanh Nhàn, đồng thời cho ta thấy con người như đang hoà vào làm một với thiên, con người và thiên nhiên vô cùng gần gũi.

Cho dù những hình ảnh nhân hoá trên không phải mới, song với tâm hồn và tình cảm của một người phụ nữ luôn dịu dàng, tinh tế, nhà thơ đã thổi hồn, thối

sức sống cho vạn vật. Các hiện tượng trong thế giới thiên nhiên vô tri vô giác vậy mà dưới ngòi bút tài hoa của bà nó cũng trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

2.2.3.2. Dùng những từ ngữ chỉ trạng thải của con người cho đối tượng không phải là người.

Ví dụ 1:

“Họ kéo biến vào bờ, lùi dần dây cuốn Lưới vân chìm trong tiếng sóng ưu tư”

(Kéo lưới)

“Ưu tư” là một động từ chỉ sự lo nghĩ và là đặc trưng của con người. Ở đây, nó được chuyển sang chỉ trạng thái, “tâm trạng” của tiếng sóng. Phan Thị Thanh Nhàn đã mượn những đặc điểm của con người để khoác lên cho cảnh vật. Tiếng sóng ấy như mang tâm trạng lo nghĩ rằng liệu người dân còn có gắn bó với biến nữa hay không? Thực ra đó cũng chính là những suy tư, trăn trở, những rung cảm của con người khi đứng trước thiên nhiên.

Như vậy, với biện pháp nhân hoá, nhà thơ đã thổi hồn vào tiếng sóng, cho tiếng sóng cũng mang tâm trạng như một con người thực thụ. Bên cạnh đó, qua biện pháp nghệ thuật này cũng thể hiện được sự sâu sắc, tinh tế trong cảm xúc của tác giả.

Ví dụ 2:

“Ngôi trường vắng tiếng cười trẻ nhỏ Hàng cây đứng ngân ngơ nôi nhớ Cứ xanh màu nguỵ trang

Thành phố chín trăm năm- thành phố trẻ trung”.

(Thành phố tôi yêu) “Ngẩn ngơ” là “ở trạng thái không còn chú ý đến xung quanh, vì tâm trí đang để ở đâu” [13B, tr 673]. Đó là trạng thái thường thấy của con người khi có nỗi niềm tâm sự. Nhưng ở bài thơ này, nhà thơ lại dùng để chỉ trạng thái của hàng cây. Bởi nhà thơ đã cảm nhận được sự bâng khuâng, nuối tiếc của những hàng cây trong thành phố.

“Nhớ” là “giữ lại trong tâm trí điều đã cảm biết, nhận biết để rồi sau đó có

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp biện pháp ẩn dụ trong thơ phan thị thanh nhàn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w