Trứng dị hình

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao (Trang 25)

Theo chu kỳ, một độ lệch cơ học của qua trình đẻ trứng tạo ra trứng dị hình (Bùi Xuân Mến, 2008). Theo Đào Đức Long (1993), trứng dị hình là những trứng có hình dạng khác thường hoặc là trứng quá bé, quá to, trứng dài hoặc tròn, trứng méo mó , sần sùi, vỏ dày mỏng không đều…Trứng không có lòng đỏ, trứng 2 lòng đỏ , trứng nhỏ nằm trong trứng to , trứng vỏ mềm hoặc trứng không vỏ , trứng méo mó sần sùi , trứng giả cũng được xem là những trứng dị hình.

Theo Lê Hoàng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999), trứng không quá bé hoặc quá to đừng nghĩ đơn giản: “trứng to là tốt” thực ra trứng quá to là trứng dị tật, có khi 2 lòng đỏ, chỉ tốt để ăn không thể ấp được.

2.7 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thụ tinh 2.7.1 Yếu tố di truyền

Loài, giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau. Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu cho giao phối đồng huyết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).

2.7.2 Yếu tố dinh dƣỡng

Dinh dưỡng của đàn bố mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thụ tinh. Nếu trong khẩu phần ăn không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Nếu khẩu phần thiếu protein, phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng. Nếu thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin A, E sẽ làm cho cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh và các hoạt động sinh dục, làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Khẩu phần không những phải đầy đủ mà còn phải cân bằng các chất

15

dinh dưỡng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa các axit amin, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).

2.7.3 Điều kiện ngoại cảnh

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), điều kiện ngoại cảnh mà cụ thể là tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, độ ẩm, sự thông thoáng và chế độ chiếu sáng) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh. Nhiệt độ và ẩm độ cao hay thấp hơn so với qui định đều ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh ở các mức độ khác nhau thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể gia cầm. Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa xuân và mùa thu, giảm vào mùa hè nhất là những ngày nắng nóng. Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao, thường làm lớp độn chuồng ẩm ướt, gà trống rất dễ mắc các bệnh ở chân, làm tỷ lệ thụ tinh giảm thấp. Mặc khác độ ẩm cao sẽ làm gà dễ mắc các bệnh đường ruột, chuồng thông thoáng kém, hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tăng lên từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và làm giảm tỷ lệ thụ tinh.

2.7.4 Tuổi gia cầm

Tuổi gia cầm có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thụ tinh. Thường ở gà trống, tinh hoàn đạt kích thước tối đa ở 28-30 tuần tuổi, giai đoạn này thường đạt tỷ lệ thụ tinh rất cao. Nếu nuôi dưỡng hợp lý, tinh hoàn sẽ phát triển tốt và bắt đầu hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi. Vì thế, gà trống một năm tuổi thường cho tỷ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi (Nguyễn Thị Mai ctv., 2009).

2.7.5 Tỷ lệ giữa con trống và con mái

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) để có tỷ lệ thụ tinh cao, cần có tỷ lệ gai cầm trống và mái thích hợp. tỷ lệ này cao hay thấp đều làm giảm tỷ lệ thụ tinh. Các loài, giống gia cầm khác nhau thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau.

2.8 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ấp nở

Ảnh hưởng của môi trường bên trong là yếu tố liên quan đến chất lượng trứng ấp. Bao gồm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng như khối lượng trứng, chỉ số hình dáng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh. Mỗi yếu tố đều ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và sức sống của gia cầm con tương lai (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).

Ảnh hưởng của môi trường ngoài bao gồm các khâu kỹ thuật thuộc quy trình ấp trứng (thu và bảo quản trứng ấp, khử trùng trứng ấp, kỹ thuật xếp trứng vào máy ấp, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, đảo trứng và làm mát trong quá trình ấp) và chất lượng đàn bố mẹ (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).

2.8.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ

Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp thường xuyên trong phạm vi 37-380

C và rất ít khi vượt ra ngoài giới hạn này.

16

Giai đoạn đầu (6-7 ngày sau khi ấp) cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,8- 380C. Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa thức ăn trong trứng của phôi, niệu nang khép kín sớm. Nước trong trứng bốc hơi nhanh tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội sinh (nước tạo ra do quá trình trao đổi chất). Do đó kích thích phôi tiêu hóa nhiều lòng trắng lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn hơn.

Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, làm phôi chết nhiều sau 4-6 ngày ấp. Những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt. Nếu nhiệt đủ hoặc thấp chút ít, gà nở khỏe, lông bung, bụng nhẹ, nhanh nhẹn. Nếu thiếu nhiệt kéo dài dưới 370C gà nở bị nặng bụng, thường bị ỉa chảy, sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà hoặc hồng nhạt.

Khi ấp, trứng phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35-360

C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp, thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây.

Bảng 2.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà Nhiệt độ (0

C) Tỷ lệ nở (%) Thời gian kéo dài (ngày)

35,6 36,1 10 - 50 22,5 36,7 70 21,5 37,2 80 21,0 37,8 88 21,0 21,0 38,3 85 38,9 75 19,5 39,4 50 19,5 (Petkova, 1978) 2.8.2 Ảnh hƣởng của ẩm độ

Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn (1999), có hai ảnh hưởng quan trọng:

Thứ nhất: Ảnh hưởng bởi sự bay hơi của nước từ trứng. Phần lớn trong thời gian ấp độ bay hơi nước từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào độ ẩm tương đối của máy ấp. Nếu độ ẩm trong máy tăng, thì lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại. Khi bay hơi làm cho khối lượng trứng giảm.

Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỉ lệ chết phôi. Vì vậy độ ẩm tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ bay hơi nước trong trứng.

17

Giữa quá trình ấp (sau 10 ngày ấp), lượng nước trong trứng bớt dần, cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh (nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi).

Vào cuối thời kì ấp (sang máy nở), phôi đã phát triển hoàn toàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để gà con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nước trong trứng. Nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà chết trong trứng. Độ ẩm trong máy ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 86-95,50

F hay 75-80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu, gà nở chậm, lông ướt.

Thứ hai: Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp. Trong nửa đầu của chu kì ấp nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ của không khí trong máy ấp, vì trứng mới vào chỉ thu nhiệt. Lúc này trứng bị mất nhiệt do sự bay hơi nước (nước bay hơi làm thu nhiệt của trứng). Vì vậy độ ẩm cao trong những ngày đầu sẽ làm giảm bay hơi nước, góp phần giữ nhiệt, đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ.

Vào nửa sau của chu kì ấp trứng, do quá trình trao đổi chất của phôi tăng, trứng sản sinh nhiệt nhiều. Một phần nhiệt này dùng vào làm bay hơi nước. Nhiệt độ của trứng, nhất là những ngày cuối của chu kì ấp cao hơn so với nhiệt độ không khí trong máy ấp. Vì vậy trong những ngày cuối cùng này (ở máy nở) phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt độ của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và trong máy ấp.

Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80%) gà nở bị yếu, ít hoạt động, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt. Gà con bị bụng to và nặng. Sau này nuôi gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao.

Bảng 2.9: Ẩm độ của quy trình ấp trứng gà Sao

Thời gian ấp (ngày) Ẩm độ (%) Thời gian nở(ngày) Ẩm độ (%)

1-7 65 24-24,5 86-88

8-15 57 24,5-25 88

16-23 55 25-26 97

(Phùng Đức Tiến và ctv., 2006)

2.8.3 Ảnh hƣởng của độ thông thoáng

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009), cơ chế hô hấp của phôi và nguồn cung cấp oxy thay đổi theo thời gian ấp. Trong ngày ấp đầu tiên, phôi sử dụng oxy từ lòng đỏ bằng phương thức khuếch tán và thẩm thấu. Khi hàm lượng CO2 trong máy tăng lên quá cao hay hàm lượng O2 giảm xuống quá thấp đều có thể làm phôi chết hàng loạt. Các phôi chết thường nằm sai ngôi, chúng thường mổ vỏ về phía đầu nhỏ của trứng. Khi thiếu oxy, phôi chết vào giữa thời kỳ ấp thường thấy các mạch máu của màng niệu bị nghẽn lại, phôi sung huyết và xuất huyết dưới da làm nước ối có màu đỏ.

