Bảo quản trứng ấp

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao (Trang 29)

Theo Bùi Quang Toàn (1981), chế độ bảo quản trứng như sau: nhiệt độ sau khi mới đẻ ra trứng sẽ bị lạnh đi so với cơ thể mẹ, sự phát triển phôi thai tạm dừng lại nhưng sự trao đổi chất trong trứng vẫn tiếp tục. Để bảo vệ khả năng sống của phôi người ta thường bảo quản trứng ấp ở nhiệt độ 100

C-150C, nhiệt độ thấp quá cũng không tốt đối với trứng. Khi nhiệt độ lên cao quá 270

C các quá trình sống trong trứng sẽ tăng lên, nhưng sự phát triển của phôi diễn ra không đúng quy luật dẫn đến sự chết phôi. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong thời gian bảo quản trứng, nhiệt độ có liên quan đến thời gian, nhiệt độ 150C-60C có thể bảo quản trứng trên 1 tuần và nhiệt độ thấp hơn có thể bảo quản trứng lâu hơn nữa.

Ngoài ra nhiệt độ cao còn làm lòng trắng và lòng đỏ bị phân giải và tạo thành khí CO2. Khi nhiệt độ lên cao 270C thì trứng bắt đầu phát triển phôi,

19

nhưng phôi lớn không đều và bị chết sớm (khi soi trứng thấy vết máu hay lòng đỏ ở phôi thai).

Ẩm độ thích hợp nhất là từ 70-80% về mùa khô.

Theo Đào Đức Long (1993), nhiệt độ tốt nhất cho việc bảo quản trứng ấp là 13-180C với ẩm độ tương đối là 75-80%. Trứng ấp mùa hè không nên để lâu quá 7 ngày, tốt nhất là 5 ngày trở lại. Nhiệt độ cao quá 30o

C còn gây ra tình trạng phôi phát triển sớm rồi chết nửa chừng.

2.8.7 Thời gian trƣ̃ trƣ́ng

Thời gian bảo quản tốt nhất là 2-4 ngày, tối đa là 7 ngày nếu để lâu khả năng ấp nỡ sẽ kém. Sau 7 ngày bảo quản tỷ lệ nở sẽ giảm 1% sau mỗi ngày bảo quản (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Theo Labque et al, (2004) thời gian trữ trứng tối ưu cho tỷ lệ ấp nở cao là 3 ngày trong điều kiện nhiệt độ 230

C.Theo Ruiz and Lunam (2002) thời gian trữ dài cộng nhiệt độ cao trong quá trình bảo quản sẽ làm giả m tỷ lệ ấp nở , giảm trọng lượng gà con . Thời gian trữ trứng: 3 ngày là tốt nhất (Võ Văn Ưa, 2013).

2.8.8 Ảnh hƣởng của thiếu vitamin và khoáng

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) sự thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là thiếu chúng trong thức ăn của gà đẻ) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi và quá trình ấp nở, cũng như chất lượng của gà con.

Thiếu vitamin B (Thiamin): Đặc trưng khi trong trứng thiếu vitamin B1

là gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (Polineurist). Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số con có thể bị liệt. Cần tăng vitamin B1 trong thức ăn.

Thiếu vitamin B2 (Riboflavine): Khi thiếu vitamin B2 làm phôi chậm phát triển, phôi chết nhiều vào giữa và cuối thời kì ấp. Từ 9-14 ngày sau khi ấp ở những phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Cần bổ sung vitamin B2 vào thức ăn cho gà đẻ…

Thiếu vitamin H (Biotin): Khi thiếu vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi. Những phôi chết thấy biến dạng – đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại. Gà con ngữa đầu vào lưng và quay tròn đến khi chết, gà bị bệnh thần kinh.

Thiếu vitamin B12 (Cobalamine): Khi thiếu vitamin B12 tỷ lệ chết phôi tăng. Gà và vịt con nở ra mắt nhắm nghiền, có nhiều mắt dữ, da chân khô.

Thiếu vitamin D3 (Cholecalcipherol): Khi thiếu vitamin D3 thì chất lượng trứng giảm, tỷ lệ nở giảm. Trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, do đó nước trong trứng bay hơi mạnh. Khả năng sử dụng Calci, Photpho của phôi kém. Gây tỉ lệ chết phôi cao trong giai đoạn cuối thời kì ấp. Tuy nhiên thừa D3 cũng làm giảm tỉ lệ ấp nở.

Thiếu vitamin E làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999).

20

Thiếu Calci, Photpho làm vỏ trứng mỏng, dị hình, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém, phôi chết nhiều. Gia cầm nở ra bị khuyết tật ở các bộ phận xương chân, đầu, cánh…

Thiếu Mangan làm giảm chất lượng vỏ trứng: phôi phát triển kém và dị hình như chân ngắn, đầu to, mỏ vẹt, đùi cong. Gia cầm con đầu gục vào bụng. Điển hình gia cầm con nở ra bị sưng khớp xương, đi lại khó khăn, bị liệt (bệnh Perosis).

Nói tóm lại khi sự phát triển của phôi và gà con nở ra kém phát triển, bị khuyết tật, tỷ lệ chết phôi cao, gà con một ngày tuổi bị loại thải nhiều cũng còn bởi nguyên nhân khác, nhưng nguyên nhân quan trọng là thức ăn cho gà sinh sản thiếu dinh dưỡng, vitamin và khoáng. Cần bổ sung chúng vào thức ăn cho đủ.

2.8.9 Những ảnh hƣởng khác

Theo Đào Đức Long và Trần Long (1993), con đực tốt trứng có phôi cao, sức sống của phôi thai cũng tốt hơn. Những con đực bị bệnh hoặc nuôi theo chế độ ăn kém cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai. Những trứng ấp của những đàn gà mái nuôi thiếu dinh dưỡng sẽ không cho tỷ lệ nở cao, một số phôi thai có thể phát triển rồi chết nửa chừng hoặc nở ra bị dị hình.

Việc bảo quản và vận chuyển trứng cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Trứng bẩn do nhiễm khuẩn dễ làm phôi chết nửa chừng. Đặc biệt với những gia cầm có bệnh, trứng ấp sẽ kém, nhiều gà con nở ra yếu đuối, dị hình hoặc chúng có thể chết trước khi sinh nở ra. Quan sát những phôi thai không nở ra được ta có thể nhận biết một số nguyên nhân đã gây ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi gà.

Theo Bùi Quang Toàn (1981), tỷ lệ nở của trứng ấp không những đơn thuần phụ thuộc vào những yếu tố nhiệt, ẩm độ, đảo trứng…mà còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Ảnh hưởng của gia cầm trống và cơ cấu đàn lên tỉ lệ ấp nở: qua nhiều kết quả nghiên cứu, người ta thấy rằng trứng ở những con gà ghép đôi giao phối khác tuổi có tỷ lệ thụ tinh cao hơn là trứng ở những con gà bố mẹ cùng tuổi. Khi thời tiết nóng cũng trong thời gian thay lông của gà trống thì khả năng thụ tinh của trứng cũng giảm đi.

Tuổi của gà trống càng tăng thì tỷ lệ thụ tinh càng giảm. Ở những con gà trống thành thục thì tỷ lệ thụ tinh cao hơn những con gà trống chưa thành thục. Dinh dưỡng: Trứng ấp thiếu dinh dưỡng là trứng có chất lượng kém không thể cho tỷ lệ nở cao, từ đó gia cầm con nở ra không thể khỏe mạnh bình thường được. Nguồn gốc của trứng thiếu dinh dưỡng là do đàn gia cầm sinh sản không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần hàng ngày.

Chất lượng đàn giống: đàn gia cầm sinh sản bị mắc bệnh có nhiều bệnh truyền nhiễm mà mầm bệnh có thể xâm nhập vào trứng. Trứng bị nhiễm bệnh từ trong cơ thể mẹ mắc bệnh ẩn tính, mãn tính hoặc trong những gà mái mang

21

mầm bệnh. Mặt khác trứng cũng bị nhiễm bệnh trong lúc thu lượm trứng, bảo quản trứng.

Phôi thai bị nhiễm khuẩn có thể chết bất cứ giai đoạn nào, tỷ lệ nở thấp, gia cầm con nở ra có triệu trứng mắc bệnh này hay bệnh khác.

2.9 Ấp trứng gia cầm

2.9.1 Yêu cầu trứng đƣa vào ấp

Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), nên thu mua trứng từ những đàn gà đã trưởng thành, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh. Những con gia cầm này đã đẻ được 40-50% trở lên, vì lúc đó trở đi mới có nhiều trứng đạt khối lượng để ấp.

Theo Lã Thị Thu Minh (2000) khi chọn trứng cần lưu ý các chỉ tiêu sau: Sự cân đối của quả trứng (CSHD): 71-75.

Kết cấu vỏ vôi trơn láng, đều đặn, không có lỗi. Vỏ vôi sạch sẽ, trứng gà sạch hoàn toàn.

Màu của vỏ vôi làm màu đặc trưng của giống. Độ cao của buồng khí: 5-6 mm.

2.9.2 Bảo quản và vận chuyển trứng ấp 2.9.2.1 Bảo quản

Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trứng gà được thu nhặt ngay sau khi gà đẻ thường vào buổi sáng, số ít vào buổi chiều. Phải thu trứng ngay sau khi đẻ, vì tránh gà mái nằm ủ lâu làm hỏng trứng, trứng bị nhiễm bệnh. Nhặt trứng và đặt trứng lên nhẹ nhàng, khi xếp vào khay để đầu to lên trên.

Bảo quản trứng: giữ nhiệt độ trong phòng không quá 280

C vào mùa hè và không quá 200C vào mùa Đông, Xuân. Để đạt được nhiệt độ này phòng bảo quản trứng phải có trần, trên mái phải có cây làm bóng mát. Nếu trời nóng, khô nên phun nước trên nền và quanh bên ngoài phòng trứng. Không đặt vật liệu khác trong phòng bảo quản trứng. Nếu đảm bảo nhiệt độ phòng trứng như trên, có thể bảo quản trứng không quá 3-4 ngày vào mùa hè và 6-7 ngày vào mùa đông. Nếu trứng đẻ ra được ấp ngay thì càng tốt.

Điều kiện ẩm độ không khí trong phòng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng trứng giống thích hợp nhất là trong phòng có ẩm độ 70-80%. Độ ẩm trên 80% làm vỏ trứng ẩm ướt, tạo điều kiện nấm và vi sinh vật trên vỏ trứng phát triển, sau đó xâm nhập vào trứng, trứng bị mang mầm bệnh. Nếu độ ẩm quá thấp dưới 60% nước trong trứng bốc hơi qua các lỗ khí làm trứng giảm khối lượng và thiếu nước cung cấp cho phôi phát triển trong quá trình ấp sau này, gia cầm con nở bị sát vỏ, lông xù.

Phòng trứng phải ngăn lưới ở các ô cửa để chuột và các loài gặm nhấm, côn trùng khác không vào được. Đặc biệt đề phòng chuột ăn và tha trứng, gây ô nhiễm (truyền bệnh) trong phòng bảo quản trứng.

22

2.9.2.2 Vận chuyển trứng

Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), mùa hè nên chuyển trứng vào buổi sáng hoặc 16-17 giờ, để tránh nắng nóng. Khi trứng đến phòng ấp, phải dỡ ngay và đặt trong phòng ấp 12-24 giờ mới đưa vào ấp (mục đích để lòng đỏ và lòng trắng trứng ổn định vị trí).

2.9.3 Điều kiện cần thiết trong ấp trứng gia cầm 2.9.3.1 Nhiệt độ 2.9.3.1 Nhiệt độ

Trong quá trình ấp trứng, cần duy trì một chế độ nhiệt độ nhất định. Trung bình thường nằm trong giới hạn từ 37-380C. Tuy giới hạn nhiệt độ này chỉ rất nhỏ (có 10

C) nhưng phôi ở các lứa tuổi khác nhau cũng phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ khác nhau (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).

2.9.3.2 Độ ẩm

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) thì độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi với hai tác động quan trọng là điều hòa sự bay hơi nước từ trứng và điều chỉnh độ tỏa nhiệt của trứng.

Trong giai đoạn đầu bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ ẩm tương đối trong máy ấp. Song ở giai đoạn sau thì sự bay hơi nước không chỉ phụ thuộc vào ẩm độ trong máy ấp mà còn phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của phôi. Giai đoạn gà sắp nở, nếu độ ẩm trong máy ấp thấp sẽ làm cho màng niệu khô sớm dính chặt vào màng vỏ và rất dai làm gà con không mổ vỏ được nên tỷ lệ chết tắc rất cao. Trong nửa đầu của quá trình ấp, nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong máy ấp, lúc này trứng bị mất nhiệt chủ yếu do mất hơi nước. Vì vậy độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ góp phần giữ nhiệt cho trứng, trong nửa sau của quá trình ấp, trứng đã sinh nhiệt và co nhu cầu thải nhiệt, nhất là những ngày trong máy nở phải tăng độ ẩm của máy để trứng tỏa nhiệt tốt hơn.

2.9.3.3 Sự thông thoáng

Thông thoáng trong máy ấp là sự thay đổi lượng không khí mới và tốc độ gió. Phôi cũng như bất kỳ một cơ thể sống nào đều cần có oxy để thở và thải cacbonic ra môi trường xung quanh. Phôi rất mẫn cảm khi tỷ lệ CO2 vượt quá mức cho phép, vì thế không khí bên trong máy ấp cần được thay đổi sao cho nồng độ khí CO2 không vượt quá 0,2-0,3% và O2 không thấp hơn 21%. Muốn đảm bảo độ thông thoáng trong máy ấp ngoài hệ thống quạt và thiết kế tốc độ gió của máy ấp, cần mở cửa thông thoáng cho thích hợp (Nguyễn Thị Mai ctv., 2009).

2.9.4 Kỹ thuật ấp trứng

Trước khi đưa trứng vào ấp các khay ấp được làm vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa sạch bằng xà phòng, sao đó đem phơi nắng. Phun thuốc sát trùng xung quanh máy ấp và khay ấp theo định kỳ hàng tuần, máy ấp và trứng cũng được xông thường xuyên bằng dung dịch Formmol 35 ml, thuốc tím 17,5 g và 35 ml nước. Vệ sinh trong ngăn nở của máy ấp cho sạch vỏ trứng còn sót lại sau mỗi đợt nở.

23

Theo Phùng Đức Tiến và ctv. (2006) các chỉ tiêu kỹ thuật của qui trình ấp như sau:

Nhiệt độ ấp khoảng: 37,5-38,00

C. Ẩm độ tương đối khoảng: 60-75%.

Máy ấp được bố trí ở một vị trí có sự thông thoáng rất tốt. Thực hiện đảo trứng 6 lần/ngày đêm (khoảng 3-4 giờ/lần đảo).

Trứng được soi vào các ngày ấp thứ 10 và 21 để loại các trứng không phôi và chết phôi.

Chế độ làm mát: mở cửa tủ ấp kéo các khay trứng cần làm mát ra ngoài phun nước cho trứng, kỹ thuật phun nước như sau:

Phun bằng nước sạch

Trứng ấp từ 21-24 ngày phun sương.

Trứng ấp từ 25 ngày đến khi nở phun ướt cả trứng (ẩm độ đạt 97%). Phun xong mở cửa máy ấp cho trứng ấp vào máy trở lại.

Trứng khảy mỏ chuyển xuống dưới gần khay đựng nước để tăng ẩm độ trong ngăn trứng nở.

Chăm sóc trứng nở, nhặt vỏ trứng, cân trọng lượng gà con và chuyển gà con mới nở lên lồng úm khi đã khô lông.

Theo Võ Văn Ưa (2013) qui trình ấp trứng gà Sao như sau:

Trứng gà Sao trước khi đưa vào ấp được trữ trong phòng trữ trứng 3 ngày.

Chế độ ấp trứng gà Sao bằng máy ấp bán tự động

Nhiệt độ sử dụng trong máy ấp bán tự động ấp gà Sao: Từ 1-7 ngày: 37,70 C-37,80C Từ 7-14 ngày: 37,20 C-37,50C Từ 14-21 ngày: 36,90 C-37,30C Từ 21-nở: 36,80 C-370C

Ẩm độ sử dụng trong máy ấp bán tự động ấp trứng gà Sao: Từ 1-7 ngày: 60,3%- 65,5%

Từ 7-14 ngày: 60,0%-70,8% Từ 14-21 ngày: 70,9%-78,6% Từ 21-28 ngày: 81,2%- 93,3%

Từ ngày ấp thứ 21-24 làm mát 5 lần/ngày đêm bằng cách phun sương. Từ ngày ấp thứ 25 đến khi nở làm mát 5 lần/ngày đêm phun ướt trứng.

24

Thời gian làm mát không quá 5 phút, từ ngày ấp thứ 25 chuyển trứng xuống khay dưới gần khay nước để đạt ẩm độ thích hợp.

Thời gian nở của trứng gà Sao từ 26-28 ngày. Đảo trứng từ 5 lần/ngày đến 7 lần/ngày.

Thời gian trữ trứng trước khi đưa vào ấp tốt nhất là 3 ngày.

2.10 Một số nguyên nhân gây chết phôi

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) thì một số nguyên nhân gây chết phôi trong quá trình ấp như sau:

Nguyên nhân gây chết phôi trong giai đoạn đầu: Do sự tích tụ trong trứng các chất thải độc hại (amoniac, axid lactic). Sự rối loạn về hô hấp và dinh dưỡng của phôi do hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển yếu hoặc chậm. Phôi tiếp xúc trực tiếp với lòng trắng hoặc vỏ trứng do màng ối không phát triển kịp thời.

Nguyên nhân gây chết phôi trong giai đoạn giữa: Giai đoạn này chết phôi chủ yếu do các bệnh của thận. Rối loạn tiêu hóa liên quan đến sự phát triển màng niệu.

Nguyên nhân gây chết phôi trong giai đoạn cuối: Nguyên nhân là do màng niệu teo chậm, gia cầm con kiệt sức khi mổ vỏ và phôi nằm sai ngôi.

2.11 Những nghiên cứu gần đây về sự ảnh hƣởng của vitamin E

Theo Tsai et al. (2008) kết luận rằng bổ sung vitamin E ở mức 40-120 mg/kg có tác dụng có lợi trên tỷ lệ có phôi, tỷ lệ nở của trứng, hệ thống chống oxy hóa của não gà con và 160 mg/kg tác dụng có lợi trên các hoạt động SOD não. Khi bổ sung vitamin E ở mức độ 150 mg/kg cải thiện hiệu quả sản xuất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)