Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
87,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU Trong những tháng vừa qua, ở Việt Nam đã chứng kiến sự tăng giá liên tục của một số mặt hàng như: lương thực, thực phẩm, sắt thép, xăng dầu, và các nguyên vật liệu khỏc….vv. Đây là vấn đề đang rất thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo quần chúng nhân dân. Vấn đề này cũng là tâm điểm làm việc trong suốt thời gian qua của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ. Có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Nhà sản xuất và người tiêu dùng thì lo lắng khi thấy giá cả hàng hoá ngày càng tiếp tục tăng cao. Trong khi đó các nhà hoạch định chính sách tiền tệ thì cho rằng vấn đề lạm phát chưa hẳn xuất phát từ những nguyên nhân tiền tệ. Tuy nhiên, dù hiện tượng lạm phát gia tăng xuất phát từ bất cứ nguyên nhân nào, thì Ngân hàng Nhà nước, với vai trò quản lý và điều hành Chính sách tiền tệ của mình, cần có những giải pháp kịp thời và có hiệu quả nhằm kiềm chế lạm phát trong thời gian tới, từng bước ổn định kinh tế- xã hội, thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế- xã hội nước ta. Bài tiểu luận môn học Ngân hàng Trung ương với đề tài “Giải pháp Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới” nhằm mục đích đưa ra những giải pháp hiện tại và trong tương lai của Ngân hàng Nhà nước trước tình hình biến động giá cả và lạm phát ở Việt Nam. Bài tiểu luận được chia làm ba phần: 1. Khái niệm về lạm phát và nguyên nhân của lạm phát 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua 3. Phân tích nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới 4. Giải pháp kìm chế lạm phát của NHNN trong thời gian tới. 1 NỘI DUNG: 1 Khái niệm lạm phát và nguyên nhân của lạm phát. 1.1 Khái niệm Nhà kinh tế học theo trường phái tiền hiện đại MilTon Fredman đã dưa ra luận diểm nổi tiếng về lạm phát rằng “ Lạm phát luôn luôn và mọi nơi là vấn đề của tiền tệ’’. Thật vâỵ việc các định nghĩa lạm phát được xuất phát từ hai khía cạnh chủ yếu; thứ nhất là các định nghĩa xuất phát từ việc xem xét các nguyên nhân của lạm phát, chẳng hạn “lạm phát là quá nhiều tiền đi săn quá Ýt hàng’’ hoặc “lạm phát là tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn năng suất lao động’’, thứ hai là; lạm phát là mức giá cả chung (mức giá bính quân) tăng lên. Đây là hiện tượng xảy ra ở tất cả các nước với mức biến động giá khác nhau. Sự tăng thêm của mức giá làm giảm giá trị của tiền tệ được đo lường bằng sức mua đối nội của nó. Mức biến động của nó khác nhau giữa các nước và kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ và làm giảm sức mua đối ngoại của đồng tiền. 1.2 Nguyên nhân xảy ra lạm phát * Lạm phát cầu kéo : đây là nguyên nhân do tổng cầu (AD) tổng chi tiêu của xã hội tăng lên vượt qúa mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Nói cách khác, bất kỳ lý do nào làm cho tổng cầu tăng lên đều dẫn đến lạm phát về mặt ngắn hạn. Có thể giải thích như sau: AD = I + C + G + XKròng I: Là nhu cầu hàng hóa đầu tư của DN C: Nhu cầu hàng hóa của hộ gia đình G: Chi tiêu của chính phủ XKròng: xuất khẩu – nhập khẩu Do vậy bất cứ sư tăng lên của nhóm tiêu dùng nào trong xã hội cũng làm tăng tổng cầu AD như. - Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên xuất phát từ dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế, về khả năng mở rộng thị trường hoặc do lãi suất đầu tư giảm, về mặt ngắn hạn nó làm cho lãi suất tăng lên. 2 -Chi dùng các hộ gia đình tăng lên do đó mức thu nhập thực tế tăng lên, hoặc do lãi suất giảm xuống, cả hai có tác dụng đẩy tổng cầu tăng lên và gây áp lực đối với lạm phát. -Do chính sách tiền tệ mở rộng làm cho cả cầu và cung tăng lên, không phải NHTƯ tăng mức phát hành tiền mà cả hệ thống NH cũng mở rộng cho vay, tạo tiền gửi và làm cho tổng phương tiện thanh toán tăng lên, kết quả chính phủ cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn, giá cả tăng nhanh hơn. -Các yếu tố liên quan đến nhu cầu nước ngoài như tỷ giá, giá cả sản xuất ở nước ngoài so sánh với gía cả sản xuất ở trong nước và thu nhập bình quân của thị trường nước ngoài có những ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu hàng hóa xuất khẩu và từ đó ảnh hưởng đến tổng cầu cũng như giá cả nội địa. Tóm lại, sự tăng lên của nhu cầu trong nước và nước ngoài hoặc việc mở rộng lượng tiền cung ứng sẽ làm tăng nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. * Lạm phát chi phí đẩy. Đặc điểm quan trọng của lạm phát chi phí đảy là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng xuất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội. Chi phí sản xuất có thể tăng lên do: - Mức tăng tiền lương vượt quá mức tăng của năng xuất lao động.Tiền lương tăng có thể do thị trường lao động trở nên khan hiếm, do yêu cầu đòi hỏi tăng lương công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính tăng lên. - Sự tăng mức lợi nhuận của người sản xuất làm cho giá cả háng hóa tăng lên -Do giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, có thể do giá trị nội tệ giảm so với ngoại, áp lực lạm phát của nước xuất khẩu tăng lên hoặc do ảnh hưởng khủng hoảng … 3 - Do tăng lên của thuế và các khoản nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước ảnh hưởng tới mức sinh lời của hoạt động đầu tư, giá cả tăng lên là tất yếu nhằm duy trì mức sinh lời thực tế. Các yếu tố trên hoặc tác động trực tiếp vào mức lương thực tế của người làm công hoặc tác động vào chi phí ngoài lương làm tăng chi phí sản suất làm giá tăng lên trong khi sản lượng giảm suống. 2. Thực trạng lạm phát ở Việt nam trong thời gian qua Việt Nam đã trải qua thời kỳ lạm phát cao kéo dài với những ảnh hưởng nặng nề trong suốt thập kỷ 80, được coi như hậu quả tất yếu của cơ chế quản lý kinh tế kém hiệu quả và tình trạng bao cấp tràn lan của thời kỳ chiến tranh. Mặc dù lạm phát được giữ ở một con sè trong những năm 90, nhưng sự bất ổn của nó cùng với tình trạng giảm phát trong những năm gần đây đang đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà hoạch định chính sách, căn cứ vào mức độ và chính sách của lạm phát ta phân ra từng giai đoạn sau: 2 .1 Giai đoạn 1976-1980 Lạm phát ở việt nam la lạm phát “ngầm’’,nghĩa là tuy chỉ số giá cả ở thị trường có tổ chức tăng không nhiều bởi chính sách kiềm chế giá cả, nhưng chỉ số giá ở thị trường tự do lại tăng khá cao. Mặc dù vậy giá cả chung tăng với tốc độ chậm bởi vi ở thời điểm này ở khu vực thị trường có tổ chức chiếm tỷ trọng quyết định trong cung cấp hàng hóa tiêu dùng trong xã hội và phù hợp với thói quen tiêu dùng của dân chúng trong thời gian chiến tranh, hơn nữa Việt Nam vẫn dược hưởng viện trợ không hoàn lại dưới hình thức hàng hóa từ các nước XHCN. Điều này làm giảm tình trạng căng thẳng trong quan hệ cung cầu hàng hóa. Tuy vậy tình trạng phát hành bù đắp thiếu hụt ngân sách tiên tục với số lượng ngày càng lớn nhằm bù lỗ bù giá và thực hiện dự án phát triển sau chiến tranh đã làm cho mức giá chung thời kỳ 76-80 tăng tới 2,62 lần trong khi giá trị tổng sản phẩm thực tế tăng 5,8%, thu nhập quốc dân sản xuất tăng 1,5%. 2.2 Giai đoạn 80-88 4 Đây là thời kỳ lạm phát phi mã với chỉ số giá cả thường xuyên ở mức ba con số giá cả thị trường có tổ chức và thị trường tư do đều tăng mạnh trong đó giá của thi trường tự do tăng mạnh hơn kéo theo thị trường có tổ chức, những ảnh hưởng của lạm phát bao trùm lên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, tiêu dùng, tài chính tín dụng, đời sống nhân dân và sự ổn định của chế dộ chính trị. 2.3 Giai đoạn từ 89 đến nay Lạm phát được kiềm chế thành công từ năm 1989 và giảm tới mức một con sè trong suốt thập kỷ 90. Nhưng tỷ lệ lạm phát biến động qua các năm và những biểu hiện của giảm phát gần đây đang gây nên sự bất ổn định cho môi trường kinh tế. Nhưng sau thời kỳ ổn định trong những năm của thập kỷ 90 và những năm đầu thập kỷ này, lạm phát đang có xu hướng gia tăng, đe dọa sự phát triển ổn định của nền kinh tế. . Nhưng những dấu hiệu đã bắt đầu từ năm 2001 đến nay tỷ lệ lạm phát luôn tăng. Cụ thể la năm 2000 vân còn giảm phát 0,6% nhưng từ năm 2001 đến năm 2003 tỷ lệ lạm phát vừa phải và rất tốt cho sự phát triển kinh tế ở nước ta, năm 2001 chỉ số giá tăng là 0,6%, năm 2002 là 3,2% và năm 2003 là 3,8%. Trong 10 tháng đầu năm nay chỉ số giá tăng 8,6% cụ thể từ tháng 1/2004 ta có bảng tỷ lệ tăng giá như sau: Thán g 1/04 2/04 3/04 4/04 5/04 6/04 7/04 8/04 9/04 10/04 Tỷ lệ % 1,1 3,0 0,8 0,5 0,9 0,9 0,5 0,6 0,3 0,0 Trong 3 tháng đầu năm 2004 giá cả thị trường đã tăng 4,9%, 6 tháng đầu năm giá cả thị trường tăng lên đến 7,2% và trong 8 tháng đầu năm đã tăng lên đến 8,3%. Trong khi nghị quyết Quốc hội dÒ ra là chỉ số giá tiêu dùng trong cả năm tới không vượt quá 5%. Đến thời điểm này có thể khẳng định ta khó có 5 thể duy trì và ổn định chỉ số giá tiêu dùng được đề ra, mặc dù mới đây đại diện IMF tại Việt Nam có đưa ra dự đoán lạm phát ở Việt Nam ở mức 5-6% bởi vì xu hướng tăng giá hiện nay chưa có dấu hiệu thiên giảm, hơn nữa theo kinh nghiệm nhiều năm thì xu hướng tăng giá luôn xuất hiện vào các tháng cuối năm và các tháng đầu năm (tháng tết nguyên đán). Diễn biến chỉ số gía CPI những năm gần đây (% thay đổi so với tháng 12 năm trước) Quý/năm 2000 2001 2002 2003 2004 Quý I 0,8 0,0 2,5 2,5 4,9 Quý II -1,8 -0,7 -0,4 0,4 7,2 Quý III -0,7 0,3 0,2 -0,3 8,6 Quý IV 1,1 1,0 0,9 1,2 8,6* ( *tính đến tháng 10/2004) Những biến động của giá cả thị trường 8 tháng đầu năm 2004 có một số điểm đáng chú ý sau: Một là, giá cả tăng liên tục với tốc độ tương đối cao. Nếu xem sét diễn biến giá cả trong nhiều năm qua cho thấy, thông thường trong thời gian tết âm lịch thường xảy ra việc tăng giá nhất là đối với mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết, sau thời gian tết giá cả lại trở lại mức bình thường; song năm 2004 trong các tháng 2 và 3 các tháng liền sau tết âm lịch, chỉ số giá cả không những không giảm ma còn tiếp tục nâng cao. Sự biến động này thể hiện sự không bình thường so với những năm trước. Sự bất bình thường này đã khiến nhiều nhà kinh tế đã đưa ra những dự đoán chưa chính xác về xu hướng thay đổi giá cả. Hai là, sự tăng giá đối với các mặt hàng, trong đó nhóm lương thực, thực phẩm có chỉ số giá tăng cao nhất so với các mặt hàng còn lại. Trong 8 tháng đầu năm, giá lương thực, thực phẩm đã tăng tới 14,5% so với tháng 12/2003. Các mặt hàng là “ đầu vào” của sản xuất mà nguyên vật liệu chủ yếu nhập 6 khẩu có chỉ số giá tăng cao (thép, xăng dầu ). Điều này cho thấy xu thế tăng mặt bằng giá cả đang diễn ra ở nước ta vì giá lương thực thực phẩm chủ yếu do thị trường quyết định. Không bị yếu tố độc quyền chi phối nên phản ánh khách quan mặt hàng giá cả thị trường. Đồng thời, giá các mặt hàng “đầu vào” như xăng dầu, sắt thép… sẽ kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng và dịch vụ khác. Dây là phản ứng dây truyền không thể tránh khỏi và như vậy sự tăng gía sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Chính vì vậy nếu không có các biện pháp hữu hiệu, kịp thời để kiềm chế thì ngay cả việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2004 theo Nghị quyết của Quốc hội cũng khó đảm bảo. Điều quan trọng lúc này là cần tìm rõ nguyên nhân của tình trạng tăng giá để từ đó có những giải pháp phù hợp, để sự tăng giá không còn vượt khỏi sự kiểm sóat của Nhà nước và giảm thiểu những tác động tiêu cực của sự gia tăng này đến sự phát triển kinh tế. Các dự báo về mức lạm phát của cả năm liên tục thay đổi theo thời gian. Vào tháng 5, bên lề kỳ họp Quốc hội, trong thời gian này, Bộ thương mại chính thức dự báo chỉ số giá tiêu dùng cả năm có thể lên 6-7%; đến cuối tháng 6 dự báo của nhiều chuyên gia và một số nhà chức trách là 10-12%. Điều đó cho thấy NHTW, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính,… hoặc quá chủ quan, hoặc hoàn toàn không đánh giá được tình hình và do đó, không thể có những đối sách thích hợp. 3. Phân tích nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới 3. 1. Nguyên nhân của lạm phát trong thời gian qua. Về lý thuyết, lạm phát do cầu kéo xảy ra khi cầu vượt qua khỏi khả năng cung hiện có, đẩy giá lên và kéo theo chi phí tiền lương, vật tư, vận hành và chi phí vốn. Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi khi giá cả tăng lên để bù cho toàn bộ chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận. Vòng xoáy chi phí – giá cả tràn lan, cuối cùng phát triển thành các nhóm và các thể chế để đối phó với đợt tăng gía mới. 7 Lạm phát xảy ra có nhiều nguyên nhân khác nhau hay nói đúng hơn là do tổng hợp các nguyên nhân khác nhau, nó không phải là một “hiện tượng tiền tệ đơn thuần”, thậm chí cũng không phải là hiện tượng kinh tế đơn thuần. Lịch sử và thực tế đã chứng minh: lạm phát là thường xuyên, nó thường xảy ra khi có những biến cố xă hội, kết quả của những mâu thuẫn kinh tế, chính trị trong thời kỳ ổn định, lạm phát phụ thuộc nhiều vào thành phần kinh tế xã hội. Hoàn toàn có lý khi đưa ra thuật ngữ “lạm phát mong đợi” (lạm phát dự tính). Nếu như các thành viên trong xã hội, đặc biệt là những là các chủ thể kinh tế chủ đạo nào đó mong chờ một mức lạm phát dự tính nào đó thì chác chắn nó sẽ xuất hiện. Bởi vì khi đó họ sẵn sàng tăng giá để bù vào mức lạm phát dự tính nào đó, và như vậy sẽ khởi động một vòng xoáy lạm phát. Chính vì vậy, vai trò của nhà nước trong việc ổn định và kiềm chế lạm phát là vô cùng quan trong. Nhiệm vụ của nó không phải là trực tiếp điều tiết giá cả (mặc dù đôi khi cũng cần thiết), mà nhiệm vụ chính là tạo ra một môi trường ổn định, tin tưởng tạo ra triÓn vọng sản xuất, kinh doanh, không xảy ra các mâu thuẫn bên trong và giảm thiểu sự tác động của các nhân tố bên ngoài, đặc biệt là cần có các biện pháp kịp thời khi có các dấu hiệu lạm phát. Do vậy tình trạng mặt bằng giá cao trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan, song có thể nêu ra một số nguyên nhân chính sau: Thú nhất, nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng cao, trong khi đó, các tập đoàn quốc tế độc quyền trong việc cung ứng các loại vật tư nguyên liệu này cũng gây sức Ðp về giá đối với các nhà nhập khẩu Việt Nam, ví dụ như tình trạng giá phôi thép tăng đã làm cho giá thép trên thị trường trong nước tăng từ 6200 – 6400 lên 8200 – 8900 đồng/kg (tăng 38%) chỉ trong vòng 2 tháng. Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng việc tăng giá nhập khẩu không phải là nguyên nhân bao trùm khiến giá cả các sản phẩm hàng hóa ở Việt Nam tăng cao. Nhiều mặt hàng ở Việt Nam vẫn tăng giá ngay cả khi nguyên liệu nhập khẩu giảm giá, điển hình gía thuốc tân dược 8 tăng trong tháng đầu năm 2004. Nguyên nhân chính của sự tăng giá này lại chính ở sự độc quyền trong kinh doanh va “vòng vèo” trong phân phối của một số hãng dược phẩm hiện nay. Thứ hai, xét trên khía cạnh tiền tệ, mặt bằng giá cả tăng lên là do tổng lượng tiền lưu thông ngoài thị trường tăng; hoạc do tăng tốc độ quay vòng đồng tiền; hay đồng thời cả hai nguyên nhân trên. Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm cho tiền tệ lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng thêm Cụ thể là việc thực hiện chính sách lãi suất thấp đã làm cho giảm lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp đã làm giảm lượng tiền cung ứng vào các Ngân hàng thuơng mại tăng lượng tiền cho vay, hơn thế nữa, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan trong việc thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng còn thiếu sự gắn kết. Ngành Ngân hàng mới chỉ kiểm soát được lượng tiền lưu thông trong hệ thống Ngân hàng, còn các hoạt động tiền tệ thông qua tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính khác như hệ thống kho bạc, Quỹ hỗ trợ phát triển , các tổ chức bảo hiểm, chứng khoán chưa được phản ánh hết trong cân đối tiền – hàng nói chung. Điều này sẽ tác dộng làm cho tăng tổng lượng tiền thanh toán và gây áp lực với lạm phát. Thứ ba, hệ thống lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu cũng còn nhiều bất cập đã làm cho chi phí của các sản phẩm tăng thêm đáng kể, điển hình là sự tăng giá thuốc tân dược thời gian qua. Thuốc tân dược sau khi qua một đầu mối nhập khẩu về tới Việt Nam đã trải qua rất nhiều khâu trung gian trước khi tới tay người tiêu dùng, và qua mỗi khâu như vậy giá lại đẩy lên cao. Giá ở Vịêt Nam cao hơn cả chục lần giá thuốc tân dược nhập khẩu cùng loại ở các nước khác. 3.2. Tác động của lạm phát. Những tác động cụ thể của lạm phát rất không rõ ràng và thay đổi theo thời gian. Lạm phát ban đầu làm tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, khi mà tiền lương và các chi phí khác không theo kịp tăng mức giá, dẫn tới 9 việc tăng đầu tư vốn, chia cổ tức và chi trả lãi. chi tiêu cá nhân cũng có thể tăng với lý do “hãy mua ngay bây giờ kẻo ngày mai giá sẽ tăng”. ở Việt Nam, việc tăng giá lương thực, thực phẩm thể hiện khía cạnh tích cực trong xu thế chuyển dịch cơ cấu giá theo hướng có lợi cho sản xuất nông nghiệp, và thu nhập của nông dân, nơi chiếm gần 80% dân số. Những năm qua, trong khi giá cả nhiều mặt hàng công nghiệp có xu hướng tăng thì giá nông sản hầu như không tăng, thậm chí có thời điểm còn giảm, dẫn đến hậu quả là ngành nông nghiệp nói chung gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Việc tăng giá lương thực trong thời gian qua góp phần tích cực giải quyết những vướng mắc tồn tại từ nhiều năm qua đối với ngành này. Mặt khác, giá nông sản hàng hóa tăng trong 9 tháng đầu năm 2004 cũng góp phần cải thiện thu nhập của nông dân , nhất là những hộ trực tiếp sản xuất lúa gạo. Mặc dù việc tăng giá một số mặt hàng có những lợi Ých trước mắt đối với một số nhóm người, nhưng cuối cùng, sự tăng gía sẽ làm xáo trộn hoạt động kinh tế không những thế về lâu dài lam phát có thể là mầm mống của căn bệnh kinh tế, tỷ lệ tăng giá biến động mạnh dẫn đến lạm phát cao. Lạm phát làm giảm sức mua của thu nhập hiện tại và tích tụ các tài sản tài chính, dẫn đến sự suy giảm trong tiêu dùng. Lãi suất thường bao gồm cả nhịp độ lạm phát được dự đoán trước mà nó đẩy chi phí kinh doanh lên, ngăn cản sự chi tiêu cho tiêu dùng. Đầu tư cho kinh doanh bị tác động khi hoạt động kinh tế nói chung suy giảm và lợi nhuận bị hạn chế vì người làm công đòi được bù đáp thu nhập tăng lương do tình trạng lạm phát triền miên. Hầu hết các chi phí vật tư và chi phí vận hành đều nhanh chóng đáp lại các tín hiệu lạm phát. giá xuất khấu cao hơn cuối cùng sẽ hạn chế hoạt động XK, tạo sự thiếu hụt trong cán cân thương mại, dịch vụ và làm phát sinh các vấn đề về ngoại hối. Lạm phát là một thành tố chính của sự bùng nổ và suy thoái phổ biến nó gây ra những méo mó không dáng có về giá cả và việc làm và tạo ra tình trạng không chắc chắn về kinh tế. 10 [...]... tiêu tăng trưởng kinh tế để tìm mọi cách kiềm chế lạm phát Theo đó, các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát mà NHNN cần sử dụng gồm những nội dung sau: Thứ nhất, đối với lãi suất và dự trữ bắt buộc Về mặt lý thuyết, để kiềm chế lạm phát thì lãi suất phải cao thì mới thu hút được tiền ngoài lưu thông 11 vào hệ thống ngân hàng Nhưng trong bối cảnh hiện nay các NH Nhà nước đã thỏa thuận mức lãi suất huy động... tệ để đạt được ổn định và ngăn ngừa sù dao động phóng đại 4 .Giải pháp kìm chế lạm phát của NHNN trong thời gian tới Trong thời gian tới, vẫn có nhiều áp lực về tăng giá, ngoài những nguyên nhân đã phân tích trên, cần phải chú ý tới việc điều chỉnh tiền lương vào tháng 10 và những diễn biÕn mới của thị trường TCTT quốc tế Tại thời điểm này chưa phải là lúc “hy sinh” mục tiêu tăng trưởng kinh tế để tìm... thiệt thòi bởi tài sản bị xói mòn Một “tâm lý lạm phát “ phổ biến cuối cùng sẽ khống chế các quyết định kinh tế của khu vực tư nhân và nhà nước Nhìn chung, lạm phát cao trên 5% ở các nước phát triển và 10% ở các nước đang phát triển luôn có tác động tiêu cực đến tăng trưởng và ổn định kinh tế Chính vì vậy, chính phủ các nước luôn nỗ lực ổn định hóa, giảm thiểu tác động gây méo mó của lạm phát bằng các... NH Nhà nước cũng sẽ bị sẽ bị phá vỡ Do đó, ổn định lãi suất là cần thiết, nhưng không có nghĩa là giữ nó ở mức quá thấp so với tỷ lệ lạm phát hiện nay, vì như vậy vừa thiệt hại cho người gửi tiền do lãi xuất thấp hơn tốc độ tăng giá, vừa không đủ vốn cho vay Như vậy, cần phải sử dụng hình thức huy động vốn bằng việc phát hành giây tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng )... thận trọng cần phải được duy trì để trong mọi trường hợp tỷ giá vẫn phản ánh được cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu, đầu tư thực sự có hiệu quả 12 Ở Việt Nam, các nhà quản lý tiền tệ đều cho rằng, chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay là chế độ không “neo” vào bất cứ đồng ngoại tệ nào mà dựa vào “rổ” tiền tệ, nhưng thực tế có đến 80%-90% trong cán cân thanh toán của Việt Nam là bằng... chúng ta đã sử dụng một số biện pháp hành chính và thu được những kết quả nhất định Tuy nhiên, biện pháp hành chính không bao giờ giải quyết được tận gốc vấn đề Việc duy trì tỷ giá đạt tới mức cân bằng của thị trường, từng bước tiến tới một VND tù do chuyển đổi, dỡ bỏ các biện pháp hành chính là việc làm cần thiết hiện nay Thứ ba, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở Để điều tiết khối lượng tiền trong lưu...Mức độ tác động của lạm phát đối với các cá nhân phụ thuộc vào nhiều yêu tố, biến số Những người có thu nhập tương đối ổn định, nhất là những người trong đó có thu nhập thấp chịu thiệt thòi trong thời gian lạm phát tăng, trong khi những người có khgả năng đàm phán linh hoạt có thể theo khịp được thậm chí có lợi nhờ lạm phát Những người phụ thuộc vào tài sản có giá trị... cụ về lãi suất, vẫn cần thiết phải sử dụng linh hoạt việc kiểm soát dự trữ bắt buộc nhằm kiểm soát viêc mở rộng tín dụng đối với tất cả các định chế tài chính cũng như các tổ chức tín dụng, đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với tăng trưởng của nền kinh tế Thứ hai, đối với tỷ giá hối đoái Mối quan hệ giữa sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền luôn chịu tác động bởi chỉ số CPI Do đó,... tế thị trường nói riêng Nó là kết quả của đồng thời nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là sự mất cân đối giữa cung và cầu trong nền kinh tế thị trường Tuy nhiên, lạm phát có thể bị chế ngự và hoàn toàn kiểm soát được trong những điều kiện cụ thể nếu nhận thức đúng các nguyên nhân tiềm Èn và có những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ của Nhà nước 14 ... khối lượng tiền trong lưa thông Trong điều kiện hiện nay, để bình ổn giá, NHNN cung tiền cho nền kinh tế chủ yếu qua hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường Hoạt động này vừa làm tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia, vừa bình ổn tỷ giá của VND so với ngoại tệ 13 KẾT LUẬN Tóm lại, cần phải khẳng định lạm phát là một hiện tượng kinh tế khách quan trong chế độ tiền giấy và trong nền sản xuất hàng hoá nói . của lạm phát 2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua 3. Phân tích nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới 4. Giải pháp. tăng trưởng kinh tế- xã hội nước ta. Bài tiểu luận môn học Ngân hàng Trung ương với đề tài Giải pháp Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới nhằm. tích nguyên nhân và giải pháp kiềm chế lạm phát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới 3. 1. Nguyên nhân của lạm phát trong thời gian qua. Về lý thuyết, lạm phát do cầu kéo xảy