18

Nguyên nhân gây thiếu oxy có thể do độ thông thoáng của máy kém, vỏ trứng quá bẩn hay mật độ lỗ khí quá ít, kích thước lỗ khí quá nhỏ…

2.8.4 Ảnh hƣởng của việc đảo trứng

Theo Đào Đức Long (1993), trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to (chứa buồng khí) lên trên, đầu nhọn xuống dưới, nếu xếp ngược lại, thì tuy phôi phát triển bình thường, nhưng vào cuối chu kì ấp đầu phôi gà ở phía đầu nhọn (đầu trứng không có buồng khí) sẽ không có không khí thở, bị chết ngạt. Có thể đặt trứng nghiêng 45o

cũng không ảnh hưởng đến sự ấp nở. Nếu đảm bảo đầu to lên trên khi sang máy nở, thì trứng không phải xếp như trên mà đặt trứng nằm ngang, vì lúc này đầu gà con đã ngóc lên buồng khí rồi hơn nữa để trứng nở dễ dàng. Trứng trong khay ấp khi còn trong máy phải được đảo nghiêng (trái, phải) theo chu kì 1-2 giờ/lần. Trong những ngày ấp đầu tiên, nếu không đảo trứng phôi sẽ bị lòng đỏ ép vào vỏ, sự phát triển bị ngừng lại và phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy vết đen dính vào vỏ. Điều này cũng có thể xảy ra khi trong máy ấp có nhiệt độ và độ ẩm cao, tốc độ quạt gió lớn.

2.8.5 Ảnh hƣởng của việc thu lƣợm trứng

Theo Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1999), việc thu nhặt trứng ngay có lợi: trứng ít bị nhiễm khuẩn (do thời gian tiếp xúc với tạp chất ít). Trong vòng 2 giờ sau khi ra khỏi cơ thể gà mái, trứng có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong trứng. Trứng không bị nóng lên khi gà khác vào nằm đẻ - nhất là vào mùa hè.

Theo Hồ Văn Giá (1969), nếu không thu lượm trứng sau mỗi khi gà vào đẻ, gà sẽ nằm lên trứng. Gặp nhiệt độ của gà chuyển sang mầm của trứng sẽ tượng hình. Đến khi đẻ xong gà rời ổ, trứng nguội trở lại. Mầm trứng vừa tượng hình, rơi vào hoàn cảnh không phù hợp thì chết hoặc bị yếu đi. Khi đem ấp, trứng không nở, chết phôi ở giai đoạn đầu hoặc nở yếu đi.

Việc thu lượm trứng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở, vì vậy nên thường xuyên thu lượm trứng, mỗi ngày thu 5 lần vào lúc 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ và 17 giờ.

2.8.6 Bảo quản trứng ấp

Theo Bùi Quang Toàn (1981), chế độ bảo quản trứng như sau: nhiệt độ sau khi mới đẻ ra trứng sẽ bị lạnh đi so với cơ thể mẹ, sự phát triển phôi thai tạm dừng lại nhưng sự trao đổi chất trong trứng vẫn tiếp tục. Để bảo vệ khả năng sống của phôi người ta thường bảo quản trứng ấp ở nhiệt độ 100

C-150C, nhiệt độ thấp quá cũng không tốt đối với trứng. Khi nhiệt độ lên cao quá 270

C các quá trình sống trong trứng sẽ tăng lên, nhưng sự phát triển của phôi diễn ra không đúng quy luật dẫn đến sự chết phôi. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong thời gian bảo quản trứng, nhiệt độ có liên quan đến thời gian, nhiệt độ 150C-60C có thể bảo quản trứng trên 1 tuần và nhiệt độ thấp hơn có thể bảo quản trứng lâu hơn nữa.

Ngoài ra nhiệt độ cao còn làm lòng trắng và lòng đỏ bị phân giải và tạo thành khí CO2. Khi nhiệt độ lên cao 270C thì trứng bắt đầu phát triển phôi,

19

nhưng phôi lớn không đều và bị chết sớm (khi soi trứng thấy vết máu hay lòng đỏ ở phôi thai).

Ẩm độ thích hợp nhất là từ 70-80% về mùa khô.

Theo Đào Đức Long (1993), nhiệt độ tốt nhất cho việc bảo quản trứng ấp là 13-180C với ẩm độ tương đối là 75-80%. Trứng ấp mùa hè không nên để lâu quá 7 ngày, tốt nhất là 5 ngày trở lại. Nhiệt độ cao quá 30o

C còn gây ra tình trạng phôi phát triển sớm rồi chết nửa chừng.

2.8.7 Thời gian trƣ̃ trƣ́ng

Thời gian bảo quản tốt nhất là 2-4 ngày, tối đa là 7 ngày nếu để lâu khả năng ấp nỡ sẽ kém. Sau 7 ngày bảo quản tỷ lệ nở sẽ giảm 1% sau mỗi ngày bảo quản (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009). Theo Labque et al, (2004) thời gian trữ trứng tối ưu cho tỷ lệ ấp nở cao là 3 ngày trong điều kiện nhiệt độ 230

C.Theo Ruiz and Lunam (2002) thời gian trữ dài cộng nhiệt độ cao trong quá trình bảo quản sẽ làm giả m tỷ lệ ấp nở , giảm trọng lượng gà con . Thời gian trữ trứng: 3 ngày là tốt nhất (Võ Văn Ưa, 2013).

2.8.8 Ảnh hƣởng của thiếu vitamin và khoáng

Theo Nguyễn Thị Mai và ctv. (2009) sự thiếu một số vitamin và khoáng trong trứng (chính là thiếu chúng trong thức ăn của gà đẻ) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi và quá trình ấp nở, cũng như chất lượng của gà con.

Thiếu vitamin B (Thiamin): Đặc trưng khi trong trứng thiếu vitamin B1

là gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh (Polineurist). Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số con có thể bị liệt. Cần tăng vitamin B1 trong thức ăn.

Thiếu vitamin B2 (Riboflavine): Khi thiếu vitamin B2 làm phôi chậm phát triển, phôi chết nhiều vào giữa và cuối thời kì ấp. Từ 9-14 ngày sau khi ấp ở những phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Cần bổ sung vitamin B2 vào thức ăn cho gà đẻ…

Thiếu vitamin H (Biotin): Khi thiếu vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi. Những phôi chết thấy biến dạng – đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại. Gà con ngữa đầu vào lưng và quay tròn đến khi chết, gà bị bệnh thần kinh.

Thiếu vitamin B12 (Cobalamine): Khi thiếu vitamin B12 tỷ lệ chết phôi tăng. Gà và vịt con nở ra mắt nhắm nghiền, có nhiều mắt dữ, da chân khô.

Thiếu vitamin D3 (Cholecalcipherol): Khi thiếu vitamin D3 thì chất lượng trứng giảm, tỷ lệ nở giảm. Trứng bị dị hình nhiều, vỏ mỏng, do đó nước trong trứng bay hơi mạnh. Khả năng sử dụng Calci, Photpho của phôi kém. Gây tỉ lệ chết phôi cao trong giai đoạn cuối thời kì ấp. Tuy nhiên thừa D3 cũng làm giảm tỉ lệ ấp nở.

Thiếu vitamin E làm giảm tỷ lệ có phôi và ấp nở do gà trống đạp yếu (Nguyễn Duy Hoan và ctv., 1999).

20

Thiếu Calci, Photpho làm vỏ trứng mỏng, dị hình, tỷ lệ trứng có phôi và ấp nở kém, phôi chết nhiều. Gia cầm nở ra bị khuyết tật ở các bộ phận xương

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của sự bổ sung vitamin e trong khẩu phần lên năng suất và tỷ lệ ấp nở của trứng gà sao (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)