1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao

64 405 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

... ỨNG DỤNG  Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn Nuôi-Thú Y Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ SAO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên... ỨNG DỤNG  Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn Nuôi-Thú Y Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ SAO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên... sản lượng trứng tỷ lệ đẻ gà Sao sinh sản 39 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ trứng có phôi tỷ lệ nở/ phôi trứng gà Sao 42 Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ trứng chết phôi tỷ lệ trứng sát trứng gà Sao 42 Hình

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  NGUYỄN THỊ DIỄM ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ SAO Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn Nuôi-Thú Y 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn Nuôi-Thú Y Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ SAO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông Nguyễn Thị Diễm MSSV: 3108122 Lớp: Chăn Nuôi-Thú Y Khóa: 36 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG  Luận văn tốt nghiệp Ngành: Chăn Nuôi-Thú Y Tên đề tài: ẢNH HƢỞNG CỦA SỰ BỔ SUNG VITAMIN E TRONG KHẨU PHẦN LÊN NĂNG SUẤT VÀ TỶ LỆ ẤP NỞ CỦA TRỨNG GÀ SAO Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Đông Nguyễn Thị Diễm MSSV: 3108122 Lớp: Chăn Nuôi-Thú Y Khóa: 36 2013 LỜI CẢM TẠ Luận văn tốt nghiệp đại học là cả một quá trình dài học tập và nghiên cứu của bản thân. Bên cạnh những nổ lực của cá nhân tôi còn đươc sự ủng hộ, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và của quý Thầy Cô. Con xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến Cha, Mẹ đã luôn quan tâm chăm sóc, tin tưởng và động viên con trong suốt thời gian qua. Cũng như Cha, mẹ đã cho phép con tạo cho gia đình một niềm vui, niềm tự hào với mọi người. Con cảm ơn Cha, mẹ! Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú y đã hết lòng truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu để con hoàn thành tốt khóa học. Xin ghi nhớ công ơn của PGs. Ts. Nguyễn Thị Kim Đông và GS. Ts. Nguyễn Văn Thu đã dạy bảo, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ con hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Cô cố vấn học tập PGs. Ts. Nguyễn Thị Kim Đông đã dành cho em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ths. Trương Thanh Trung, Ths. Nguyễn Văn Bé, các bạn ở tại Trại thực nghiệm và phòng thí nghiệm E205 đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp Chăn Nuôi-Thú Y khóa 36 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong 3,5 năm qua. Xin trân trọng cảm ơn Hội đồng đánh giá luận văn đã đóng góp ý kiến để luận văn thật sự có giá trị khoa học. Xin trân trọng cảm ơn và kính chào! Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diễm i LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và quý thầy cô trong bộ môn Chăn Nuôi. Tôi tên: Nguyễn Thị Diễm (MSSV: 3108122) là sinh viên lớp Chăn Nuôi-Thú Y Khóa 36 (2010-2014). Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi. Đồng thời tất cả các số liệu, kết quả thu được trong thí nghiệm hoàn toàn có thật và chưa công bố trong bất kỳ luận văn, tạp chí khoa học khác. Nếu có gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa và Bộ môn. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Diễm ii TÓM LƯỢC Thí nghiệm được tiến hành tại trại thực nghiệm thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ, từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013 trên gà Sao sinh sản để đánh giá ảnh hưởng các mức bổ sung vitamin E vào trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao. Thí nghiệm được thực hiện trên 96 con gà Sao ở giai đoạn 30 tuần tuổi. Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại nhằm xác định mức bổ sung vitamin E trong khẩu phần cơ bản thức ăn hỗn hợp chứa 18% CP và năng lượng 2800 Kcal/kgDM. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm là Nghiệm thức E0: Thức ăn hỗn hợp + không bổ sung vitamin E Nghiệm thức E40: Thức ăn hỗn hợp + 40 mg vitamin E/kg thức ăn Nghiệm thức E80: Thức ăn hỗn hợp + 80 mg vitamin E/kg thức ăn Nghiệm thức E120: Thức ăn hỗn hợp + 120 mg vitamin E/kg thức ăn Thí nghiệm được tiến hành trong 24 tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy gà Sao sinh sản từ 30-54 tuần tuổi ăn khẩu phần có mức độ bổ sung 80 và 120 mg vitamin E/kg thức ăn thì tỷ lệ đẻ, sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở cao nhất và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng đạt mức thấp nhất. Từ khóa: Gà Sao sinh sản, vitamin E, sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở. iii MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 2 2.1 Đặc điểm của gà Sao ................................................................................ 2 2.1.1 Sơ lược về gà Sao .................................................................................. 2 2.1.2 Đặc điểm sinh học của gà Sao ............................................................... 2 2.1.2.1 Đặc điểm ngoại hình .......................................................................... 2 2.1.2.2 Tập tính sinh dục ............................................................................... 3 2.1.2.3 Một số tính năng đặc biệt của gà Sao .................................................. 3 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn gia cầm .............................................. 3 2.2.1 Nhu cầu năng lượng .............................................................................. 4 2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin của gà sinh sản ...................................... 4 2.2.2.1 Nhu cầu protein ................................................................................. 4 2.2.2.2 Nhu cầu acid amin ............................................................................. 4 2.2.3 Nhu cầu các vitamin ............................................................................. 5 2.2.4 Nhu cầu khoáng .................................................................................... 8 2.3 Tính năng sản xuất của gà Sao ................................................................ 9 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm ....................... 9 2.4.1 Yếu tố di truyền cá thể .......................................................................... 9 2.4.1.1 Tuổi thành thục sinh dục .................................................................... 9 2.4.1.2 Cường độ đẻ trứng ............................................................................. 9 2.4.1.3 Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học ...................................... 10 2.4.1.4 Tính ấp bóng của gia cầm (ấp không trứng) ...................................... 10 2.4.2 Giống và dòng gia cầm ....................................................................... 10 2.4.3 Tuổi gia cầm ....................................................................................... 11 2.4.4 Thức ăn và dinh dưỡng ........................................................................ 11 2.4.5 Điều kiện ngoại cảnh .......................................................................... 11 2.5 Sức đẻ trứng của gia cầm ....................................................................... 12 2.6 Chất lượng trứng gà Sao ........................................................................ 13 2.6.1 Khối lượng trứng ................................................................................ 14 2.6.2 Trứng dị hình ...................................................................................... 14 2.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh .................................................. 14 2.7.1 Yếu tố di truyền .................................................................................. 14 2.7.2 Yếu tố dinh dưỡng ............................................................................... 14 2.7.3 Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................... 15 2.7.4 Tuổi gia cầm ........................................................................................ 15 2.7.5 Tỷ lệ giữa con trống và con mái ........................................................... 15 2.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở .................................................... 15 2.8.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ...................................................................... 15 2.8.2 Ảnh hưởng của ẩm độ ......................................................................... 16 2.8.3 Ảnh hưởng của độ thông thoáng ......................................................... 17 2.8.4 Ảnh hưởng của việc đảo trứng ............................................................ 18 2.8.5 Ảnh hưởng của việc thu lượm trứng ................................................... 18 2.8.6 Bảo quản trứng ấp ............................................................................... 18 iv 2.8.7 Thời gian trữ trứng ............................................................................. 19 2.8.8 Ảnh hưởng của thiếu vitamin và khoáng ............................................. 19 2.8.9 Những ảnh hưởng khác ....................................................................... 20 2.9 Ấp trứng gia cầm ................................................................................... 21 2.9.1 Yêu cầu trứng đưa vào ấp ................................................................... 21 2.9.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp ....................................................... 21 2.9.2.1 Bảo quản .......................................................................................... 21 2.9.2.2 Vận chuyển trứng ............................................................................ 22 2.9.3 Điều kiện cần thiết trong ấp trứng gia cầm .......................................... 22 2.9.3.1 Nhiệt độ ............................................................................................ 22 2.9.3.2 Độ ẩm .............................................................................................. 22 2.9.3.3 Sự thông thoáng ................................................................................ 22 2.9.4 Kỹ thuật ấp trứng ................................................................................ 22 2.10 Một số nguyên nhân gây chết phôi........................................................ 24 2.11 Những nghiên cứu gần đây về sự ảnh hưởng của vitamin E .................. 24 Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ........ 25 3.1 Phương tiện và phương pháp thí nghiệm ................................................ 25 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ....................................................... 25 3.1.2 Đối tượng thí nghiệm .......................................................................... 25 3.1.3 Chuồng trại và dụng cụ thí nghiệm ..................................................... 25 3.1.4 Thức ăn nước uống và thuốc thú y dùng trong thí nghiệm .................. 26 3.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ......................................................... 26 3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................. 26 3.2.2 Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................. 28 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi quá trình sinh sản ............................................... 28 3.2.4 Quy trình ấp trứng gà Sao ................................................................... 30 3.3 Xử lý số liệu .......................................................................................... 31 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 32 4.1 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong giai đoạn sản xuất trứng ............................................................................................................ 32 4.2 Các chỉ tiêu sản lượng trứng, tỷ lệ đẻ và kết quả ấp nở của gà Sao ......... 34 4.2.1 Sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ của gà Sao sinh sản .................................. 34 4.2.2 Tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao sinh sản ................................................. 38 4.3 Tiêu tốn thức ăn theo các nghiệm thức của gà Sao sinh sản ................... 41 Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................... 43 5.1 Kết luận .................................................................................................. 43 5.2 Đề nghị ................................................................................................... 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 44 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1: Một số nhu cầu acid amin lý tưởng đối với gà sinh sản (%) ............ 5 Bảng 2.2: Thành phần dưỡng chất và giá trị năng lượng của khẩu phần nuôi gà Sao sinh sản ................................................................................................... 5 Bảng 2.3: Nguồn cung cấp vitamin E ............................................................. 7 Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm .......... 8 Bảng 2.5: Một số tính năng sản xuất của gà Sao ............................................. 9 Bảng 2.6: Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%) .................. 11 Bảng 2.7: Chỉ tiêu chất lượng trứng của gà Sao ............................................ 13 Bảng 2.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà .......................... 16 Bảng 2.9: Ẩm độ của quy trình ấp trứng gà Sao ........................................... 17 Bảng 3.1: Thành phần thực liệu dùng trong thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM) ......................................................................................................... 27 Bảng 3.2: Công thức khẩu phần thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM) .... 27 Bảng 4.1: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao giai đoạn sinh sản ............................................................................................... 32 Bảng 4.2: Sản lượng trứng (quả/mái/tháng) của gà Sao sinh sản qua các tháng thí nghiệm .................................................................................................... 34 Bảng 4.3: Tỷ lệ đẻ (%) của gà Sao sinh sản qua các tháng thí nghiệm .......... 37 Bảng 4.4: Kết quả ấp nở của trứng gà Sao sinh sản....................................... 38 Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn (DMTA)/10 trứng của gà Sao sinh sản (kgDM/10 trứng) ........................................................................................................... 41 vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Gà Sao ............................................................................................ 2 Hình 2.3: Công thức cấu tạo của vitamin E ................................................... ..6 Hình 3.1: Chuồng nuôi gà Sao sinh sản ........................................................ 25 Hình 3.2: Thực liệu dùng trong thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản .................. 28 Hình 3.3: Gà Sao mới nở .............................................................................. 29 Hình 4.1: Biểu đồ lượng vật chất khô tiêu thụ và protein thô tiêu thụ của gà Sao sinh sản ................................................................................................. 34 Hình 4.2: Biểu đồ sản lượng trứng qua 6 tháng thí nghiệm của gà Sao sinh sản ............................................................................................................ 37 Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ đẻ qua 6 tháng thí nghiệm của gà Sao sinh sản ......... 37 Hình 4.4: Biểu đồ sản lượng trứng và tỷ lệ đẻ của gà Sao sinh sản ............... 39 Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ nở/phôi của trứng gà Sao ....... 42 Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ trứng chết phôi và tỷ lệ trứng sát của trứng gà Sao ... 42 Hình 4.6: Biểu đồ tiêu tốn thức ăn (DMTT)/10 trứng của gà Sao sinh sản (kgDM/10 trứng) .......................................................................................... 43 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADF Acid detergent fiber (Xơ acid) Ash Khoáng tổng số CF Crude fiber (Xơ thô) CP Crude protein (Protein thô) CSHD Chỉ số hình dạng CSLĐ Chỉ số lòng đỏ CSLT Chỉ số lòng trắng mm Milimét mg Miligam Cm Xentimét HU Đơn vị Haugh DM Dry matter (Vật chất khô) EE Ether extract (Béo thô) ME Metabolisable ennergy (Năng lượng trao đổi) NL Năng lượng Ca Canxi P Photpho NDF Neutral detergent fiber (Xơ trung tính) OM Vật chất hữu cơ TAHH Thức ăn hỗn hợp DMTA Tiêu thụ thức ăn TT Tăng trọng viii Chƣơng 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, mô hình chăn nuôi gà Sao đang được áp dụng phổ biến với những đầu tư mạnh mẽ không chỉ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mà còn phát triển lan rộng trên cả nước mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người chăn nuôi, các tỉnh chăn nuôi gà Sao với quy mô lớn như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hải Dương, Bình Định, Tiền Giang, Hậu Giang... Do gà Sao có nhiều ưu điểm như: sức đề kháng cao (không mắc các bệnh như Marek, Gumboro, Leucosis và đặc biệt là trong những năm vừa qua chưa thấy xuất hiện bệnh cúm gia cầm trên gà Sao), dễ nuôi, thích hợp với nhiều vùng sinh thái, có thể nuôi nhốt hoặc thả vườn, thịt thơm ngon (Moreki, 2005 và Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). Vì vậy, trên thế giới gà Sao được nuôi ngày càng nhiều để làm món ăn đặc sản cao cấp ở các nhà hàng, khách sạn (Saina, 2005). Gia cầm rất nhạy cảm với sự thiếu các vitamin, thậm chí vitamin chỉ thiếu một ít cũng đã làm giảm sức sản xuất của chúng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Vitamin E là một trong những dưỡng chất khi tăng trong khẩu phần sẽ làm tăng lượng vitamin E trong trứng (Cherian and Sim, 1997 và Grobas et al., 2001). Vitamin E ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chống teo cơ có vai trò quan trọng nhất là chống ôxy hóa mỡ và vitamin A. Nếu thiếu vitamin E trong thức ăn gà bị thần kinh, cổ và đầu bị ngẹo, chân cong và mềm, hay ngã lăn, xuất huyết thành ruột, cơ ngực và tiêu chảy, làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999). Vì vậy bổ sung vitamin E trong khẩu phần không những ảnh hưởng đến gà mẹ mà còn ảnh hưởng đến trứng trong quá trình ấp nở (Henning et al., 1986). Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng vitamin E đã cải thiện được sản lượng trứng của gà nuôi nhốt (Kirunda et al., 2001) tăng trọng lượng trứng, tỷ lệ trứng có phôi và khả năng ấp nở được cải thiện (Muduuli et al., 1982 và Lin et al., 2004). Đồng thời do tập quán canh tác chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ nên gà Sao thường được nuôi thả vườn vì thế việc cung cấp sản phẩm hay nguồn con giống còn hạn chế. Để có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp con giống, rút ngắn thời gian nghỉ đẻ do ấp, nâng cao sản lượng trứng/năm, nâng cao chất lượng con giống góp phần đưa gà Sao với quy mô lớn vào chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin E trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao”. Mục tiêu đề tài: Đánh giá khả năng sản xuất trứng và kết quả ấp nở bằng máy ấp bán tự động của trứng gà Sao được nuôi bằng các khẩu phần có bổ sung vitamin E với mức độ khác nhau. Từ đó có thể khuyến cáo đến người chăn nuôi nhằm tăng tỷ lệ ấp nở của gà Sao góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mô hình chăn nuôi gà Sao trong tương lai. 1 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Đặc điểm của gà Sao 2.1.1 Sơ lƣợc về gà Sao Gà Sao (Guinea Fowl) có tên khoa học là Numida melagis. Gà Sao có nhiều tên gọi như: Gà Nhật, Gà Phi, Gà Lôi, chim Trĩ Châu Phi. Là động vật hoang dã có tiềm năng phát triển trong điều kiện thức ăn có nhiều xơ, có phẩm chất thịt, trứng đặc biệt thơm ngon, thịt săn chắc, ít tích lũy mỡ và có hương vị giống như thịt các loài chim. Gà Sao có đặc điểm ngoại hình là có bộ lông xám đen, trên phiến lông điểm nhiều những chấm trắng tròn nhỏ. Hiện nay có hơn 20 loại hình và màu lông. (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). (www.aptrungga.com) Hình 2.1: Gà Sao 2.1.2 Đặc điểm sinh học của gà Sao Theo cách phân loại gà Sao (Helmeted Guineafowl) thuộc lớp Aves, bộ Gallformes, họ Phasianidae, giống Numididae, loài Helmeted (Moreki, 2005 và Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). 2.1.2.1 Đặc điểm ngoại hình Gà Sao có bộ lông màu xám đen điểm những đốm tròn nhỏ màu trắng. Đầu không có lông và mào nhưng có mũ sừng nên trông chúng giống loài kền kền. Dưới cổ có yếm thịt màu đỏ. Lông đuôi ngắn và thường dốc xuống. Gà Sao con có ngoại hình giống chim cút con, bộ lông chúng có những sọc màu nâu đỏ chạy dài từ đầu đến cuối thân (Pinoyfarmer, 2010). Gà Sao có 3 dòng (dòng lớn, dòng trung và dòng nhỏ) đều có ngoại hình đồng nhất. Ở 1 ngày tuổi gà Sao có bộ lông màu cánh sẻ, có những đường kẻ sọc chạy dài từ đầu đến cuối thân. Mỏ và chân màu hồng, chân có 4 ngón và có 2 hàng vảy. Thân hình thoi, lưng hơi gù, đuôi cúp. Đầu không có mào mà thay vào đó là mấu sừng, mấu sừng này tăng sinh qua các tuần tuổi, ở giai đoạn trưởng thành, mấu sừng cao khoảng 1,5-2 cm. Mào tích của gà Sao màu trắng hồng và có 2 loại là hình lá dẹt áp sát vào cổ và hình lá hoa đá rủ xuống. Da mặt và cổ gà Sao không có lông, lớp da trần này có màu xanh da trời, dưới cổ có yếm thịt mỏng. Chân khô, đặc biệt con trống không có cựa (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). 2 Gà Sao có rất nhiều màu như xám ngọc trai, tím hoàng gia, tím, đá, đồng, xanh, san hô, chocolate, trắng, da bò và xám ngọc trai (Andrews, 2009). 2.1.2.2 Tập tính sinh dục Các giống gà khác khi giao phối thường bắt đầu bằng hành vi ghẹ gà mái của con trống, đó chính là sự khoe mã. Ngoài ra, chúng còn thể hiện sức mạnh thông qua tiếng gáy dài nhưng ở gà Sao lại không như vậy, chúng không bộc lộ tập tính sinh dục rõ ràng ngay cả người chăn nuôi hàng ngày cũng khó phát hiện thấy. Gà Sao mái thì đẻ trứng tập trung, khi đẻ trứng xong không cục tác mà lặng lẽ đi ra khỏi ổ (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). Gà Sao mái bắt đầu đẻ vào mùa xuân (ánh sáng ban ngày tăng) và kéo dài khoảng 6-9 tháng. Thời gian đẻ cũng có thể được kéo dài bằng cách sử dụng ánh sáng nhân tạo. Tỷ lệ trống mái có thể sử dụng 1 trống cho 4-5 mái (Moreki, 2005). Theo Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) nếu quản lý tốt có thể sử dụng 1 trống cho 6-8 mái. Tuy nhiên, sử dụng 1 trống/5 mái là tốt nhất. 2.1.2.3 Một số tính năng đặc biệt của gà Sao Gà sao có nhiều tính năng đặc biệt như: chịu đựng kham khổ giỏi, thích nghi với nhiều vùng sinh thái, không đòi hỏi cao về chuồng trại, khả năng kiếm mồi tuyệt vời, tiêu thụ tất cả các nguồn thức ăn kể cả những loại thường không sử dụng trong nuôi gà, thịt giàu vitamin và ít cholesterol (Moreki, 2005). Gà Sao có sức đề kháng cao, ít mẫn cảm đối với hầu hết các bệnh thông thường trên gà (Bonds, 1997; Dieng et al, 1999 và Mandal et al, 1999). Gà Sao không mắc các bệnh như Marek, Gumboro, Leucosis. Những bệnh trong giai đoạn sinh sản các giống gà khác thường hay mắc như Mycoplasma, Sallmonella thì ở gà Sao chưa thấy, kể cả bệnh cúm A H5N1 cũng chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra trên gà Sao (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). Một số trang trại ở châu Phi gà Sao được dùng như “watch animals” cho trại vì chúng có tầm nhìn tuyệt vời, tiếng kêu inh tai khi có tiếng động hoặc kẻ lạ xâm nhập (Microlivestock, 1991; Mallia, 1999 và Smith, 2000). Ngoài ra, chúng cũng được sử dụng để kiểm soát rắn, chuột, bắt ve cho Hươu nhằm phòng bệnh Lyme, diệt sâu bọ và cỏ dại (Cactus Ranch, 2001 và Frit’s Farm, 2001). 2.2 Nhu cầu dinh dƣỡng trong thức ăn gia cầm Cũng như các gia súc khác, gia cầm yêu cầu bốn thành phần dưỡng chất như năng lượng, protein, khoáng và vitamin. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, tính biệt, môi trường, chất lượng của thức ăn và sự cân đối của các thành phần dinh dưỡng ở trong đó. Sự thiếu hụt và không cân bằng của một dưỡng chất nào cũng sẽ ảnh hưởng đến năng suất (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Theo Galor (1983) thì một khẩu phần cân bằng, đáp ứng các yêu cầu dinh dưỡng được xem là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả sản xuất trứng và thịt. Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. 3 Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). 2.2.1 Nhu cầu năng lƣợng Năng lượng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Đối với gia cầm phân và nước tiểu thải ra đồng thời, vì thế trong thực tiễn sản xuất giá trị năng lượng của thức ăn thường được biểu thị dưới dạng năng lượng trao đổi (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Mục đích chính trong việc sử dụng thức ăn là để sản xuất năng lượng cung cấp cho các hoạt động cơ thể. Trước hết năng lượng thức ăn được đáp ứng cho nhu cầu duy trì cơ thể. Khi thức ăn cung cấp năng lượng vượt quá nhu cầu duy trì thì được cơ thể sử dụng cho các nhiệm vụ sản xuất (Dương Thanh Liêm, 2003). Phần năng lượng cung cấp dư thừa so với nhu cầu sẽ được chuyển đổi thành mỡ và được dự trữ trong cơ thể gia cầm (Robert, 2008). Gia cầm nhận thức ăn với số lượng phù hợp với nhu cầu của chúng. Sự tiếp nhận thức ăn ở gia cầm có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn. Gia cầm ăn lượng nhiều thức ăn khi trong thức ăn chứa thấp năng lượng và ngược lại (Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận, 2001). Như vậy, năng lượng thô không được cơ thể gia cầm sử dụng vì qua quá trình tiêu hóa, hấp thu và trao đổi thì một phần năng lượng bị tiêu hao hoặc bị thải ra ngoài theo chất không tiêu hóa được trong nước tiểu và phân. Năng lượng của thức ăn được cơ thể hấp thu và sử dụng được gọi là năng lượng trao đổi. Nhu cầu năng lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trường, giống, loài, giới tính và khả năng sản xuất của gia cầm (Nguyễn Đức Hưng, 2006). 2.2.2 Nhu cầu protein và acid amin của gà sinh sản 2.2.2.1 Nhu cầu protein Protein được yêu cầu trong khẩu phần như là nguồn acid amin mà nó liên quan tới việc hình thành da, mô cơ, lông, trứng,… Protein của cơ thể trong tình trạng chức năng với sự tổng hợp và sự thoái hóa xảy ra liên tục; hơn nữa, sự cung cấp đầy đủ acid amin trong khẩu phần thì được quan tâm. Khi cung cấp thiếu protein trong khẩu phần (đặc biệt là acid amin) sẽ làm giảm hoặc dừng tăng trưởng hoặc sản xuất và gây trở ngại cho chức năng cần thiết của cơ thể (Robert, 2008). 2.2.2.2 Nhu cầu acid amin Khả năng sinh trưởng của gia cầm liên quan mật thiết với hàm lượng các acid amin không thay thế trong khẩu phần. Nếu các acid amin không thay thế trong khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn. Với các khẩu phần cùng lượng acid amin không thay thế, gà sẽ có cùng lượng acid amin tiêu thụ mà không phải là cùng lượng năng lượng (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn từ Skinner et al., 1991). Khi gà được nuôi dưỡng cùng mức acid amin không thay thế nhưng khác nhau về acid amin thay thế và năng lượng thì gà sẽ tiêu tốn lượng thức ăn như nhau và tích lũy lượng 4 protein như nhau (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn từ Summers et al., 1992). Nhu cầu protein và acid amin khác nhau phụ thuộc vào tình trạng sản xuất của gia cầm, mà cụ thể là khác nhau giữa giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn sản xuất trứng (Rose, 1997). Bảng 2.1: Một số nhu cầu acid amin lý tưởng đối với gà sinh sản (%) Gà đẻ trứng Acid amin Lysine 1,00 Argrinine 1,06 Isoleucine 0,78 Leucine 1,14 Methionine + Cystine 0,86 Phenylalanine + Tyrosine 1,25 Threonine 0,69 Tryptophan 0,24 (Rose, 1997). Theo Leeson và Summers (1997) thì yêu cầu về thành phần dinh dưỡng của khẩu phần gà Sao sinh sản được thể hiện ở Bảng 2.8 như sau: Bảng 2.2: Thành phần dưỡng chất và giá trị năng lượng của khẩu phần nuôi gà Sao sinh sản Gà sinh sản1 Gà sinh sản2 12,1 - - 2750 CP (%) 18,0 17,5 Ca (%) 3,00 3,42 P (%) 0,40 0,72 Methionine (%) 0,55 0,40 Lysine (%) 0,83 0,80 - 4,00-4,20 Chỉ tiêu ME (MJ/kgDM) ME (Kcal/kgDM) Xơ (%) Ghi chú: ME là năng lượng trao đổi; CP là protein thô; Ca là Canxi; P là Photpho (1Leeson and Summers, 1997 và 2Phùng Đức Tiến và ctv., 2006 ). 2.2.3 Nhu cầu các vitamin Vitamin là những hợp chất hữu cơ cần thiết cho gia cầm với số lượng nhỏ. Vitamin được phân chia làm hai nhóm. Nhóm vitamin tan trong nước có chức năng của coenzyme chuyên chở trong trao đổi carbohydrate, chất béo, acid amin hay tham gia xúc tác ở phản ứng liên quan đến vận chuyển điện tử. 5 Vitamin tan trong chất béo được hấp thu vào cơ thể thông qua khẩu phần có chất béo và dự trữ ở gan. Vitamin E và K là hai vitamin tan trong chất béo cần thiết cho gia cầm (Rose, 1997). Vitamin rất cần thiết cho sức khỏe, duy trì, sinh trưởng và sinh sản của gia cầm và các loài động vật khác. Tuy nhiên, nhu cầu về một loại vitamin nào đó phụ thuộc vào điều kiện môi trường, loại thức ăn và giai đoạn sinh trưởng hay sản xuất của gia cầm. Ngoại trừ vitamin tan trong dầu mỡ (A, D, K và E), các vitamin dự trữ trong cơ thể rất ít, đặc biệt vitamin nhóm B và vitamin C, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia cầm (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn từ Nowland, 1978). Các vitamin hòa tan trong mỡ được dự trữ một lượng thích hợp trong cơ thể và không bị bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Vì vậy, khi nào lượng vitamin đưa vào thiếu thì cơ thể có thể sử dụng nguồn dự trữ (Nguyễn Đức Hưng, 2006). Tuy nhiên, khi lượng vitamin đưa vào cơ thể nhiều, các vitamin hòa tan trong mỡ có thể tích lũy đạt đến mức tối đa. Các vitamin hòa tan trong nước trong khẩu phần thực tế thường không đủ cho nhu cầu của gia cầm nên cần được bổ sung thêm (Nguyễn Đức Hưng, 2006 trích dẫn từ Deyhim et al., 1994). Vitamin E (Tocopherol, vitamin giúp sinh đẻ, tocos-sinh đẻ). Đơn vị IU/Kg thức ăn. Công thức hóa học vitamin E là C29O50H2 có 750 loại vitamin E trong tự nhiên, nhưng chỉ có 4 dạng: −α,−β,−γ, và −δ tocopherol là có tác dụng đối với gia cầm, vitamin E bị phá hủy dưới ánh nắng (có tia cực tím), nhưng chịu ở nhiệt độ 1700C. Vitamin E ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, chống teo cơ có vai trò quan trọng nhất là chống oxy hóa mỡ và vitamin A (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999). Hình 2.2: Công thức cấu tạo của vitamin E Nếu thiếu vitamin E trong thức ăn gà bị thần kinh, cổ và đầu bị ngẹo, chân cong và mềm, hay ngã lăn , xuất huyết thành ruột và cơ ngực , ỉa chảy . Làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu . Gà mới nở đầu bị gục ngửa chạm đất. Khắc phục bằng cách bổ sung 20-30 UI vitamin E/kg thức ăn. Yêu cầu vitamin E: gà con 15-20, gà đẻ 20-30 và vịt đẻ 5 UI/kg thức ăn. Cần bổ sung đủ nguyên tố Selen (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999). 6 Trong chăn nuôi gà con, nếu khẩu phần thiếu vitamin E sẽ dẫn đến bệnh viêm não (bệnh gà điên), thể tạng bị rỉ dịch, bị phù do độ thấm của mao quản vượt quá mức và bị loạn dưỡng cơ. Bệnh viêm não xuất hiện khi khẩu phần chứa chất béo bão hoà trong tình trạng bị trở mùi ôi. Nhiều hợp chất chống oxy hoá thêm vào với vitamin E cũng phòng chống có hiệu quả với bệnh viêm não. Trường hợp tạng bị xuất dịch có thể ngăn ngừa bằng việc bổ sung selenium trong khẩu phần, còn loạn dưỡng cơ lại là một bệnh phức tạp bị ảnh hưởng bởi vitamin E, selenium và các acid amin như methionine và cystine (Bùi Xuân Mến, 2007). Gia cầm đẻ trứng giảm, tỷ lệ ấp nở kém ở những trứng có phôi đôi khi được cảnh báo đối với khẩu phần của những mái nuôi làm giống bị thiếu vitamin E. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt, khẩu phần cho gia cầm sinh trưởng và cho gia cầm mái làm giống phải thường xuyên được bổ sung vitamin E hoặc một chất chống oxy hoá thích hợp. Vitamin E có thể được tổng hợp hoá học hoặc cũng có thể được ly trích từ dầu thực vật. Nguồn vitamin E tự nhiên có hiệu lực nhất là trong thức ăn nguyên hạt, hạt nảy mầm và bột cỏ (Bùi Xuân Mến, 2007). Thiếu vitamin E sẽ dẫn đến tích nước ngoài mô, xoang bụng, bao tim tích đầy nước. Hoại tử, thoái hóa cơ. Cơ ức, cơ tim có vệt màu trắng, sức co cơ yếu (Dương Thanh Liêm, 2003). Bảng 2.3: Nguồn cung cấp vitamin E Thực liệu Hàm lượng UI/kg DM (hay mg/kg DM) Cỏ xanh 50-80 Bột cỏ họ đậu (3 lá) 30-70 Gạo, mì 40-60 Khô đậu tương 6,0 Bột cá 20 Mầm lúa, mì 90 (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999). 7 Bảng 2.4: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của gia cầm Gà Gà đẻ sinh trưởng thương phẩm Gà đẻ giống 11.000 6.600 8.800 11.000 IU 2.200 2.200 2.200 2.200 Vitamin E IU 11,0 8,80 – 16,5 Vitamin K mg 2,20 2,20 2,20 2,20 Vitamin B1 mg 2,20 2,20 2,20 2,20 Vitamin B2 mg 4,40 4,40 4,40 5,50 Acid Pantotenic mg 14,3 13,2 5,50 16,5 Acid Nicotinic mg 33,0 33,0 26,4 33,0 Piridoxin mg 4,40 3,30 3,30 4,40 Biotin B8 mg 0,132 0,110 0,110 0,176 Acid Folic B9 mg 0,132 0,396 0,396 0,880 Cholin mg 1.320 990 1.100 1.100 Vitamin B12 mg 0,0099 0,0055 0,0022 0,0110 Acid Linoleic % 1,20 0,80 1,40 1,40 Vitamin Đơn vị Gà con Vitamin A IU Vitamin D3 (NRC, 1994). 2.2.4 Nhu cầu khoáng Ngoài nhiệm vụ chính tham gia cấu trúc bộ xương gia cầm, Ca và P còn tham gia hình thành vỏ trứng, có mặt trong huyết thanh. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu canxi và phospho sẽ làm gia cầm con còi cọc, gia cầm trưởng thành bị bệnh về xương, gia cầm mái đẻ trứng mỏng vỏ hay hoàn toàn không vỏ. Tuy nhiên nhu cầu canxi và phospho tùy thuộc vào mỗi loại gia cầm, hướng sản xuất, lứa tuổi và sức sản xuất. Nếu thừa P sẽ dẫn đến thiếu Ca, đây là một điểm đáng lưu ý khi bổ sung Ca và P trong khẩu phần cho gia cầm. Đối với gia cầm sinh sản phải đạt tỷ lệ đẻ từ 5-10% mới được sử dụng mức Ca và P của gia cầm dẻ trứng. Tỷ lệ Ca:P thích hợp trong khẩu phần là 2:1. Khi khẩu phần thiếu Ca và P cần phải bổ sung bằng nguồn thức ăn giàu Ca và P. Khẩu phần của gia cầm thường thiếu Ca (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Khoáng rất cần thiết đối với gia cầm và tùy theo nhu cầu đối với cơ thể mà khoáng được chia làm hai loại là các nguyên tố đa lượng và các nguyên tố vi lượng. Theo Dương Thanh Liêm (2003), vai trò chủ yếu của khoáng đa lượng là xây dựng bộ xương, tham gia vào các chức năng sinh lý quan trọng để duy trì tình trạng bình thường của cơ thể, đồng thời cũng tham gia vào cấu tạo nên sản phẩm như thịt và trứng. Theo Phùng Đức Tiến (2006) nhu cầu Ca là 2,4% và P là 0,7% trong khẩu phần cho gà Sao hậu bị. Đối với gà con, gà giò là 1,2% Ca, 0,8% P. Còn đối với gà mái đẻ nhu cầu Ca là 3,4% và P là 0,7%. 