Giai đoạn giới thiệu dịch vụ ra thi trường

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (Trang 35)

Giai đoạn mới thành lập vào năm 2004 Thế Giới Di Động đã vạch cho mình một chiến lược phát triển một dịch vụ cơ bản cho một đoạn thị trường. Năm 2004 Thế Giới Di Động đã tập trung chủ yếu kinh doanh các thiết bị điện thoại. Ở giai đoạn này vẫn chưa có nhiều người biết đến Thế Giới Di Động. Nên ở giai đoạn này Thế Giới Di Động tập trung vào phát triển độ nhận biết của khách hàng. Chiến lược định vị của Thế Giới Di Động trong tâm trí người tiêu dùng, Thế Giới Di Động luôn là thương hiệu được gợi nhớ hàng đầu, khẳng định vị trí trong “ top of mind” của người tiêu dùng thông qua hệ thống định vị được đầu tư đúng mức.

Ngay từ tên thương hiệu Thế Giới Di Động đã cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng biết về mặt hàng dịch vụ chính mà đơn vị này cung cấp kèm theo đó là màu sắc chủ đạo vàng + đen được phối hợp và sử dụng không chỉ ở tên thương

hiệu, logo mà còn ở màu sắc cửa hàng, đồng phục nhân viên, tem, nhãn,…. Sự thống nhất về màu sắc này tạo sự ghi nhớ và in sâu trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh định vị về thương hiệu, Thế Giới Di Động quyết định lựa chọn mức giá cao hơn so với mặt bằng chung nhưng định vị chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng tối ứu, đảm bảo thõa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng mỗi khi mua sắm tại Thế Giới Di Động. Bằng cách định vị thương hiệu thông qua tên hiệu, logo, màu sắc chủ đạo, định vị chất lượng dịch vụ tốt giúp cho hình ảnh của Thế Giới Di Động trở nên thân quen và tạo niềm tin lớn từ phía khách hàng. Đặc biệt Thế Giới Di Động đã phát triển trang wed chuyên nghiệp cho riêng mình để có thể kịp thời thông tin đến khách hàng. Ở giai đoạn này Thế Giới Di Động sử dụng chính sách cung cấp đúng giá sản phẩm cho khách hàng. Vẫn chưa có nhiều khuyến mãi, hỗ trợ. Vì giai đoạn này Thế Giới Di Động cần định vị cho mình là cửa hàng bán lẻ uy tín trên thị trường.

2004 có thể được xem là năm định hình mô hình Thế Giới Di Động. Việc tìm kiếm thông tin các thiết bị di động (về chủng loại, chức năng, giá cả...) vô cùng khó khăn khiến các ông chủ Thế Giới Di Động nghĩ đến việc thành lập một website để giới thiệu sản phẩm. Đây là mô hình thương mại điện tử sơ khai, người mua chỉ có thể lên website để xem sản phẩm và nếu muốn mua thì đến các điểm giao hàng của Công ty (khi đó, Thế Giới Di Động có 3 điểm giao hàng với diện tích chỉ vài mét vuông).

Hình : Biểu đồ doanh số qua thời kỳ

Thế nhưng, mô hình này đã thất bại. Nguyên nhân là người mua quá thất vọng khi website chuyên nghiệp, nhưng các điểm bán của Thế Giới Di Động thì quá nhỏ, không khác những cửa hàng bán điện thoại không chính hãng ở khu vực đường Hùng Vương (TP.HCM) rất sôi động lúc đó. Thị trường điện thoại di động Việt Nam năm 2004 chỉ có dưới 30% là dòng sản phẩm chính ngạch với mức thuế nhập khẩu cao khoảng 20% và chủ yếu được các nhà sản xuất hoặc phân phối có tiếng phân phối như các cửa hàng của Nokia (Phần Lan), trong khi hàng xách tay tràn lan ngoài thị trường. Đó là một phần lý do khiến người mua e ngại về những gì Thế giới Di Động đang làm.

Vì thế Thế Giới Di Động khi đó đã quyết định thay đổi mô hình. 3 điểm giao hàng được xóa bỏ và thay vào đó là một cửa hàng lớn trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3 TP.HCM). Và bắt đầu Phát triển hệ thống định vị thương hiệu cho riêng mình. Chỉ sau chưa đầy 3 tháng (10-12.2004) chuyển đổi từ “điểm giao hàng” thành “cửa hàng”, Công ty đã có lãi. “Với mô hình thương mại điện tử, Thế Giới Di Động không chỉ có một website chuyên nghiệp mà còn phải có một cơ ngơi vững

vàng trên thực tế” Đồng thời lúc này Thế Giới Di Động đã phát triển cung cấp trực tiếp các dịch vụ bổ trợ như cung cấp sim, card, cũng như phát triển mạnh các dịch vụ bảo hành sản phẩm cho khách hàng.

Việc ổn định mô hình kinh doanh đã giúp Thế Giới Di Động phát triển thêm 4 cửa hàng trong gần 2 năm sau đó. Tuy nhiên, tốc độ này là khá chậm. Bên cạnh đó là thách thức cạnh tranh từ các hệ thống phân phối như Viễn Thông A, Phước Lập Mobile, nhu cầu điện thoại di động tăng nhanh và sức ép không thể cứ mãi dùng lợi nhuận từ các cửa hàng hiện có để mở rộng nhanh các cửa hàng mới (một đòi hỏi của mô hình phân phối).

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG (Trang 35)