... trắng ta Tiêu trắng (Tiêu sọ) Tiêu sọ có hương vò cay Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bình Phước Trang 31 thơm Tiêu đen giá cao Tiêu đen Thường Tiêu sọ thu khoảng 70% so với trọng lượng Tiêu đen Tiêu. .. Bộ, Tiêu Hà Tiên, Tiêu Quảng Trò, Tiêu Tiên Sơn, Tiêu Di Linh Câu Có cách nhân giống Tiêu ? Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bình Phước Trang Cây Tiêu nhân giống cách: chiết cành, tháp cành, giâm... tương đương 3000kg tiêu đen/ha, nọc tốt tồn 15 - 20 năm mà chu kỳ kinh doanh tiêu khoảng 20 - 30 năm phải thay nọc tái tạo hình cho tiêu, tiêu sau Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Bình Phước Trang 11 thay
Trang 1CÂY TIÊU
(Piper nigrum L.)
Câu 1 Hệ thống rễ Tiêu được phân bố như thế nào ?
Hệ thống rễ Tiêu thường gồm 3 – 6 rễ cái và một chùm rễ phụ ở dưới đất.Còn trên đốt thân có rễ bám Ơû cây Tiêu trồng bằng hạt còn có thêm rễcọc đâm thẳng xuống đất Nhưng nhìn chung phần lớn hệ thống rễ Tiêuchỉ tập trung nhiều nhất ở khoảng 15–60cm trên phần đất mặt
Rễ cọc: Chỉ có ở cây Tiêu trồng bằng hạt, rễ ăn sâu thẳng xuống đất
và có thể đạt chiều sâu trên 2.5m Rễ cọc có nhiệm vụ chính là hútnước nuôi cây
Rễ cái: Cũng có nhiệm vụ chính là hút nước nuôi cây Rễ chỉ có thể ăn
sâu đến 2m
Rễ phụ: Mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc,
phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 – 40cm có nhiệm vụ hút nước và dinhdưỡng nuôi cây
Rễõ bám (rễ thằn lằn): Mộc ra từ các đốt thân ở trên không, nhiệm vụ
chính là bám vào các cây khác, vách đá, tường gạch…Khả năng hútnước và chất dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế
Câu 2 Xin cho biết Tiêu có mấy loại hoa ?
Chuỗi hoa dài từ 3-15cm, gồm khoảng 50-150 hoa cái và hoa lưỡng tính.Các giống hoang dại thường mang tính đơn phái biệt chu (cây chỉ toàn hoađực hoặc toàn hoa cái) hay đồng chu (cây vừa có hoa đực lại vừa có hoacái riêng biệt trên cùng một cây) Trong lúc đó thì các giống hiện đangtrồng trong sãn xuất, do qua sự chọn lọc lâu đời của người trồng nên phầnlớn các giống đều mang hoa lưỡng tính (bộ phận đực và cái ở trên cùngmột hoa) Hoa lưỡng tính trên gié thường thụ phấn cho nhaukho6người cầnqua môi giới của gió hay côn trùng Trên gié nếu có tỷ lệ hoa lưỡng tínhcao thì thường đậu trái nhiều và cho năng suất cao, các giống cho năngsuất cao và ổn định hiện nay thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính từ 95-97%.Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi tùy theo giống và điều kiện canh tác Chẳnghạn khi trồng Tiêu trong điều kiện quá rợp (thiếu ánh sáng) thì gié hoathường cho nhiều hoa cái hơn hoa lưỡng tính
Trang 2Tóm lại, cây Tiêu thụ phấn chủ yếu là nhờ khả năng tự thụ, còn việc pháttán hạt phấn nhờ gió và côn trùng để gây nên sự thụ phấn cho hoa cáithường rất ít hữu hiệu
Câu 3 Đặc điểm ra hoa và kết trái của cây Tiêu như thế nào ?
Hoa Tiêu thuộc loại hoa đơn tính hoặc lưỡng tính (có thể là cây lưỡng tínhđồng chu, dị chu hay có khi là tạp hoa) Trong thực tế sãn xuất dĩ nhiênphải chọn trồng những giống Tiêu lưỡng tính thì có lợi hơn Từ khi xuấthiện gié hoa đến khi hoa nở đầy đủ mất khoảng 1 tháng Hoa nở từ cuốnggié đến đầu gié Pha ra hoa của hoa cái sớm hơn hoa đực từ 9 – 12 ngày(hoa cái ra trước) Thường từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 7 -
10 tháng và được chia làm 3 giai đoạn sau:
+ Xuất hiện hoa tự đầy đủ, thụ phấn: từ 1.0 - 1.5 tháng
+ Thụ phấn, phát triển trái: từ 4.0 - 5.5 tháng Giai đoạn này Tiêu lớn
nhanh về kích thước và đạt độ lớn trái tối đa Và đây cũng là giai đoạnTiêu cần nước và dinh dưỡng nhiều nhất
+ Trái chín: từ 2.0 - 3.0 tháng Tiêu thường chín tập trung trong các
tháng 1-2, đôi khi kéo dài đến tháng 4 - 5 do các lứa hoa trẻ
Câu 4 Để nhân giống cây Tiêu ta nên lấy từ loại nhánh nào ?
Cành vượt (cành tược, thân chính)
Thường được phát sinh từ các mầm nách trên cây Tiêu nhỏ hơn một tuổi.Đối với cây Tiêu trưởng thành cành vược được phát sinh trên những mầmnách trên phần khung thân chính gần phía gốc cây Tiêu và thường là cànhcấp một Đặc trưng của cành vược là góc độ phân cành nhỏ, dưới 45o(cành mọc tương đối thẳng), sinh trưởng mạnh Cây mọc từ cành vượt mau
ra hoa (2 - 3 năm sau khi trồng), năng suất cao, tuổi thọ cao 20 - 25 năm
Do đặc tính của cành vượt như đã nêu trên mà ta có các biện pháp canhtác cho phù hợp, cụ thể:
- Đối với cây Tiêu nhỏ hơn một tuổi: thực hiện kỹ thuật bấm ngọn từ 3-4
lần/năm, các mầm nách sẽ phát sinh cành vượt tạo thành bộ khungsườn chính của cây Tiêu
- Đối với cây Tiêu trưởng thành: hiện đang cho trái, có một số cành vượt
phát sinh từ mầm nách ở phía dưới thấp của bộ khung thân chính cáccành này sinh trưởng phát triển mạnh làm Tiêu hao nhiều dinh dưỡngnên cần phải tỉa bỏ
Trang 3Ơû nhiều nước trồng Tiêu trên thế giới cũng như VN thì việc lấy hom từloại cành này để sãn xuất cây con rất phổ biến
Cành lươn
Là cành trẻ nhất, thường phát sinh từ các mầm nách gần sát gốc của bộkhung thân chính của cây Tiêu, dài từ 1-3m Đặc trưng của cành lươn là códạng bò sát đất và các lóng rất dài Cành lươn đem đi giâm cành thì có tỷlệ sống thấp, chậm ra hoa (3-4 năm sau khi trồng) nhưng năng suất và tuổithọ cao nhất trong các loại hom (có thể sống đến 30 năm) Khi trồng Tiêutrồng từ cành lươn luôn phải đôn dây
Cũng cần lưu ý rằng ngoài dây lươn mọc ra từ gốc còn có dây lươn mọc ratừ thân Nếu ta kịp thời buộc những dây này vào nọc thì nó sẽ trở thànhthân chính, song nếu không kịp buộc thì nó sẽ trở thành dây lươn vươn dàivà treo lơ lững giữa thân Nếu cắt nó đem trồng thì tốt vì nó có tuổi giàhơn dây lươn mộc từ gốc nên mau ra hoa quả hơn
Cành ác (cành cho trái, cành ngang)
Thường được phát sinh trên các mầm nách trên cây Tiêu lớn hơn một nămtuổi Đặc trưng của cành cho trái là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độdài của một cành thường ngắn, dưới 1m, cành khúc khuỷu và lóng rất
ngắn Đa số là cành cấp II trở lên Cây mọc từ hom lấy ở cành ác rất mau
ra hoa (thường chỉ 1 năm sau khi trồng) nhưng năng suất rất thấp, chỉ được0,2 - 0,5 kg/gốc Cây thường thấp dưới 1.5m, phát triển chậm, không cókhả năng leo bám (mọc thành bụi) nên trồng bằng loại cành này thì khỏicần nọc cho Tiêu, tuổi thọ rất ngắn thường sau trồng 7 - 8 năm thì chết.Trong sãn xuất đại trà không nên dùng loại cành này để giâm
Câu 5 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây Tiêu ?
Vĩ độ
Tập trung chủ yếu trong khoảng vĩ độ từ 15oBắc đến 15oNam, nhưng thỉnhthoảng cũng thấy Tiêu trồng ở vĩ độ xa hơn như ở Quãng Trị với vĩ độ
17oBắc
Cao độ địa lý
Tiêu là loại cây thường được trồng ở vùng đất thấp, nơi gần xích đạo Tuynhiên Tiêu có thể mọc và sinh trưởng bình thường tại những nơi có độ caodưới 900m so với mực nước biển
Trang 4 Nhiệt độ
Thích hợp nhất ở 22-28oC, nhưng ở VN có thể trồng ở những vùng có nhiệtđộ từ 18–350C cây vẫn cho năng suất Cây Tiêu ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 15oC kéo dài Vượt quá khoảng 10oC và 40oC sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống cây Tiêu
Lượng mưa
Cần lượng mưa thích hợp từ 2.000-3.000mm/năm và phân bố tương đốiđiều hòa (tối thiểu phải đạt 1.800mm/năm) Tiêu chịu hạn kém vì hệ rễkhông ăn sâu (giâm cành trong sãn xuất đại trà).Tuy nhiên cây Tiêu cũng
kỵ một lượng mưa lớn làm động nước ở rễ Cần một giai đoạn khô hạnngắn nhưng không gay gắt nhằm tạo điều kiện cho trái chín tập trung vàhoa ra đồng loạt
Ẩm độ không khí
Cây Tiêu luôn cần ẩm độ không khí trên 70% Độ ẩm cao làm cho hạtphấn dễ dính vào nuốm nhụy và sức sống của hạt phấn mạnh nên khảnăng thụ phấn cao
Ánh sáng
Nguyên thủy cây Tiêu là cây mọc dưới tán lá rừng, vì vậy nó là cây ưaánh sáng tán xạ Nhưng trên thực tế cây Tiêu chỉ cần bóng rợp lúc nhỏ màthôi, lúc lớn lên việc trồng cây che bóng cho Tiêu không còn cần thiết nữa(thí nghiệm của Jamaica (Aán Độ) đã chứng tỏ điều ấy) vì lúc lớn cây Tiêusẽ tự che bóng cho nhau
Gió
Nơi trồng Tiêu cần ít gió, tuyệt đối không nên có gió lớn Gió mạnh làmbốc thoát hơi nước, đỗ ngã dây Tiêu và hoa không thụ phấn được Vì vậynhững nơi gió nhiều và mạnh thì việc trồng cây chắn gió là cần thiết
Đất
Trang 5Cây Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đỏ bazan(Tây Nguyên, ĐNB), đất cát pha sét, sét pha cát (Hà Tiên, Phú Quốc), đấtphù sa bồi (ĐBSCL), đất đỏ vàng (Bà Rịa-Vũng Tàu), đất xám (ĐNB),…Đất dốc, đất đồi, có tầng canh tác lớn hơn 30cm và có điều kiện cung cấpđủ nước tưới cũng trồng được Tuy nhiên đất lý tưởng để trồng Tiêu cầnnhững yêu cầu sau: tầng đất mặt dày, mực thủy cấp sâu trên 1m và trongvòng 1m trở lại không có tầng đá cứng, thành phần cơ giới từ nhẹ đếntrung bình, dễ thấm và mau thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, pH= 5.5 –7.0, đất không bị ngập úng trong mùa mưa và nhiễm mặn trong mùa nắng.Kinh nghiệm dân gian đã ghi nhận: ở VN đâu trồng được cây trầu thì ở đótrồng được Tiêu (trầu và Tiêu cùng họ Piperecea, và cả hai cây đều cóchung điều kiện sinh lý sinh thái giống nhau)
Câu 6 Cho biết ưu khuyết điểm của từng giống Tiêu ?
Hiện nay ở nước ta phổ biến một số giống Tiêu như:
Giống Lada Belantoeng
Đây là giống Tiêu của Indonesia được nhập vào Miền Nam nước ta từMadagascar năm 1947 Thuộc nhóm Tiêu lá lớn, được trồng nhiều ở VĩnhLinh, Bà Rịa-Vũng Tàu Đặc điểm là phát triển nhanh; dây lá xanh tốt, ládài 8- 14cm, rộng 6 - 9 cm, lá dày, mặt lá phẳng bóng và thuôn, gân nổirõ; gié trái dài nhưng hạt hơi nhỏ; phẩm chất hạt tốt; chùm quả to dài 10 -16cm
Ưu điểm: Sinh trưởng mạnh, leo mau, năng suất cao (nếu có chế độ thâm
canh đúng mức) đạt 3 - 4 kg/nọc, chống bệnh ở rễ tốt đặc biệt là bệnhtuyến trùng, kháng bệnh héo dây khá, rất thích hợp trên vùng đất đỏ MiềnĐông Nam Bộ và Tây Nguyên Thu hoạch trước tết, nên tránh được nhữngtháng nắng hạn cuối mùa khô
Nhược điểm: Đòi hỏi điều kiện thâm canh tương đối cao.
Giống Tiêu sẽ đất đỏ
Đây là giống địa phương Miền Đông Nam Bộ thuộc nhóm lá nhỏ (dài 10 12cm rộng 4,5 - 5 cm), lá hơi thuôn, màu xanh đậm, chùm quả ngắn 4 -6cm, quả to và đóng quả dày Nếu được thâm canh năng suất có thể đạt 2
3 kg Tiêu đen/nọc/năm
Ưu điểm: Giống có phổ thích nghi rộng, mau ra qủa (năm thứ hai sau khi
trồng hom), năng suất trong những năm đầu ổn định, chóng chịu khô hạnkhá, chịu đựng khá tốt với điều kiện khắc nghiệt của đất đai
Trang 6Nhược điểm: không kháng bệnh héo dây do Phytophthora gây ra
Giống Tiêu Ấn Độ
Ưu điểm: Dễ trồng, leo mau, dây lá xanh tốt, năng suất cao có thể đạt 3
-5 kg/nọc, giống tương đối kháng bệnh, cây phát triển tốt khi trồng trongđiều kiện nọc sống
Nhược điểm: Đòi hỏi kỹ thuật đôn dây tạo tán hợp lý cây mới sinh trưởng
tốt và cho năng suất cao
Giống Tiêu Vĩnh Linh
Là giống xuất xứ từ Indonesia du nhập vào Việt Nam và đã được địaphương hóa Đặc điểm giống này sinh trưởng khỏe, nhảy nhánh ít, mầnnon màu tím nhạt, dạng lá thuông, dày, láng và xanh đậm, tỷ lệ đậu quảcao ít bị bệnh
Các giống Tiêu Kampuchia
Còn gọi là giống Nam Vang, Phú Quốc, bao gồm hỗn hợp các giống:Sréchéa, Kamchay, Kep, Kampot… thuộc các giống lá trung gian ngoại trừKamchay có lá nhỏ Giống có đặc điểm là gié trái dài 10-12cm, trái đóngdày Giống hiện trồng nhiều ở Hà Tiên, Phú Quốc và cá tỉnh miền ĐôngNam Bộ
Ưu điểm: Các giống này có phẩm chất hạt thuộc loại tốt (đã từng có tiếng
trên thị trường thế giới vào những năm 1930-1940), trọng lượng hạt đạtTiêu chuẩn xuất khẩu Khả năng chống chịu với điều kiện khắc nghiệt củađất đai cao, chịu hạn tốt Trong điều kiện ít đầu tư cây vẫn cho năng suấtkhá Trên đất đỏ Basalt có độ phì cao cây cho năng suất trội hơn giốngTiêu Sẽ Đất Đỏ địa phương
Nhược điểm: Có nhược điểm ra hoa hơi muộn, năng suất ít ổn định hơn
giống Tiêu Sẽ Đất Đỏ, dễ bị bệnh chết héo
Các giống khác
Ngoài các giống kể trên còn có một số giống khác như: Giống Tiêu trâulá tròn, Tiêu trâu lá dài trồng nhiều ở Miền Đông Nam Bộ, Tiêu Hà Tiên,Tiêu Quảng Trị, Tiêu Tiên Sơn, Tiêu Di Linh
Câu 7 Có mấy cách nhân giống Tiêu ?
Cây Tiêu có thể nhân giống bằng cách: chiết cành, tháp cành, giâm cành(nhân giống vô tính) và trồng bằng hạt (nhân giống hữu tính) Nhưngphương pháp trồng bằng hạt chỉ được thực hiện để lai tạo giống mới màthôi vì những lý do sau:
Trang 7- Sau trồng 6-7 năm mới cho thu hoạch, đâm cành ở độ cao trên 1m rấtkhó khăn cho khâu thu hoạch
- Một số cây trở lại mang tính trạng có hoa đơn phái
Do đó trong sãn xuất đại trà người ta chỉ dùng phương pháp giâm cànhbằng cáchø sử dụng cành vượt và dây lươn để nhân giống mà thôi Còncành ác thì chỉ trồng một vài bụi cung để trong nhà dùng mà thôi vì loạicành này khi trồng cây không leo, cho năng suất rất thấp và rất mau giàcỗi
Câu 8 Cho biết cách nhân giống Tiêu bằng thân chính (cành vượt, cành tược) ?
Lấy hom
Lấy hom từ thân chính để sãn xuất cây con là một việc làm rất phổ biếnhiện nay Hom được lấy từ phần trên dây Tiêu giống sau trồng được 1.0-1.5 năm Chọn cây không sâu bệnh, sinh trưởng khoẻ mạnh, có đốt cànhngắn Có rễ bám tốt, bấm đọt của dây Lá và các nhánh nhỏ từ đốt thứ batrở xuống được tỉa bớt Sau 10 ngày, khi đọt non đã được tái sinh, thì dâyđược cắt đưới đốt cách mặt đất khoảng 25-30cm, đoạn cắt được dùng đểlàm hom Hom cắt xong có thể đem trồng liền hay đem giâm cho ra rễmới đem trồng Khi các đốt có rễ vừa nhú ra thì khi giâm rất dễ ra rễ Cắthom dài 3-4 lóng (4-5 đốt) Đem xử lý trong kích thích tố NAA ở nồng độ1.000-1.500ppm (mg/lít) bằng cách nhúng phần dưới của hom (khoảng2.5cm) vào dung dịch trên trong 5 giây Sau đó đưa vào bồn giâm có máiche, dưới điều kiện phun sương hay tưới đều giữ ẩm cho hom, 2-4 tuần sauthì hom ra rễ và đâm tược
Cũng cần nhớ rằng nếu lấy hom thân trên cây đã già, hay các phần thânkhông leo bám vào nọc thì cây con sẽ phát triển chậm và lâu cho trái
Kỹ thuật trồng và giâm hom
Hom lấy xong có thể trồng liền hoặc đem giâm cho ra rễ mới trồng như đãnói trên
- Nếu trồng thẳng ra vườn người ta để dây hom nghiêng một gốc 450 sovới mặt đất, ngọn hướng vào nọc, với 3-4 đốt chôn trong đất Sau đóche mát thật kỹ cho hom và tưới nước ngay để hom đỡ héo Trong cácngày đầu thì phải tưới 3-4 lần/ngày, nếu để hom thiếu nước thì lá sẽrụng và hom không ra rễ nên tỷ lệ chết cao
- Trường hợp giâm cho ra rễ trước khi trồng thì môi trường giâm có thể:2/3 phần đất mặt tốt trộn với 1/3 phần phân chuồng thật hoai Độ dày
Trang 8chừng 20-25cm, mặt nền hơi nghiêng để thoát nước Trên có mái chebằng các vật liệu như tranh, lá dừa, lá chuối khô… Các hom ghim vàonền nghiêng một gốc 300 so với mặt nền Không nên ghim quá dày làmcác lá của hom che rợp nhau sẽ làm cho lá rụng, ảnh hưởng tới sự ra rễcủa hom Tuần đầu tưới 3-4 lần/ngày, các tuần sau dần dần bớt nướclại Nhớ đừng để môi trường giâm bị úng nước có hại cho rễ Tiêu vàảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ Sau giâm 2-4 tuần thì hom ra rễ có thể trồngngay hay cho vào bầu hoặc cho vào bội tre để dưỡng thêm một thờigian khoảng 2-3 tháng rồi mới đem trồng Việc giâm hom đạt tỷ lệ rarễ đến 70-80% trong mùa mưa, tuy nhiên trong mùa nắng nếu không cóđiều kiện tưới phun sương thì tỷ lệ này thấp hơn
Câu 9 Cho biết cách nhân giống Tiêu bằng nhánh lươn ?
Cả hai loại dây lươn (mọc từ gốc thân và mọc từ lưng chừng thân) đềuđược cắt thành từng đoạn hom dài khoảng 2-3 lóng (3-4 đốt) xong đemtrồng ngay hay giâm cho ra rễ rồi mới trồng như trường hợp nhân giốngbằng thân chính Thường thì hom từ nhánh lươn ít được đem ra trồng ngay,mà người ta thường ghim trực tiếp vào bầu đất hay bộ tre để nơi im mát vàtưới nước, 6-8 tuần sau thì hom ra rễ, hom từ nhánh lươn rất dễ ra rễ và tỷlệ ra rễ thường rất cao Để tăng tỷ lệ ra rễ, cần xử lý hom bằng NAA nồngđộ 500-1.000ppm hoặc IBA nồng độ 50-55ppm trong 5 giây Nếu điềukiện tốt thì sau 4 tuần hom ra rễ đạt tỷ lệ 90-100% Sau khi hom ra rễ thìchuyển ra bầu đất để dưỡng thêm cây con khoảng 3 tháng trước khi đemtrồng
Cần lưu ý khi chọn dây lươn
Không chọn dây còn qúa non (thân còn mềm, lá và đọt có màu tím nhạt)
vì các dây này khi giâm rất dễ bị thối, tỷ lệ ra rễ thấp
Để già hoá dây lươn trước khi cắt làm hom: Trong vườn tiêu nên cắm cácnọc tạm giữa các nọc chính, xong hướng cho tất cả các dây lươn bò lên cácnọc tạm này bằng cách buộc vào nọc, không để cho nhánh lươn bó lantrên mặt đất Sau 4-6 tháng dây lươn hóa già, mập mạnh ở các mắt đốt rễbắt đầu có rễ nhú ra nên khi cắt làm hom giống rất mau ra rễ, tỷ lệ ra rễcao, rất mau cho hoa trái
Câu 10 Xin cho biết kỹ thuật đôn dây tiêu ?
Trang 9Là một kỹ thuật thường áp dụng cho tiêu trồng từ nhánh lươn Vì cây trồngtừ nhánh lương phát triển nhanh và chậm cho ra cành ác Kỹ thuật đôn dâynhằm mục đích kích thích dây tiêu sãn xuất nhiều tược non và rậm gốc.Trong giai đoạn đầu dây phát triển nhanh và ít đâm tược Đến đầu mùamưa năm thứ 2, khi dây Tiêu leo cao được 1,5 – 2m (tức là lúc dây bắt đầucho nhánh ác và trái ở phần cao 1.5-2m trở lên), còn phần dưới chỉ có mộtdây thân duy nhất không có nhánh ác, làm cho dây tiêu bị trống gốc Đểtránh hiện tượng này, vào đầu mùa mưa người ta gỡ nhẹ dây xuống rakhỏi nọc tiêu Cần nhớ rằng trước khi gỡ 3-4 ngày phải ngắt bỏ hết lá ởphần thân không có cành ác và cắt hết các thân còn non chưa có cành ácbỏ (chỉ giữ 1–2 thân có cành ác mà thôi) xịt Bordeaux 1% lên thân lá vàđất xung quanh gốc để ngừa nấm bệnh Gỡ nhẹ thân chính khỏi cây nọc,dưới gốc cuốc một rãnh xung quanh nọc rồi khoanh tròn phần dây khôngcó nhánh ác xuống rãnh (chỉ chừa đoạn đọt có nhánh ác lại và được buộcvào nọc tiêu), rồi cố định lại bằng những cách lấy cục đá dằn lên các đốtmắt để dây tiếp xúc với mặt đất (tránh trường hợp lấp đất ngay vì dễ làmdây bị thối và chết) Khi thấy rễ bắt đầu nhú ra thì tiến hành lấp đất từ từvào sau một thời gian, từ thân chính dưới đất có thể mọc lên nhiều tượcmới, có thể cột thêm một số vào cây nọc để cho Tiêu xum xuê hơn, số cònlại có thể cắt làm hom giống.
Câu 11 Cho biết ưu khuyết điểm từng loại nọc ?
Cây nọc sống
- Cây vông (Wrightia annamensis): đây là cây nộc sống cho Tiêu phổ
biến nhất
Ưu điểm: sinh trưởng nhanh, sức sống tốt, có khả năng chịu đựng xén
tỉa nhiều lần, có thể giâm các cành vông to để cho Tiêu leo bám ngaytrong năm
Nhược điểm: bộ tán lá lớn nên phải mất công xén tỉa thường xuyên,
nếu không dộ che phủ qu1a lớn ảnh hưởng đến cây Tiêu
- Cây Lồng mứt
Ưu điểm: cây mọc nhanh vừa, tán thưa, vỏ nhám vừa phải và không bị
nứt vỏ tạo điều kiện leo bám tốt cho cây Tiêu Thường Tiêu trồng trêncây lồng mứt cho sản lượng cao hơn cây nọc sống khác
Nhược điểm: nhân giống bằng hạt nên cây lâu định hình để cây Tiêu có
thể leo bám (3 - 4 năm sau gieo)
Trang 10- Cây keo đậu (bình linh) (Leucoena leucocepphala)
Ưu điểm: lá nhỏ, sinh trưởng nhanh, bộ rễ ăn sâu, có nhiều nốt sần cố
định đạm, …
Nhược điểm: cây có tán thấp nên phải tạo tán thường xuyên trong giai
đoạn đầu và phải trồng bằng hạt nên cây lâu định hình để cây Tiêu cóthể leo bám
- Cây anh đào giả (Glyricidia maculata)
- Cóc rừng (Spondias mangifera): rất nhiều ở vùng Tây Nguyên, tán
thưa, mọc khỏe có thể trồng dễ dàng bằng cành
- Cây gòn: có thể trồng bằng cành (nhánh) to để Tiêu leo bám ngay
trong năm, rất dễ ra rễ, cây lại nhanh lớn
- Mít (Arcarpus integrifolia): cây to, mọc nhanh, vỏ nhám dễ cho Tiêu
leo bám Tuy nhiên, cành lá của cây rất rậm và phải trồng bằng hạt
- Xoài (Mangifera indica)
Khi trồng với cây nọc sống cần lưu ý trồng xa gốc khoảng 60-70cm và khinọc lên cao khoảng 2-3m thì chặt đọt để cây đâm nhiều nhánh và làm tánche cho cây Tiêu
Nọc chết
- Nọc gỗ
Phải chọn cây lâu mục, chóng chịu tốt với mối, côn trùng, nấm mốc, chọncây dài 4.0-5.5m và chôn sâu trong đất khoảng 0.6-1.0m, đường kín từ10cm trở lên, khi trồng Tiêu nhớ cách nọc khoảng 40-50cm, có thể chọncác loại gỗ như: căm xe (Xylia dolabrisormis), cà chắc (Shorea obtusa),làu táu (Vitica astrotricha), cà đuối, viết, sầu dâu, kiền kiền…
Ưu điểm: Có thể gia tăng mật độ trồng và ứng dụng các biện pháp thâm
canh tối ưu để đạt năng suất cao, độ đồng đều trong vườn cây cao hơn nọcsống, không phải qua thời gian chờ đợi như nọc sống và không tốn côngxén tỉa
Nhược điểm: tốn kém chi phí tương đương 3000kg tiêu đen/ha, nọc tốt thì
tồn tại 15 - 20 năm mà chu kỳ kinh doanh của cây tiêu khoảng 20 - 30năm do vậy phải thay cây nọc và tái tạo hình cho cây tiêu, cây tiêu sau khithay nọc sẽ mất sức 1 - 2 năm Cây nọc sau một thời gian sử dụng thườngcó hiện tượng lớp vỏ bên ngoài bắt đầu bị mục thuận lợi cho một số nấmbán ký sinh phát triển hại tiêu làm cây thường bị chết héo
- Nọc xây
Trang 11Dùng gạch để xây trụ cho tiêu leo Trụ có dạng hình khối trụ tròn cao 4.0m, đáy 1.0-1.2m, ngọn 0.5-0.8m Tuy nhiên, kích thước trụ có thể thayđổi tuỳ vào điều kiện đất đai, có thể xây thành dạng tường khép kín, mágạch hoặc lỗ gạch quay ra ngoài (vật tư tăng 1,8 - 2,0) Nên đổ hỗn hợpđất và phân chuồng hoai trong lòng nọc cao 30 - 50cm cung cấp thêm dinhdưỡng và giữ ẩm cho cây tiêu Tùy vào đường kính trụ mà ngường ta bố tríxung quanh từ 4-12 dây tiêu (với đường kín 1m thì thường bố trí 8 dâytiêu) Ngoài ra xu hướng ngày nay người ta còn đúc các trụ bê tông để làmnọc thay cho nọc gỗ.
3.5Ưu điểm: Chủ động về kích thước, diện tích leo bám nhiều hơn nọc gỗ 3
-4 lần, không phải thay nọc, hạn chế được nạn phá rừng, nếu chăm sóc hợplý và thâm canh tốt có thể cho năng suất ổn định ngay từ những mùa tráiđầu
Nhược điểm: lượng hom nhiều gấp 2 - 2,5 lần (10 - 12 cây/nọc) Mùa khô
bề mặt nọc có thể lên tới 50 - 60oC, có thể làm khô các rễ bám và làm ảnhhưởng xấu đến sinh trưởng của cây tiêu con, phải chú ý che chắn cho tiêucon và tưới nước đủ ẩm vào mùa khô cho cây tiêu con
Câu 12 Khâu chuẩn bị đất để trồng Tiêu được thực hiện như thế nào ?
Đất trồng Tiêu phải bằng phẳng hoặc dốc dưới 8%, thoát nước tốt Càysâu, bừa kỹ và phơi đất 01 tháng trước khi đào hố Nếu đất chua thì phảikhử chua bằng vôi bột từ 1 - 3 tấn/ha Xử lý đất bằng Basudin hoặcFuradan 20 - 30kg/ha để ngừa côn trùng đất và bằng CuSO4 1% để ngừabệnh cho Tiêu Việc bón vôi và xử lý đất phải kết thúc chậm nhất là 3tuần trước khi trồng Làm rãnh thoát nước giữa các hàng Tiêu, rãnh sâu20–25cm; rộng 20-30cm Hố trồng được đào cách nọc 30-40cm, kích thướchố 60 x 60 x 60cm, phần đất mặt trộn với 15–20 kg phân chuồng hoai +30–50g Furadan + 0.5 kg super lân + 0.5 kg vôi lấp vào hố hình mu rùa để15–20 ngày sau mới trồng Tiêu
Câu 13 Mùa trồng - Khoảng cách trồng như thế nào thì hợp lý ?
Ơû vùng Đông nam Bộ nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5-6 dương lịch).Trong khi ở vùng Quãng Bình, Quãng Trị, Thừa Thiên Huế thì bắt đầutrồng vào tháng 8-10, khi hết gió Lào và trời cũng bớt nắng gắt
Trang 12Vì cây tiêu trưởng thành cần ánh sáng đầy đủ để quang hợp tốt, tăng tỷ lệhoa lưỡng tính và giảm sâu bệnh Vì vậy, khoảng cách trồng ít nhất là2x2m (tức là mật độ cao nhất là 2.500 cây/ha)
Câu 14 Đặt cây con, hom giống như thế nào cho đúng kỹ thuật ?
Đối với hom giống trồng thẳng ra đồng: Cuốc một hốc giữa hố, cách
nọc 15 – 20cm (đối với nọc chết), 30 – 35cm (đối với nọc sống) Sau đóđặt dây Tiêu nghiêng một góc 45o so với mặt đất, ngọn hướng về phíanọc rồi lấp đất lại (lấp 3 mắt ở dưới chừa lại 2 mắt ở trên) ém chặt đấtlại sao cho đất gốc cây cao hơn mặt đất ( hình mu rùa) để tránh bị úngn0ước, tưới nước cho vừa đủ ẩm
Đối với hom giống trồng bằng bầu: Cắt đứt đáy bầu và rạch dọc 2/3
chiều cao bầu kể từ đáy rồi đặt vào hố Bóc cẩn thận túi bầu, dùng tayvun đất và ấn nhẹ đất xung quanh bầu sao cho đất gốc cây cao hơn mặtđất (hình mu rùa) để tránh bị úng nước
Lưu ý: Sau trồng 20 ngày thường xuyên kiểm tra và trồng dặm kịp thời để
cây phát triển kịp cây trồng trước
Câu 15 Khi nào thì cần buộc dây cho tiêu và buộc như thế nào ?
Khi tược ra thì tiến hành buộc vào nọc để rễ bám chắc vào nọc thì mớinhanh cho nhánh ác (nhánh cho trái), nếu không buộc thì dây lươn sẽ ngã
ra, ốm yếu và không cho nhánh ác Dây dùng để buộc phải dùng các loạichắc, bền, không thấm nước, tốt nhất là dùng dây nilon mỏng để buộc,không nên dùng dây chuối khô hay các loại dây có tính giữ nước khác vìsẽ làm mầm bệnh dễ phát triển ngay chỗ buộc làm đứt dây Khi buộckhông nên buộc chặt qúa cũng không nên buộc lỏng qúa Buộc nới gầnđốt để cây ra rễ sẽ dễ bám vào nọc, cứ 7 - 10 ngày buộc một lần Khi câycao 60 - 80cm mà chưa phát cành ngang thì bấm ngọn, khi cây cao 80 -100cm mà chưa ra cành ngang lại bấm ngọn tiếp Để 3 - 4 dây chính trênnọc tùy kích thước nọc, phân bố dây chính đều trên nọc, không buộc đèlên nhau, khi cây già nên cắt tỉa bớt sau mỗi vụ thu hoạch (sau thời giankinh doanh 4 - 5 năm)
Câu 16 Cách tỉa cành tạo hình cân đối với cây trồng bằng cành vượt ?
Sau khi trồng 6 tháng đến 1 năm, thường người ta chừa khoảng 3-4 thânchính leo lên nọc Khi cây cao được 60-90cm mà vẫn chưa cho cành ác thì
Trang 13người ta cắt phần thân trên, chỉ chừa lại khoảng 20-30cm cách mặt đất haycũng có thể cắt ở đốt thấp nhất không mang nhánh ác.
Sau khi cắt đọt lần 1 một thời gian thì tược mới (bậc 2) phát triển thêmđược 8-9 đốt nữa, nếu dây vẫn chưa cho nhánh ác thì người ta lại cắt đọtlần 2, cách chỗ đâm tược 2-3 đốt Và cứ làm như vậy nhiều lần (7-8 lần)thì cây tiêu đã phủ kín trụ Lúc này cần khống chế chiều cao cây bằng vớichiều cao nọc bằng cách cắt các đọt tận cùng định kỳ Thường thì người tacắt những đọt tận cùng vào đầu mùa mưa
Câu 17 Che bóng cho cây con như thế nào thì thích hợp ?
Trong giai đoạn cây con (từ 1 – 3 năm tuổi) cần thiết phải che rợp, làmgiàn che trên đầu các cây nọc, kéo các dây kẽm qua lại và bỏ lên lá dừa,lá chuối, tranh…để làm sao cây con nhận được 70 – 80% ánh sáng vàomùa mưa và 50 - 60% ánh sáng vào mùa khô Đến năm thứ ba trở đi câyTiêu đã phát sinh nhiều cành nhánh xum xuê, có khả năng tự che bóngcho nhau nên không cần che rợp nữa
Câu 18 Bón phân cho Tiêu như thế nào thì hợp lý ?