8 2.3 Tính năng sản xuất của gà Sao Theo Fani et al. (2004) thì tính năng sản xuất chủ yếu của gà Sao được thể hiện ở bảng 1.1. Bảng 2.5: Một số tính năng sản xuất của gà Sao Chỉ tiêu Giá trị Số trứng đẻ mỗi năm (trứng) 100 Khối lượng trứng (g) 40-45 Tỷ lệ ấp nở (%) 75-80 Khối lượng trứng/khối lượng cơ thể (%) 2,80 Khối lượng trưởng thành (kg) 1,60-1,70 Tuổi thành thục (ngày) 186 Thời gian ấp (ngày) 26-28 Khối lượng một ngày tuổi (g) 24,6 (Moreki, 2005 trích dẫn từ Fani et al., 2004). 2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm 2.4.1 Yếu tố di truyền cá thể Sức đẻ trứng là một tính trạng số lượng có lợi ích kinh tế quan trọng của gia cầm đối với con người. Có 5 yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm trong một năm là tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.4.1.1 Tuổi thành thục sinh dục Tuổi thành thục sinh dục liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Thành thục sớm là một tính trạng mong muốn. Tuy nhiên cần phải chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch . Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng quả trứng sẽ làm tăng khối lượng cơ thể gà và tăng tuổi thành thục sinh dục . Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên . Tuổi thành thục sinh dục của một nhóm hoặc một đàn gia cầm được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng là 5%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục của gia cầm : loài, giống, dòng, hướng sản xuất , mùa vụ nở , thời gian chiếu sáng , chế độ dinh dưỡng và chăm sóc quản lý (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.4.1.2 Cƣờng độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng của gia cầm trong một thời gian ngắn . Cường độ đẻ trứng tương quan rất chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm . Nhất là cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đẻ đầu tiê n. Vì vậy để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng đẻ đầu để có những phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). 9 2.4.1.3 Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học Chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan thời vụ nở của gia cầm con. Tùy thuộc vào thời gian nở mà sự bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm. Thường ở gà chu kỳ này kéo dài một năm; gà tây, vịt và ngỗng chu kỳ thường ngắn hơn và theo mùa. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa sự thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có tương quan nghịch rõ rệt. Các cá thể có sự khác nhau về bản chất di truyền của thời điểm kết thúc năm sinh học; điều này cho phép tiến hành chọn lọc theo sự đẻ trứng ổn định và do đó nâng cao sức đẻ trứng của cả năm. Giữa thời gian đẻ trứng kéo dài và sức sản xuất trứng có hệ số tương quan dương rất cao. Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm thường nghỉ đẻ và thay lông. Trong điều kiện bình thường, thay lông lần đầu tiên là đặc điểm quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những con thay lông sớm thường là những con đẻ kém và thời gian thay lông kéo dài tới 4 tháng. Ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh , thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.4.1.4 Tính ấp bóng của gia cầm (ấp không trứng) Tính ấp bóng hay chính là bản năng ấp trứng, đây là phản xạ không điều kiện có liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền. Những giống nhẹ cân bản năng đòi ấp ít hơn các giống nặng cân. Tính ấp có ảnh hưởng đến năng suất trứng vì vậy chọn lọc để loại bỏ bản năng đòi ấp sẽ nâng cao sức đẻ trứng. Hiện nay người ta đã tạo được những dòng gà hướng trứng không còn bản năng đòi ấp. Đối với gà giống thịt người ta cũng tiến hành chọn giống theo hướng loại bỏ hoặc giảm đến mức thấp nhất bản năng đòi ấp (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.4.2 Giống và dòng gia cầm Giống và dòng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm . Giống gia cầm khác nhau khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau thì sản lượng cũng khác nhau. Những dòng được chọn lọc thường cho sản lượng trứng cao hơn những dòng không được chọn lọc khoảng 15-20% (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). 2.4.3 Tuổi gia cầm Tuổi gia cầm cũng có liên quan đến năng suất trứng. Sản lượng trứng của gà giảm dần theo tuổi, thường thì sản lượng năm thứ 2 giảm 15-20% so với năm thứ nhất. Một số loại gia cầm như vịt và ngỗng thì sản lượng trứng năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất. Riêng ngỗng thì sản lượng trứng cao nhất ở năm tuổi thứ 3 (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). 10 Bảng 2.6: Ảnh hưởng của tuổi gia cầm đến sản lượng trứng (%) Năm đẻ Gà Vịt Ngỗng Gà tây 1 100 100 100 100 2 85 109 125 106 3 72 82 165 94 4 62 73 150 75 5 55 54 75 37 (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). 2.4.4 Thức ăn và dinh dƣỡng Thức ăn và dinh dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng đẻ trứng. Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). Tùy thuộc vào lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của mỗi đàn gia cầm mà phối hợp khẩu phần cho thích hợp. Nếu khẩu phần không đảm bảo nhu cầu về protein sẽ làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng. Năng suất trứng giảm xuống và khối lượng trứng cũng nhỏ hơn bình thường. Mức protein thiếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tỷ lệ nở sẽ giảm. Khẩu phần không đảm nhu cầu về vitamin và khoáng không những làm giảm năng suất trứng mà còn ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả ấp nở. Tỷ lệ trứng không có phôi sẽ tăng cao hơn. Khẩu phần thừa năng lượng làm gia cầm tích lũy nhiều mỡ trong cơ thể cũng ảnh hưởng tới quá trình tạo trứng thông qua hoạt động của các hormone sinh dục không bình thường. Thức ăn chất lượng kém sẽ không thể cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gia cầm. Các loại thức ăn bảo quản không tốt, bị nhiễm nấm mốc, các kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật… thậm chí các loại thức ăn hổn hợp đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng nhưng bảo quản không tốt cũng sẽ không phát huy được tác dụng trong chăn nuôi gia cầm (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). 2.4.5 Điều kiện ngoại cảnh Các điều kiện ngoại cảnh như thời tiết , khí hậu cụ thể như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong các yếu tố này thì nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ trứng trong khoảng từ 18-240C; tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là 200C. Nhiệt độ thấp quá hay cao quá đều không có lợi cho gia cầm và làm giảm sức đẻ trứng (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Khi nhiệt độ dưới 200C, gia cầm phải huy động thêm năng lượng để duy trì thân nhiệt của cơ thể, vì vậy mà hiệu quả sử dụng thức ăn giảm xuống, tiêu tốn thức ăn để sản xuất 10 quả trứng sẽ cao hơn ở 200C. Ngược lại khi nhiệt độ 11 vượt trên 200C, gia cầm bắt đầu có hiện tượng cần thải nhiệt, lượng thức ăn thu nhận có xu hướng giảm. Tác động bất lợi đến năng suất trứng rõ rệt hơn khi nhiệt độ chuồng nuôi vượt quá 240C. Khi nhiệt độ môi trường cao, để giúp cho quá trình thải nhiệt, gia cầm phải tăng cường hô hấp. Sự mất nhiều CO 2 đã làm tăng khả năng nhiễm kiềm trong máu. Điều này làm cho quá trình trao đổi chất của gia cầm không bình thường, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của gia cầm. Chính vì thế khi nhiệt độ môi trường cao, không những làm giảm năng suất trứng mà còn giảm chất lượng trứng. Vỏ trứng mỏng hơn bình thường, nếu dinh dưỡng không hợp lý trong điều kiện nóng ẩm còn làm nhiều trứng đẻ ra không có vỏ (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). Liên quan chặt chẽ với nhiệt độ là độ ẩm, không khí trong chuồng nuôi thường xuyên bảo hòa hơi nước, do đó muốn đẩy mạnh lượng hơi nước thừa ra bên ngoài cần có hệ thống thông khí. Độ ẩm của không khí trong chuồng nuôi tốt nhất là 65-70%, về mùa đông độ ẩm không nên vượt quá 80%. Sự thông thoáng tốt không chỉ giúp đảm bảo độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi mà còn đẩy các khí độc trong chuồng nuôi ra ngoài, đảm bảo một môi trường sống phù hợp với gia cầm (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). Ngoài nhiệt độ và độ ẩm thì chế độ chiếu sáng (thời gian và cường độ chiếu sáng) có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gia cầm . Chế độ chiếu sáng trong thời kỳ hậu bị không những ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục của mỗi đàn gia cầm mà còn ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng sau này. Đối với gia cầm đẻ trứng, yêu cầu về thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 14-17 giờ, nếu thời gian chiếu sáng ngắn hơn thì phải dùng thêm đèn chiếu sáng. Cường độ chiếu sáng thích hợp nếu nuôi chuồng kín từ 5-10 lux/m2 chuồng nền, nếu nuôi chuồng thông thoáng tự nhiên là 20-40 lux/m2 nền chuồng (Bùi Hữu Đoàn và ctv., 2009). Ở nước ta, gia cầm đẻ trứng còn chịu nhiều chi phối của nhiều yếu tố tự nhiên mà trực tiếp ảnh hưởng đến sức đẻ trứng là gió mùa đông bắc về mùa đông và gió lào về mùa hè . Hơn nữa ở nước ta phần lớn vẫn nuôi theo kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên nên vấn đề chống nóng và chống rét vẫn còn nhiều khó khăn , nhất là vấn đề chống nóng trong mùa hè . Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các đàn gia cầm mà chúng ta nhập từ nước ngoài về chưa đạt được năng suất như các đàn nguyên sản (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.5 Sức đẻ trứng của gia cầm Sức đẻ trứng của gia cầm là số lượng trứng được đẻ ra trong một thời gian nhất định, một tháng, một vụ, một năm hay một đời của gà mái đẻ. Sức đẻ trứng trong 365 ngày kể từ gia cầm đẻ trứng quả trứng đầu tiên. Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm trong từng thời gian nhất định người ta thường dùng một số chỉ tiêu như cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng…(Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Cường độ đẻ trứng: là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ. 12 Cường độ đẻ trứng được tính : F = n/(n+z) x 100 (2.1) Trong đó: F là cường độ đẻ trứng; n là số trứng đẻ ra và z là số ngày nghỉ đẻ. Cường độ đẻ trứng là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá sức đẻ trứng của mỗi cá thể gia cầm. Chỉ tiêu này thường sử dụng trong khi nuôi giữ các đàn giống cần theo dõi năng suất trứng cá thể. Tỷ lệ đẻ trứng là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng đẻ ra của đàn gà tại một thời điểm nhất định và số gà có mặt tại thời điểm đó. Tỷ lệ đẻ trứng là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá sức đẻ trứng trên tất cả các đàn gia cầm. Từ các đàn giống gốc thuần, các đàn giống ông bà, bố mẹ cho đến các đàn giống thương phẩm. Chu kỳ đẻ trứng là một số trứng đẻ ra liên tục trong vòng một số ngày, chu kỳ đẻ trứng có thể dài hoặc ngắn. Thời gian kéo dài của chúng phụ thuộc vào thời gian hình thành quả trứng. Thời gian hình thành trứng càng dài thì chu kỳ đẻ trứng càng ngắn và ngược lại . Chu kỳ được lặp lại và chia làm hai loại chu kỳ đều và chu kỳ không đều. Thường gia cầm đẻ tốt thì chu kỳ đẻ đều và kéo dài. Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên cho đến khi nghỉ đẻ thay lông. Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với sản lượng trứng của gia cầm. Sức bền đẻ trứng được biểu thị bằng số trứng đẻ ra trong thời gian từ khi gia cầm bắt đầu đẻ tới khi nghỉ đẻ thay lông. 2.6 Chất lƣợng trứng gà Sao Theo Phùng Đức Tiến và ctv. (2006), những chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng ở các dòng được trình bày qua bảng sau: Bảng 2.7. Chỉ tiêu chất lượng trứng gà Sao Chỉ tiêu Dòng nhỏ Dòng trung Dòng lớn Chỉ số hình thái trứng 1,28 1,29 1,31 Độ dầy vỏ (mm) 0,45 0,46 0,44 >5 >5 >5 Tỷ lệ lòng đỏ (%) 30,8 30,6 30,6 Tỷ lệ lòng trắng (%) 54,1 54,2 55,3 Đơn vị Haugh 82,3 83,8 82,8 Màu lòng đỏ 8,13 8,40 8,10 Độ chịu lực (kg/cm2) (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006). 13 2.6.1 Khối lƣợng trứng Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), khối lượng quả trứng không những là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng mà còn là một chỉ tiêu đánh giá sản lượng trứng. Sản lượng trứng giống nhau nhưng khối lượng trứng khác nhau thì tổng khối lượng trứng rất khác nhau , do đó ảnh hưởng đến thu nhập , sản lượng và giá cả . Vì vậy khối lượng trứng là chỉ tiêu để đánh giá sản lượng trứng tuyệt đối của gia cầm. Khối lượng của trứng phụ thuộc vào: Loài, giống, hướng sản xuất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái… Trong kỹ thuật lựa chọn trứng ấp , những quả trứng có khối lượng trung bình của giống luôn có kết q uả ấp nở tốt nhất. Khối lượng trứng càng xa trị số trung bì nh thì tỉ lệ nở càng thấp hơn . Nguyên nhân sinh lý của hiện tượng này là sự mất cân đối giữa các thành phần cấu tạo của trứng . Ngoài ra ở những quả trứng quá lớn hay quá nhỏ, diện tí ch bề mặt tí nh trên một đơn vị khối lượng sẽ nhỏ hơn hay lớn hơn so với các quả trứng trung bình , điều đó đã ảnh hưởng đến sự hao hụt khối lượng trứng trong thời gian ấp nên ảnh hưởng đến kết q uả ấp nở (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.6.2 Trứng dị hình Theo chu kỳ, một độ lệch cơ học của qua trình đẻ trứng tạo ra trứng dị hình (Bùi Xuân Mến, 2008). Theo Đào Đức Long (1993), trứng dị hình là những trứng có hình dạng khác thường hoặc là trứng quá bé, quá to, trứng dài hoặc tròn, trứng méo mó , sần sùi, vỏ dày mỏng không đều…Trứng không có lòng đỏ, trứng 2 lòng đỏ , trứng nhỏ nằm trong trứng to , trứng vỏ mềm hoặc trứng không vỏ , trứng méo mó sần sùi , trứng giả cũng được xem là những trứng dị hình. Theo Lê Hoàng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999), trứng không quá bé hoặc quá to đừng nghĩ đơn giản: “trứng to là tốt” thực ra trứng quá to là trứng dị tật, có khi 2 lòng đỏ, chỉ tốt để ăn không thể ấp được. 2.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thụ tinh 2.7.1 Yếu tố di truyền Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.7.2 Yếu tố dinh dƣỡng Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần không những phải đầy đủ mà còn phải cân bằng các chất 14 dinh dưỡng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.7.3 Điều kiện ngoại cảnh Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng và chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt độ và ẩm độ cao hay thấp hơn so với qui định đều ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh ở các mức độ khác nhau thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể gia cầm. Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè nhất là những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao, thường làm lớp độn chuồng ẩm ướt, gà trống rất dễ mắc các bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp. Mặc khác độ ẩm cao sẽ làm gà dễ mắc các bệnh đường ruột, chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tăng lên từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm tỷ lệ thụ tinh. 2.7.4 Tuổi gia cầm Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh. Thường ở gà trống, tinh hoàn đạt kích thước tối đa ở 28-30 tuần tuổi, giai đoạn này thường đạt tỷ lệ thụ tinh rất cao. Nếu nuôi dưỡng hợp lý, tinh hoàn sẽ phát triển tốt và bắt đầu hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi. Vì thế, gà trống một năm tuổi thường cho tỷ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.7.5 Tỷ lệ giữa con trống và con mái Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ gai cầm trống và mái thích hợp. tỷ lệ này cao hay thấp đều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống gia cầm khác nhau thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau. 2.8 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ấp nở Ảnh hưởng của môi trường bên trong là yếu tố liên quan đến chất lượng trứng ấp. Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng như khối lượng trứng, chỉ số hình dáng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và sức sống của gia cầm con tương lai (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Ảnh hưởng của môi trường ngoài bao gồm các khâu kỹ thuật thuộc quy trình ấp trứng (thu và bảo quản trứng ấp, khử trùng trứng ấp, kỹ thuật xếp trứng vào máy ấp, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đảo trứng và làm mát trong quá trình ấp) và chất lượng đàn bố mẹ (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.8.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp thường xuyên trong phạm vi 37-380C và rất ít khi vượt ra ngoài giới hạn này. 15 Giai đoạn đầu (6-7 ngày sau khi ấp) cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,838 C. Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm. Nước trong trứng bốc hơi nhanh tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội sinh (nước tạo ra do quá trình trao đổi chất). Do đó kích thích phôi tiêu hóa nhiều lòng trắng lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn hơn. 0 Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, làm phôi chết nhiều sau 4-6 ngày ấp. Những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt. Nếu nhiệt đủ hoặc thấp chút ít, gà nở khỏe, lông bung, bụng nhẹ, nhanh nhẹn. Nếu thiếu nhiệt kéo dài dưới 370C gà nở bị nặng bụng, thường bị ỉa chảy, sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà hoặc hồng nhạt. Khi ấp, trứng phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35-360C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp, thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây. Bảng 2.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà Nhiệt độ (0C) Tỷ lệ nở (%) Thời gian kéo dài (ngày) 35,6 10 - 36,1 50 22,5 36,7 70 21,5 37,2 80 21,0 37,8 88 21,0 38,3 85 21,0 38,9 75 19,5 39,4 50 19,5 (Petkova, 1978) 2.8.2 Ảnh hƣởng của ẩm độ Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), có hai ảnh hưởng quan trọng: Thứ nhất: Ảnh hưởng bởi sự bay hơi của nước từ trứng. Phần lớn trong thời gian ấp độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ ẩm tương đối của máy ấp. Nếu độ ẩm trong máy tăng, thì lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại. Khi bay hơi làm cho khối lượng trứng giảm. Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỉ lệ chết phôi. Vì vậy độ ẩm tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ bay hơi nước trong trứng. 16 Giữa quá trình ấp (sau 10 ngày ấp), lượng nước trong trứng bớt dần, cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh (nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi). Vào cuối thời kì ấp (sang máy nở), phôi đã phát triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để gà con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng. Nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà chết trong trứng. Độ ẩm trong máy ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 86-95,50F hay 75-80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu, gà nở chậm, lông ướt. Thứ hai: Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp. Trong nửa đầu của chu kì ấp nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ của không khí trong máy ấp, vì trứng mới vào chỉ thu nhiệt. Lúc này trứng bị mất nhiệt do sự bay hơi nước (nước bay hơi làm thu nhiệt của trứng). Vì vậy độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ làm giảm bay hơi nước, góp phần giữ nhiệt, đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ. Vào nửa sau của chu kì ấp trứng, do quá trình trao đổi chất của phôi tăng, trứng sản sinh nhiệt nhiều. Một phần nhiệt này dùng vào làm bay hơi nước. Nhiệt độ của trứng, nhất là những ngày cuối của chu kì ấp cao hơn so với nhiệt độ không khí trong máy ấp. Vì vậy trong những ngày cuối cùng này (ở máy nở) phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt độ của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và trong máy ấp. Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80%) gà nở bị yếu, ít hoạt động, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt. Gà con bị bụng to và nặng. Sau này nuôi gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao. Bảng 2.9: Ẩm độ của quy trình ấp trứng gà Sao Thời gian ấp (ngày) Ẩm độ (%) Thời gian nở (ngày) Ẩm độ (%) 1-7 65 24-24,5 86-88 8-15 57 24,5-25 88 16-23 55 25-26 97 (Phùng Đức Tiến và ctv., 2006) 2.8.3 Ảnh hƣởng của độ thông thoáng Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), cơ chế hô hấp của phôi và nguồn cung cấp oxy thay đổi theo thời gian ấp. Trong ngày ấp đầu tiên, phôi sử dụng oxy từ lòng đỏ bằng phương thức khuếch tán và thẩm thấu. Khi hàm lượng CO2 trong máy tăng lên quá cao hay hàm lượng O2 giảm xuống quá thấp đều có thể làm phôi chết hàng loạt. Các phôi chết thường nằm sai ngôi, chúng thường mổ vỏ về phía đầu nhỏ của trứng. Khi thiếu oxy, phôi chết vào giữa thời kỳ ấp thường thấy các mạch máu của màng niệu bị nghẽn lại, phôi sung huyết và xuất huyết dưới da làm nước ối có màu đỏ. 17 Nguyên nhân gây thiếu oxy có thể do độ thông thoáng của máy kém, vỏ trứng quá bẩn hay mật độ lỗ khí quá ít, kích thước lỗ khí quá nhỏ… 2.8.4 Ảnh hƣởng của việc đảo trứng Theo Đào Đức Long (1993), trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to (chứa buồng khí) lên trên, đầu nhọn xuống dưới, nếu xếp ngược lại, thì tuy phôi phát triển bình thường, nhưng vào cuối chu kì ấp đầu phôi gà ở phía đầu nhọn (đầu trứng không có buồng khí) sẽ không có không khí thở, bị chết ngạt. Có thể đặt trứng nghiêng 45o cũng không ảnh hưởng đến sự ấp nở. Nếu đảm bảo đầu to lên trên khi sang máy nở, thì trứng không phải xếp như trên mà đặt trứng nằm ngang, vì lúc này đầu gà con đã ngóc lên buồng khí rồi hơn nữa để trứng nở dễ dàng. Trứng trong khay ấp khi còn trong máy phải được đảo nghiêng (trái, phải) theo chu kì 1-2 giờ/lần. Trong những ngày ấp đầu tiên, nếu không đảo trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển bị ngừng lại và phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy vết đen dính vào vỏ. Điều này cũng có thể xảy ra khi trong máy ấp có nhiệt độ và độ ẩm cao, tốc độ quạt gió lớn. 2.8.5 Ảnh hƣởng của việc thu lƣợm trứng Theo Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999), việc thu nhặt trứng ngay có lợi: trứng ít bị nhiễm khuẩn (do thời gian tiếp xúc với tạp chất ít). Trong vòng 2 giờ sau khi ra khỏi cơ thể gà mái, trứng có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong trứng. Trứng không bị nóng lên khi gà khác vào nằm đẻ - nhất là vào mùa hè. Theo Hồ Văn Giá (1969), nếu không thu lượm trứng sau mỗi khi gà vào đẻ, gà sẽ nằm lên trứng. Gặp nhiệt độ của gà chuyển sang mầm của trứng sẽ tượng hình. Đến khi đẻ xong gà rời ổ, trứng nguội trở lại. Mầm trứng vừa tượng hình, rơi vào hoàn cảnh không phù hợp thì chết hoặc bị yếu đi. Khi đem ấp, trứng không nở, chết phôi ở giai đoạn đầu hoặc nở yếu đi. Việc thu lượm trứng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, vì vậy nên thường xuyên thu lượm trứng, mỗi ngày thu 5 lần vào lúc 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ và 17 giờ. 2.8.6 Bảo quản trứng ấp Theo Bùi Quang Toàn (1981), chế độ bảo quản trứng như sau: nhiệt độ sau khi mới đẻ ra trứng sẽ bị lạnh đi so với cơ thể mẹ, sự phát triển phôi thai tạm dừng lại nhưng sự trao đổi chất trong trứng vẫn tiếp tục. Để bảo vệ khả năng sống của phôi người ta thường bảo quản trứng ấp ở nhiệt độ 10 0C-150C, nhiệt độ thấp quá cũng không tốt đối với trứng. Khi nhiệt độ lên cao quá 27 0C các quá trình sống trong trứng sẽ tăng lên, nhưng sự phát triển của phôi diễn ra không đúng quy luật dẫn đến sự chết phôi. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong thời gian bảo quản trứng, nhiệt độ có liên quan đến thời gian, nhiệt độ 150C-60C có thể bảo quản trứng trên 1 tuần và nhiệt độ thấp hơn có thể bảo quản trứng lâu hơn nữa. Ngoài ra nhiệt độ cao còn làm lòng trắng và lòng đỏ bị phân giải và tạo thành khí CO2. Khi nhiệt độ lên cao 270C thì trứng bắt đầu phát triển phôi, 18 nhưng phôi lớn không đều và bị chết sớm (khi soi trứng thấy vết máu hay lòng đỏ ở phôi thai). Ẩm độ thích hợp nhất là từ 70-80% về mùa khô. Theo Đào Đức Long (1993), nhiệt độ tốt nhất cho việc bảo quản trứng ấp là 13-180C với ẩm độ tương đối là 75-80%. Trứng ấp mùa hè không nên để lâu quá 7 ngày, tốt nhất là 5 ngày trở lại. Nhiệt độ cao quá 30oC còn gây ra tình trạng phôi phát triển sớm rồi chết nửa chừng. 2.8.7 Thời gian trƣ̃ trƣ́ng Thời gian bảo quản tốt nhất là 2-4 ngày, tối đa là 7 ngày nếu để lâu khả năng ấp nỡ sẽ kém. Sau 7 ngày bảo quản tỷ lệ nở sẽ giảm 1% sau mỗi ngày bảo quản (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Theo Labque et al, (2004) thời gian trữ trứng tối ưu cho tỷ lệ ấp nở cao là 3 ngày trong điều kiện nhiệt độ 230C.Theo Ruiz and Lunam (2002) thời gian trữ dài cộng nhiệt độ cao trong quá trì nh bảo quản sẽ làm giả m tỷ lệ ấp nở , giảm trọng lượng gà con . Thời gian trữ trứng: 3 ngày là tốt nhất (Võ Văn Ưa, 2013). 2.8.8 Ảnh hƣởng của thiếu vitamin và khoáng Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) sự thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là thiếu chúng trong thức ăn của gà đẻ) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi và quá trình ấp nở, cũng như chất lượng của gà con. Thiếu vitamin B (Thiamin): Đặc trưng khi trong trứng thiếu vitamin B 1 là gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (Polineurist). Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số con có thể bị liệt. Cần tăng vitamin B 1 trong thức ăn. Thiếu vitamin B2 (Riboflavine): Khi thiếu vitamin B2 làm phôi chậm phát triển, phôi chết nhiều vào giữa và cuối thời kì ấp. Từ 9-14 ngày sau khi ấp ở những phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Cần bổ sung vitamin B2 vào thức ăn cho gà đẻ… Thiếu vitamin H (Biotin): Khi thiếu vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi. Những phôi chết thấy biến dạng – đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại. Gà con ngữa đầu vào lưng và quay tròn đến khi chết, gà bị bệnh thần kinh. Thiếu vitamin B12 (Cobalamine): Khi thiếu vitamin B12 tỷ lệ chết phôi tăng. Gà và vịt con nở ra mắt nhắm nghiền, có nhiều mắt dữ, da chân khô. Thiếu vitamin D3 (Cholecalcipherol): Khi thiếu vitamin D3 thì chất lượng trứng giảm, tỷ lệ nở giảm. Trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, do đó nước trong trứng bay hơi mạnh. Khả năng sử dụng Calci, Photpho của phôi kém. Gây tỉ lệ chết phôi cao trong giai đoạn cuối thời kì ấp. Tuy nhiên thừa D3 cũng làm giảm tỉ lệ ấp nở. Thiếu vitamin E làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999). 19 Thiếu Calci, Photpho làm vỏ trứng mỏng, dị hình, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém, phôi chết nhiều. Gia cầm nở ra bị khuyết tật ở các bộ phận xương chân, đầu, cánh… Thiếu Mangan làm giảm chất lượng vỏ trứng: phôi phát triển kém và dị hình như chân ngắn, đầu to, mỏ vẹt, đùi cong. Gia cầm con đầu gục vào bụng. Điển hình gia cầm con nở ra bị sưng khớp xương, đi lại khó khăn, bị liệt (bệnh Perosis). Nói tóm lại khi sự phát triển của phôi và gà con nở ra kém phát triển, bị khuyết tật, tỷ lệ chết phôi cao, gà con một ngày tuổi bị loại thải nhiều cũng còn bởi nguyên nhân khác, nhưng nguyên nhân quan trọng là thức ăn cho gà sinh sản thiếu dinh dưỡng, vitamin và khoáng. Cần bổ sung chúng vào thức ăn cho đủ. 2.8.9 Những ảnh hƣởng khác Theo Đào Đức Long và Trần Long (1993), con đực tốt trứng có phôi cao, sức sống của phôi thai cũng tốt hơn. Những con đực bị bệnh hoặc nuôi theo chế độ ăn kém cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai. Những trứng ấp của những đàn gà mái nuôi thiếu dinh dưỡng sẽ không cho tỷ lệ nở cao, một số phôi thai có thể phát triển rồi chết nửa chừng hoặc nở ra bị dị hình. Việc bảo quản và vận chuyển trứng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Trứng bẩn do nhiễm khuẩn dễ làm phôi chết nửa chừng. Đặc biệt với những gia cầm có bệnh, trứng ấp sẽ kém, nhiều gà con nở ra yếu đuối, dị hình hoặc chúng có thể chết trước khi sinh nở ra. Quan sát những phôi thai không nở ra được ta có thể nhận biết một số nguyên nhân đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi gà. Theo Bùi Quang Toàn (1981), tỷ lệ nở của trứng ấp không những đơn thuần phụ thuộc vào những yếu tố nhiệt, ẩm độ, đảo trứng…mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Ảnh hưởng của gia cầm trống và cơ cấu đàn lên tỉ lệ ấp nở: qua nhiều kết quả nghiên cứu, người ta thấy rằng trứng ở những con gà ghép đôi giao phối khác tuổi có tỷ lệ thụ tinh cao hơn là trứng ở những con gà bố mẹ cùng tuổi. Khi thời tiết nóng cũng trong thời gian thay lông của gà trống thì khả năng thụ tinh của trứng cũng giảm đi. Tuổi của gà trống càng tăng thì tỷ lệ thụ tinh càng giảm. Ở những con gà trống thành thục thì tỷ lệ thụ tinh cao hơn những con gà trống chưa thành thục. Dinh dưỡng: Trứng ấp thiếu dinh dưỡng là trứng có chất lượng kém không thể cho tỷ lệ nở cao, từ đó gia cầm con nở ra không thể khỏe mạnh bình thường được. Nguồn gốc của trứng thiếu dinh dưỡng là do đàn gia cầm sinh sản không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần hàng ngày. Chất lượng đàn giống: đàn gia cầm sinh sản bị mắc bệnh có nhiều bệnh truyền nhiễm mà mầm bệnh có thể xâm nhập vào trứng. Trứng bị nhiễm bệnh từ trong cơ thể mẹ mắc bệnh ẩn tính, mãn tính hoặc trong những gà mái mang 20 mầm bệnh. Mặt khác trứng cũng bị nhiễm bệnh trong lúc thu lượm trứng, bảo quản trứng. Phôi thai bị nhiễm khuẩn có thể chết bất cứ giai đoạn nào, tỷ lệ nở thấp, gia cầm con nở ra có triệu trứng mắc bệnh này hay bệnh khác. 2.9 Ấp trứng gia cầm 2.9.1 Yêu cầu trứng đƣa vào ấp Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), nên thu mua trứng từ những đàn gà đã trưởng thành, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Những con gia cầm này đã đẻ được 40-50% trở lên, vì lúc đó trở đi mới có nhiều trứng đạt khối lượng để ấp. Theo Lã Thị Thu Minh (2000) khi chọn trứng cần lưu ý các chỉ tiêu sau: Sự cân đối của quả trứng (CSHD): 71-75. Kết cấu vỏ vôi trơn láng, đều đặn, không có lỗi. Vỏ vôi sạch sẽ, trứng gà sạch hoàn toàn. Màu của vỏ vôi làm màu đặc trưng của giống. Độ cao của buồng khí: 5-6 mm. 2.9.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp 2.9.2.1 Bảo quản Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trứng gà được thu nhặt ngay sau khi gà đẻ thường vào buổi sáng, số ít vào buổi chiều. Phải thu trứng ngay sau khi đẻ, vì tránh gà mái nằm ủ lâu làm hỏng trứng, trứng bị nhiễm bệnh. Nhặt trứng và đặt trứng lên nhẹ nhàng, khi xếp vào khay để đầu to lên trên. Bảo quản trứng: giữ nhiệt độ trong phòng không quá 280C vào mùa hè và không quá 200C vào mùa Đông, Xuân. Để đạt được nhiệt độ này phòng bảo quản trứng phải có trần, trên mái phải có cây làm bóng mát. Nếu trời nóng, khô nên phun nước trên nền và quanh bên ngoài phòng trứng. Không đặt vật liệu khác trong phòng bảo quản trứng. Nếu đảm bảo nhiệt độ phòng trứng như trên, có thể bảo quản trứng không quá 3-4 ngày vào mùa hè và 6-7 ngày vào mùa đông. Nếu trứng đẻ ra được ấp ngay thì càng tốt. Điều kiện ẩm độ không khí trong phòng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng trứng giống thích hợp nhất là trong phòng có ẩm độ 70-80%. Độ ẩm trên 80% làm vỏ trứng ẩm ướt, tạo điều kiện nấm và vi sinh vật trên vỏ trứng phát triển, sau đó xâm nhập vào trứng, trứng bị mang mầm bệnh. Nếu độ ẩm quá thấp dưới 60% nước trong trứng bốc hơi qua các lỗ khí làm trứng giảm khối lượng và thiếu nước cung cấp cho phôi phát triển trong quá trình ấp sau này, gia cầm con nở bị sát vỏ, lông xù. Phòng trứng phải ngăn lưới ở các ô cửa để chuột và các loài gặm nhấm, côn trùng khác không vào được. Đặc biệt đề phòng chuột ăn và tha trứng, gây ô nhiễm (truyền bệnh) trong phòng bảo quản trứng. 21 2.9.2.2 Vận chuyển trứng Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), mùa hè nên chuyển trứng vào buổi sáng hoặc 16-17 giờ, để tránh nắng nóng. Khi trứng đến phòng ấp, phải dỡ ngay và đặt trong phòng ấp 12-24 giờ mới đưa vào ấp (mục đích để lòng đỏ và lòng trắng trứng ổn định vị trí). 2.9.3 Điều kiện cần thiết trong ấp trứng gia cầm 2.9.3.1 Nhiệt độ Trong quá trình ấp trứng, cần duy trì một chế độ nhiệt độ nhất định. Trung bình thường nằm trong giới hạn từ 37-380C. Tuy giới hạn nhiệt độ này chỉ rất nhỏ (có 10C) nhưng phôi ở các lứa tuổi khác nhau cũng phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ khác nhau (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.9.3.2 Độ ẩm Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) thì độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi với hai tác động quan trọng là điều hòa sự bay hơi nước từ trứng và điều chỉnh độ tỏa nhiệt của trứng. Trong giai đoạn đầu bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ ẩm tương đối trong máy ấp. Song ở giai đoạn sau thì sự bay hơi nước không chỉ phụ thuộc vào ẩm độ trong máy ấp mà còn phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của phôi. Giai đoạn gà sắp nở, nếu độ ẩm trong máy ấp thấp sẽ làm cho màng niệu khô sớm dính chặt vào màng vỏ và rất dai làm gà con không mổ vỏ được nên tỷ lệ chết tắc rất cao. Trong nửa đầu của quá trình ấp, nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong máy ấp, lúc này trứng bị mất nhiệt chủ yếu do mất hơi nước. Vì vậy độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ góp phần giữ nhiệt cho trứng, trong nửa sau của quá trình ấp, trứng đã sinh nhiệt và co nhu cầu thải nhiệt, nhất là những ngày trong máy nở phải tăng độ ẩm của máy để trứng tỏa nhiệt tốt hơn. 2.9.3.3 Sự thông thoáng Thông thoáng trong máy ấp là sự thay đổi lượng không khí mới và tốc độ gió. Phôi cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào đều cần có oxy để thở và thải cacbonic ra môi trường xung quanh. Phôi rất mẫn cảm khi tỷ lệ CO2 vượt quá mức cho phép, vì thế không khí bên trong máy ấp cần được thay đổi sao cho nồng độ khí CO2 không vượt quá 0,2-0,3% và O2 không thấp hơn 21%. Muốn đảm bảo độ thông thoáng trong máy ấp ngoài hệ thống quạt và thiết kế tốc độ gió của máy ấp, cần mở cửa thông thoáng cho thích hợp (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). 2.9.4 Kỹ thuật ấp trứng Trước khi đưa trứng vào ấp các khay ấp được làm vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa sạch bằng xà phòng, sao đó đem phơi nắng. Phun thuốc sát trùng xung quanh máy ấp và khay ấp theo định kỳ hàng tuần, máy ấp và trứng cũng được xông thường xuyên bằng dung dịch Formmol 35 ml, thuốc tím 17,5 g và 35 ml nước. Vệ sinh trong ngăn nở của máy ấp cho sạch vỏ trứng còn sót lại sau mỗi đợt nở. 22 Theo Phùng Đức Tiến và ctv . (2006) các chỉ tiêu kỹ thuật của qui trình ấp như sau: Nhiệt độ ấp khoảng: 37,5-38,00C. Ẩm độ tương đối khoảng: 60-75%. Máy ấp được bố trí ở một vị trí có sự thông thoáng rất tốt. Thực hiện đảo trứng 6 lần/ngày đêm (khoảng 3-4 giờ/lần đảo). Trứng được soi vào các ngày ấp thứ 10 và 21 để loại các trứng không phôi và chết phôi. Chế độ làm mát: mở cửa tủ ấp kéo các khay trứng cần làm mát ra ngoài phun nước cho trứng, kỹ thuật phun nước như sau: Phun bằng nước sạch Trứng ấp từ 21-24 ngày phun sương. Trứng ấp từ 25 ngày đến khi nở phun ướt cả trứng (ẩm độ đạt 97%). Phun xong mở cửa máy ấp cho trứng ấp vào máy trở lại. Trứng khảy mỏ chuyển xuống dưới gần khay đựng nước để tăng ẩm độ trong ngăn trứng nở. Chăm sóc trứng nở, nhặt vỏ trứng, cân trọng lượng gà con và chuyển gà con mới nở lên lồng úm khi đã khô lông. Theo Võ Văn Ưa (2013) qui trình ấp trứng gà Sao như sau: Trứng gà Sao trước khi đưa vào ấp được trữ trong phòng trữ trứng 3 ngày. Chế độ ấp trứng gà Sao bằng máy ấp bán tự động Nhiệt độ sử dụng trong máy ấp bán tự động ấp gà Sao: Từ 1-7 ngày: 37,70C-37,80C Từ 7-14 ngày: 37,20C-37,50C Từ 14-21 ngày: 36,90C-37,30C Từ 21-nở: 36,80C-370C Ẩm độ sử dụng trong máy ấp bán tự động ấp trứng gà Sao: Từ 1-7 ngày: 60,3%- 65,5% Từ 7-14 ngày: 60,0%-70,8% Từ 14-21 ngày: 70,9%-78,6% Từ 21-28 ngày: 81,2%- 93,3% Từ ngày ấp thứ 21-24 làm mát 5 lần/ngày đêm bằng cách phun sương. Từ ngày ấp thứ 25 đến khi nở làm mát 5 lần/ngày đêm phun ướt trứng. 23 Thời gian làm mát không quá 5 phút, từ ngày ấp thứ 25 chuyển trứng xuống khay dưới gần khay nước để đạt ẩm độ thích hợp. Thời gian nở của trứng gà Sao từ 26-28 ngày. Đảo trứng từ 5 lần/ngày đến 7 lần/ngày. Thời gian trữ trứng trước khi đưa vào ấp tốt nhất là 3 ngày. 2.10 Một số nguyên nhân gây chết phôi Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) thì một số nguyên nhân gây chết phôi trong quá trình ấp như sau: Nguyên nhân gây chết phôi trong giai đoạn đầu: Do sự tích tụ trong trứng các chất thải độc hại (amoniac, axid lactic). Sự rối loạn về hô hấp và dinh dưỡng của phôi do hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển yếu hoặc chậm. Phôi tiếp xúc trực tiếp với lòng trắng hoặc vỏ trứng do màng ối không phát triển kịp thời. Nguyên nhân gây chết phôi trong giai đoạn giữa: Giai đoạn này chết phôi chủ yếu do các bệnh của thận. Rối loạn tiêu hóa liên quan đến sự phát triển màng niệu. Nguyên nhân gây chết phôi trong giai đoạn cuối: Nguyên nhân là do màng niệu teo chậm, gia cầm con kiệt sức khi mổ vỏ và phôi nằm sai ngôi. 2.11 Những nghiên cứu gần đây về sự ảnh hƣởng của vitamin E Theo Tsai et al. (2008) kết luận rằng bổ sung vitamin E ở mức 40-120 mg/kg có tác dụng có lợi trên tỷ lệ có phôi, tỷ lệ nở của trứng, hệ thống chống oxy hóa của não gà con và 160 mg/kg tác dụng có lợi trên các hoạt động SOD não. Khi bổ sung vitamin E ở mức độ 150 mg/kg cải thiện hiệu quả sản xuất và khả năng sinh sản nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến các tính trạng chất lượng trứng (trừ đơn vị Haugh) của gà Ấn Độ (Biswas et al., 2010). Trong một số nghiên cứu trước đây được thực hiện bởi Kirunda et al. (2001), trọng lượng trứng, màu lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ và độ nhớt không được cải thiện bằng cách bổ sung vitamin E cho các lớp bị stress nhiệt. Cũng trong một nghiên cứu tương tự được tiến hành trong nhiệt độ bình thường (không có stress nhiệt) (Biswas et al., 2010) báo cáo rằng các đặc điểm chất lượng trứng về trọng lượng albumin, trọng lượng lòng đỏ, độ dày vỏ, chỉ số albumin và chỉ số lòng đỏ không khác biệt đáng kể sau khi bổ sung vitamin E. Theo kết quả nghiên cứu của Radwan et al. (2008) cho thấy rằng việc bổ sug vitamin E ở mức độ bổ sung 100-200 mg vitamin E/kg thức ăn nuôi gà đẻ làm giảm khối lượng lòng trắng và tăng khối lượng lòng đỏ. 24 Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phƣơng tiện và phƣơng pháp thí nghiệm 3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 05/2013 đến tháng 11/2013. Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại Trại chăn nuôi thực nghiệm khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Mẫu thức ăn được phân tích tại phòng thí nghiệm E205 Bộ Môn Chăn nuôi, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. 3.1.2 Đối tƣợng thí nghiệm Gà Sao của đàn gà giống thuần dòng trung 30 tuần tuổi, nguồn gốc con giống từ Hungari được sản xuất tại Trại chăn nuôi thực nghiệm khu vực Bình An, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đàn gà sinh sản được sản xuất ở thế hệ thứ 3 ở 30 tuần tuổi. 3.1.3 Chuồng trại và dụng cụ thí nghiệm Chuồng trại thí nghiệm được xây dựng theo kiểu hai mái lợp lá. Gà đẻ được nuôi trên nền chuồng được lót bằng trấu cao 20 cm, xung quanh mỗi ô chuồng được bao kín bằng lưới nylon. Diện tích mỗi ô chuồng (một đơn vị thí nghiệm) là 3 m2 nuôi nhốt 8 con. Máng ăn được bố trí phía ngoài để kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ và lượng thức ăn dư thừa. Bình nước uống được bố trí bên trong mỗi ô chuồng. Dụng cụ thí nghiệm bao gồm : máng ăn , bình nước uống , cân điện tử 1 kg, cân đồng hồ 1 kg, 2 kg, 5 kg và 12 kg, ống chích, kim tiêm, bình xịt tiêu độc sát trùng, máy ấp trứng (quy mô 1500 trứng), tủ trữ trứng, máy soi trứng, khay đựng trứng, khay nước,…Những dụng cụ thiết bị của phòng thí nghiệm để phân tích mẫu thức ăn. Hình 3.1: Chuồng nuôi gà Sao sinh sản 25 3.1.4 Thức ăn, nƣớc uống và thuốc thú y dùng trong thí nghiệm Các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm gồm có bắp, cám, đậu nành, bột cá, bột xương, rau muống và vitamin E được mua từ một nguồn ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Vitamin E sử dụng trong thí nghiệm là dạng bột, nguyên chất, màu trắng. Được mua từ Công ty TNHH sản xuất dịch vụ đầu tư phát triển nông nghiệp ADESCO tại TP. Hồ Chí Minh. Nguồn nước sử dụng cho gà uống được lấy từ nguồn nước giếng khoan được lọc sạch và đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu nước sạch cho gà. Đàn gà Sao sinh sản được tiêm ngừa vaccine cúm H5N1, dịch tả gà, kháng sinh phòng, trị bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp , thuốc bồi dưỡng như: vitamin C và glucose. Các loại thuốc sát trùng chuồng trại như: TH 4 và vôi bột. Chuồng trại được vệ sinh hằng ngày và tiêu độc sát trùng định kỳ hàng tuần bằng hóa chất. 3.2 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí gồm 96 con gà Sao ở 30 tuần tuổi có trọng lượng tương đương nhau. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần có 4 mức độ bổ sung vitamin E và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 8 con, trong đó 6 con mái và 2 con trống. Bốn nghiệm thức của thí nghiệm là: Nghiệm thức E0: Thức ăn hỗn hợp + không bổ sung vitamin E Nghiệm thức E40: Thức ăn hỗn hợp + 40 mg vitamin E/kg thức ăn Nghiệm thức E80: Thức ăn hỗn hợp + 80 mg vitamin E/kg thức ăn Nghiệm thức E120: Thức ăn hỗn hợp + 120 mg vitamin E/kg thức ăn 26 Bảng 3.1: Thành phần thực liệu dùng trong thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM) Thực liệu Chỉ tiêu Bắp Cám Đậu nành Bột cá Bột xương Rau muống DM 88,7 89,7 87,6 89,2 92,5 9,13 OM 98,3 91,5 93,8 79,4 35,3 87,4 CP 9,14 11,5 41,8 59,5 21,5 22,9 EE 4,68 9,18 10,2 8,54 4,75 8,12 CF 2,95 10,6 8,85 0,82 0,52 16,2 NDF 17,0 22,6 22,9 6,73 4,48 31,5 ADF 4,25 15,7 18,8 5,02 3,56 23,9 Ash 1,70 8,50 6,20 20,6 64,7 12,6 ME, MJ/kgDM 13,8 10,5 13,1 10,2 5,50 9,76 Lys 0,25 0,56 2,78 4,33 1,25 0,11 Met 0,17 0,27 0,57 1,45 0,00 0,04 Ca 0,22 0,17 0,28 5,11 21,0 0,10 P 0,30 1,65 0,56 2,81 12,0 0,05 Ghi chú: DM: Vật chất khô, OM: Chất hữu cơ, CP: Protein thô, EE: Béo thô, CF: Xơ thô và Ash: Khoáng tổng số (AOAC, 1990); NDF: Xơ trung tí nh , ADF: Xơ acid (Van Soest et al., 1991); ME: năng lượng trao đổi (Janssen, 1989); Lys: Lysine, Met: Methionine, Ca: Canxi và P: Photpho (Viện chăn nuôi quốc gia, 2002) Bảng 3.2: Công thức khẩu phần thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM) Thực liệu Nghiệm thức E0 E40 E80 E120 Bắp 30,8 30,8 30,8 30,8 Cám 48,8 48,8 48,8 48,8 Đậu nành 7,47 7,47 7,47 7,47 Bột cá 9,68 9,68 9,68 9,68 Bột xương 2,03 2,03 2,03 2,03 Lysine 0,79 0,79 0,79 0,79 Methionine 0,4 0,4 0,4 0,4 Tổng 100 100 100 100 Ghi chú: E0, E40, E80 và E120: Các mức độ bổ sung 0, 40, 80 và 120 mg vitamin E/kg thức ăn. 27 Bắp Bột cá Đậu nành Cám Bột Bột cá Bột xương Lysine Vitamin E Methionine Hình 3.2: Thực liệu dùng trong thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản 3.2.2 Chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng Gà được cho ăn thức ăn theo khẩu phần và được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng, 12 giờ trưa, 17 giờ và 22 giờ. Gà được cung cấp nước sạch đầy đủ và thu dọn vệ sinh máng ăn, bình nước uống mỗi ngày. Gà ở các nghiệm thức có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Trứng được nhặt và vệ sinh sạch sẽ đặt vào khay đựng trứng. Vào cuối ngày cân khối lượng trứng và trứng sẽ được đặt vào tủ trữ trứng. Tủ trữ trứng được đặt ở nơi mát mẻ và thông thoáng. 3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi quá trình sinh sản Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn (DM, OM, CP, EE, CF và Ash (AOAC, 1990); NDF và ADF (Van Soest et al., 1991) và ME (Janssen, 1989). Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày). Sản lượng trứng (quả/mái) qua từng tháng được trình bày ở công thức 3.1 như sau: 28 Sản lượng trứng (quả/mái)/tháng Tổng số trứng/tháng (3.1) = Số lượng gà mái/tháng Tỷ lệ đẻ (%): Là tỷ lệ phầm trăm giữa tổng số trứng đẻ trên tổng số gà mái có mặt trong chuồng (phương pháp Hen day) được trình bày ở công thức 3.2 như sau: Tổng số trứng đẻ Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 (3.2) Tổng số gà mái có mặt trong chuồng Các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Sao: Tỷ lệ trứng có phôi (%), tỷ lệ trứng chết phôi (%), tỷ lệ trứng sát (%) và tỷ lệ nở (%). Trứng được ấp bằng máy ấp bán tự động. Hình 3.3: Gà Sao mới nở Số trứng có phôi Tỷ lệ trứng có phôi (%) = Tổng số trứng đem ấp x 100 (3.3) Cùng với việc soi trứng loại bỏ trứng không phôi ở 10 ngày ấp, chúng tôi loại bỏ trứng chết phôi kì I, trứng chết phôi kì II được lấy ở giai đoạn 21 ngày ấp. Tỷ lệ trứng chết phôi được tính theo công thức 3.4 như sau: Số trứng chết phôi Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = x 100 Tổng số trứng có phôi (3.4) (Tổng trứng chết phôi = trứng chết phôi kì I + trứng chết phôi kì II) 29 Sau khi ra gà chúng tôi tiến hành thu trứng sát, trứng sát là những trứng khảy mỏ nhưng không nở ra được hoặc bị chết, tỷ lệ trứng sát được tính theo công thức 3.5 như sau: Số trứng sát Tỷ lệ trứng sát (%) = x 100 Tổng số trứng có phôi (3.5) Sau khi ra gà chúng tôi tiến hành thu tất cả số gà đã nở ra còn sống. Công thức tính tỷ lệ trứng nở như sau: Số gà con nở ra Tỷ lệ nở (%) = x 100 (3.6) x 100 (3.7) Tổng số trứng đem ấp Số gà con nở ra Tỷ lệ nở (%) = Tổng số trứng có phôi 3.2.4 Quy trình ấp trứng gà Sao Thí nghiệm được sử dụng máy ấp trứng bán tự động với quy mô 1500 trứng theo quy trì n h ấp của Phùng Đức Tiến và ctv . (2006) và Võ Văn Ưa (2013). Trước khi đưa trứng vào ấp các khay ấp được làm vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa sạch bằng xà phòng rồi đem phơi nắng , sau đó khử trùng bằng dung dịch Virkon. Vệ sinh đáy máy ấp cho sạch vỏ trứng còn sót lại sau mỗi đợt nở. Các chỉ tiêu kỹ thuật của qui trì nh ấp: Nhiệt độ ấp khoảng: 37,5-380C. Ẩm độ tương đối khoảng: 60-75%. Máy ấp được bố trí ở một vị trí có sự thông thoáng rất tốt. Thực hiện đảo trứng 7 lần/ngày vào lúc: 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ. Cân trứng vào các ngày : mới đẻ, ngày vô trứng , ngày ấp thứ 7, ngày ấp thứ 14 và ngày ấp thứ 21. Cân trứng để theo dõi sự giảm trọng lượng của trứng. Trứng được soi vào các ngày ấp thứ phôi và chết phôi. 10 và 21 để loại các t rứng không Chế độ làm mát: mở cửa tủ ấp kéo các khay trứng cần làm mát ra ngoài phun nước cho trứng, kỹ thuật phun nước như sau: Phun bằng nước sạch: Trứng ấp từ 21-24 ngày phun sương. Trứng ấp từ 25 ngày đến khi nở phun ướt cả trứng. 30 Phun xong mở cửa máy ấp cho trứng ấp vào máy trở lại. Trứng khảy mỏ chuyển xuống dưới gần khay đựng nước để tăng ẩm độ trong ngăn trứng nở . Chăm sóc trứng nở, nhặt vỏ trứng và chuyển gà con mới nở lên lồng úm khi đã khô lông. Các trứng được chọn vào ấp: Trứng đưa vào bảo quản: trứng được cân trọng lượng, loại bỏ trứng không đạt, trọng lượng trung bình 43±4g. Loại bỏ những trứng có hình dạng khác thường: quá to, quá nhỏ, méo mó...Loại bỏ những trứng bị dơ bẩn, loại bỏ những trứng có vỏ vôi bất thường: quá mỏng, xù xì... Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm Gà sinh sản được cho ăn 4 lần/ngày đêm. Cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và thức ăn thừa vào ngày hôm sau để tính lượng thức ăn gà ăn trong ngày. Trứng ngay sau khi nhặt được làm sạch bằng cách dùng vải sạch lau sạch đất, chất bẩn dính vào trứng, rồi sau đó cân lấy trọng lượng trứng ban đầu và đưa vào tủ trữ trứng. Tới ngày thứ 3 trứng trong tủ trữ được lấy ra và cân trọng lượng lúc đưa vào ấp, lúc 7 ngày ấp, 14 ngày ấp và 21 ngày ấp. Theo dõi nhiệt độ , ẩm độ hằng ngày vào các thời điểm 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ trong tủ ấp và phòng trữ trứng. Đảo trứng theo các nghiệm thức hằng ngày . Soi trứng vào ngày thứ 10 để loại trứng không phôi, chết phôi. Soi trứng vào ngày thứ 21 để kiểm tra sự phát triển của phôi và loại những trứng chết phôi trong giai đoạn này. Kiểm tra gà con sau khi nở để chọn những gà đạt chuẩn. Quan sát để loại những gà con dị tật. Tiếp tách vỏ những trứng dầy vỏ hoặc con yếu không thể chui ra khỏi vỏ nếu có. Cân trọng lượng gà sau khi nở và chuyển gà con xuống lồng úm. 3.3 Xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính (GLM) của chương trình phần mềm Minitab 13.21 (2000). So sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey Minitab 13.21 (2000) ở mức ý nghĩa 5%. 31 Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong giai đoạn sản xuất trứng Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn sinh sản từ 30-54 tuần tuổi trong thí nghiệm được trì nh bày qua Bảng 4.1 như sau: Bảng 4.1: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao giai đoạn sinh sản Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P 93,3 2,06 0,858 86,4 85,9 1,84 0,860 79,4 78,9 78,4 1,68 0,849 16,0 15,8 15,6 15,5 0,330 0,809 EE 6,80 6,71 6,67 6,63 0,142 0,848 CF 6,31 6,23 6,20 6,16 0,128 0,852 NDF 17,0 16,8 16,7 16,6 0,350 0,867 ADF 10,1 10,0 10,0 9,90 0,204 0,854 Ash 7,63 7,54 7,50 7,45 0,157 0,862 ME 1,01 1,00 1,00 0,99 0,022 0,896 Lys 0,87 0,86 0,85 0,85 0,019 0,844 Met 0,32 0,31 0,31 0,31 0,008 0,951 Ca 0,95 0,93 0,93 0,92 0,021 0,781 P 1,26 1,24 1,23 1,23 0,028 0,845 E0 E40 E80 E120 Thức ăn 95,7 94,5 93,9 DM 88,0 86,9 OM 80,4 CP Ghi chú: DM: Vật chất khô, OM: Chất hữu cơ, CP: Protein thô, EE: Béo thô, CF: Xơ thô; NDF: Xơ trung tí nh, ADF: Xơ acid (Van Soest et al., 1991); Ash: Khoáng tổng số (AOAC, 1990); ME: năng lượng trao đổi (Janssen, 1989); Lys: Lysine, Met: Methionine, Ca: Canxi và P: Photpho (Viện chăn nuôi quốc gia, 2002). E0, E40, E80 và E120: Các mức độ bổ sung 0, 40, 80 và 120 mg vitamin E/kg thức ăn; SEM: Sai số chuẩn của số trung bình. P: Xác suất. Qua bảng 4.1 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ ở thí nghiệm dao động từ 93,3-95,7 g/con/ngày, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng thức ăn tiêu thụ trong thí nghiệm cao hơn chút ít so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé (2013) với lượng thức ăn tiêu thụ từ 89,3-90,6 g/con/ngày. Lượng DM tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm dao động từ 85,9-88,0 g/con/ngày và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và ctv. (2006) và Nguyễn Thùy Trinh (2012) với lượng DM tiêu thụ lần lượt là 83,0-88,0 g/con/ngày và 68,0-77,3 g/con/ngày. Đồng thời lượng DM tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2011) có lượng DM tiêu thụ là 72,3-78,2 g/con/ngày. 32 Lượng CP tiêu thụ của các nghiệm thức dao động từ 15,5-16,0 g/con/ngày. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CP tiêu thụ của gà Sao sinh sản trong thí nghiệm thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hiên (2012) với lượng CP tiêu thụ là 16,7-21,2 g/con/ngày và tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2011) là 12,8-16,0 g/con/ngày. Nhưng kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trinh (2012) có lượng CP tiêu thụ lần lượt là 12,6-15,0 g/con/ngày. Lượng EE tiêu thụ dao động từ 6,63-6,80 g/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2011) có lượng EE tiêu thụ trung bình là 5,07 g/con/ngày. Lượng CF tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm dao động từ 6,16-6,31 g/con/ngày và sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CF tiêu thụ trong thí nghiệm thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé trên gà Sao sinh sản có lượng CF tiêu thụ từ 7,02-7,12 g/con/ngày. Lượng NDF và ADF tiêu thụ giữa các nghiệm dao động lần lượt là 16,617 g/con/ngày và 9,9-10,1 g/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé (2013) có lượng NDF và ADF lần lượt là 15,4-15,6 g/con/ngày và 6,92-9,63 g/con/ngày. Lượng ME tiêu thụ giữa các nghiệm thức có phần biến động từ 0,99-1,01 MJ/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩ a thống kê (P>0,05). Kết quả của thí nghiệm này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trinh (2012) và Nguyễn Thị Mỹ Hiên (2012) có lượng ME tiêu thụ lần lượt là 1,08-1,19 MJ/con/ngày và 1,26-1,29 MJ/con/ngày. Lượng Lysine và Methionine tiêu thụ giữa các nghiệm thức dao động từ 0,85-0,87 g/con/ngày và 0,31-0,32 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu có lượng Lys ine cao hơn và lượng Methionine thấp hơn nghiên cứu của Asli et al. (2007) có lượng Lysine và Methionine tiêu thụ là 0,752 g/con/ngày và 0,358 g/con/ngày. Lượng Ca và P tiêu thụ giữa các nghiệm thức có sự biến động nhỏ lần lượt là 0,92-0,95 g/con/ngày và 1,23-1,26 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 33 Hình 4.1: Biểu đồ lượng vật chất khô tiêu thụ và protein thô tiêu thụ của gà Sao sinh sản 4.2 Các chỉ tiêu sản lƣợng trứng, tỷ lệ đẻ và kết quả ấp nở của gà Sao 4.2.1 Sản lƣợng trứng và tỷ lệ đẻ của gà Sao sinh sản Sản lượng trứng của gà Sao sinh sản qua các tháng đẻ trong nghiên được trì nh bày qua Bảng 4.2 như sau: cứu Bảng 4.2: Sản lượng trứng (quả/mái/tháng) của gà Sao sinh sản qua các tháng thí nghiệm Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P 16,0c 0,180 0,001 16,4 b 0,265 0,001 17,4 b 0,377 0,006 20,5 bc 0,242 0,001 18,5 ab 0,396 0,023 0,558 0,053 0,169 0,001 E0 E40 E80 E120 Tháng 1 13,5a 14,4b 16,0c Tháng 2 14,0 a 15,5 b 16,6 b 15,6 a 17,1 ab 18,3 b 17,9 a 19,5 b 21,0 c Tháng 5 17,3 a 18,4 ab 19,6 b Tháng 6 16,1 Tháng 3 Tháng 4 Trung bình 15,8 17,9 a 17,1 18,6 b 18,4 18,3 c 17,9 bc Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P< 0,05. E0, E40, E80 và E120: Các mức độ bổ sung 0, 40, 80 và 120 mg vitamin E/kg thức ăn; SEM: Sai số chuẩn của số trung bình. P: Xác suất. Qua bảng 4.2 cho thấy các mức bổ sung vitamin E khác nhau ảnh hưởng đến sản lượng trứng của gà Sao qua các tháng tuổi. Sản lượng trứng trong tháng thí nghiệm thứ 1 tăng dần theo mức độ bổ sung vitamin E . Sản lượng 34 trứng cao nhất thể hiện ở 2 nghiệm thứ c E 80 và E 120 đều là 16,0 quả/mái/tháng và thấp nhất ở nghiệm thức E 0 (13,5 quả/mái/tháng). Sự khác biệt này rất có ý nghĩ a thống kê (P[...]... do ấp, nâng cao sản lượng trứng/ năm, nâng cao chất lượng con giống góp phần đưa gà Sao với quy mô lớn vào chăn nuôi Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: Ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin E trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Sao Mục tiêu đề tài: Đánh giá khả năng sản xuất trứng và kết quả ấp nở bằng máy ấp bán tự động của trứng gà Sao được nuôi bằng các khẩu phần. .. mỡ và vitamin A Nếu thiếu vitamin E trong thức ăn gà bị thần kinh, cổ và đầu bị ngẹo, chân cong và mềm, hay ngã lăn, xuất huyết thành ruột, cơ ngực và tiêu chảy, làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999) Vì vậy bổ sung vitamin E trong khẩu phần không những ảnh hưởng đến gà mẹ mà còn ảnh hưởng đến trứng trong quá trình ấp nở (Henning et al., 1986) Những nghiên... khẩu phần có bổ sung vitamin E với mức độ khác nhau Từ đó có thể khuyến cáo đến người chăn nuôi nhằm tăng tỷ lệ ấp nở của gà Sao góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của mô hình chăn nuôi gà Sao trong tương lai 1 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Đặc điểm của gà Sao 2.1.1 Sơ lƣợc về gà Sao Gà Sao (Guinea Fowl) có tên khoa học là Numida melagis Gà Sao có nhiều tên gọi như: Gà Nhật, Gà Phi, Gà Lôi, chim... Tùy thuộc vào lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của mỗi đàn gia cầm mà phối hợp khẩu phần cho thích hợp Nếu khẩu phần không đảm bảo nhu cầu về protein sẽ làm ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất trứng Năng suất trứng giảm xuống và khối lượng trứng cũng nhỏ hơn bình thường Mức protein thiếu nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tỷ lệ nở sẽ giảm Khẩu phần không đảm nhu cầu về vitamin và khoáng... máy ấp cho trứng ấp vào máy trở lại Trứng khảy mỏ chuyển xuống dưới gần khay đựng nước để tăng ẩm độ trong ngăn trứng nở Chăm sóc trứng nở, nhặt vỏ trứng, cân trọng lượng gà con và chuyển gà con mới nở lên lồng úm khi đã khô lông Theo Võ Văn Ưa (2013) qui trình ấp trứng gà Sao như sau: Trứng gà Sao trước khi đưa vào ấp được trữ trong phòng trữ trứng 3 ngày Chế độ ấp trứng gà Sao bằng máy ấp. .. ẩm trong máy để hút bớt nhiệt độ của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và trong máy ấp Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80%) gà nở bị yếu, ít hoạt động, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt Gà con bị bụng to và nặng Sau này nuôi gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao Bảng 2.9: Ẩm độ của quy trình ấp trứng gà Sao Thời gian ấp (ngày) Ẩm độ (%) Thời gian nở (ngày)... lượm trứng sau mỗi khi gà vào đẻ, gà sẽ nằm lên trứng Gặp nhiệt độ của gà chuyển sang mầm của trứng sẽ tượng hình Đến khi đẻ xong gà rời ổ, trứng nguội trở lại Mầm trứng vừa tượng hình, rơi vào hoàn cảnh không phù hợp thì chết hoặc bị yếu đi Khi đem ấp, trứng không nở, chết phôi ở giai đoạn đầu hoặc nở yếu đi Việc thu lượm trứng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, vì vậy nên thường xuyên thu lượm trứng, ... đủ ADF Acid detergent fiber (Xơ acid) Ash Khoáng tổng số CF Crude fiber (Xơ thô) CP Crude protein (Protein thô) CSHD Chỉ số hình dạng CSLĐ Chỉ số lòng đỏ CSLT Chỉ số lòng trắng mm Milimét mg Miligam Cm Xentimét HU Đơn vị Haugh DM Dry matter (Vật chất khô) EE Ether extract (Béo thô) ME Metabolisable ennergy (Năng lượng trao đổi) NL Năng lượng Ca Canxi P Photpho NDF Neutral detergent fiber (Xơ trung... đều ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và sức sống của gia cầm con tương lai (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009) Ảnh hưởng của môi trường ngoài bao gồm các khâu kỹ thuật thuộc quy trình ấp trứng (thu và bảo quản trứng ấp, khử trùng trứng ấp, kỹ thuật xếp trứng vào máy ấp, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đảo trứng và làm mát trong quá trình ấp) và chất lượng đàn bố mẹ (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009) 2.8.1 Ảnh. .. hoà trong tình trạng bị trở mùi ôi Nhiều hợp chất chống oxy hoá thêm vào với vitamin E cũng phòng chống có hiệu quả với bệnh viêm não Trường hợp tạng bị xuất dịch có thể ngăn ngừa bằng việc bổ sung selenium trong khẩu phần, còn loạn dưỡng cơ lại là một bệnh phức tạp bị ảnh hưởng bởi vitamin E, selenium và các acid amin như methionine và cystine (Bùi Xuân Mến, 2007) Gia cầm đẻ trứng giảm, tỷ lệ ấp nở

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN