Nghiên cứu văn hóa dân gian hàn quốc những năm gần đây

9 480 4
Nghiên cứu văn hóa dân gian hàn quốc những năm gần đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

... nghiờn cu, so Nghiên cứu đông bắc á, số 5(159) 5-2014 Nghiên cứu khoa học sỏnh tng cp truyn v nhõn vt, bi cnh, kt cu, nguyờn nhõn v cỏch húa thõn, hỡnh thc biu hin, ch Mc dự khụng gian ngh thut... i hc Quc gia H Ni, H Ni, tr.57 Nghiên cứu đông bắc á, số 5(159) 5-2014 dõn gian s nm 2005; iu ny chng t húa, hc dõn gian Hn Quc tng quan so sỏnh vi húa, hc dõn gian Vit Nam ó thu hỳt c s quan... nghiờn cu l hi dõn gian truyn thng ụng Vit Nam v Hn ng Vn Lung (ch biờn) (1998), Truyn c Hn Quc, Nxb Vn hoỏ Dõn tc, H Ni, tr 506 Nghiên cứu đông bắc á, số 5(159) 5-2014 Nghiên cứu khoa học Quc

Nghiªn cøu khoa häc Nghiªn cøu v¨n hãa d©n gian hµn quèc ë viÖt nam nh÷ng n¨m gÇn ®©y l-u thÞ hång viÖt* Tóm tắt: Ở Việt Nam những năm gần đây, nghiên cứu, so sánh văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc được các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên nghiên cứu, so sánh văn học dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích của hai nước đã được đặt ra nhưng chưa thật sự được chú ý, còn nhiều khoảng trống chưa được đề cập đến. Việc điểm lại những kết quả nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam những năm gần đây sẽ góp phần làm tăng thêm nhận thức về mối quan hệ giữa hai nước, sự giao lưu văn hóa Việt - Hàn, tiến tới việc hiểu biết lẫn nhau một cách toàn diện giữa hai nước. Từ khóa: Văn hóa dân gian, Việt Nam, Hàn Quốc ừ phương diện văn học và văn hóa dân gian, chúng tôi nhận thấy văn hóa hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có những mối tương đồng hết sức thú vị. Vì thế, việc điểm lại những kết quả nghiên cứu về văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam những năm gần đây sẽ góp phần làm tăng thêm nhận thức về văn hóa của hai nước, tiến tới việc hiểu biết lẫn nhau một cách toàn diện giữa Việt Nam Hàn Quốc.* - Về các công trình giới thiệu, nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa dân gian Hàn Quốc: Từ năm 1992, khi hai nước Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao thì quan hệ hợp tác - hữu nghị toàn diện trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa hai nước đã được nâng lên một tầm cao mới. Từ đó đến nay đã có nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam, Hàn Quốc dành nhiều công sức cho việc tìm hiểu mối T * quan hệ văn hóa giữa hai dân tộc Việt, Hàn, tiêu biểu là hội thảo khoa học quốc tế Những vấn đề văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức tại Hà Nội (19/12/1994), hội thảo khoa học Các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa và xã hội Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh (8/2001), hội thảo khoa học Hiện trạng và triển vọng giao lưu văn học trong quan hệ phát triển năng động giữa Hàn Quốc và Việt Nam tại Hà Nội (21/12/2007) và hội thảo quốc tế Đi tìm định hướng mới cho nghiên cứu so sánh văn học - văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam tại Đà Lạt (26/01/2010). Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu, giới thiệu văn hóa Hàn Quốc của các nhà nghiên cứu cũng đã được biên dịch, giới thiệu bằng Việt ngữ, tiêu biểu có: Nguyễn Long Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh; Gwi Yeon và Trinh Cẩm Lan (2002), Tra cứu Văn hóa Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia ThS, Khoa Đông Phương học, Trường Đại học Đà Lạt 70 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc Hà Nội; Đặng Văn Lung (2002), Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc, Nxb Văn hóa -Thông tin, Hà Nội; Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trịnh Huy Hóa (biên dịch) (2004), Đối thoại với các nền văn hóa Triều Tiên, Nxb Trẻ, TP.Hồ Chí Minh; Lê Quang Thiêm (2005), Khái niệm văn hóa, văn minh và văn hóa truyền thống Hàn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội; Kim Seong Beom-Kim Sang Ho - Đào Vũ Vũ (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội... Các công trình nghiên cứu này đã chứng tỏ sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đến văn hóa Hàn Quốc. Các tác giả đã làm sáng tỏ những đặc trưng trong văn hóa truyền thống Hàn như lối sống, tính cách của người Hàn, tín ngưỡng, phong tục và các lễ hội truyền thống ở Hàn Quốc, đem đến cho độc giả những hiểu biết sâu, rộng về văn hóa của nước bạn thuộc khu vực Đông Bắc Á. Một số bài viết về văn học Hàn Quốc, nghiên cứu văn hóa qua văn học: “Hoàng Chân Y và Hồ Xuân Hương và huyền thoại người nữ”(1), “Các hình ảnh Shaman trong thần thoại Hàn Quốc”(2), “Tư duy của người Hàn Quốc chứa đựng trong thần thoại Dangun và Tam-na”(3) được tuyển chọn và giới thiệu trong các công trình nghiên cứu về văn 1 Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 112. 2 Đặng Văn Lung (2002), Tiếp cận văn hoá Hàn Quốc, Nxb Văn hoá -Thông tin, Hà Nội, tr. 113. 3 Đào Vũ Vũ, Kim Seong Beom, Kim Sang Ho (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr. 162. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 hóa Hàn đã cho chúng ta thấy vị trí quan trọng của văn học dân gian trong văn hóa Hàn Quốc. Tuy nhiên, các tác giả tập trung, quan tâm đến truyện thần thoại, chưa quan tâm đến truyện cổ tích mặc dù truyện cổ tích cũng nguyên hợp về các thành tố văn hóa ngay trong lòng tác phẩm. - Nhìn từ góc độ nghiên cứu văn học dân gian và truyện cổ tích, các công trình nghiên cứu có thể kể đến như sau: Ở Hàn Quốc, những công trình sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ tích tiêu biểu có: Truyện cổ Hàn Quốc (Nhậm Đông Quyền), Thuỵ Văn Đường 1942; Khái luận về cổ tích học (nhiều tác giả), Nxb Nhất Triều Các, 1968; Không gian trong văn học truyện cổ Hàn Quốc (Lý Tú Tử), Nxb Đại học Y-Hua, Seoul xuất bản năm 1981; Truyện thần thoại và truyện cổ tích Hàn Quốc (Kim Liệt Khuê), Nxb Chính Âm, Seoul 1985... Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc như Cho Dong Il, Seo Dae Seok, Lee Hai-Soon, Kim Dae Haeng, Park Hee-Byoung, Oh Sae Young, Cho Nam Hyon đã có những bài giảng về văn học Hàn Quốc được in trong cuốn Những bài giảng văn học Hàn Quốc. Những bài giảng này đã đến được với độc giả (giảng viên và sinh viên) Việt Nam qua bản dịch của Trần Thị Bích Phượng, Nxb Văn học xuất bản năm 2010. Đây được coi là giáo trình quan trọng đối với ngành Hàn Quốc học ở Việt Nam. Các kiến thức về văn học dân gian, văn học chữ Hán, thơ ca cổ điển, thơ ca cận đại và văn xuôi cận đại được các nhà nghiên cứu trình bày rõ ràng, chi tiết, hệ thống. Văn học Hàn Quốc là một học phần trong chương trình đào tạo ở một số trường Đại 71 Nghiªn cøu khoa häc học của Việt Nam có ngành Hàn Quốc học. Bên cạnh việc sử dụng một số sách tiếng Hàn, các giảng viên đã cố gắng biên soạn bài giảng một cách cô đọng để sinh viên nắm và hiểu rõ về văn hóa, văn học Hàn Quốc. Trong Tập hợp các bài giảng chuyên đề Hàn Quốc học được in năm 2006 của Khoa Đông phương học - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội có giới thiệu đến độc giả bài giảng về văn học Hàn Quốc của giảng viên, nhà nghiên cứu Trần Thúc Việt. Phần mở đầu của của bài giảng tập trung vào hai vấn đề: giới thiệu khái niệm văn học