Những giải pháp kiềm chế lạm của chính phủ cho những năm 2008 – 2012 19 Trong bốn mục tiêu đó thì kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở
Trang 1DANHDANH SÁCH NHÓM 02 – LỚP K45 DK4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: ……… 3
Phần I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ LẠM PHÁT ……… … 5
1 Khái niệm về lạm phát ……… 5
2 Các loại lạm phát ….……… 6
Lạm phát vừa phải.……… 6
Lạm phát phi mã……….……… 6
Siêu lạm phát ……… 6
3 Cách đo lường lạm phát ……… ……….…… 6
4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ……… …… … 7
4.1 Lạm phát do cầu kéo ……… …… 7
4.2.Lạm phát do chi phí đẩy ……… 8
4.3 Lạm phát do cơ cấu ……….……… 8
4.4 Lạm phát do cầu thay đổi ……… 8
4.5 Lạm phát do xuất khẩu ……… 9
4.6 Lạm phát do nhập khẩu ……… 9
II TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT ……… 10
1.Tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2008-2012 ……… 10
Trang 22.Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao trong những năm 10
3 Những gợi ý giải pháp kiềm chế lạm cho những năm tới ………… 15
4 Những giải pháp kiềm chế lạm của chính phủ cho những năm 2008 – 2012 19
Trong bốn mục tiêu đó thì kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát thấp là những mục tiêu hàng đầu của điều tiết vĩ mô ở tất cả các nước Đối với nước ta thì tăng trưởng kinh tế với tốc
độ cao là quan trọng nhất, bởi vì nhiều số liệu cho thấy do xuất phát điểm của nước ta thấp lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, do đó nước ta vẫn là nước có nền kinh tế kém phát triển, GDP đầu người mặc dù đã tăng nhưng vẫn còn là một trong vài chục nước có GDP đầu người thấp nhất thế giới Vì vậy, để rút ngắn khoảng cách thì nền kinh tế nước ta phải tăng trưởng cao, nếu không có một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì không những nước
ta không rút ngắn được khoảng cách mà còn đứng trước một nguy cơ lớn nhất trong bốn nguy
cơ là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Hơn nữa, khi
đã tụt hậu xa hơn về kinh tế thì các nguy cơ chệch hướng, diễn biến hoà bình và tệ quan liêu tham nhũng cũng sẽ lớn lên theo, mặt khác, tăng trưởng kinh tế cao tạo tiền đề cho sự cân bằng cung cầu và do đó có điều kiện để kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm cho tích luỹ từ nội bộ kinh tế, nâng cao mức sống góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, đồng thời tăng trưởng kinh tế cao cũng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu tích luỹ đầu
tư, giảm bớt nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanh toán Nếu như nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao là mục tiêu quan trọng nhất thì lạm phát thấp lại là mục tiêu quan trọng thứ hai,
Trang 3lạm phát không những tác động trực tiếp đến tiêu dùng và đời sống của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến người sản xuất, kinh doanh, đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Phần lớn các nhà kinh tế đều cho rằng ổn định lạm phát ở mức thấp nhất là môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi để khuyến khích tiết kiệm, mở rộng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nếu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với cán cân thanh toán là quan hệ thuận chiều, thì quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là quan hệ khó nhận biết, lúc thuận, lúc nghịch Trong một thời gian dài việc kiềm chế lạm phát được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Chính phủ.
Trong những năm qua Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên từ 5 năm trở lại đây chúng ta lại phải đối phó với một thách thức mới đó là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sảy ra vào năm 2008 gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam Như vậy, cả lạm phát quá cao
và quá thấp đều ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, tuy nhiên nếu ta kiểm soát được lạm phát thì nó lại có tác dụng tích cực, thúc đẩy nền kinh tế là một điều hết sức quan trọng đối với mọi quốc gia muốn làm được điều này chúng ta phải hiểu rõ: lạm phát là gì? Nó để lại những hậu quả gì?Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay ra sao? Các biện pháp kiềm chế lạm phát như thế nào và đây cũng chính là nội dung của bài thảo luận này Do trình độ và thời gian có hạn cho nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót Vậy kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn để những bài viết sau của chúng em đạt được kết quả tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô Trần Kim Anh đã hướng dẫn và giúp đỡ nhóm em hoàn
thành bài thảo luận chuyên đề này
Trang 4PHẦN I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ LẠM PHÁT
Lạm phát là vấn đề không còn xa lạ đối với một nền kinh tế Lạm phát được ví như là căn bệnh kinh niên mà hầu hết các nền kinh tế đều gặp phải nhưng để đưa ra một khái niệm về lạmphát là một điều rất khó bởi vì khi trả lời câu hỏi lạm phát là gì? thì đã có rất nhiều quan điểm khác nhau:
1 Khái niệm lạm phát.
Theo Samoelson: “ Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung”
Theo FriedMan: “ Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ
Theo Mác: “Lạm phát là sự tràn đầy các kênh, luồng lưu thông những tờ giấy bạc thừa+`.Theo Keynes: “ Chỉ khi nào có toàn dụng, sử dụng hết nhân công và năng lực sản xuất, mới tạo nên cầu dư thừa và giá cả hàng hoá tăng lên từ cầu cá biệt làm thay đổi cầu tổng quát và mức giá chung từ đó gây ra lạm phạt”'
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi Trong thời gian lạm phát, giá cả hànghoá tăng lên nhanh chóng so với mức tăng tiền lương danh nghĩa, vì vậy vừa dẫn đến hạ thấp thu nhập thực tế của người lao động, vừa làm sâu sắc thêm sự phát triển không đều và không cân đối của các ngành trong nền kinh tế quốc dân Quan điểm này nghiên cứu lạm phát dựa trên ba vấn đề cơ bản:
- Thứ nhất: phân tích mối quan hệ tỉ lệ về số lượng và giá trị giữa tiền giấy với tiền vàng lưu thông trong nền kinh tế quốc dân
Trang 5- Thứ hai: trong mối quan hệ giữa khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông với tổng giá
cả hàng hoá lưu thông thì điểm xuất phát là tổng giá cả hàng hoá Nghĩa là giá cả hàng hoá quyết định khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông chứ không phải là ngược lại
- Thứ ba: yêu cầu của quy luật lưu thông là khối lượng tiền thực tế lưu thông phải cân bằng với lượng tiền cần thiết cho lưu thông Nếu khối lượng tiền thực tế lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông thì sẽ xuất hiện lạm phát
Ta thấy các nhận định về lạm phát khác nhau nhưngđều thống nhất ở điểm cho rằng: mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ tăng lên là biểu hiện của lạm phát
2 Các loại lạm phát
2.1 Lạm phát vừa phải.
Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, có tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động nguy hiểm đối với nền kinh tế mà trái lại nó còn có tác dụng kích thích sản xuất thúc đẩy các hoạt động đầu tư
2.2 Lạm phát phi mã.
Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát bột phát là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng
2.3 Siêu lạm phát.
Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi
mã Chẳng hạn, như tại Việt Nam năm 1988 tỉ lệ lạm phát ở nước ta là 308% đứng thứ 3 sau Brazil (934%) và Peru (1722%.) Trong tình trạng đó, cuộc sống nói chung trở nên đắt đỏ hơn,thu nhập thực tế giảm sút mạnh mẽ, “thuế lạm phat”' là một sắc thuế vô hình, thuế phi chính thức đánh vào những ai đang cầm giữ tiền Đặc biệt là tình trạng trật tự kinh tế bị rối loạn, không ai dám tính toán đầu tư lâu dài, những hoạt động kinh tế ngắn hạn từng thương vụ, từngđợt, từng chuyến diễn ra phổ biến
3 Cách đo lường lạm phát
Trang 6Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế ,thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ
số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm Tỷ
lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là chỉ số CPI
CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát CPI năm
2011 so với năm 2010 theo công thức sau:
Chỉ số lạm phát 2011 = 100 x
CPI năm 2011 - CPI năm 2010
CPI năm 2010
4 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo"
và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính Cân đối thu chi là điều không thểtránh khỏi khi xảy ra lạm phát
4.1 Lạm phát do cầu kéo
Trang 7Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn.( Hình 1)
4.2.Lạm phát do chi phí đẩy
HÌNH 1
Trang 8Hình 2Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm Mức giá chung của toàn thể nềnkinh tế cũng tăng (hình 2)
4.3 Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm.Lạm phát nảy sinh từ đó
4.4 Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phíadưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng
Trang 9lên, dẫn đến lạm phát
4.5 Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy độngcho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng
4.6 Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên gây ra lạm phát
II TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN 2012 NGUYÊN NHÂN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 1.Tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2008-2012.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã buộc các quốc gia trong đó có Việt Nam thực hiện các gói kích cầu dẫn đến một lượng tiền lớn được bơm vào thị trường Giá dầu, giá lương thực thực phẩm, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đồng loạt tăng cao
Do tác động của kinh tế TG ,trong những năm vừa qua kinh tế Việt Nam thường xuyên phải chịu mức lạm phát cao làm cho những thành quả của tăng trưởng kinh tế không đến đượcvới người lao động do mức tăng thu nhập danh nghĩa không theo kịp mức tăng của giá cả thị trường Đặc biệt, năm 2008 lạm phát đã tăng rất cao lên đến trên 23% buộc Chính phủ phải
Trang 10đưa ra hệ thống 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả nhất định khi lạm phát năm 2009 và 2010 có xu hướng giảm xuống Tuy nhiên, lạm phát như con ngựa bất kham
đã tăng cao trở lại trong năm 2011 lên đến 18,23% mặc dù Chính phủ đã có nghị quyết 11 đưa
ra một hệ thống giải pháp toàn diện để kiềm chế lạm phát ngay từ đầu năm 2011 Vì sao lạm phát trong năm 2011 lại tăng cao? Các giải pháp nào cho năm 2012 và những năm tiếp theo đểkiềm chế lạm phát xuống còn một con số như mong muốn của Chính phủ?
2.Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao trong những năm 2008 - 2012
Theo lý thuyết kinh tế học, có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát là do cầu kéo
và chi phí đẩy Lý thuyết lạm phát do cầu kéo chỉ đúng khi nền kinh tế đạt mức sản lượng tiềmnăng, khi nền kinh tế đã sử dụng hết hoặc gần hết nguồn lực sẵn có Khi đó, nếu tổng cầu gia tăng thì sẽ làm giá cả gia tăng vì nền kinh tế không còn tiềm năng để tăng trưởng, nên tổng cầu tăng không làm tổng cung tăng, mà chỉ làm tăng giá cả Tổng cầu bao gồm các thành phần: Cầu chi tiêu của cá nhân, cầu chi tiêu của chính phủ, cầu đầu tư của các doanh nghiệp vàcầu chi tiêu của người nước ngoài (xuất khẩu) Tổng cầu của nền kinh tế nhìn chung đều phải thể hiện thông qua tổng cầu tiền mặt Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường muốn mua hoặc bán được hàng hóa phải có một lượng tiền tương ứng với giá cả hàng hóa (lượng tiền cần thiết cho lưu thông).Các nhà lý luận kinh tế gọi đây là lưu thông hàng hoá – tiền tệ.Vì vậy, khi tổng tiềnmặt trong lưu thông tăng lên cũng thể hiện tổng cầu tăng lên.Như vậy, trong trường hợp Ngân hàng trung ương có chính sách làm cho khối tiền trong lưu thông tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm cho tổng cầu gia tăng.Nếu nền kinh tế còn dưới mức tiềm năng, tổng cầu tăng
sẽ tác động làm tổng cung tăng, nền kinh tế tăng trưởng, lúc đó lạm phát đi kèm với tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế sẽ chịu đựng được mức lạm phát này.Ngược lại, nếu nền kinh tế đã ởmức tiềm năng thì tổng cầu tăng sẽ làm giá tăng, mà sản lượng không tăng nổi, lạm phát sẽ tăng cao
Nguyên nhân lạm phát do chi phí đẩy được thể hiện khi trong nền kinh tế còn nằmdưới mức sản lượng tiềm năng Lúc này lạm phát cao xảy ra do giá các yếu tố đầu vào của nền sản xuất tăng cao (nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu trong nền kinh tế như xăng dầu, lương thực thực
Trang 11phẩm…tăng cao) làm cho chi phí sản xuất hàng hóa tăng cao và đẩy giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao dẫn đễn lạm phát cao xảy ra.
Từ các nguyên nhân về mặt lý thuyết ở trên, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, có thể phân tích nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua có cả yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy.Trước hết, nguyên nhân do cầu kéo Mặc dù nền kinh tế Việt Nam chưa đạt mức sản lượng tiềm năng, vẫn còn nhiều nguồn lực cho tăng trưởng: Nguồn nhân lực dồi dào và trẻ, nguồn vốn trong và ngoài nước phong phú, nguồn tự nhiên chưa khai thác hết, nhưng lạm pháttrong những năm 2007 - 2011 vẫn có nguyên nhân từ phía cầu Có thểtrình bày những nguyên nhân từ phía cầu như sau:
Nguồn:Tổng Cục Thống Kê (2007 – 2008) (Hình 3)
-Thu nhập quốc dân tăng lên do kết quả tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền trước đó làm cho thu nhập của dân cư tăng lên ( Năm 2007: 8,46%; năm 2008: 6,31%; năm 2009: 5,46%; năm 2010: 6,78% và năm 2011 tăng 5,34% ) Điềuđó làm cho cầu tiêu dùng cá nhân gia tăng từ 2005 đến năm 2011, dẫn đến giá cả tăng liên tục nhiều năm liền
-Tốc độ tăng đầu tư trong toàn bộ nền kinh tế (bao gồm khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài) cao trong nhiều năm liền (khoảng 25% - 35%/năm), nhất là đầu tư nước ngoài tăng cao trong các năm 2007 là21 tỷ USD và đặc biệt nhảy vọt trong năm 2008 (vốn FDI đăng
Trang 12ký trên 71 tỷ USD), trong những năm 2009, 2010 và 2011 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ViệtNam khoảng 11 –12 tỷ USD/năm và thực tế giải ngân khoảng 8 -9 tỷ USD/năm đã làm cho cầu đầu tư tăng lên nhanh chóng, đẩy giá nguyên, nhiên vật liệu và nhân công tăng cao Tiền lương tối thiểu trong khu vực hành chính, sự nghiệp đã tăng lên kéo tiền lương trong khu vực sản xuất cũng tăng theo, làm gia tăng thu nhập bằng tiền và tiêu dùng trong dân cư cũng tăng theo Bên cạnh đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đầu tư và chi tiêu công của Chính phủ cũng gia tăng mạnh qua các năm, bội chi ngân sách những năm gần đây luôn tăng trên 5%, vượt mức phê duyệt của Quốc hội hàng năm.
-Xuất khẩu tăng nhanh qua nhiều năm, năm 2007là 48,5 tỷ USD, năm 2008 đã đạt trên 62,6 tỷ USD; năm 2009 đạt gần 70 tỷ USD, năm 2010 đạt 82 tỷ USD và năm 2011 ước đạt
100 tỷ USD làm cho việc tiêu dùng sản xuất xuất khẩu như mua nguyên, nhiên, vật liệu, thuê mướn nhân công….tăng nhanh, đẩy tổng cầu tăng nhanh
-Đồng thời, với chính sách đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, khi giữmức lãi suất thị trường thấp, tỷ giá hoái đoái VND cao Điều đó thể hiện trong năm 2007 Ngân hàng nhà nước đã phát hành khối lượng tiền mặt tăng thêm 30%, chủ yếu để mua ngoại tệ nhằm giữ giá trị VND thấp, với mục đích thúc đẩy xuất khẩu Bên cạnh đó, do lãi suất thị trường thấp nên lượng tín dụng từ các ngân hàng cũng tăng lên đến trên 35%, nhất là cho vay mua chứng khoán và kinh doanh bất động sản, nhưng thiếu biện pháp đểthu hút tiền về ngân hàng Riêng trong năm 2008, do thực hiện các gói giải cứu nền kinh tế thoát khói suy thoái kinh tế nên lượng tiền trong lưu thông tăng lên rất nhanh điều này cũng làm gia tăng lạm phát trong năm 2008 Chính sách mở rộng tiền tệ tiếp tục được thực hiện trong năm 2009, 2010 khi
dư nợ tín dụng tăng trên 35 – 36%/năm càng làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông
Nguyên nhân do chi phí đẩy Nguyên nhân về phía chi phí có thể phântích ở những điểm sau: năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO, đánh dấu
sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Do đó, các biến động trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng đến thị trường trong nước Chẳng hạn như giá dầu trên thị