Cây Tiêu có nhu cầu về dinh dưỡng rất cao Theo phân tích của các nhàkhoa học cho thấy 1kg Tiêu đen chứa 39gN, 9g P2O5, 20.6g K2O Một haTiêu cho năng suất 2 tấn thì lấy đi từ đất 70kgN, 16kg P2O5, 42kg K2O,18kgMg và 67kgCaO Điều đó cho thấy cây Tiêu cần nhiều nhất là Đạm,kế đến là Canxi, rồi mới đến Kali, Lân và sau cùng là Magie và cácnguyên tố vi lượng khác Sở dĩ cây Tiêu cần nhiều Ca như vậy vì hầu hếtcác vùng trồng Tiêu của VN đều là đất khá chua, nhưng do tác dụng khálâu bền nên 2 – 3 năm mới bón lại vôi một lần Lượng vôi bón làm sao đểnâng PH lên ở mức 5.7 là thích hợp nhất Theo nghiên cứu của các nhàkhoa học cho thấy trung bình cứ mỗi ha cần bón 120kg bột đá vôi (CaCO3)cho mỗi 0.1PH dưới 5.7 Thí dụ: đất xám có độ PH = 4.7 thì phải bónkhoảng 1.200kg vôi/ha để nâng PH lên 5.7 Có thể áp dụng công thức sau:
Trang 14- Năm 1: Bón lót tất cả lượng phân hữu cơ + phân lân (+ vôi) Còn lại
chia đều 3 lần ở các thời điểm: 1 tháng sau trồng, giữa mùa mưa và
cuối mùa mưa
- Năm II: Chia đều lượng phân thành 3 lần bón/năm vào đầu, giữa và
cuối mùa mưa Riêng lần đầu kết hợp bón luôn phân chuồng
- Năm thứ III trở đi: Chia đều 4 lần bón trong năm
Lần 1 (sau thu hoạch trái) nhằm giúp cây phục hồi nhanh, đãm bảo năng
suất cho vụ sau: bón toàn bộ phân hữu cơ + 1/3N + 1/4P + 1/4K
Lần 2 (bón lúc sắp ra gié hoa, tức thường vào khoảng tháng 5-6 dương
lịch) nhằm thúc mầm hoa phát triển: 1/3N + 1/4P + 1/4K
Lần 3 (bón lúc trái hình thành trên gié hoa, tức thường vào khoảng tháng
8-9 dương lịch) nhằm giúp gia tăng sự đậu trái và giúp trái phát triển
- Trong giai đoạn đầu, cây con cần nhiều N và P nhằm giúp cây tăng
trưởng nhanh và ra rễ Các hom mới đặt, nếu hàng tuần dùng khoảng
60-70g phân DAP (16-48-0) quậy tan trong 10 lít nước, tưới cho 10 nọc
thì bộ rễ tiêu phát triển nhanh, cây mọc mạnh, cho trái sớm Ngoài ra
cũng có thể dùng nước tiểu người, trâu, bò, heo pha loãng với tỷ lệ 1
phần nước tiểu với 5 phần nước rồi tưới cho cây cũng rất tốt, giúp cây
phát triển nhanh
- Tránh dùng phân lạnh (Urea) hoà tan trong nước tưới cho tiêu vì như
vậy cây tiêu con rất dễ bị bệnh
NPK 20.20.15
NPK 15.10.15
Trang 151 0.5 0.5 - 10
20
- Thời kỳ nuôi qủa lớn và chín - - 0.5
(Theo: Phân bón Bình Điền II)
Chú ý:
- Bổ sung thêm phân: Trong trường hợp Tiêu cho năng suất cao thì cần
bổ sung thêm khoảng 0.2kgNPK 15.10.15/gốc/lần bón
- Vị trí bón: Đào rãnh xung quanh tán lá, rãnh sâu 5 – 15 cm và cách
gốc Tiêu 25 – 50cm (tùy theo tuổi của cây Tiêu), cho phân vào rồi đấtlại Tuyệt đối không được làm tổn thương bộ rễ
- Đối với vôi:
+ Vôi nghiền: gồm các loại đá vôi, vỏ ốc, vỏ hà, vỏ diệp… tán thành
bột Đây là loại vôi phổ biến chứa 50 – 80% chất vôi và một ít Mg Vôinghiền có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón 1 – 3 tấn/
ha tùy độ chua và kết cấu của từng loại đất Chẳng hạn đối với đất sétthì bón một lần với số lượng lớn và sau vài năm thì mới bón lại, còntrên đất cát thì bón với lượng thấp hơn và cần bổ sung hàng năm Khibón cần kết hợp với việc bón phân chuồng, phân hữu cơ để tăng hiệuqủa Cần bón trước khi trồng 2 – 4 tuần bằng cách trộn đều vào đất.Không nên bón vôi cùng lúc với đạm vì sẽ làm bay mất đạm
+ Đối với vôi nung (Vôi Càn Long): do nung CaCO3 thành CaO Để vôinung hút nước tạo thành vôi bột rồi sử dụng Tác dụng của vôi nungnhanh hơn vôi nghiền, dùng để xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh Cũngnên cẩn thận kẻo phỏng da
+ Thạch cao (Sunfat Caxi ngậm nước): là dạng vôi đặc biệt, tác dụng
nhanh, sử dụng tốt cho cây khi đang tạo trái
Câu 19 Tác dụng của việc bón vôi trong sãn xuất nông nghiệp ?
Trang 16Không chỉ đơn thuần là chất khử chua hay sát trùng mà vôi còn là một loạiphân bón quan trọng cho cây trồng, nó được coi như là một nguyên tốtrung lượng vì thành phần chủ yếu của nó là Canxi (Ca)
Những điều cần chú ý khi bón vôi
Bón vôi khử được độ chua của đất, thỉnh thoảng sau vài năm bón vôi lạimột lần Vùng mưa càng nhiều và đất càng dốc thì việc hoá chua càngdiễn ra mạnh
- Đất mặn bón vôi vẫn có tác dụng tốt, nếu có điều kiện thì nên bó thạchcao
- Bón vôi làm tăng mật độ vi sinh vật đất có ít (hoạt động mạnh ở pHcao), tiêu diệt một số nấm gây bệnh cho cây trồng
- Cải tạo lý tính đất (trở nên nhẹ, tơi xốp hơn)
- Khử được một số chất độc trong đất có ảnh hưởng đến cây trồng như:
Al di động, Fe di động, H2S, Axit Buitlic …
- Bón vôi đi kèm với phân hóa học sinh lý chua để trung hòa bớt độ chuanhư phân SA
- Cũng không nên bón qúa nhiều vôi vì sẽ làm cho các chất khoáng như
Zn, Cu, B, Mn, … trở nên khó hoà tan
Nguyên nhân đất hoá chua do
Câu 20 Các bệnh về dinh dưỡng thường gặp trên cây Tiêu ?
Chất Kẽm (Zn): Nếu thiếu thì phần phiến lá non (gần cuống) uốn
cong lại, giữa gân lá bạc màu, kích thước lá nhỏ dần lại nhưng khôngthay đổi hình dạng
Chất Calci (Ca): Khi thiếu rễ bị thoái hóa và thối nhanh, đồng thời
chồi gốc mọc yếu ớt Chất Ca giúp tăng PH đất (vì hầu hết đất trồng
Trang 17Tiêu của VN là đất chua), tăng khả năng hoạt động của VSV có ích…Nhu cầu Ca của cây Tiêu còn nhiều hơn cả Kali và Lân nhưng do cótính lâu bền với môi trường nên thường 2-3 năm mới bón lại một lần
Chất Manhe (Mg): Khi thiếu lá có dạng hình Ovale trong khi gân lá
vẫn còn xanh Triệu chứng tương tự bệnh khảm do Virus nhưng khácbệnh khảm ở chỗ nó biểu hiện trên lá già còn bệnh khảm thường biểuhiện trên lá non Cây Tiêu cần nhiều Mg nhất ở giai đoạn trái pháttriển cho đến khi trái chín
Chất đạm (N): khi thiếu cây Tiêu trở nên cằn cỗi, lá vàng úa Nhưng
thừa đạm thì cây ra nhiều lá và lá non bị bạch tạng (trắng) lá nhỏ vàrất mỏng, cây ít ra hoa, cây mềm yếu, chống chịu sâu bệnh gió bãokém, lâu thu hoạch, phẩm chất giảm… Cây Tiêu cần đạm đều quanhnăm Điều cần lưu ý là cây chỉ hấp thu và sử dụng đạm (N) của câyTiêu chỉ hiệu qủa khi được bón cân đối với lân (P)
Chất lân (P): Tuy cây cần chất lân không nhiều nhưng nó lại là một
yếu tố không kém phần quan trọng Chất lân ảnh hưởng rõ rệt đế sựsinh sãn (giúp cây đâm bông nhiều, tăng khả năng dậu trái và giúp tráimau chí…) Chất lân giúp bộ rễ phát triển mạnh nhờ đó mà cây hấp thụđược nhiều chất dinh dưỡng khác và giúp cây kháng bệnh cũng nhưchịu hạn tốt hơn Khi thiếu chất lân cây cằn cỗi Nhưng thừa lân thì câylại ra hoa sớm, nên thường gặp điều kiện môi trường bất lợi vì vậythường làm giảm năng suất Cây Tiêu cần lân trong giai đoạn cây con(để tạo rễ) và đầu thời kỳ cây ra hoa Đa số đất đai VN nói chung vàđất trồng Tiêu nói riêng đều có hàm lượng Al và Fe di động cao (do đấtchua) nên dễ cố định chất lân trong đất thành dạng khó Tiêu Vì vậytrong năm đầu tiên trồng Tiêu cần bón một lượng lân khá cao nhằmkích thích cây phát triển rễ mạnh đồng thời bón lân trộn chung vớiphân hữu cơ và vôi nâng PH đất lên và hạn chế bớt sự cố dịnh lân
Thiếu Kali (K): Phần bìa và chóp lá trở nên xoắn, giòn và chuyển
sang màu xám nhạt rồi khô đen, dễ gảy nát Phần còn lại của lá màuxanh sẫm Phần tiếp giáp có dãy màu vàng nhạt Thường gặp ở nhữngvườn có chế độ chăm sóc kém và trên những vùng đất xám, đất cóthành phần cơ giới nhẹ Kali có ảnh hưởng liên kết mật thiết với chấtĐạm, cụ thể nếu thiếu Kali thì cây rất khó hấp thu Đạm
Thiếu cả Lân (P) và Kali (K): Lá ít đi và dễ bị rụng khi còn nhỏ
Trang 18 Ngộ độc Nhôm (Al): Rễ bị thối, cây ngưng tăng trưởng và không mọc
thêm lá mới
Vừa thiếu lân (P) vừa ngộ độc Nhôm (Al): Lá bị mất màu từng
khoảng lốm đốm nhất là ở những cây còn nhỏ, ở những cây lớn thì hệthống rễ cây bị hủy hoại
Câu 21 Chế độ tưới tiêu cho cây Tiêu như thế nào thì thích hợp ?
Tưới nước: Cây Tiêu thường ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa, nhưng
mầm hoa đã hình thành và phát triển từ tháng 11 đến cuối tháng 1chính vì vậy mà việc tưới nước cho Tiêu vào mùa nắng là cần thiết đểđảm bảo năng suất và phẩm chất hạt Tiêu Cũng cần nhớ rằng khi tướitránh để gây ra hiện tượng chảy tràn vì như vậy dễ lây lan nấm bệnhvà tuyến trùng
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Thường xuyên tưới nước đủ cho cây kết
hợp che chắn và tủ gốc giữ ẩm cho cây nhất là trong mùa khô Nguyênliệu tủ gốc thường là xác cỏ, thân lá cây phân xanh, rơm, trấu, vỏ dừa,…Tuỳ theo loại đất và điều kiện khí hậu thời tiết cũng như độ che phủcủa vườn Tiêu mà có chế độ tưới nước cho phù hợp Cần tưới đủ nước,không tưới nhiều nước quá vì cây sẽ ra hoa rải rác và tỷ lệ đậu quảthấp làm giảm năng suất vụ sau Lượng nước tưới thích hợp khoảng 20– 50 lít/cây/lần và tưới 1 – 8 lần/tháng tuỳ theo tháng trong năm, tuổicây cũng như loại đất
- Thời kỳ kinh doanh: Cũng áp dụng các biện pháp giữ ẩm giống như
thời kỳ kiến thiết cơ bản nhưng không nghiêm ngặt Lượng nước tướitích hợp khoảng 30 – 60 lít/cây/lần và tưới 1 – 6 lần/tháng tuỳ theotháng trong năm, tuổi cây cũng như loại đất
Tiêu nước: Để tránh cho vườn Tiêu không bị úng nước, gây nên bệnh
thối gốc rễ vào mùa mưa Xung quanh vườn Tiêu cần đào các rãnhthoát nước, rãnh rộng 20 – 25cm, sâu 20 – 30 cm Giữa các hàng Tiêulàm rãnh phụ (cứ 2 – 3 hàng làm 1 rãnh), rãnh phụ rộng 10 – 15 cm,sâu 15 – 20 cm để thoát từ vướn Tiêu đến các rãnh ra ngoài
Câu 22 Vì sao cây Tiêu phản ứng rất nhanh với phân bón và nước ?
Tiêu là loại thân thảo mềm dẻo, được cấu tạo bởi nhiều mạch gỗ – libe.Kích thước các mạch gỗ – libe này khá lớn nên có thể lưu thông nhựađược dễ dàng đến các cơ quan vì lẽ đó mà cây Tiêu có phản ứng với nước
Trang 19và phân bón rất nhanh Một cây Tiêu tình trạng sinh trưởng xấu, nếu cóchế độ bón phân, tưới Tiêu hợp lý thì chỉ cần một năm sau cây đã phụchồi sinh trưởng tốt trở lại
Câu 23 Cho biết triệu chứng và cách phòng trị bệnh thối gốc rễ (bệnh héo dây) ?
Đây là bệnh nguy hiểm nhất trên cây tiêu, thường làm chết tiêu hàng loạtgây mất trắng hoặc làm giảm năng suất trầm trọng Bệnh thường xảy ravào mùa mưa (nhất là vào cuối mùa mưa khi có khí hậu ấm và ẩm Bệnh
thường do nấm Phytopthora palmivora piperis, Phytopthora palmivora MF4, Phytopthora parasitica var piperina, Phytopthora capsici gây ra.
Nấm thường tấn công ở bộ rễ, phần thân nằm trong đất và phần cổ thân
nơi tiếp giáp với mặt đất Phytopthora có thể tấn công riêng lẽ, nhưng đa
số cây tiêu bị bệnh này thường có sự kết hợp của một số loại nấm khác
nữa như: Fusarisum, Pythium, Rhizoctonia, Diplodia sp, Lasiodipplodia theobromae cùng tấn công làm cây tiêu chết nhanh chóng (bệnh tiêu sầu,
bệnh chết nhanh) trong vòng 1-2 tuần Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có
các nấm Fusarisum, Pythium, Rhizoctonia, Diplodia sp, Lasiodipplodia theobromae tấn công mà không có sự kết hợp với nấm Phytopthora thì cây
tiêu có biểu hiện chết chậm hơn (có thể vài tháng hoặc lâu hơn)
Triệu chứng:
Triệu chứng đầu tiên của bệnh Phytopthora là phần dây thân ở trên mặtđất có dấu hiệu bị héo Lá trở nên vàng và rụng hết trong vòng 1-2 tuầnđể lại cành trơ trụi Sau đó toàn dây tiêu bị héo rồi chết trong vòng vàingày hoặc vài tuần, vì toàn bộ rễ bị thối và phần gốc thân bị thối rã.Trong mùa mưa, thường thì lá dưới thấp bị tấn công trước, đầu tiên lànhững vòng nâu đen với cạnh tia ra xuất hiệu trên lá, sau vài ngày thì lárụng, đôi lúc cả lá và lóng tiêu cùng rụng một lượt Lúc lá bệnh rụngxuống đất là lúc mầm bệnh lây lan rất nhanh qua nguồn nước và đất làmcho cả vườn tiêu bị hại trong vòng vài tuần hoặc vài tháng BệnhPhytophthora rất khó trị vì khi chúng ta thấy có biểu hiện bệnh lộ ra ởphần trên mặt đất (lúc này hệ rễ đã bị hại trên 15%) thì bộ rễ đã bị tấncông 1.5-2.0 tháng trước đó Đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào làhữu hiệu nhất để trị Phytophthora trên cây tiêu cả Chính vì vậy chúng tanên áp dụng biện pháp ngừa là chính
Trang 20Cách ngừa bệnh do Phytopthora (nguyên nhân gây ra bệnh chết nhanh):
do bệnh không có thuốc trị đặc hiệu vì vậy cần áp dụng triệt để biện pháp ngừa
- Chọn những giống tương đối kháng bệnh, chẳng hạn giống LadaBelantoeng hoặc ghép những giống mẫn cảm với bệnh Phytophthoranhưng có năng suất cao lên gốc ghép là giống Lada Belantoeng
- Thường xuyên cắt tỉa dây tiêu mọc quá nhiều và nhất là các nhánh ởgần mặt đất để vườn tiêu được thông thoáng, khô ráo
- Làm kỹ đất trước khi trồng, phơi đất ải trong mùa khô
- Thoát nước tốt trong mùa mưa và tưới đủ nước trong mùa khô
- Bón phân khoáng cân đối và bón đầy đủ phân hữu cơ hoai mục
- Không lấy hom giống ở vườn có bệnh, phải xử lý hom giống 20-30phút trong thuốc Benlate-C 0.1%, Zineb 0.3% trước khi giâm
- Kịp thời trừ sâu và tuyến trùng hại Tiêu
- Xử lý thuốc hóa học phòng bệnh 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa(tháng 6 và tháng 12 DL) bằng các thuốc như: Aliette 80WP pha vớinồng độ 20g/bình 8 lít nước để xịt đều trên thân lá cây tiêu nhất là mặtdưới của lá và lá gần mặt đất Nếu không có Aliette thì dùng Ridomyl,Metaxyl, dung dịch Bordeaux 1% (thanh phàn vôi) hay Copper-Zinc85WP để xịt với định kỳ 1-2 tuần/lần Ngoài ra có thể dùng Bordeaux5% để quét lên phần thân gần mặt đất đoạn từ 0.0-0.5m, hoặc tưới gốc
- Những gốc bị bệnh nặng gây chết thì phải đào hết cả rễ đem đốt, phơiải đất, un đốt hố trồng và tưới một trong các loại thuốc kể trên hoặcFormol 2% trước khi trồng 2 tuần
Cách phòng trị bệnh do nấm Fusarisum, Pythium, Rhizoctonia, Diplodia
sp, Lasiodipplodia theobromae (gây ra bệnh chết chậm)
- Thực hiện các khâu phòng bệnh như cách phòng bệnh chết nhanh
- Một số thuốc khá hữu hiệu đối với nấm bệnh này như: Puguran,Validacin, Ridomyl, Aliette pha theo nồng độ khuyến cáo trên bao bìđể đổ vào gốc khoảng 5-10 lít dung dịch thuốc pha/gốc
Chữa bệnh thối rễ bằng chế phẩm thảo mộc được ly trích từ cây thuốc lá ?
Khi bị thối rễ cây Tiêu không còn khả năng hút nước, chất dinh dưỡngtrong đất để nuôi cây, lá úa vàng, rụng dần và cuối cùng cây chết Để trịbệnh này, phòng Công Nghệ Biến Đổi Sinh Học (Viện Sinh Học NhiệtĐới–Trung Tâm KHTN&CNQG) đã nghiên cứu chế phẩm mới từ phế thảithuốc lá kết hợp với dung dịch tăng dinh dưỡng Amino 6DD
Trang 21 Dung dịch Amino 6DD: là một loại thuốc dưỡng cây, được làm từ bột
cá, chồi dứa
Chế phẩm thảo mộc: nguyên liệu để điều chế gồm: vụn thuốc lá hoặc
thuốc lá phế thải và dung môi hữa cơ Lá thuốc được xay nhỏ hoặc bụithuốc được làm ẩm và ủ nóng 24 giờ, ngâm với dung môi hữa cơ và lytrích thành chế phẩm thảo mộc
Cách sử dụng
Các trụ Tiêu được làm vệ sinh quanh gốc sạch sẽ, xới đất xung quanh vàtiến hành phun toàn thân cây bằng dung dịch Amino 6DD với nồng độ10ml/10 lít nước để tăng dinh dưỡng cho cây Đồng thời pha 10ml chếphẩm thảo mộc trong 4 lít nước rồi tưới xung quanh gốc tiêu Sau 7 ngàypha 40ml thảo mộc với 10 lít nước phun đều trên lá, 7 ngày sau khi phunchế phẩm thảo mộc lại tiếp tục phun dung dịch Amino 6DD với nồng độ10ml/10 lít nước Kết qủa chỉ sau 25 ngày xử lý thì cây Tiêu bị bệnh cóchiều hướng phục hồi tốt Chế phẩm thảo mộc này có thể trừ nấm bệnhthối rễ với khả năng phục hồi trên 90%
Câu 24 Xin cho biết một số bệnh hại thân lá và cách phòng trị ?ù
Bệnh thán thư
Do nấm gây bệnh Colletotrichum gloeosporioides gây ra Đây là bệnh
phổ biến trên tất cả các vườn Tiêu, nấm bệnh phát triển trong điều kiệnnóng ẩm, chăm sóc vườn cây kém, bón phân không đầy đủ và không cânđối, tưới nước không điều vào mùa khô Bệnh gây hại đọt non, lá, hoa,quả, thân, cành
Triệu chứng:
- Trên lá: bệnh làm cho lá già hay lá trưởng thành cháy dần từ chót vào,
phần bị cháy có màu xám hay xám trắng, nếu nhìn kỹ thì thấy cónhững vòng đồng tâm trong vòng đồng tâm có những chấm nhỏ màuđen, viền vết bệnh có màu đen, phần phiến lá tiếp xúc với viền vếtbệnh chuyển sang màu vàng Bệnh nặng làm cho gié trái rụng nhiều.Trong các vườn ươm, khi các bầu cây con sắp dày và vườn ươm úngnước thì bệnh làm cho các lá và đọt non thối đen, rụng lóng làm chếtcây
- Trên thân: Bệnh gây nên những vết sưng nứt ở thân làm cho các mô bịcháy ngã sang màu xám, các bó mạch trong thân rời rạc Vết nứt ăn