Hàn Quốc và sự ra đời văn học Hàn Quốc, vấn đề phân kỳ văn học, phạm vi của văn học Hàn Quốc. Phần nội dung gồm ba nội dung chính: văn học dân gian, văn học viết truyền thống và văn học hiện đại. Nội dung về văn học truyền thống và văn học hiện đại được giảng viên giới thiệu rất chi tiết và có đi vào nghiên cứu tác phẩm cụ thể nhưng ở phần về văn học dân gian, bài giảng chỉ tập trung vào thể loại thần thoại, không đề cập tới thể loại truyện cổ tích. Năm 2006, cuốn sách Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX của Komisook - Jungmin - Jung Byung Sul do Jeon Hye Kyung và Lý Xuân Chung biên dịch, chú giải được xuất bản đã giúp cho sinh viên, giảng viên và những ai quan tâm đến văn học Hàn Quốc có thêm nguồn tài liệu tham khảo. Tác giả cuốn sách đã giới thiệu và nghiên cứu về lịch sử văn học Hàn Quốc từ thời đại thần thoại cổ đại đến trước thể kỷ XX. Phần đầu của cuốn sách, tác giả nghiên cứu về các thần thoại dựng nước, công cuộc dựng nước của các vị thần; ca dao 72 dân ca thời cổ đại... nhưng truyện cổ tích lại không được các tác giả cuốn sách chọn làm đối tượng nghiên cứu. - Về sự tương đồng, khác biệt giữa văn hóa, văn học dân gian Việt Nam - Hàn Quốc, có một số công trình sau: Năm 1989, Jeon Hye Kyung tốt nghiệp cao học khoa Văn học Hàn Quốc, trường Đại học Soong Sil. Jeon Hye Kyung đã chọn đề tài Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam (thông qua tìm hiểu truyện sự tích động vật) làm đề tài luận văn thạc sĩ và bảo vệ thành công đề tài này. Tác giả luận văn không chỉ công bố kết quả nghiên cứu ở Hàn Quốc mà còn gửi bài viết tới tạp chí Văn học ở Việt Nam như: So sánh truyện dân gian Hàn Quốc và Việt Nam (qua truyện về nguồn gốc loài vật) được đăng trên tạp chí Văn học số 10 năm 1995. Đến năm 2005, cuốn sách Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật của tác giả Jeon Hye Kyung do chính tác giả và Lý Xuân Chung dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt được Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản. Công trình nghiên cứu này đã đề cập đến đặc điểm của truyện cổ tích Hàn Quốc và có so sánh truyện cổ tích Hàn Quốc với truyện cổ tích của Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở những truyện về nguồn gốc loài vật. Tác giả chọn 7 truyện cổ tích của Hàn Quốc (Chim Pul-Kuc, Người biến thành bò, Nguồn gốc chim PơKhu-Ky, Hồn con muỗi, Đi cầu phúc ở Tây Trúc, Vợ anh học trò biến thành con tằm, Tiên nữ và tiều phu) so sánh với 7 truyện cổ tích của Việt Nam (Chim đa đa, Con Tu hú, Con trâu, Sự tích con muỗi, Con bìm bịp, Con tằm, Kiếp con tằm) và nghiên cứu, so Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc sánh từng cặp truyện về nhân vật, bối cảnh, kết cấu, nguyên nhân và cách hóa thân, hình thức biểu hiện, chủ đề. Mặc dù vấn đề không gian nghệ thuật không được làm sáng tỏ trong công trình này nhưng nghiên cứu về bối cảnh, tác giả có chỉ ra truyện xây dựng bối cảnh không gian nào: “Hai truyện sự tích con muỗi Hàn Quốc đều xây dựng bối cảnh là nơi hẻo lánh trong núi rừng gần nơi có dòng suối chảy mà quái vật thường xuất hiện. Còn truyện Việt Nam thì xây dựng bối cảnh là vùng nông thôn bên bờ sông”( 4 ). Cùng với sự phân tích về những vấn đề khác trong sự so sánh truyện cổ tích hai nước đã cung cấp cho độc giả một số gợi ý quan trọng. Năm 2004, Jeon Hye Kyung tiếp tục hướng nghiên cứu truyện cổ Hàn Quốc trong tương quan so sánh với truyện cổ Việt Nam: Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam (thông qua so sánh truyện Tiều phu hóa thành con gà trống và con bìm bịp, Truyện Du lãm cầu phúc và con bìm bịp), Nxb Thái học, Seoul. Tác giả cũng gửi bài viết liên quan đến đề tài này tới tạp chí ở Việt Nam với nhan đề “Nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam thông qua truyện “Du Lãm cầu phúc” của Hàn Quốc” và “Sự tích con bìm bịp” của Việt Nam” và được đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 2005. Bài viết có một số hạn chế và đã được nhà nghiên cứu Lê Xuân Mậu chỉ rõ qua bài viết “Một bài viết so sánh giữa truyện dân gian Việt Nam và truyện dân gian Hàn Quốc”, tạp chí Văn hóa 4 Jeon Hye Kyung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.57. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 dân gian số 3 năm 2005; điều này chứng tỏ văn hóa, văn học dân gian Hàn Quốc trong tương quan so sánh với văn hóa, văn học dân gian Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc và Việt Nam. Đây là một hướng nghiên cứu đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức của những nhà nghiên cứu. Sự trao đổi giữa các nhà nghiên cứu của hai nước Việt - Hàn là rất cần thiết để làm sáng tỏ các vấn đề, mang tính thuyết phục cao. Bài nghiên cứu của Nguyễn Thu Yên đăng trên Văn hóa dân gian, số 2, năm 1995 có nhan đề: Truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc - mấy nét tương đồng và dị biệt đã quan tâm nhiều đến điểm giống và khác nhau trong truyện cổ tích của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc, cung cấp cho người đọc quan niệm dân gian về sự xuất hiện của một số loài vật tiêu biểu và một vài motif xuất hiện trong cổ tích hai nước. Ở bài viết này, tác giả không đặt vấn đề nghiên cứu về không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích hai dân tộc. Trong cuốn Tương đồng văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, xuất bản năm 1996, Nguyễn Bá Thành đã tuyển chọn, biên soạn và giới thiệu một số bài nghiên cứu về nét tương đồng trong truyện cổ tích Hàn Quốc và Việt Nam: Một vài nét gặp gỡ giữa truyện dân gian Hàn Quốc và Việt Nam (Nguyễn Trường Lịch), Vài nét tương đồng trong truyện cổ Đại Hàn và Việt Nam (Đặng Thiếu Ngân và Vũ Ngọc Khánh), Xã hội Hàn Quốc qua một số truyện cổ tích tiêu biểu (Vũ Duy Hưng và Nguyễn Hùng Vĩ). Các tác giả đã giới thiệu một số truyện cổ tích của dân tộc Hàn, chỉ ra sự tương đồng 73 Nghiªn cøu khoa häc của truyện cổ tích của hai nước Việt Nam và Hàn Quốc về yếu tố cốt truyện, yếu tố thần thánh, những kinh nghiệm xử lý trong cuộc đời, tính cách các loại nhân vật và khuynh hướng giải thích các hiện tượng tự nhiên, đề cập đến quan hệ xã hội - nhân sinh trong truyện cổ tích, đưa ra một số lý giải về sự tương đồng đó trong truyện cổ tích của hai nước. Như vậy, trong những bài viết này, không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích và tính riêng biệt của truyện cổ tích mỗi nước chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu. Năm 1998, Tạp chí Văn học số 3 có đăng bài viết Việt Nam trong quá trình giao lưu, hội nhập văn học khu vực và toàn cầu - so sánh với văn học Korea của tác giả Đặng Thanh Lê. Tác giả đã chỉ rõ mối quan hệ khu vực văn hóa và giao lưu văn học của Việt Nam và Korea thời trung đại, mối quan hệ giao lưu văn học toàn cầu của Việt Nam và Korea thế kỷ XX. Bài viết là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn khi làm sáng tỏ những nguyên nhân của sự tương đồng, khác biệt về không gian trong truyện cổ tích Việt Nam - Hàn Quốc. Năm 1998, Nxb Văn hóa dân tộc đã xuất bản cuốn Truyện cổ Hàn Quốc do Đặng Văn Lung chủ biên. Các tác giả đã dịch và công bố truyện cổ Hàn Quốc nhằm giới thiệu cho bạn đọc Việt Nam tiếp xúc với tâm hồn, trí tuệ của nhân dân Hàn Quốc. Cuốn sách cũng giúp các nhà nghiên cứu gợi mở một số đề tài nghiên cứu mới về mối quan hệ giữa văn hóa hai nước Việt - Hàn. Vì vậy, phần kết cuốn sách là những bài viết của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc được dịch sang tiếng 74 Việt và một số bài viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam: Nguồn gốc các niềm tin tôn giáo ở Hàn Quốc (Hwang Sun-myung), Shaman và tâm lý người Hàn Quốc (Rhi Bou Young), Tư tưởng Khổng giáo và văn hóa Hàn Quốc (Yun Sa-soon), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Việt Nam - Hàn Quốc (Đặng Văn Lung)... Trong bài viết Nghiên cứu so sánh truyện cổ Việt Nam - Hàn Quốc, nhà nghiên cứu Đặng Văn Lung đã khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa của việc giải mã ngôn ngữ biểu tượng. Theo Đặng Văn Lung: “Biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái tim của nhân loại thời cổ tích. Cổ tích, truyện cổ là sự phát lộ những bí ẩn vô thức của nhân loại. Cổ tích, truyện cổ khai mở trí tuệ con người qua từng giai đoạn lịch sử”(5). Nhận định này đã gợi mở cho chúng tôi nghiên cứu các biểu tượng không gian trong truyện cổ tích Việt Nam, Hàn Quốc và nhiều vấn đề khác. Năm 2001, Tạp chí Văn học số 2 đăng bài viết Nét đặc sắc Á Đông trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc của Nguyễn Thị Huế. Bài viết đề cập tới những nét tương đồng đặc sắc Á Đông trong văn hóa dân gian truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc trên ba phương diện: thứ nhất, văn học dân gian truyền thống Á Đông Việt Nam và Hàn Quốc. Phương diện này được làm sáng tỏ qua motif hôn nhân lưỡng kết hợp, motif người đi xuống thuỷ cung, motif người mang lốt vật và motif đá vọng phu. Thứ hai, tác giả nghiên cứu lễ hội dân gian truyền thống Á Đông Việt Nam và Hàn 5 Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội, tr. 506. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc Quốc. Thứ ba, tác giả tìm hiểu những tôn giáo Á Đông trong văn hóa truyền thống của hai nước. Một số truyện cổ tích của người Việt và người Hàn đã được tác giả nghiên cứu nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số motif, các vấn đề khác của truyện cổ tích, trong đó có yếu tố không gian không được nghiên cứu ở bài viết này. Từ năm 2001 đến 2005, việc nghiên cứu văn hóa giữa hai nước Việt - Hàn nói chung và nghiên cứu so sánh truyện cổ tích Việt Nam với truyện cổ tích Hàn Quốc nói riêng vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm, tiêu biểu là Truyện ông Ngâu bà Ngâu ở Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 2001 (Nguyễn Bích Hà), Nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và dị biệt về mặt phong tục và nghi lễ lịch tiết giữa người Việt và người Hàn Quốc, tạp chí Văn hóa dân gian số 5 năm 2004 (Gu Bon Seog). Năm 2005, cuốn sách Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng được xuất bản, cuốn sách có nhiều bài viết khác nhau nghiên cứu văn học Việt Nam trong tương quan so sánh với các nền văn học khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Bài viết của Đinh Thị Khang: Hình tượng hòn vọng phu trong truyện cổ Việt Nam và Hàn Quốc đã dẫn một số bản kể khác nhau về Đá vọng phu ở Hàn Quốc nhưng tác giả chủ yếu nghiên cứu bản kể thuộc thể loại truyền thuyết, chưa quan tâm nhiều đến bản kể thuộc thể loại truyện cổ tích của Hàn Quốc. Bài viết Kiểu truyện vọng phu ở Châu Á và Việt Nam của Nguyễn Việt Hùng có sử dụng bảng thống kê các câu chuyện về kiểu truyện vọng phu xuất hiện trong văn học dân gian của bốn nước: Việt Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Qua bảng thống kê, độc giả dễ theo dõi về thể loại và số lượng truyện tồn tại ở mỗi nước. Như vậy, các bài viết nêu trên đã cung cấp cho chúng tôi thêm nguồn tư liệu về truyện cổ tích Hàn Quốc. Trong hai năm, từ năm 2007 đến năm 2009, Khoa Đông phương học - Trường Đại học Đà Lạt đã nghiên cứu thành công một đề tài cấp bộ: So sánh văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn (mã số: B.200729-53), các tác giả đã cho chúng ta hiểu thêm về Việt Nam và Hàn Quốc, hai quốc gia trong khu vực Đông Á có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa. Từ đầu thế kỷ XIII, Hoàng tử Đại Việt triều Lý là Lý Long Tường do một cơ duyên đã phiêu bạt tới Bán đảo Triều Tiên, định cư tại Hoa Sơn, Hàn Quốc, mở đầu cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc. Trong các thế kỷ XVI - XVIII, sứ thần hai nước Đại Việt - Cao Ly cũng đã có những cuộc tao ngộ đầy ý nghĩa ở Bắc Kinh - kinh đô của các triều Minh, Thanh ở Trung Quốc, góp phần cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Đầu thế kỷ XX, trong những năm bôn ba hoạt động cách mạng ở hải ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dành một sự quan tâm tới phong trào giải phóng dân tộc ở Triều Tiên. Ở đề tài này, các tác giả đã làm sáng tỏ những tương đồng và dị biệt trong văn hóa vật thể (tangible) qua các phương diện văn hóa đảm bảo đời sống, văn hóa ẩm thực, trang phục; văn hóa phi vật thể (intangible) qua các lĩnh vực văn học dân gian, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội của hai dân tộc Hàn - Việt. Đây là một đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao, giúp cho giảng viên và sinh viên của Khoa 75 Nghiªn cøu khoa häc Đông phương học có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập. Từ năm 2007 đến nay, số lượng bài viết nghiên cứu, so sánh về truyện cổ tích Việt Nam - Hàn Quốc xuất hiện trên các tạp chí chưa nhiều. Các bài viết nghiên cứu một vấn đề và đi vào chiều sâu, so sánh một motif hay một truyện của Việt Nam với một truyện của Hàn Quốc: Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam, Nghiên cứu Văn học số 3 năm 2009 (Jeon Hye Kyung), So sánh môtíp “sự bắt chước bị thất bại” trong truyện cổ tích thần kì Việt Nam và Hàn Quốc, Tạp chí Văn hóa dân gian số 5 năm 2011 (Phạm Đặng Xuân Hương - Kang Seung Hoon). Năm 2011, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam số 1 (44) có bài viết Tiếp biến văn hóa ở Việt Nam và Hàn Quốc những điểm tương đồng của Lý Xuân Chung. Tác giả bài viết đã làm sáng tỏ vấn đề trên bốn phương diện chính: (1) Tiếp thu văn hóa ngoại lai một cách sáng tạo, biến thành một thành tố của văn hóa dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước; (2) Tiếp biến văn hóa nhưng Việt Nam và Hàn Quốc vẫn giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc; (3) Tiếp nhận những nét mới của văn hóa ngoại lai để tạo nên một sự đa dạng, hài hoà hơn trong một bản sắc văn hóa riêng; (4) Tính dung hoà của văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Bài viết cho chúng ta hiểu rõ hơn về hai dân tộc Việt - Hàn dù đã trải qua hàng nghìn năm hội nhập và tiếp biến với các nền văn hóa khác trên thế giới mạnh hơn rất nhiều, nhưng hai dân tộc vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình. Hơn thế nữa, còn thu nhận thêm nhiều 76 tinh hoa của các nền văn hóa khác, làm phong phú và giàu có thêm kho tàng văn hóa của chính dân tộc mình. Năm 2012, nhà nghiên cứu Phạm Hồng Thái có bài viết Nghiên cứu so sánh tôn giáo Việt Nam và Hàn Quốc: những nhận xét bước đầu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 12. Bài viết nêu những nhận xét bước đầu từ những nghiên cứu so sánh tôn giáo Việt Nam và Hàn Quốc. Diện mạo các tôn giáo chính, đặc điểm giao lưu và tiếp thu văn hóa truyền thống, hoàn cảnh sinh tồn và nguồn gốc chủng tộc của cư dân mỗi nước là những khía cạnh được chú ý trong việc phân tích lý giải những điểm tương đồng và khác biệt trong tôn giáo ở mỗi nước. Bên cạnh những nhà nghiên cứu Việt Nam còn có nhiều nhà nghiên cứu người Hàn Quốc dành sự quan tâm nghiên cứu về văn hóa của hai nước Việt - Hàn. Tạp chí Khoa học xã hội số 8 năm 2013 có đăng bài viết Ý nghĩa và đặc trưng của những phong tục tháng Giêng tại Việt Nam và Hàn Quốc của Ahn Kyung Hwan. Ahn Kyung Hwan khẳng định: tết âm lịch (ngày mùng một Tết), là dịp lễ lớn mà cả Việt Nam và Hàn Quốc đều xem trọng bậc nhất. Hai nước xa nhau về mặt địa lý nhưng có chung tục cúng thần Bếp Táo Quân... Tác giả bài viết cũng chỉ rõ một số phong tục tháng Giêng chỉ có ở Hàn Quốc mà không có ở Việt Nam như tục trực đêm rằm, tục bán cái nóng, tục đuổi chim và đuổi muỗi, tục bói vận nông sự bằng việc cho bò ăn, ngắm trăng (Dalmaji)... Như vậy, những năm gần đây, nghiên cứu so sánh văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên nghiên cứu so sánh văn học Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc dân gian, đặc biệt là truyện cổ tích của hai nước đã được đặt ra nhưng chưa thật sự được chú ý, còn nhiều khoảng trống chưa được đề cập đến như so sánh để thấy được những nét tương đồng và khác biệt từ phương diện không gian trong truyện cổ tích hai nước; Cơ tầng văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam - Hàn Quốc qua sự tương đồng và khác biệt về không gian trong truyện cổ tích... Vì vậy, truyện cổ tích của hai nước Việt Nam, Hàn Quốc nói riêng, văn hóa hai nước nói chung vẫn rất cần được các nhà nghiên cứu quan tâm, làm sáng tỏ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý Xuân Chung (2011), “Tiếp biến văn hóa ở Việt Nam và Hàn Quốc những điểm tương đồng”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (1), 2011. 2. Nguyễn Thị Huế (2001), “Nét đặc sắc Á Đông trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc”, Tạp chí Văn học (2), 2001. 3. Jeon Hye Kyung (2005), “Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam thông qua tìm hiểu sự tích động vật”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 4. Đặng Thanh Lê (1998), Việt Nam trên quá trình giao lưu, hội nhập văn học khu vực và toàn cầu - so sánh với văn học Korea, Tạp chí Văn học (3), 1998. 5. Đặng Văn Lung (chủ biên) (1998), Truyện cổ Hàn Quốc, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 6. Đặng Văn Lung (2002), Tiếp cận văn hóa Hàn Quốc, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 7. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề văn hóa, xã hội và ngôn ngữ Hàn Quốc, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 8. Kim Seong Beom-Kim Sang Ho - Đào Vũ Vũ (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb Khoa học Xã hội Hà Nội. 9. Phạm Hồng Thái (2012) “Nghiên cứu so sánh tôn giáo Việt Nam và Hàn Quốc: những nhận xét bước đầu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 12. 10. Nguyễn Bá Thành (1996), Tương đồng văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Văn hóaThông tin, Hà Nội. 11. Đào Vũ Vũ, Kim Seong Beom, Kim Sang Ho (2011), Dẫn nhập lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 12. Komisook, Jungmin, Jung Byung Sul (2006), Văn học sử Hàn Quốc (từ cổ đại đến cuối TK XIX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn) (2005), Văn học so sánh nghiên cứu và triển vọng, Nxb Đại học sư phạm. 77 Nghiªn cøu khoa häc 78 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan