1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG

80 5,1K 50

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

... 12 MỤC LỤC Chiến lược phát triển dịch vụ công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU Tên đề tài Chiến lược phát triển dịch vụ công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động Lý chọn... lược phát triển dịch vụ công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động 2.5.2 Kênh phân phối Thế Giới Di Động Công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động vận hành hai chuỗi bán lẻ thegioididong.com dienmay.com,... Thị Thùy Linh 17 SVTH: Nhóm Chiến lược phát triển dịch vụ công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH

Trang 3

NHÓM: 5 LỚP HỌC PHẦN: 1421101009702 MARKETING DỊCH VỤ

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

THẾ GIỚI DI ĐỘNG

CHUYÊN NGÀNH: MARKETING TỔNG HỢP

GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2015

Trang 4

7 Lê Thị Phương Thảo

8 Nguyễn Mai Thanh Tịnh

9 Nguyễn Thị Ngọc Trang

10.Hà Thị Việt

11.Nguyễn Bạch Yến

12.

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 4

1.1 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 4

1.1.1 Chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa 4

1.1.2 Phát triển đa khu vực , đa dịch vụ 5

1.1.3 Khả năng hiệu quả 5

1.2 Định hướng mô hình phát triển 6

1.2.1 Những vấn đề tăng lợi nhuận 6

1.2.2 Quốc tế hóa 10

1.2.3 Độc quyền và mô hình đa dịch vụ 10

1.3 Trình tự các chiến lược phát triển 10

1.3.1 Những kinh nghiệm thông thường 10

1.3.2 Mở rộng thị trường dịch vụ 11

1.3.3 Đánh giá rủi ro khi trình tự thay đổi 12

1.3.4 Những kết luận và gợi ý 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG 15

2.1 Tổng quan về ngành điện tử tại Việt Nam 15

2.2 Sơ lược về công ty TNHH Thế Giới Di Động 16

2.3 Các đối thủ cạnh tranh 18

Trang 6

2.3.1.2 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Viễn Thông A( so với Thế Giới Di Động) 19

2.3.1.3 Lợi thế cạnh tranh của TGDĐ ( so với Viễn Thông A) 20

2.3.2 FTP Shop 23

2.3.2.1 Giới thiệu về FTP Shop 23

2.3.2.2 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của FTP Shop 24

2.3.3 Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim 26

2.3.3.1 Giới thiệu về Nguyễn Kim 26

2.3.3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Thế Giới Di Động so với Nguyễn Kim 28 2.3.4 Điện máy và nội thất Thiên Hòa 29

2.3.4.1 Giới thiệu về Thiên Hòa 29

2.3.4.2 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của Thiên Hòa 30

2.4 Chọn thị trường mục tiêu 32

2.5 Chiến lược phát triển dịch vụ 32

2.5.1 Sự phát triển của dịch vụ theo chu kì 32

2.5.1.1 Giai đoạn giới thiệu dịch vụ ra thi trường 32

2.5.1.2 Giai đoạn chuyển đổi và phát triển 35

2.5.2 Kênh phân phối của Thế Giới Di Động 43 2.6 Khảo sát thái độ của khách hàng về dịch vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư

Trang 7

PHẦN 3: KẾT LUẬN 59

Trang 8

Chuỗi Thegioididong.com được thành lập từ 2004 chuyên bán lẻ các sảnphẩm kỹ thuật số di động bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, laptop vàphụ kiện với hơn 360 siêu thị tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam Với hệ thốngcửa hàng phủ sóng toàn quốc, thiết kế cửa hàng bắt mắt, chất lượng dịch vụ tốt,cung cấp đa dạng mặt hàng, Thegioididong.com được biết đến rộng rãi và đượctin dùng bởi rất nhiều khách hàng ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ các bạn học sinh,sinh viên đến cả những đối tượng khách hàng thành đạt, công việc ổn định,

Vậy điều gì làm nên sự thành công của Thegioididong.com, dịch vụ củachuỗi cửa hàng này có gì nổi trội, lý do gì cho sự thu hút khách hàng, ?

Để hiểu rõ hơn về dịch vụ của Thegioididong.com, hãy cùng đến với đề tài:

“Chiến lược phát triển dịch vụ của công ty cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động”

3 Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Hệ thống hóa các lý thuyết về chiến lược phát triển dịch vụ

Thực trạng doanh nghiệp và chiến lược phát triển dịch vụThegioididong.com

- Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Thế giới di động

Trang 9

- Khảo sát thái độ của khách hàng đối với dịch vụ của Thế giới di động

- Phân tích chiến lược phát triển dịch vụ của công ty này

Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ của Thegioididong.com

Đánh giá, nhận xét và đề ra giải pháp cho chiến lược phát triển dịch vụ của Thếgiới

4 Đối tượng-phạm vi nghiên cứu

Đối tượng : Chiến lược phát triển dịch vụ của Công ty TNHH của Thế Giới

Di Động

Phạm vi nghiên cứu : Công ty TNHH Thế Giới Di Động

Giới hạn thời gian : 1/2013-1/2015

5 Nội dung nghiên cứu

Cơ sở lý luận

- Những yếu tố chi phối hoạch định chiến lược

+ Chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa

+ Phát triển đa khu vực, đa dịch vụ

+ Khả năng hiệu quả

- Định hướng mô hình phát triển

+ Những vấn đề tăng lợi nhuận

+ Độc quyền và mô hình đa khu vực

- Trình tự các chiến lược phát triển

+ Những kinh nghiệm thông thường

+ Mở rộng thị trường dịch vụ

+ Đánh giá rủi ro khi trình tự thay đổi

+ Những kết luận và gợi ýThực trạng doanh nghiệp và chiến lược phát triển dịch vụ củaThegioididong.com

- Tổng quan về Thế giới di động

Trang 10

- Phân tích đối thủ cạnh tranh

- Định vị

- Phát triển dịch vụ của Thegioididong.com

- Khảo sát về sử dụng dịch vụ tại Thế giới đi dộng

Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ của Thegioididong.com

- Đánh giá, đề xuất giải pháp cho chiến lược phát triển dịch vụ củaThegioididong.com thêm hoàn thiện và hiệu quả qua thực tế phân tích và ápdụng các kiến thức đã học

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát những nơi có cửa hàng của Thegioididong.com

+ Quan sát, đọc những thông tin trên báo chí, internet,…

- Phương pháp thu thập dữ liệu: làm khảo sát nghiên cứu khách hàng, thuthập và ghi chép thông số, dữ liệu liên quan đến dịch vụ của Thế giới diđộng

7 Cơ cấu và bố cục đề tài

- Phần 1: Phần mở đầu

- Phần 2: Phần nội dung

Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển dịch vụ

Chương 2: Thực trạng doanh nghiệp và chiến lược phát triển dịch vụ củaThế Giới Di Động

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển dịch vụ của thế giới di động

- Phần 3: Phần kết luận

Trang 11

PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

1.1 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

- Dịch vụ có hai đặc điểm riêng biệt: tính không hiện hữu trong cung cấp vàtính không tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng

- Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triểnd dịch vụ là tập trung vào khảnăng lượng hóa và phát triển tổng thể

Sau đây là những vấn đề riêng biệt của dịch vụ chi phối mạnh mẽ sự hoạchđịnh chiến lược

1.1.1 Chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa

 Chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất dịch vụ là thực hiện hợp lý hóa

tổ chức trong hệ thống cung cấp dịch vụ

- Dựa vào trình độ chuyên môn, kỹ năng của nhân viên mà bố trí họ đảmnhận công việc phù hợp trong hệ thống, duy trì trong thời gian dài, giúp nhân viênthuần thục trong công việc đúng khả năng

- Giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giảmchi phí

=> Mang lại mức giá thấp hơn so với dịch vụ tương tự, do đó đạt mức tăngtrưởng cao hơn

 Sự tiêu chuẩn hóa sản xuất dịch vụ cũng có nghĩa là tiêu chuẩn hóa trongphân phối và tiêu dùng

Trang 12

1.1.2 Phát triển đa khu vực , đa dịch vụ

o Những vấn đề nảy sinh từ bên ngoài

Tùy vào dịch vụ kinh doanh mà có những vấn đề nảy sinh từ bên ngoài

1.1.3 Khả năng hiệu quả

Các nhà hoạch định phải bám sát cơ sở thực tiễn để tính đến khả năng mang lạihiệu quả của chiến lược Các quyết định chiến lược của doanh nghiệp hầu hết đềuxét đến sự phù hợp và mang lại lợi nhuận cao nhất dựa trên khả năng của doanhnghiệp với nhu cầu tiềm năng cho các khả năng đó

Những yếu tố chi phối đến lợi nhuận được sử dụng trong hoạch định chiếnlược có thể gây ảnh hưởng khác nhau khi áp dụng cho các loại dịch vụ

o Chu kỳ sống

Trang 13

- Chu kỳ sống ngắn sẽ có số lượng ít khách hàng dẫn đến chi phí cao, lợinhuận thấp Ngược lại chu kỳ sống dài sẽ có nhiều khách hàng, chi phí cận biên thấp

hạ thấp chi phí dịch vụ, lợi nhuận cao

- Chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ trải qua 5 giai đoạn khác nhau, nhucầu tiêu dùng riêng biệt: khởi xướng, triển khai, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái

- Nhà cung cấp dịch vụ dựa trên nhận thức chu kỳ sống để xây dựng kếhoạch chi tiết cung cấp dịch vụ cho từng giai đoạn

- Cần năng động điều chỉnh và cân đối việc cung cấp dịch vụ giữa các giaiđoạn khác biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng

 Đầu tư thiết thực hơn, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ chi phí và thulợi nhuận

- Tuy nhiên, trên thực tế rẩ khó đạt được ưu thế về thị phần

o Kinh nghiệm

Ảnh hưởng của kinh nghiệm tới chi phí nói chung không bao giờ được biểuhiện trong các tình huống dịch vụ

1.2 ĐỊNH HƯỚNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN

1.2.1 Những vấn đề tăng lợi nhuận

Khái quát mô hình

Trang 14

- Doanh nghiệp dịch vụ thành công tường hoạt động dựa trên nguyên tắc:

chấp thuận một chiến lược tập trung cao, xây dựng mục tiêu chắc chắn với kháiniệm lợi nhuận rõ rệt cùng với hệ thống dịch vụ tập trung có uy tín cao, tức là mộtdịch vụ trên một thị trường cụ thể

- Mục tiêu đưa ra càng rõ ràng thì kế hoạch thực hiện mục tiêu đó càng

đơn giản, mang lại hiệu quả cao hơn

- Nhà cung cấp dịch vụ cần hiểu được vấn đề như tổ chức cái gì, tổ chức

cho ai và xác định uy tín gì thì khả năng mâu thuẫn trong hoạt động dịch vụ sẽ giảm

Những mô hình phát triển

- Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ để tăng lợi nhuận đưa công ty phát

triển là vấn đề quan trọng có ý nghĩa số còn Tuy nhiên có qua nhiều những khókhăn công ty phải đối mặt trong hoạt động kinh doanh hằng ngày

+ Dịch vụ bị giới hạn về mặt thời gian

+ Dịch vụ bị giới hạn về mặt vị trí

Làm thế nào để tạo ra lợi nhuận một cách thỏa đáng

- Ba mô hình dịch vụ có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với nhau:

+ Hoạt động đa khu vực

+ Hoạt động đa dịch vụ

+ Hoạt động đa ngành

Ứng dụng các mô hình riêng biệt

Tùy theo điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, điều kiện cụ thể của thị trường,đặc điểm của dịch vụ là căn cứ trong việc lựa chọn mô hình

Trang 15

Đa khu vực

Sơ đồ: Chiến lược tăng trưởng luôn được lựa chọn thay thế

 Mô hình đa khu vực

- Chiến lược này mô phỏng một dịch vụ cơ bản cung ứng cho một đoạn thị

trường và sau đó, áp dụng cho các khu vực khác nhau

- Việc này làm tăng tính phức tạp do mức tăng trưởng cao bắt nguồn từ

việc lựa chọn các đặc điểm và sự quản lý cơ sở hạ tầng

- Việc xây dựng mô hình thành công phụ thuộc rất nhiều vào nghiên cứu

Marketing: quyết định địa điểm, vốn, chiến thuật cạnh tranh

- Thách thức lớn nhất của ứng dụng Marketing trong doanh nghiệp theo

mô hình này là việc phát triển các dịch vụ mới

- Cần phải phân biệt dịch vụ cơ bản và dịch vụ phụ thêm (bao quanh).

+ Dịch vụ cơ bản do hoạt động chính trong dịch vụ tạo nên

Trang 16

+ Dịch vụ phụ do các hoạt động phụ trợ tạo nên Các dịch vụ phụ này đượccộng thêm vào dịch vụ chính nhằm tăng lợi ích cho khách hàng và tăng lợi nhuậncho hệ thống dịch vụ đó.

 Mô hình đa ngành

- Mô hình này xuất phát từ quan điểm về khả năng dư thừa tài sản cố định.

Với mong muốn đưa những chi phí cố định này tham gia vào việc tạo ra lợi nhuận

- Các dịch vụ được triển khai có dịch vụ cơ bản và dịch vụ bao quanh,

 Đa khu vực, đa dịch vụ

- Chến lược phát triển nhiều dịch vụ kết hợp ở nhiều địa điểm

- Mô hình có tính ổn định và tập trung vào các địa điểm có thể thực hiện

được theo kế hoạch

- Tuy nhiên, chiến lược Marketing sẽ rất phức tạp.

