Phịng trừ sâu bệnh:

Một phần của tài liệu Trung tâm khuyến nông Bình Phước Câu hỏi về Cây tiêu (Trang 33)

Bệnh chết nhanh (tiêu sầu, héo rũ, thối gốc):

Triệu chứng: dễ thấy nhất là phần đọt non của cây bị rũ xuống kể cả vào

buổi sáng, bĩp nẹ các lá non của cây sẽ thấy lá khơng cịn dịn. Lá chuyển sang đen, lá và lĩng bị rụng dần trong vịng 1-3 tuần. Lá chuyển nhanh sang màu nâu vàng rồi đen, tồn bộ cây chết khơ trên nọc. Đào gốc tiêu lên thấy phần thân ngầm và rễ chính bị thối, đen ướt và cĩ mùi nồng khĩ chịu.

Nguyên nhân: do nấm xâm nhập vào rễ chính và thân ngầm làm thối các

bộ phận này, gây nên hiện tượng mất nước hồn tồn trên tồn cây tiêu. Chủ yếu do nấm Phytopthora palmivora var piperis gây ra, đồng thời những nấm Fornes lignosusFusarium solani là những ký sinh thứ cấp cĩ tác hại nhất định.

Quá trình phát sinh - phát triển bệnh

Cây tiêu bị nhiễm bệnh vào đầu mùa mưa kể từ khi đất bị ẩm liên tục (cuối tháng 6 trở đi) thời gian từ khi nhiễm bệnh đến khi cây chết dài hay ngắn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: giống, tuổi cây, biện pháp kỹ thuật canh tác, ẩm độ đất, mật độ nấm bệnh trong đất,…

Biện pháp phịng trừ: cho đến nay khi cây tiêu bị héo rũ phần thân ngầm

bị thối đen thì khơng cịn cứu chữa được nữa. Do đĩ, cần áp dụng biện pháp phịng là chính, cần phối hợp đồng bộ các biện pháp sau:

+ Giống: chọn trồng giống chĩng chịu bệnh khá tốt (Lada Belantoeng, Pannijur-1). Giống Vĩnh linh, Phú Quốc, sẽ lá lớn cĩ tính chĩng chịu bệnh trung bình khá

+ Aåm độ: chỉ tưới vừa đủ nước trong mùa nắng nhất là tháng 1-2. Mùa mưa thì phải vun mơ hoặc xẻ rãnh giữa hai hàng tiêu , đào mương thống nước triệt để sau những trận mưa lớn là biện pháp khơng thể thiếu được khi trồng tiêu. Tránh làm nước lan tràn từ vườn này sang vườn kia

+ Bĩn phân: bĩn phân hữu cơ và cân đối NPN + Xới xáo: tránh làm xay xát rễ chính và thân ngầm

+ Xén tỉa cành nhánh: tỉa bỏ các cành lá dưới chân cho gốc tiêu được thơng thống khoảng 50cm. Thường xuyên tỉa bỏ cành nhánh nọc vào mùa mưa cho thống.

+ Đơn dây: khơng đơn dây tiêu sâu hơn 15-20cm, khi đơn nên lĩt hố bằng phân hữu cơ + đất mặt + tro trấu để dễ thốt nước

+ Thuốc BVTV:

. Trong mùa mưa cần phải phun phịng Alitte 80WP (0.3%) định kỳ 1 tháng/lần hoặc Ridomil-MZ (0.3%)

. Trường hợp lá cây bị héo ta cĩ thể tưới Alitte 80WP (0.3%) vào gốc (lượng 1 lít/gốc)

. Cũng cĩ thể tưới dung dịch Bordeaux 1% vào gốc tiêu với lượng 1- 2 lít/gốc tùy cây lớn hay nhỏ. Cứ 2-3 lần tưới Bordeaux 1% thì cĩ thể thay Rovral 50WP (0.15%) một lần. Cần chú ý khi cây được 3 năm tuổi trở đi thì thường xuyên quét đoạn gốc 0-50cm bằng dung dịch Bordeaux 10%

Bệnh suy thối

Triệu chứng: lá vàng, nhỏ, cịi cọc, ít nhánh, bơng trái ít và hay bị rụng.

Tác nhân: do tuyến trùng gây hại mà phổ biến nhất là lồi Meloidogyne

spp. Ngồi ra cịn do bĩn phân thiếu, khơng cân đối và chăm sĩc kém cũng bị bệnh này

Phịng trừ: xử lý thuốc định kỳ 6 tháng/lần (đầu và cuối mùa mưa). Cây bị

bệnh cĩ thể xử lý 2 lần liên tiếp cách nhau 20-25 ngày. Các thuốc thường dùng: Mocap 6EC (1.5-3ml/gốc), Mocap 10G (10-20gr/gốc), Nemacur 10G (20-40gr/gốc), Oncol 25EC (30-35cc/8lít), Sincocin 0.1% + Agrispon 0.1%. Trước khi xử lý cần xới nơng 3-5cm cách gốc tiêu nhỏ 30cm và cách gốc tiêu lớn 50-60cm sau đĩ rải hoặc tưới nước thốc rồi lấp lại

Bệnh tiêu điên (tiêu nhỏ lá, xoăn lá)

Triệu chứng: tồn cây bị thấp lùn, cịi cọc phần đọt non của cây cĩ dạng

khảm đặc biệt lá nhỏ dịn, xoắn, biến dạng, màu lá loang lỗ, màu xanh, trắng giữa gân lá. Triệu chứng tiêu điên rất khĩ phân biệt với triệu chứng suy thiếu dinh dưỡng, rầy, nhện đỏ,… chít hút.

Tác nhân: do Mycoplasma gây ra. Cây nhiễm bệnh hầu như khơng cho

trái

Phịng trị: biện pháp duy nhất hiện nay là ngừa

Rệp sáp: con mới nở cĩ màu hồng (chưa cĩ lớp sáp trắng trên mình), trưởng thành cĩ lớp sáp trắng trên mình. Rệp sống cộng sinh với kiến trong vườn. Mùa mưa rệp sống chủ yếu bám dưới gốc tiêu để gây hại. Sang mùa khơ kiến tha rệp từ dưới gốc lên thân lá, đọt non và tha rệp từ vườn này sang vườn khác

Phịng trị: do cĩ lớp sáp nên thuốc hố học khĩ thấm vào được vì vậy cần

phun dung dịch xà phịng (20gr xà phịng bột/8 lít nước) trước 10-15 phút rồi mới phun thuốc hố học. Cĩ thể xử dụng các loại thuốc sau: Supracide 40ND (12-15cc/8 lít), Ofunack 40ND (30-40cc/8 lít), Oncol 20ND (30- 35cc/8 lít), Bi58 40EC (40-50cc/8 lít). Nếu đỗ gốc thì đỗ 1-3 lít thuốc/gốc tùy vào gốc lớn hay nhỏ

Mối hại gốc rễ: dùng các loại thuốc sau: Regent 0.3G, Basudin 10H, Oncol 25WP,…

Câu 3. Nhân giống Tiêu bằng phương pháp giâm cành thực hiện như thế nào ?

Đây là phương pháp nhân giống phổ biến nhất và được thực hiện ở tất cả các nước trồng Tiêu trên thế giới. Các loại cành thường được sử dụng là cành vượt và cành lươn.

Cách lấy hom

Một phần của tài liệu Trung tâm khuyến nông Bình Phước Câu hỏi về Cây tiêu (Trang 33)