những giải pháp ngân hàng nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở việt nam trong thời gian tới

12 452 0
những giải pháp ngân hàng nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở việt nam trong thời gian tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Học viện ngân hàng Khoa tiền tệ – thị trường chứng khoán BÀI KIỂM TRA Môn nghiệp vụ ngân hàng trung ương Đề tài: NHỮNG GIẢI PHÁP NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẦN SỬ DỤNG ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI Sinh viên : Lương Hoàng Minh Líp : 4041 Hà Nội, tháng 11 – 2003. Mục lục Lời mở đầu 02 1. Những biến động “lạm phát” hiện nay ở nước ta 03 2. Nguyên nhân của tình trạng này 06 3. Kiến nghị về một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát 07 Kết luận 10 Danh mục tài liệu tham khảo 11 Lời mở đầu Giá cả, lạm phát là vấn đề hết sức nhạy cảm trong đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Sự biến động của nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng như thu nhập thực tế của người lao động, tác động sâu sắc tới mọi mặt của sản xuất và đời sống. Ở Việt Nam, trước diễn biến bất thường của giá cả từ đầu năm 2004 đến nay, khi giá hàng loạt hàng hoá dùng trong sản xuất và tiêu dùng đều tăng, lạm phát, giá cả đã trở thành vấn 2 đề thời sự, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ số giá tiêu dùng (consumming price index - CPI) liên tục tăng trong 8 tháng đầu năm, đạt tới mức tăng cao nhất kể từ năm 1998 trở lại đây và đã vượt mức 5% Quốc hội đề ra đầu năm. Bình ổn giá cả thị trường và kiểm soát lạm phát trở nên có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như Nghị quyết Quốc hội đã đưa ra. Nhận thức được vấn đề này, trong bài kiểm tra môn Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương của mình, em xin trình bày một vài giải pháp mà cá nhân em nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng để kiềm chế lạm phát ở nước ta trong thời gian tới qua đề tài: “Những giải pháp Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới” Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, lại do trình độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế về mọi mặt nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ góp ý, chỉ bảo của Thầy, Cô. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô giáo Hà Thị Sáu, Nguyễn Tường Vân - giảng viên phụ trách môn Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương đã trực tiếp lên lớp giảng dạy chúng em môn học này. 1. Những biến động “lạm phát” ở nước ta hiện nay Sau mấy năm liền, kể từ năm 2000, tình hình giá cả ở nước ta khá ổn định. Trong nhiều tháng đầu năm nay, giá cả hàng hoá, dịch vụ bất ngờ tăng nhanh và trở thành một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm. Mức lạm phát ở Việt Nam đột nhiên nhảy vọt lên 8,3% trong 8 tháng đầu năm, ngoài tầm ước đoán 3,5% - 4,5% của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân háng Phát triển Châu 3 Á (ADB) và Ngân hàng Thế giới (WB). Cụ thể như sau: Biến động giá tiêu dùng qua các tháng của một số năm trở lại đây: Tháng / Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cả năm 2000 0.4 1.6 -1.1 -0.7 -0.6 -0.5 -0.6 -0.1 -0.1 0.1 0.9 0.1 -0.6 2001 0.3 0.4 -0.7 -0.5 -0.2 0.0 -0.2 0.0 0.5 0.0 0.2 1.0 0.8 2002 1.1 2.2 -0.8 0.0 0.3 0.1 -0.1 0.1 0.2 0.1 0.3 0.3 4.2 2003 0.9 2.2 -0.6 0.0 0.1 -0.3 -0.3 -0.1 0.1 -0.2 0.6 0.8 3.0 2004 1.1 4.1 4.9 5.4 6.3 7.2 7.7 8.3 7.7 - - - - (Nguồn: Tổng cục Thống kê) Nhìn bảng xem xét diễn biến giá cả từ năm 2000 đến năm 2003, ta có thể thấy trong nhiều năm qua, sau đợt tăng giá vào dịp Tết Nguyên Đán do các mặt hàng, dịch vụ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết tăng nhanh và mạnh, giá cả thường trở về mức bình thường từ tháng 3 đến tháng 7 và bắt đầu tăng từ tháng 9. Sang năm 2004, hai tháng sau Tết (là tháng 2 và tháng 3), như thường lệ, giá cả sản xuất sẽ phải hạ thấp xuống. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ số giá không những không giảm mà còn tiếp tục tăng cao. Chỉ tính riêng trong tháng 2, giá gia tăng 3%/tháng. Lần lượt trong hai tháng 3 và 4 mức tăng của CPI là 0,8%/tháng và 0,5%/tháng. Con số mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết mức lạm phát giữa quý III của năm 2004 là 8,3%/năm, cao nhất trong năm vừa qua. Mét quan chức cao cấp của Bộ Tài chính Việt Nam nói rằng cuối năm nay mức lạm phát có thể lên 9%. Như vậy, chúng ta sẽ không thể kiểm soát lạm phát ở dưới mức 5% trong năm 2004 như đã dự trù. Vậy bản chất của hiện tượng này là gì? Chỉ đơn thuần là sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng CPI hay thực chất là đã lạm phát tiền tệ trong nền kinh tế? Thông thường, lạm phát được hiểu là lạm phát giá mua hàng của người tiêu dùng và được biểu thị bằng chỉ số CPI. Chỉ số CPI này được tính theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm bằng cách lấy giá bán lẻ 4 hàng hoá và dịch vụ bình quân trên thị trường của kỳ đó chia cho giá bình quân của nó ở kỳ gốc so sánh (tháng, quý, năm). Trong thực tế, CPI không chỉ phản ánh tác động của riêng chính sách tiền tệ mà nó còn phản ánh các tác động cuả chính sách tài chính, tỷ giá, tính thời vụ, những tác động bất thường, tâm lý, thãi quen, niềm tin của người tiêu dùng và cả phương pháp tính lạm phát… Theo em, có nhiều yếu tố tác động tới CPI, trong đó chủ yếu là: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, yếu tố thời vụ và những tác động bất thường của thời tiết. Tỷ lệ lạm phát tháng hay quý có thể so sánh với các kỳ gốc khác nhau. Có thể tính lạm phát theo số bình quân giản đơn của các tỷ lệ lạm phát tháng của một số tháng nhất định. Có thể tính theo cách khác là tỷ lệ % giữa bình quân CPI của 12 tháng liên tục đến tháng hiện tại và bình quân CPI các tháng cùng kỳ trừ đi 100. Các chỉ số này phải là chỉ số cố định gốc hay chung gốc so sánh. Ở nước ta, năm gốc là năm 1995 với CPI gốc là 100. Tuy nhiên cách tính này chỉ có ý nghĩa về mặt thống kê. Khi CPI bị nhiễu nhất thời đến chừng mực (rất nhiều yếu tố bất thường làm mất cân đối cung - cầu nhất thời gây những biến động lên CPI) thì khi đó CPI sẽ không còn là ước lượng tốt nhất và sẽ phản ánh sai lệch xu thế lâu dài của lạm phát. Để hoạch định chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương cần một thước đo phản ánh xu thế lâu dài của lạm phát, gọi là lạm phát cơ bản hay lạm phát tiền tệ. Lạm phát cơ bản là chỉ tiêu phản ánh tác động của chính sách tiền tệ, đo lường được các tác động hay áp lực lâu dài ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả. Tuỳ theo đặc thù ở một số nứơc mà người ta sử dụng một phương pháp khác nhau để xây dựng phương pháp tính trong ba phương pháp phổ biến: phương pháp loại trừ; ba phương pháp thuần tuý thống kê (trung vị gia quyền, trung bình mẫu lược bỏ, bình quân gia quyền phương sai) và phương pháp kinh tế lượng Quah-Vahey. Ở Việt Nam, riêng trong 8 tháng đầu năm 2004, CPI đã tăng 8,3%, gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân cũng như chi phí sản 5 xuất của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là tâm lý lo lắng trong dân chúng về sự mất giá của đồng Việt Nam. Tuy nhiên, theo phân tích của các nhà kinh tế, lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước và thực chất CPI đó không phải là mức lạm phát cơ bản (mức lạm phát tiền tệ), tức là không do những nguyên nhân về tiền tệ gây nên. Xét trong dài hạn, CPI và lạm phát cơ bản là tương đương nhau (hay đồng nhất với nhau), nhưng tại thời điểm nhất định này, CPI và lạm phát cơ bản cũng có những khác biệt. Trong các con sè thống kê được công bố trên các phương tiện thông tin đaị chúng, chúng ta chưa đề cập đến lạm phát cơ bản mà chỉ công bố mức tăng lên của CPI. Thật vậy, tình trạng giá cả hàng hoá từ đầu năm đến nay tăng lên liên tục theo em hiểu là hiện tượng lạm phát về giá. Hiện tượng này xảy ra là do tổng cung hàng hoá của nền kinh tế giảm xuống kéo theo sù khan hiếm về hàng hoá trong một thời gian dài. Điều này dẫn đến giá cả hàng hoá bị đẩy lên nhanh chóng và không ngừng. Do đó, nó dẫn đến việc chỉ số giá tiêu dùng trong 8 tháng qua tăng đột biến. Nói cách khác, hiện tượng này chính là lạm phát do chi phí đẩy (lạm phát do chi phí đẩy xảy ra khi giá cả tăng lên để bù đắp cho toàn bộ chi phí và đảm bảo mức lợi nhuận), chứ không phải do cầu kéo hay do vấn đề tiền tệ như một sè Ýt người còn nhầm lẫn. Điều này cũng được thấy rõ khi ta xem xét thêm ở khía cạnh lãi suất của nền kinh tế. Chúng ta đều đã biết: Lãi suất Thực = Lãi suất Danh nghĩa - Tỷ lệ Lạm phát Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất huy động của đồng Việt Nam mà các Ngân hàng Thương mại đang áp dụng. Đến đầu tháng 8 năm 2004, mức lãi suất này vào khoảng 0,63%/tháng (tương đương 7,56%/năm). Nếu coi tỷ lệ lạm phát trong công thức này là chỉ số CPI thì sẽ xảy ra bất hợp lý. Đó là tính theo công thức trên thì Lãi suất Thực sẽ âm. Điều này là phi lý đối với một nền kinh tế đang phát triển như ở nước ta. Vậy tỷ lệ lạm phát ở đây chính là mức lạm phát chung của nền kinh tế, là mức lạm phát được hình 6 thành trên cơ sở tác động của nhiều yếu tố, không chỉ có riêng CPI hay chỉ tính riêng lãi suất cơ bản. Theo như nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý lãi suất tiền tệ hiện nay mới chỉ ở mức 2% - 3%. 2. Nguyên nhân của tình trạng này Tình trạng mặt bằng giá tăng cao trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan cũng có, lại có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân gián tiếp. Song, theo em, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, do chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm vào đầu năm, giá thực phẩm tăng nhanh. Ta đã biết thực phẩm chiếm 48% trong công thức tính chỉ số giá tiêu dùng. Từ tháng 6/2003 đến tháng 6/2004 giá lương thực - thực phẩm đã tăng lên 14,5%. Thứ hai, chi phí sản xuất tăng vì giá nguyên liệu và thuế tăng. Nhiều mặt hàng nguyên liệu nhập khẩu trên thị trường thế giới tăng cao nên giá nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu cũng có biến động mạnh. Chúng ta đều biết nước ta phải nhập 100% dầu từ nước ngoài nên việc giá đầu thế giới tăng lên dến 50UDS/thùng làm cho giá cả của những hoàng hoá phụ thuộc khác tăng với tốc độ chóng mặt. Tính đến cuối tháng 6/2004 giá phôi thép tăng 15,4% chỉ trong vòng hai tháng, giá dầu hoả và các sản phẩm chế biến tăng 17,2%, … Thứ ba, hệ thống lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu cũng còn nhiều bất cập đã làm cho chi phí của các sản phẩm tăng thêm đáng kể. Điển hình là việc tăng giá thuốc tân dược thời gian vừa qua, giá thuốc đã tăng lên tới 100% - 150% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây chính là những mặt hàng thiết yếu trong “rổ hàng hoá” của chóng ta. Những hàng hoá này đóng góp một tỷ trọng lớn, tới 80% tổng lượng hàng hoá trong rổ. Chính sự tăng giá cuả các mặt hàng này đã làm cho chỉ số CPI không ngừng leo thang trong 8 tháng đầu năm 2004. 7 3. Kiến nghị về một số giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát Như đã phân tích ở trên, tình hình giá cả thị trường tăng lên trong suốt 8 tháng đầu năm 2004 là hiện tượng lạm phát do chi phí đẩy và chủ yếu là ở phía cung, do tác động của những cú sốc về cung. Đúng như nhận xét của một số tổ chức quốc tế và các quan chức cấp cao: - Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF, sau khi kết thúc chuyến làm việc tại Việt Nam (từ 25/8 đến 9/9/2004) nói rằng mức CPI ở Việt Nam có thể còn lên tới hai chữ số (khoảng trên 10%). - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý cho rằng: để phân tích lạm phát qua CPI phải tách riêng hai chỉ số giá năng lượng và lương thực - thực phẩm. Lạm phát cơ bản không bao giờ tính hai chỉ số này bởi giá đó thường có những biến động bất thường, chưa phản ánh sự lành mạnh hay không cuả chính sách tiền tệ. Thống đốc cũng cho biết tỷ lệ lạm phát cơ bản của chúng ta hiện nay chỉ khoảng 2% - 3%. - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Lạm phát khó có thể giảm vào cuối năm nay vì nhu cầu tiêu dùng thường tăng cao vào cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của quý IV hàng năm thường tăng 30% - 40%, còn CPI nhìn chung thường tăng thêm 2% - 3%. - Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói rằng: “Lạm phát ở nước ta giai đoạn hiện nay so với tình trạng lạm phát của những năm 80 ở thế kỷ trước là hoàn toàn khác nhau về bản chất”. Do đó, theo em việc kiểm soát lạm phát ở nước ta hiện nay chủ yếu là làm thế nào để bình ổn giá cả. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng để kiềm chế tăng giá, thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Trên thực tế, từ ngày 01/7/2004, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi động thái điều hành chính sách tiền tệ. Đó là tăng tỷ lệ dự trữ bắt 8 buộc, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc này nhằm tránh yếu tố tâm lý có thể gây bất ổn cho nền kinh tế và ưu tiên mục tiêu ổn định giá để có được tốc độ tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Thứ hai, đẩy mạnh sản xuất trong nước, điều hành tốt cung - cầu hàng hóa, trong mọi tình huống không để có những biến động mất cân đối cục bộ làm tăng giá. Cần quan tâm phát triển, phát huy nội lực sẵn có của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, phát triển các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao để xuất khẩu. Thứ ba, điều hành, sử dụng linh hoạt, có hiệu quả chính sách tài chính - tiền tệ, nhưng chú ý không quá lạm dụng làm ảnh hưởng đến những cam kết quốc tế. Thứ tư, tăng cường năng lực điều hành, quản lý thị trường nhằm chống đầu cơ, gian lận thương mại, độc quyền hoặc liên kết độc quyền về giá. Thực hiện nghiêm Pháp lệnh giá. Thứ năm, cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Điều này giúp giá đầu vào hàng nhập khẩu giảm khiến giá cả tiêu thụ giảm. Để thực hiện biện pháp này, Nhà nước phải quán triệt nguyên tắc công bằng, minh bạch, đảm bảo hài hoà lợi Ých giữa Nhà nước, đơn vị sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Thứ sáu, có biện pháp kịp thời, nhất quán, đồng bộ trong chỉ đạo vĩ mô về giá và thuế. Theo dõi chặt diễn biến giá cả trong nước và quốc tế đối với những mặt hàng chiến lược, thiết yếu quan trọng, có lượng nhập khẩu lớn, những mặt hàng mà giá trong nước phụ thuộc vào giá quốc tế như: xăng dầu, sắt thép, thuốc chữa bệnh,… Từ đó có thể dự báo giá cả, lạm phát và đề ra hướng đi trước đón đầu, chủ động biện pháp khắc phục khi tình hình giá cả có xu hướng biến động. 9 Thứ bảy, bình ổn giá cả một số lọai hàng hoá có giá cao như: điện, than, xi-măng, xăng dầu,… bằng cách trợ giá đối với những doanh nghiệp sản xuất trong nước và những doanh nghiệp nhập khẩu. Thứ tám, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải thực hiện triệt để chỉ thị về tiết kiệm xăng dầu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh để ổn định giá các sản phẩm bán ra. Tránh tình trạng các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, chống thua lỗ dẫn đến thu hẹp sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế trong thời gian dài. Cuối cùng, các Ngân hàng Thương mại cần hỗ trợ những doanh nghiệp thành viên để họ đảm bảo sản xuất bình thường với các mức giá ổn định. Làm như vậy là ngân hàng đã giúp doanh nghiệp giữ vững thị phần, nâng khả năng cạnh tranh, giúp lợi nhuận tích dồn của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng mạnh. Kết luận Nói tóm lại, chúng ta đã biết giá tăng cao chủ yếu là do chi phí đẩy lên chứ không phải do nhu cầu tiêu dùng hàng hoá tăng lên kéo lên, cũng 10 [...]... sau: 11 1 Báo điện tử: Hà Nội mới, VNExpress, … 2 Thời báo Kinh tế Việt Nam - các số tháng 10 & 11/2004 3 Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - số tháng 10/2004 4 Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng - số 5 (tháng 9+10/2004) 5 Tạp chí Tài chính - số tháng 4/2004 6 Tài liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quý III/2004 Cuối cùng, do hạn chế về thời gian nghiên cứu, năng lực bản thân còn kém nên bài... và ổn định giá cả, đặc biệt là giải toả tâm lý người tiêu dùng Thực hiện tốt được các biện pháp trên, chắc chắn chúng ta sẽ quản lý được thị trường, bình ổn được giá cả và đặc biệt là Ngân hàng Trung ương sẽ kiểm soát được lạm phát trong những tháng cuối năm theo chỉ tiêu Quốc hội đề ra đầu năm Danh mục tài liệu tham khảo Để hoàn thành bài viết của mình, em đã có sử dụng một số tài liệu tham khảo sau:...như không phải do dư thừa lượng tiền tệ trong lưu thông Diễn biến giá tăng lên chủ yếu do nhân tố khách quan Đối với các nhân tố chủ quan làm tăng giá, Nhà nước đều có biện pháp kiềm chế ở mức thấp nhất Hơn nữa, giá một số mặt hàng lên, đẩy giá thị trường lên, nhưng mặt khác, lại làm lợi cho người sản xuất, tăng lợi nhuận và tăng thu... đang hết sức quan tâm Đồng thời, làm kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế tăng lên, có một số dấu hiệu lạc quan như: tìm được thị trường xuất khẩu thuỷ sản mới cho tôm, cá tra, cá basa; ký được hợp đồng đóng tàu lớn với nước ngoài giá trị hàng trăm triệu USD; kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng (đạt 7,2%); dịch SARS đã được kiểm soát và dịch cúm gia cầm đã được đẩy lùi… Tất cả những điều đó đã mang lại... Cuối cùng, do hạn chế về thời gian nghiên cứu, năng lực bản thân còn kém nên bài tập lớn này còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình trong môn học Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương 12 . vài giải pháp mà cá nhân em nghĩ Ngân hàng Nhà nước nên sử dụng để kiềm chế lạm phát ở nước ta trong thời gian tới qua đề tài: Những giải pháp Ngân hàng Nhà nước cần sử dụng để kiềm chế lạm phát. ngân hàng Khoa tiền tệ – thị trường chứng khoán BÀI KIỂM TRA Môn nghiệp vụ ngân hàng trung ương Đề tài: NHỮNG GIẢI PHÁP NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CẦN SỬ DỤNG ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI. cả, kiểm soát lạm phát. Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng để kiềm chế tăng giá, thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nhằm kiềm chế lạm phát. Trên thực

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khoa tiền tệ – thị trường chứng khoán

    • Môn nghiệp vụ ngân hàng trung ương

      • Mục lục

        • Những biến động “lạm phát” hiện nay ở nước ta

        • Lời mở đầu

        • Kết luận

        • Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan