Chuồng trại và dụng cụ thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao (Trang 36)

Chuồng trại thí nghiệm được xây dựng theo kiểu hai mái lợp lá. Gà đẻ được nuôi trên nền chuồng được lót bằng trấu cao 20 cm, xung quanh mỗi ô chuồng được bao kín bằng lưới nylon. Diện tích mỗi ô chuồng (một đơn vị thí nghiệm) là 3 m2

nuôi nhốt 8 con. Máng ăn được bố trí phía ngoài để kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ và lượng thức ăn dư thừa. Bình nước uống được bố trí bên trong mỗi ô chuồng.

Dụng cụ thí nghiệm bao gồm : máng ăn , bình nước uống , cân điện tử 1 kg, cân đồng hồ 1 kg, 2 kg, 5 kg và 12 kg, ống chích, kim tiêm, bình xịt tiêu độc sát trùng, máy ấp trứng (quy mô 1500 trứng), tủ trữ trứng, máy soi trứng, khay đựng trứng, khay nước,…Những dụng cụ thiết bị của phòng thí nghiệm để phân tích mẫu thức ăn.

26

3.1.4 Thức ăn, nƣớc uống và thuốc thú y dùng trong thí nghiệm

Các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm gồm có bắp, cám, đậu nành, bột cá, bột xương, rau muống và vitamin E được mua từ một nguồn ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. Vitamin E sử dụng trong thí nghiệm là dạng bột, nguyên chất, màu trắng. Được mua từ Công ty TNHH sản xuất dịch vụ đầu tư phát triển nông nghiệp ADESCO tại TP. Hồ Chí Minh.

Nguồn nước sử dụng cho gà uống được lấy từ nguồn nước giếng khoan được lọc sạch và đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu nước sạch cho gà.

Đàn gà Sao sinh sản được tiêm ngừa vaccine cúm H5N1, dịch tả gà, kháng sinh phòng, trị bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp , thuốc bồi dưỡng như: vitamin C và glucose. Các loại thuốc sát trùng chuồng trại như: TH4 và vôi bột. Chuồng trại được vệ sinh hằng ngày và tiêu độc sát trùng định kỳ hàng tuần bằng hóa chất.

3.2 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí gồm 96 con gà Sao ở 30 tuần tuổi có trọng lượng tương đương nhau. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 khẩu phần có 4 mức độ bổ sung vitamin E và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm gồm 8 con, trong đó 6 con mái và 2 con trống.

Bốn nghiệm thức của thí nghiệm là:

Nghiệm thức E0: Thức ăn hỗn hợp + không bổ sung vitamin E Nghiệm thức E40: Thức ăn hỗn hợp + 40 mg vitamin E/kg thức ăn Nghiệm thức E80: Thức ăn hỗn hợp + 80 mg vitamin E/kg thức ăn Nghiệm thức E120: Thức ăn hỗn hợp + 120 mg vitamin E/kg thức ăn

27

Bảng 3.1: Thành phần thực liệu dùng trong thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM) Chỉ tiêu Thực liệu Bắp Cám Đậu nành Bột cá Bột xương Rau muống DM 88,7 89,7 87,6 89,2 92,5 9,13 OM 98,3 91,5 93,8 79,4 35,3 87,4 CP 9,14 11,5 41,8 59,5 21,5 22,9 EE 4,68 9,18 10,2 8,54 4,75 8,12 CF 2,95 10,6 8,85 0,82 0,52 16,2 NDF 17,0 22,6 22,9 6,73 4,48 31,5 ADF 4,25 15,7 18,8 5,02 3,56 23,9 Ash 1,70 8,50 6,20 20,6 64,7 12,6 ME, MJ/kgDM 13,8 10,5 13,1 10,2 5,50 9,76 Lys 0,25 0,56 2,78 4,33 1,25 0,11 Met 0,17 0,27 0,57 1,45 0,00 0,04 Ca 0,22 0,17 0,28 5,11 21,0 0,10 P 0,30 1,65 0,56 2,81 12,0 0,05

Ghi chú: DM: Vật chất khô, OM: Chất hữu cơ, CP: Protein thô, EE: Béo thô, CF: Xơ thô và Ash: Khoáng tổng số (AOAC, 1990); NDF: Xơ trung tính , ADF: Xơ acid (Van Soest et al., 1991); ME: năng lượng trao đổi (Janssen, 1989); Lys: Lysine, Met: Methionine, Ca: Canxi và P: Photpho (Viện chăn nuôi quốc gia, 2002)

Bảng 3.2: Công thức khẩu phần thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản (%DM)

Thực liệu Nghiệm thức

E0 E40 E80 E120

Bắp 30,8 30,8 30,8 30,8 Cám 48,8 48,8 48,8 48,8 Đậu nành 7,47 7,47 7,47 7,47 Bột cá 9,68 9,68 9,68 9,68 Bột xương 2,03 2,03 2,03 2,03 Lysine 0,79 0,79 0,79 0,79 Methionine 0,4 0,4 0,4 0,4 Tổng 100 100 100 100

28

Bắp Cám Đậu nành

Bột cá Bột

Bột cá Bột xương Vitamin E

Lysine Methionine

Hình 3.2: Thực liệu dùng trong thí nghiệm nuôi gà Sao sinh sản

3.2.2 Chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng

Gà được cho ăn thức ăn theo khẩu phần và được cho ăn 4 lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng, 12 giờ trưa, 17 giờ và 22 giờ. Gà được cung cấp nước sạch đầy đủ và thu dọn vệ sinh máng ăn, bình nước uống mỗi ngày. Gà ở các nghiệm thức có cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.

Trứng được nhặt và vệ sinh sạch sẽ đặt vào khay đựng trứng. Vào cuối ngày cân khối lượng trứng và trứng sẽ được đặt vào tủ trữ trứng. Tủ trữ trứng được đặt ở nơi mát mẻ và thông thoáng.

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi quá trình sinh sản

Thành phần hóa học và giá trị năng lượng của thức ăn (DM, OM, CP, EE, CF và Ash (AOAC, 1990); NDF và ADF (Van Soest et al., 1991) và ME (Janssen, 1989).

Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng trứng (quả/mái) qua từng tháng được trình bày ở công thức 3.1 như sau:

29

Tỷ lệ đẻ (%): Là tỷ lệ phầm trăm giữa tổng số trứng đẻ trên tổng số gà mái có mặt trong chuồng (phương pháp Hen day) được trình bày ở công thức 3.2 như sau:

Các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Sao: Tỷ lệ trứng có phôi (%), tỷ lệ trứng chết phôi (%), tỷ lệ trứng sát (%) và tỷ lệ nở (%). Trứng được ấp bằng máy ấp bán tự động.

Hình 3.3: Gà Sao mới nở

Cùng với việc soi trứng loại bỏ trứng không phôi ở 10 ngày ấp, chúng tôi loại bỏ trứng chết phôi kì I, trứng chết phôi kì II được lấy ở giai đoạn 21 ngày ấp. Tỷ lệ trứng chết phôi được tính theo công thức 3.4 như sau:

(Tổng trứng chết phôi = trứng chết phôi kì I + trứng chết phôi kì II)

Tổng số gà mái có mặt trong chuồng Tổng số trứng đẻ Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 (3.2) Số lượng gà mái/tháng Tổng số trứng/tháng Sản lượng trứng (quả/mái)/tháng = (3.1) Tổng số trứng đem ấp Số trứng có phôi Tỷ lệ trứng có phôi (%) = x 100 (3.3) Tổng số trứng có phôi Số trứng chết phôi Tỷ lệ trứng chết phôi (%) = x 100 (3.4)

30

Sau khi ra gà chúng tôi tiến hành thu trứng sát, trứng sát là những trứng khảy mỏ nhưng không nở ra được hoặc bị chết, tỷ lệ trứng sát được tính theo công thức 3.5 như sau:

Sau khi ra gà chúng tôi tiến hành thu tất cả số gà đã nở ra còn sống. Công thức tính tỷ lệ trứng nở như sau:

3.2.4 Quy trình ấp trứng gà Sao

Thí nghiệm được sử dụng máy ấp trứng bán tự động với quy mô 1500 trứng theo quy trìn h ấp của Phùng Đức Tiến và ctv . (2006) và Võ Văn Ưa (2013).

Trước khi đưa trứng vào ấp các khay ấp được làm vệ sinh sạch sẽ bằng cách rửa sạch bằng xà phòng rồi đem phơi nắng , sau đó khử trùng bằng dung dịch Virkon. Vệ sinh đáy máy ấp cho sạch vỏ trứng còn sót lại sau mỗi đợt nở.

Các chỉ tiêu kỹ thuật của qui trình ấp: Nhiệt độ ấp khoảng: 37,5-380

C. Ẩm độ tương đối khoảng: 60-75%.

Máy ấp được bố trí ở một vị trí có sự thông thoáng rất tốt.

Thực hiện đảo trứng 7 lần/ngày vào lúc: 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ.

Cân trứng vào các ngày : mới đẻ, ngày vô trứng , ngày ấp thứ 7, ngày ấp thứ 14 và ngày ấp thứ 21. Cân trứng để theo dõi sự giảm trọng lượng của trứng.

Trứng được soi vào các ngày ấp thứ 10 và 21 để loại các t rứng không phôi và chết phôi.

Chế độ làm mát: mở cửa tủ ấp kéo các khay trứng cần làm mát ra ngoài phun nước cho trứng, kỹ thuật phun nước như sau:

Phun bằng nước sạch:

Trứng ấp từ 21-24 ngày phun sương.

Trứng ấp từ 25 ngày đến khi nở phun ướt cả trứng.

Tổng số trứng có phôi Số trứng sát Tỷ lệ trứng sát (%) = x 100 (3.5) Tổng số trứng đem ấp Số gà con nở ra Tỷ lệ nở (%) = x 100 (3.6) Tổng số trứng có phôi Số gà con nở ra Tỷ lệ nở (%) = x 100 (3.7)

31

Phun xong mở cửa máy ấp cho trứng ấp vào máy trở lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trứng khảy mỏ chuyển xuống dưới gần khay đựng nước để tăng ẩm độ trong ngăn trứng nở.

Chăm sóc trứng nở, nhặt vỏ trứng và chuyển gà con mới nở lên lồng úm khi đã khô lông.

Các trứng được chọn vào ấp:

Trứng đưa vào bảo quản: trứng được cân trọng lượng, loại bỏ trứng không đạt, trọng lượng trung bình 43±4g.

Loại bỏ những trứng có hình dạng khác thường: quá to, quá nhỏ, méo mó...Loại bỏ những trứng bị dơ bẩn, loại bỏ những trứng có vỏ vôi bất thường: quá mỏng, xù xì...

Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm

Gà sinh sản được cho ăn 4 lần/ngày đêm. Cân lượng thức ăn trước khi cho ăn và thức ăn thừa vào ngày hôm sau để tính lượng thức ăn gà ăn trong ngày.

Trứng ngay sau khi nhặt được làm sạch bằng cách dùng vải sạch lau sạch đất, chất bẩn dính vào trứng, rồi sau đó cân lấy trọng lượng trứng ban đầu và đưa vào tủ trữ trứng. Tới ngày thứ 3 trứng trong tủ trữ được lấy ra và cân trọng lượng lúc đưa vào ấp, lúc 7 ngày ấp, 14 ngày ấp và 21 ngày ấp.

Theo dõi nhiệt độ , ẩm độ hằng ngày vào các thời điểm 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 18 giờ, 21 giờ trong tủ ấp và phòng trữ trứng.

Đảo trứng theo các nghiệm thức hằng ngày .

Soi trứng vào ngày thứ 10 để loại trứng không phôi, chết phôi.

Soi trứng vào ngày thứ 21 để kiểm tra sự phát triển của phôi và loại những trứng chết phôi trong giai đoạn này.

Kiểm tra gà con sau khi nở để chọn những gà đạt chuẩn. Quan sát để loại những gà con dị tật.

Tiếp tách vỏ những trứng dầy vỏ hoặc con yếu không thể chui ra khỏi vỏ nếu có.

Cân trọng lượng gà sau khi nở và chuyển gà con xuống lồng úm.

3.3 Xử lý số liệu

Số liệu của thí nghiệm thu được sẽ được xử lý sơ bộ bằng chương trình Microsoft Excel 2010 và phân tích phương sai bằng mô hình tuyến tính (GLM) của chương trình phần mềm Minitab 13.21 (2000). So sánh sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử Tukey Minitab 13.21 (2000) ở mức ý nghĩa 5%.

32

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Lƣợng thức ăn và dƣỡng chất tiêu thụ của gà Sao trong giai đoạn sản xuất trứng

Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của gà Sao giai đoạn sinh sản từ 30-54 tuần tuổi trong thí nghiệm được trình bày qua Bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ (g/con/ngày) của gà Sao giai đoạn sinh sản

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

E0 E40 E80 E120

Thức ăn 95,7 94,5 93,9 93,3 2,06 0,858 DM 88,0 86,9 86,4 85,9 1,84 0,860 OM 80,4 79,4 78,9 78,4 1,68 0,849 CP 16,0 15,8 15,6 15,5 0,330 0,809 EE 6,80 6,71 6,67 6,63 0,142 0,848 CF 6,31 6,23 6,20 6,16 0,128 0,852 NDF 17,0 16,8 16,7 16,6 0,350 0,867 ADF 10,1 10,0 10,0 9,90 0,204 0,854 Ash 7,63 7,54 7,50 7,45 0,157 0,862 ME 1,01 1,00 1,00 0,99 0,022 0,896 Lys 0,87 0,86 0,85 0,85 0,019 0,844 Met 0,32 0,31 0,31 0,31 0,008 0,951 Ca 0,95 0,93 0,93 0,92 0,021 0,781 P 1,26 1,24 1,23 1,23 0,028 0,845

Ghi chú: DM: Vật chất khô, OM: Chất hữu cơ, CP: Protein thô, EE: Béo thô, CF: Xơ thô; NDF: Xơ trung tính, ADF: Xơ acid (Van Soest et al., 1991); Ash: Khoáng tổng số (AOAC, 1990); ME: năng lượng trao đổi (Janssen, 1989); Lys: Lysine, Met: Methionine, Ca: Canxi và P: Photpho (Viện chăn nuôi quốc gia, 2002). E0, E40, E80 và E120: Các mức độ bổ sung 0, 40, 80 và 120 mg vitamin E/kg thức ăn; SEM: Sai số chuẩn của số trung bình. P: Xác suất.

Qua bảng 4.1 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ ở thí nghiệm dao động từ 93,3-95,7 g/con/ngày, sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng thức ăn tiêu thụ trong thí nghiệm cao hơn chút ít so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé (2013) với lượng thức ăn tiêu thụ từ 89,3-90,6 g/con/ngày.

Lượng DM tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm dao động từ 85,9-88,0 g/con/ngày và không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và ctv. (2006) và Nguyễn Thùy Trinh (2012) với lượng DM tiêu thụ lần lượt là 83,0-88,0 g/con/ngày và 68,0-77,3 g/con/ngày. Đồng thời lượng DM tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2011) có lượng DM tiêu thụ là 72,3-78,2 g/con/ngày.

33

Lượng CP tiêu thụ của các nghiệm thức dao động từ 15,5-16,0 g/con/ngày. Sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CP tiêu thụ của gà Sao sinh sản trong thí nghiệm thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hiên (2012) với lượng CP tiêu thụ là 16,7-21,2 g/con/ngày và tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2011) là 12,8-16,0 g/con/ngày. Nhưng kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trinh (2012) có lượng CP tiêu thụ lần lượt là 12,6-15,0 g/con/ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng EE tiêu thụ dao động từ 6,63-6,80 g/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2011) có lượng EE tiêu thụ trung bình là 5,07 g/con/ngày.

Lượng CF tiêu thụ của gà Sao trong thí nghiệm dao động từ 6,16-6,31 g/con/ngày và sự khác biệt giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Lượng CF tiêu thụ trong thí nghiệm thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé trên gà Sao sinh sản có lượng CF tiêu thụ từ 7,02-7,12

g/con/ngày.

Lượng NDF và ADF tiêu thụ giữa các nghiệm dao động lần lượt là 16,6- 17 g/con/ngày và 9,9-10,1 g/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Bé (2013) có lượng NDF và ADF lần lượt là 15,4-15,6 g/con/ngày và 6,92-9,63 g/con/ngày. Lượng ME tiêu thụ giữa các nghiệm thức có phần biến động từ 0,99-1,01 MJ/con/ngày, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của thí nghiệm này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thùy Trinh (2012) và Nguyễn Thị Mỹ Hiên (2012) có lượng ME tiêu thụ lần lượt là 1,08-1,19 MJ/con/ngày và 1,26-1,29 MJ/con/ngày.

Lượng Lysine và Methionine tiêu thụ giữa các nghiệm thức dao động từ 0,85-0,87 g/con/ngày và 0,31-0,32 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu có lượng Lys ine cao hơn và lượng Methionine thấp hơn nghiên cứu của Asli et al. (2007) có lượng Lys ine và Methionine tiêu thụ là 0,752 g/con/ngày và 0,358 g/con/ngày.

Lượng Ca và P tiêu thụ giữa các nghiệm thức có sự biến động nhỏ lần lượt là 0,92-0,95 g/con/ngày và 1,23-1,26 g/con/ngày, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

34

Hình 4.1: Biểu đồ lượng vật chất khô tiêu thụ và protein thô tiêu thụ của gà Sao sinh sản

4.2 Các chỉ tiêu sản lƣợng trứng, tỷ lệ đẻ và kết quả ấp nở của gà Sao 4.2.1 Sản lƣợng trứng và tỷ lệ đẻ của gà Sao sinh sản

Sản lượng trứng của gà Sao sinh sản qua các tháng đẻ trong nghiên cứu được trình bày qua Bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Sản lượng trứng (quả/mái/tháng) của gà Sao sinh sản qua các tháng thí nghiệm

Chỉ tiêu Nghiệm thức SEM P

E0 E40 E80 E120

Tháng 1 13,5a 14,4b 16,0c 16,0c 0,180 0,001 Tháng 2 14,0a 15,5b 16,6b 16,4b 0,265 0,001 Tháng 3 15,6a 17,1ab 18,3b 17,4b 0,377 0,006 Tháng 4 17,9a 19,5b 21,0c 20,5bc 0,242 0,001 Tháng 5 17,3a 18,4ab 19,6b 18,5ab 0,396 0,023 Tháng 6 16,1 17,9 18,6 18,3 0,558 0,053 Trung bình 15,8a 17,1b 18,4c 17,9bc 0,169 0,001

Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ a, b và c trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức P< 0,05. E0, E40, E80 và E120: Các mức độ bổ sung 0, 40, 80 và 120 mg vitamin

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao (Trang 36)