 Đa dịch vụ, đa ngành

- Công ty hoạt động trog cùng một khu vực nhưng cung cấp nhiều dịch vụ

cơ bản và dịch vụ phụ, thuộc các ngành khác nhau

- Hoạt động đa ngành trong cùng một khu vực là rất phức tạp

 Đa khu vực, đa ngành

- Công ty cung cấp một số lượng dịch vụ hạn chế ở nhiều khu vực vớinhiều ngành dịch vụ khác nhau

- Nhu cầu đa ngành – đa khu vực xuất phát từ mục tiêu tăng hiệu quả chi

Trang 17

triển nhiều loại dịch vụ thuộc các ngành khác nhau phân phối rộng trên các khu vực

Nền tảng văn hóa, con người ở mỗi quốc giá tác động trực tiếp đến khả năngquốc tế hóa dịch vụ của doanh nghiệp

1.2.3 Độc quyền và mô hình đa dịch vụ

Một trường hợp đặc biệt trong chiến lược đa khu vực là sử dụng độc quyềnbán

Độc quyền bán liên quan đến việc một nhà độc quyền cung cấp một dịch vụ

cơ bản cho thị trường để hình thành một khu vực mới

Nhà cung cấp dịch vụ độc quyền được luật bản quyền bảo hộ trên một thịtrường cụ thể Nhà cung cấp đó có thể nhượng bản quyền cho nhà cung cấp kháctrên thị trường cụ thể trong một thời gian cụ thể cùng với quy định mà hai bên thỏathuận

Sự phát triển nhanh chóng thể hiện lợi ích to lớn của vic bán dịch vụ độcquyền Tuy nhiên cũng có nhiều bất lợi từ việc bán độc quyền

Trang 18

1.3 TRÌNH TỰ CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

1.3.1 Những kinh nghiệm thông thường

Con đường dẫn tới thành công là thông qua chiến lược phát triển, có nghĩa

kà bằng việc gia tăng hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện tại

- Chiến lược phát triển thứ nhất: công ty có thể tăng thêm hoặc thay đổicác dịch vụ phụ, dịch vụ bao quanh và dịch vụ chính

- Chiến lược phát triển thứ hai: mở rộng kinh doanh sang các đoạn thịtrường khác Các dịch vụ chủ yếu vẫn giống như ban đầu, vấn đề nhân khẩu và xãhội cũng không thay đổi

Bước tiếp theo chiến lược trước bắt nguồn từ quan điểm tối đa hóa lợinhuận, tối thiểu hóa rủi ro và mục tiêu đặt ra là tốc độ tăng trưởng cao để bán cácdịch vụ cơ bản cho các đoạn thị trường mới

Việc mở rộng thị trường căn cứ chủ yếu vào các yếu tố nhân khẩu và xã hội

Tính hiệu quả của chiến lược phụ thuộc vào sự kết hợp linh hoạt hài hòagiữa: sự hình thành khái niệm dịch vụ mới và đoạn thị trường mới; sự hình thànhkhái niệm dịch vụ mới với đoạn thị trường hiện tại và sự hài hòa giữa đoạn thị

Trang 19

Phát triển thị trường dựa vào các yếu tố nhân khẩu – xã hội.

Một vấn đề cần lưu ý là mối quan hệ giữa việc cung cấp dịch vụ và hệ thốngphân phối, cùng với mối quan hệ giữa những người hoạt động trong ngành dịch vụ

đã tạo ra những hạn chế về cơ cấu hoàn thiện

1.3.3 Đánh giá rủi ro khi trình tự thay đổi

 Phát triển dịch vụ mới

- Rủi ro trong thời kỳ hoàn trả

- Thực hiện đổi mới dịch vụ, việc mua bán dịch vụ khó hơn so với việc sảnxuất dịch vụ mới

- Các cơ hội và tính linh hoạt trong việc thực hiện hợp đồng phụ ít hơn rấtnhiều

- Thực hiện hợp đồng và độc quyền chỉ có thể có sau khi dịch vụ mới đãthành công trên thị trường

- Rủi ro liên quan đến thị trường cạnh tranh Sự nới lỏng cạnh tranh tronglĩnh vực dịch vụ, những dịch vụ mới thành công dễ dàng bị sao chép Sự dễ dàngthâm nhập trong dịch vụ, đặc biệt đối với các dịch vụ mới sẽ làm tăng mức độ rủi rotrong cạnh tranh

 Mở rộng ra thị trường nước ngoài

- Người làm marketing dịch vụ phải đến tận nước tiêu thụ, gặp trực tiếpngười tiêu dùng và thực hiện dịch vụ

- Người bán dịch vụ phải tạo ra dịch vụ ngay trên đất nước cảu khách hàng

và phải trực tiếp bán cho người tiêu dùng

- Hãng cung cấp dịch vụ phải tìm được nguồn cung ứng tài nguyên phùhợp và những người quản lý nhân sự phải xuất ngoại để quản lý điều hành dân bảnđịa

Trang 20

- Người làm Marketing dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn với chính quyền

sở tại Đối với các hãng dịch vụ sẽ có ít dòng vốn chảy vào đất nước sở tại, ít hoặckhông có quyền chuyển giao công nghệ

- Căng thẳng nhất là khi một số nước cho rằng các hãng dịch vụ:

+ Là nhân tố chính tham gia vào lạm phát

+ Gây ra quá nhiều phàn nàn từ phía khách hàng và công chúng

+ Gây nên vấn đề về sử dụng đất rất nghiêm trọng ở khu vực nông thôn

 Đa dạng hóa đồng tâm

- Đa dạng hóa đồng tâm là một chiến lược hợp lý cho các công ty dịch vụhơn so với các công ty sản xuất hàng hóa hiện hữu

1.3.4 Những kết luận và gợi ý

Các chiến lược thay thế trong dịch vụ bao gồm:

- Sự nhạy bén trong nhận thức

- Mở rộng thị trường theo khu vực địa lý

- Cải tiến, thiết kế lại dịch vụ

- Phát triển dịch vụ mới

Hoặc

- Đa dạng hóa đồng tâm

- Mở rộng thị trường ra nước ngoài

- Đa dạng hóa hỗn hợp Khai thác hạ tầng mở ra dịch vụ mới trong hệthống

 Phân tích cho thấy khi một công ty dịch vụ lựa chọn theo chiến lược trênphải trải qua 3 giai đoạn phát triển:

- Một là phải nhanh chóng nhận thấy để hạn chế quá lạm dụng mạng lướiphụ trợ và cố gắng đáp ứng nhu cầu của quá nhiều đoạn thị trường có thuộc tính

Trang 21

nhân khẩu khác nhau ở những khu vực khác nhau Sự mở rộng thị trường này thực

tế chính là đa dạng hóa đồng tâm

- Hai là phải nhận thấy trong đa dạng hóa đồng tâm, các hoạt động đổi mớidịch vụ cơ bản hiện tại hoặc phát triển dịch vụ mớiàlà các chiến lược phát triển hợp

lý tiếp theo cần thực hiện Cần có sự kết hợp hài hòa giữa nhà điều hành và giámđốc Marketing

- Ba là công ty có thể từng bước vượt qua rủi ro khi phát triển ở thị trườngnước ngoài

Sơ đồ Sự thay đổi chiến lược phát triển của công ty

Sơ đồ sự thay đổi chiến lược phát triển dịch vụ trong công ty

Một dịch vụ cơ bản cho mộtđoạn thị trường

Thâm nhập thị trường cũ, thị phần mở rộng, tăng

dịch vụ phụ, dịch vụ trọn gói

Bán dịch vụ hiện cótrên đoạn thị trườngmới theo yếu tố nhânkhẩu – xã hội

Bán dịch vụ hiện có trên đoạnthị trường mới theo yếu tố khu

vực – địa lý

Đa dạng hóa đồng tâm

Cải tiến những nộidung cơ bản của dịch

Trang 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT

TRIỂN DỊCH VỤ CỦA THẾ GIỚI DI ĐỘNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Môi trường kinh doanh của mảng bán lẻ đồ điện tử và công nghệ có tínhcạnh tranh khá phân mảnh Thời điểm hiện tại, các chuỗi bán lẻ đồ điện tử vừa phải

“ so tài” lẫn nhau , vừa phải cạnh tranh với các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ ( cửa hàng

“mom & pop”) Theo thống kê của Gfk Temax Việt Nam, nhóm cửa hàng mom &pop chiếm lĩnh 50% thị phần trong phân khúc bán lẻ điện thoại di động tại Việt Namtrong năm 2014

Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều nhà bán lẻ đã phải

“mạnh tay” đưa ra các đợt khuyến mãi khủng để thu hút khách hàng

Mặc dù đối với sự cạnh tranh gay gắt, nhưng dư địa để ngành bán lẻ hàngđiện tử tiêu dùng tăng trưởng vẫn còn khá nhiều VPBS dự phóng, ngành bán lẻ đồđiện tử sẽ đạt mức tăng trưởng 10.2% trong năm 2015 và 7.3% trong năm 2016

Thiết bị viễn thông : mảng bán lẻ điện thoại đạt mức tăng trưởng mạnhtrong 9 tháng đầu năm 2014( tăng 24% so với cùng kỳ 2013) nhờ sự tiêu thụ tốtdòng điện thoại thông minh (ước tính tăng 38%) Ở phân khúc này, các cửa hàng tưnhân chiếm 50%, thế giới di động chiếm 21%, FTP chiếm 11% và các công ty khácchiếm 18%

Thiết bị điện tử tiêu dùng và đồ gia dụng : bao gồm các dòng sản phẩm nhưtivi , thiết bị âm thanh, máy ảnh , tủ lạnh, máy giặt và các đồ gia dụng khác VPBS

dự phóng, phân khúc này sẽ đạt mức tăng trưởng ổn định 5% mỗi năm từ năm 2014đến năm 2019

Trang 23

Dòng sản phẩm công nghệ thông tin: bao gồm máy tính để bàn, máy tínhxách tay, máy tính bảng và màn hình máy tính.Ở phân khúc bán lẻ máy tính xáchtay: Các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ (mom & pop) chiếm thị phần cao nhất 82%, FTPchiếm 7%, và các công ty khác chiếm 7% Phân khúc mấy tính bảng : cửa hàng tưnhân nhỏ lẻ chiếm 44%, FTP chiếm 20%, các công ty khác chiếm36% VPBS dựphóng, phân khúc này sẽ đạt mức tăng trưởng từ 5% đên 10% mỗi năm giai đoạn từnăm 2014 đến 2019.

Trong những năm sắp tới, thị trường bán lẻ đồ điện tử tại Việt Nam sẽ thugọn và trở nên tập trung hơn Các chuỗi cửa hàng lớn với lợi thế về quy mô sẽ thâutóm được tại thị phần từ các cừa hàng mom & pop, đặc biệt là tại các vùng nôngthôn

Hình

2.2 SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Công ty Thế Giới Di Động thành lập vào tháng 03/2004, lĩnh vực hoạt độngchính của công ty bao gồm: mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại

di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử

Trang 24

Năm 2007 Công ty Thế Giới Di Động tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ MekongCapital, chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần để mở rộng cơ hội phát triển.

 Tầm nhìn: Thế Giới Di Động 2015 là tập đoàn dẫn đầu ngành bán lẻ vàsáng tạo nhất Việt nam luôn đem đến cho Khách hàng những trải nghiệm thú vị,thân thiện, tin tưởng; là minh chứng cho việc vận hành có Integrity tại bất cứ nơinào chúng tôi hiện diện mà nó tạo ra sự khác biệt cho Việt Nam

 Giá trị cốt lõi của nhân viên

o Máu lửa trong công việc

 Một số thành tựu THẾ GIỚI DI ĐỘNG đã đạt được trong vòng 10 năm:

o Top 5 nhà bán phát triển nhanh nhất Châu Á – Thái Bình Dương 2010(Euromonitor International)

o Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á- Thái Bình Dương 4 năm liên tiếp

2010 – 2011 – 2012 – 2013 (Tạp chí bán lẻ châu Á – Retail Asia)

o Top 500 Fast VietNam 2010 (Thegioididong.com nằm trong top 4)

o Nhà bán lẻ được tín nhiệm nhất 4 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009, 2010(Vietnam Mobile Awards)

o Top 10 nhà bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam năm 2013 (tạp chí Châu ÁThái Bình Dương – Euromonitor International)

Trang 25

Hình

2.3 CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

2.3.1 Viễn Thông A

Viễn Thông A được xem là đối thủ cạnh tranh chính Nếu Thế Giới Di Động

là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bán lẻ thiết bị điện tử và các dịch vụ phụ kèm thìViễn Thông A chính là doanh nghiệp thách thức thị trường với tiềm năng phát triểnmạnh, đối đầu trực diện liên tục trong suốt nhiều năm qua

2.3.1.1 Giới thiệu về Viễn Thông A

Viễn Thông A được thành lập vào tháng 11 năm 1997 Tính đến tháng 2năm 2015, Viễn Thông A đã không ngừng lớn mạnh và duy trì sức ảnh hưởng của

Trang 26

mình trên thị trường bán lẻ thiết bị điện tử với hơn 132 trung tâm Laptop, 89 trung tâm sửa chữa bảo hành có mặt ở khắp 45 tỉnh thành của Việt Nam.

Smartphone-Viễn Thông A không ngừng nỗ lực để khẳng định thương hiệu “Sự lựa chọn tốt

nhất của bạn” Hệ thống kênh phân phối dày đặc, bao phủ trên diện rộng cùng chất

lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện gây ra sức ép cạnh tranh không nhỏ đối vớiThế Giới Di Động

Thông tin cơ bản:

- Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học

- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Đại lý ký gửi hàng hóa, đại lý thu cước viễn thông

- Sửa chữa thiết bị liên lạc

2.3.1.2 Phân tích lợi thế cạnh tranh của Viễn Thông A( so với Thế Giới Di Động)

Viễn Thông A tập trung phát triển dịch theo chiều sâu và không phát triểnnhiều dịch vụ mới như Thế Giới Di Động Do đó, ở lĩnh vực kinh doanh, sữa chữacác thiết bị điện tử, chất lượng dịch vụ đem đến cho khách hàng luôn là trọng tâmcho quá trình đầu tư và phát triển Hầu như số lượng và cách thức của các dịch vụ ởhai doanh nghiệp này không có sự khác biệt lớn, Thế Giới Di Động vẫn chiếm lợi

Trang 27

thương hiệu và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên.Có thể nhận thấy, Viễn Thông

A cạnh tranh so với Thế Giới Di Động thông qua các yếu tố sau:

-Giá cả cạnh tranh: Giá các sản phẩm, thiết bị điện tử tại Viễn Thông A

đều được điều chỉnh thấp hơn so với Thế Giới Di Động từ 10.000-30.000đồng Mứcgiá chênh lệch không lớn nhưng ở những sản phẩm thuộc phân khúc tầm trung nhắmvào đối tượng có thu nhập trung bình thấp và đặc biệt nhạy cảm với giá thì đây làchiến lược đúng đắn Điều này minh chứng cho việc các doanh nghiệp có nhu cầumua điện thoại giá rẻ (nút bấm) phát cho nhân viên thường lựa chọn Viễn Thông Ahay sinh viên, học sinh sẵn sàng bỏ nhiều thời gian để tham khảo giá và lựa chọnViễn Thông A dù mức giá chênh lệch chỉ vài chục ngàn đồng

-Mở các cửa hàng mini trong hệ thống siêu thị Co.op Mart, Big C Điều

này tăng khả năng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng của Viễn Thông A Mặc dùdoanh số của các cửa hàng không cao nhưng việc duy trì các cửa hàng này góp phầntăng tính nhận diện thương hiệu và quảng bá truyền thông cho Viễn Thông A, đặcbiệt là khi không thể cạnh tranh lại Thế Giới Di Động với hệ thống cửa hàng dày đặc

và vị trí đẹp bởi số vốn đầu tư quá lớn, vượt quá khả năng huy động trong thời gianngắn của doanh nghiệp

- Liên kết chiến lược với Viettin Bank để cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán

nội địa và quốc tế Đồng thời phát hành Gift Card thay vì voucher giấy như Thế Giới

Di Động Xây dựng ClubCard dưới hình thức giống thẻ thành viên để tích điểm vànhận ưu đãi đặc biệt (đây là mô hình mới mà Thế Giới Di Động chưa có)

2.3.1.3 Lợi thế cạnh tranh của TGDĐ ( so với Viễn Thông A)

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt nhưng tốc độ phát triển và thị phần củaViễn Thông A vẫn chưa ở vị thế ngang bằng với Thế Giới Di Động bởi:

- Hệ thống nhận diện thương hiệu: Cùng tông vàng chủ đạo nhưng cách

kết hợp màu sắc vàng + đen mang tính thu hút và kích thích hơn nhiều so với vàng +

Trang 28

xanh + đỏ Ngay từ tên gọi Thế Giới Di Động đã khẳng định rõ cho khách hàngthấy dịch vụ chính của họ cùng với cách thiết kế cửa hàng có sự đồng nhất trong

-Hệ thống kênh phân phối: Hệ thống cửa hàng của Thế Giới Di Động có

số lượng lớn và có mặt ở hầu hết 64 tỉnh thành phố trong cả nước Tuy nhiên, ở khuvực thành phố lớn như TPHCM thì cuộc cạnh tranh về mặt bằng đẹp và khu vựctrọng yếu có phần thắng nghiêng hoàn toàn về Thế Giới Di Động Hầu hết các ngã

ba, ngã tư, khu vực trung tâm dễ nhận biết đều có mặt của Thế Giới Di Động vớimặt bằng lớn Hệ thống cửa hàng bao phủ dày đặc và xuất hiện ở hầu hết các tuyếnđường, tăng khả năng tiếp cận khách hàng

-Các thiết kế cửa hàng có sự đồng nhất và hợp lý Các cửa hàng đều lắp

kính trong suốt để thuận tiện cho quá trình quan sát Cách thiết kế lối đi, hệ thốngánh sáng tạo cảm giác thoải mái cho người mua hơn là cách bày trí tại Viễn ThôngA

Tuy nhiên, trong định hướng tương lai lâu dài Viễn Thông A vẫn có tiềmlực phát triển vô cùng mạnh Thế Giới Di Động cần nắm vững lợi thế của mình vàphát huy nó, đồng thời đánh giá đúng lợi thế của đối thủ về sự liên kết chiến lược để

có sự đề phòng nhất là khi Viễn Thông A đang kêu gọi đầu tư để gia tăng năng lực

Trang 29

tranh với Thế Giới Di Động trên lĩnh vực điện tử đơn thuần, họ sẽ tiếp tục mở rộngdịch vụ khi đủ tiềm lực về tài chính.

2.3.2 FTP Shop

2.3.2.1 Giới thiệu về FTP Shop

Thông tin cơ bản:

Công ty Cổ Phần Bán Lẻ Kỹ Thuật Số FPT

Trụ sở chính: 261 Khánh Hội, P.5, Quận 4, TPHCM

Tel: 08.73023456

FPT Shop ra đời vào đầu năm 2012 Chỉ mới xuất hiện trên thị trường gần

3 năm nhưng đã nhanh chóng vươn lên trở thành chuỗi bán lẻ thiết bị điện tử hàngđầu Việt Nam nhờ sự hậu thuẫn rất lớn từ tập đoàn FPT FPT Shop ra đời nằm trong

đề án phát triển chuỗi bán lẻ của tập đoàn này với số tiền đầu tư 85 tỷ đồng (85%vốn góp) và 15% còn lại góp từ các cổ đông lớn của tập đoàn FPT Do đó, FPT Shop

kế thừa được nguồi tài chính dồi dào và nguồn nhân lực chất lượng cao tạo nên xuấtphát điểm cao so với các đối thủ khác, trong đó có Thế Giới Di Động Chỉ trong thờigian ngắn, với số tiền đầu tư đổ dồn vào để phát triển, FPT Shop nhanh chóng xâydựng hệ thống cửa hàng rộng khắp, vươn lên trở thành thế lực thứ 3 trong công cuộctranh giành thị phần bán lẻ thiết bị điện tử với Viễn Thông A và Thế Giới Di Động

Trang 30

HìnhMặc dù số lượng cửa hàng của Viettel Store cao hơn so với FPT Shopnhưng hiệu quả kinh doanh của Viettel Store không thể sánh bằng 3 đối thủ còn lại ởmức độ sản phẩm đa dạng, sự hài lòng của khách hàng và giá cả cạnh tranh.

2.3.2.2 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của FTP Shop

FPT Shop có hệ thống nhận diện thương hiệu rõ ràng và đảm bảo chất lượngcảm nhận khi xã hội đều biết đến chất lượng cung cấp dịch vụ của tập đoàn FPT.Điểm mạnh của FPT Shop vẫn nằm ở thương hiệu mạnh và chất lượng dịch vụ tốt

Dự kiến, trong năm 2015, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT sẽ tiếp tục mở

50 shop, nâng tổng số shop lên 200 trên toàn quốc, doanh thu dự kiến tăng 40% vàlợi nhuận dự kiến tăng 300% so với năm 2014 Trong khi đó, “tính đến cuối tháng9/2014, FPT Shop đã chạm mốc 150 cửa hàng với 3.400 cán bộ công nhân viên Sựphát triển quá nhanh của FPT Shop khiến phát sinh nhiều vấn đề theo không kịp nhưnguồn nhân lực, hệ thống quản lý, chất lượng nhân viên… Do vậy, FPT Shop đã

Trang 31

shop mỗi năm tương đương với việc mỗi tuần khai trương 1 shop, đủ thấy FPT Shop

đã phải chạy đua ráo riết với thời gian"( Đại diện FPT Shop cho biết) Điều này cho

thấy, FPT vẫn đang trong quá trình đầu tư vào hoàn thiện nhưng đã chiếm lĩnh đượcmột phần thị trường không nhỏ Xét ở tình hình hiện tại khi mà Thế Giới Di Độnghay Viễn Thông A đã phải trải qua quá trình phát triển lâu dài mới có được thànhtựu như hiện tại thì chỉ trong 3 năm ngắn ngủi, FPT đã phát triển một cách thần tốc

=> Đối thủ mạnh và có nguy cơ đe dọa thị phần cao đối với Thế Giới Di Động trongtương lai gần Nếu như Viễn Thông A có kinh nghiệm chinh chiến lâu năm trên thịtrường thì đứa con chập chững của tập đoàn FPT lại có được tiềm lực về vốn, kỹthuật, nhân lực quá mạnh và khẳng định được chỗ đứng nhanh chóng trên thị trường

Do đó, trước mắt so sánh về lợi thế cạnh tranh và vị thế trên thị trường, Thế Giới DiĐộng cần khai thác những điểm yếu của FPT Shop và giữ vững ngai vàng của mìnhthông qua các những yếu tố sau:

-Mức giá bán trung bình của FPT cao hơn so với mặt bằng giá chung

-Hệ thống kênh phân phối (cửa hàng) đang dần mở rộng nhưng khó có được

vị trí đẹp vì gia nhập thị trường muộn

- Chưa hoàn thiện về mặt đa dạng hóa và sẵn có của sản phẩm

- Chất lượng dịch vụ tốt nhưng chưa đa dạng và phát triển mạnh (vì chỉ đang

ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển)

Dù vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đề phòng và có biện pháp đốiphó với khả năng phát triển nhanh chóng của FPT Shop bởi thế mạnh về nội lựccũng như hệ thống nhận diện thương hiệu tốt, chất lượng nhân lực cao mà đặc biệt làthương hiệu FPT đã khẳng định vị thế sâu sắc về chất lượng tại thị trường Việt Nam

Ngoài ra, các trung tâm kinh doanh thiết bị điện tử như BK Computer,Phong Vũ, Viettel Store,H-nam Mobile, Nguyễn Kim,… cũng dần lớn mạnh nhữngvẫn đang loay hoay phát triển Đây là các đối thủ theo sau thị trường, áp lực đe dọa

Trang 32

không lớn nhưng cần có chiến lược phù hợp để đề phòng sự tấn công bất ngờ từ cácđối thủ nhỏ này Trong đó:

-BK Computer chiếm lợi thế cạnh tranh bởi giá thấp hướng đến đối tượngsinh viên nhưng chất lượng dịch vụ chưa tốt, hàng hóa không đa dạng, hệ thống bán

lẻ chưa thật sự phát triển và đầu tư đúng mức

-Phong Vũ: lợi thế cạnh tranh có được nhờ việc cung cấp đa dạng các loạilinh kiện điện tử, phụ kiện đi kèm mà hệ thống bán lẻ khác không cung cấp, giá cảcạnh tranh nhưng tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để bành trướng cũng như hệthống cửa hàng còn khá ít và chủ yếu phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh

-Viettel Store là đứa con của Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, kháphát triển ở giai đoạn đầu gia nhập thị trường nhưng dần dậm chân tại chỗ trongnhiều năm nay bởi chất lượng dịch vụ không tốt, hàng hóa không phong phú và giácao so với mặt bằng chung

- H-nam Mobile là cửa hàng điện tử nhỏ mới phát triển trong những nămgần đây nhưng cũng đã tạo sức ảnh hưởng không nhỏ đối với giới trẻ thích mua sắmonline Thay vì đầu tư vào mặt bằng, H-nam Mobile tập trung vào kinh doanh onlinevới hệ thống cửa hàng giao dịch nhỏ, mang tính tượng trưng để tiết kiệm chi phí, tạotiền đề cạnh tranh về giá Đây là doanh nghiệp có tính thu hút lớn đối với học sinh,sinh viên, người có nhu thập thấp

2.3.3 Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim

2.3.3.1 Giới thiệu về Nguyễn Kim

Trang 33

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI NGUYỄN KIM

Trụ sở chính: 63-65-67 Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 1900 1267 Fax: (84-8) 38 210 818

Gần 10 năm tồn tại và phát triển trên thị trường, Siêu thị Điện Máy NguyễnKim chính là doanh nghiệp dẫn đầu ngành bán lẻ điện máy, điện tử tại Việt Nam Sơkhai với cửa hàng điện máy nhỏ, nhờ nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như khả năngnắm bắt cơ hội đầu tư, Nguyễn Kim ngày nay đã lớn mạnh thành đơn vị số 1 ViệtNam không chỉ trên lĩnh vực điện máy Hệ thống siêu thị Nguyễn Kim không ngừngvươn rộng trên toàn quốc với hơn 200 trung tâm lớn nhỏ bao phủ khắp mọi tỉnhthành trên cả nước.Theo báo cáo nghiên cứu của AC Nielsen: 99% người tiêu dùngđánh giá Nguyễn Kim là đơn vị số 1 trong ngành Bán lẻ Điện tử tiêu dùng đủ để chothấy tiềm lực vô cùng lớn của Nguyễn Kim

Trong năm tài chính kết thúc 31/3/2014, công ty đạt doanh số bán hàng hơn8.400 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 352 tỷ đồng Tuy nhiên, với mục tiêu doanh số quácao và sự mở rộng quá nhiều trung tâm điện máy trong thời gian ngắn, tiêu tốnnguồn vốn quá lớn lại không đem hiệu quả cao do sự đình trệ của nền kinh tế,Nguyễn Kim đã bán 49% cổ phần cho Power – Buy thuộc tập đoàn Central Groupcủa tỷ phú Thái Lan Đây là hợp đồng M&A đáng quan tâm của nền kinh tế đầu năm

2015 và đặt ra yêu cầu lớn trong sự thay đổi chiến lược của các doanh nghiệp kinhdoanh điện máy, điện tử của Việt Nam, trong đó có Thế Giới Di Động

Trang 34

2.3.3.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Thế Giới Di Động so với Nguyễn Kim

Hình

Xét ở thời điểm cuối năm 2012, Thế Giới Di Động là doanh nghiệp xếpthứ 2 chỉ sau Nguyễn Kim về doanh thu tính chung cho cả điện tử lẫn điện máy.Đương nhiên, số liệu này chưa thật sự thể hiện rõ được năng lực của hai đối thủ này

Ở thời điểm năm 2012, doanh số Nguyễn Kim thu được đa số từ điện máy trong khiThế Giới Di Động có được từ điện tử (di động, laptop, ) Tuy nhiên, số liệu này chothấy, xét ở góc độ điện tử tiêu dùng, Thế Giới Di Động vẫn chưa là đối thủ cạnhtranh cân sức với Nguyễn Kim khi mà lĩnh vực điện máy chỉ ra đời chưa tròn 5 năm

Điểm yếu của Thế Giới Điện Máy (thuộc Thế Giới Di Động) nằm ở:

- Hàng hóa chưa thật sự phong phú

- Chất lượng dịch vụ vẫn còn thua kém

- Chưa khẳng định được thương hiệu đối với người tiêu dùng

Trang 35

Xét trong tương lai 5 năm tới, Thế Giới Điện Máy vẫn khó có thể có thịphần lớn trong lĩnh vực điện máy Tuy nhiên, cần cân nhắc và có kế hoạch đầu tưdài hạn khi mà Nguyễn Kim đang có dấu hiệu hụt hơi sau một giai đoạn dài pháttriển, thể hiện ở các điểm yếu sau:

-Hệ thống cửa hàng nhiều và mặt bằng tốt nhưng không đem lại hiệu quảkinh doanh cao, áp lực doanh số lớn để bù đắp chi phí => lợi nhuận sụt giảm

-Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng đang bị phản ánh nhiều bởi kháchhàng

-Nhân viên ít thân thiện

-Đầu tư kết hợp mở rộng siêu thị và khu vui chơi mini trong hệ thống trungtâm nhưng không đem lại hiệu quả cao

- Giá cao

Cần nắm bắt được các yếu tố trên cộng với thương vụ M&A gần đây củaNguyễn Kim, Thế Giới Điện Máy cần có phương án chiến lược đề phòng cũng nhưtận dụng tốt thời cơ để phát triển

2.3.4 Điện máy và nội thất Thiên Hòa

2.3.4.1 Giới thiệu về Thiên Hòa

Thông tin cơ bản:

Công ty TNHH TM&DV Thiên Nam Hòa

Địa chỉ : 132E Cách Mạng Tháng 8, P.10, Q.3, Tp.HCMĐiện thoại : 393.123.73 - Đường dây nóng: 19001829(1)

Công ty TNHH TM&DV Thiên Nam Hòa chính thức được thành lập và đivào hoạt động ngày 24/11/2001 với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là điện máy –nội thất Bắt đầu hoạt động từ một cửa hàng kinh doanh các mặt hàng điện – điện tử

- điện lạnh nhỏ tại TP HCM, đến nay Thiên Hòa đã phát triển thành chuỗi hệ thống

Trang 36

trung tâm Điện máy – Nội thất quy mô với 7 trung tâm lớn tiện nghi thu hút đôngđảo khách hàng đến tham quan và mua sắm Mặc dù tập trung phát triển điện máy làchủ yếu nhưng Thiên Hòa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cả về điện tử(laptop, điện thoại di động,…) lẫn nội thất Đặc điểm khác biệt của Thiên Hòa so vớicác đổi thủ khác là hệ thống trung tâm của Thiên Hòa tập trung chủ yếu ở mặt bằngtrệt của các khu chung cư, căn hộ cao cấp để tận dụng tối đa nguồn thu từ các hộ dânsống tại các khu chung cư này thay vì các mặt bằng ở ngã ba, ngã tư, trung tâm lớn ởthành phố Chính vì bước đi chiến lược đó, Điện máy và nội thất Thiên Hòa đã cóbước phát triển vô cùng chắc chắn qua các năm, luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao mặc

dù tình hình kinh tế qua các năm gần đây không mấy khả quan Thiên Hòa luôn đạtdanh hiệu “Thương hiệu bán lẻ điện máy được yêu thích nhất” tại thị trường ViệtNam do người tiêu dùng bình chọn Đồng thời, liên tục nằm trong Top 500 doanhnghiệp lớn nhất Việt Nam

2.3.4.2 Đánh giá về khả năng cạnh tranh của Thiên Hòa

Đánh dấu được bước phát triển vững chắc gần 15 năm kinh doanh trên thịtrường nhờ chiến lược tập trung kinh doanh ở khu vực đông dân cư như cao ốc, tòanhà, chung cư cao cấp, thế nhưng khả năng cạnh tranh của Thiên Hòa còn thể hiệnở:

- Giá cả cạnh tranh

- Phát triển kênh mua săm online hiệu quả

- Chương trình khuyến mãi hấp dẫn diễn ra nhiều lần trong năm

- Hoạt động hỗ trợ cộng đồng thường xuyên, tạo thiện cảm đối với xã hội Vừa có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường, vừa chọn lối đi ít cạnhtranh để phát triển bền vững giúp Thiên Hòa vượt qua mọi khó khăn trong xu thế

Trang 37

cuộc cách mạng soán ngôi thị phần trong tương lai gần nhưng lại hình thành nên đốithủ ăn sâu bám rễ trên thị trường và công việc loại bỏ hay hạ thấp vị thế của ThiênHòa là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là đối với Thế Giới Di Động khi mà chỉ là mộtdoanh nghiệp non trẻ trong lĩnh vực điện máy.

Định hướng trong tương lai của Thiên Hòa là xây dựng 1 trung tâmmới/năm, điều này cho thấy sự đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng cũng như thận trọng

để đảm bảo đầu tư hiệu quả So sánh với Nguyễn Kim, chiến lược của Thiên Hòahoàn toàn ngược lại Nguyễn Kim vẫn đang dẫn đầu thị trường nhưng vị trí khôngđảm bảo chắc chắn trong khi Thiên Hòa không tham vọng phát triển nhanh, mạnh vàchi phối thị trường nhưng luôn phát triển âm thầm, nhỏ những chất lượng Có sựkhác biệt về chiến lược của hai đối thủ lớn cho Thế Giới Di Động, do đó, để tiếp tụctheo đuổi định hướng phát triển dịch vụ đa ngành như hiện nay, Thế Giới Di Độngcần tỉnh táo và hoạch định chiến lược cụ thể để đối phó với biến động không ngừngcủa thị trường màu mỡ nhưng nguy hiểm này

Ngoài các đối thủ trên, Thế Giới Di Động cần quan tâm đến một số đốithủ kinh doanh đa ngành nhưng chú trọng vào điện tử, điện máy như Khu mua sắmPhan Khang, Điện máy Chợ Lớn, Pico Plaza, Trần Anh, Các đối thủ này đều có chỗđứng nhất định trên thị trường nhưng chỉ thật sự thu hút khách hàng ở các chươngtrình khuyến mãi vì hoạt động truyền thông và xây dựng hệ thống nhận diện thươnghiệu chưa thật sự hiệu quả

Xét về tổng thể, Thế Giới Di Động chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trênlĩnh vực điện tử (laptop, điện thoại di động,…), còn trên lĩnh vực đa ngành điệnmáy, điện lạnh thì Thế Giới Di Động vẫn còn non trẻ, vị thế cạnh tranh chưa cao nêncần xem xét và nghiên cứu kỹ các đối thủ cạnh tranh này để có thể tạo đà phát triểnnhanh chóng trong thời gian tới

Trang 38

vì thế Thế Giới Di Động cũng thay đổi chiến lược kinh doanh cho phù hợp với thịtrường.

Việc chỉ tập trung vào phân khúc cấp trung và thấp để phục vụ số đôngcũng là con đường giúp hình ảnh thương hiệu của Thế giới Di Động nhanh chóngtrở nên quen thuộc

2.4.2 Những giá trị khách hàng tìm kiếm từ TGDĐ

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết:

“Trên tất cả việc mở rộng, phát triển hệ thống,nhân sự… mục tiêu cuối cùng của chúngtôi là phục vụ khách hàng Ngoài việc mởrộng để phục vụ được khách hàng trên cả nước với phương cách phục vụ chuyênnghiệp, chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện mình và đưa ra những cải tiến đột pháđể mang đến chất lượng dịch vụ 5 sao cho tất cả quý khách hàng”

Khách hàng luôn được TGDĐ đặt làm ưu tiên hàng đầu và trung tâm cho mọi dịcch vụ của mình Điều đầu tiên mà TGDĐ được lòng khách hàng đó là không làm người tiêu dung thất vọng chất lượng sản phẩm hay dịch vụ luôn phù hợp và được duy trì ở mức

độ cao mà mọi người mong đợi, cụ thể là hàng hóa chính hang, có uy tín và đảm bảo Đánh giá cao tầm quan trọng của việc giữ những khách hàng cũ, tang sự trung thành của khách hàng tiêu dung dịch vụ, cụ thể TGDĐ đã:

Trang 39

* Giữ mức giá hợp lý Định giá cao có thể sẽ đem lại lợi ích về doanh thu trước mắt, nhưng về lâu dài điều này sẽ khuyến khích khách hàng rời bỏ công ty Giá các sản phẩm và dịch vụ ở TGDĐ dù cao hơn một số cửa hàng khác, nhưng nhìn chung phần lớn khách hàng vẫn vui lòng chấp nhận mức giá đó

* Luôn giao tiếp với khách hàng Khách hàng sẽ bỏ qua cho công ty một vài sai sót nếu

họ có cơ hội được phản hồi Hãy tiếp nhận và xử lý những lời nhận xét, phản hồi đó một cách nghiêm túc, trung thực và khách quan Điểm này TGDĐ rất coi trọng và đã, đang được đánh giá cao từ khách hàng về phong cách phục vụ của mỗi nhân viên, từ cấp quản lý đến nhân viên bảo vệ

* Tìm mọi cách để gây sự ngạc nhiên và thích thú cho khách hàng Nếu khách hàng dự tính hàng sẽ được giao trong 1 ngày, hãy cải thiện quy trình hoàn tất của công ty sao cho có thể giao hàng trong vài giờ Sau đó hãy tìm cơ hội làm cho khách hàng ngạc nhiên và thích thú trong một số lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như thiết kế nhiều vòng quay số trúng thưởng khi mua hàng, mở rộng dịch vụ đa dạng hơn nữa…

2.5 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

2.5.1 Sự phát triển của dịch vụ theo chu kì

2.5.1.1 Giai đoạn giới thiệu dịch vụ ra thi trường

Giai đoạn mới thành lập vào năm 2004 Thế Giới Di Động đã vạch cho mìnhmột chiến lược phát triển một dịch vụ cơ bản cho một đoạn thị trường Năm 2004Thế Giới Di Động đã tập trung chủ yếu kinh doanh các thiết bị điện thoại Ở giaiđoạn này vẫn chưa có nhiều người biết đến Thế Giới Di Động Nên ở giai đoạn nàyThế Giới Di Động tập trung vào phát triển độ nhận biết của khách hàng Chiến lượcđịnh vị của Thế Giới Di Động trong tâm trí người tiêu dùng, Thế Giới Di Động luôn

là thương hiệu được gợi nhớ hàng đầu, khẳng định vị trí trong “ top of mind” củangười tiêu dùng thông qua hệ thống định vị được đầu tư đúng mức

Ngay từ tên thương hiệu Thế Giới Di Động đã cung cấp đầy đủ thông tincho khách hàng biết về mặt hàng dịch vụ chính mà đơn vị này cung cấp kèm theo đó

là màu sắc chủ đạo vàng + đen được phối hợp và sử dụng không chỉ ở tên thương

Trang 40

hiệu, logo mà còn ở màu sắc cửa hàng, đồng phục nhân viên, tem, nhãn,… Sựthống nhất về màu sắc này tạo sự ghi nhớ và in sâu trong tâm trí khách hàng Bêncạnh định vị về thương hiệu, Thế Giới Di Động quyết định lựa chọn mức giá caohơn so với mặt bằng chung nhưng định vị chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàngtối ứu, đảm bảo thõa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mỗi khi mua sắm tại ThếGiới Di Động Bằng cách định vị thương hiệu thông qua tên hiệu, logo, màu sắc chủđạo, định vị chất lượng dịch vụ tốt giúp cho hình ảnh của Thế Giới Di Động trở nênthân quen và tạo niềm tin lớn từ phía khách hàng Đặc biệt Thế Giới Di Động đãphát triển trang wed chuyên nghiệp cho riêng mình để có thể kịp thời thông tin đếnkhách hàng Ở giai đoạn này Thế Giới Di Động sử dụng chính sách cung cấp đúnggiá sản phẩm cho khách hàng Vẫn chưa có nhiều khuyến mãi, hỗ trợ Vì giai đoạnnày Thế Giới Di Động cần định vị cho mình là cửa hàng bán lẻ uy tín trên thịtrường.

2004 có thể được xem là năm định hình mô hình Thế Giới Di Động Việctìm kiếm thông tin các thiết bị di động (về chủng loại, chức năng, giá cả ) vô cùngkhó khăn khiến các ông chủ Thế Giới Di Động nghĩ đến việc thành lập một website

để giới thiệu sản phẩm Đây là mô hình thương mại điện tử sơ khai, người mua chỉ

có thể lên website để xem sản phẩm và nếu muốn mua thì đến các điểm giao hàngcủa Công ty (khi đó, Thế Giới Di Động có 3 điểm giao hàng với diện tích chỉ vàimét vuông)

Ngày đăng: 01/10/2015, 01:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w